Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển bền vững tỉnh thái nguyên (t...

Tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển bền vững tỉnh thái nguyên (tt)

.PDF
26
132
101

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THU HẰNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – năm 2020 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Dương Đình Giám 2. TS. Lê Xuân Sang Phản biện 1: GS.TS. Hồ Đình Bảo Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Quang Tuấn Phản biện 3: PGS.TS. Trần Anh Tài Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại vào hồi………..….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm……………….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, công tác thu hút đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có những bước tiến đáng khích lệ, đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư trong cả nước. Nếu như năm 2011, chỉ có có 5 doanh nghiệp FDI thì đến hết năm 2017, đã có 131 dự án FDI được thu hút tại Thái Nguyên. Năm 2014, cùng với việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung, Thái Nguyên đã vươn lên trở thành tỉnh dẫn đầu thu hút vốn FDI vào Việt Nam với 3,27 tỷ USD. Do có bước nhảy vọt thu hút đầu tư FDI, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và nổi bật: tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm gần đây đều cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước, tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận. Thái Nguyên trở thành một trong số ít các tỉnh miền núi phía Bắc có giá trị xuất khẩu đạt tới con số hàng tỷ USD. Đặc biệt, các dự án FDI đã góp phần đưa Thái Nguyên từ một tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp chủ yếu trông chờ vào công nghiệp luyện kim, khai khoáng, dịch chuyển sang công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ. Như “mặt trái của tấm huân chương”, dòng vốn đầu tư FDI có thể gây ra những hệ quả ô nhiễm môi trường nặng nề, sử dụng lãng phí tài nguyên và gây ra những hệ quả nhiều đời cho người nông dân mất ruộng, mất sinh kế truyền thống. FDI cũng có thể biến Việt Nam thành bãi thải công nghệ và máy móc lạc hậu, gánh chịu tổn thất tài chính to lớn để khắc phục và thay thế, kéo dài tình trạng lạc hậu và kém hiệu quả của nền kinh tế. Trong những năm vừa qua, vụ việc Công ty Vedan Việt Nam xả thải gây ô nhiễm trên sông Thị 1 Vải (Đồng Nai) năm 2006 và Thảm họa môi trường Formosa Hà Tĩnh trong năm 2016 đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc quá chú trọng vào việc thu hút các dự án FDI mà thiếu các cơ chế đánh giá tác động tổng thể của các dự án này. Mặc dù không thể phủ nhận được các tác động tích cực của FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian gần đây, vẫn còn những quan ngại về khả năng có trở thành một cú hích cho sự phát triển bền vững và lâu dài của địa phương hay không, khi chi phí lao động rẻ vẫn là lý do chính cho quyết định đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Thái Nguyên. Ngành công nghiệp hỗ trợ gần như chưa được hình thành và hầu hết mới chỉ gia công tại tỉnh Thái Nguyên đã làm hạn chế tác động lan tỏa của FDI tới các doanh nghiệp địa phương. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI thường sử dụng lao động phổ thông, không qua đào tạo nghề, vì thế có thể làm ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. Ngoài ra, FDI chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mà thiếu vắng trong các ngành nông nghiệp, tài chính, du lịch cùng với địa bàn hoạt động chỉ hầu hết tập trung ở một số khu công nghiệp tại Phổ Yên, Sông Công, Phú Bình, nên có thể làm cho nền kinh tế địa phương phát triển thiếu cân đối về cả cơ cấu ngành và cơ cấu vùng lãnh thổ. Biến đổi khí hậu và các tác động của nó ở quy mô toàn cầu đang làm trầm trọng thêm những hệ lụy tiêu cực do hoạt động đầu tư của con người mang lại trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, địa phương, trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Như vậy, sự tồn tại những mối đe dọa của FDI đối với phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên dẫn đến yêu cầu cần phải đánh giá tác động của FDI đối với các nội dung của phát triển bền vững 2 trong thời gian vừa qua. Trong thời gian tới, việc thu hút cần phải đi vào thực chất hơn, cả về số lượng và chất lượng, theo cả chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo phát triển bền vững, khuyến khích đổi mới, sáng tạo và liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy, hoạt động thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên phải được rà soát nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của FDI đối với phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên. Xuất phát từ những lý do đó, đề tài “Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhằm phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu trong luận án này. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án được thực hiện với mục tiêu tổng quát là đánh giá hoạt động thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững (PTBV) của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2000-2017 để từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động này cho tới năm 2025. Từ đó, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể được xây dựng: 1. Đánh giá thực trạng thu hút FDI theo hướng PTBV tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2000-2017. 2. Rà soát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI theo hướng PTBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đề xuất những GP nhằm hoàn thiện hoạt động thu hút FDI theo hướng PTBV tại tỉnh Thái Nguyên cho tới năm 2025. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Luận án sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Thu hút FDI có mối quan hệ như thế nào tới PTBV? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu hút FDI theo hướng PTBV? 3 2. Thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua như thế nào? Đã đáp ứng được mục tiêu PTBV chưa? 3. Tỉnh Thái Nguyên cần có những giải pháp gì nhằm tăng cường thu hút FDI gắn với mục tiêu phát triển bền vững? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động thu hút FDI theo hướng PTBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Hoạt động thu hút FDI theo hướng PTBV. - Phạm vi về không gian: Các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi về thời gian: Các dự án được triển khai trong giai đoạn 2000-2017 và các giải pháp được đề xuất cho đến năm 2025. Khoảng thời gian này được lựa chọn vì trước đó, tỉnh tỉnh Thái Nguyên hầu như chưa thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô đáng kể, vì vậy việc phân tích không có nhiều ý nghĩa. 4. Phƣơng pháp thu thập thông tin và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin Luận án sử dụng 2 hệ thống số liệu, gồm: - Các số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước, như Cục Thống kê, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên và các báo cáo đánh giá có liên quan. Đặc biệt, Luận án quan tâm đến các thông tin có liên quan đến việc thu hút và hoạt động của một doanh nghiệp FDI có quy mô rất lớn tại Thái Nguyên là Công ty Sam Sung. - Các số liệu sơ cấp: 4 Bên cạnh số liệu thứ cấp, tác giả tiến hành thu thập số liệu sơ cấp bằng cách tiến hành hai khảo sát khác nhau: + Khảo sát ý kiến của người dân sinh sống tại 6 khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Tác giả lựa chọn 10 người dân cho mỗi khu công nghiệp và trực tiếp tiến hành khảo sát. Bảng hỏi gồm 21 câu hỏi trả lời đồng ý hoặc không đồng ý để đánh giá tác động của các doanh nghiệp FDI tới đời sống của người dân trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Trong số 10 người dân được khảo sát, tác giả chủ yếu lựa chọn tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố hoặc trưởng thôn và phó trưởng thôn vì những đối tượng này có thể có nhiều nguồn thông tin để đánh giá tin cậy hơn. Họ cũng là những người có trách nhiệm nhất định với cộng đồng dân cư. Bảng câu hỏi phỏng vấn được thể hiện trên phụ lục 05. + Khảo sát đối với các cán bộ liên quan đến hoạt động thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Để tiến hành phân tích định lượng tác động của các nhân tố đến thu hút FDI cho phát triển bền vững, tác giả tiến hành thu thập phiếu điều tra đối với 140 người, chủ yếu liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tác giả lựa chọn 07 cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh là Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Công thương, Sở Lao động và TBXH, Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Khuyến công và phát triển công nghiệp, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên để tiến hành khảo sát. Trong mỗi cơ quan này, trung bình có bộ phận trực tiếp tham gia vào hoạt động thu hút và quản lý các dự án FDI với tổng số khoảng 15 chuyên viên. Tác giả lựa chọn thêm 05 cán bộ quản lý gồm 01 cán bộ cấp lãnh đạo Sở, Trung tâm, Chi cục và 04 cán bộ cấp trưởng phó bộ phận (01 trưởng phòng và 5 01 phó phòng) vào mẫu khảo sát. Các câu hỏi khảo sát được thể hiện trong phụ lục 06. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định tính và định lượng: Các phƣơng pháp nghiên cứu định tính: - Ph ơn pháp ph n t ch t n h p: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách tách chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng, sau đó sử dụng phương pháp tổng hợp. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân tích, đánh giá, nhận xét thực trạng của đối tượng nghiên cứu trong quá trình phát triển và trong Luận án, chúng được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu các chương 1, 2 và 3. - Ph ơn pháp ph n t ch thống kê (thống kê mô tả và thống kê suy luận): Là phương pháp được sử dụng trong thu thập, xử lý số liệu thống kê kinh tế và qua đó khái quát, tổng hợp để mô tả bằng con số thống kê các đặc trưng khác nhau của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở nội dung nghiên cứu của chương 3. - Ph ơn pháp chu n i : Được thực hiện bằng hình thức trao đổi trực tiếp với một số nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện các doanh nghiệp… về các nội dung liên quan đến đề tài Luận án, nhằm tiếp nhận quan điểm và các ý kiến tuy có tính cá nhân, nhưng là những gợi mở quan trọng trong việc đánh giá, nhận định và đề 6 xuất giải pháp. Phương pháp này được sử dụng nhiều cho nghiên cứu tại các chương 2, 3 và 4. Phƣơng pháp định lƣợng Nhằm mục đích đánh giá thực trạng thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2000 – 2017, tác giả tiến hành phân tích định lượng với việc tiến hành cuộc khảo sát nhằm thu thập ý kiến với các đối tượng có quan tâm về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững tại tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, tác giả lượng hóa mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (đánh giá thực trạng thu hút FDI theo hướng PTBV tại tỉnh Thái Nguyên) với 3 biến độc lập về nhà nước trung ương), T1 (nhân tố thuộc T2 (nhân tố thuộc về địa phương) và YT3 (nhân tố thuộc về doanh nghiệp FDI). Trước khi thực hiện các bước phân tích như trên, phân tích nhân tố sẽ được thực hiện để bảo đảm ý nghĩa thống kê của các câu hỏi khảo sát. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án Thứ nhất, Luận án luận giải được các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững; trong đó làm rõ nhóm các nhân tố thuộc về nhà nước trung ương, nhóm các nhân tố thuộc về nhà nước địa phương và nhóm các nhân tố thuộc về doanh nghiệp. Thứ hai, Luận án đã tổng hợp và đề xuất được bộ tiêu chí đánh giá tác động của FDI đến sự phát triển bền vững của một vùng lãnh thổ (quốc gia/địa phương) về cả 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Thứ ba, trên cơ sở đánh giá rõ thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua, Luận án đề xuất được các giải pháp 7 nhằm tăng cường thu hút FDI gắn với mục tiêu phát triển bền vững cho giai đoạn tiếp theo, đến năm 2025. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiên của Luận án 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Trên cơ sở hệ thống hóa các nội dung liên quan, Luận án đã xây dựng dựng được một khung lý luận khá hoàn chỉnh phục vụ cho việc nghiên cứu và đánh giá tác động của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển bền vững trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của một vùng lãnh thổ (địa phương). Đặc biệt, bộ tiêu chí dùng để đánh giá các tác động của FDI đến phát triển bền vững của một địa phương được xây dựng một cách toàn diện bao gồm cả 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Bộ tiêu chí này có thể được dùng để đánh giá cho không chỉ một địa phương cụ thể, mà có thể được áp dụng cho một vùng lãnh thổ (bất cứ địa phương nào); thậm chí một quốc gia. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Trong bối cảnh vấn đề thu hút FDI để phát triển kinh tế mà không gây tổn hại đến môi trường cũng như dẫn đến các hệ lụy về mặt xã hội trở nên cấp bách, kết quả nghiên cứu của Luận án càng trở nên có ý nghĩa thực tiễn, thể hiện ở những nội dung sau: - Cung cấp những đánh giá toàn diện và đầy đủ về tác động của FDI đối với phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên trong gần 20 năm vừa qua. - Kết quả phân tích, đánh giá về nội dung thu hút FDI theo hướng PTBV của tỉnh Thái Nguyên sẽ giúp tỉnh Thái Nguyên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu trong chính sách thu hút FDI đã được thực hiện và có những điều chỉnh thích hợp, hướng tới giai đoạn tiếp theo (đến năm 2025). 8 - Bằng việc sử dụng đồng thời các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp do tác giả tự thu thập, Luận án đã đưa ra được các giải pháp cải thiện hoạt động thu hút FDI theo hướng PTBV tại tỉnh Thái Nguyên cho giai đoạn tới. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững. Chương 3: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2017. Chương 4: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững tại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025. 9 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc 1.1.1. Nghiên cứu về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường 1.1.2. Nghiên cứu tác động của FDI tới phát triển bền vững 1.1.3. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững 1.2. Nghiên cứu trong nƣớc 1.2.1. Nghiên cứu về FDI gắn với PTBV quốc gia 1.2.2. Nghiên cứu về FDI gắn với PTBV địa phương 1.2.3. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI 1.3. Khoảng trống nghiên cứu 10 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU HÚT FDI THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1. Một số khái niệm liên quan đến thu hút FDI hƣớng tới PTBV 2.1.1. Khái niệm FDI Trong luận án này, FDI được hiểu là một khoản đầu t l u dài gắn liền với l i ích và quyền kiểm soát của công ty mẹ ở n ớc n oài đối với công ty ở n ớc nhận đầu t . 2.1.2. Khái niệm và nội hàm của PTBV Từ sự phát triển trong nhận thức về PTBV, khái niệm PTBV trong luận án này được hiểu là: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứn đ c nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm t n hại đến khả năn đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ t ơn l i tr n cơ sở kết h p chặt chẽ, hài hòa giữ tăn tr ởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi tr ờn ”. Đây được coi là khái niệm mang tính tổng quát, nêu bật được những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất 11 của PTBV, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam. 2.1.3. Khái quát về thu hút FDI hướng tới PTBV Thu hút FDI theo hướng PTBV được hiểu là t n thể các ch nh sách cơ chế đ c thiết lập và thực hiện nhằm đạt đ c các mục ti u s u: (i) Thu hút đ sản xuất c các dự án FDI óp phần làm tăn năn lực iảm đói n hèo cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi tr ờn . (ii) Tạo r sự hài hò với các mục ti u phát triển củ đị ph ơn tron sự phát triển t n thể củ một quốc i . (iii) N n c o trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh do nh củ các nhà đầu t . (iv) Bảo đảm hoạt độn thu hút FDI đ c thực hiện một cách hiệu quả. 2.1.4. Nội dung của thu hút FDI hướng tới PTBV Thu hút FDI hướng tới PTBV bao gồm các nội dung sau: - Chính sách về thu hút FDI theo hướng PTBV - Công tác xúc tiến đầu tư hướng tới PTBV của ĐP - Các ưu đãi đầu tư theo hướng PTBV - Chính sách liên quan đến BV xã hội và bảo vệ MT 2.2. Một số lý thuyết liên quan đến FDI và PTBV - Lý thuyết về lợi thế so sánh - Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh - Lý thuyết về tác tác động tràn 2.3. Mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững 2.3.1. Tác động đến phát triển bền vững về kinh tế 2.3.2. Tác động đến phát triển bền vững về xã hội 2.3.3. Tác động đến phát triển bền vững về môi trường 12 2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI hƣớng tới PTBV 2.4.1. Các nhân tố thuộc về Nhà nước trung ương 2.4.2. Các nhân tố thuộc về địa phương 2.4.3. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp FDI 2.5. Kinh nghiệm thu hút FDI theo hƣớng phát triển bền vững và bài học cho tỉnh Thái Nguyên 2.6. Khung phân tích của luận án CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2000-2017 3.1. Chính sách thu hút FDI hƣớng tới phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên 3.1.1. Các định hướng lớn thu hút FDI hướng tới PTBV 3.1.2. Chính sách tạo dựng môi trường thu hút FDI hướng tới PTBV của tỉnh Thái Nguyên 3.1.3. Công tác thực hiện Cải cách hành chính để thu hút FDI hướng tới PTBV 3.1.4. Chính sách về đào tạo, phát triển nguồn lao động đáp ứng yêu cầu thu hút FDI hướng tới PTBV 3.1.5. Chính sách khuyến khích và xúc tiến đầu tư 3.1.6. Chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường 3.2. Kết quả thu hút FDI tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2017 3.2.1. Kết quả thu hút FDI theo quy mô 13 Bảng 3.1 thống kê kết quả thu hút FDI từ 2000 đến 2017 mặt giá trị. Bảng này cho thấy sự lớn mạnh vượt bậc của FDI trong giai đoạn này, nếu năm 2000, số vốn FDI đăng ký chỉ là 4 tỷ đồng và không được thực hiện trong năm này, thì năm 2017, tổng số vốn FDI đăng ký là hơn 16,31 triệu USD. Sự xuất hiện của tập đoàn Samsung cuối năm 2013 đã kéo theo sự có mặt của nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đến với tỉnh Thái Nguyên, dẫn đến số dự án và số vốn đầu tư đăng ký của các dự án FDI trên địa bàn tăng ấn tượng. Năm 2016 và 7 tháng đầu năm 2017, tỉnh Thái Nguyên đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 35 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới là 138,37 triệu USD. Bảng 3.1: Kết quả thu hút FDI giai đoạn 2000-2017 Năm Tổng số Số dự án Vốn ĐK Vốn TH (triệu USD) (triệu USD) 7.294,15 7.094,97 158 2000 1 0,2 - 2001 2 3,4 0,33 2002 2 3,11 0,8 2003 2 4,6 4,16 2004 4 148,1 4,12 2005 1 6,2 10,58 2006 5 3,28 17,59 2007 6 117,45 34,41 2008 2 3,86 40,28 2009 2 15,5 7,98 2010 3 2,9 20,28 2011 1 2,69 18,30 2012 5 20,65 8,52 14 2013 22 3.386,75 456,61 2014 23 3.163,18 1.913,58 2015 25 200,45 3.238,15 2016 25 131,85 764,60 2017 14 16,31 484,80 N uồn: Ni n iám thốn k i i đoạn 2000-2017 3.2.2. Kết quả thu hút FDI theo ngành kinh tế 3.2.3. Kết quả thu hút FDI theo quốc gia đầu tư Trong giai đoạn 2000-2017, nguồn vốn đầu tư FDI chủ yếu đến từ Hàn Quốc, với tổng số vốn lên tới gần 7 tỷ USD. Theo thống kê trên biểu đồ 3.3, quốc gia đứng thứ 2 sau Hàn Quốc về lượng vốn FDI đăng ký tại Thái Nguyên là Nhật Bản với tổng số vốn gần 100 triệu USD. Các quốc gia còn lại, như Đức, Trung Quốc, Malaysia có lượng vốn đầu tư không đáng kể. 3.3. Tác động của FDI tới phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2000-2017 3.3.1. Tác động về kinh tế của FDI 3.3.1.1. Tác độn t ch cực về kinh tế củ FDI a. Đóng góp của FDI đến tốc độ tăng trưởng GDP, phát triển kinh tế và giá trị sản xuất của tỉnh Thái Nguyên Bảng 3.2: Tốc độ tăng trƣởng KT của tỉnh Thái Nguyên (%) Tổng số Nông, lâm Công nghiệp nghiệp và và xây dựng Dịch vụ TS 2000-2003 0,08 0,03 0,29 0,05 2004-2007 0,19 0,12 0,24 0,21 2007-2009 0,22 0,18 0,24 0,25 15 2010-2012 8,07 5,15 8,95 8,81 2013-2015 22,97 7,12 45,03 8,97 2016-2017 14,55 4,18 20,53 7,81 N uồn: Ni n iám thốn k i i đoạn 2000 – 2017 b. Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế c. Đóng góp của khu vực FDI vào thu ngân sách Nhà nƣớc Bảng 3. cho biết tỷ lệ nộp NS so với DT của doanh nghiệp FDI tại tỉnh Thái Nguyên trong sự so sánh với cả nước, miền và một số tỉnh lân cận, dựa trên báo cáo của Tổng cục Thống kê về thực trạng các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn 2005-2016. Có thể thấy rằng, tỷ lệ nộp NS so với doanh thu của các DN FDI tại Thái Nguyên đều thấp hơn khá nhiều so với tỷ lệ trung bình của cả nước và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Tương tự, tỷ lệ này của các tỉnh lân cận như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang cũng đều cao hơn Thái Nguyên trong các năm 2005, 2010, 2014, 2015, 2016. Bảng 3.3: Tỷ lệ nộp Ngân sách so với doanh thu (%) 2016 2015 2014 2010 2005 5,1 5,3 5,2 6,9 12,5 0,9 1,1 0,9 3,5 3,8 Hà Nội 7,2 7,3 6,4 6,2 9,2 Vĩnh Phúc 18,5 18,0 18,3 7,6 27,4 Bắc Ninh 1,3 1,1 1,4 3,6 6,5 Bắc Giang 1,5 2,1 1,8 3,0 1,6 Thái Nguyên 0,6 0,8 0,2 2,1 2,6 Cả nước Trung du miền núi phía Bắc N uồn: Báo cáo về thực trạn các DN FDI i i đoạn 2005-2016 d. Đóng góp của khu vực FDI vào giá trị xuất khẩu 16 e. Tác động lan tỏa của FDI tới các doanh nghiệp địa phƣơng 3.3.1.2. Tác động tiêu cực về kinh tế của FDI a. Đóng góp của FDI còn quá nhỏ so với quy mô, lợi nhuận và giá trị sản xuất đƣợc tạo ra b. Về tác động lan tỏa của FDI 3.3.1.3. ết quả khảo sát n ời d n về tác độn củ FDI tới PTB về kinh tế Đối với tác động bền vững về kinh tế, hầu hết người dân đều cho rằng, FDI có tác động tích cực tới kinh tế địa phương trên các khía cạnh giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống, khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên, người dân cũng hoài nghi về tác động tích cực lâu dài của FDI tới kinh tế địa phương do thời gian hoạt động của FDI chưa đủ lớn để có thể khẳng định được nhận định này. 3.3.2. Tác động của FDI tới khía cạnh xã hội của tỉnh Thái Nguyên 3.3.2.1. Tác độn t ch cực về xã hội a. Tác động đến tạo việc làm cho ngƣời lao động Bảng 3.4 cho thấy số lượng người lao động từ 15 tuổi đang làm việc cho các DN FDI đã tăng lên nhanh chóng qua các giai đoạn. Bảng 3.4. Số lao động bình quân một doanh nghiệp FDI (ngƣời) 2016 2015 2014 2010 2005 Cả nước 297,7 316,0 312,2 297,5 330,2 Hà Nội 111,7 114,6 122,3 143,1 145,9 Vĩnh Phúc 523,7 526,5 551,8 507,5 468,6 Bắc Ninh 322,5 335,2 380,5 336,1 339,6 608,2 658,5 574,8 433,5 230,3 Trung du miền núi phía Bắc 17 Bắc Giang Thái Nguyên 517,9 518,0 519,5 621,7 299,8 1.226,4 1.747,7 1.472,4 426,6 123,1 N uồn: Báo cáo về thực trạn các DN FDI củ T n cục thốn k b. Tác động của FDI đến thu nhập ngƣời lao động Bảng 3.5: Thu nhập của ngƣời lao động (tỷ đồng) Tổng Nhà nƣớc Ngoài NN FDI 2000-2003 1.009,81 564,56 435,22 10,03 2004-2006 1.074,07 513,24 544,02 16,81 2007-2009 1.326,02 651,53 650,01 24,48 2010-2012 2.230,46 934,57 1.238,89 57 2013-2015 4.120,25 1.366,07 2.529,97 224,21 2016-2017 16.208,44 1.590,38 4.609,88 10.008,14 N uồn: Ni n iám thốn k i i đoạn 2000 – 2017 c. Đóng góp vào phúc lợi xã hội và các hoạt động thiện nguyện 3.3.2.2. Tác động tiêu cực về xã hội a. Về chênh lệch thu nhập Chênh lệch thu nhập giữa nhóm thấp nhất và cao nhất có tăng lên theo thời gian nhưng tốc độ không cao. Tuy nhiên, sự gia tăng đáng kể về chênh lệch thu nhập giữa nhóm lao động ở thành thị và nông thôn khi chênh lệch này đã tăng lên gần 4% từ giai đoạn trước năm 2008 đến giai đoạn 2016-2017. Chênh lệch giữa tiền công và thu nhập khác (nông, lâm, thủy sản) cũng từ mức âm trước năm 2005 lên tới gần 800.000 VND trong giai đoạn 2016-2017. b. Tác động đến tỷ lệ lao động đã qua đào tạo c. Tác động FDI đến các vấn đề xã hội 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan