Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thu hút các dự án đầu tư nông lâm nghiệp tỉnh điện biên...

Tài liệu Thu hút các dự án đầu tư nông lâm nghiệp tỉnh điện biên

.PDF
111
7
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN VIÊN THU HÚT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN VIÊN THU HÚT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành: KINH TÊ NÔNG NGHIỆP Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƯƠNG VĂN SƠN THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức và bậc đào tạo nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Văn Viên ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt hơn 2 năm học tập cao học, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới: - Ban Giám hiệu, bộ phận Quản lý Đào tạo Sau Đại học thuộc phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên; Khoa Kinh tế & PTNT cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên; lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư và các chủ đầu tư đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn. Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Dương Văn Sơn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thiện đề tài luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, tháng 10 năm 2017 Tác giả Hoàng Văn Viên iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................... vii MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................... 5 1.1.1. Cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu kinh tế ................................................ 5 1.1.2. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam ..................................... 14 1.1.3. Khái niệm về đầu tư, vốn đầu tư, môi trường đầu tư và thu hút dự án ............................................................................................................. 17 1.1.4. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp và vấn đề thu hút vốn đầu tư để tái cơ cấu nông nghiệp ................................................................................. 22 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................. 24 1.2.1. Kinh nghiệm thu hút đầu tư của các dự án trong lĩnh vực nông lâm nghiệp của một số địa phương ................................................................ 24 1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Điện Biên ................................ 31 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 32 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... 32 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 32 iv 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 32 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 32 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 32 2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu ...................................................................... 33 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................... 33 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 35 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................ 38 3.1. Thực trạng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên ..... 38 3.1.1. Kết quả sản xuất nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên ....................... 38 3.1.2. Mục tiêu phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên ..... 44 3.2. Thực trạng đầu tư của các dự án về lĩnh vực nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên .................................................................................. 46 3.2.1. Kết quả thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên ...................... 46 3.2.2. Kết quả thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên .......................................................................................................... 53 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên................................................................................................. 61 3.3.1. Môi trường đầu tư và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Điện Biên................................................................................................. 61 3.3.2. Thực trạng ngành Nông nghiệp: ................................................... 66 3.3.3. Tính chất của ngành Nông nghiệp. ............................................... 68 3.4. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên .................................. 71 3.4.1. Định hướng.................................................................................... 71 3.4.2. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu khắc phục tồn tại .................... 73 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 80 v DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ CP Chính phủ CS Cộng sự CV% Hệ số biến động FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GAP Thực hành nông nghiệp tốt GDP Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn HĐND Hội đồng nhân dân ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế KHCN Khoa học công nghệ Max Số cực đại Min Số cực tiểu n Độ lớn mẫu NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NQ Nghị quyết PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PPP Hợp tác công - tư PTNT Phát triển nông thôn QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng SD Độ lệch chuẩn SE Sai số chuẩn Sum Tổng UBND Ủy ban nhân dân USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ USD Đô la Mỹ VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Các dự án đầu tư năm 2011 tại tỉnh Điện Biên ................... 47 Bảng 3.2. Các dự án đầu tư năm 2012 tại tỉnh Điện Biên ................... 48 Bảng 3.3. Các dự án đầu tư năm 2013 tại tỉnh Điện Biên ................... 48 Bảng 3.4. Các dự án đầu tư năm 2014 tại tỉnh Điện Biên ................... 49 Bảng 3.5. Các dự án đầu tư năm 2015 tại tỉnh Điện Biên ................... 49 Bảng 3.6. Các dự án đầu tư năm 2016 tại tỉnh Điện Biên ................... 50 Bảng 3.7. Số lượng dự án đầu tư tỉnh Điện Biên giai đoạn 20112016 ..................................................................................... 50 Bảng 3.8. Tổng vốn đầu tư các dự án tỉnh Điện Biên giai đoạn 20112016 ..................................................................................... 51 Bảng 3.9. Số dự án đầu tư nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên năm 20112016 phân theo lĩnh vực hoạt động ..................................... 54 Bảng 3.10. Thời hạn hoạt động và số vốn đầu tư phân theo lĩnh vực hoạt động của các dự án đầu tư nông lâm nghiệp ....................... 55 Bảng 3.11. Địa điểm đầu tư dự án nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên .... 57 Bảng 3.12. Dự án nông lâm nghiệp kêu gọi đầu tư năm 2017 .............. 59 Bảng 3.13. Chỉ số thành phần PCI tỉnh Điện Biên giai đoạn 20112016 ..................................................................................... 63 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Tổng vốn đầu tư vào các lĩnh vực .................................... 52 Hình 3.2: Tỷ lệ vốn đầu tư vào các lĩnh vực .................................... 52 Hình 3.3: Số dự án đầu tư nông lâm nghiệp tại các huyện .............. 58 Hình 3.4: Chỉ số PCI tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2016 ............. 66 Hình 3.5: Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư dự án nông lâm nghiệp................................................................................ 69 Hình 3.6: Lý do của nhà đầu tư lựa chọn đầu tư tại tỉnh Điện Biên 70 Hình 3.7: Thực trạng tiếp cận thông tin của các dự án đầu tư ......... 71 viii 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi đổi mới, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn được trong và ngoài nước thừa nhận. Tuy vậy, nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém và sự yếu kém này càng thể hiện rõ trong những năm gần đây. Để giải quyết những khó khăn và hạn chế của nền kinh tế, thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững thì việc thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế là một yêu cầu tất yếu và rất cần thiết trong giai đoạn 2012 - 2020. Rất nhiều giải pháp và công cụ chính sách sẽ cần phải được sử dụng, trong đó vai trò của hệ thống các chính sách về quản lý là rất quan trọng. Trong tái cơ cấu kinh tế, cần tái cơ cấu ngành nông nghiệp bởi tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Trong tái cơ cấu nông nghiệp cần chú trọng tái cơ cấu đầu tư. Trong đó vốn đầu tư từ các dự án và khoa học công nghệ là những yếu tố đầu vào không thể thiếu trong phát triển nông lâm nghiệp. Trong những năm qua nhiều dự án về nông nghiệp đã và đang góp phần thay đổi, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân các địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và khó khăn cần được tháo gỡ. Để đưa kinh tế nông thôn phát triển, đòi hỏi phải đổi mới toàn diện, trong đó cần những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn và dự án đầu tư trong nông lâm nghiệp. Điện Biên là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh, có truyền thống lịch sử cách mạng. Nằm ở miền núi phía Tây Bắc Tổ quốc, Điện Biên có diện tích tự nhiên hơn 9.500 km2, dân số 55 vạn người, có trên 455,39 km đường biên giới với Lào và Trung Quốc, 19 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái, dân tộc Mông. Tuy nhiên, Điện Biên vẫn còn nhiều khó khăn. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (28% theo 2 chuẩn cũ). Mặc dù đã được chỉ đạo quyết liệt nhưng kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới còn hạn chế. Tiến độ trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng chậm, tình trạng phá rừng do dân di cư ngoài kế hoạch gây ra còn phức tạp. Việc triển khai thực hiện một số chương trình, dự án trọng điểm còn chậm, việc thu hút nguồn lực đầu tư còn hạn chế,… Chính vì vậy, tỉnh Điện Biên cần tiếp tục tập trung phát triển kinh tế-xã hội mạnh hơn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn, tạo bước phát triển đột phá theo hướng đẩy mạnh kinh tế nông-lâm nghiệp, dịch vụ du lịch. Điện Biên được đánh giá là địa phương có thế mạnh nông-lâm nghiệp. Bên cạnh diện tích đất chưa sử dụng lớn, với thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng phong phú, đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại nông, lâm sản hàng hóa có giá trị kinh tế như lúa gạo đặc sản ở cánh đồng Mường Thanh; ngô, đậu tương ở Tuần Giáo, chè Shan tuyết ở Tủa Chùa, Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông), Mường Phăng (huyện Điện Biên), cà phê ở Điện Biên, Mường Ảng, chăn nuôi đại gia súc khu vực có diện tích đất rộng như Mường Nhé, Si Pa Phìn (huyện Mường Chà). Phát triển rừng sản xuất với các loại cây cao su, thông, cọ khiết, nguyên liệu gỗ ván dăm, bột giấy với diện tích quy hoạch 289 ngàn ha. Đặc biệt khu vực bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé với diện tích rừng nguyên sinh còn khá lớn với các loại động vật và thực vật còn phong phú là tài nguyên quí để bảo tồn và xây dựng hình thành vườn quốc gia tại khu vực này. Đây là những lợi thế để khai thác, phát triển nền nông nghiệp đa dạng: nông nghiệp, chăn nuôi, cây công nghiệp, trồng rừng với chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến. Để khai thác tiềm năng lợi thế trên, tỉnh Điện Biên cần phải tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, với tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm. Đồng thời, Điện Biên cần phải chú ý hơn nữa việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, chăm lo cho giáo dục, đào tạo nghề, làm sao thu hút nguồn nhân lực, động viên khuyến khích con em sau khi tốt nghiệp đại học trở về xây dựng 3 quê hương. Nguồn lực để đầu tư bao gồm nguồn lực tài chính, tài nguyên, nguồn lực lao động, nguồn lực phương tiện, khoa học công nghệ,… Để có được nguồn lực thì việc cải thiện môi trường đầu tư là vô cùng quan trọng và muốn có môi trường đầu tư tốt thì phải nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Nhân lực phải đi đôi với các nguồn lực khác, trí lực, vật lực và khoa học công nghệ. Mặc dù Điện Biên được đánh giá là địa phương có lợi thế lớn để phát triển nông nghiệp, nhưng việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các dự án trong nước vào lĩnh vực này còn rất nhiều hạn chế, rất cần được khai thông, được tháo gỡ những rào cản để thực hiện thành công đề án tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương. Vì vậy việc thực hiện đề tài: “Thu hút các dự án đầu tư nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên” là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học và cả ý nghĩa thực tiễn đối với một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, một địa phương tiếp giáp với cả hai nước Lào và Trung Quốc. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư các dự án nông lâm nghiệp. - Đánh giá thực trạng thu hút các dự án đầu tư nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2011-2016. - Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên. - Đề xuất giải pháp góp phần cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư các dự án về lĩnh vực nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 - Ý nghĩa khoa học: Cập nhật, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư các dự án nông lâm nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, giải quyết tình trạng thiếu vốn cho đầu tư nông lâm nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu và tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành nông lâm nghiệp. - Ý nghĩa thực tiễn: Cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh thu hút dự án nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên, góp phần sử dụng nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn ở tỉnh miền núi, vùng cao và biên giới. Tác giả hy vọng rằng, đề tài luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị để các nhà quản lý, lãnh đạo tỉnh Điện Biên có thể nghiên cứu vận dụng trong thực tiễn chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Chương 1 5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu kinh tế Từ khi đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn được trong và ngoài nước thừa nhận. Tuy vậy, nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém và sự yếu kém này ngày càng thể hiện rõ trong những năm gần đây. Nhận rõ những yếu kém nội tại của nền kinh tế, Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược” là quan điểm phát triển cơ bản; và “đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế” là định hướng tổng quát của phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020 [1]. Để giải quyết những khó khăn và hạn chế của nền kinh tế, thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững thì việc thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế là một yêu cầu tất yếu và rất cần thiết trong giai đoạn 2011 - 2020. Rất nhiều giải pháp và công cụ chính sách sẽ phải được sử dụng, trong đó vai trò của hệ thống các chính sách về quản lý là rất quan trọng. Sau đây chúng ta lần lượt tìm hiểu các khái niệm liên quan. 1.1.1.1. Cơ cấu nền kinh tế Cơ cấu kinh tế có nhiều loại: Cơ cấu các quan hệ sản xuất trong nền kinh tế; cơ cấu tái sản xuất xã hội, cơ cấu tổ chức - quản lý nền kinh tế quốc dân, cơ cấu vùng - lãnh thổ, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu theo thành phần kinh tế,… Cơ cấu kinh tế theo ngành là sự phân chia nền kinh tế theo những ngành sản xuất quan trọng. Những ngành sản xuất này tương đối độc lập với nhau, dựa trên những đối tượng và sản phẩm sản xuất khác nhau. Cho tới nay, những ngành sản xuất quan trọng và lớn trong nền kinh tế bao gồm: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Việc nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế nhằm tìm ra những cách thức duy trì tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên 6 tập trung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Tuy nhiên, xu thế phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới hiện nay theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều đó có nghĩa là đang có sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế với tỷ trọng nghiêng về phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, trong khi đó ngành sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp quy mô và tỷ trọng trong nền kinh tế [1]. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế là cơ cấu kinh tế theo khu vực sở hữu. Trong thời kỳ đầu của cải cách kinh tế (những năm 1986 - 1990), Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích để mỗi thành phần kinh tế có thể phát triển ở mức cao nhất, có đóng góp lớn nhất vào sự phát triển của nền kinh tế. Từ chính sách này, cơ cấu của nền kinh tế đã hình thành nên ba khu vực sở hữu chính: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước (kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình) và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong đó, mỗi một khu vực đều có những thế mạnh riêng cũng như những hạn chế nhất định. Khu vực kinh tế nhà nước bao gồm hệ thống các doanh nghiệp nhà nước được hình thành trong suốt mấy chục năm phát triển là trụ cột của nền kinh tế với nhiều ngành sản xuất kinh doanh quan trọng trong các lĩnh vực hạ tầng cơ sở, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, các ngành công nghiệp mũi nhọn,… và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa quyết định lớn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế trong suốt thời kỳ chuyển đổi và phát triển kinh tế từ. Tuy nhiên, khu vực sở hữu kinh tế nhà nước, trong quá trình phát triển cũng đã bộc lộ những điểm hạn chế như hiệu quả đầu tư thấp, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu,… khó có thể tiếp tục phát triển mạnh khi quá trình hội nhập kinh tế. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước với đặc thù là có quy mô nhỏ, năng động và ít bị tổn thương khi những biến động về chính trị, kinh tế thế giới. Tuy nhiên, 7 khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại có những hạn chế như quy mô nhỏ, công nghệ thô sơ, cạnh tranh yếu và ít có cơ hội để thực hiện quá trình hợp tác phát triển với các nước cũng như các quốc gia khác. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thế mạnh là khả năng cạnh tranh lớn, tiếp cận thị trường tốt, tiềm năng về huy động vốn lớn, khả năng hợp tác phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế cao, song khu vực kinh tế này đòi hỏi chi phí đầu tư thường lớn, ít hiểu biết về thị trường cũng như những thế mạnh về tài nguyên, lao động của Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế theo khu vực sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định các chính sách phát triển chung của nền kinh tế cũng như chính sách phát triển của mỗi khu vực kinh tế, nhằm phát huy thế mạnh của mỗi khu vực sở hữu và tạo ra những đóng góp cao nhất của mỗi khu vực trong những giai đoạn phát triển nhất định, phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để thực hiện tái cơ cấu kinh tế thì Nhà nước thường sử dụng các công cụ chính sách hay các biện pháp quản lý tác động trực tiếp vào các yếu tố đầu vào của sản xuất xã hôi (vốn, lao động và công nghệ) để có được một cơ cấu kinh tế mới phù hợp hơn, vững chắc hơn. Ngoài ra, cơ cấu vùng, lãnh thổ cũng là nội dung được nhiều người quan tâm. Cơ cấu vùng, lãnh thổ là nói đến việc phát triển kinh tế dựa vào những lợi thế, tiềm năng về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,… ở những vùng, lãnh thổ trên đất nước. Nghiên cứu cơ cấu về vùng, lãnh thổ là để phục vụ cho xây dựng hệ thống các chính sách nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và xã hội ở mỗi một vùng kinh tế để phát triển. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế theo cơ cấu vùng, lãnh thổ còn nhằm thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội giữa các khu vực dân cư trong xã hội và đây 8 cũng là một trong những mục tiêu, yêu cầu chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù, theo hình thức phân chia nào, theo ngành kinh tế, theo khu vực sở hữu hoặc theo vùng, lãnh thổ thì các bộ phận cơ cấu trên đây cũng vẫn là những bộ phận quan trọng hình thành nên một thể thống nhất của một nền kinh tế. Trong thực tiễn Việt Nam, từ trước tới nay trong chính sách phát triển kinh tế xã hội từ ngắn hạn, trung hạn tới dài hạn, chúng ta thường chủ trương xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, đặc biệt là cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ. Một cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ hợp lý phải đáp ứng được các yêu cầu: Thứ nhất, phải phù hợp với các điều kiện cấu thành và những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bảo đảm sự phát triển tốt nhất của vùng và ngành. Thứ hai, bảo đảm sự thống nhất của các yếu tố phát triển nói chung và của sức sản xuất nói riêng giữa các lãnh thổ, các ngành, đồng thời có sự thích ứng cao với những thay đổi bên ngoài. Thứ ba, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, phúc lợi xã hội. 1.1.1.2. Tái cơ cấu nền kinh tế Thuật ngữ "Tái cơ cấu" hiện đang được sử dụng khá phổ biến và cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, một cách chung nhất có thể hiểu: Tái cơ cấu là sự thay đổi chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của một hệ thống hoặc là sự cơ cấu lại hệ thống bao gồm các hoạt động như sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức hoạt động, xác định lại mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và chuẩn mực của tổ chức hay doanh nghiệp. Tái cơ cấu có thể ở các cấp độ khác nhau, cấp độ cao là sự thay đổi tầm nhìn, chiến lược, cơ cấu lại toàn bộ tổ chức có tính hệ thống; cấp thấp là sự 9 chuyển đổi, sắp xếp lại, đổi mới quy trình hoạt động và cũng có thể bao gồm cả hai cấp, vừa thay đổi tầm nhìn chiến lược, vừa thực hiện tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kinh tế, những mối quan hệ bền vững giữa các chủ thể kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, hay giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế: ngành kinh tế công nghiệp, ngành kinh tế nông nghiệp, ngành kinh tế dịch vụ, có thể là phương thức tạo ra của cải vật chất (mô hình tăng trưởng kinh tế), mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, tương quan giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh,... Tất cả các mối quan hệ trên đều do các thể chế kinh tế hay các cơ chế, chính sách kinh tế quy định. Do vậy, tái cơ cấu kinh tế có thể hiểu là những thay đổi có tính bước ngoặt về cơ chế, chính sách kinh tế để đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra. Với quan niệm này, khái niệm tái cơ cấu nền kinh tế có nghĩa gần với khái niệm cải cách kinh tế hay đổi mới kinh tế. Khái niệm tái cơ cấu kinh tế được sử dụng để chỉ những thay đổi lớn về cơ chế và chính sách, không chỉ là những điều chỉnh chính sách kinh tế ở quy mô nhỏ mà chúng ta thường gặp. Tuy nhiên, có quan niệm rằng: tái cơ cấu kinh tế chính là quá trình thực hiện việc chuyển dịch, quá trình thay đổi của cơ cấu kinh tế cũ bằng một cơ cấu kinh tế mới, phù hợp hơn. Trên cơ sở lý luận rằng, phát triển kinh tế là quá trình vận động liên tục, không ngừng của các bộ phận kinh tế và điều đó cũng làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi hay là sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Theo khái niệm này, tái cấu trúc (tái cơ cấu kinh tế) sẽ trùng hợp với quan niệm là tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, đặc biệt là cơ cấu ngành, cơ cấu khu vực kinh tế sở hữu hợp lý. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với phân công lao động xã hội, trình độ 10 phát triển của lực lượng sản xuất, các điều kiện về kinh tế - xã hội trong những giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Thực chất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện, bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới phù hợp hơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện theo ba hướng chủ yếu: Chuyển dịch theo ngành hoặc theo khu vực kinh tế, chuyển dịch theo vùng kinh tế và chuyển dịch theo thành phần kinh tế. Mỗi xu hướng chuyển dịch đều có phạm vi, ý nghĩa riêng, trong đó chuyển dịch kinh tế theo ngành và theo thành phần kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Có thể nói, tái cơ cấu nền kinh tế, là quá trình Chính phủ chủ động thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Chính phủ ban hành các chính sách về tài chính, tiền tệ, các chính sách về hành chính, kinh tế và sử dụng các công cụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình để tác động tới việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực cần thiết nhằm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo một xu hướng nhất định, đạt được các mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn phát triển. Những nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế là: lao động, vốn và khoa học và công nghệ được sử dụng trong quá trình sản xuất xã hội. Trong thực tiễn, để thực hiện tái cơ cấu kinh tế thì Nhà nước thường sử dụng các công cụ chính sách hay các biện pháp quản lý tác động trực tiếp vào các yếu tố đầu vào của sản xuất xã hôi (vốn, lao động và công nghệ) để có được một cơ cấu kinh tế mới phù hợp hơn, vững chắc hơn. Ngoài các yếu tố tác động trực tiếp đó ra, các chính phủ cũng còn sử dụng các công cụ để gián tiếp tác động thông qua các chính sách quản lý, chính sách khuyến khích hay hạn chế việc sử dụng các nguồn lực cho phát triển, trong đó có chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.1.1.3. Yêu cầu từ thực tiễn tại Việt Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất