Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thu hồi đất và vai trò của vốn con người đối với sinh kế của hộ gia đình nông th...

Tài liệu Thu hồi đất và vai trò của vốn con người đối với sinh kế của hộ gia đình nông thôn thành phố cần thơ

.PDF
280
134
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------- LÊ THANH SƠN THU HỒI ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------ LÊ THANH SƠN THU HỒI ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.Trần Tiến Khai TS. Lê Ngọc Uyển TP.HỒ CHÍ MINH –NĂM 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực, và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Lê Thanh Sơn ii LỜI CẢM ƠN Xin chân thành biết ơn quý thầy cô UEH, tập thể giáo viên hướng dẫn, quý thầy cô thỉnh giảng, cán bộ quản lý, phục vụ của UEH, quý thầy cô, đồng nghiệp ở đơn vị công tác, bà con nhân dân và chính quyền huyện Vĩnh Thạnh cùng gia đình đã tạo mọi điều kiện, chỉ dẫn, giúp đỡ tôi học tập và nghiên cứu trong 6 năm qua. Lê Thanh Sơn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .......................................................... vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................................. viii DANH MỤC PHỤ LỤC................................................................................................... ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................... 1 1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu ...................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của nghiên cứu .......................................................................................... 7 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 8 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 8 1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................................ 9 1.5.1 Ý nghĩa về mặt phương pháp ............................................................................. 9 1.5.2 Ý nghĩa về thực tiễn nghiên cứu....................................................................... 10 1.5.3 Ý nghĩa về mặt chính sách ............................................................................... 10 1.6. Cấu trúc luận án .................................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN .......................... 13 2.1 Đất đai, sở hữu đất đai và thu hồi đất...................................................................... 13 2.1.1 Sở hữu và sử dụng đất đai ở Việt Nam ............................................................. 13 2.1.2 Qui trình thu hồi đất của Việt Nam được áp dụng trong tình huống nghiên cứu 16 2.2 Hành vi ra quyết định của nông hộ ......................................................................... 19 2.2.1 Lý thuyết nông hộ tối đa hóa lợi nhuận ............................................................ 19 2.2.2 Lý thuyết nông hộ tối đa hóa lợi ích ................................................................. 20 2.2.3 Lý thuyết nông hộ ghét rủi ro ........................................................................... 22 2.2.4 Đánh giá chung về nhóm lý thuyết ra quyết định của nông hộ .......................... 23 2.3 Sinh kế hộ gia đình ................................................................................................ 24 2.3.1 Sinh kế ............................................................................................................ 24 2.3.2 Các tài sản sinh kế ........................................................................................... 27 2.3.3 Bối cảnh tổn thương ........................................................................................ 28 iv 2.3.4 Chuyển đổi cấu trúc và tiến trình ..................................................................... 29 2.3.5 Chiến lược sinh kế ........................................................................................... 30 2.3.6 Kết quả sinh kế ................................................................................................ 30 2.3.7 Các phương pháp phân tích sinh kế .................................................................. 31 2.4 Vốn con người ....................................................................................................... 32 2.4.1 Khái niệm về vốn con người ............................................................................ 32 2.4.2 Đo lường vốn con người .................................................................................. 34 2.4.3 Mối quan hệ vốn con người và sinh kế ............................................................. 34 2.5 Nông thôn, đất đai và và sinh kế hộ gia đình nông thôn: nhìn từ các nghiên cứu thực nghiệm......................................................................................................................... 36 2.5.1 Nông thôn ........................................................................................................ 36 2.5.2 Đất đai và sinh kế của hộ gia đình khu vực nông thôn ở các nước .................... 37 2.5.3 Đất đai và sinh kế của hộ gia đình khu vực nông thôn ở Việt Nam ................... 41 2.6 Kết luận ................................................................................................................. 48 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 53 3.1 Khung phân tích của Luận án ................................................................................. 53 3.2 Quy trình nghiên cứu: ............................................................................................ 54 3.2.1 Lược khảo lý thuyết ......................................................................................... 54 3.2.2 Sơ khảo thực địa .............................................................................................. 54 3.2.3 Thu thập dữ liệu............................................................................................... 56 3.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 60 3.4.5 Kiểm chứng dữ liệu bằng nghiên cứu định tính ................................................ 84 3.4.6 Báo cáo tổng hợp ............................................................................................. 84 CHƯƠNG 4: SỰ THAY ĐỔI CÁC TÀI SẢN SINH KẾ ................................................. 86 CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................. 86 TRƯỚC VÀ SAU QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT ............................................................ 86 4.1 Bối cảnh nghiên cứu............................................................................................... 86 4.1.1 Sơ lược về thành phố Cần Thơ ......................................................................... 86 4.1.2 Khu vực nông thôn và huyện Vĩnh Thạnh – thành phố Cần Thơ ...................... 87 4.1.3 Nhu cầu sử dụng đất của thành phố Cần Thơ ................................................... 88 4.2 Sự thay đổi về các tài sản sinh kế của hộ gia đình trước và sau quá trình thu hồi đất. .................................................................................................................................... 90 4.2.1 Vốn tự nhiên .................................................................................................... 90 4.2.2 Vốn con người ................................................................................................. 94 v 4.2.3 Vốn xã hội ....................................................................................................... 96 4.2.4 Vốn tài chính ................................................................................................... 99 4.2.5 Vốn vật chất .................................................................................................. 103 4.2.6 Tổng hợp chung về các tài sản sinh kế ........................................................... 104 4.3 Kết luận chương 4 ................................................................................................ 106 CHƯƠNG 5: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN THU NHẬP................... 108 VÀ CHI TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN................................... 108 5.1 Sự thay đổi về thu nhập và cơ cấu thu nhập sau khi bị thu hồi đất......................... 108 5.2 Tác động của việc thu hồi đất đến tỉ lệ các nguồn thu nhập của HGĐ ................... 111 5.3 Chi tiêu của HGĐ khu vực nông thôn trước và sau khi bị thu hồi đất................... 119 5.4 Tác động của thu hồi đất khu vực nông thôn đến thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của các hộ gia đình .......................................................................................... 123 5.5 Kết luận Chương 5 ............................................................................................... 126 5.6 Hàm ý chính sách ................................................................................................. 129 CHƯƠNG 6: VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH CÁC CHIẾN LƯỢC SINH KẾ VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG TÌNH HUỐNG TỔN THƯƠNG ................................... 130 6.1 Sự thay đổi về nghề nghiệp của các thành viên trong hộ gia đình ......................... 130 6.2 Vai trò của vốn con người trong việc hình thành các chiến lược sinh kế của hộ gia đình ........................................................................................................................... 133 6.3 Ảnh hưởng của vốn con người đến các kết quả sinh kế của hộ gia đình trong bối cảnh tổn thương ................................................................................................................. 140 6.4 Kết luận chương 6 ................................................................................................ 147 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN – HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................... 149 7.1 Kết luận ............................................................................................................... 149 7.2 Hàm ý chính sách ................................................................................................. 153 7.3 Các đóng góp của đề tài ....................................................................................... 154 7.4 Hạn chế của đề tài ................................................................................................ 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................................... 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 158 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 171 vi DANH MỤC CHỮ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CARE : Cooperative for American Remittances to Europe DFID : Department for International Development FLM : Fractional logit model FMLM : Fractional multinomial logit model HGĐ : Hộ gia đình IFAD : International Fund for Agricultural Development OXFAM : Oxford Commitee for Famine Relief PRA : Kỹ thuật đánh giá nhanh nông thôn (Rural Rapid Appraisal) TBKD : Thu nhập từ tự kinh doanh THĐ : Thu hồi đất TNCT : Hưởng lương chính thức TNLT : Làm công hưởng lương thời vụ TNNN : Thu nhập từ nông nghiệp UBND : Ủy ban Nhân dân UNDP : United Nations Development Programme vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1: Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc thu nhập hộ gia đình ................................................................................................. 66 Bảng 3. 2: Phương pháp khác biệt trong khác biệt ........................................................... 73 Bảng 3. 3: Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình tác động của thu hồi đất đến thu nhập và chi tiêu người dân khu vực nông thôn ................................................................. 75 Bảng 4. 1:Diện tích đất của các hộ gia đình 90 Bảng 4. 2:Diện tích đất của các hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất ...................... 91 Bảng 4. 3: Sự thay đổi về diện tích đất của hộ gia đình theo ngũ phân vị theo diện tích đất ........................................................................................................................................ 92 Bảng 4. 4: Diện tích đất hộ gia đình cho thuê................................................................... 93 Bảng 4. 5: Diện tích đất canh tác hộ gia đình đi thuê........................................................ 93 Bảng 4. 6: Đặc điểm nhân khẩu học và giáo dục của các hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu ........................................................................................................................................ 95 Bảng 4. 7: Ngũ phân vị theo số năm đi học bình quân của những thành viên có đi làm của hộ gia đình ...................................................................................................................... 96 Bảng 4. 8: Sự tham gia các tổ chức CT-XH của các thành viên hộ gia đình trên 15 tuổi ... 97 Bảng 4. 9: Tiền và vàng của các hộ dân ......................................................................... 100 Bảng 4. 10: Các nguồn vay, mượn của hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất ......... 102 Bảng 4. 11: Tài sản sản xuất và tài sản tiêu dùng ........................................................... 104 Bảng 5. 1: Sự thay đổi về thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất 109 Bảng 5. 2: Sự thay đổi về cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình (%) ................................ 110 Bảng 5. 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thu nhập từ nông nghiệp bằng ước lượng FLM ...................................................................................................................................... 113 Bảng 5. 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp của các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất bằng phương pháp FMLM ........................................................... 113 Bảng 5. 5:Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp của các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất bằng phương pháp FMLM(tiếp theo) ........................................... 115 Bảng 5. 6: Chi tiêu hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất ....................................... 120 Bảng 5. 7: Chi tiêu cho lễ tết, đám tiệc và ngoài ăn uống của hộ gia đình ...................... 122 Bảng 5. 8: Tác động của THĐ khu vực nông thôn đến thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của các HGĐ ....................................................................................................... 125 Bảng 6. 1: Tuổi và học vấn của các lao động trong hộ gia đình 132 Bảng 6. 2: Phân loại lao động tạo ra thu nhập của hộ gia đình........................................ 133 Bảng 6. 3: Mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ................................................... 138 viii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2. 1: Quy trình thu hồi đất theo NĐ 69/2009/NĐ-CP ............................................... 18 Hình 2. 2: Mô hình gia đình nông dân của Chayanov....................................................... 21 Hình 2. 3: Phân tích khung sinh kế của DFID .................................................................. 26 Hình 2. 4: Tác động của của chương trình sau thời gian ................................................... 71 Hình 3. 1: Khung phân tích sinh kế hộ gia đình khu vực nông thôn TP.Cần Thơ .............. 53 Hình 3. 2: Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 55 Hình 3. 3: Phân bố dân cư ở khu vực nghiên cứu ............................................................. 57 Hình 3. 4: Vùng bị thu hồi đất và lấy mẫu khảo sát .......................................................... 58 Hình 4. 1: Vị trí địa lý của Thành phố Cần Thơ, Việt Nam .............................................. 87 Hình 4. 2: Sự tham gia các tôn giáo của các thành viên hộ gia đình trên 15 tuổi trước và sau khi bị thu hồi đất ............................................................................................................. 98 Hình 4. 3: Tỉ lệ có vay nợ của các hộ dân khu vực nghiên cứu ....................................... 101 Hình 4. 4: Mục đích sử dụng vốn vay ............................................................................ 103 Hình 4. 5: Mối quan hệ giữa mục đích sử dụng vốn vay và các nhóm khảo sát .............. 103 Hình 4. 6: Điểm trung bình các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình bị thu hồi đất bởi dự án đường cao tốc trước và sau khi bị thu hồi đất. ........................................................... 105 Hình 4. 7: Điểm trung bình các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình bị thu hồi đất bởi dự án Khu dân cư vượt lũ trước và sau khi bị thu hồi đất. ................................................... 105 Hình 4. 8: Điểm trung bình các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình không bị thu hồi đất trước và sau quá trình nhà nước thu hồi đất các hộ khác trên địa bàn. ............................ 105 ix DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 4. 1: Kiểm định diện tích đất của hai nhóm hộ bị thu hồi đất ............................ 171 Phụ lục 4. 2: So sánh đặc điểm nhân khẩu học của các hộ gia đình bị thu hồi đất và không bị thu hồi đất ................................................................................................................. 171 Phụ lục 4. 3: Mối quan hệ của vốn con người và phúc lợi hộ gia đình ............................ 173 Phụ lục 4. 4: So sánh trung bình số tiền bồi thường của hai nhóm hộ gia đình ............... 174 Phụ lục 5.1: Kiểm định sự thay đổi về thu nhập của các hộ gia đình dự án đường cao tốc: 2013-2015 – Nhóm đối chứng 175 Phụ lục 5.2: Kiểm định sự thay đổi về thu nhập của các hộ gia đình dự án đường cao tốc: 2013-2015 – Nhóm bị tác động...................................................................................... 176 Phụ lục 5. 3: Kiểm định sự thay đổi về thu nhập của các hộ gia đình dự án KDC vượt lũ: 2011-2015– Nhóm đối chứng ........................................................................................ 177 Phụ lục 5.4: Kiểm định sự thay đổi về thu nhập của các hộ gia đình dự án KDC vượt lũ: 2011-2015– Nhóm bị tác động ...................................................................................... 178 Phụ lục 5. 5: Ma trận hệ số tương quan các biến trong hô mình ..................................... 179 Phụ lục 5. 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thu nhập từ nông nghiệp bằng ước lượng FLM .............................................................................................................................. 180 Phụ lục 5. 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp của các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất bằng phương pháp FMLM.................................................... 181 Phụ lục 5. 8: Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu của các hộ bị thu hồi đất bởi dự án cao tốc giữa trước và sau khi bị thu hồi đất ................................................................................ 183 Phụ lục 5. 9: Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu của các hộ bị thu hồi đất bởi dự án vượt lũ giữa trước và sau khi bị thu hồi đất ................................................................................ 184 Phụ lục 5. 10: Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu của các hộ bị KHÔNG thu hồi đất ..... 185 Phụ lục 5. 11: Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu LỄ, TẾ VÀ NGOÀI ĂN UỐNG của các hộ bị thu hồi đất bởi dự án cao tốc giữa trước và sau khi bị thu hồi đất .......................... 186 Phụ lục 5. 12: Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu LỄ, TẾ VÀ NGOÀI ĂN UỐNG của các hộ bị thu hồi đất bởi dự án vượt lũ giữa trước và sau khi bị thu hồi đất .......................... 187 Phụ lục 5. 13: Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu LỄ, TẾ VÀ NGOÀI ĂN UỐNG của các hộ KHÔNG bị thu hồi đất .............................................................................................. 189 Phụ lục 5. 14: Kiểm định mối liên hệ giữa trình độ học vấn và nhóm hộ nghiên cứu. .... 190 Phụ lục 5. 15 : Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu cho giáo dục và y tế của các nhóm hộ gia đình ......................................................................................................................... 191 Phụ lục 5. 16: Tác động của thu hồi đất khu vực nông thôn đến thu nhập của các hộ gia đình ............................................................................................................................... 192 x Phụ lục 5. 17: Tác động của thu hồi đất khu vực nông thôn đến chi tiêu của các hộ gia đình ............................................................................................................................... 192 Phụ lục 6. 1: Trung bình các tài sản sinh kế theo nguồn thu nhập chính HGĐ năm 2015 193 Phụ lục 6. 2: Kiểm định mối quan hệ giữa thu nhập của hộ và số nguồn thu nhập của hộ gia đình (Kruskal-Wallis Test) ............................................................................................ 195 Phụ lục 6. 3: Kiểm định mối quan hệ giữa thu nhập, chi tiêu của hộ và số nguồn thu nhập của hộ gia đình (ANOVA) ............................................................................................. 196 Phụ lục 6. 4: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và số nguồn thu nhập của hộ gia đình (ANOVA) ............................................................................................................. 197 Phụ lục 6. 5: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và số nguồn thu nhập của hộ gia đình (KRUSKAL-WALLIS) ......................................................................................... 199 Phụ lục 6. 6: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và nguồn thu nhập từ nông nghiệp ........................................................................................................................... 200 Phụ lục 6. 7: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và nguồn thu nhập từ làm thuê hưởng lương không cố định ........................................................................................... 201 Phụ lục 6. 8: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và nguồn thu nhập từ làm thuê hưởng lương cố định ..................................................................................................... 202 Phụ lục 6. 9: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và nguồn thu nhập chính từ tự kinh doanh..................................................................................................................... 203 Phụ lục 6. 10: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và nguồn thu nhập khác ...... 204 Phụ lục 6. 11: Kiểm định mối quan hệ giữa nghề chính của hộ gia đình và thu nhập, chi tiêu bình quân đầu người của hộ (ANOVA) ................................................................... 205 Phụ lục 6. 12: Kiểm định mối quan hệ giữa nghề chính của hộ gia đình và thu nhập, chi tiêu bình quân đầu người của hộ (Kruskal-Wallis Test).................................................. 205 Phụ lục 6. 13: Kiểm định mối quan hệ giữa trình độ học vấn trung bình của hộ và việc mua đất nông nghiệp ............................................................................................................. 206 Phụ lục 7. 1: Bảng phỏng vấn hộ gia đình 207 Phụ lục 7. 2: Thảo luận nhóm ........................................................................................ 231 Phụ lục 7. 3: Phỏng vấn sâu hộ gia đình......................................................................... 232 Phụ lục 7. 4: Danh sách các hộ gia đình được phỏng vấn .............................................. 233 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu “Tấc đất tấc vàng” là một thành ngữ rất phổ biến nói về giá trị đất đai ở Việt Nam. Với tổng diện tích khoảng 33 triệu ha và dân số 86 triệu người (năm 2009), Việt Nam là một trong những nước có diện tích đất bình quân trên đầu người thấp nhất thế giới. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người chưa đầy 0,3 ha (WB, 2011a). Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng trong hai thập niên qua, chính phủ đã thu hồi một lượng lớn đất ở khu vực nông thôn để phục vụ cho sự phát triển của các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng, khu dân cư và các mục đích công cộng khác. Trong giai đoạn 2001-2010, đã có gần một triệu ha đất nông nghiệp (chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước) được Nhà nước thu hồi và chuyển sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp (WB, 2011c). Trong khi đó, nông nghiệp là nghề chính cho những hộ nông dân nghèo (WB, 2013). Vì vậy, việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các hộ gia đình sống bằng nghề nông. Bên cạnh đó, không phải hộ dân nào sống khu vực nông thôn cũng có đất nông nghiệp. Ở Việt Nam có đến 9,6% dân số ở vùng nông thôn không có đất sản xuất, đặc biệt các các tỉnh phía Nam. Tỷ lệ hộ nông dân không có đất ở Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ cao hơn bình quân cả nước. Do ruộng đất ít nên các hộ gia đình vùng nông thôn phải đa dạng hóa sinh kế để gia tăng thu nhập. Tỉ trọng thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp khoảng 50%, còn lại là làm công ăn lương, phi nông nghiệp và khai thác tài nguyên (CIEM, 2013). Vì vậy, khi Nhà nước thu hồi đất ở khu vực nông thôn, không chỉ tác động đến việc mất tư liệu sản xuất của nông dân mà còn ảnh hưởng đến nơi ở, việc làm của các nhóm đối tượng khác. Việc thu hồi đất sẽ có ảnh hưởng đến các sự lựa chọn sinh kế, bởi sẽ có nhiều cơ hội mới mở ra từ việc làm phi nông nghiệp và sự thay đổi của các tài sản sinh kế. Một bộ phận hộ dân sẽ có lợi ích cao hơn nhờ có các nguồn lực và nắm được cơ hội. Các hộ gia đình 2 khác có thể sẽ bị thất nghiệp, tổn thương, công việc không ổn định sau khi tiêu dùng hết tiền bồi thường cho thu hồi đất. “Thu hồi đất” là khái niệm được nêu trong Luật đất đai (Quốc hội, 2003) cho phép Nhà nước có quyền thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế1. Khi Nhà nước thu hồi đất sẽ bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng và tái định cư cho người bị thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi2. Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, việc bồi thường theo cách giao đất mới có cùng mục đích sử dụng rất ít khi được áp dụng vì rất khó để tìm được “đất mới có cùng mục đích sử dụng”. Thay vào đó là Nhà nước sẽ bồi thường bằng “giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi”. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ di dời, tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp cũng rất đa dạng. Chính quyền địa phương có thể linh động hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp gấp từ 3 đến 5 lần giá trị bồi thường đất nông nghiệp. Vì vậy, trong thực tế, việc áp dụng Luật đất đai cũng đa dạng khác nhau theo các chiều không gian lẫn thời gian. Để đánh giá các tác động của quá trình thu hồi đất này đến cuộc sống của người dân, rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã được tiến hành và cho thấy: Công tác triển khai Luật đất đai về thu hồi đất của người dân được vận dụng và thực hiện một cách linh hoạt ở nhiều địa phương khác nhau, khái niệm thu hồi đất cho phát triển kinh tế xã hội được sử dụng một cách không rõ ràng giữa việc cho lợi ích công hay lợi ích tư. Các nghiên cứu của ADB (2007), WB (2011b) cho thấy chính sách thu hồi đất rất đa dạng. Cùng là mục đích thu hồi đất nông nghiệp để giao cho nhà đầu tư chuyển đổi thành đất ở và phân lô bán nền, nhưng có thể áp dụng luật theo hướng cưỡng chế thi hành hoặc thỏa thuận với người dân. Hoặc cùng 1 2 Điều 38, Luật đất đai năm 2003 Điều 38, Luật đất đai năm 2003 3 bị cưỡng chế thu hồi nhưng có bồi thường “tương đương thị trường” với giá do Nhà nước quyết định và người dân thật sự không thể mua lại phần đất tương tự bị Nhà nước lấy đi ở nơi khác (Phuc, 2015). Việc phân loại đất nông nghiệp hay vườn tạp để được hưởng chế độ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp – thường gấp 3 đến 5 lần giá trị bồi thường cũng không rõ ràng, dẫn đến có sự khác biệt rất lớn về tổng số tiền bồi thường mà người dân nhận được, ngay cả khi các dự án khác nhau được diễn ra trên cùng một xã, huyện. Sau khi bị thu hồi đất, sinh kế một số hộ gia đình tốt hơn nhờ vào việc phát triển các ngành nghề mới phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và người dân có thể hưởng lợi. Các hộ gia đình bị thu hồi đất đã có lợi ích từ việc cư trú ở gần các trung tâm đô thị và các trường đại học ở vùng ven đô Hà Nội bằng cách xây nhà trọ cho thuê, bán tạp hóa nhỏ (Nguyễn Văn Sửu, 2008). Bên cạnh đó, có bằng chứng cho thấy việc mất đất sản xuất nông nghiệp không có tác động tiêu cực đến người dân mà ngược lại là người dân có cuộc sống tốt hơn, thu nhập cao hơn nhờ đa dạng hóa nguồn thu nhập và chuyển đổi nghề nghiệp (Tran Quang Tuyen và cộng sự, 2013). Bên cạnh đó, việc thu hồi phương tiện kiếm sống dẫn đến việc người dân phải di chuyển chỗ ở và tìm kế mưu sinh mới nhưng đa phần là không thành công. Trong nghiên cứu về trường hợp của vùng ven đô Hà Nội, nơi mà 2/3 diện tích đất được thu hồi để xây dựng hạ tầng và khu đô thị mới, Nguyễn Văn Sửu (2008) đã tìm thấy bằng chứng rằng nhiều hộ gia đình chỉ có thu nhập tạm bợ và nhiều hộ gia đình khác trở nên thất nghiệp, đặc biệt là người già và người có học vấn thấp. Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ở một số tỉnh của Việt Nam cho thấy khoảng 1/3 hộ gia đình bị tác động xấu đến sinh kế của họ, đặc biệt là các hộ gia đình mất toàn bộ đất nông nghiệp, có trình độ học vấn thấp hay không được đào tạo kỹ năng để tìm công việc mới (ADB, 2007). Nghiên cứu của Lê Du Phong (2007) tại tám tỉnh, thành phố có tốc độ đô thị hoá cao nhất cho thấy tỉ lệ thất nghiệp gia tăng 8%, việc làm lĩnh vực nông nghiệp giảm 18,17 %, và việc làm 4 trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại chỉ tăng 2%, trong khi tỉ lệ việc làm hưởng lương và các công việc khác tăng 6,7%. Ở các nước đang phát triển, việc chính phủ thu hồi một lượng lớn đất nông nghiệp và cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với qui mô lớn cũng mang lại nhiều bất lợi cho cộng đồng dân cư địa phương. Người dân bản địa ở Ethiopia, không được lợi ích gì từ việc chuyển giao công nghệ, cơ hội nghề nghiệp, năng suất, phát triển cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, họ còn bị bất lợi bởi việc mất các cánh đồng cỏ nuôi gia súc tự nhiên, đất đai bị xói mòi, nguồn nước bị cạn kiệt (Dheressa, 2013). Nghiên cứu của Mi Zhou (2012) cho thấy người dân khu vực nông thôn ở Chongqing và Changsha, Trung Quốc đã không thành công trong việc tìm kiếm việc làm, phúc lợi xã hội thấp, yếu kém trong hỗ trợ của các mạng lưới xã hội bởi quá trình thu hồi đất. Vì vậy, nông dân bị mất đất chính là những người bần cùng tiềm tàng trong tương lai và là nhóm người dễ bị tổn thương nhất. Rất khó có thể chuyển đổi nông dân thành những công dân thành thị, trong dài hạn nên có những hỗ trợ như là một phần của chính sách an sinh xã hội (Zhang &Lu, 2011). Như vậy, sự thành công hay thất bại của việc thích ứng với bối cảnh tổn thương bị thu hồi đất gắn liền với sự đa dạng chiến lược sinh kế. Hộ gia đình mất đất thường có sự thích ứng về sinh kế và có sự khác biệt giữa các hộ gia đình về chiến lược sinh kế. Bằng chứng đã được tìm thấy ở một số xã của tỉnh Hưng Yên, nơi có 70% đất nông nghiệp bị thu hồi cho việc chuyển đổi thành các khu công nghiệp trong giai đoạn 2001-2006 (Nguyễn Thị Diễn và cộng sự, 2007). Các hộ nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp đã đa dạng các hoạt động để đưa ra chiến lược sinh kế phù hợp. Trong số các hộ gia đình mất đất, những hộ gia đình với nền tảng làm nghề nông trước khi bị mất đất thường có xu thế trở nên bất lợi trong các hoạt động có thu nhập cao. Nghiên cứu này kết luận rằng sự khác biệt trong thu nhập với sự khác nhau về chiến lược sinh kế là một trong những nguyên nhân làm tăng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Vậy điều gì quyết định chiến lược sinh kế của hộ gia đình; Nhà nước, đất đai, hay chính hộ gia đình là người quyết định chiến lược 5 sinh kế của hộ? Và phải chăng yếu tố con người chính là nhân tố quyết định sự thành bại trong chiến lược sinh kế của hộ gia đình? Nhìn chung, trong bối cảnh đa dạng về chính sách thu hồi đất, một số nghiên cứu trên chỉ tập trung vào vấn đề “thu hồi đất” và ảnh hưởng của nó đến nghề nghiệp, thu thập, cuộc sống của người dân bị thu hồi đất. Tuy nhiên, thu hồi đất là một khái niệm rộng, đi kèm với nó là hàng loạt chính sách đền bù, hỗ trợ khác nhau cho người dân. Trong thực tế, việc đền bù và hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất, đặc biệt trên cùng địa bàn, có sự khác biệt rất lớn về giá trị đền bù (có thể hơn 3 lần). Kết quả là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngày càng nhiều người bị thu hồi đất khiếu nại, khiếu kiện. Như vậy, sự khác biệt về các chính sách bồi thường và ảnh hưởng của nó đến sinh kế của người dân là một vấn đề cần làm rõ để cho các nhà hoạch định chính sách cần lưu tâm trước khi ra quyết định. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên đã phản ảnh được sự thay đổi nghề nghiệp qua thời gian, nhưng không làm rõ quá trình hình thành và lựa chọn chiến lược sinh kế mới, đặc biệt là vai trò của vốn con người và vai trò của vốn con người trong việc phối hợp với các tài sản sinh kế khác để lựa chọn chiến lược sinh kế, tạo thu nhập cho gia đình. Là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương, Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đang hướng tới mục tiêu trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp, là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng. Để đạt được mục tiêu đó, chính quyền thành phố rất quan tâm hỗ trợ và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, cần có một quỹ đất rất lớn để xây dựng hệ thống hạ tầng, khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, dân cư, chỉnh trang đô thị là điều kiện hết sức cấp thiết để thực hiện mục tiêu trên. Kết quả của quá trình này là bộ mặt đô thị đã thay đổi hoàn toàn, những công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được xây mới, đời sống của nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, cũng có những người phải chịu hi sinh lợi ích vì sự phát triển chung đó. Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành Phố, 6 hằng năm có hàng trăm dự án đầu tư với tổng diện tích thu hồi đến hàng ngàn hecta và hàng chục ngàn hộ gia đình bị ảnh hưởng cần phải di dời, tái định cư và thay đổi nghề nghiệp (TTPTQĐTPCT, 2013). Người được hưởng lợi đồng tình, người bị thiệt hại khiếu nại. Chỉ tính từ tháng 8/2011 đến tháng 8/2012 các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố đã tiếp 1.788 lượt công dân đến khiếu nại mà, trong đó đa số liên quan đến lĩnh vực đất đai (UBND Thành phố Cần Thơ, 2012). Từ các nguồn tin trên cho thấy, cùng chịu tác động của việc thu hồi đất nhưng kết quả sinh kế đối với các hộ gia đình bị mất đất lại khác nhau. Nhiều hộ có cuộc sống tốt hơn, nhưng cũng không ít hộ bị thiệt thòi hơn. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố đằng sau việc Nhà nước thu hồi đất là nhân tố quyết định đến cuộc sống người dân. Trải qua bốn lần thay đổi Luật đất đai và hơn 10 lần sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai, giá đất được đền bù và các mức được hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp thay đổi rất nhiều, đến mức có hiện tượng hai mảnh đất nằm cạnh nhau nhưng thuộc hai địa phương khác nhau quản lý, có giá bồi thường chênh lệnh gấp hai lần. Cũng có trường hợp trên cùng một ấp, một xã, giá thu hồi và hỗ trợ năm sau gấp ba lần năm trước, đó là những minh chứng cho tính phức tạp và thay đổi liên tục trong chính sách thu hồi đất. Các yếu tố trên đã dẫn đến sự không đồng thuận trong dân chúng và tỉ lệ khiếu nại ngày càng tăng cao. Cụ thể, ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, khi Nhà nước thu hồi đất ở thì được bồi thường bằng tiền tương ứng với giá trị đất ở và giá trị của vật kiến trúc còn lại, đồng thời được mua suất tái định cư trong khu dân cư tập trung. Đối với các hộ dân bị thu hồi đất trồng lúa thì được bồi thường với giá tương đương trên thị trường và được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp gấp ba lần giá bồi thường. Hay nói cách khác, khi Nhà nước thu hồi đất ở, thì người dân đủ tiền mua lại đất, cất lại nhà như trước khi bị thu hồi, còn nếu Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì mua được diện tích đất gấp bốn lần bị thu hồi. Điều này có dẫn kết kết quả sinh kế khác nhau giữa hai nhóm hộ này không? Phải chăng các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ dùng tiền hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp hay tiếp tục mua đất nơi khác để canh tác? 7 Các hộ bị di chuyển nơi ở có ảnh hưởng đến việc làm không? Với các cú sốc như trên thì các hộ sẽ lựa chọn các chiến lược sinh kế ra sao? Các sự khác biệt trên có liên quan gì đến con người? Có phải chăng nguồn vốn con người chính là yếu tố quyết định cho sự thành bại trong việc thích ứng với các cú sốc về tài sản sinh kế? Trong bối cảnh ở một vùng thuần nông và không có các khu, cụm công nghiệp ở gần, thì xu hướng chuyển dịch nghề nghiệp và sinh kế thay đổi ra sao, và chính sách đền bù nên thích ứng như thế nào với các vùng có đặc trưng như vậy? Để có thể đưa ra khuyến nghị đối đối với các nhà hoạch định chính sách, các khuyến nghị không những phải có cơ sở khoa học mà còn phải có khả năng thực thi trong thực tế. Trong bối cảnh dân số ngày càng tăng, diện tích lãnh thổ quốc gia không tăng thì các khuyến nghị nhà nước tăng giao nhiều hơn đất nông nghiệp cho nông dân là vấn đề hết sức khó khăn. Tương tự, trong điều kiện ngân sách quốc gia còn hạn chế và hiệu quả của nhiều chương trình cấp vốn, cho vay xóa đói giảm nghèo bền vững còn nhiều tranh luận thì việc khuyến nghị chính sách hỗ trợ đối với vốn vật chất, vốn tài chính của hộ gia đình bị thu hồi đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu nguồn vốn con người có ý nghĩa và có mối quan hệ nhân quả đến kế quả sinh kế hộ gia đình thì sẽ có tính khả thi cao trong việc thực thi chính sách. Bởi vì đầu tư cho giáo dục là nguồn đầu tư mang tính minh bạch, mang lại lợi ích cho cộng đồng từ nhiều khía cạnh hơn nữa nếu tác động chính sách từ giáo dục sẽ công bằng cho đa số người dân. Vì vậy, nghiên cứu tác động của thu hồi đất vùng nông thôn gắn với vai trò của vốn con người sẽ có ý nghĩa cả ba phương diện: cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và khả năng thực thi của chính sách. 1.2 Mục tiêu của nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là đánh giá tác động của việc thu hồi đất đến sinh kế của hộ gia đình vùng nông thôn; tìm hiểu vai trò của vốn con người và những nguyên nhân dẫn đến khác biệt về kết quả sinh kế. Luận án được thực hiện với ba mục tiêu cụ thể như sau: 8 Mục tiêu cụ thể thứ nhất: Phân tích sự thay đổi các tài sản sinh kế của các hộ gia đình khu vực nông thôn thành phố Cần Thơ khi bị thu hồi đất. Mục tiêu cụ thể thứ hai: Đánh giá tác động của việc thu hồi đất đến sự thay đổi về thu nhập, chi tiêu của các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất. Mục tiêu cụ thể thứ ba: Phân tích vai trò của vốn con người đối với các chiến lược sinh kế của các hộ gia đình khu vực nông thôn thành phố Cần Thơ khi bị thu hồi đất. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu thứ nhất, luận án có câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Các tài sản sinh kế của các hộ gia đình khu vực nông thôn thay đổi như thế nào trước và sau quá trình thu hồi đất? Từ mục tiêu thứ hai, luận án có hai câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 2: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc nguồn thu nhập của hộ gia đình nông thôn sau khi bị thu hồi đất? Câu hỏi 3: Tác động của việc thu hồi đất có ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập và chi tiêu hộ gia đình nông thôn? Từ mục tiêu thứ ba, luận án có câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 4: Vai trò của vốn con người trong việc hình thành các chiến lược sinh kế và ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của hộ gia đình nông thôn trong tình huống tổn thương do thu hồi đất như thế nào? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là sinh kế của hộ gia đình nông thôn trước và sau khi chính quyền địa phương thu hồi đất cho các mục tiêu phát triển. Các khía cạnh liên quan đến sinh kế của hộ gia đình được nghiên cứu bao gồm vốn con người, chiến lược sinh kế trước và sau khi thu hồi đất, năng lực thích ứng với bối cảnh tổn thương, và kết quả sinh kế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng