Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thông tin tài chính tác động đến ssl chứng khoán của các công ty niêm yết tại th...

Tài liệu Thông tin tài chính tác động đến ssl chứng khoán của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
291
198
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP THÔNG TIN TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN SUẤT SINH LỜI CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP THÔNG TIN TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN SUẤT SINH LỜI CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lý Hoàng Ánh TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 i LỜI CAM ĐOAN Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. Đồng Nai, ngày 24 tháng 11 năm 2017 Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Ngọc Diệp ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/ Cô của trường Đại học Ngân hàng đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại đây. Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy PGS. TS Lý Hoàng Ánh, người hướng dẫn khoa học cho luận án, đã giúp tôi tiếp cận hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau Đại Học, chị Vũ Thị Thu Hà – Quản lý lớp NCS19 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành được luận án này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các anh chị và các bạn lớp NCS19, NCS Nguyễn Thanh Liêm - Phòng Nghiên cứu khoa học của trường Đại học Kinh tế - Luật, đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận án. Đồng Nai, ngày 24 tháng 11 năm 2017 Nguyễn Thị Ngọc Diệp iii TÓM TẮT Trong đầu tư, người nắm bắt được thông tin nhanh, chính xác và đưa ra các quyết định đúng đắn, nhanh chóng và kịp thời sẽ mang lại nhiều thành công. Do đó, thông tin luôn được coi là một loại ―tài sản‖ rất có giá trị đối với tất cả các NĐT trên TTCK. Luận án này thực hiện để nghiên cứu thời gian công bố BCTC và các TTTC ảnh hưởng đến SSL cổ phiếu khi công bố BCTC tại TTCK Việt Nam từ 01/2010 cho đến 06/2016. Kết quả thu được như sau: 1) Phù hợp với các nghiên cứu trước đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp sự kiện và mô hình lợi nhuận điều chỉnh theo thị trường theo Brown và Warner (1985), Hedge và McDermott (2003), Denis và cộng sự, (2003), Gregoriou và Ioannidis (2006), Nguyen (2010) với mẫu gồm 484 CTNY phi tài chính, trong thời hạn 181 ngày giao dịch xung quanh ngày công bố thu nhập, điểm khác biệt có thể nhận thấy là: - CAAR đối với tin tức tốt xảy ra lớn nhất vào ngày 5 trước và sau khi công bố BCTC, và đối với tin xấu thì CAAR cao tại ngày -5 và ngày 3. Nếu các công ty công bố sớm BCTC trong giai đoạn [-5; 0] đều nhận được phản ứng tốt từ thị trường bất kể thông tin đó là tốt hay xấu, và giai đoạn này cũng nhận được giá trị tstatistic cao và có ý nghĩa thống kê mạnh. Kết quả cũng cho thấy nếu là thông tin tốt, thì phản ứng của thị trường là tích cực kể cả sau khi BCTC được công bố. Ngược lại, xu hướng này được tìm thấy trong trường hợp là thông tin xấu, thị trường có phản ứng tiêu cực ngay khi nhận được tin công bố BCTC chính thức (ngày 0). CAAR có xu hướng cao hơn trong cả khoảng thời gian ngắn hạn [-5;0] và trong khoảng thời gian dài hạn [-90;0] cho cả tin tốt và tin xấu trong giai đoạn trước sự kiện công bố BCTC. - Đối với các ngành : + Thời gian các CTNY công bố BCTC trễ có tác động đến CAAR trong hầu hết các ngành, phản ứng tiêu cực mạnh nhất và có ý nghĩa thống kê đối với hai ngành là Dịch vụ tiêu dùng và Hàng hóa tiêu dùng. + Đối với trường hợp công bố BCTC sớm, chưa có bằng chứng thống kê về các công ty có thời gian công bố sớm tác động có ý nghĩa đến CAAR. Nếu các công ty có thời gian công bố BCTC sớm mà các thông tin chứa đựng trong đó là xấu thì cũng nhận được phản ứng tiêu cực của thị trường và đều có ý nghĩa thống kê, iv mạnh nhất là đối với ngành Chăm sóc sức khỏe, kế đến là ngành Hàng hóa tiêu dùng, Dịch vụ tiêu dùng. + Trong trường hợp công bố đúng thời gian thì thông tin về thời gian công bố BCTC có tác động dương đến CAAR và có ý nghĩa thống kê. Phần lớn các công ty báo cáo đúng thời gian thuộc ngành Công nghiệp và Hàng hóa tiêu dùng, có bằng chứng thống kê cho thấy dù các công ty công bố BCTC sớm, nhưng những thông tin trên BCTC là xấu thì cũng chịu sự trừng phạt của thị trường, mạnh nhất ở nhành Công nghiệp, sau đó là ngành Hàng hóa tiêu dùng. + Chưa có bằng chứng thống kê cho thấy tác động của thời gian công bố BCTC đến CAAR đối với ngành năng lượng & khí đốt và ngành công nghệ. 2) Các thông tin công bố trên BCTC có tác động đến SSL chứng khoán của các CTNY trên TTCK Việt Nam được nghiên cứu bằng cách ước lượng 3 mô hình hồi quy Pool, FEM, REM tại 482 CTNY. Kết quả cho thấy yếu tố quy mô công ty, giá trị sổ sách trên giá trị thị trường, biến động thu nhập bất thường, lợi nhuận kế toán điều chỉnh có tác động đến SSL chứng khoán và có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, nghiên cứu không tìm thấy các bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa SSL chứng khoán và khối lượng giao dịch tính bằng tiền, biến động lợi nhuận so với kỳ trước quy mô công ty kiểm toán tác động có ý nghĩa thống kê đến SSL chứng khoán. v MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................. ix Danh mục các bảng ......................................................................................................... x Danh mục sơ đồ-biểu đồ ................................................................................................. xi CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................. 1 1.1. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................... 1 1.2. Tóm tắt tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nước ............ 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 5 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7 1.6. Khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu suất sinh lời chứng khoán của các công ty niêm yết và thông tin tài chính ......................................................................... 7 1.7. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án ............................. 11 1.8. Những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu ..................................................... 13 1.9. Quy trình thực hiện nghiên cứu ......................................................................... 13 1.10. Kết cấu luận án ................................................................................................. 15 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 16 CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ SUẤT SINH LỜI VÀ THÔNG TIN TÀI CHÍNH KHI CÔNG BỐ BCTC ........................................................................................................................... 17 2.1 Các khái niệm có liên quan đến đề tài ................................................................ 17 2.1.1 Suất sinh lời ................................................................................................... 17 2.1.2 Thông tin tài chính ........................................................................................ 18 2.1.3 Thời gian công bố Báo cáo tài chính.............................................................. 20 2.1.4 Lợi nhuận kế toán điều chỉnh ......................................................................... 21 2.2 Các lý thuyết liên quan đến suất sinh lời và thông tin tài chính khi công bố Báo cáo tài chính ..................................................................................................... 22 2.2.1 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng .............................................................. 22 2.2.2 Lý thuyết tài chính hành vi ............................................................................ 23 vi 2.2.3 Lý thuyết đại diện ........................................................................................... 25 2.2.4 Lý thuyết thị trường hiệu quả ........................................................................ 26 2.3 Các yếu tố tài chính tác động đến suất sinh lời khi công bố Báo cáo tài chính . 28 2.3.1 Thông tin liên quan đến thời gian công bố Báo cáo tài chính tác động đến suất sinh lời ........................................................................................................... 28 2.3.2 Thông tin công bố trên Báo cáo tài chính tác động đến suất sinh lời ............. 29 2.4 Mối quan hệ giữa thời gian công bố Báo cáo tài chính và các thông tin công bố trên Báo cáo tài chính tác động đến suất sinh lời chứng khoán ........................ 33 2.5 Các phương pháp đo lường suất sinh lời ............................................................ 35 2.6 Các nghiên cứu trước có liên quan ..................................................................... 41 2.6.1 Các nghiên cứu về thời gian công bố Báo cáo tài chính đến suất sinh lời ..... 41 2.6.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 41 2.6.1.2 Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 49 2.6.2 Các nghiên cứu tác động của các yếu tố công bố trên Báo cáo tài chính đến suất sinh lời .................................................................................................... 51 2.6.2.1 Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 51 2.6.2.2Các nghiên cứu nước ngoài ....................................................................... 54 2.7 Khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu ............................................................ 56 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .............................................................................................. 58 CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 59 3.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 59 3.1.1 Nghiên cứu tác động của thời gian công bố Báo cáo tài chính đến suát sinh lời (Mô hình 1) ............................................................................................... 59 3.1.1.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 59 3.1.1.2 Xác định các biến nghiên cứu ................................................................ 61 3.1.1.3 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 66 3.1.2 Các thông tin công bố trên Báo cáo tài chính tác động đến suất sinh lời (mô hình 2) ............................................................................................................ 67 3.1.2.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 67 3.1.2.2 Xác định các biến nghiên cứu ................................................................. 68 3.1.2.3 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 73 3.2 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 75 vii 3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 76 3.3.1 Thời gian công bố Báo cáo tài chính đến suất sinh lời (mô hình 1) ................ 76 3.3.2 Các thông tin công bố trên Báo cáo tài chính tác động đến suất sinh lời (mô hình 2) .............................................................................................................. 81 3.3.3 Quy trình phân tích số liệu và các kiểm định của mô hình nghiên cứu ........... 84 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 87 CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 88 4.1 Tình hình công bố thông tin và công bố Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại TTCK Việt Nam ......................................................................................... 88 4.1.1 Thực trạng quy định công bố thông tin và công bố Báo cáo tài chính hiện nay 88 4.1.2 Thực trạng công bố thông tin của các công ty niêm yết tại TTCK Việt Nam .... 92 4.1.3 Thống kê mô tả tình hình công bố Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết giai đoạn 01/2010-06/2016 ............................................................................... 98 4.2 Kết quả nghiên cứu thời gian công bố Báo cáo tài chính tác động đến suất sinh lời (mô hình 1) .......................................................................................................... 104 4.2.1 Mối quan hệ giữa thông tin tốt, xấu và thời gian công bố Báo cáo tài chính ... 104 4.2.2 Kết quả hồi quy về thời gian công bố Báo cáo tài chính đến suất sinh lời ...... 108 4.3 Kết quả nghiên cứu thông tin công bố trên Báo cáo tài chính tác động đến suất sinh lời (mô hình 2) ............................................................................................ 114 4.3.1 Thống kê mô tả ............................................................................................. 114 4.3.2 Phân tích tương quan ...................................................................................... 118 4.3.3 Phân tích đa cộng tuyến ................................................................................. 119 4.3.4 Kết quả hồi quy theo các phương pháp ........................................................... 119 4.3.5 Kết quả lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp ............................................ 122 4.3.6 Giải thích kết quả hồi qui (mô hình 2) ............................................................ 126 4.3.6.1 Các biến có ý nghĩa thống kê .................................................................... 126 4.3.6.2 Các biến không có ý nghĩa thống kê ......................................................... 127 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .......................................................................................... 130 CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ ........................................ 131 5.1 Kết luận .............................................................................................................. 131 5.1.1 Kết luận về tác động của thời gian công bố Báo cáo tài chính đến suất sinh lời ........ ....................................................................................................................... 131 viii 5.1.2 Kết luận về tác động thông tin tài chính công bố trên Báo cáo tài chính đến suất sinh lời ................................................................................................. 133 5.2 Các khuyến nghị ............................................................................................. 133 5.2.1 Đối với nhà đầu tư ..................................................................................... 134 5.2.2 Đối với các công ty niêm yết ..................................................................... 137 5.2.3 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ...................................................... 138 5.3 Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 140 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 .......................................................................................... 142 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................... 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 146 PHỤ LỤC Phụ lục 1a: Tóm tắt các quy định về công bố BCTC của một số quốc gia Phụ lục 1b: Tình hình vi phạm chậm trễ công bố BCTC của các công ty giai đoạn 01/2000 – 23/09/2017 Phụ lục 1c: Tình hình các công ty chậm trễ BCTC trong giai đoạn 01/2010 – 06/2016 Phụ lục 2: Kết quả thời gian công bố BCTC trong ngắn hạn đến CAAR Phụ lục 3: Kết quả thời gian công bố BCTC trong dài hạn đến CAAR Phụ lục 4: Kết quả hồi quy mô hình 1 Phụ lục 5: Kết quả hồi quy mô hình 2 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AR Abnormal returns (Suất sinh lời vượt trội) ASEAN Asia- Europe Meeting (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) BCTC Báo cáo tài chính CAPM Capital asset pricing model (Mô hình định giá tài sản vốn) CBTT Công bố thông tin CTCP Công ty cổ phần DNNY Doanh nghiệp niêm yết FEM Fixed-efects Model (Mô hình tác động cố định) FASB Financial Accounting Standards Board (Hội Đồng Tiêu Chuẩn Tài Chính Kế Toán Hoa Kỳ ) HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh OLS Ordinary Least Square (Phương pháp bình phương bé nhất) REM Random-efects Model (Mô hình tác động ngẫu nhiên) MSCI Morgan Stanley Capital International (công ty uy tín trong lĩnh vực cung cấp các công cụ phân tích thị trường tài chính, và xây dựng các chỉ số tham chiếu cho các nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu để đo lường hiệu quả hoạt động đầu tư) NĐT Nhà đầu tư SSL Suất sinh lời SGDCK Sở giao dịch chứng khoán IASC International Accounting Standards Committee (Hội Đồng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế ) TTCK Thị trường chứng khoán TTTC Thông tin tài chính UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước VCSH Vốn chủ sở hữu VAR Vector Error Corelation Model (Mô hình vetor điều chỉnh sai số) VN Việt Nam WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Tổng hợp các yếu tố tác động đến suất sinh lợi từ các nghiên cứu trước ... 57 Bảng 3.1: Bảng tóm tắt tính toán các biến số nghiên cứu ............................................ 72 Bảng 4.1: Mối quan hệ thông tin tốt, xấu và thời gian công bố BCTC trong ngắn hạn... ................................................................................................................... 105 Bảng 4.2: Mối quan hệ thông tin tốt, xấu và thời gian công bố BCTC trong dài hạn ..... ................................................................................................................... 107 Bảng 4.3: Mối quan hệ thông tin tốt, xấu và thời gian công bố BCTC đối với các công ty có thời gian công bố trễ .......................................................................... 109 Bảng 4.4: Mối quan hệ thông tin tốt, xấu và thời gian công bố BCTC đối với các công ty có thời gian công bố sớm ....................................................................... 111 Bảng 4.5: Mối quan hệ thông tin tốt, xấu và thời gian công bố BCTC đối với công ty có thời gian công bố BCTC đúng ngày ...................................................... 113 Bảng 4.6: Bảng thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu ........................................ 114 Bảng 4.7: Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu .......... 119 Bảng 4.8 : Kết quả kiểm tra hiện tượng tự đa cộng tuyến ........................................... 119 Bảng 4.9 : Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled-OLS ........................................ 120 Bảng 4.10 : Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM .................................................. 121 Bảng 4.11 : Kết quả hồi quy theo phương pháp REM ................................................. 122 Bảng 4.12 : Kết quả kiểm định Hausman của mô hình ................................................ 123 Bảng 4.13 : Bảng tổng hợp các kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp ........................ 124 Bảng 4.14 : Kết quả hồi quy Pooled-OLS sau khi khắc phục khuyết tật của mô hình 125 Bảng 4.15 : Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu ........................................................... 129 xi DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Khung nghiên cứu của luận án ............................................................... 14 Sơ đồ 2.1 : Các thông tin tác động đến cổ phiếu ...................................................... 19 Biểu đồ 4.1: Các trường hợp vi phạm công bố thông tin 01/2008 – 20/09/2017 ........ 93 Biểu đồ 4.2: Số công ty công bố BCTC đúng và sớm hơn quy định trong mẫu giai đoạn 01/2010 –06/2017 ........................................................................... 99 Biểu đồ 4.3 : Số công ty công bố BCTC theo quy định giai đoạn 01/2010 – 06/2016 phân theo năm ........................................................................................ 99 Biểu đồ 4.4: Số công ty phân theo ngành công bố BCTC đúng, trễ và sớm hơn quy định trong mẫu giai đoạn 01/2010 – 06/2016 ....................................... 100 Biêu đồ 4.5: Số công ty công bố BCTC giai đoạn 01/2010 – 06/2016 so với chính công ty của năm liền kề trước đó. ......................................................... 101 Biêu đồ 4.6: Số công ty công bố BCTC giai đoạn 01/2010 – 06/2016 so với chính công ty của năm liền kề trước đó theo từng năm ................................. 102 Biểu đồ 4.7: Số công ty công bố BCTC trong mẫu giai đoạn 01/2010 – 06/2016 so với chính công ty của năm liền kề trước đó theo các mốc thời gian. .......... 103 Biểu đồ 4.8: Các công ty niêm yết chọn công ty kiểm toán giai đoạn 01/201006/2016 .................................................................................................. 116 Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ các công ty niêm yết chọn công ty kiểm toán thuộc Big6 giai đoạn 01/2010-06/2016 ................................................................................... 117 Biểu đồ 4.10: Ý kiến đánh giá BCTC của các công ty kiểm toán giai đoạn 01/201006/2016 .................................................................................................. 117 Biểu đồ 4.11: Ý kiến đánh giá BCTC của các công ty kiểm toán giai đoạn 01/201006/2016 thuộc Big6 ............................................................................... 118 1 CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Vấn đề nghiên cứu Khi tham gia vào TTCK, một trong những quyết định quan trọng nhất đối với các NĐT là việc xác định cổ phiếu để đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận cao và rủi ro được tối thiểu hóa. Do đó, các NĐT cần TTTC để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định tài chính. Một trong những thông tin mà các NĐT sử dụng là các BCTC của các công ty, từ đó dự đoán lợi nhuận trong việc đầu tư của mình, vì lợi nhuận chứng khoán của các NĐT bị tác động bởi nguồn TTTC được cung cấp bởi nhà quản lý. Hơn nữa, các NĐT thường sử dụng các TTTC này để ước tính tỉ suất lợi nhuận, mặc dù việc ước lượng mức độ ảnh hưởng của thông tin kế toán theo phương diện nào đó thì không phải là dễ dàng. Thông tin công bố trên BCTC chứa đựng nhiều thông tin có thể làm thay đổi hành vi của NĐT và có thể ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch và là căn cứ để xem xét đánh giá cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của công ty, cũng như chiến lược về truyền thông của các nhà quản trị công ty (Givoly and Palmon (1982), Chambers and Penman (1984), Kross and Schroeder (1984), Begley and Fischer, (1998), Bagnoli và cộng sự (2002), Vinh và Phượng (2014), Nguyễn Anh Phong (2015), Vinh và Kiếm (2016), Shukairi Nori Mousa (2015),Nguyễn Thi Phương Hồng (2016). Ball và Brown (1968) cho thấy có mối quan hệ giữa biến động giá cổ phiếu và các thông tin trong báo cáo kế toán, hầu hết các thông tin (85 - 90%) trong các báo cáo về lợi nhuận trên BCTC của doanh nghiệp được NĐT sử dụng. Điều này cho thấy thị trường có thể dự đoán được các thông tin có lợi và bất lợi khi đầu tư bằng cách nghiên cứu các BCTC hàng năm. Vì thế tính chính xác về thời gian công bố BCTC là một trong những thước đo cho tính chất lượng của thông tin kế toán, cũng như một trong những phạm vi nghiên cứu quan trọng của lý luận kế toán. Một trong những quy định liên quan đến thiết lập và cung cấp thông tin BCTC quy định tính kịp thời là một trong những yếu tố ràng buộc quan trọng đối với độ tin cậy và tính liên quan của những thông tin công bố theo (IASC, 1989). Năm 1980, FASB đã ban hành những khái niệm về CBTT tài chính kế toán trong đó khái quát rằng chất lượng của thông tin kế toán chủ yếu dựa vào tính tin cậy và tính tương quan, trong đó tính tương quan do 3 nhân tố cấu thành: giá trị dự đoán, giá trị của thông tin phản hồi và tính kịp thời. 2 Trong bối cảnh nền kinh tế VN hiện nay, sự ổn định của kinh tế vĩ mô và hàng loạt những chính sách quản lý đã đem lại tiền đề tăng trưởng cho TTCK VN. Theo số liệu từ UBCKNN, công tác huy động vốn từ TTCK đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, mức vốn hóa thị trường đạt mức cao nhất trong 6 năm trở lại đây và TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong 5 thị trường thế giới có mức tăng trưởng cao nhất, và có mức sinh lời lớn nhất trong quý II/2016 tại khu vực Đông Nam Á (UBCKNN, 2016). Thực tiễn có thể thấy TTCK VN là thị trường với mức sinh lời hấp dẫn và sôi động trong khu vực. Kết quả này cũng cho thấy sự quản lý của UNCKNN, cũng như các quy định pháp lý nhằm duy trì hoạt động hiệu quả của TTCK VN nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng TTTC được công bố đang dần hoàn thiện. Động thái này nhằm đảm bảm công bằng cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là các NĐT. Theo các quy định và thông tư trên, các công ty chứng khoán phải cung cấp BCTC có kiểm toán, để đảm bảo thông tin trong kỳ đáng tin cậy và có thể sử dụng được. Vì vậy, việc nghiên cứu thời gian công bố BCTC và các TTTC công bố trên BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK VN hiện nay là cần thiết trong bối cảnh SSL trên TTCK VN được nhận định là sôi động bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á. Với những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài luận án : ―Thông tin tài chính tác động đến SSL chứng khoán của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam‖. 1.2 Tóm tắt tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nƣớc Nghiên cứu về SSL và các yếu tố tác động đến SSL được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nên các phương pháp nghiên cứu được sử dụng cũng khác nhau. Chính vì thế, dựa trên các cách tiếp cận khác nhau nên các kết quả thu được cũng có sự khác biệt, cụ thể: (i) Các nghiên cứu về về thời gian công bố BCTC tác động đến SSL: Các nghiên cứu tiến hành từ đầu những năm 1980, điều tra thời điểm công bố thu nhập cho thấy các nhà quản lý doanh nghiệp có xu hướng phát hành tin tốt sớm và trì hoãn việc công bố tin xấu trong các nghiên cứu của Bagloni (2002), Mahdi Moradi và cộng sự (2013), Roychowdhury và Sletten (2012), Cullinan và cộng sự (2012), Bagnoli và cộng sự (2002), Haw và cộng sự (2000), Begley và Fischer (1998), Kross (1981). Các nghiên cứu tại TTCK Mỹ cũng cho thấy các công ty có xu hướng phát hành tin tốt nhanh hơn tin xấu được đề cập trong nghiên cứu của Pastena và Ronen (1979), Givoly và Palmon (1982), Chambers and Penman (1984). 3 Cũng qua việc công bố BCTC cũng cho thấy chiến lược về truyền thông của các nhà quản trị công ty như thông tin tốt được công bố sớm và thông tin xấu được công bố trễ trong các BCTC năm trong nghiên cứu của Givoly and Palmon (1982), Chambers và Penman (1984), Kross and Schroeder (1984), Begley and Fischer (1998), Haw và cộng sự (2006). Theo hướng ngược lại với kết quả của các nghiên cứu trước đây, Chen và Mohan (1994) đã cho thấy rằng các công ty báo cáo quá sớm nhằm tiết lộ tin xấu, một hành vi mà theo Skinner (1994) có thể là một hành động phòng ngừa rủi ro tranh chấp. Kết quả này cũng tìm thấy trong các nghiên cứu của Aubert (2009) tại TTCK Pháp. Các nghiên cứu này cũng lý giải trên nền tảng lý thuyết thị trường hiệu quả, nhưng kết quả nghiên cứu của Chambers and Penman (1984), Kross và Schroeder (1984), Jeffrey T.Doyle và Matthew J.Magilke (2009), Richard và cộng sự (2010) thì ủng hộ giả thuyết này, còn nghiên cứu của Begley và Fischer (1998), Bagnoli và cộng sự (2002), Haw và cộng sự (2006) thì không ủng hộ. (ii) Nghiên cứu về tác động của các yếu tố công bố trên BCTC ảnh hƣởng đến suất sinh lời Các nghiên cứu liên quan đến SSL chứng khoán và các yếu tố tài chính được nghiên cứu rất nhiều tại TTCK trong và ngoài nước. Các nghiên cứu này có thể tóm lược thành 2 nhóm, nhóm các nghiên cứu các yếu tố vi mô và nhóm các yếu tố vi mô tác động đến SSL. (1) Nhóm các yếu tố vi mô: Giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (BM):có trong các nghiên cứu của Nguyễn Anh Phong (2015), Vinh và Phượng (2014), Fama (1993), Yuenan Wang và Amaria Di Iorio (2007), Wang (2007); Quy mô công ty (Size): có trong các nghiên cứu về SSL của Chordia (2006), Nguyễn Anh Phong (2015), Vinh và Phượng (2014), Nguyễn Thị Cành và Lê Anh Huy (2013)Chordia (2013), Lau, Lee và Mclnish (2002), Yuenan Wang và Amaria Di Iorio (2007), Fama (1992), Banz (1981); Thanh khoản: được đề cập trong các nghiên cứu về SSL của Chordia (2013), Vinh và Phượng (2014), Nguyễn Anh Phong (2015), Nguyễn Thị Cành và Lê Anh Huy (2013); Biến động thu nhập bất thường (SUE) và kết hợp giữa biến động thu nhập bất thường và thanh khoản: trong các nghiên cứu của Chordia (2006), Vinh và Phượng (2014); Giá trị giao dịch tích bằng tiền ( DVOL): nghiên cứu tác động của 4 DVOL đến SSL trong các nghiên cứu của Vinh và Phượng (2014), Brennan (1998); Quy mô công ty kiểm toán: nghiên cứu tác động của quy mô công ty kiểm toán đến SSL trong các nghiên cứu của Erlynda Y. Kasim (2013), Krishnan (2002); Lợi nhuận kế toán điều chỉnh: trong nghiên cứu của Erlynda Y. Kasim (2013); Đà tăng giá của cổ phiếu (RET12): trong các nghiên cứu của Brennan (1998), Chordia (2006), Data, Naik & Radcliffe (1998), Chordia (2013), Weigiang (2008), Vinh và Phượng (2014) (2) Nhóm các yếu tố vĩ mô: trong nghiên cứu của Erlynda Y. Kasim (2013) về Lạm phát tác động đến SSL, yếu tố Tỷ giá hối đoái đến SSL trong các nghiên cứu của Asava Irene Kageha (2013), Miwity Jacqueline Kendi (2015). Các nghiên cứu trên có những đặc điểm nổi bật sau: Các nghiên cứu về các yếu tố vi mô, vĩ mô tác động đến SSL có sự khác nhau về kết quả giữa các biến độc lập bởi vì sự khác nhau về quy mô nghiên cứu, nguồn số liệu thu thập được, phương pháp nghiên cứu. Điển hình trong nghiên cứu của Weiqiang (2008), Chordia (2006) và Chordia (2013) cùng sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu chéo theo mô hình của Fama (1973) về SSL có điều chỉnh rủi ro trên các đặc tính của công ty. Cả ba nghiên cứu này đều cho thấy biến động thu nhập bất thường có tác động dương đến SSL, thanh khoản có tác động đến SSL được tìm thấy trong nghiên cứu của Weiqiang (2008), Chordia (2013). SSL chịu tác động bởi sự kết hợp của biến động thu nhập bất thường và thanh khoản chỉ tìm thấy trong nghiên cứu của Chordia (2006) nhưng không tìm thấy trong 2 nghiên cứu còn lại. Quy mô công ty có quan hệ nghịch biến với tỷ suất sinh lời cổ phiếu được tìm thấy trong nghiên cứu của Chordia (2006, 2013). Nhóm các nghiên cứu SSL chịu tác động bởi yếu tố CBTT tự nguyện, các yếu tố vĩ mô: Các nghiên cứu này gồm các nghiên cứu của Mirie Mwangi và Mwiti Jacqueline Kendi (2015), Asava Irene Kageha (2013), Nandi và Ghosh (2012). Nghiên cứu của Mirie Mwangi và Mwiti Jacqueline Kendi (2015) về tác động của CBTT tự nguyện (BCTC) đối với các cty tại TTCK Nairobi, dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phân tích nội dung của các BCTC trong 20 năm, nghiên cứu sử dụng phương pháp xác định SSL dựa vào giá cổ phiếu niêm yết. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố này đều tác động đến SSL chứng khoán, trong đó CBTT tự nguyện và 5 tỷ lệ lạm phát có tác động cao nhất đến SSL. Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Asava Irene Kageha (2013). Hầu hết các nghiên cứu được trình bày ở trên được thực hiện tại TTCK của các quốc gia khác nhau, với dữ liệu nghiên cứu khác nhau và có những ứng dụng nền tảng lý thuyết riêng do đó kết quả nghiên cứu thu được cũng khác nhau. Các lý thuyết đa phần được sử dụng là lý thuyết thị trường hiệu quả, lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết đại diện và lý thuyết hành vi. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy TTCK là không hiệu quả hoặc là thị trường hiệu quả dạng yếu vì giá chứng khoán thường thay đổi trước khi thông tin BCTC được công bố, kể cả trong các TTCK phát triển lâu đời (Mỹ, Anh, Pháp). Các nghiên cứu đều cho thấy giá trị sổ sách trên giá trị thị trường đều có tác động dương đến SSL, quy mô công ty tác động đến SSL đem lại kết quả khác nhau về dấu của các thị trường, và chiều hướng này cũng khác nhau khi quy mô công ty kết hợp với thanh khoản. Thanh khoản hầu như mang lại kết quả tích cực đến SSL, nhưng khi kết hợp thanh khoản với các yếu tố khác thì mang lại các kết quả khác nhau. Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến SSL chứng khoán tại TTCK VN có nhiều, tuy nhiên hiện tại chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu tác động của lợi nhuận kế toán điều chỉnh, tác động đến SSL chứng khoán tại TTCK VN, ở phạm vi cả HOSE và HNX trong giai đoạn 2010 đến 2016. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thời gian công bố BCTC tác động đến SSL theo phương pháp nghiên cứu sự kiện chưa được nghiên cứu tại TTCK VN. Nhất là trong giai đoạn mới, giai đoạn mà UBCK nhà nước đặt mục tiêu nâng hạng TTCK VN từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Năm 2017 VN vẫn chưa được xếp vào nhóm thị trường mới nổi của MSCI, thì việc nghiên cứu thời gian công bố BCTC và các yếu tố tài chính công bố trên BCTC tác động đến SSL để góp phần nâng cao tính minh bạch thị trường, điều hành TTCK hiệu quả là điều mà nghiên cứu hướng tới. 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là xem xét tác động của thời gian công bố BCTC đến SSL chứng khoán, xác định và phân tích các TTTC công bố trên BCTC tác động đến SSL chứng khoán các công ty niêm yết tại TTCK VN. Do đó, luận án sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau : 6 (1) Nghiên cứu tác động của thời gian công bố BCTC đến SSL vượt trội các công ty niêm yết tại TTCK VN (2) Nghiên cứu TTTC công bố trên BCTC tác động đến SSL chứng khoán của các công ty niêm yết tại TTCK VN (3) Đề xuất các khuyến nghị liên quan đến thời gian công bố BCTC và các TTTC trên BCTC, qua đó nâng cao SSL của các CTNY. b. Câu hỏi nghiên cứu Để làm rõ các mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: (1) Yếu tố thời gian công bố BCTC tác động như thế nào đến SSL vượt trội của các CTNY trên TTCK VN? (2) Các nhà quản trị của các công ty niêm yết có thực hiện chiến lược hóa CBTT? Nghĩa là thông tin tốt từ BCTC được công bố sớm và thông tin xấu thì công bố trễ ? (3) Các yếu tố nào công bố trên BCTC tác động đến SSL chứng khoán của các công ty niêm yết trên TTCK VN? Mức động ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào? (4) Khuyến nghị nào liên quan đến thời gian công bố BCTC và các TTTC trên BCTC, qua đó nâng cao SSL của các công ty niêm yết ? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: sự tác động của thời gian công bố BCTC và TTTC công bố trên BCTC đến SSL cổ phiếu của các công ty niêm yết. Đối tƣợng khảo sát: thông tin BCTC và các đặc tính về thời gian CBTT tại các CTNY Phạm vi nghiên cứu: Các CTYNY liên tục trên TTCK VN từ 01/2010 đến 6/2016 là 484 công ty. Đây là khoảng thời gian bộ dữ liệu từ các công ty trở nên đầy đủ hơn do các quy định về CBTT dần đi vào hoàn thiện. Bên cạnh đó, số CTNY khoảng thời gian từ 2010 trở đi tăng lên khá nhiều, vì vậy mẫu nghiên cứu đủ lớn để đại diện cho đối tượng khảo sát. Các công ty này có thời gian niêm yết liên tục tại HOSE và HNX liên tục ít nhất hai năm và những công ty này đều phải công khai thông tin định kỳ, thông tin bất thường cũng như các thông tin khác theo yêu cầu của UBCKNN và Sở giao dịch. Các công ty tài chính sẽ được loại ra khỏi mẫu vì cấu trúc và chế độ kế toán có khác biệt đáng kể so với các công ty phi tài chính. 7 Thông tin được thu thập chủ yếu từ website của sở giao dịch chứng khoán TPHCM http://www.hsx.vn sở giao dịch chứng khoán Hà Nội http://www.hnx.vn, www.cophieu68.vn, UBCK NN và Thomson Reuter –Datastream. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện, phân tích định tính và phân tích định lượng. Phương pháp nghiên cứu sự kiện là nghiên cứu sự kiện công bố BCTC, cụ thể là thời gian công bố BCTC tác động đến SSL chứng khoán của các công ty. Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm nghiên cứu dựa trên tổng hợp các lý thuyết để nhận diện các yếu tố công bố trên BCTC và thời gian công bố BCTC tác động đến SSL, ảnh hưởng của các quy định về CBTT đến các CTNY trên TTCK qua các giai đoạn từ 01/2010 đến năm 06/2016. Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng phương pháp hồi qui dữ liệu bảng không cân bằng (Pooled-OLS, FEM, REM) để xác định tác động của thời gian công bố BCTC và TTTC công bố trên BCTC đến SSL cổ phiếu của các CTNY tại TTCK VN. Dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, luận án tiến hành phân tích bằng các công cụ phân tích định lượng, phần mềm sử lý số liệu Stata 12.0. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp khác như thống kê mô tả, phân tích, diễn dịch và tổng hợp ... nhằm giải quyết các câu hỏi nghiên cứu, từ đó giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Bằng cách sử dụng các kiểm định để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp và đảm bảo các điều kiện hồi quy, từ đó rút ra các kết luận và đánh giá kết quả dựa theo mục tiêu nghiên cứu để đưa ra những khuyến nghị về chính sách liên quan đến thời gian và nội dung thông tin công bố trên BCTC, qua đó nâng cao tỷ SSL của các CTNY trên TTCK VN. 1.6 Khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu SSL chứng khoán của các CTNY và TTTC. Khi đầu tư vào cổ phiếu, TTTC trên BCTC được nhiều người quan tâm để xem xét đánh giá cổ phiếu của công ty, vì BCTC thể hiện rõ nhất về hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như chiến lược về truyền thông của các nhà quản trị công ty (Givoly and Palmon (1982), Chambers and Penman (1984), Kross and Schroeder (1984), Begley
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan