Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêmyết trên sở ...

Tài liệu Thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêmyết trên sở giao dịch

.DOC
16
73
126

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM” TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nhóm ngành khoa học: Kinh tế HÀ NỘI, 2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM” TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nhóm ngành khoa học: Kinh tế Họ và tên nhóm sinh viên: Vũ Thu Hà....................................Nữ Nguyễn Thị Mỹ Phương...............Nữ Hà Phương Thảo...........................Nữ Nguyễn Thị Bích Trà....................Nữ Bùi Thị Thu Trang........................Nữ Lớp: Kế toán – Khoa: Trung tâm Tiên tiến – Chất lượng cao – POHE Năm thứ: 3 Ngành học: Kế toán Người hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Hữu Ánh HÀ NỘI, 2014 2 TÓM TẮT “Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu Chương này trình bày ngắn gọn thông tin chung và vấn đề thảo luận, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cuối cùng nêu lên những thành công mà đề tài nghiên cứu được. Chương 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết Trong chương này, tác giả trình bày khuôn khổ lý thuyết mà nghiên cứu tiến hành, bao gồm các nghiên cứu trước đây và các lý thuyết liên quan. Chương 3: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày giả thuyết và giải thich các biến số sử dụng trong mô hình. Chương 4: Thu thập dữ liệu và phân tích kết quả thực nghiệm Giới thiệu chung nhất về thị trường chứng khoán Việt Nam và Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Sau đó, trình bày về phương thức thu thập dữ liệu. Cuối cùng, mô tả về quá trình phân tích kết quả dựa trên thực nghiệm và giải thích mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu. Chương 5: Kiến nghị và kết luận Trong chương này, tác giả sẽ trình bày một số kiến nghị, cũng như bổ sung một số đề xuất. Kết quả của nghiên cứu này sẽ tốt hơn bằng cách tăng kích thước mẫu và nghiên cứu thêm các biến mới để phân tích đạt được kết quả chính xác hơn. 3 TỔNG QUAN Mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng và đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới. Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu nhưng chỉ tập trung vào thông tin lợi nhuận kế toán và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này, bài nghiên cứu không chỉ đi theo xu hướng nêu trên mà còn phát triển thêm một số chỉ tiêu mới. Như vậy, bài nghiên cứu sẽ đánh giá tác động của năm chỉ tiêu kế toán: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (BVS), lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA), tiền và tương đương tiền cuối kì (EC) đến giá cổ phiếu. Tác giả khảo sát trên 281 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2003-2012 và sử dụng mô hình Ohlson làm cơ sở lý thuyết. Sau khi xử lý số liệu, kết quả thực nghiệm cho thấy chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất trong khi tiền và tương đương tiền cuối kì cũng có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu. Nghiên cứu cũng xác nhận rằng mô hình Ohlson đã hình thành một khung lý thuyết và công cụ hữu ích trong việc nghiên cứu mối quan hệ thực tế giữa giá cổ phiếu và số liệu kế toán. Cuối cùng, nghiên cứu gợi ý phương hướng phát triển đề tài này thông qua việc thêm các biến mới vào mô hình. Tất cả kết quả của bài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm, các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư và quản trị hoặc người đang sử dụng mô hình Ohlson như là công cụ đánh giá tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 4 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong công tác quản lý ở cấp độ vi mô cũng như vĩ mô, thông tin kế toán có vai trò hết sức quan trọng. Hệ thống thông tin kế toán cung cấp thông tin tới người sử dụng bên trong và bên ngoài công ty. Các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng báo cáo tài chính để phục vụ cho quyết định đầu tư của họ, các cơ quan nhà nước sử dụng thông tin này trong lĩnh vực thuế và hoạch định chính sách kinh tế. Do đó, hệ thống thông tin kế toán phải cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như cho những quan tâm đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đối với các công ty niêm yết, quyết định của các nhà đầu tư là mua, bán hay nắm giữ cổ phiếu, vì vậy giá cổ phiếu được rất nhiều người quan tâm. Giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và một trong những nhân tố quan trọng là thông tin kế toán. Trên thế giới, mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu đã được nghiên cứu rộng rãi, các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào thông tin lợi nhuận kế toán. Tuy nhiên xu hướng nghiên cứu gần đây đã mở rộng và chú trọng đến các biến khác nữa. Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào đi theo xu hướng này, vì vậy tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu này, bên cạnh việc tiếp thu tiền đề từ nghiên cứu đi trước là phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), tác giả đưa thêm các biến mới vào mô hình: Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (BVS), Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), Lợi nhuận 5 trước thuế, Lãi vay và khấu hao ( EBITDA), Tiền và tương đương tiền cuối kì (EC). 1.2 Mục đích nghiên cứu Bài nghiên cứu được thiết kế các phương pháp tiếp cận để phân tích mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể là Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Bài nghiên cứu đề ra hai mục tiêu cụ thể sau: Phân tích khả năng ảnh hưởng của năm chỉ tiêu số kế toán: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (BVS), Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao ( EBITDA), Tiền và tương đương tiền cuối kì (EC) đến giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng dịch chứng khoánTP.Hồ Chí Minh. So sánh và nhận xét mức độ ảnh hưởng giữa các chỉ tiêu trên tới giá cổ phiếu, kết luận về chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn nhất đến giá cổ phiếu. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Dựa vào mục đích nghiên cứu nêu trên, bài nghiên cứu tập trung giải quyết mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu qua hai câu hỏi: • Mỗi chỉ tiêu kế toán có quan hệ và ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu? • Chỉ tiêu kế toán nào có tác động lớn nhất tới giá cổ phiếu? 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả hồi quy và mở rộng dựa trên lý thuyết của các nghiên cứu trước đây trên thế giới. Với phương pháp định lượng để phân tích dữ liệu thu thập được, tác giả chỉ mô tả các sự kiện thực tế với nội dung chính sẽ là kết qủa của phương pháp định lượng, mô tả và suy luận. 6 Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình Ohlson. Tính đến thời điểm hiện tại, mô hình Ohlson là mô hình có vai trò hữu ích trong các nghiên cứu thực nghiệm, biểu hiện của giá cả hoặc giá trị thị trường vốn cổ phần về giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu hiện hành, các khoản thu nhập hiện tại, cổ tức hiện tại và giá trị khác có thông tin liên quan. Dựa trên xu hướng chung của các nghiên cứu trước đây trên thế giới, EPS và BVS tiếp tục là hai biến độc lập trong mô hình. Bên cạnh đó, nhóm tác giả phát triển thêm mô hình Ohlson bằng cách đưa thêm các biến độc lập vào mô hình như EBIT, EBITDA và EC để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu một cách toàn diện hơn. Dữ liệu kế toán được thu thập trong giai đoạn 2003-2012, tập chung chủ yếu vào ba báo cáo kế toán: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 1.5 Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa chỉ số kế toán và giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh trong mười năm từ 2003 đến 2012. Sở dĩ nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty phi tài chính vì hiện nay trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh có rất nhiều loại hình công ty, ngoài công ty phi tài chính ra còn có các công ty tài chính và ngân hàng với đặc điểm ngành nghề kinh doanh mang tính đặc biệt. Do vậy, do giới hạn thời gian và dữ liệu, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 281 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. 7 CHƯƠNG 2 THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH 2.1 Thảo luận và phân tích kết quả thực nghiệm Với bài nghiên cứu thực nghiện tác động của năm chỉ tiêu đến MPS, tác giả sử dụng mô hình Ohlson: = + + + EBIT + EBITDA + EC + (1) Trong đó: là giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu củ a công ty i tại ngày cuối cùng của năm tài chính t, đã được công bố trên các báo cáo tài chính. là giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu của công ty i tại ngày kết thúc năm tài chính t. là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t. EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty i trong năm t. EBITDA là lợi nhuận trước thuế, lãi vay, và khấu hao của công ty i trong năm t. EC là tiền và các khoản tương đương tiền củ a công ty i tại ngày cuối cùng của năm tài chính t. e là một sai số ngẫu nhiên với phương sai liên tục và có giá trị bằng 0. Mối quan hệ của các biến trong mô hình hổi quy bội được thể hiện qua mô hình sau: MPS = 9.083 + 0.13 ECit + 0.438 EPSit + eit Kết quả từ mô hình trên cho thấy EPS và EC cùng có tác động dương hay tác động cùng chiều đến MPS. Kết quả phân tích thực nghiệm hoàn toàn đúng với lý thuyết đã trình bày ở các phần trên và đúng theo các nghiên cứu trước đây: các chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tiền và tương đương tiền cuối kì 8 có tác động mạnh mẽ đến chỉ tiêu MPS. Tuy nhiên, nếu xét riêng hai chỉ số này, EPS có khả năng dự báo MPS tốt hơn EC. Biến độc lập EPS EC Hệ số góc Beta Giá trị p 0.438 0.130 0.000 0.000 Hệ số hồi quy Giá trị điều chỉnh 0.235 F 23.040 Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của EPS và EC đến MPS của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM giai đoạn 2003-2012.  Giá trị F: Giá trị F trong mô hình hồi quy đa tuyến tính cho thấy kết quả phân tích hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu. Ở mức ý nghĩa thống kê 1% cho kết quả giá trị F là 23,04.  Giá trị P: Cả hai chỉ tiêu EPS và EC đều có tác động đáng kể đến chỉ tiêu MPS.  Hệ số hồi quy điều chỉnh R²: R² = 0,235 có nghĩa là hai chỉ tiêu EPS và EC giải thích được 23,5% chỉ tiêu MPS. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi phân tích đơn lẻ mỗi chỉ tiêu này thì EPS chỉ giải thích được 22% thấp hơn 23,5% là sức mạnh giải thích của các biến khi sử dụng mô hình thích hợp. Vì vậy, tác động gia tăng của biến EC đã làm tăng sức mạnh giải thích của mô hình lên 1,5%. Hiện tượng đa cộng tuyến là nguyên nhân chỉ có hai chỉ tiêu EPS và EC có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy bội đánh giá tác động của các chỉ tiêu đến MPS. Nói cách khác, ba biến độc lập còn lại là EBIT, EBITDA và BVS có sự phụ thuộc tuyến tính cao. Nhằm đánh giá tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc MPS mà không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính hai biến. Kết quả được thể hiện qua bảng sau: 9 Biến độc lập Hệ số góc EPS 0.438 EC 0.130 EBIT 0.105 EBITDA 0.085 Kết quả phân tích thực nghiệm tác động các chỉ sổ đến MPS của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM giai đoạn 2003-2012 Qua kết quả phân tích thực nghiệm tác động đơn lẻ của các chỉ tiêu, ở mức ý nghĩa thống kê 5%, ngoại trừ chỉ tiêu BVS, bốn chỉ tiêu còn lại là EPS, EC, EBIT và EBITDA có ảnh hưởng tích cực và cùng chiều với MPS. Trong đó, chỉ tiêu lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu EPS có sức mạnh giải thích giải thích về giá thị trường của mỗi cổ phiếu cao hơn ba chỉ tiêu còn lại. Tác động của EPS đối với MPS ở nghiên cứu này là 0.438 nghĩa là khi giá trị EPS biến động tăng 100 đồng thì giá trị MPS sẽ biến động tăng 43.8 đồng. Tương tự với các chỉ tiêu EC, EBIT và EBITDA có tác động đến MPS lần lượt là 0.130; 0.105 và 0.085 Kết quả phân tích hàm hồi quy tuyến tính hai biến hoàn toàn đúng với kết quả phân tích hàm hồi quy đa bội ở trên. Cụ thể, chỉ tiêu EPS và EC có khả năng giải thích chỉ tiêu MPS hơn các chỉ tiêu còn lại đặc biệt là EPS. Trong mô hình này, giá trị của các chỉ tiêu chỉ tương ứng với công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Nếu chọn mẫu nghiên cứu là toàn bộ các công ty niêm yết thì giá trị của các hệ số hồi quy của mô hình có thể thay đổi nhưng không làm thay đổi chiều hướng tác động của các biến trong mô hình đến giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu. CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN 10 3.1 Kết luận Mô hình này được thiết lập trong lý thuyết về tài chính mà giá trị của tài sản có thể được xác định bằng cách chiết khấu các khoản lợi ích dự kiến của chủ sở hữu trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu ở chi phí cơ hội của vốn. Áp dụng khái niệm này để hình thành nên mô hình chiết khấu cổ tức đã trở thành một phương pháp định giá cổ phiếu tiêu chuẩn. Tuy nhiên, mô hình này chỉ được nói đến nhiều trong lý thuyết, còn trên thực tế nó khó có thể được áp dụng vì nó liên quan đến dự toán cổ tức trong tương lai cho việc tiếp tục hoạt động của công ty. Đây cũng là khó khăn để áp dụng mô hình này cho các công ty tăng trưởng nhanh mà giữ lại hầu hết thu nhập của công ty và chỉ phân phối cho cổ đông một ít cổ tức hoặc không có gì trong khoảng thời gian đầu tư. Vì các lí do như vậy nên những cố gắng đáng kể đã được thực hiện để phát triển việc xác định giá trị mô hình liên kết giá cổ phiếu với các biến khác ngoài cổ tức có liên quan trực tiếp đến hoạt động của công ty. Một cách tiếp cận có thể là dùng chiết khấu dòng tiền tự do hơn là dòng cổ tức để ước tính giá trị của công ty. Giá trị nợ có thể được khấu trừ để xác định gía trị vốn cổ phần. Một phương pháp tiếp cận thay thế là tập trung vào các biến kế toán khi các biến này luôn có sẵn và được dùng để đo lường hiệu suất tài chính. Những phát triển ban đầu tập trung chủ yếu vào thu nhập, nhưng vài năm gần đây đã chuyển đổi mô hình là tập trung thêm vào giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Dựa trên khái niệm thu nhập hoặc thu nhập bất thường, họ liên kết các biến số kế toán với nhau chứ không phải cổ tức, họ vẫn yêu cầu ước tính giá trị các biến số cho hoạt động kinh doanh trong tương lai của công ti. Để giải quyết vấn đề này, Ohlson (1995) đã được áp dụng như một khuôn khổ lý thuyết chung áp dụng cho các nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ về mặt giá trị của các biến kế toán khác nhau. 3.2 Đóng góp của đề tài nghiên cứu 11  Đóng góp về mặt khoa học: Bài nghiên cứu đã tổng hợp, đánh giá mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu, cụ thể là các chỉ tiêu EPS, EC, EBIT và EBITDA. Thêm vào đó, bài nghiên cứu đã đưa ra định hướng và lựa chọn về mô hình lý thuyết giúp thiết lập mối quan hệ giữa thông tin kế toán và quyết định đầu tư nhằm bổ sung thông tin cho các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh nói chung và các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán nói riêng. Kết quả đề tài đã chỉ ra: EPS và EC là hai chỉ tiêu quan trọng trong việc đưa ra dự báo về MPS. Mức độ hai chỉ tiêu này đem lại là 23,75% và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 10%. Ngoài ra hai chỉ tiêu EBIT và EBITDA cũng có ảnh hưởng đáng kể trong việc dự báo MPS.  Đóng góp về mặt thực tiễn: Bài nghiên cứu sẽ đưa ra những phân tích đầy đủ khoa học cũng như phương hướng và một số đề xuất cho các nhà đầu tư, nhà quản lý và các đối tượng quan tâm khác đưa ra các quyết định dựa trên mối quan hệ giữa thông tin và giá cổ phiếu. Qua nghiên cứu này cho thấy, bộ phận kế toán của các công ty nên tập trung vào các chỉ tiêu EPS, EC, EBIT và EBITDA. Muốn vậy, các số liệu lợi nhuận ròng, cổ tức cổ phiếu ưu đãi, vốn chủ sở hữu cần được tính toán một cách chính xác và cẩn thận. Dựa trên các chỉ tiêu này, các nhà đầu tư nên sử dụng mô hình này để dự báo giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu (MPS) và đưa ra quyết định đầy tư sáng suốt. Mặc dù, mô hình này mới đem lại kết quả là 23,75% nhưng bài nghiên cứu đã sử dụng đến 1100 mẫu quan sát trong khoảng thời gian tương đối dài từ năm 2003 đến 2012.  Đóng góp về phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu đã mở ra dòng nghiên cứu thực chứng trong kế toán và được thực nghiệm ở Việt Nam. Cụ thể, tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định giả thuyết của mô hình Ohlson. 12  Đóng góp khác: Tác giả đã luận giải một cách khoa học các kết quả nghiên cứu trước đây, đã tìm ra được điểm tương đồng và khác biệt giữa nghiên cứu này với các nghiên cứu đó để đưa ra những đề xuất, những kiến nghị về hướng nghiên cứu trong tương lai. 3.3 Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai Trong những bài nghiên cứu tiếp theo nên tập trung giải quyết những điểm hạn chế mà nghiên cứu này chưa làm được như sau:  Mở rộng quy mô đề tài nghiên cứu, tức là không chỉ tập trung vào các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, phải tiến hành nghiên cứu tập hợp tất cả công ty niêm yết không phân biệt tài chính hay phi tài chính ở cả hai Sở giao dịch chứng khoán TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Từ đó kết quả phân tích thực nghiệm sẽ giúp các nhà đầu tư, những người quan tâm có cái nhìn đa chiều, sâu rộng hơn về thị trường chứng khoán.  Tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu , không chỉ dừng lại ở hai biến kế toán là thông tin lợi nhuận và vốn chủ sở hữu mà còn mở rộng ra các biến khác. Vì qua kết quả phân tích thực nghiệm của nghiên cứu này cho thấy chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tiền, tương đương tiền cuối kì (EC) tác động 23.5% đến giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu (MPS). Do đó, còn 76.5% là tác động của các yếu tố khác. Trong tương lai, các bài nghiên cứu có thể đưa thêm các biến như khoản phải thu, khoản phải trả, dòng tiền tự do,… vào mô hình.  Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu không chỉ dừng lại ở mô hình hồi quy đa tuyến tính bình phương nhỏ nhất mà nên sử dụng thêm mô hình hồi quy đa tuyến tính một chiều và hai chiều cố định. 13 Tài liệu tham khảo 14 - Atiase, R. (1985) ‘Pre-disclosure information, firm capitalization, and security price behavior around earnings announcements’, Journal of Accounting Research, Vol. 23, Spring, pp.21–35. - Barth, M., Beaver, W. and Landsman, W. (1998) ‘Relative valuation roles of equity book value and net income as a function of financial health’, Journal of Accounting and Economics, Vol. 25, pp.1–34. - Basu, S. (1997) ‘The conservatism principle and the asymmetric timeliness of earnings’, Journal of Accounting Economics, Vol. 24, pp.3–37. - Beaver, W.H., Lambert, R.A. and Morse, D. (1980) ‘The information content of security prices’, Journal of Accounting and Economics, Vol. 2, pp.3–28. - Collins, D.W., Kothari, S.P., Shanken, J. and Sloan, R.G. (1994) ‘Lack of timeliness versus noise as explanations for low contemporaneous return-earnings association’, Journal of Accounting and Economics, Vol. 18, pp.289–324. - Defond, M. and Hung, M. (2004) ‘Investor protection and corporate governance: evidence from worldwide CEO turnover’, Journal of Accounting Research, Vol. 42, No. 2, pp.269–312. - Francis, J., Khurana, I. and Pereira, R. (2003) ‘The role of accounting and auditing in corporate governance and the development of financial markets around the world’, Asia-Pacific Journal of Accounting and Economics, Vol. 10, No. 2, pp.1–30. - Kormendi, R. and Lipe, R. (1987) ‘Earnings innovations, earnings persistence, and stock returns’, Journal of Business, Vol. 60, pp.323–345. - Lipe, R.C., Bryant, L. and Widener, S. (1998) ‘Do nonlinearity, firmspecific coefficients, and losses represent distinct factors in the relation between stock returns and accounting earnings?’, Journal of Accounting and Economics, Vol. 25, pp.195–214. 15 - Loftus, J. and Sin, S. (1997) ‘Earnings and cash flows from operations as measures of performance: the role of accruals’, Accounting and Finance, Vol. 37, pp.147–161. - Martikainen, T., Kallunki, J. and Perttunen, J. (1997) ‘Finnish earnings response coefficients: the information content of losses’, The European Accounting Review, Vol. 6, No. 1, pp.69–81. - Ohlson, J. (1995) ‘Earnings, book values and dividends in security valuation’, Contemporary Accounting Research, Vol. 11, No. 2, pp.661–788. - Owusu-Ansah, S. and Leventis, S. (2006) ‘Timeliness of corporate annual financial reporting in Greece’, European Accounting Review, Vol. 15, No. 2, pp.273–287. - Pritchard, N.J. (2002) ‘The relationship between accounting numbers and returns in the Baltic stock markets’, Discussion Paper 2002/06, Heriot-Watt University. - Ramesh, K. and Thiagarajan, S.R. (1993) ‘Estimating the permanent component of accounting earnings using the unobservable components model: implications for price-earnings research’, Journal of Accounting. Auditing and Finance, Fall, pp.399–425. - Sin, S. and Watts, E. (2000) ‘The information content of losses: shareholder liquidation option and earnings reversals’, Australian Journal of Management, Vol. 25, No. 3, pp.327–337. - Subramanyan, K. and Wild, J. (1996) ‘The going concern assumption and the informativeness of earnings’, Contemporary Accounting Research, Vol. 13, pp.251–273.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan