Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên báo cần thơ và báo đồng k...

Tài liệu Thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên báo cần thơ và báo đồng khởi

.PDF
163
26
129

Mô tả:

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề, luận văn khảo sát, phân tích nội dung và hình thức truyền tải thông điệp khởi nghiệp sáng tạo trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông điệp khởi nghiệp sáng tạo trên hai tờ báo trong thời gian tới.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VÕ QUỐC THÁI THÔNG ĐIỆP VỀ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO THANH NIÊN TRÊN BÁO CẦN THƠ VÀ BÁO ĐỒNG KHỞI LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Vĩnh Long - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VÕ QUỐC THÁI THÔNG ĐIỆP VỀ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO THANH NIÊN TRÊN BÁO CẦN THƠ VÀ BÁO ĐỒNG KHỞI Chuyên ngành: Báo chí học định hƣớng ứng dụng Mã số: 8320101.01 (UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học thạc sĩ khoa học PGS.TS Vũ Quang Hào Vĩnh Long - 2020 TS. Phạm Hải Chung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Hải Chung. Nội dung và các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét và nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và khách quan, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Luận văn kế thừa có chọn lọc, các trích dẫn những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Võ Quốc Thái LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã gặp không ít khó khăn trong việc khảo sát, phỏng vấn, tài liệu nghiên cứu, nhưng tôi luôn có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội). Các thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Hải Chung, người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn tốt nhất. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Trong khoảng thời gian nghiên cứu hạn chế, chắc chắn luận văn vẫn còn những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Võ Quốc Thái MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................8 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................7 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................. 8 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .................................................................. 13 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ 13 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu............................................................ 13 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................................. 14 7. Bố cục luận văn ..................................................................................................... 15 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THÔNG ĐIỆP VỀ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO THANH NIÊN TRÊN BÁO CHÍ .......................................................17 1.1. Truyền thông và thông điệp truyền thông trên báo chí ................................17 1.1.1. Truyền thông ....................................................................................................17 1.1.2. Thông điệp truyền thông trên báo chí .............................................................23 1.2. Khởi nghiệp sáng tạo ........................................................................................28 1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................29 1.2.2. Thanh niên .......................................................................................................31 1.3. Vai trò báo chí trong việc chuyển tải thông điệp khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên…. ...........................................................................................................32 1.4. Nội dung thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên báo chí 33 1.5. Yêu cầu của thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo ...........................................36 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THÔNG ĐIỆP VỀ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO THANH NIÊN TRÊN BÁO CẦN THƠ VÀ BÁO ĐỒNG KHỞI ............40 2.1. Giới thiệu cơ quan báo chí khảo sát ...............................................................40 2.1.1. Báo Cần Thơ....................................................................................................40 2.1.2. Báo Đồng Khởi ................................................................................................41 2.1.3. Tiêu chí và số lượng tin, bài khảo sát .............................................................42 2.2. Thực trạng nội dung thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên………………………………………………………………………………...43 1 2.2.1. Thông điệp về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về khởi nghiệp sáng tạo… .................................................................................................................43 2.2.2. Thông điệp về những điển hình startup thành công ........................................47 2.2.3. Thông điệp về xây dựng tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ................................53 2.2.4. Thông điệp về những mô hình, sản phẩm ứng dụng công nghệ mới...............57 2.2.5. Thông điệp về hoạt động huấn luyện và đào tạo kỹ năng khởi nghiệp ...........61 2.2.6. Thông điệp về chất lượng startup và nguồn nhân lực trình độ cao ................63 2.2.7. Thông điệp về kết nối nhà đầu tư và cộng đồng khởi nghiệp..........................68 2.3. Phƣơng thức truyền tải thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi ...................................................................70 2.3.1. Về số lượng và cách đặt tiêu đề (tít)................................................................70 2.3.2. Thể loại ............................................................................................................72 2.3.3. Ngôn ngữ .........................................................................................................75 2.3.4. Thông tin “nhiều cửa” ....................................................................................76 2.4. Đánh giá chung .................................................................................................78 2.4.1. Ưu điểm ...........................................................................................................78 2.4.2. Hạn chế............................................................................................................79 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG ĐIỆP VỀ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO THANH NIÊN TRÊN BÁO CẦN THƠ VÀ BÁO ĐỒNG KHỞI .............................................................81 3.1. Một số vấn đề đặt ra trong truyền tải thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo trên báo chí ĐBSCL………………………………………………………………81 3.2. Một số giải pháp .............................................................................................813 3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về sự cần thiết truyền tải thông điệp khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên ................................................................................83 3.2.2. Giải pháp đổi mới nội dung và phương thức truyền tải thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo .........................................................................................................86 3.2.3. Giải pháp nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng truyền tải thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo .................................................................................................90 2 3.3. Một số kiến nghị ...............................................................................................92 3.2.1. Kiến nghị với cơ quan Đảng và quản lý Nhà nước .........................................92 3.2.2. Kiến nghị với Ban Biên tập .............................................................................94 KẾT LUẬN……. .....................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DNKN Doanh nghiệp khởi nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐVT Đơn vị tính KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn Nxb Nhà xuất bản VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam PV Phóng viên PVS Phỏng vấn sâu TM&DV Thương mại và Dịch vụ TNCS Thanh niên Cộng sản TNHH SX&CB Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và chế biến TS Tiến sĩ TTXVN Thông tấn xã Việt Nam USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ 4 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ truyền thông 2 chiều của Shannon và Weaver năm 1948...............19 Hình 1.2. Sơ đồ miêu tả chu trình truyền thông ........................................................22 5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nội dung các startup đề xuất về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi ....................................................................... 45 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi ....................................................................... 49 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ giới tính của thanh niên làm chủ một startup trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi. ........................................................................................................ 50 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ mô hình, sản phẩm khởi nghiệp theo ngành nghề trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi. ............................................................................................ 57 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ bài viết đề xuất giải pháp xây dựng nguồn nhân lực trình độ cao và nâng cao chất lượng startup trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi. .................... 64 Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ số lượng các bài viết theo thể loại đăng trên Báo Cần Thơ………………………………………………………………………… ............ 73 Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ số lượng các bài viết theo thể loại đăng trên Báo Đồng Khởi………………………………………………………………………… .......... 73 Biểu đồ 2.8. Biểu đồ so sánh việc sử dụng ngôn ngữ trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi ................................................................................................................. 76 Biểu đồ 2.9. Số lượng bài viết sử dụng hình ảnh trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi ........................................................................................................................... 78 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng bài viết về điển hình startup theo từng loại hình. ......................48 Bảng 2.2. Tỷ lệ ngành nghề của các điển hình startup trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi. ................................................................................................................50 Bảng 2.3. Tỷ lệ về trình độ thanh niên làm chủ startup trong bài báo đăng trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi……………………………………………………….51 Bảng 2.4. Tỷ lệ bài viết nói về yếu tố tạo động lực khởi nghiệp của thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi……………………...………………………….. 54 Bảng 2.5. Tỷ lệ nội dung trong các bài viết về hoạt động huấn luyện- đào tạo kỹ năng khởi nghiệp trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi. .........................................61 Bảng 2.6. Tỷ lệ cách rút tít bài báo trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi. .............71 Bảng 2.7. Tỷ lệ các hình thức được sử dụng tổ chức thông tin “nhiều cửa” trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi......................................................................................76 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Startup (khởi nghiệp sáng tạo) là một trong những cụm từ được nhắc đến nhiều trong thanh niên và xã hội những năm gần đây. Môi trường và cơ hội khởi nghiệp hiện nay ở nước ta rất thuận lợi để ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của các bạn trẻ có cơ hội ươm mầm và ngày càng lớn mạnh. Trong xu thế hội nhập và nền kinh tế của đất nước ngày càng mở rộng, khởi nghiệp đang rất thuận lợi và là xu thế tất yếu với giai đoạn phát triển mới của bất cứ quốc gia nào. Trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ phát động Chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2016 - 2021, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta đang ở thời kỳ dân số vàng, dân số trẻ rất đông, đó là cơ hội vàng, thời điểm vàng của khởi nghiệp. Nền kinh tế nước ta đang dần chuyển dịch mô hình sang năng suất cao hơn, kỹ thuật cao hơn, sáng tạo cao hơn. Nước ta có trên 90 triệu dân nhưng mới chỉ có gần 600 nghìn doanh nghiệp. Chúng ta đang ở mức rất thấp về tỷ lệ doanh nghiệp trên dân số. Cần phải đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, khơi dậy tinh thần kinh doanh, khả năng sáng tạo, sự năng động của cả quốc gia, đặc biệt là thế hệ trẻ…” [4]. Hiện nay, Đảng và Nhà nước cùng nhiều tổ chức, cá nhân đã tích cực tham gia vào việc hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Tuy nhiên, thanh niên gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin về các nguồn đầu tư, các chương trình và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là thông tin về chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho khởi nghiệp. Năng lực khởi nghiệp của thanh niên chưa cao, đặc biệt là trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nguyên do là việc đào tạo, hỗ trợ năng lực khởi nghiệp tuy đã có nhưng còn rời rạc và chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh hiệu quả. Số lượng startup ở nước ta tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn còn thấp, với khoảng 3.000 DNKN so với hơn 24 triệu thanh niên trong cả nước. Báo chí với vai trò là phương tiên thông tin, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước; đóng vai trò như một nền tảng hỗ trợ các startup, vừa quảng bá đưa sản phẩm 8 ra ngoài thị trường và kết nối hệ thống cộng đồng khởi nghiệp với nhau, đồng thời truyền cảm hứng khởi nghiệp cho giới trẻ. Thành phố Cần Thơ và tỉnh Bến Tre vốn là hai địa phương đi đầu trong phong trào khởi nghiệp của khu vực ĐBSCL. Tại thành phố Cần Thơ, mỗi năm có hơn 1.000 doanh nghiệp mới ra đời với ưu thế là trung tâm của vùng ĐBSCL. Còn tại Bến Tre, chỉ tính từ năm 2016 đến tháng 6-2019, toàn tỉnh có 2.890 doanh nghiệp được thành lập mới, trong đó có 243 DNKN. Thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi đã xây dựng nhiều chuyên mục phản ánh toàn diện về khởi nghiệp của tuổi trẻ. Song, làm thế nào để thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo được phản ánh đạt hiệu quả cao trên báo chí là vấn đề cần được nghiên cứu thấu đáo, giúp các nhà quản lý, người làm truyền thông nhận ra những ưu điểm, hạn chế trong công tác truyền thông về khởi nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, cần nghiên cứu và phân tích thông điệp về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên 2 báo. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông về khởi nghiệp cho thanh niên. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi (khảo sát trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019)”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nào nghiên cứu đề tài: “Thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi”. Tuy nhiên, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về khởi nghiệp, mối quan hệ giữa truyền thông với khởi nghiệp, dưới góc nhìn kinh tế học và chính sách công. 2.1. Những công trình nghiên cứu về khởi nghiệp Dan Senor và Saul Singer - đồng tác giả của cuốn sách “Quốc gia khởi nghiệp” [5], đã kể câu chuyện thần kỳ, đầy sáng tạo của Israel. Từ một quốc gia 9 nhỏ, không có tài nguyên, tuy vậy, Israel đã có hàng ngìn doanh nghiệp “startup” ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Quyển sách này có thể trả lời cho những thắc mắc làm thế nào một đất nước nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa sự thù địch của các quốc gia lân cận, đối phó với những cuộc chiến giữ vững bờ cõi mà vẫn tạo ra sự sáng tạo vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ, quân sự và dân sự, trở thành một quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Trong đó, ba yếu tố then chốt làm nên thành công của Israel là tinh thần khởi nghiệp, sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và nguồn vốn con người. Eric Ries, tác giả cuốn sách “Lean Startup” [9], đã nêu ra sự khác biệt trong phương pháp quản trị giữa các doanh nghiệp truyền thống và DNKN. Khởi nghiệp tinh gọn là chính sách nhằm hỗ trợ xây dựng công ty khởi nghiệp dựa trên cải tiến thể chế, phương thức quản trị. Khởi nghiệp tinh gọn hướng dẫn bạn thực hiện vòng xoay Xây dựng - Đo lường - Học hỏi, phản hồi với kim chỉ nam là tầm nhìn chiến lược để đưa đến sản phẩm trong quá trình tối ưu hóa. Cuốn sách “Khởi nghiệp dẫn đầu cuộc đua” [14] của Group Quản trị và Khởi nghiệp, đã hệ thống hệ thống khái niệm và các yếu tố quan trọng của khởi nghiệp, phân biệt khái niệm khởi nghiệp, startup hay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Luận văn thạc sĩ của Trương Đặng Thu Hiền với đề tài “Thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” [17], tập trung đánh giá chính sách khởi nghiệp đã được ban hành, điều chỉnh và bổ sung những giải pháp thực hiện tốt chính sách hỗ trợ thực hiện tốt chính sách khởi nghiệp thời gian tới. Trong đó, báo chí góp phần tăng cường hiệu quả tuyên truyền những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp. “Càng tăng cường tuyên truyền bằng nhiều cách, nhiều hình thức khác nhau, càng thu hút nhiều người dân biết đến chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, hiểu rõ chính sách hỗ trợ và hình thức tham gia chương trình hỗ trợ DNKN, khả năng thành công và thời gian khởi nghiệp được rút ngắn” [17; tr.65]. 10 Nguyễn Đăng Nhật Minh, tác giả cuốn sách “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Tư duy và công cụ” [31], cung cấp phương pháp tiếp cận và tư duy trong khởi nghiệp lấy cảm hứng từ trào lưu khởi nghiệp tinh gọn. Tác giả đã phân tích các cấu phần hệ sinh thái khởi nghiệp, phân biệt một số vai trò trong hệ sinh thái khởi nghiệp, trong đó truyền thông, báo chí với vai trò truyền cảm hứng giúp bạn trẻ lựa chọn con đường khởi nghiệp phù hợp. 2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thông điệp truyền thông Khởi nghiệp sáng tạo không chỉ là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, mà còn là vấn đề thời sự được cộng đồng xã hội nói chung và giới trẻ rất quan tâm. Từ thực tế đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thông điệp truyền thông, mối quan hệ báo chí với khởi nghiệp nhằm truyền tải thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo. Nghiên cứu về lý thuyết truyền thông có “Truyền thông xã hội” [2], của tác giả Phạm Hải Chung và Bùi Thu Hương (chủ biên). Công trình đã hệ thống các khái niệm, xu hướng phát triển của truyền thông xã hội; đồng thời, phân tích những thách thức đặt ra cho các phương tiện thông tin đại chúng đối với thói quen tiếp nhận thông tin mới của công chúng qua truyền thông xã hội. Nguyễn Văn Dững - tác giả công trình “Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường)” [6], nêu rõ vai trò của báo chí đối với việc phát huy sức mạnh của dư luận xã hội, năng lực giám sát của báo chí. Đồng thời, chỉ ra những đặc điểm của báo chí hiện đại và một số vấn đề về tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người làm báo. Tác giả Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và Đỗ Thị Thu Hằng với công trình nghiên cứu “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” [8], đã hệ thống các khái niệm, đặc điểm, mô hình, dạng thức về truyền thông, truyền thông đại chúng, lý thuyết về thông điệp truyền thông. Đặc biệt, tác giả đã nêu 10 bước thiết kế thông điệp theo quan điểm của William McGuire nhằm tạo khả năng thuyết phục trong hoạt động truyền thông, từ đó đối tượng thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi. Trong lý thuyết này, còn cập nhật thêm 4 yếu tố có thể bảo đảm chuyển tải thông điệp 11 thành công và hiệu quả, gồm: “Độ tin cậy của nguồn phát, dạng thức thông điệp, kênh chuyển tải và đối tượng tiếp nhận” [8; tr.71]. Hai tác giả Jeff Ansell và Jeffrey Lees - đồng tác giả cuốn sách “Khi bạn trở thành tâm điểm của Truyền thông, bí quyết kiểm soát truyền thông” [10]. Cuốn sách đã đưa ra khái niệm về thông điệp, đồng thời phân loại thông điệp truyền thông. “Thông điệp truyền thông gồm các thể loại, gồm: Thông điệp tin trong cuộc, Thông điệp lược thuật, Thông điệp đối tác, Thông điệp dữ liệu, Thông điệp sắc thái, Thông điệp thúc giục hành động và Thông điệp dự phòng” [10; tr.132-136]. Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên công trình“Báo chí và Truyền thông đa phương tiện” [13], tập trung lý giải những vấn đề căn bản về lý thuyết và thực tiễn của báo chí và truyền thông đa phương tiện. Có thể kể đến như đặc trưng của báo chí đa phương tiện, truyền thông đa phương tiện và ảnh hưởng của xã hội của chúng; xu hướng phát triển của báo chí thế giới trong kỷ nguyên số. Cuốn sách nêu rõ các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí đa phương tiện, từ việc xác định đề tài, hình thành ý tưởng; thu thập, khai thác và xử lý thông tin đến việc xây dựng kịch bản thô cho “câu chuyện” đa phương tiện, sản xuất và truyền tải thông tin qua các phương tiên như: ảnh, video, audio, thông tin đồ họa, các chương trình tương tác… Luận văn thạc sĩ “Vai trò của báo chí trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp” [20], của Đào Xuân Hưng, phân tích các yếu tố, điều kiện thuận lợi, khó khăn về việc báo chí thông tin hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu; khảo sát thực trạng thông tin, tuyên truyền của báo chí đối với việc bảo vệ và phát triển thương hiệu, vai trò tuyên truyền của báo chí đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nhóm tác giả: Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu với công trình nghiên cứu “Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại” [26], đề cập đến một số xu hướng của báo chí truyền thông hiện nay. Dù chưa bao quát hết được tất cả các lĩnh vực của báo chí và truyền thông hiện đại, nhưng ở mỗi góc nhìn, các tác giả đã cố gắng vừa bao quát được những đặc 12 điểm chung về xu hướng của loại hình, vừa có những kiến giải riêng vào từng góc độ tiếp cận. Đặc biệt, cuốn sách đã giới thiệu những xu hướng báo chí (báo chí dữ liệu, báo chí di động, siêu tác phẩm báo chí) trước bối cảnh cuộc “chạy đua thông tin” với mạng xã hội. Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Là với đề tài: “Thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa” [29], tập trung phân tích về lý luận chung quan hệ truyền thông giữa báo chí và doanh nhân trên báo in. Đề tài phân tích và đánh giá thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa, đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp về doanh nhân trên báo in. Nguyễn Thành Lợi, tác giả cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” [30], đã giới thiệu khái quát về các vấn đề khá mới mẻ đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới. Điển hình như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông. Tác giả cũng làm rõ cách thức xây dựng kế hoạch truyền thông cho một chủ đề cụ thể, phương thức sử dụng đa phương tiện, thông tin đồ họa cho báo chí hiện đại. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Nhung với đề tài: “Hình ảnh doanh nhân Việt Nam trên báo in kinh tế” [33], tập trung phân tích các bài viết đã khảo sát mang thông điệp về hình ảnh doanh nhân trên báo in kinh tế. Những phương thức chuyển tải, ngôn ngữ đến loại hình thể hiện, đồng thời, khuyến nghị những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng hình ảnh doanh nhân Việt Nam trên báo in kinh tế. Những công trình nghiên cứu trên đã giúp tác giả có thêm cơ sở lý luận thực tiễn và kế thừa những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa. Theo tác giả, đây là đề tài mới, hơn nữa thời gian, phạm vi khảo sát của đề tài luận văn không trùng với bất cứ công trình khoa học nào trước đó. 13 3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề, luận văn khảo sát, phân tích nội dung và hình thức truyền tải thông điệp khởi nghiệp sáng tạo trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông điệp khởi nghiệp sáng tạo trên hai tờ báo trong thời gian tới. 3.2. Nội dung nghiên cứu Tác giả luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thông điệp khởi nghiệp sáng tạo; khảo sát thực trạng nội dung và hình thức truyền tải thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên 2 báo trong 1 năm (2019). Đề tài đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông điệp khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên 2 báo trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi (bao gồm báo in và báo điện tử). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về thông điệp khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên các sản phẩm của Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi. Thời gian nghiên cứu và khảo sát: Từ tháng 01-2019 đến tháng 12-2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu công cụ cơ bản, như: Phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, nghiên cứu thứ cấp và khảo sát thực tiễn. Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích nội dung trong 639 tin, bài viết về đề tài khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 256 tin, bài đăng trên Báo Đồng Khởi và có 383 tin, bài đăng trên Báo Cần Thơ. Qua đó, nghiên cứu cách truyền tải, thể hiện thông điệp khởi nghiệp sáng tạo ở các khía cạnh, như: Các chủ đề, cách mô tả, hình 14 ảnh, ngôn ngữ sử dụng trên hai tờ báo. Về mặt định lượng, tác giả phân tích nội dung bằng cách lập bảng mã (codebook) nhằm khảo sát tần suất xuất hiện thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo trên các bài viết trong thời gian khảo sát. Phương pháp nghiên cứu thứ cấp: Tác giả nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước và các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước, bao gồm các tài liệu về truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội và khởi nghiệp sáng tạo, thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả phỏng vấn 7 người thuộc các nhóm đối tượng sau: Nhóm 1: Phỏng vấn thành viên Ban Biên tập 2 báo. Nhóm 2: Phỏng vấn PV phụ trách lĩnh vực khởi nghiệp (mỗi tờ báo khảo sát, phỏng vấn 1 PV). Nhóm 3: Phỏng vấn 2 startup và 1 cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đánh giá hiệu quả công tác truyền thông của báo chí, đặc biệt là ở lĩnh vực khởi nghiệp trong thanh niên. Kết quả nghiên cứu góp phần đưa ra những góc nhìn mới, đa diện và những yêu cầu đặt ra trong vấn đề thông tin về vấn đề khởi nghiệp sáng tạo của người làm báo. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần nhận diện những ưu điểm, hạn chế tronng chuyển tải thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên 2 báo: Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi. Kết quả nghiên cứu đề tài “Thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi”, là tài liệu bổ ích để người làm báo tham khảo, khai thác, từ đó đề ra giải pháp tuyên truyền về phong trào khởi nghiệp hiệu quả hơn. Kết quả khảo sát cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước thấy rõ hơn bối cảnh về phong trào khởi nghiệp của thanh niên, từ đó có những điều chỉnh, đề xuất giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy, cổ vũ phong trào khởi nghiệp trong thanh niên. 15 7. Bố cục của luận văn Để giải quyết đề tài luận văn “Thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi”, ngoài phần mở đầu nêu lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài, luận văn có 3 chương, gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên báo chí. Chương 2: Thực trạng thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan