Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự trong luật tố tụng dân sự việt nam...

Tài liệu Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự trong luật tố tụng dân sự việt nam

.PDF
95
109
115

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT – BỘ MÔN TƯ PHÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỜI HẠN, THỜI HIỆU GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TRONG LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Giáo viên hướng dẫn Trương Thanh Hùng Sinh viên thực hiện Quách Ngọc Ly Nhân MSSV: 5043986 Lớp: Luật thương mại – K30 Cần Thơ – 5/2008 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự LỜI MỞ ĐẦU Sinh thời Bác có dạy mỗi cán bộ, công chức của ngành Tòa án phải thực sự là người “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, phải “hiểu dân, gần dân, giúp dân và học dân”. Hưởng ứng lời dạy đó ngày nay cả nước- đặc biệt là các cán bộ công chức ngành Tòa án đang tích cực tham gia vào cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức nhưng với những nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nền kinh tế của nước ta trong những năm qua không ngừng phát triển đạt được những thành tựu quan trọng; an ninh chính trị, trật tự xã hội cũng không ngừng được giữ vững; văn hóa, nghệ thuật thì ngày thêm nhiều cải tiến; Bộ máy chính trị cũng được kiện toàn ngày càng hoàn thiện hơn. Tất cả đã tạo nên một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một nước Việt Nam có uy tín và vị thế cao trong khu vực và trên trường quốc tế. Có thể khẳng định rằng với những thành tựu quan trọng này đáng để nhân dân ta tự hào và tin tưởng vào đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và sự phát triển của đất nước ta. Trung tâm Học ĐH Cần Thơ @dân, Tàichúng liệu tahọc tập và cứu Riêngliệu với ngành Tòa án nhân lại càng thấynghiên phấn khởi hơn trước những thành tích và kết quả mà ngành đã đạt được. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn này, nhất là đội ngũ cán bộ còn thiếu, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc còn nghèo nàn, trong khi số lượng các vụ án phải giải quyết là khá lớn và ngày một gia tăng, ngành Tòa án đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu công tác đề ra, đồng thời tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp như nâng cao chất lượng tố tụng tại phiên tòa, khẩn trương hoàn thành việc giao thẩm quyền xét xử mới cho Tòa án cấp huyện, tăng cường công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân… những kết quả đạt được của ngành Tòa án đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được chúng ta cũng cần phải nhận thức sâu sắc rằng: Quá trình đi lên của nước ta dù có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn. Nền kinh tế tuy có sự tăng cao, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố chưa bền vững. Đất nước dù đang phát triển nhưng tiêu cực xã hội cũng ngày một tăng theo. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm mọi thủ đoạn để chống đối ta, bằng cách này hay cách khác nhưng dưới những chiêu bài dân chủ, tôn giáo và nhân quyền…chúng sẵn sàng phá hoại đất nước ta, phá hoại công cuộc xây dựng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang đeo đuổi. 1 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự Riêng trong lĩnh vực tư pháp tình hình tội phạm vẫn đang diễn biến rất đa dạng, các tranh chấp dân sự, kinh tế, thương mại, lao động phát triển ngày một nhiều, với tính chất ngày càng phức tạp. Đã đặt ra cho Tòa án những nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng cũng rất vẻ vang. Thế nhưng, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án chưa đáp ứng được yêu cầu xét xử trong tình hình mới của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức Tòa án còn yếu, nhiều quy định của pháp luật chỉ mang tính chung chung, thậm chí có những quy định xa rời với thực tiễn. Chính điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xét xử vụ án, gây ra tình trạng các bản án, quyết định của Tòa án không khách quan, nghiêm chỉnh, làm mất uy tín của Tòa án, làm mất lòng tin của nhân dân… Trung Đứng trước tình hình đó, đã đặt một vấn đề cấp bách là phải tìm ra cách để xây dựng và hoàn thiên hệ thống pháp luật sao cho thống nhất, công khai, minh bạch và khả thi trong thực tế. Mà trọng tâm trước hết là hoàn thiện những quy định tố tụng dân sự để đảm bảo các hoạt động tố tụng của Tòa án được diễn ra có hệ thống, đồng bộ, đúng với trình tự, thủ tục mà pháp luật đã đưa ra. Chính điều đó mà Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) đầu tiên đã được ra đời. Với những quy định Học đã được ghiĐH nhận, Bộ luật tụngTài dânliệu sự 2004 là luậtcứu hình tâm liệu Cần Thơtố @ họcđược tậpxem và như nghiên thức của luật nội dung dân sự. Bộ luật không chỉ ghi nhận quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan khi tham gia vào quan hệ tố tụng, mà còn quy đinh chặt chẽ về trình tự, thủ tục để giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án. Qua đó đã chính thức thừa nhận quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan tổ chức do Bộ luật này quy định khi có yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự phát sinh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Có thể nói đây là một quyền rất quan trọng nhưng trên thực tế không phải ai cũng nhận thức đúng quyền hạn này của mình, và cũng không phải bao giờ cơ quan Tòa án cũng áp dụng đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền của họ. Chính điều đó mà khi có phát sinh các tranh chấp, các chủ thể không nên bỏ mặc việc giải quyết cho Tòa án, mà cần phải có sự tìm hiểu, xem xét các quy định của pháp luật có liên quan đến tranh chấp của mình để từ đó có cách lựa chon giải quyết cho thích hợp. Trong trường hợp không thể tự giải quyết được với nhau, các đương sự này có quyền đem ra Tòa án. Khi đó họ cũng phải tìm hiểu xem thời hạn để được khởi kiện của mình còn hay hết? nếu khởi kiện thì tranh chấp của họ phải được giải quyết trong bao lâu? Giả sử không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết thì họ 2 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự được quyền kháng cáo, kháng nghị vào thời gian nào? Hoặc khi có thêm những chứng cứ mới hay phát hiện ra có vi phạm tố tụng trong quá trình giải quyết thì họ được kháng nghị vào lúc nào?…Và khi nắm vững được các điều đó thì dù nhiều hay ít quyền lợi của họ cũng được bảo đảm một phần. Do đó ta thấy rằng việc xác định đúng thời hạn, thời hiệu trong giải quyết vụ án dân sự có ý nghĩa rất quan trọng. Đôi khi một vụ án trở nên phức tạp hay đơn giản cũng là do một phần việc xác định thời hạn, thời hiệu có chính xác hay không. Có khi chỉ xác định sai một ngày, hay một giờ cũng đủ để làm mất quyền khởi kiện của đương sự, từ đó bỏ lọt những vi phạm ngoài vòng pháp luật, gây hàm oan cho người khác.. và đây cũng chính là lí do để người viết lựa chọn đề tài “thời hạn, thời hiệu để giải quyết vụ án dân sự”. Với đề tài này tác giả mong muốn giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng quát, rõ ràng về những quy định cần thiết liên quan đến thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự. Qua đó giúp họ không bị lúng túng khi tham gia vào mối quan hệ này, và trong trường hợp cần thiết có thể tự bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, tránh để xảy ra những hậu quả không đáng có về sau… Trung Giới hạn đề tài: Tuy nhiên, vì lượng kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tế còn quá ít mà những quy đinh liên quan đến thời hạn, thời hiệu để giải quyếtHọc vụ ánliệu dân ĐH sự làCần khá nhiều, đó liệu có những sự cầncứu thiết tâm Thơ trong @ Tài họcquy tậpđịnh và thật nghiên nhưng cũng có những quy định chỉ mang tính hình thức nhất định nào đó mà thôi. Vì lẽ đó với mục đích giúp cho người đọc có thể nắm vững một cách cơ bản nhất, cốt yếu nhất những quy đinh về thời hạn, thời hiệu cần phải có khi phát sinh tranh chấp có yêu cầu Tòa án giải quyết mà người viết chỉ trình bày những quy định tổng quát liên quan đến thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự từ khi khởi kiện đến thi hành án đối với các vụ án dân sự không có yếu tố nước ngoài. Phương pháp nghiên cứu: Để có thể làm tốt đề tài, trong quá trình nghiên cứu, trình bày người viết đã sử dụng các phương pháp như: - Phương pháp phân tích, tổng hợp luật viết: Phương pháp này đã giúp cho người viết khái quát tóm lược những ý chính của vấn đề, từ đó vận dụng những kiến thức đã nắm được áp dụng vào đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ thêm vấn đề đã đưa ra. - Phương pháp duy vật biện chứng chủ nghĩa Mac- Lenin: Thông qua việc tìm hiểu các quan điểm, các quy luật của quá trình vận động xã hội mà Mac lênin đã đưa ra giúp người viết nhận thức được sự vận động của cuộc sống, qua đó 3 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự nhận thức rõ hơn vì sao cần phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với vận động của xã hội. - Phương pháp lịch sử: Để xác định rõ thời gian, trình tự của vấn đề mà mình sẽ trình bày sao cho phù hợp với sự phát triển lịch sử của nó. - Phương pháp so sánh: Để thấy rõ về sự phát triển, thay đổi của vấn đề qua từng giai đoạn từ đó thấy rõ những nguyên nhân, ưu điểm, khuyết điểm của những sự khác nhau đó mà có quyết định lựa chọn quy định nào cho phù hợp nhất. - Phương pháp logích: Trong phân tích vấn đề, cũng như trình bày đề tài và phân tích đề tài sao cho hợp lí nhất. - Phương pháp chứng minh: Thông qua việc dẫn chứng thực tiễn để thuyết phục người đọc nhìn nhận được vấn đề một cách rõ ràng hơn. - Phương pháp thống kê xã hội: Để chứng minh cho những gì mà người viết đang trình bày. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm chọn lọc những loại tài liệu có nội dung liên quan để làm cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đạt được kết quả tốt hơn. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Tóm lại, với mong muốn giúp cho các chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ tố tụng dân sự hoặc các bạn đọc có yêu cầu tìm hiểu những quy định về thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự có thể hiểu rõ và nắm vững được những kiến thức pháp lý cơ bản. Để qua đó tạo ra những điều kiện thuận lợi cần thiết cho việc giải quyết vụ án đựơc diễn ra tốt đẹp vừa đúng với ý đồ của nhà làm luật, vừa phù hợp với yêu cầu thực tiễn đang cần. Mà đề tài này được nghiên mang ý nghĩa thực tiễn là: Thứ nhất, đối với ngành Tòa án một khi việc áp dụng các quy định này được thực hiện một cách triệt để thì sẽ góp phần quan trọng vào việc đẩy lùi tình trạng án dân sự tồn đọng quá lớn như hiện nay. Mặt khác, vì nó được xem là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để xác định trách nhiệm, quyền hạn của ngành Tòa án. Nên một khi việc xây dựng những quy định này là phù hợp, rõ ràng… thì bắt buộc các chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ theo. Do đó, với những hạn chế còn tồn tại trong Bộ luật tố tụng dân sự mà đề tài đã đưa ra có thể xem là những đóng góp để ngành Tòa án nhanh chóng khắc phục kịp thời, đẩy nhanh tiến trình xây dựng ngành Tòa án trong sạch, vững mạnh, cán bộ Tòa án nghiêm chỉnh, công minh. Thứ hai, đối với các bên tranh chấp dân sự. Nếu họ có thể hiểu và nắm vững những vấn đề đã được đưa ra phân tích trong đề 4 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự tài sẽ có ý nghĩa quan trọng cho họ nhận thức được quyền hạn, trách nhiệm của mình là đến đâu, khi phát sinh thì họ phải làm gì? Khi hết hạn thì hậu quả ra sao?…mà từ đó có thể lựa chọn những giải pháp đúng đắn nhằm bảo vệ kịp thời, đúng lúc quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thứ ba, đối với Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì những quy định này cũng là những cơ sở pháp lý để hỗ trợ các chủ thể này kiểm tra, giám sát hoạt động của Tòa án có đúng với thời hạn, thời hiệu hay không?. Nếu không đúng thì có thể phát hiện kịp thời nhằm khắc phục sớm hậu quả. Còn trong trường hợp làm tốt thì có hình thức khen thưởng để khuyến khích Tòa án hoạt động được tốt hơn. Bên cạnh đó, đối với những hạn chế đã đựơc chỉ ra, Quốc hội có thể xem xét lại để tìm ra hướng quy định sao cho phù hợp nhất. Cuối cùng đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác dù không tham gia tranh chấp nhưng nếu có thể biết và nắm rõ nội dung các vấn đề mà đề tài đã trình bày cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp họ đựơc vững tin hơn về những kiến thức pháp lý cần phải có. Nếu khi có tranh chấp dân sự phải ra tòa giải quyết thì họ cũng biết được phải làm những gì? làm như thế nào? Và làm vào lúc nào? Hơn thế là khi đã trở thành chủ thể trong quan hệ tố tụng thì họ đựơc tiếp tục hưởng quyền lợi của các đượng sự khi đã nắm vững quy định này. Kết cấu Gồm 88 trang đựơcliệu chiahọc ra làmtập 2 chương. Trung tâm Học liệuluận ĐHvăn: Cần Thơ @ Tài và nghiên cứu Chương 1: Khái quát chung về luật tố tụng dân sự. Ở chương này chủ yếu là giới thiệu một cách khái quát về vai trò, nhiệm vụ và sự cần thiết để xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự. Cũng như các khái niệm có liên quan khi giải quyết vụ án dân sự. Chương 2: Chế định pháp lý và thực tiễn áp dụng thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự. Trình bày về những quy định của pháp luật liên quan đến thời hạn, thời hiệu, cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó vào giải quyết từng vụ án cụ thể. Tuy nhiên, do đặc điểm giới hạn của đề tài là chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến thời hạn, thời hiệu. Mà quy định này thì lại có rất nhiều ở tất cả các giai đoạn. Nên để tránh sự lặp lại không cần thiết, cũng như mong muốn người đọc nắm rõ từng vấn đề mà trong chương này người viết cũng đã đưa ra một số tồn đọng và phương hướng khắc phục ở dạng tổng quát. Mà theo tác giả nếu giải quyết được những khuyết điểm này kết hợp với những phương hướng khắc phục trong quy định thời hạn, thời hiệu sẽ góp phần quan trọng vào tiến trình hoàn thiện các chế định về thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự. Qua đó hoàn thiện hơn Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam. 5 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự Sinh viên thực hiện Quách Ngọc Ly Nhân Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 6 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ Trung Theo Hiến pháp Việt Nam các quyền và nghĩa vụ của công dân được pháp luật quy định một cách đầy đủ và được đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Với phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”, Nhà nước đã tạo mọi điều kiện cho công dân có quyền tham gia thực sự vào công việc quản lý Nhà nước và quản lý xã hội trên tinh thần mở rộng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bằng cách ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật quy định cụ thể về các quyền cơ bản của công dân, nội dung, trình tự bảo vệ khi quyền của họ bị xâm phạm…Trong đó nổi bật nhất về luật hình thức là Bộ luật tố Tụng Dân Sự 2004 (BLTTDS). Có thể nói sự ra đời của Bộ luật này không chỉ đánh dấu sự phát triển về mặt lập pháp ở nước ta, mà còn thể hiện một cách quán triệt chủ trương bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quá trình tham gia tố tụng. Bộ luật tố tụng dân sự là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể khi tham gia tố tụng có những cái nhìn đúng đắn, có những hành vi phù hợp, cách cư xử chuẩn mực… Sao cho qua đó có thể tâm liệu ĐHvàCần Tài liệu học tập và nghiên cứu thực Học hiện tốt quyền nghĩa Thơ vụ của@ mình. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng có thể thấy được quyền này. Thậm chí có những trường hợp mặc dù thấy rõ đó là quyền của mình nhưng họ cũng không biết phải làm sao để có thể sử dụng quyền đó vào trong các trường hợp cụ thể… Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bỏ lọt những sai phạm ngoài vòng pháp luật, có khi gây hàm oan cho người khác… Để khắc phục tình trạng này, không chỉ có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là đủ mà còn phải làm như thế nào để những quy định đó đến được với nhân dân, để nhân dân hiểu được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình. Xuất phát từ nguyên nhân trên, ở chương này đề tài sẽ giới thiệu một cách chung nhất, khái quát nhất những kiến thức lý luận cần thiết khi tham gia vào hoạt động tố tụng dân sự ở Việt Nam. 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ: 1.1.1 Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam : Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là các vấn đề quan trọng, là động lực chủ yếu để các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội. Bằng những phương pháp khác nhau, cách thức khác nhau, và mức độ khác nhau…Nhà nước luôn 7 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự công nhận và bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể. Khi các quyền, lợi ích chính đáng này được Nhà nước công nhận và bảo hộ, được gọi là quyền, lợi ích hợp pháp. Do đó khi có một chủ thể nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật có thể sẽ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi đó Nhà nước cũng sẽ thiết lập các cơ chế pháp lý để bảo vệ người bị xâm hại này thông qua việc cho phép họ có quyền yêu cầu một người nào đó có hành vi trái pháp luật chấm dứt hành vi của mình, yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Mà quyền và lợi ích hợp pháp này lại được phát sinh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng được chia ra thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, dù ớ lĩnh vực nào thì mục đích cuối cùng cũng nhằm bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của người lao động, quyền hợp pháp của công dân, góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật… Trung Ở Việt Nam căn cứ Điều 1 Luật tổ chức Tòa Án nhân dân thì Tòa án là cơ quan xét xử của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Riêng trong lĩnh vựa dân sự, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ xét xử các vụ việc dân sự để giải quyết các tranh Việc@ giải quyết nàyhọc là một hết sứccứu phức tâm Họcchấp liệutrong ĐHnhân Cầndân. Thơ Tài liệu tậpquávàtrình nghiên tạp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và những người có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Các chủ thể này tham gia vào quá trình tố tụng với nhiều mục đích, động cơ, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau: Nguyên đơn mong muốn yêu cầu của mình được Tòa án chấp nhận, còn bị đơn muốn Tòa án bác đơn của nguyên đơn, Tòa án mong muốn giải quyết nhanh chóng và đúng đắng được vụ việc dân sự…Làm nảy sinh các mối quan hệ khác nhau như quan hệ Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án với đương sự, người đại diện đương sự, người phiên dịch và những người có liên quan; Quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án với nhau và quan hệ giữa các đương sự với những người có liên quan… Tuy nhiên, tất cả các chủ thể đều có một mong muốn chung là làm sao Tòa án giải quyết được yêu cầu của đương sự để chấm dứt tranh chấp giữa các bên. Đây chính là động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng và là mục đích, mối quan tâm chung của các chủ thể. Do đó để đảm bảo cho việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được nhanh chóng, khách quan, đúng tinh thần của luật, phù hợp với thực tiễn… Pháp luật đã 8 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự đưa ra những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, cũng như quy định chặt chẽ về các trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án. Theo khoa học pháp lý, trình tự đó được gọi là “Tố tụng dân sự”. Tập hợp các quy phạm pháp luật phát sinh trong tố tụng dân sự thành ngành luật được gọi là Luật Tố tụng dân sự. Như vậy Luật tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quyền hành xã hội giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án và những người tham gia tố tụng phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án dân sự và thi hành án, để bảo vệ lợi ích của chủ thể, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. ¾ Từ định nghĩa trên cho thấy: - Nếu xem Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình là những ngành luật về nội dung thì Luật tố tụng dân sự được xem là một luật hình thức, là hành lang pháp lý để bảo vệ cho các ngành luật nội dung được đảm bảo thực hiện. Do đó để đạt được mục đích xét xử thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không những phải nắm vững luật nội dung mà còn phải am hiểu cả về luật hình thức. - Luậtliệu tố tụng sự Thơ quy định tắc cơ bảnvàtrong quá trình Trung tâm Học ĐHdân Cần @ các Tàinguyên liệu học tập nghiên cứutố tụng. Cũng như trình tự, thủ tục, quyền hạn, nghĩa vụ của từng chủ thể khi tham gia vào quá trình tố tụng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo tính khách quan, hợp pháp của bản án. Mặt khác nó cũng là cơ sở pháp lý để các chủ thể có những điều chỉnh thích hợp trong việc sử dụng quyền hạn của mình, cũng như ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong quá trình tố tụng đảm bảo tối đa “quyền và lợi ích hợp pháp” của công dân. - Ngoài ra cũng như những ngành luật khác, luật tố tụng dân sự có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, góp phần trong việc giáo dục mọi công dân có ý thức và tôn trọng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Suy cho cùng cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Điều này một lần nữa đã khẳng định tinh thần xây dựng pháp luật của nước ta, xây dựng Luật tố tụng dân sự nói riêng là phục vụ cho nhân dân, vì quyền lợi của nhân dân, tạo sự mạnh dạn cho nhân dân sử dụng tốt quyền hạn và lợi ích của mình đúng lúc, đúng nơi, đúng việc… 9 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự 1.1.2 Vụ việc dân sự: Xã hội là hệ thống các quan hệ đa dạng và phức tạp. Nó được hình thành, tồn tại và phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau làm nảy sinh nhiều mối quan hệ khác nhau. Để đảm bảo cho các quan hệ này được duy trì thì đòi hỏi các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào nó. Tuy nhiên điều đó là chưa đủ, bởi lẽ trên thực tế việc một người nào đó vì mục đích của mình, quyền lợi của mình họ sẵn sàng có những hành động gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Điều đó một cách gián tiếp đã ảnh hưởng đến những quy định của pháp luật trong việc “bảo vệ” quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cho nên vấn đề đó cần phải được nhanh chóng khắc phục và đẩy lùi. Trung Chính vì vậy, với tư cách là cơ quan đại diện cho nhân dân, Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua không ngừng cải tiến, hoàn thiện nền pháp luật sao cho phù hợp với sự vận động của các mối quan hệ xã hội- Đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự. Theo Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rằng: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật “. Theo đó, công dân được theo một cầu ngườicứu khác tâm Học phép liệu xử ĐHsựCần Thơcách @ nhất Tài định liệu hoặc họcđược tập yêu và nghiên thực hiện những hành vi nhất định để thỏa mãn lợi ích của mình. Quyền này sẽ được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi một người nào đó không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật mà xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì sẽ chịu sự chế tài của Nhà nước. Với cách quy định này sẽ giúp các chủ thể có thể an tâm thực hiện tốt các quyền và nhiệm vụ của mình. Vì nếu thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ này mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại thì Nhà nước sẽ cho phép họ có “quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác” (Điều 4 BLTTDS). Khi đó tại Tòa án sẽ xuất hiện vụ việc dân sự. Vậy Vụ việc dân sự là việc phát sinh tại các Tòa án do cá nhân, pháp nhân, tổ chức xã hội yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước, của tập thể hay của người khác hay tất cả các tranh chấp, các yêu cầu 10 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự phát sinh từ pháp luật nội dung theo quy định và thuộc thẩm quyền giải quyết về dân sự của Tòa án nhân dân thì được gọi là vụ việc dân sự 1 . ¾ Từ định nghĩa trên ta rút ra một số nhận xét như sau: - Khi quyền, lợi ích của công dân bị xâm hại thì họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Đó là quyền được pháp luật thừa nhận và tất cả các công dân đều có quyền đó. - Tòa án cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác phải giải quyết các yêu cầu của công dân khi các yêu cầu này là hợp lí. Đó là nghĩa vụ của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Các cá nhân, pháp nhân, tổ chức xã hội không chỉ có quyền yêu cầu được bảo vệ khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại mà còn có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trong giới hạn cho phép của pháp luật. Với quy định này thể hiện rất rõ bản chất xã hội trong luật của nước ta. Bảo đảm tính pháp chế, công bằng nghiêm chỉnh của pháp luật. Góp phần quan trọng trong việc xử phạt đúng người đúng tội. Theo quy định hiện hành, vụ việc dân sự bao gồm những việc sau: - Những việc phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Những việc phát sinh từ các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. - Một số việc phát sinh từ các quan hệ pháp luật khác. Có thể chia vụ việc dân sự thành hai loại: - Vụ kiện dân sự. - Việc dân sự. 1.1.2.1 Vụ kiện dân sự: Vụ kiện dân sự là vụ kiện mà giữa các bên đương sự trong vụ án có những mâu thuẫn bất hòa về quyền và nghĩa vụ dân sự mà bản thân họ không thể giải quyết được nên họ yêu cầu Tòa án giải quyết. Loại này có hai bên đương sự là nguyên đơn và bị đơn. Như vậy, cùng với việc khiếu nại, tố cáo của công dân, quyền yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự là một phương tiện quan trọng để công dân, pháp nhân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chống lại những hành vi vi phạm pháp luật khác. Quyền này được pháp luật cụ thể hóa thông qua các văn bản quy phạm 1 Trương Thanh Hùng,Giáo trình Luật tố tụng dân sự 11 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự pháp luật ở nuớc ta. Có thể kể một số văn bản như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự được Quốc hội thông qua ngày 29-11-1989 và có hiệu lực kể từ ngày 01-01-1990. Đây là pháp lệnh tố tụng dân sự đầu tiên được Nhà nước ban hành quy định các vấn đề về tố tụng dân sự có hiệu lực cao. Giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự lúc bấy giờ. Tuy nhiên do sự thay đổi nền kinh tế, chính trị làm cho các mối quan hệ trong dân sự cũng có nhiều biến đổi mới. Kéo theo đó pháp lệnh này cũng nhanh chóng lạc hậu, lỗi thời. Để thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết các tranh chấp dân sự Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 5 đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên ngày 15-06-2004 có hiệu lực từ ngày 01-01-2005. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì vụ kiện dân sự bao gồm những vụ việc sau: - Những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. - Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trung - Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyếtHọc của Tòa tâm liệuán.ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án… - Những việc khác do pháp luật quy định… Những vụ kiện dân sự phổ biến là những tranh chấp về hợp đồng dân sự, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về thừa kế, về hôn nhân và gia đình, về kinh doanh, thương mại, về lao động…mà điểm phân biệt là có sự tranh chấp giữa các đương sự 2 . 1.2.2 Việc dân sự: Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có quyền yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lí làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự; Hôn nhân và gia đình; Kinh doanh, thương mại; Lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động… 2 Trương Thanh Hùng, Giáo trình Luật tố tụng dân sự. 12 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự Theo cách định nghĩa này thì không hình thành hai bên nguyên đơn, bị đơn như trong vụ án dân sự. Mà chỉ đơn thuần là việc các đương sự yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lí nào đó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự. Những việc dân sự thường gặp gồm có việc hai vợ chồng xin ly hôn, yêu cầu Tòa án công nhận một người đã chết hoặc mất tích… 3 1.1.3 Thời hạn: Xã hội là một hệ thống các mối quan hệ phức tạp và đa dạng. Đặc biệt là các mối quan hệ ở lĩnh vực dân sự. Các quan hệ này sẽ phát sinh trong tố tụng dân sự- Từ khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến khi thi hành xong bản án, quyết định của Tòa án. Các chủ thể tham gia vào các quan hệ này với những động cơ, mục đích nhất định nhưng nhận thức của họ rất khác nhau dẫn đến cách cư xử của họ cũng có thể khác nhau. Chính vì vậy, để giải quyết các vụ việc dân sự được tiến hành nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch và công khai thì một trong nhiều yếu tố phải đảm bảo thực hiện là mỗi hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đều phải được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó được gọi là thời hạn tố tụng. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Như vậy thời hạn tố tụng là gì? Thời hạn tố tụng trong quá trình giải quyết một vụ án dân sự ở Việt Nam được quy định như thế nào? Và vì sao phải quy định thời hạn đó… Là những nội dung chính được tác giả trình bày trong đề tài. Riêng ở phần này chỉ trình bày một cách tổng quát nhất về thời hạn trong tố tụng mà thôi. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì “Thời hạn là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này sang thời điểm khác”. Với cách định nghĩa này thì luật chỉ xác định thời điểm đầu và thời điểm cuối của một khoảng thời gian và tùy theo những sự kiện cụ thể mà thời hạn này được ấn định là bao lâu. Trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự, thời hạn được định nghĩa trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004 là “một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện hành vi tố tụng” (Khoản 1 Điều 157). Với cách định nghĩa này ta thấy ở phần nội dung của nó hoàn toàn không khác với Bộ luật dân sự. Điều này cũng có nghĩa là thời hạn trong tố tụng dân sự cũng sẽ được ấn định cụ thể là bao lâu căn cứ theo từng sự kiện pháp lý. 3 Trương Thanh Hùng, Giáo trình Luật tố tụng dân sự. 13 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự Có thể nói việc xác định thời hạn tố tụng là một việc làm hết sức cần thiết. Bởi lẽ một vụ việc dân sự đôi khi trở nên phức tạp hay đơn giản phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định thời hạn có chính xác hay không. Đồng thời việc xác định thời hạn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người liên quan trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ làm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng. Mặt khác xác định trách nhiệm của họ nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ và quyền hạn trong thời hạn tố tụng cụ thể. Thời hạn tố tụng có thể được tính bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện cụ thể xảy ra. Thời hạn tố tụng cũng được tính theo dương lịch như thời hạn dân sự. Tại Điều 158 Bộ luật tố tụng dân sự quy định “cách tính thời hạn tố tụng, quy định về thời hạn tố tụng, thời điểm bắt đầu, kết thúc thời hạn tố tụng trong Bộ luật này được áp dụng theo các quy định tương ứng của Bộ luật dân sự”. Cụ thể: Thời điểm tính thời hạn Trong trường hợp thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau: Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Một năm là 365 ngày - Nửa năm là 6 tháng - Một tháng là 30 ngày - Nửa tháng là 15 ngày - Một tuần là 7 ngày - Một ngày là 24 giờ - Một giờ là 60 phút -Một phút là 60 giây Trong trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được quy định như sau: - Đầu tháng là ngày đầu tiên của tháng. - Giữa tháng là ngày thứ 15. - Cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng. 14 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự Trong trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được quy định như sau: - Đầu năm là ngày đầu tiên của tháng 1. - Giữa năm là ngày cuối cùng của tháng 6. - Cuối năm là ngày cuối cùng của tháng 12. Bắt đầu thời hạn: - Nếu thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu bằng thời điểm đã xác định. - Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định. - Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì không tính ngày xảy ra sự kiện mà tính ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện đó. Thời điểm kết thúc thời hạn: - Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. - Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn. - Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn. - Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn. - Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó… ¾ Với cách quy định như trên ta thấy thời hạn trong luật tố tụng dân sự có những nét đặc trưng như sau: - Thời hạn trong tố tụng dân sự có thể do pháp luật quy định hoặc do các người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng ấn định theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là các đương sự và những người khác nói chung không có quyền thỏa thuận xác lập thời hạn này. - Thời hạn trong tố tụng dân sự có thể bị gián đoạn bởi các ngày nghỉ của cán bộ, công chức. 15 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự - Hoạt động tố tụng thường diễn ra vào ban ngày nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, ngoài việc phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng còn phải căn cứ vào những quy định tương ứng của Bộ luật dân sự để xác định thời hạn tố tụng. 1.1.4 Thời hiệu: Trung Mối quan hệ xã hội được diễn ra trên nhiều lĩnh vực, dẫn đến những tranh chấp phát sinh xảy ra trên nhiều khía cạnh. Có những tranh chấp rất đơn giản, nhưng cũng có những tranh chấp rất phức tạp. Chính điều này đã đặt ra câu hỏi cho các nhà làm luật là phải làm cách nào, bằng những quy định gì để cho việc giải quyết tranh chấp được tiến hành đúng lúc, kịp thời, đảm bảo tính công khai, minh bạch?. Vì lẽ đó mà bên cạnh việc quy định thời hạn Bộ luật dân sự còn có quy định về thời hiệu. Theo Điều 154 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự”. Hay có thể hiểu thời hiệu như là một hệ quả của thời hạn, là những gì sẽ xảy ra nếu thời hạn đó trôi qua. Nó có thể là quyền yêu cầu làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu nghĩa vụ nào đó… Cũng như thời hạn, Bộ luật dân sự 2005 tại các Điều 154, 156, 157, 159 quy định một số vấn đề có liên quan đến thời hiệu. Những quy định này cụ thể như: Các loại thời hiệu: - Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự. - Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn thực hiện nghĩa vụ. - Thời hiệu khởi kiện: Là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm phạm nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Thời hiệu yêu cầu: Là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 16 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự Cách tính thời hiệu: Điều 156 Bộ luật dân sự quy định thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên cuả thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được bắt đầu tính từ thời điểm quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời hiệu này là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm hại. Bên cạnh đó thời hiệu này cũng có thể được bắt đầu từ một sự kiện pháp lí… Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời hiệu này là một năm nếu pháp luật không có quy định khác. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong các trường hợp sau: Điều 161 Bộ luật dân sự - Yêu cầu hoàn trả tài sản Nhà nước thuộc hình thức sở hữu Nhà nước. - Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm hại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Cácliệu trường hợpCần khác Thơ do pháp quyliệu địnhhọc tập và nghiên cứu Trung tâm Học ĐH @luật Tài Bên cạnh đó do những nguyên nhân khác nhau mà việc khởi kiện, yêu cầu có thể không thực hiện được trong thời gian khởi kiện, yêu cầu. Do đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Bộ luật dân sự quy định các trường hợp sau đây không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án, thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự: Sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, người chưa thành niên, người mất nâng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện, chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lí do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện cho người chưa thành niên, người mất nâng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu trong các trường hơp sau đây: - Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện. - Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện. 17 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân Luận văn tốt nghiệp Thời hạn, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự - Các bên đã tự hòa giải với nhau. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được bắt đầu lại tính từ ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện. ¾ Với việc quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu đem lại một ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết vụ việc dân sự: - Đối với kinh tế- xã hội, thời hiệu này sẽ làm hạn chế việc lạm dụng quyền khởi kiện, yêu cầu của các chủ thể với mục đích không lành mạnh. - Thời hiệu xác định rõ thời hạn chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ, đảm bảo cho việc giải quyết các tranh chấp thuận tiện hơn. Trung Việc ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự là sự ghi nhận những thành tựu và cố gắng vượt bậc của công tác lập pháp ở nước ta. Là kết quả của việc pháp điển hóa toàn bộ hệ thống các văn bản luật tố tụng dân sự đã được Nhà nước ta ban hành trong các giai đoạn trước đó dựa vào tư duy lý luận của chủ nghĩa MácLenin. Điều này có một ý nghĩa cực kì quan trọng đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong đấu tranh chống và phòng ngừa những vi pham sai trái làm ảnh hưởng đến các quan hệ được pháp luật tố tụng dân sự bảo vệ. Bởi nó tạo ra hệ tâm liệu ĐH lý Cần Thơ và nghiên cứu thốngHọc các cơ sở pháp thống nhất @ choTài phépliệu khắchọc phục tập khó khăn, hạn chế sai sót và tùy tiện trong việc áp dụng các văn bản pháp luật tố tụng trước đó. Chính vì vậy mà nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện luật tố tụng dân sự là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Nó là một trong những nhân tố quan trọng góp phần duy trì sự ổn định và kỉ cương của xã hội. Đồng thời giáo dục mọi thành viên trong xã hội có ý thức tự giác tuân theo pháp luật và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt cộng đồng. Thực hiện đúng những quy định tố tụng có nghĩa là thực hiện pháp chế Xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân. 18 GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Quách Ngọc Ly Nhân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan