Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp...

Tài liệu Thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

.PDF
66
447
109

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ NỤ THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. HOÀNG THỊ THANH HUYỀN Hµ Néi, 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Hoàng Thị Thanh Huyền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình em làm khóa luận. Em cũng gửi tới các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn và phòng Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp cùng gia đình đã cộng tác giúp đỡ để tôi có được kết quả ngày hôm nay. Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Nụ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả quá trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Hoàng Thị Thanh Huyền. Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Nụ MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... .4 6. Ý nghĩa của khóa luận. ................................................................................... 5 7. Bố cục khóa luận. ........................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Lí thuyết hội thoại ....................................................................................... 7 1.1.1.Vai giao tiếp và quan hệ giao tiếp .................................................. 7 1.1.2. Hành vi ngôn ngữ và phân loại các hành vi ngôn ngữ .................. 8 1.1.2.1. Hành vi ngôn ngữ.....................................................................8 1.1.2.2 . Phân loại các hành vi ngôn ngữ...............................................9 1.1.3. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi .......................................... 11 1.1.4. Các vận động hội thoại ................................................................ 12 1.1.4.1. Sự trao lời...............................................................................12 1.1.4.2. Sự trao đáp.............................................................................13 1.1.4.3. Sự tương tác...........................................................................14 1.1.5. Các đơn vi hội thoại ..................................................................... 15 1.1.5.1. Các đơn vị lưỡng thoại..........................................................15 1.1.5.2. Các đơn vị đơn thoại.............................................................17 1.1.6. Vấn đề lượt lời ............................................................................. 18 1.1.7. Đích của hội thoại ........................................................................ 19 1.2. Lí thuyết về thoại dẫn ................................................................................ 20 1.2.1. Khái niệm. .................................................................................... 20 1.2.2. Đặc điểm của thoại dẫn trực tiếp ................................................. 20 1.2.3. Các thành phần của thoại dẫn trực tiếp ........................................ 21 1.2.3.1. Lời dẫn...................................................................................21 1.2.3.2. Lời được dẫn..........................................................................22 1.2.3.3. Vấn đề điểm nhìn...................................................................23 1.3. Tiểu kết...................................................................................................... 24 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 2.1. Cách thức dẫn của thoại dẫn trực tiếp ....................................................... 25 2.1.1. Thoại dẫn trực tiếp có lời dẫn. ..................................................... 25 2.1.1.1. Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.........................................................................................................26 2.1.1.2. Lời dẫn và lời được dẫn ngăn cách bằng dấu gạch ngang......27 2.1.2. Thoại dẫn trực tiếp không có lời dẫn. .......................................... 28 2.2. Lời dẫn của thoại dẫn trực tiếp.................................................................. 29 2.2.1. Vị trí của lời dẫn. ......................................................................... 29 2.2.1.1. Lời dẫn trước lời được dẫn.....................................................30 2.2.1.2. Lời dẫn sau lời được dẫn........................................................31 2.2.1.3. Lời dẫn xen giữa lời được dẫn...............................................32 2.2.2. Các thành phần cú pháp và ngữ nghĩa trong lời dẫn ................... 33 2.2.2.1. Cấu trúc cú pháp....................................................................33 2.2.2.2. Ngữ nghĩa của các thành phần cú pháp trong lời dẫn............37 2.3. Lời được dẫn trong thoại dẫn trực tiếp...................................................... 45 2.3.1. Các đơn vị hội thoại được dẫn ..................................................... 45 2.3.1.1. Một lượt lời............................................................................45 2.3.1.2. Cặp thoại................................................................................45 2.3.1.3. Đoạn thoại..............................................................................46 2.3.1.4. Cuộc thoại..............................................................................46 2.3.2. Các hành vi ngôn ngữ được dẫn trong lời được dẫn trực tiếp. .... 48 2.3.2.1. Tiêu chí phân loại..................................................................48 2.3.2.2. Các loại hành vi ngôn ngữ được dẫn......................................49 2.3.3. Các thành phần cú pháp . ............................................................. 51 2.3.3.1. Câu đơn..................................................................................51 2.3.3.2. Câu ghép.................................................................................51 2.3.3.3. Câu tỉnh lược..........................................................................52 2.3.3.4. Câu tách biệt...........................................................................52 2.3.3.5. Câu cắt dán.............................................................................52 2.4. Vấn đề điểm nhìn ...................................................................................... 53 2.4.1. Điểm nhìn của người kể ở lời dẫn ............................................... 54 2.4.2. Điểm nhìn cảu nhân vật ở lời được dẫn ....................................... 56 2.5. Tiểu kết ...................................................................................................... 58 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hội thoại là hoạt động giao tiếp thường xuyên, phổ biến nhất của con người. Ngay từ thập kỉ 70, hội thoại đã trở thành đối tượng nghiên cứu chính thức của phân ngành ngôn ngữ học Mỹ. Trong khi đó, ở Việt Nam, hội thoại xuất hiện chưa lâu. Tuy nhiên, nó là lĩnh vực được giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm, chú ý. Có thể kể đến một số chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam nghiên cứu về hội thoại: [2], [6], [7]. Hội thoại diễn ra thường xuyên trong cuộc sống. Khi đưa vào tác phẩm, hội thoại được gọi là thoại dẫn. Trong tác phẩm văn học, tác giả một mặt sử dụng ngôn ngữ của mình để miêu tả trực tiếp những đặc điểm từ ngoại hình đến tính cách của các nhân vật, mặt khác còn trực tiếp thể hiện ngôn ngữ của các nhân vật thông qua cách giao tiếp, tức qua hội thoại của nhân vật với nhân vật, từ đó nhân vật có thể bộc lộ tâm lí, tính cách một cách rõ ràng nhất. Trong một tác phẩm truyện, không thể thiếu đối thoại của các nhân vật với nhau, bởi khi giao tiếp ngừng hoạt động thì sẽ không tồn tại “truyện”, tác phẩm sẽ chuyển sang thể kí, thời sự, tin tức… Hội thoại trong tác phẩm văn học luôn được các tác giả thể hiện bằng những dấu hiệu hình thức khác nhau để thể hiện phong cách độc đáo của mình. Nguyễn Huy Thiệp – nhà văn tiêu biểu trong cao trào đổi mới văn xuôi nghệ thuật cuối những năm 80 ở Việt Nam đã thể hiện cá tính sáng tạo qua các truyện ngắn của mình. Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy một đặc điểm gây ấn tượng mạnh là cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, lời thoại ngắn, có khi là những mẩu nhỏ, nhiều khi khước từ quy tắc lí thuyết tương tác trong hội thoại. 1 Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp ở nhều lĩnh vực khác nhau như: Lí luận văn học, phê bình văn học, ngôn ngữ học…; tuy nhiên, xét về lĩnh vực ngôn ngữ, chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”. 2. Lịch sử vấn đề Hội thoại là một biện pháp nghệ thuật để xây dựng nên tác phẩm văn học, trong đó có truyện ngắn. Một trong những hình thức dẫn lời thoại của nhân vật là dẫn trực tiếp, khái niệm này đã được nói tới khá nhiều trong chương trình giáo khoa phổ thông: [3], [5]. Mặc dù được diễn đạt bằng những cách khác nhau song đều nhấn mạnh đến tính nguyên vẹn, không sửa đổi lời hay ý của người nói ra, nghĩ ra chúng. Khi lời được dẫn trực tiếp thì sử dụng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn và có thể kèm theo dấu ngoặc kép. Vấn đề này còn được nhắc lại thêm một phần nữa trong [12], tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã đưa ra khái niệm “lời nói trực tiếp”, so sánh lời nói trực tiếp với lời nói gián tiếp để làm nổi bật đặc điểm của mỗi loại; đồng thời tác giả cũng trình bày khá cụ thể về các trường hợp dùng dấu bên cạnh lời nói trực tiếp. Trong [10], [14], các tác giả xem xét “lời trực tiếp” ở phương diện chức năng của chúng. Trong [5], tác giả đã trình bày khá cụ thể những vấn đề về hội thoại trong tác phẩm văn học, đặc biệt là vai trò của nó trong cấu trúc kĩ thuật của tác phẩm. Ở phương diện này, tác giả đã nêu ra hai kiểu hội thoại chính trong tác phẩm là: hội thoại ngầm (hội thoại nội tâm) và hội thoại hiện (hội thoại có nhân vật hội thoại xuất hiện). Theo GS. Đỗ Hữu Châu thì hội thoại ngầm lại được chia thành: độc thoại nội tâm (là những lời nói bên trong của nhân vật 2 nói về mình hoặc người, về việc khác, trong đó người nói và người nghe chỉ là một - nhân vật độc thoại nội tâm) và đối thoại nội tâm (là một cuộc đối thoại giữa nhân vật với ai đó - ngôi thứ hai, song ngôi thứ hai này chỉ xuất hiện trong tâm tưởng của chủ thể đối thoại nội tâm). Còn hội thoại hiện sẽ được chia thành ba loại theo những hình thức khác nhau là: hội thoại trực tiếp, hội thoại gián tiếp và hội thoại nửa trực tiếp. Như vậy, vấn đề “lời nói trực tiếp” được dẫn lại trong tác phẩm văn học được nhắc tới khá nhiều trong sách giáo khoa ở phổ thông , giáo trình đại học, sách nghiên cứu. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của hội thoại trong tác phẩm văn học. Nghiên cứu hội thoại trong tác phẩm văn học là nghiên cứu những cách thức mà tác giả đưa lời nói của nhân vật vào trong tác phẩm của mình, Nó còn được biết dưới tên gọi là “Thoại dẫn” và được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Trong [11], tác giả đã đề cập đến thoại dẫn song tác giả chỉ dừng lại ở cách dẫn thoại (Dẫn lời của người khác vào diễn ngôn của mình) chứ chưa nghiên cứu ở phương diện thoại dẫn (Lời của người khác được đưa vào diễn ngôn của mình). Trong [18], tác giả trình bày khá chi tiết và đầy đủ lí thuyết về thoại dẫn, phát hiện miêu tả cấu trúc của các hình thức thoại dẫn cùng với các hành vi ngôn ngữ được dẫn trong truyện ngắn Nam Cao song các hình thức được thể hiện bằng những dấu hiệu cụ thể, có sự tách biệt giữa lời dẫn và lời được dẫn. Từ những gợi mở của các nhà ngôn ngữ học trong sách giáo khoa, giáo trình, công trình nghiên cứu về thoại dẫn, chúng tôi muốn đưa ra một quan điểm, một cách nhìn về thoại dẫn trong tác phẩm văn học, đó là vấn đề thoại dẫn trực tiếp thông qua truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu đề tài “Thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, chúng tôi nhằm mục đích sau: - Tập hợp, xây dựng những cơ sở lí thuyết về thoại dẫn nói chung và thoại dẫn trực tiếp nói riêng trên cơ sở những tài liệu của các tác giả đã nghiên cứu, đồng thời bổ sung những ý kiến cá nhân trên lí thuyết hội thoại. - Vận dụng những cơ sở lí thuyết đã xây dựng để nhận diện những đặc điểm của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đồng thời thể hiện được phong cách riêng của tác giả. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là chỉ ra các hình thức biểu hiện của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở các phương diện: cách thức dẫn thoại, lời dẫn, lời được dẫn. Nghiên cứu, phát hiện, miêu tả những biểu hiện cụ thể của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát 42 truyện ngắn trong “Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” do Nguyễn Hồng Hạnh tuyển chọn, hiệu đính. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: 4 5.1. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ Với phương pháp này, chúng tôi đi vào tìm hiểu cách dùng từ loại trong lời dẫn và lời được dẫn để thấy được cách nhìn của tác giả đối với sự việc và những hành động, cử chỉ, tính cách, thái độ của từng nhân vật trong truyện. 5.2. Phương pháp phân tích cú pháp Phân tích lời dẫn (lời của tác giả) và lời được dẫn (lời của nhân vật) ở phương diện cấu trúc cú pháp: kiểu câu được sử dụng, hệ thống dấu câu để thấy được những đặc điểm của chúng và sự chi phối của chúng trong nội dung của từng văn bản. 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với thoại dẫn trực tiếp trong một số truyện ngắn của tác giả khác để làm nổi bật đặc điểm của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và thấy được phong cách riêng của tác giả. 5.4. Phương pháp tổng hợp, hệ thống Dựa trên việc miêu tả, phân tích; chúng tôi tổng hợp lại những đặc điểm cơ bản của thoại dẫn trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cùng cách tiếp cận, nghiên cứu thoại dẫn trực tiếp. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng thủ pháp thống kê, phân loại nguồn ngữ liệu. Đó là các tham thoại, đoạn thoại trong tập truyện ngắn được thể hiện dưới hình thức thoại dẫn trực tiếp, sau đó phân loại theo các đặc điểm riêng để phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận. 6. Ý nghĩa của khóa luận 6.1. Ý nghĩa khoa học Tập hợp những quan điểm đã có, bước đầu xây dựng một hệ thống lí luận về thoại dẫn trực tiếp trên cơ sở lí thuyết hội thoại để giải quyết những yêu cầu mà đề tài đặt ra. 5 Hình thành nên một phương pháp nghiên cứu thoại dẫn, trong đó hình thành nên một hệ thống những vấn đề và các bước cụ thể nghiên cứu thoại dẫn trực tiếp. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp những lí thuyết cơ bản về thoại dẫn trực tiếp vào thực tiễn giảng dạy vào thoại dẫn nói riêng, hội thoại nói chung ở trường phổ thông. Góp phần vào việc nhận diện, phân tích lời thoại (lời của nhân vật) và lời kể (của tác giả) trong một tác phẩm văn học cụ thể. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; khóa luận có cấu trúc gồm hai chương: Chương một: CƠ SỞ LÍ THUYẾT. Chương hai: ĐẶC ĐIỂM CỦA THOẠI DẪN TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Lí thuyết hội thoại 1.1.1. Vai giao tiếp và quan hệ giao tiếp Giao tiếp là một hoạt động trong đó phương tiện được sử dụng là ngôn ngữ. Trong giao tiếp, ngoài các nhân tố: hoàn cảnh giao tiếp, hiện thực được nói tới, hệ thống tín hiệu được sử dụng làm công cụ còn có nhân vật tham gia giao tiếp, mối quan hệ giữa các nhân vật luôn chi phối đến nội dung và hình thức của giao tiếp. Đó là quan hệ tương tác và quan hệ liên cá nhân. Trong đó, quan hệ liên cá nhân được xét theo hai trục: trục ngang và trục dọc. - Quan hệ dọc hay quan hệ vị thế: là quan hệ tôn ti xã hội, tạo thành vị thế trên dưới xếp thành từng bậc trong một trục dọc. Trục này đặc trưng bởi tính bình đẳng hay bất bình đẳng giữa các nhân vật giao tiếp. Quan hệ vị thế được biểu hiện qua: tuổi tác, địa vị xã hội, cử chỉ, điệu bộ, cách xưng hô, từ tình thái, tư thế, không gian giao tiếp… - Quan hệ ngang hay quan hệ thân cận: Được đặc trưng bằng yếu tố “khoảng cách”, một ẩn dụ không gian biểu trưng cho sự gần gũi hay xa cách trong quan hệ. Giữa cực thân tình và xa cách có nhiều mức độ khác nhau và có thể thay đổi theo hướng: hoặc khoảng cách cùng xa ra, hoặc khoảng cách cùng hẹp lại. Quan hệ ngang được thể hiện ở dấu hiệu bằng lời (cách xưng hô, đại từ nhân xưng…), dấu hiệu phi lời (cử chỉ, điệu bộ…), dấu hiệu kèm lời (cường độ nói, tốc độ nói…) Trong một cuộc giao tiếp bằng lời, giữa các nhân vật có sự phân vai giao tiếp: vai nói và vai nghe (vai phát và vai nhận) và luôn có sự thay đổi nhau trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, cũng có cuộc giao tiếp trong đó một 7 nhân vật liên tục nói, một nhân vật liên tục nghe như trong một bài giảng, bài thuyết trình, … Trong giao tiếp, mỗi vai đều xây dựng cho mình một hình ảnh tinh thần về người tiếp nhận mình; căn cứ vào hình ảnh tinh thần đó mà xây dựng chiến lược giao tiếp. Hình ảnh tinh thần luôn thay đổi trong cuộc giao tiếp, khi kết thúc cuộc giao tiếp sẽ có hình ảnh cố định về người mình vừa giao tiếp. 1.1.2. Hành vi ngôn ngữ và sự phân loại hành vi ngôn ngữ 1.1.2.1. Hành vi ngôn ngữ Hành vi ngôn ngữ là một hoạt động của con người sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Nhà triết học Anh Austin là người đầu tiên phát hiện ra bản chất hành động của ngôn ngữ, đây là hành vi được thực hiện khi chúng ta nói hoặc viết, đòi hỏi phải có điều kiện, thao tác, cách thức tổ chức thao tác và đích của hành động. Austin cho rằng có ba loại hành vi ngôn ngữ lớn: Hành vi tạo lời, hành vi mượn lời, hành vi ở lời. - Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ, kết hợp từ thành câu để tạo ra một phát ngôn hoàn chỉnh về hình thức và nội dung [4, tr.88]. - Hành vi mượn lời là hành vi mượn phương tiện ngôn ngữ hay mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói [4, tr.88]. Hiệu quả và điều kiện của hành vi mượn lời không nằm ở trong lời mà ở ngoài lời. Ví dụ: Khi nghe phát ngôn của Sp1: “Đóng cửa lại!” thì Sp2 có thể đứng dậy đóng cửa, hoặc tỏ vẻ khó chịu… Những biểu hiện đó đều thuộc hành vi mượn lời. Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ hiệu quả mượn lời của phát ngôn. - Hành vi ở lời là hành vi được thực hiện ngay khi nói năng, chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận [4,tr.89]. 8 Chẳng hạn, hành vi ở lời “hỏi” có đích là bày tỏ mong muốn được giải đáp điều mà người nói chưa rõ và người nghe phải trả lời; hành vi ở lời “hứa” lại có đích là người nói tự ràng buộc vào mình vào một hành động sẽ thực hiện trong tương lai, người nghe có quyền lợi hưởng kết quả của lời hứa của lời hứa đó. Ba loại hành vi này được thực hiện đồng thời khi tạo ra một diễn ngôn, nên khi phát ngôn cần nắm được các từ, biết đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng đúng quy tắc mà hành vi ở lời đặt ra. 1.1.2.2. Phân loại các hành vi ngôn ngữ Việc phân loại các hành vi ngôn ngữ là vấn đề không đơn giản. Các nhà ngôn ngữ học đều có những quan điểm riêng, đưa ra những cách phân loại khác nhau như: Austin chia thành 5 phạm trù: Phán xử, hành sử, cam kết, trình bày, ứng xử; Searle lại chia thành 5 loại: Tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên bố. Song, với đề tài này, chúng tôi nhận thấy cách phân loại của Anna Wierzbicka là phù hợp nhất. Theo tác giả, các động từ nói năng biểu thị các hành vi ngôn ngữ có thể được chia thành 37 nhóm: 1. Nhóm ra lệnh. 2. Nhóm cầu xin. 3. Nhóm hỏi. 4. Nhóm mời gọi. 5. Nhóm cấm. 6. Nhóm cho phép. 7. Nhóm tranh cãi 8. Nhóm trách mắng. 9. Nhóm giễu. 10. Nhóm phê phán. 11. Nhóm buộc tội. 9 12. Nhóm công kích. 13. Nhóm cảnh báo. 14. Nhóm khuyến cáo 15. Nhóm cho tặng. 16. Nhóm hứa hẹn. 17. Nhóm cảm ơn. 18. Nhóm tha thứ. 19. Nhóm than phiền. 20. Nhóm cảm thán. 21. Nhóm đoán định. 22. Nhóm gợi ý. 23. Nhóm kết luận. 24. Nhóm kể. 25. Nhóm thông tin. 26. Nhóm tóm tắt. 27. Nhóm xác nhận. 28. Nhóm xác tín. 29. Nhóm củng cố. 30. Nhóm nhấn mạnh. 31. Nhóm tuyên bố. 32. Nhóm đặt tên thánh. 33. Nhóm ghi chú. 34. Nhóm trả lời. 35. Nhóm tranh luận. 36. Nhóm trò chuyện. 37. Nhóm khen ngợi. [4, tr.122] 10 1.1.3. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi Trong [6], tác giả đã đồng nhất các phát ngôn ngữ vi với các biểu thức ngữ vi và cho rằng: “Các phát ngôn ngữ vi cũng có thể gọi là các biểu thức ngữ vi”. Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực… Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu lỗi đó được gọi là biểu thức ngữ vi”.[4,tr.91] Ví dụ: Trong phát ngôn ngữ vi: “Xin bà con yên tâm, tôi sẽ không bao che khuyết điểm cho ai” ứng với hành vi cam kết bao gồm biểu thức ngữ vi: “Tôi sẽ không bao che khuyết điểm cho ai” và thành phần mở rộng: “Xin bà con yên tâm”. Phát ngôn ngữ vi tối thiểu là phát ngôn chỉ có biểu thức ngữ vi; thông thường, phát ngôn ngữ vi có hai phần là biểu thức ngữ vi và phần mở rộng. Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành vi ở lời, là dấu hiệu ngữ pháp – ngữ nghĩa của các hành vi ở lời; nhờ biểu thức ngữ vi mà chúng ta nhận biết được các hành vi ở lời. Mỗi biểu thức ngữ vi được đánh dấu bằng những dấu hiệu chỉ dẫn, nhờ những dấu hiệu này mà các biểu thức ngữ vi phân biệt với nhau. Những dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời, bao gồm: - Các kiểu kết cấu: Không đơn thuần là các kiểu câu xét theo mục đích nói mà còn bao gồm cả những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi ngôn ngữ. Ví dụ: Hành động “cảm thán” thường có những từ đi kèm như: lắm, quá, cực kì, tuyệt vời… - Những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngữ vi để tổ chức các kết cấu và là dấu hiệu để chúng ta biết được hành vi nào đang được thực hiện. 11 Chẳng hạn: Hành vi “hứa” có động từ ngữ vi là “hứa”, hành vi xin lỗi có động từ ngữ vi là “xin lỗi”… - Ngữ điệu: Cùng một tổ chức từ vựng cụ thể, ngữ pháp cụ thể, nếu được phát âm với những ngữ điệu khác nhau sẽ cho những biểu thức ngữ vi khác nhau với những hành vi ở lời khác nhau. Ví dụ: Tùy theo ngữ điệu mà biểu thức “Mai tôi sẽ đến” được hiểu là biểu thức ngữ vi hứa hẹn hay biểu thức ngữ vi đe dọa. - Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể: Quan hệ này tạo nên nội dung mệnh đề được nêu trong biểu thức ngữ vi với các nhân tố của ngữ cảnh. Các đặc tính ngữ nghĩa như tự nguyện hay cưỡng bức,tích cực hay tiêu cực, có lợi hay có hại…của hành động đối với người tạo ra hành vi và với người nhận hành vi cũng có giá trị như những phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời. Ví dụ: Anh không nên làm như vậy. Nếu “làm như vậy” là một việc đã xảy ra trong quá khứ thì tổ hợp này là biểu thức ngữ vi của hành vi trách móc, còn đó là việc chưa xảy ra thì đó là biểu thức ngữ vi của hành vi khuyên nhủ. 1.1.4. Các vận động hội thoại Trong [4], tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: Sự trao lời, trao đáp và tương tác. 1.1.4.1. Sự trao lời Là vận động người nói - Sp1 nói ra và hướng lời nói của mình về hướng người nghe, người tiếp nhận - Sp2. Trong một song thoại, vấn đề xác định Sp2 không đặt ra vì chỉ có một người nói và một người nghe; nhưng đối với những cuộc đa thoại thì vận động trao lời có thể hướng vào toàn thể người nghe, nhưng có thể chỉ nhằm vào một hoặc một số người trong cuộc hội thoại đó. Thông thường Sp1 và Sp2 là hai người hoàn toàn khác nhau từ trường hợp 12 độc thoại. Tuy vậy, ngay cả khi độc thoại thì người nói cũng có sự phân đôi nhân cách, tức người nói là một nhưng có nhân cách nghe và nhân cách nói. Trong trao lời, tất yếu phải có Sp1, điều này được thể hiện ở yếu tố bằng lời và yếu tố phi lời: - Yếu tố bằng lời: Người nói nói ra một vấn đề nào đó bao giờ cũng phải ở vị trí ngôi thứ nhất. Ngoài ra sự có mặt của Sp1 còn thể hiện ở tình cảm, thái độ, hiểu biết, quan điểm của người nói trong nội dung của lượt lời trao. - Yếu tố phi lời: Trong quá trình trao lời, Sp1 có thể dùng những yếu tố phi lời (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt…) để làm dấu hiệu bổ sung cho lời nói, đánh dấu sự có mặt của mình trong lượt lời đang nói ra. Trong trao lời, Sp2 có thể có mặt trong lượt lời của Sp1, ngay trước khi Sp2 đáp lời thì người nghe đã được đưa vào lượt lời, cùng tồn tại với ngôi thứ nhất thường xuyên kiểm tra và điều hành sự trao lời của Sp1. Trong hội thoại, dù là những cuộc đối thoại tùy ý, nhưng Sp1 không phải hoàn toàn tự do mà Sp2 luôn theo dõi và có phản ứng nếu lượt lời của Sp1 chưa phù hợp. Vì vậy, Sp1 phải lấn trước vào Sp2, phải dự kiến tâm lí, tình cảm, hiểu biết… của Sp2, đồng thời phải dự đoán hiệu quả lượt lời của mình, dự đoán cách đáp của Sp2 để có thể áp đặt điều mình muốn nói vào Sp2. Đặc biệt, trong cuộc trò chuyện với người mới gặp lần đầu, trước khi đi vào nội dung chính, chúng ta thường có những lời đưa đẩy để thăm dò, xây dựng bức tranh tâm lí, sinh lí, vật lí…ban đầu về người đối thoại với mình. 1.1.4.2. Sự trao đáp Cuộc hội thoại được hình thành khi Sp2 đáp lại lượt lời của Sp1. Vận động trao đáp diễn ra liên tục, lúc nhanh lúc chậm với sự thay đổi vai nói vai nghe. 13 Cũng như sự trao lời, sự trao đáp cũng có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc bằng lời; thông thường thì hai yếu tố này đồng hành nhau. Chúng ta đã biết phát ngôn là sản phẩm của các hành động ở lời. Tất cả các hành động ngôn ngữ đều đòi hỏi một sự hồi đáp. Sự hồi đáp có thể được thực hiện bằng các hành vi ngôn ngữ tương thích với hành vi dẫn nhập: hỏi / trả lời, chào / chào, xin lỗi / đáp lời… Ví dụ: hành động xin lỗi / đáp lời của hai nhân vật sau: - Tớ xin lỗi vì làm mất cây bút của cậu. - Không có gì, chuyện nhỏ ấy mà. Trong thực tế, ngay cả những hành vi tự thân của chúng không đòi hỏi sự hồi đáp như hành vi cảm thán hay khảo nghiệm vẫn cần đòi hỏi sự hồi đáp. Tuy nhiên có những diễn ngôn mà người nghe không thể hồi đáp được như những diễn ngôn viết hoặc những diễn ngôn trong những cuộc hội thoại mà người nghe không đương diện, những cuộc hội thoại miệng trong đó người nghe không có quyền hồi đáp. Tuy nhiên, đây là sự loại trừ hồi đáp trực tiếp, tức thời; trong chiều sâu, những diễn ngôn này vẫn cần đến sự hồi đáp nào đó có thể có của người tiếp nhận. Hay nói khác đi, khi nói ra những diễn ngôn này, người nói vẫn phải dự tính đến sự hồi đáp của người tiếp nhận để có thể phản bác lại. 1.1.4.3. Sự tương tác Các nhân vật hội thoại ảnh hưởng lẫn nhau, tác dộng đến cách ứng xử của từng người trong quá trình hội thoại. Do có sự tương tác với nhau mà trong hội thoại và qua hội thoại, những khoảng cách về sự khác nhau giữa các nhân vật giao tiếp được thu hẹp lại hoặc mở rộng ra. Một cuộc thoại thành công là cuộc hội thoại mà sau đó những sự khác biệt trên bị mất đi và ngược lại. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan