Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thơ lục bát từ truyền thuyết đến hiện đại...

Tài liệu Thơ lục bát từ truyền thuyết đến hiện đại

.PDF
171
142
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- TRẦN VĂN TRỌNG THƠ LỤC BÁT TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2017 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- TRẦN VĂN TRỌNG THƠ LỤC BÁT TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 62 22 01 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS LÝ HOÀI THU HÀ NỘI - 2017 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án TRẦN VĂN TRỌNG iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Lý Hoài Thu, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, cơ quan đã cử tôi đi học và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án này. Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đồng môn, phật hữu, những người đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và làm luận án Tiến sĩ. Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2017 Tác giả luận án TRẦN VĂN TRỌNG iv MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………………… .................. ………..1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu …………………………………………………… .................. ……….3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………................... ………......3 4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………… ................... …………...3 5. Đóng góp mới của luận án ………………………………………………… .................. ………………....4 6. Cấu trúc luận án ……………………………………………………………………… ................... …………...4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. 1. Vấn đề thể loại và thể lục bát …………………………………………………................... …………5 1.1.1. Thể loại nói chung và thơ nói riêng …………………………………… .................. …………...5 1.1.2. Các thể thơ và thể lục bát ……………………………………………………................... ………….8 1.2. Tình hình nghiên cứu thơ lục bát ……………………………………………................... ………..16 1.2.1. Nghiên cứu các vấn đề chung của thơ lục bát ………………………................... ……….16 1.2.2. Nghiên cứu các hiện tượng, tác giả, tác phẩm, phong cách tiêu biểu của thơ lục bát……………………………………………………………………… ...................………..20 1.2.3. Nghiên cứu về truyền thống và hiện đại trong thơ lục bát ………................... ……..22 Chƣơng 2. THƠ LỤC BÁT - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN, ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI 2.1. Lịch sử hình thành, phát triển thể lục bát ……………………………................... ……………24 2.1.1. Nguồn gốc, sự hình thành thể lục bát ………………………………… .................. …………24 2.1.2. Các giai đoạn phát triển của thể lục bát …………………………… ................... ………….26 2.2. Đặc trưng thể loại của thơ lục bát ……………………………………… .................. …………….38 2.2.1. Cấu trúc hình thức thể lục bát ………………………………………… .................. ……………38 2.2.2. Biến thể lục bát ………………………………………………………………… ................... ………….46 Chƣơng 3. GIÁ TRỊ CỦA THƠ LỤC BÁT TRUYỀN THỐNG 3.1. Khái luận về truyền thống và giá trị truyền thống trong thơ ……… ................... ……..56 3.1.1. Khái niệm truyền thống và truyền thống văn học …………………… .................. ……. 56 3.1.2. Truyền thống trong thơ và những giá trị truyền thống trong thơ Việt Nam ………………………………………………………… .................. ……………57 v 3.2. Thơ lục bát truyền thống - những giá trị cốt lõi ………………………................... ………..65 3.2.1. Giá trị hiện thực, tinh thần yêu nước, nhân đạo và bản sắc văn hoá dân tộc ………………………………………………… .................. ………...65 3.2.2. Nghệ thuật biểu hiện đậm chất dân gian ……………………………… .................. ……….69 3.3. Thơ lục bát truyền thống - những trường hợp điển hình …………… ................. ………71 3.3.1. Lục bát ca dao, dân ca …………………………………………………………… ................. ……..71 3.3.2. Lục bát truyện thơ Nôm ……………………………………………………… .................. ………...77 3.3.3. Lục bát kinh sách Phật giáo ……………………………………………… .................. ………….83 3.3.4. Lục bát Truyện Kiều ………………………………………………………… .................. ………….87 3.3.5. Lục bát Lục Vân Tiên ………………………………………………………… .................. ………..93 Chƣơng 4. TIẾP BIẾN CỦA THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI 4.1. Khái luận về hiện đại, tiếp biến truyền thống và hiện đại ………….................. ……….98 4.1.1. Khái niệm hiện đại và tính hiện đại ……………………………………….................. ……….98 4.1.2. Tiếp biến truyền thống và hiện đại ……………………………………….................. ………104 4.2. Thơ lục bát hiện đại - truyền thống và cách tân ………………… ................. ……………108 4.2.1. Truyền thống và hiện đại trong nội dung phản ánh ………… ................. ………… 108 4.2.2. Những cách tân về nghệ thuật biểu hiện ……………………………… ................. ………112 4.3. Thơ lục bát hiện đại tiêu biểu ………………………………………………................. ………….115 4.3.1. Lục bát Tản Đà ………………………………………………………………… ................. …………115 4.3.2. Lục bát Thơ mới và Nguyễn Bính …………………………………… ................ ……………119 4.3.3. Lục bát Tố Hữu ………………………………………………………………… ................ …………129 4.3.4. Lục bát Bùi Giáng ……………………………………………………………… ................ ………..133 4.3.5. Lục bát Nguyễn Duy ………………………………………………………… ................ ………….137 4.3.6. Lục bát Đồng Đức Bốn …………………………………………………… ................ ………… 142 KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... ................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ………................. …….151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………… ................ ………...152 vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nếu như người Trung Quốc có Đường thi, người Nhật có thơ Haikư, người Anh và người Italia tự hào vì có thơ Sonnet..., thì chúng ta cũng có quyền tự hào vì có thơ lục bát. Nó từng được mệnh danh là “quốc phong”, “quốc túy” của thi pháp thơ Việt, là “quốc thi” của người Việt. Đó là một trong những thể thơ đã có từ lâu đời, tồn tại và phát triển thông qua lời ăn, tiếng nói của cha ông ta truyền lại cho con cháu, qua tục ngữ, ca dao và qua các làn điệu dân ca ở khắp mọi miền đất nước. Có thể nói, ở đâu có văn hóa Việt Nam, ở đó có lục bát. Không thể thơ nào có khả năng bám sát đời sống của người dân Việt Nam như thơ lục bát. Thơ lục bát đã luôn được các thế hệ nhà thơ Việt Nam yêu mến và dành nhiều suy cảm để làm mới, hấp dẫn thông qua ngôn từ, nhạc điệu trong thơ. Người Việt Nam ai cũng ít nhất một lần trong đời được nghe, được đọc, hoặc thuộc vài ba câu, vài ba bài thơ thuộc thể lục bát, thậm chí cũng có thể sáng tác một bài thơ lục bát. Lục bát có trong lời ru ngọt ngào của những người bà, người mẹ, êm đềm trong làn điệu ca dao, sắc nét trong hát xẩm ký... Lục bát có trong kho tàng thi ca nước Việt từ những câu nói có vần điệu, đến những câu hò điệu lý, câu hát giao duyên cho đến những tác phẩm văn học đồ sộ như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)..., và kể cả trong những ý chỉ truyền thừa của đạo giáo, gia phả hay y thuật cũng đều có mặt của thơ lục bát. 1.2. Trước đây, lục bát không được truyền dạy trong học đường và không có trong khoa cử. Cho đến khi Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời và sau này là các nhà thơ tài danh khác, lục bát mới thật sự được công nhận là một thể thơ riêng biệt và rất đặc biệt của Việt Nam. Trên đường phát triển, lục bát đã từng bước hình thành niêm luật bằng - trắc, những quy định cho thể thơ này. Bao thế hệ các nhà thơ Việt Nam đều ít nhiều đã thử sức mình sáng tác những câu, những bài thơ lục bát. 1 Không ít người đã tìm được “lối đi” cho giọng thơ, chất thơ của riêng mình trong thể thơ này. Thơ lục bát tưởng dễ mà không dễ làm vì nó có quy luật chặt chẽ. Cùng với sự vận động của đời sống xã hội, lục bát cũng có thêm sự phát triển mới. Thơ lục bát không những là thể thơ truyền thống đặc thù cho thi ca cổ truyền, mà đã trở thành một thể thơ giàu cảm xúc, có sức truyền cảm trong trào lưu thi ca hiện đại. Từ Tản Đà, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn,... đến một số cây bút trẻ sau này, lục bát đã trở thành những tác phẩm mang phong cách hiện đại, là những tác phẩm “đóng đinh” trong sự nghiệp văn chương của họ. 1.3. Được hình thành từ điều kiện văn hoá - lịch sử của dân tộc, vượt qua mọi khoảng cách của thời gian, không gian, sự sàng lọc trong văn hoá, văn học, lục bát như thứ “vàng mười” vẫn tồn tại để minh chứng cho sự bất diệt, trường tồn của tiếng Việt, tâm hồn Việt, văn hoá Việt. Từ những câu ca dao mộc mạc, ngọt ngào, tha thiết cho đến thơ hiện đại và đương đại, lục bát vẫn tồn tại và khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học luôn vận động và biến đổi không ngừng để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyển lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền, trào lộng giải trí chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát. Thơ lục bát không chỉ là hồn của đất nước, hơi thở của thời đại, bóng dáng của lịch sử, mà sâu xa hơn nó chính là linh hồn con người non nước này, hồn cốt đời sống người Việt, nó lay động và cuốn hút con người bởi nó chính là tâm hồn, hình bóng của họ. Chính sự tích hợp hai phẩm tính truyền thống và hiện đại đã tạo nên giá trị lâu bền của lục bát trong địa lý thơ ca dân tộc. Nghiên cứu và tìm hiểu thơ lục bát một cách toàn diện, hệ thống để thấy được những cái hay, cái đẹp truyền thống và thấy 2 cả những sáng tạo mang màu sắc hiện đại của nó là một nhu cầu cấp thiết của tiến trình văn học Việt Nam, của đời sống dân tộc Việt Nam. 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là thể thơ lục bát với các phương diện biểu hiện từ khi mới hình thành, qua các giai đoạn phát triển, cho đến hôm nay. 2.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án là các sáng tác tiêu biểu trong tiến trình vận động lịch sử của thơ lục bát. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài hướng tới mục tiêu là phát hiện và khẳng định giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mỹ của thơ lục bát truyền thống, sự tiếp biến của thơ lục bát hiện đại, các hiện tượng thơ, các nhà thơ, các phong cách thơ lục bát tiêu biểu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Luận án làm sáng rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thể loại và thể lục bát, nét độc đáo của thể lục bát trong các thể thơ, đồng thời phân tích, đánh giá các xu hướng nghiên cứu thơ lục bát trên các vấn đề chung, đặc biệt là vấn đề truyền thống và hiện đại. - Luận án đưa ra một cái nhìn khái quát về nguồn gốc, sự hình thành, các giai đoạn phát triển của thể lục bát, đi sâu phân tích đặc trưng thể loại: cấu trúc hình thức và biến thể lục bát. - Từ việc tìm hiểu khái niệm truyền thống và những giá trị truyền thống trong thơ, luận án chỉ ra những giá trị cốt lõi, những trường hợp điển hình của thơ lục bát truyền thống. - Qua khái luận về hiện đại, tính hiện đại, sự tiếp biến truyền thống và hiện đại trong thơ, luận án làm sáng tỏ mối quan hệ truyền thống và cách tân, những hiện tượng tiêu biểu của thơ lục bát hiện đại. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính: 3 - Phương pháp lịch sử - xã hội: nhằm tìm ra những tác động của hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam đến sự hình thành, phát triển, kế thừa và cách tân của thơ lục bát. - Phương pháp loại hình: nhằm xác định đặc trưng thể loại, các đặc điểm, tính chất của thơ lục bát trong tương quan với loại hình thơ trữ tình. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm, những biểu hiện cụ thể, một vài khía cạnh độc đáo, đồng thời có một cái nhìn khái quát và chung nhất, mang tính hệ thống cho vấn đề được đề cập đến. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: để làm rõ yếu tố “hình thức mang tính quan niệm” của các hiện tượng thơ lục bát. 4.2. Để đạt được mục tiêu khoa học của đề tài, luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn học với văn hoá, tâm lý học, ngôn ngữ học), phương pháp cấu trúc, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê… và các thao tác nghiên cứu khác. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống thơ lục bát với cấu trúc, đặc trưng thể loại, những giá trị bền vững, những hiện tượng tiêu biểu trong diễn trình vận động lịch sử từ truyền thống đến hiện đại. 5.2. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định vị thế và đóng góp to lớn của thơ lục bát cho thi ca, văn nghệ, văn hoá dân tộc, cho cuộc sống đất nước từ xa xưa đến hôm nay. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thơ lục bát - lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại Chương 3: Giá trị của thơ lục bát truyền thống Chương 4: Tiếp biến của thơ lục bát hiện đại 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. 1. Vấn đề thể loại và thể lục bát 1.1.1. Thể loại nói chung và thơ nói riêng Thể loại văn học là dạng thức tồn tại của chỉnh thể các tác phẩm văn học, nó phản ánh những khuynh hướng phát triển bền vững và tương đối ổn định của văn học. Sự vận động của mỗi thời kỳ văn học luôn gắn liền với sự biến động về thể loại, điều đó biểu hiện rõ sức sống của một nền văn học. Không có một nền văn học nào, một thời kỳ, một giai đoạn văn học nào được coi là phát triển mà lại đơn điệu và nghèo nàn về thể loại. Thể loại vừa rất cổ sơ vừa luôn luôn mới mẻ. Những thay đổi của thể loại, của cách thức biểu hiện bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là cảm hứng sáng tạo, tư duy nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ về con người, cuộc sống. Sự “lên ngôi” của từng thể loại trong mỗi thời kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có sự thống trị lâu bền, có sự xuất hiện rồi lụi tàn, thể loại đôi khi đi qua nhanh chóng nhưng nhiều khi lại để lại những ảnh hưởng lâu dài, sâu đậm. Có những thể loại trải qua quá trình phát sinh, phát triển, đã có nhiều biến đổi, tạo ra nhiều biến thể phong phú. Trong thể loại kịch, các thể bi kịch, hài kịch, chính kịch,… được đề cao và thịnh hành vào tuỳ từng thời điểm. Trong văn xuôi, các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết,… cũng có những biến đổi và thâm nhập lẫn nhau theo thời gian. Trong thơ, thể bốn chữ, năm chữ, bảy chữ hay tám chữ, thể lục bát, thể tự do,… có những thời kỳ tồn tại và khẳng định riêng. Trong lịch sử phát triển của văn học, mỗi thể loại văn học đều có vai trò và diện mạo riêng. Có một thời, anh hùng ca (sử thi) được xem như đại diện tiêu biểu nhất, đạt được những thành tựu rực rỡ, của thể loại văn học. Dần dần theo thời gian, những yếu tố của sử thi được tiếp thu, chọn lọc và hình thành nên nhiều cách biểu hiện khác hơn, mới mẻ hơn. Ví như, đặc trưng cơ bản của sử thi được tiểu thuyết hiện đại tiếp nhận để hình thành nên thể loại mới tiểu thuyết sử thi và tác phẩm đỉnh cao phải kể đến như: Chiến tranh và hoà bình của L. 5 Tolstoy, Sông Đông êm đềm của M. Sholokhov,… Số phận lịch sử của nhiều thể loại khác như thơ Đường luật, thơ Sonnet,… cũng có chung con đường phát sinh, phát triển và để lại dư âm vang vọng như thế. Thể loại mang tính lịch sử và dân tộc, tính kế thừa và sáng tạo. Dấu ấn lịch sử bao giờ cũng khá đậm trong bản thân các thể loại. Nền nghệ thuật cổ đại Hy Lạp rất huy hoàng, nhưng nó chỉ gắn liền với thời đại chưa có bàn in và máy in. Hình tượng Asin không thể tồn tại trong thời đại có thuốc súng và đạn chì. Trong quá trình phát triển, mỗi dân tộc sẽ có những thể loại tiêu biểu thể hiện bản sắc văn hoá, đặc điểm tư duy, hình thái ngôn ngữ, tâm lý thưởng thức nghệ thuật,… ví như ở Nhật Bản là thơ haikư (chỉ có 3 câu), ở Trung Quốc là thơ Đường và tiểu thuyết chương hồi, ở Việt Nam là thơ lục bát,… Mỗi thể loại cũng thường xuyên tự điều chỉnh để hoàn thiện chính mình. Nó song song hai quá trình kế thừa truyền thống quá khứ và cách tân, sáng tạo cái mới. Một đặc điểm cũng cần phải đề cập đến là tính giao thoa của thể loại. Ranh giới giữa các thể loại mang tính chất tương đối, không phải là sự ngăn cách và phân chia tuyệt đối. Giữa các thể loại luôn luôn có hiện tượng giao kết, sự chuyển hoá, thâm nhập, vay mượn lẫn nhau và từ đó sản sinh ra những thể có thể coi là cầu nối giữa hai thể loại như thơ văn xuôi, kịch thơ, tiểu thuyết phóng sự v.v… Thơ là một thể loại trong văn học. Chia theo phương thức biểu hiện, khả năng phản ánh hiện thực và khả năng vận dụng ngôn ngữ, thơ (trong loại hình trữ tình) đặt ngang hàng với loại hình tự sự, loại hình kịch. Trong thơ lại có những thể nhỏ hơn, từ thể bi ca, tụng ca, thơ đồng quê,… cho đến các thể thơ trữ tình trong thời kỳ hiện đại. Thơ là hình thái văn học đầu tiên của loài người. Suốt một thời gian dài, từ thế kỷ XVII trở về trước, nói đến văn học tức là nói đến thơ ca. Thơ có lịch sử lâu dài. Định nghĩa sớm nhất ở châu Âu về thơ có thể bắt đầu từ nhà triết học người Hy Lạp Aristotle (384 - 322 trước Công nguyên). Ở Việt Nam, thơ có thể bắt nguồn từ tục ngữ, ca dao mà ra. Những câu có vần điệu, dễ nhớ như Sấm bên đông, động bên tây vốn là những kinh nghiệm có được thông qua sự từng trải, sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên, mà đúc kết lại, truyền từ đời nọ sang 6 đời kia, giống như một thứ mật mã trong ngôn ngữ để truyền thông tin vậy. Những đúc kết bao gồm đủ mọi mặt trong cuộc sống, sau này khi được biến thành những câu ca dao, câu vè, chúng trở thành một hình thức văn nghệ, giải trí. Thơ sinh ra cùng cuộc sống phong phú, muôn màu muôn vẻ, được nuôi dưỡng bởi những tâm hồn thiết tha yêu sự sống, yêu cái đẹp. Thơ gắn liền với cảm xúc, với trí tưởng tượng, tuy nhiên vẫn có một sợi dây vô hình gắn kết thơ với thực tại hiện hữu xung quanh. Sống với thơ, tâm hồn con người sẽ được “thanh lọc” (Aristotle). “Thi khả dĩ hứng, khả dĩ quan, khả dĩ oán, khả dĩ quần, khả dĩ nộ” như có lần Khổng Tử đã nói. Thơ cũng như văn học và mọi loại hình nghệ thuật khác bồi đắp và làm phong phú đời sống tinh thần, đem lại những xúc cảm yêu thương, vừa nhân đạo hoá con người vừa là niềm vui bất tận cho cuộc sống, thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình. Tuy thơ là một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình nhưng nó có những biến thái rất phong phú, đa dạng. Mỗi thể thơ lại mang trong nó những đặc trưng riêng và thích hợp cho việc bộc lộ những xúc cảm, tình cảm khác nhau. Điểm tựa của thơ bao giờ cũng là ở việc bộc lộ thế giới nội tâm của con người; thơ bắt đầu từ cái ngày mà con người cảm thấy cần phải tự biểu hiện bản thân mình, như trong Vân đài loại ngữ, Lê Quý Đôn đã bình giải: “Thơ khởi phát tự trong lòng người ta”. Khi cuộc sống đã tràn đầy trong tim, thơ đến như một nơi để giãi bày và cùng chia sẻ nỗi lòng. Thơ có thể chỉ là những lời ca thể hiện sự trân trọng, mến yêu quê hương, đất nước, có thể chỉ là một khoảnh khắc vui mừng chợt đến, có thể chỉ là một giây phút nhớ mong, chờ đợi, nhưng cũng có thể là những đau thương dồn nén lâu ngày, có thể là những nghĩ suy không biết cùng ai chia sẻ,… Và lúc ấy, những cảm xúc, những rung động kia sẽ tìm cho mình một cách biểu đạt thích hợp nhất, đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Thơ đã trở thành người bạn tri âm, luôn hội ngộ khi chúng ta muốn bày tỏ nỗi lòng, hay muốn có điểm tựa tinh thần trước bao tình huống khác nhau của cuộc sống. “Những câu thơ hay/ Ở mãi trong lòng/ Như những viên ngọc trai của tình người cô lại/ Cứ trong trẻo ánh trời sáng mãi/ Cứ hồn nhiên ngọn gió đồng quê/ Sưởi hồn ta ấm nóng nỗi đam mê/ Mềm mại thế mà 7 tột cùng vững chãi/ Đã có người thốt lên:/ „Khi ngã xuống, hãy vịn câu thơ mà đứng dậy!‟/ Ôi! Những câu thơ hay không cũ bao giờ/ Thơ với người/ Người với thơ/ Cuộc hôn phối này do Thiên sứ định” (Do Thiên sứ định - Cảnh Trà). Chính thơ ca đã giúp chúng ta chống chọi lại nguy cơ máy móc, cơ khí hoá, lập trình hoá cuộc sống, chống lại sự han gỉ tình người, vượt qua “bi kịch của con người trong thời đại chúng ta là thừa trí tuệ mà thiếu tâm hồn” như Octavio Paz đã nói trong Diễn từ khi nhận giải Nobel. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển đã chứng tỏ sự phong phú, giàu có của kho tàng thơ ca. Những biến chuyển và đổi mới liên tục ở từng thời kỳ, từng giai đoạn đã mang đến cho thi ca Việt Nam những thay đổi đáng kể. Trong suốt tiến trình phát triển ấy, các thể thơ ca cổ truyền được sử dụng phổ biến hơn cả và là cơ sở cho sự hình thành những thể thơ mới. Ban đầu là những sáng tạo dân gian, dần dần thu nhận những yếu tố mới và nâng cao theo sự tiến triển của tư duy, cảm xúc, của đời sống con người. Các thể cổ truyền của thơ ca Việt Nam như thể bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, tám chữ, thể lục bát, thể song thất lục bát,… đều là cơ cở cho sự đổi mới, nhưng những ảnh hưởng đó diễn ra không đồng đều. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX và cho đến tận ngày nay, trải qua một quá trình phát triển rất dài, những thể thơ Việt Nam, những thể thơ du nhập của nước ngoài đều có những dòng, những chặng phát triển và để lại những thành tựu đáng ghi nhận. 1.1.2. Các thể thơ và thể lục bát Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức logic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ. Mỗi câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa với người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm 8 thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác. Thơ, câu thơ, bài thơ, các thể thơ được tạo nên bởi âm, thanh, vần, điệu. Âm là gốc của một chữ sau khi bỏ các phụ âm ở đầu chữ và các dấu. Như vậy âm bắt đầu bằng một hay nhiều nguyên âm và có thể kết thúc bằng một hay nhiều phụ âm. Thanh là sự khác nhau trong độ cao thấp của một âm. Trong tiếng Việt các chữ có thể mang 6 thanh là không dấu, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng; chia làm hai nhóm có thanh bằng và thanh trắc. Thanh bằng hay theo tiếng Hán Việt là bình thanh gồm các chữ không dấu và có dấu huyền. Thanh trắc hay trắc thanh gồm các chữ có dấu sắc, hỏi, ngã và nặng. Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Vận là cách gieo vần trong câu, có một số cách gieo vần như sau: cước vận (vần chân) là cách gieo vần ở cuối câu; yêu vận (vần lưng) là cách gieo vần ở giữa câu; liên vận (vần liền) là cách gieo vần ở hai câu đi liền nhau; cách vận (vần cách) là cách gieo vần ở hai câu cách nhau; chính vận (vần chính) là vần mà hai chữ hoàn toàn giống nhau về âm; cưỡng vận (vần thông) là vần mà hai chữ có âm tương tự nhau; liên châu vận là cách gieo vần nối tiếp nhau như chuỗi ngọc. Điệu hay còn gọi là nhạc điệu, tạo nên do âm thanh của từ được chọn và nhịp ngắt câu; nói cách khác, nhạc điệu trong thơ được tạo nên bởi ba yếu tố: vần, tiết tấu và từ. Thông qua giao lưu giữa các nền văn hóa, các thể thơ được tăng dần, từ những cấu trúc đơn giản đến những cấu trúc phức tạp. Trong các thể thơ ở Việt Nam ta có thể kể đến lục bát, song thất lục bát, các thể thơ Đường luật như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú rồi đến các thể thơ mới và thơ tự do. Ngoại trừ thơ tự do, một hình thức hầu như không có một cấu trúc rõ rệt, các thể thơ khác đều có một cấu trúc nhất định. Chặt chẽ nhất là các thể thơ Đường, trong đó cấu trúc về nội dung, luật về số chữ trong câu, số câu trong bài, về cách gieo vần quyết định thể loại của bài thơ. 9 Cấu trúc thơ theo đặc trưng kiểu loại tạo nên các thể thơ. Có nhiều quan niệm về kiểu loại, nhưng phổ biến hơn cả là quan niệm kiểu loại theo số chữ tạo nên câu thơ, từ đó định danh thể thơ: thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ, thơ lục bát, thơ song thất lục bát v.v… Mỗi thể thơ có những quy luật kiến tạo riêng về âm, thanh, vần, điệu; tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn chấp nhận sự phá cách. Trong thơ bốn chữ, ở từng câu thơ, nếu tiếng thứ 2 là thanh trắc thì tiếng thứ 4 là thanh bằng; ngược lại, tiếng thứ 2 bằng thì tiếng thứ 4 trắc: “Bão đến ầm ầm/ Như đoàn tàu hoả/ Bão đi thong thả/ Như con bò gầy” (Mặt bão - Trần Đăng Khoa). Trong thơ năm chữ (ngũ ngôn), luật thơ tương tự như thơ bốn chữ: “Hôm nay đi chùa Hương/ Hoa cỏ mờ hơi sương/ Cùng thầy me em dậy/ Em vấn đầu soi gương” (Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp); về cách gieo vần (ở chữ cuối câu), có khi là vần ba tiếng, hoặc vần ôm, có khi là vần chéo: “Nắng hè đỏ hoa gạo/ Nước sông Thương trôi nhanh/ Trên đường đê bước rảo/ Gió nam giỡn lá cành” (Tiếng chim tu hú - Anh Thơ). Trong thơ sáu chữ, chữ cuối câu có thể được gieo vần chéo: “Quê hương là gì hở mẹ/ Mà cô giáo dạy phải yêu/ Quê hương là gì hở mẹ/ Ai đi xa cũng nhớ nhiều” (Quê hương - Đỗ Trung Quân), hoặc gieo vần ôm: “Xuân hồng có chàng tới hỏi/ Em thơ, chị đẹp em đâu?/ - Chị tôi tóc xoã ngang đầu/ Đi bắt bướm vàng ngoài nội” (Tình sầu - Huyền Kiêu). Do ảnh hưởng của thể thất ngôn tứ tuyệt trong thơ Đường, thơ bảy chữ vẫn mang ảnh hưởng thi luật chặt chẽ, nghĩa là hạn định tiếng bằng tiếng trắc trong câu thơ, có đối, có vần, cả bài theo một vần, thường là vần bằng: “Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng/ Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông” (Thương vợ - Tú Xương); cũng có khi chỉ cần chữ cuối câu thứ hai vần với chữ cuối câu thứ tư: “Xa quá rồi em người mỗi ngả/ Bên này đất nước nhớ thương nhau/ Em đi áo mỏng buông hờn tủi/ Dòng lệ thơ ngây có dạt dào” (Đôi bờ - Quang Dũng). 10 Thơ tám chữ (bát ngôn) thường làm theo lối liên vận hoặc cách vận. Ở lối liên vận, câu đầu thường không bắt vần, từ câu hai trở đi mới cặp vần, cứ hai câu vần bằng rồi đến hai câu vần trắc hay ngược lại: “Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm/ Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em/ Không gì buồn bằng những buổi chiều êm/ Mà ánh sáng đều hoà cùng bóng tối/ Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối/ Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành/ Mây theo chim về dãy núi xa xanh/ Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ…” (Tương tư chiều - Xuân Diệu). Ở lối cách vận, câu lẻ vần với câu lẻ, câu chẵn vần với câu chẵn. Cá biệt có khi theo vần ôm: “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông/ Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng/ Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng” (Áo lụa Hà Đông - Nguyên Sa). Thơ song thất lục bát gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Trong hai câu thất, ở câu thất trên, tiếng thứ 3 là trắc, 5 là bằng, 7 là trắc; ở câu thất dưới, tiếng thứ 3 là bằng, 5 trắc, 7 bằng. Hai câu lục bát thì theo luật thường lệ. Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng 5 câu thất dưới, tiếng cuối câu thất dưới vần với tiếng cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát. Và tiếng cuối câu bát vần với tiếng 5 của câu thất tiếp theo. Tuy nhiên, tiếng cuối câu bát cũng có thể vần với tiếng 3 câu thất, biến tiếng này đổi sang vần bằng, do đó, tiếng 3 trong câu thất trên có thể là trắc hay bằng. Tác phẩm Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm) được viết theo thể thơ này: “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt/ Xếp bút nghiên theo việc đao cung/ Thành liền mong tiến bệ rồng/ Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời”. Lục bát là thể thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau. Bài thơ lục bát thông thường được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát; đôi khi cũng có trường hợp kết thúc bằng câu lục để đạt một dụng ý tư tưởng nghệ thuật nhất định. Trong các thể thơ, lục bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách làm và gieo vần tương đối đơn giản. Trong bài thơ, chữ thứ sáu của câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát, chữ thứ tám của câu bát vần với chữ thứ sáu của câu lục kế tiếp và cứ theo quy luật đó cho đến hết bài thơ. Lục bát là thể thơ dân tộc mang đậm bản sắc Việt Nam và phong vị quê hương. Thơ lục bát rất dễ thuộc và dễ nhớ vì lời thơ giản dị, mộc mạc, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường. Câu 11 thơ đọc lên mà cứ ngỡ là câu hát hay một bản nhạc, vừa có vần vừa có điệu nghe rất thanh thoát và êm tai. Có nhiều câu lục bát đã đi vào lòng người như một lời ru: “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương/ Nhớ ai dãi nắng dầm sương/ Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” (Ca dao). Lại có câu lục bát khiến người ta nhớ mãi bởi lời thơ ý nhị, sâu sắc: “Anh ngồi uống cạn dòng sông/ Lo em nhan sắc về không có đò” (Lời ru năm tháng - Trương Nam Hương). Không phải ngẫu nhiên thi sĩ Bùi Giáng khẳng định: “Lục bát Việt Nam là cõi thi ca hoằng viễn nhất, kỳ ảo nhất của năm châu bốn biển ba bảy sông hồ” (Thi ca tư tưởng). Ba thể thơ lục bát, tuyệt cú và haikư đều là thể thơ cách luật ngắn nhất trong văn học dân tộc của Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản. Ba thể thơ này có nhiều điểm giống hoặc gần gũi nhau. Về sự hình thành, có thể thấy chúng đều có nguồn gốc từ thơ ca dân gian, được các nhà thơ sống gần gũi với nhân dân tiếp thu và phát triển để rồi đạt đến đỉnh cao ở các nhà thơ lớn thời trung đại của mỗi dân tộc. Đó là Lý Bạch và Đỗ Phủ ở Trung Quốc, Basho ở Nhật Bản và Nguyễn Du ở Việt Nam. Đương nhiên đó là nhìn đại thể, còn con đường hình thành và phát triển của chúng cũng có những sự khác biệt sẽ đề cập đến sau. Về mặt tính chất, nếu chỉ xét lục bát ở cấp độ một đơn vị chỉnh thể tối thiểu, tức là một chu kỳ 6+8, đủ để làm nên một bài lục bát đơn giản nhất, thì cả ba thể thơ tuyệt cú, haikư và lục bát đều chủ yếu là thể thơ trữ tình. Nói “chủ yếu” là vì trong quá trình phát triển chúng đều có thể thích dụng với trào phúng, triết lý… Cả ba thể thơ này đều có một đặc trưng cơ bản giống nhau: hàm súc cao độ. Điều này như một lẽ đương nhiên và là lý do tồn tại của thể thơ. Bởi vì chúng rất ngắn, nếu chúng không có khả năng ngụ ý và gợi ý thì chúng đã chẳng có sức sống lâu bền đến thế. Tiền đề của sự hàm súc là sự ngắn gọn. Trong ba thể thơ, dài nhất là tuyệt cú cũng chỉ 4 câu với 28 âm (nếu là thất ngôn tuyệt cú) hoặc 20 âm (nếu là ngũ ngôn tuyệt cú), thứ đến là haikư với 17 âm, ngắn nhất là lục bát với 14 âm. Không rõ trên thế giới có thể thơ nào ngắn hơn lục bát nữa không. Quy mô rất nhỏ, nếu không nói là cực nhỏ, mà điều gửi gắm trong cả tuyệt cú, haikư và lục bát, lại 12 rất phong phú, sâu xa: “Bên đê cổ tha thướt/ Liễu như vòm khói xanh/ Giá mà tơ chẳng đứt/ Níu giữ buộc thuyền anh”(Liễu ven sông - Ung Dụ Chi); “Dù tan đi vỡ lại/ Vầng trăng nơi đáy nước/ Còn mãi” (Shiki); “Qua cầu rút ván tháo đinh/ Đó đà ở bạc với mình thì thôi” (Ca dao). Một điều cũng đương nhiên do tính hàm súc của thể thơ đưa lại, khiến chúng gặp nhau ở một điểm có tính quy luật: ở cả ba thể thơ, trọng tâm ý nghĩa đều ở cuối. Thơ haikư là thế: “Mưa đông giăng đầy trời/ Một chú khỉ đơn độc/ Cũng mong chiếc áo tơi” (Basho). Có ba câu ngắn ngủi thôi mà tấm lòng nhân dành cho câu cuối. Câu một là bối cảnh lạnh lùng mênh mông. Câu hai Basho nhìn thấy chú khỉ. Câu ba là chú khỉ nhìn Basho mà “mong chiếc áo tơi”. Chú khỉ cô đơn, chú khỉ lạnh lùng, chú khỉ không nói, sao Basho nhận ra? Nhà thơ đã đặt mình vào cảnh ngộ trần trụi giữa mưa đông, co ro vì lạnh của chú khỉ mà ngộ ra và “phát biểu” cái mong ước nhỏ nhoi tội nghiệp của sinh linh bé bỏng ấy. Tiếng nói nhỏ nhẹ của haikư đã chở tiếng nói của lòng nhân hậu bao la đến với mọi tấm lòng “tri âm”. Đây là thơ tuyệt cú: “Đầu giường ánh trăng rọi/ Ngỡ mặt đất phủ sương/ Ngẩng đầu nhìn trăng sáng/ Cúi đầu nhớ cố hương” (Tứ đêm lặng - Lý Bạch). Đến nỗi có nhà nghiên cứu tinh thâm về thơ Đường đã nói: “Muốn làm một bài thơ tuyệt cú hay là phải bắt đầu từ câu… cuối”. Vậy còn thơ lục bát? Cứ thử lấy ra bất kỳ cặp câu lục bát nào trong hàng ngàn bài ca dao mà toàn bài chỉ vẻn vẹn có một câu sáu và một câu tám, từ trong một bài thơ gồm nhiều chu kỳ sáu tám, cũng hoàn toàn có thể nhận thấy: trọng tâm ý nghĩa bao giờ cũng ở câu tám (tức câu cuối của chu kỳ). Câu sáu thường chỉ là bước chuẩn bị cho câu tám. Câu sáu là “đề”, câu tám là “thuyết”: “Gió sao gió mát sau lưng/ Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này” (Ca dao); “Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (Truyện Kiều - Nguyễn Du); “Măng non là búp măng non/ Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre” (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy). Như vậy, trọng tâm ý nghĩa được dồn vào phần cuối là một đặc trưng thể loại của cả ba thể thơ. Mặt khác, ba thể thơ này cũng có nhiều điểm khác nhau, trong đó có sự khác nhau ngay trong những điểm tương đồng. 13 Về nguồn gốc, điểm chung của chúng là bắt nguồn từ trong thơ ca dân gian nhưng con đường định hình của chúng lại khác nhau. Tên gọi của các thể thơ này cũng xuất hiện sau trước khác nhau. Cái tên “tuyệt cú” đã được xuất hiện từ đời Lương (502-557) cách đây 1.500 năm. Thể thơ lục bát được định danh muộn hơn, khoảng đời Hậu Lê. Còn ở Nhật Bản, thể thơ 3 dòng 5-7-5 đạt đến đỉnh cao ở thế kỷ XVII với Basho nhưng mãi đến cuối thế kỷ XIX mới được nhà thơ Shiki định danh là haikư. Thực ra, nguồn gốc, con đường phát triển, định hình và định danh rồi lại phát triển của ba thể này cần những công trình nghiên cứu công phu tường tận. Chẳng hạn như thể thơ lục bát ở ta quá chừng quen thuộc nhưng nguồn gốc của nó cũng còn nhiều ý kiến tranh luận. Nguồn gốc, con đường phát triển khác nhau của ba thể thơ này cũng phản ảnh vị trí, số phận của chúng trên văn đàn của mỗi dân tộc cũng như ảnh hưởng của chúng đến văn học các dân tộc khác. Trong thơ ca của ba dân tộc Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam ba thể thơ này đều có vị trí quan trọng nhưng ảnh hưởng của chúng đối với thơ ca các nước ngoài thì rất khác nhau. Hình thành từ rất sớm (thế kỷ VI), lại theo con đường ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến các nước láng giềng “đồng văn”, thơ tuyệt cú được các nhà thơ Nhật Bản, Việt Nam tiếp thu từ rất sớm, có thể nói là ngay từ buổi đầu xây dựng nền thơ ca dân tộc. Nhật Bản, từ thế kỷ thứ VII đã xuất hiện thơ tuyệt cú bằng chữ Hán và cho đến thế kỷ XIX, thơ tuyệt cú vẫn chiếm tỉ lệ rất cao trong thơ chữ Hán của người Nhật (chẳng hạn trong cuốn Nhật Bản Hán thi hiệt anh có 1.451 bài thơ thì thơ tuyệt cú có đến 906 bài, chiếm tỉ lệ 61%). Ở Việt Nam, trong văn học viết, thơ tuyệt cú cũng rất phổ biến. Trong thơ Lý - Trần tức là thơ chủ yếu sáng tác bằng chữ Hán, thơ tuyệt cú chiếm tỉ lệ rất cao (nếu không nói là áp đảo). Thơ haikư thì cho đến thế kỷ XIX, trước Minh Trị duy tân, chủ yếu chỉ được lưu hành trên đảo quốc Phù Tang. Nhưng cuối thế kỷ XIX sang thế kỷ XX, theo đà phát triển của kinh tế xã hội Nhật Bản, cùng với sự tiêu thụ hàng hóa Nhật Bản, thể thơ haikư cũng được nhiều nhà thơ nước ngoài biết đến và nhiều người đã tiếp thu thể thơ này. Còn thơ lục bát dường như vẫn chưa vượt được lũy tre xanh Việt Nam. Sự khác biệt về khả năng và phạm vi ảnh hưởng của ba thể thơ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan