Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại theo luật ...

Tài liệu Thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại theo luật trọng tài thương mại 2010

.PDF
109
545
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU HẰNG THIẾT LẬP PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU HẰNG THIẾT LẬP PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 2010 Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến HÀ NỘI - 2014 2 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ThÞ Thu H»ng 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ 1 MỞ ĐẦU Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT 5 TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 1.1. Khái quát về trọng tài thương mại 5 1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của trọng tài thương mại 5 1.1.2. Khái niệm trọng tài 8 1.1.3. Đặc điểm của trọng tài 12 1.1.4. Phân loại trọng tài 15 1.1.5. Thẩm quyền của trọng tài thương mại 20 1.2. 24 Tranh chấp 1.2.1. Khái niệm tranh chấp 25 1.2.2. Phân loại tranh chấp 25 1.3. Thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 28 1.3.1. Thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 28 1.3.2. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 29 1.4. 29 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 4 1.5. Cơ sở pháp lý của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 32 1.5.1. Pháp luật quốc gia 32 1.5.2. Pháp luật quốc tế 33 Chương 2: CƠ CHẾ THIẾT LẬP PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT 35 TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 2010 2.1. Thỏa thuận trọng tài 35 2.1.1. Hình thức của thỏa thuận trọng tài 36 2.1.2. Các tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài 38 2.1.3. Các bên trong thỏa thuận trọng tài 44 2.1.4. Phạm vi của thỏa thuận trọng tài 45 2.1.5. Nội dung cơ bản của thỏa thuận trọng tài 48 2.1.6. Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài 49 2.2. Luật áp dụng với thỏa thuận trọng tài 51 2.3. Hội đồng trọng tài 54 2.4. Tố tụng trọng tài 57 2.4.1. Thời hiệu khởi kiện 57 2.4.2. Khởi kiện 57 2.4.3. Giải quyết tranh chấp 60 2.4.4. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời 65 2.4.5. Phán quyết trọng tài 70 Chương 3: 73 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hiện nay tại Việt Nam 5 73 3.1.1. Đánh giá về tình hình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 73 3.1.2. Nguyên nhân số lượng tranh chấp giải quyết tại trọng tài thương mại còn hạn chế 79 3.2. 83 Một số kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 3.2.1. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật 83 3.2.2. Những kiến nghị đảm bảo thực hiện pháp luật 91 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GQTC : Giải quyết tranh chấp TTTM : Trọng tài thương mại 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Số lượng vụ tranh chấp giải quyết bằng TTTM tại Việt 74 bảng 3.1 Nam (2004 - 2009) DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Số lượng vụ tranh chấp giải quyết qua các năm tại VIAC 76 biểu đồ 3.1 (1993 đến 2013) 3.2 Bảng loại hình tranh chấp tại VIAC 77 3.3 Chủ thể tranh chấp tại VIAC 78 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Để quá trình hội nhập kinh tế này được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, và thành công, Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách phù hợp để có thể thúc đẩy mọi hoạt động trong nền kinh tế đặc biệt là các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các hoạt động, nhất là các hoạt động kinh tế không tránh khỏi những bất đồng, mâu thuẫn có thể dẫn tới tranh chấp. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào các lĩnh vực trong quá trình phát triển nền kinh tế, cần thiết phải có một phương thức giải quyết tranh chấp (GQTC) công bằng, nhánh chóng và hiệu quả. Đáp ứng yêu cầu này, một trong những phương thức được đánh giá có vai trò quan trọng là GQTC bằng trọng tài thương mại (TTTM). Từ cơ sở pháp lý ban đầu là Nghị định số 116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế, đến Pháp lệnh TTTM số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25/02/2003 về TTTM và tiếp đó là Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17/6/2010 (Luật TTTM 2010), pháp luật về GQTC bằng TTTM đã có sự phát triển không ngừng. Tuy nhiên, các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp nên pháp luật không thể tránh khỏi những bất cập, thiếu sót dẫn đến những vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng. Chính vì thế, việc nghiên cứu phương thức GQTC bằng TTTM theo Luật TTTM 2010 là rất cần thiết. Thông qua việc nghiên cứu, có thể xác định được những ưu điểm, hạn chế của phương thức GQTC bằng TTTM, đồng thời, xác định được các vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành về phương thức GQTC bằng TTTM, nhằm khuyến nghị cho các bên tranh chấp và tìm ra các biện pháp, chính sách tháo gỡ có ý nghĩa quan trọng và cấp bách để ngày càng hoàn thiện khung pháp lý về phương thức GQTC bằng TTTM. Vì vậy, Tôi chọn 9 đề tài "Thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại theo Luật trọng tài thương mại 2010" làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thực tế, trọng tài không phải là một đề tài mới, vì trong suốt thời gian qua, đã có rất nhiều bài viết, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ làm về lĩnh vực trọng tài. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu tập trung vào một vấn đề nhất định của trọng tài như vấn đề thẩm quyền GQTC của trọng tài, pháp luật GQTC bằng trọng tài, điểm mới của Luật TTTM 2010, thỏa thuận trọng tài, trong đó các tác giả phân tích, so sánh giữa quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam với quy định trước đây, so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật một số nước trong khu vực và trên thế giới về vấn đề đó, từ đó, đưa ra các biện pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện các vấn đề này trong hệ thống pháp luật Việt Nam về trọng tài. Về phương thức GQTC bằng TTTM, theo tìm hiểu của tác giả, kể từ khi Luật TTTM 2010 ra đời và có hiệu lực, chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu toàn diện về phương thức GQTC bằng TTTM theo Luật TTTM 2010 với tư cách là một phương thức GQTC. Trong phạm vi của luận văn này, tác giả nghiên cứu về phương thức GQTC bằng TTTM theo Luật TTTM 2010, như thẩm quyền của trọng tài, thỏa thuận trọng tài, trình tự, thủ tục GQTC của trọng tài và nghiên cứu pháp luật của một số nước về GQTC bằng trọng tài. Trên cơ sở nội dung nghiên cứu về phương thức GQTC bằng TTTM theo Luật TTTM 2010 và pháp luật của một số nước, luận văn nêu ra một số hạn chế của pháp luật Việt Nam trong việc quy định về phương thức GQTC bằng TTTM và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về trọng tài. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung và phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học, gồm: 10 Các phương pháp nghiên cứu chung bao gồm: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê; Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học bao gồm: phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp phân tích tình huống, phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp xã hội học pháp luật. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn: luận văn tập trung nghiên cứu về phương thức GQTC bằng TTTM theo quy định của Luật TTTM 2010. Trong luận văn, ngoài việc nghiên cứu sơ lược về lịch sử hình thành, phát triển của trọng tài, những vấn đề lý luận chung về trọng tài như khái niệm trọng tài, thẩm quyền của trọng tài, các hình thức trọng tài, thủ tục trọng tài, ưu điểm của trọng tài so với các phương thức GQTC khác như hòa giải, thương lượng, tòa án, luận văn còn nghiên cứu quy định của một số nước về GQTC bằng trọng tài để từ đó đối chiếu, so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam về phương thức GQTC bằng TTTM. Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu, luận văn chỉ ra những điểm chưa hợp lý và kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về GQTC bằng TTTM. 5. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Thứ nhất: Làm rõ vấn đề lý luận chung về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Thứ hai: Đánh giá, làm rõ các điểm hợp lý, tích cực và các điểm vướng mắc, hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Thứ ba: Đánh giá được thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hiện nay tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. 11 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Cung cấp những nghiên cứu, so sánh, phân tích, đánh giá về phương thức GQTC bằng TTTM theo quy định của Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh TTTM 2003 và quy định trong pháp luật của một số nước. Cung cấp những so sánh, đánh giá về thực trạng GQTC bằng TTTM hiện nay tại Việt Nam và các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về phương thức GQTC bằng TTTM. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Luận văn phân tích và nêu bật được đặc trưng của phương thức GQTC bằng TTTM, đánh giá và phát hiện những vấn đề nội bật về phương thức GQTC bằng TTTM và chỉ ra các vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành. Phân tích những ưu điểm, chỉ ra những nhược điểm của phương thức GQTC bằng TTTM theo quy định của pháp luật hiện hành so với quy định trước đây và pháp luật của một số quốc gia khác. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy pháp luật về trọng tài cho cán bộ, giảng viên đang công tác trong lĩnh vực pháp luật. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Chương 2: Cơ chế thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại theo Luật Trọng tài thương mại 2010. Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hiện nay tại Việt Nam và một số kiến nghị. 12 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 1.1.1. Lƣợc sử hình thành và phát triển của trọng tài thƣơng mại Trên thế giới, phương thức GQTC bằng trọng tài ra đời và phát triển rất sớm. Hình thái đầu tiên về trọng tài có thể bắt nguồn từ các quốc gia thành bang cổ Hy Lạp, La Mã. Dần dần, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các nước đã thừa nhận địa vị pháp lý của trọng tài. Trong hệ thống pháp luật của Vương quốc Anh, phương thức GQTC bằng trọng tài được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật trọng tài năm 1697. Từ đầu thế kỷ XX, các nước, trong đó có Cộng hòa Pháp và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã bắt đầu thông qua các Đạo luật trọng tài. Ở Việt Nam, trọng tài lần đầu tiên được ghi nhận trong Nghị định số 20/TTg ngày 14/11/1960 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức trọng tài kinh tế Nhà nước (Nghị định số 20/TTg). Theo Nghị định số 20/TTg, Trọng tài kinh tế cấp Trung ương, khu, thành phố, tỉnh và bộ với chức năng yếu là xử lý các tranh chấp hợp đồng kinh tế. Tiếp đó, Nghị định số 75-CP của Hội đồng Chính Phủ ngày 14/4/1975 ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài kinh tế Nhà nước (Nghị định số 75-CP); Quyết định số 263-TTg ngày 28/7/1979 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Hội đồng trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Quyết định số 263-TTg). Đến Nghị định số 24/HĐBT ngày 10/8/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) (Nghị định số 24/HĐBT), tên gọi của Hội đồng trọng tài kinh tế được thống nhất tên gọi là trọng tài kinh tế, cụ thể, 13 Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước cấp Trung ương gọi là Trọng tài kinh tế Nhà nước, Hội đồng trọng tài kinh tế cấp Bộ, Tổng cục gọi là Trọng tài kinh tế Bộ, Tổng cục, Hội đồng trọng tài kinh tế cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương gọi là Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố, đặc khu. Ngày 17/4/1984, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 62-HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trọng tài kinh tế bộ, tỉnh và huyện (Nghị định số 62-HĐBT). Theo đó có thêm một cấp trọng tài kinh tế nữa đó là trọng tài kinh tế huyện. Đến ngày 10/01/1990, Hội đồng Nhà nước (nay là Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đã ban hành Pháp lệnh trọng tài kinh tế. Theo Pháp lệnh, trọng tài kinh tế là cơ quan GQTC hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế và thực hiện quản lý nhà nước về chế độ hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật. Về tổ chức, trọng tài kinh tế gồm có: trọng tài kinh tế Nhà nước, trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp tương đương. Như vậy, theo Pháp lệnh trọng tài kinh tế, trọng tài kinh tế cấp Bộ, Tổng cục đã không còn tồn tại. Có thể thấy, với Nghị định số 20/TTg, trọng tài kinh tế chỉ là cơ quan nhà nước có chức năng chủ yếu là xử lý các vi phạm hợp đồng kinh tế, đến Nghị định số 75-CP, Nghị định số 62/HĐBT, và Pháp lệnh trọng tài kinh tế, trọng tài đã phát triển thêm chức năng là thực hiện quản lý nhà nước về chế độ hợp đồng kinh tế. Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh tế nói chung, hợp đồng kinh tế nói riêng, trọng tài kinh tế cũng có những bước phát triển nhất định và ngày càng mở rộng, được các bên tranh chấp biết đến nhiều hơn. Khi đất nước bắt đầu bước thực hiện phương thức kinh tế mới, sự tồn tại của trọng tài kinh tế với chức năng là một cơ quan có chức năng quản lý nhà nước không còn phù hợp. Sự phát triển của nền kinh tế, dẫn đến các tranh chấp phát sinh ngày càng đa dạng và phức tạp, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, phương thức GQTC 14 cũng yêu cầu phải đổi mới để phù hợp với sự thay đổi của các tranh chấp. Trước yêu cầu này, từ ngày 28/12/1993, với Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, thì Tòa kinh tế chuyên trách được hình thành trong hệ thống Tòa án nhân dân để giải quyết các tranh chấp kinh tế. Đồng thời, hệ thống trọng tài kinh tế được giải thể. Trước những đòi hỏi khách quan về đa dạng hóa các hình thức và phương thức GQTC trong kinh doanh phù hợp với đặc điểm của phương thức thị trường, cũng như góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế, ngày 05/09/1994, Chính phủ đa ban hành Nghị định số 116-CP về tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài kinh tế (Nghị định số 116-CP). Theo các quy định của Nghị định này, Trọng tài kinh tế thực sự được xác định là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tức là tổ chức phi chính phủ có thẩm quyền giải quyết một số tranh chấp theo quy định, hoàn toàn tách rời với chức năng quản lý nhà nước như trước đây. Sau gần 10 năm thực hiện Nghị định 116-CP, đã có 6 trung tâm trọng tài được thành lập với hơn 130 trọng tài viên. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan và khái quát thì trọng tài chưa thể hiện được vai trò của mình với chức năng là một cơ quan tài phán có vai trò hỗ trợ đắc lực cho Tòa án trong việc GQTC. Nhằm khắc phục những hạn chế, tăng cường hiệu quả và năng lực của các trung tâm trọng tài và đội ngũ Trọng tài viên, ngày 25/02/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài số 08/2003/PL-UBTVQH (Pháp lệnh TTTM 2003) và ngày 15/01/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh TTTM 2003. Có thể nói, Pháp lệnh TTTM 2003 đã mở rộng một cách đáng kể thẩm quyền cho trọng tài ở nước ta so với thẩm quyền của trọng tài theo Nghị định số 116-CP; quy định đầy đủ, rõ ràng về thỏa thuận trọng tài, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc trở thành trọng tài viên; ghi nhận hình thức trọng tài mới là trọng tài vụ việc; mở rộng thẩm quyền chọn trọng tài viên cho các bên tranh chấp; ghi nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa trọng tài với tòa án; nâng cao vị thế của trọng tài bằng việc ghi nhận 15 tính được cưỡng chế thi hành của các phán quyết trọng tài; quy định nhiều phương thức mới để đảm bảo cho việc thành lập các trung tâm trọng tài được chặt chẽ hơn, từ đó mà nâng cao chất lượng và uy tín của trung tâm trọng tài. Những quy định mới của Pháp lệnh TTTM 2003 thương mại đã tạo ra khả năng vô cùng to lớn cho sự phát triển của TTTM ở nước ta, giúp giải quyết nhanh chóng các tranh chấp thương mại, giảm bớt gánh nặng của cơ quan Tòa án… Đồng thời, cùng với các quy định pháp luật khác, pháp luật về trọng tài đã góp phần tạo nên một hệ thống pháp luật trong sạch, vững mạnh, phục vụ yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước. Như vậy, có thể nhận thấy tại Việt Nam trọng tài đã xuất hiện từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa vào những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ XX dưới tên gọi là trọng tài kinh tế. Trọng tài kinh tế khi đó có những đặc trưng phản ánh sự vận hành của phương thức kinh tế kế hoạch hóa, vừa mang chức năng quản lý và chức năng GQTC; do đó, trọng tài kinh tế ở Việt Nam thời đó không phải là tổ chức trọng tài theo đúng nghĩa. Chính sách đổi mới đã dẫn đến sự phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền dẫn tới sự chấm dứt tồn tại của một số định chế đặc trưng cho kế hoạch hóa, trong đó có hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. Sự phát triển của kinh tế thị trường đã dẫn đến nhu cầu thành lập các trung tâm trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam. 1.1.2 . Khái niệm trọng tài Trên phương diện quốc tế cũng như quốc gia, khi đề cập tới trọng tài, có rất nhiều cách tiếp cận cũng như quan điểm khác nhau, do đó, dẫn đến khái niệm về trọng tài cũng khác nhau. Sự khác nhau này diễn ra trên phạm vi thế giới, thể hiện ở sự không giống nhau trong quy định pháp luật về trọng tài của các quốc gia, và trong phạm vi một quốc gia, thể hiện ở sự không thống nhất trong quan điểm về trọng tài của các chuyên gia pháp lý, các nhà nghiên cứu, hay các quy định pháp luật về trọng tài của quốc gia đó trong từng thời kỳ. 16 Với cách tiếp cận trọng tài như một phương thức GQTC độc lập so với các phương thức khác như thương lượng, hòa giải, tòa án, có một số quan điểm cơ bản về trọng tài như sau: Trong Đại từ điển Kinh tế thị trường, trọng tài được định nghĩa: "Trọng tài là phương thức giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp. Là chỉ đôi bên đương sự tự nguyện đem những sự việc, những vấn đề tranh chấp cho người thứ ba có tư cách công bằng chính trực xét xử, lời phán quyết do người này đưa ra có hiệu lực ràng buộc với cả hai bên" [15]. Theo định nghĩa này, trọng tài được hiểu là một phương thức GQTC, trong đó các bên cùng tự nguyện, thống nhất đệ trình tranh chấp tới trọng tài để giải quyết. Tranh chấp sẽ được xét xử bởi một trọng tài viên theo quan điểm của các bên là có tư cách chính trực và phán quyết của trọng tài viên sẽ ràng buộc đối với các bên. Từ điển Luật của Oxford, định nghĩa trọng tài là: "Trọng tài có nghĩa là phán quyết về vụ tranh chấp được quyết định bởi một hoặc các bên thứ ba độc lập (các trọng tài viên) mà không phải là tòa án" [61]. Theo định nghĩa này, số lượng trọng tài viên tham gia giải quyết vụ tranh chấp có thể là một hoặc nhiều theo lựa chọn của các bên tranh chấp. Quan điểm về hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp trong Từ điển Luật của Oxford là mở hơn so với Đại từ điển Kinh tế thị trường. Tuy nhiên, với định nghĩa này về trọng tài, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa phương thức GQTC bằng trọng tài với các phương thức GQTC không mang tính tài phán như thương lượng, hòa giải. Theo Okezie ChukWumerije thì: "Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên với nhau, được thể hiện thông qua một cá nhân do các bên lựa chọn hoặc bởi việc dựa trên những thủ tục hay những tổ chức nhất định được lựa chọn bởi chính các bên" [19]. Theo quan điểm này, trọng tài là một cơ chế GQTC, trong đó các bên tranh chấp có toàn quyền lựa chọn trung tâm trọng tài hoặc trọng tài viên cũng như thủ tục tố tụng trọng tài. Cùng cách tiếp cận với Okezie ChukWumerije, James và Nicolas cho rằng: "Trọng tài được coi như là một tiến trình tư được mở ra theo sự thỏa 17 thuận của các bên nhằm giải quyết một tranh chấp đang tồn tại hoặc có thể sẽ phát sinh bởi một hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng tài viên" [19]. Với quan điểm này, hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp sẽ do các bên lựa chọn và trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài cũng do các bên thỏa thuận. Trong khi đó, Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ có quan điểm: "Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một hoặc một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành" [15]. Theo quan điểm này, các bên cùng thống nhất đệ trình vụ tranh chấp tới một bên thứ ba có thể là một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân để được giải quyết và quyết định của bên thứ ba này sẽ là quyết định cuối cùng và có tính thi hành. Điểm a, Khoản 2, Luật Mẫu của UNCITRAL 1985 quy định: "Trọng tài nghĩa là mọi hình thức trọng tài có hoặc không có sự giám sát của một tổ chức trọng tài thường trực" [38]. Trong khi đó, quan điểm của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) về trọng tài được thể hiện cụ thể như sau: Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên tranh chấp đưa tranh chấp của mình ra một bên trung gian thứ ba (trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài) và bên trung gian này sẽ xem xét các tài liệu và lập luận của các bên sau đó sẽ đưa ra quyết định về tranh chấp của các bên [38]. Như vậy, theo các quan điểm nêu trên, trọng tài tồn tại song song với các phương thức GQTC khác mang tính tài phán như tòa án và không mang tính tài phán như thương lượng, hòa giải. Theo đó, trọng tài được nhìn nhận là một phương thức GQTC trong đó, các bên tranh chấp cùng tự nguyện thỏa thuận và thống nhất với nhau để trao quyền GQTC phát sinh giữa các bên cho bên thứ ba (một cá nhân hoặc một hội đồng) độc lập và chấp nhận sự ràng buộc quyết định của bên thứ ba do các bên lựa chọn. 18 Ở Việt Nam, trọng tài cũng được tiếp cận với tư cách là một phương thức GQTC, với một số quan điểm, quy định cơ bản như sau: Theo tác giả Nông Quốc Bình: "Trọng tài thương mại là một phương pháp giải quyết tranh chấp, mà trong đó các bên tranh chấp thỏa thuận hoặc lập ra, hoặc chỉ định ra một bên thứ ba và giao cho bên thứ ba đó quyền được phán xét tranh chấp của họ, phán xét này buộc các bên tranh chấp phải thực hiện" [Dẫn theo 20]. Theo quan điểm này, trọng tài là phương thức GQTC, trong đó các bên có quyền trong việc thỏa thuận hoặc thiết lập trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài, quyết định hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp và phán quyết của hội đồng này là quyết định cuối cùng và các bên phải thực hiện. Theo Khoản 1, Điều 2 Pháp lệnh TTTM 2003: "Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật này giải quyết" [52]. Đến Luật TTTM 2010, Khoản 1, Điều 3 quy định: "Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo các quy định của luật này" [35]. Như vậy, mặc dù kế thừa quy định của Pháp lệnh TTTM 2003, nhưng định nghĩa về trọng tài của Luật TTTM 2010 có một số điều chỉnh. Cụ thể, Luật TTTM 2010 sử dụng thuật ngữ "trọng tài thương mại" thay vì "trọng tài" như Pháp lệnh TTTM 2003. Tuy nhiên, phạm vi tranh chấp đề cập trong Khoản 1, Điều 2 của Pháp lệnh TTTM chỉ là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, nhưng theo Luật TTTM 2010 quy định chung là "tranh chấp", nghĩa là phạm vi tranh chấp các bên được thỏa thuận, đệ trình tới trọng tài để giải quyết là rộng hơn. Qua việc phân tích một số quan điểm, quy định về trọng tài như trên, tác giả cũng có quan điểm tiếp cận trọng tài như một phương thức GQTC độc lập với các phương thức khác như thương lượng, hòa giải, tòa án. Tuy nhiên, trọng tài là phương thức GQTC được bắt đầu bằng sự thỏa thuận của các bên 19 tranh chấp, theo đó, tranh chấp được các bên thống nhất đệ trình tới một hội đồng trọng tài, có thể gồm một hoặc nhiều trọng tài viên tùy thuộc vào lựa chọn và quyết định của các bên, theo một trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài nhất định. Phán quyết của hội động trọng tài này là phán quyết cuối cùng và có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên. 1.1.3. Đặc điểm của trọng tài Trọng tài có một số đặc trưng cơ bản như sau: Một là, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp đảm bảo tối đa quyền tự chủ của các bên. Trọng tài được hình thành trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất của các bên tranh chấp. Nếu các bên không có thỏa thuận rõ ràng về việc tranh chấp đang hoặc sẽ phát sinh được giải quyết bởi trọng tài, thì trọng tài sẽ không có thẩm quyền để giải quyết vụ tranh chấp. Trong phương thức GQTC bằng trọng tài, các bên có quyền thỏa thuận, lựa chọn các vấn đề liên quan như trung tâm trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, số lượng trọng tài viên của hội đồng trọng tài, trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài, luật áp dụng mà không bị hạn chế bởi địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ thường trú của một trong các bên hay thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo cấp của tòa án. Đây là đặc trưng cơ bản thể hiện sự khác biệt của trọng tài so với phương thức GQTC bằng tòa án. Thẩm quyền của tòa án là thẩm quyền đương nhiên và tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp được xác định theo các quy định của pháp luật. Ngoài ra, với tòa án, các cơ quan tiến hành tố tụng và các bên đương sự, người liên quan sẽ bị ràng buộc bởi các quy tắc tố tụng luật định, các bên tham gia tranh chấp không thể tự do thỏa thuận hay lựa chọn tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, hội đồng xét xử, luật áp dụng, hay địa điểm xét xử. Theo quan điểm của tác giả, đây là một ưu điểm của phương thức GQTC bằng trọng tài so với tòa án. Hai là, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có thủ tục giải quyết đơn giản, thuận tiện cho các bên làm cho việc giải quyết tranh chấp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan