Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Thiết kế xưởng

.PDF
280
33
124

Mô tả:

STT Tên tác giả Tên tài liệu Năm xuất bản 1 Trần Quốc Bài giảng Thiết 2008 Việt kế xưởng 2 Trần Xuân Giáo trình Thiết 1980 Việt kế nhà máy cơ khí Lê Văn Thiết kế & qui 2004 Vĩnh, hoạch công trình Hoàng công nghiệp cơ Tùng khí 3 Mục đích Nhà sử dụng Địa chỉ khai xuất Tài thác tài liệu Tham bản liệu khảo chính Trường GV x ĐHBK Đà Nẵng ĐHBK GV x Hà nội NXB Khoa học & kỹ thuật GV: Ngô Quang Trọng DĐ: 0979 182 114 Email: [email protected] 1. 2. 3. 4. 5. Khái niệm về công tác thiết kế trong sản xuất cơ khí Những tài liệu ban đầu và việc phân tích các tài liệu này Những nội dung chủ yếu của công tác thiết kế Các phương pháp thiết kế Các giai đoạn thiết kế 1. Khái niệm về công tác thiết kế trong sản xuất cơ khí Thiết kế: Là điểm nối quyết định giữa những kinh nghiệm của quá khứ, trình độ khoa học kỹ thuật và điều kiện xã hội hiện tại và khả năng cũng như sự cần thiết về sản xuất của tương lai. Thiết kế nhà máy cơ khí: Là một lĩnh vực chuyên môn quan trọng của ngành cơ khí, mang tính tổng hợp cao, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa thiết kế sản phẩm – thiết kế công nghệ thiết kế trang thiết bị và dụng cụ sản xuất - tổ chức quá trình sản xuất. 1. Khái niệm về công tác thiết kế trong sản xuất cơ khí Nhà máy cơ khí: Là một hệ thống kỹ thuật phức tạp, có tổ chức hợp lý, nhằm thực hiện một chương trình sản xuất nhất định để đạt các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của sản phẩm; Đáp ứng chất lượng, năng suất, giá thành => sự cạnh tranh trên thị trường. 1. Khái niệm về công tác thiết kế trong sản xuất cơ khí Những thiếu xót trong công tác thiết kế nhà máy cơ khí: - Vận chuyển phôi liệu, bán thành phẩm, sản phẩm…; - Bố trí nhà xưởng cho các bộ phận sản xuất; - Bố trí máy móc, trang thiết bị; … Phân loại thiết kế nhà máy cơ khí: - Thiết kế nhà máy mới hoàn toàn; - Thiết kế cải tạo và mở rộng nhà máy đã có sẵn. 1. Khái niệm về công tác thiết kế trong sản xuất cơ khí Một số các khái niệm khác: Công trình: là một đơn vị của nhà máy mang tính độc lập về mặt không gian và kỹ thuật. Cơ quan đầu tư: là cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp vốn đầu tư. Cơ quan thiết kế: là tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế, cung cấp tài liệu, bản vẽ về nhà máy và theo dõi việc thực hiện thiết kế. Cơ quan xây lắp: là tổ chức thực hiện việc xây lắp lên nhà máy theo thiết kế. Bắt đầu thực hiện nhiệm vụ từ khi nhận tài liệu: từ tổ chức thiết kế đến khi toàn bộ công trình được bàn giao xong. 2. Những tài liệu ban đầu và việc phân tích các tài liệu này 2. Những tài liệu ban đầu và việc phân tích các tài liệu này Tài liệu thiết kế: là những văn bản được sử dụng trong quá trình thiết kế, trong đó thường đưa ra giám định trước và sau khi thiết kế. Tài liệu trước thiết kế: - Bản nhiệm vụ thiết kế. - Các bản vẽ về sản phẩm (bản vẽ chế tạo, bản vẽ lắp ráp …) - Các tài liệu, bản vẽ có liên quan đến địa điểm xây dựng. - Các văn bản ký kết hợp tác với các cơ quan, bộ phận . . . Tài liệu sau thiết kế: - Toàn bộ tính toán, thuyết minh trong quá trình thiết kế. - Các bản vẽ mặt bằng nhà máy. - Các bản vẽ kiến trúc nhà xưởng. - Các bản vẽ thi công. - Các số liệu về kinh tế- kỹ thuật. 2. Những tài liệu ban đầu và việc phân tích các tài liệu này Bản nhiệm vụ thiết kế: thường do cơ quan đầu tư, hay cơ quan quản lý soạn thảo ra các nhiệm vụ thiết kế. - Tên gọi, mục đích, nhiệm vụ của nhà máy; - Loại sản phẩm và các điều kiện kỹ thuật của chúng; - Sản lượng hằng năm; - Yêu cầu về mở rộng và phát triển sản phẩm sau này… Bản luận chứng kinh tế-kỹ thuật: Do tổ chức thiết kế soạn thảo được cấp trên có thẩm quyền thông qua. 2. Những tài liệu ban đầu và việc phân tích các tài liệu này Các tài liệu, bản vẽ có quan hệ tới địa điểm xây dựng nhà máy như thổ nhưỡng, địa chất công trình, bản đồ địa thế, tài liệu về thiên nhiên, khí hậu độ ẩm, hướng gió… Các văn bản ký kết với các cơ quan hữu quan, cung cấp nguyên vật liệu, hợp tác sản xuất, cung cấp và bổ sung nhân lực, tiêu thụ sản phẩm … 2. Những tài liệu ban đầu và việc phân tích các tài liệu này 2.1. Phân tích các tài liệu: 2.1.1 Phân tích sản phẩm: Sản phẩm là đối tượng, là mục tiêu sản xuất của nhà máy. Trong việc phân tích sản phẩm cần đi sâu phân tích 3 vấn đề: - Những yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, của các chi tiết, bộ phận cấu thành sản phẩm. Từ đó cho phép ta lựa chọn được phương pháp chế tạo hợp lý. - Các chuỗi kích thước tạo nên các vị trí tương quan của sản phẩm. Sự hiểu biết này là cơ sở xác định cách thức chế tạo, phương pháp lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. - Phân tích kỹ kết cấu của sản phẩm sẽ giúp lựa chọn hợp lý các trang bị công nghệ trong quá trình thực hiện sản xuất ra sản phẩm. 2. Những tài liệu ban đầu và việc phân tích các tài liệu này 2.1.2. Phân tích sản lượng: Việc lựa chọn hệ thống công nghệ để tiến hành sản xuất phụ thuộc vào qui mô sản xuất. Sản lượng càng lớn cho phép sản xuất theo phương pháp tổ chức tiên tiến đạt hiệu quả cao, đồng thời cho phép lựa chọn các trang bị công nghệ hiện đại mang lại hiệu quả kinh tế lớn. 2. Những tài liệu ban đầu và việc phân tích các tài liệu này Thông thường sản lượng sản phẩm chế tạo hàng năm được cho trong các dạng sau: - Trọng lượng sản phẩm cần chế tạo hàng năm (T/năm). - Số lượng sản phẩm cần sản xuất hàng năm (chiếc/năm). - Giá trị tổng sản lượng bình quân hàng năm (đ/năm). 2. Những tài liệu ban đầu và việc phân tích các tài liệu này Căn cứ vào số lượng sản phẩm đã được hoàn thiện để tính ra số lượng mỗi loại chi tiết cần thiết cho sản phẩm đó: S ik i  i    N i  mi 1   1    100   100  Trong đó: • Si là số lượng loại chi tiết thứ i cần gia công, có trong các sản phẩm cần xem xét. • Ni là số lượng của sản phẩm có chi tiết thứ i. • mi là số lượng chi tiết thứ i có trong mỗi sản phẩm. • αi là số % dự trữ để bổ sung cho việc chờ đợi vì vấn đề kho tàng và vận chuyển. • βi là số % dự trữ để bù vào lượng phế phẩm. 2. Những tài liệu ban đầu và việc phân tích các tài liệu này Dạng sản xuất: Là khái niệm đặc trưng có tính chất tổng hợp nhằm xác định hợp lý các giải pháp công nghệ cho nhà máy thiết kế. Các yếu tố đặc trưng của dạng sản xuất: • Sản lượng và tính chất ổn định của chúng; • Tính lặp lại của việc sản xuất ra các sản phẩm ấy và trình độ chuyên môn hóa các vị trí công nghệ trong quá trình sản xuất; Xác định dạng sản xuất: • Theo trọng lượng và số lượng chi tiết; • Theo độ lớn của chi tiết; • Theo trình độ chuyên môn hóa của các vị trí công nghệ. 2. Những tài liệu ban đầu và việc phân tích các tài liệu này 2.1.3. Phân tích qui trình công nghệ: Qui trình công nghệ sẽ cho thấy: - Toàn bộ quá trình sản xuất diễn ra như thế nào? - Trình tự cụ thể của các công đoạn ấy sẽ ra sao? - Các quá trình thay đổi trạng thái của các chi tiết gia công? - Luồng di chuyển của các dòng vật liệu? Qui trình công nghệ là cơ sở để tính toán khối lượng lao động, việc lựa chọn trang thiết bị công nghệ và bố trí hợp lý mặt bằng nhà máy. 2. Những tài liệu ban đầu và việc phân tích các tài liệu này 2.1.4. Phân tích các yếu tố thời gian: Những yếu tố thời gian này bao gồm: - Thời gian cho phép thiết kế; - Thời gian bắt đầu thi công; - Thời gian bắt đầu sản xuất; - Thời gian bắt đầu sử dụng sản phẩm do nhà máy xuất ra; - Thời gian thu hồi vốn đầu tư. Những yếu tố thời gian kể trên là một phần cơ sở để chọn phương pháp thiết kế, để định ra kế hoạch, tiến độ thiết kế, thi công một cách phù hợp. 3. Những nội dung chủ yếu của công tác thiết kế 3. Những nội dung chủ yếu của công tác thiết kế Nhà máy cơ khí là một bộ phận của nền kinh tế. Do đó, nhà máy cơ khí được hình thành lên phải tuân thủ mọi luật định về quản lý kinh tế-xã hội của Nhà nước, như: Luật tổ chức doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật lao động, Luật bảo vệ tài nguyên và môi trường… Như vậy, khi thiết kế nhà máy là phải đồng thời nghiên cứu giải quyết những nội dung cơ bản: - Tính kinh tế; - Tính kỹ thuật và, - Yếu tố tổ chức.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan