Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 ...

Tài liệu Thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông (tt)

.PDF
27
147
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NINH THỊ HẠNH THIÕT KÕ Vµ Sö SôNG HäC LIÖU §IÖN Tö TRONG D¹Y HäC LÞCH Sö LíP 10 ë TR-êng trung häc phæ th«ng Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN THỊ BÍCH 2. TS. HOÀNG THANH TÚ Phản biện 1: PGS.TS. Trần Viết Lưu Ban Tuyên giáo Trung ương Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thế Bình Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: TS. Vũ Thị Ngọc Anh Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 1. 2. 3. Hoàng Thanh Tú, Ninh Thị Hạnh (2011), Thiết kế và sử dụng phim tư liệu lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 68, trang 25 -27; 30. Ninh Thị Hạnh (2013), Sử dụng dịch vụ Google Sites thiết kế WebQuest hỗ trợ dạy học ở trường trung học phổ thông, Tạp chí Khoa học, trường ĐHSP Hà Nội 2, ISSN 1859 – 2325, số 27, tr.106 - 112. Ninh Thị Hạnh (2014), Sử dụng phần mềm Hot Potatoes 6.0 thiết kế công cụ hỗ trợ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Lịch sử ở trường THPT, Tạp chí Khoa học, trường ĐHSP Hà Nội 2, ISSN 1859 – 2325, số 31, tr.81 - 86. 4. 5. Ninh Thị Hạnh, Ngô Sách Đăng, Ngô Duy Nam (2016), Thiết kế và triển khai bài dạy môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phương tiện công nghệ, Tạp chí Khoa học, trường ĐHSP Hà Nội 2, ISSN 1859 – 2325, số 42, tr.124 130. Ninh Thị Hạnh (2016), Vận dụng mô hình học tập kết hợp (Blended learning) trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 – 1884, Nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử trong bối cảnh hiện nay, Nxb. Lý luận Chính trị, H. 2016, tr. 304 - 314 6. 7. 8. Ninh Thị Hạnh (2017), Hệ thống học liệu điện tử quốc gia cho môn Lịch sử của Australia và một vài kinh nghiệm cho Việt Nam, HT Khoa học quốc tế: Đào tạo và bồi dưỡng GV môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Nxb. ĐHQGHN, tr. 485 – 491, ISBN: 9786046299769 Ninh Thị Hạnh (2018), Sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Khoa học, trường ĐHSP Hà Nội 2, ISSN 1859 – 2325, số 55, tr. 104 – 116. Hoang Thanh Tu, Ninh Thi Hanh (2018), Applying the Flipped Classroom to Teacher Training in Vietnam: A case study in Faculty of History in HPU2, The International Conference on Flipped Learning for Technological and Vocational Education, National Taiwan Normal University, p. 107 – 116. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Theo lý luận dạy học hiện đại, các nhà giáo dục coi việc tích hợp các yếu tố, sản phẩm công nghệ vào quá trình dạy học là cuộc cách mạng thứ tư trong giáo dục (sau sự ra đời của nhà trường, chữ viết, in ấn và sách). Ứng dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép thiết kế những kiểu dạy học mới, khuyến khích sự làm việc độc lập, chủ động của học sinh. Trên thực tế, “hiện nay có 40% dân số toàn cầu sử dụng Internet mỗi ngày. Hãy tưởng tượng những gì chúng ta có thể làm khi con số đó là 50, 60, 70%” [149]. Điều đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin & truyền thông và những tác động không ngừng của nó vào hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt là giáo dục và đào tạo. Công nghệ thông tin (CNTT) tạo ra cơ hội, nhưng cũng mang đến không ít thách thức cho việc đổi mới giáo dục từ nội dung chương trình, hình thức và phương pháp dạy học (PPDH),… đến cách thức sử dụng phương tiện dạy học hiện đại mà cụ thể là các nguồn học liệu điện tử (HLĐT). Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng với ứng dụng phổ biến của các thiết bị điện tử thông minh giúp mọi người có thể dễ dàng kết nối và tương tác với nhau từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Trong giáo dục, điều đó đã đưa đến cơ hội cho sự phát triển và mở rộng của hình thức dạy học mới, bên cạnh hình thức dạy học trực tiếp (Face to face) vốn có. Học tập kết hợp (Blended learning) là một hình thức dạy học mới - một giải pháp kết hợp hình thức dạy học truyền thống với dạy học trực tuyến (E – learning). Vận dụng song song hai hình thức dạy học: dạy học trực tiếp và dạy học kết hợp trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng sẽ là hướng đi mới phù hợp với thực tế và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: “Ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, gồm: sử dụng hiệu quả các thiết bị, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng; ứng dụng một cách có hiệu quả hệ thống ứng dụng dạy- học thông minh, hiện đại ở những nơi có điều kiện; ứng dụng kho bài giảng E learning, sách điện tử, sách giáo khoa điện tử đổi mới phương pháp dạy - học; ứng dụng hệ thống đánh giá người học trực tuyến…” [10]. 1.2. Dạy học Lịch sử (DHLS) là hoạt động mang tính đặc thù. Khác với các bộ môn khác, tri thức LS mang những đặc trưng: tính quá khứ, tính không lặp lại… Chúng ta không thể trực tiếp quan sát được lịch sử mà chỉ có thể nhận thức một cách gián tiếp thông qua các nguồn sử liệu và với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học. Do vậy trong DHLS, phương tiện trực quan nói chung và HLĐT nói riêng có vai trò rất quan trọng. HLĐT trình bày thông tin dưới nhiều kênh khác nhau mang tính đa 2 phương tiện (multimedia); có khả năng liên kết cao đến bất kì cơ sở dữ liệu nào có trên máy vi tính thông qua các website và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Do đó, nó không chỉ có ý nghĩa cụ thể hóa thuần túy mà còn giúp phát triển tư duy, năng lực của người học. Việc sử dụng HLĐT trong DHLS ở Việt Nam hiện nay đã và đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố: điều kiện cơ sở vật chất, cách thức sử dụng của giáo viên (GV)… việc sử dụng HLĐT chưa mang lại hiệu quả nổi bật nhằm nâng cao năng lực của người học, tạo động lực trong môn học Lịch sử. 1.3. Lịch sử lớp 10 là nội dung quan trọng trong chương trình môn Lịch sử ở trường THPT bao gồm phần Lịch sử thế giới và Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thời cổ - trung đại và giai đoạn đầu của lịch sử thế giới cận đại. Nguồn tư liệu phục vụ nội dung này khá phong phú, GV và học sinh (HS) có thể dễ dàng tiếp cận với tư liệu có giá trị. Do đó, GV có thể linh hoạt trong việc điều chỉnh, sắp xếp nội dung các bài học, phần học phù hợp với nhiều hình thức dạy học khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế và sử dụng HLĐT một cách hiệu quả trong dạy học. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông” làm đề tài luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình thiết kế và các biện pháp sử dụng học liệu điện tử theo hình thức dạy học trực tiếp và hình thức dạy học kết hợp trong DHLS lớp 10 ở trường THPT. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về lý luận và phương pháp dạy học bộ môn: Luận án tập trung nghiên cứu lý luận về phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, phương tiện dạy học nói riêng, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử. Đồng thời, luận án nghiên cứu các hình thức tổ chức dạy học theo lý luận dạy học hiện đại. - Về phạm vi vận dụng: + Nội dung: Luận án nghiên cứu phần nội dung lịch sử lớp 10 (Chương trình Chuẩn) ở trường THPT đề xuất nội dung kiến thức có thể khai thác để thiết kế học liệu điện tử. 3 + Học liệu điện tử: Luận án tập trung đề xuất quy trình thiết kế và biện pháp sử dụng một loại học liệu điện tử là trang web học tập theo hai hình thức tổ chức dạy học là dạy học trực tiếp (Face to face) và dạy học kết hợp (Blended learning). - Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm: + Tiến hành điều tra, khảo sát 67 trường THPT ở 18 tỉnh, thành phố đại diện ba miền trên cả nước. + Tiến hành thực nghiệm thăm dò và thực nghiệm song hành ở 05 trường THPT với các mô hình trường học khác nhau qua bài 27, bài 32 Lịch sử lớp 10. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của học liệu điện tử, luận án xây dựng quy trình thiết kế và nội dung HLĐT dưới dạng trang web học tập; đồng thời đề xuất các biện pháp sử dụng hệ thống HLĐT đó theo hình thức dạy học trực tiếp và dạy học kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường THPT. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong DHLS ở trường THPT. - Khảo sát thực trạng việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong DHLS ở trường THPT để làm cơ sở thực tiễn nghiên cứu đề tài. - Thiết kế hệ thống học liệu điện tử thể hiện trên trang web học tập phục vụ cho quá trình dạy học phần Lịch sử lớp 10. - Đề xuất quy trình, các biện pháp sử dụng hệ thống học liệu điện tử theo hình thức dạy học trực tiếp và hình thức dạy học kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường THPT. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của quy trình, các biện pháp sử dụng học liệu điện tử được đề xuất. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về giáo dục nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: 4 - Nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu lý luận về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học, đặc biệt là lý luận về HLĐT và các hình thức dạy học thông qua đọc, sưu tầm và phân tích tài liệu từ sách, báo, tạp chí, Internet...; nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa lịch sử lớp 10 hiện hành và dự thảo chương trình môn học lịch sử sau 2018 để lựa chọn nội dung, chủ đề phù hợp cho việc thiết kế HLĐT. - Nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát để tìm hiểu thực trạng sử dụng HLĐT trong DHLS ở trường THPT và đánh giá bước đầu trong quá trình thực nghiệm các biện pháp sử dụng HLĐT được đề xuất. Sử dụng phương pháp chuyên gia để kháo sát, thẩm định bước đầu chất lượng của HLĐT được thiết kế. - Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của quy trình sử dụng, các biện pháp sử dụng HLĐT trong DHLS ở 05 trường THPT trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí, thống kê, phân tích số liệu thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm và đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp đề tài đề xuất. 5. Giả thuyết khoa học Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến giáo dục, HLĐT ngày càng có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong dạy học, nếu xây dựng được quy trình thiết kế và đề xuất được các biện pháp sử dụng HLĐT phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT nói chung và DHLS lớp 10 nói riêng. 6. Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần: - Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong DHLS nói chung và DHLS lớp 10 nói riêng. - Đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng HLĐT theo hình thức dạy học trực tiếp và hình thức dạy học kết hợp trong DHLS ở trường THPT. - Đề xuất được quy trình thiết kế và các biện pháp sử dụng HLĐT theo hình thức dạy học trực tiếp và dạy học kết hợp trong DHLS lớp 10 ở trường THPT. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn: - Về khoa học: luận án làm phong phú thêm lý luận và phương pháp dạy học môn Lịch sử về việc ứng dụng CNTT trong DHLS nói chung, thiết kế và sử dụng HLĐT trong dạy học lịch sử lớp 10 nói riêng. - Về thực tiễn: luận án là tài liệu hướng dẫn GV phổ thông thiết kế và sử dụng 5 HLĐT vào dạy học bộ môn để nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời, luận án cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên cao học chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án bao gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2. Vấn đề thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông - Lý luận và thực tiễn Chương 3. Thiết kế học liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông Chương 4. Sử dụng học liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông. Thực nghiệm sư phạm Chương 1 TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu về học liệu điện tử trong dạy học 1.1.1. Ở nước ngoài Sự phát triển của CNTT đã đưa đến sự gia tăng đáng kể của các loại phương tiện trực quan hiện đại, trong đó có HLĐT. Nghiên cứu CNTT và HLĐT chỉ mới xuất hiện phổ biến vào thập niên cuối của thế kỉ XX. Phải kể đến nghiên cứu của các học giả từ Mỹ, Pháp, Úc, Singapore... và tổ chức UNESCO. Trong đó nhiều nghiên cứu đều khẳng định việc sử dụng hình thức dạy học kết hợp là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và HLĐT nói riêng. Trong đó, trang web học tập là một loại HLĐT phổ biến được sử dụng trong hình thức dạy học kết hợp bởi những ưu thế vượt trội và khả năng đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục theo hướng ứng dụng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. 1.1.2. Ở trong nước Sang thế kỉ XXI, những nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và sử dụng HLĐT nói riêng ngày càng phổ biến. Những nghiên cứu về các loại HLĐT đơn lẻ, đặc biệt là trang web học tập được nhiều chuyên gia lý luận và phương pháp dạy học bộ môn ở Việt Nam quan tâm thể hiện qua bài viết công bố trên các tạp chí uy tín. 6 1.2. Các công trình nghiên cứu về học liệu điện tử trong dạy học lịch sử 1.2.1. Ở nước ngoài Xu hướng ứng dụng CNTT mà cụ thể là HLĐT trong DHLS cũng được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu trên đã bước đầu khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng HLĐT nói chung trong DHLS, đồng thời đi sâu phân tích vai trò, quy trình, hiệu quả sử dụng của một số loại HLĐT có thể sử dụng trong DHLS như: website học tập; phim tư liệu; trò chơi học tập; sách điện tử (e-book), bài giảng điện tử … 1.2.2. Ở trong nước Ở Việt Nam, nghiên cứu về việc sử dụng HLĐT chưa thực sự đa dạng và có tính hệ thống, ban đầu là những nghiên cứu về nguyên tắc trực quan trong DHLS nói chung. Tuy nhiên, bước sang thế kỉ XXI cùng với sự phát triển chung của giáo dục thế giới, các nghiên cứu về việc sử dụng các loại HLĐT trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng cũng ngày càng phong phú. 1.3. Đánh giá chung, những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục giải quyết Như vậy, qua tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề sử dụng CNTT, HLĐT trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng, có thể nhận thấy các vấn đề chính sau đã được giải quyết: Thứ nhất, khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của việc sử dụng CNTT, HLĐT trong môi trường dạy học hiện đại hiện nay, trong đó có DHLS. Thứ hai, phân loại HLĐT và nghiên cứu sâu một số loại HLĐT nhất định. Mỗi loại HLĐT lại có những ưu thế riêng khi sử dụng phục vụ giảng dạy môn học ở những điều kiện khác nhau. Thứ ba, xác định các hình thức chính để sử dụng HLĐT đạt hiệu quả cao. Trong đó dạy học trực tiếp (Face to face), dạy học kết hợp (Blended learning), dạy học trực tuyến (E- learning) là ba phương thức phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nào trả lời một cách hệ thống các vấn đề dưới đây: Một là: HLĐTcó ý nghĩa như thế nào đối với việc DHLS ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay? Hai là: Thực tiễn việc sử dụng HLĐT trong DHLS ở trường THPT hiện nay có ưu điểm, hạn chế nào? Ba là: Xác định mức độ nội dung kiến thức cần sử dụng HLĐT như thế nào? Bốn là: Thiết kế loại HLĐT nào phù hợp với DHLS ở trường THPT hiện nay? Năm là: Cần xây dựng quy trình thiết kế và các biện pháp sử dụng HLĐT trong môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và dạy học Lịch sử lớp 10 nói riêng như thế 7 nào cho hiệu quả? Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu từ các công trình đi trước, luận án sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, giải thích được các khái niệm, thuật ngữ: HLĐT, HLĐT trong DHLS, thiết kế và sử dụng HLĐT trong DHLS ở trường THPT, phân loại và đặc trưng của HLĐT, hình thức dạy học trực tiếp, hình thức dạy học kết hợp. Đồng thời, trên cơ sở mục tiêu môn học, phân tích đặc điểm của kiến thức lịch sử, đặc điểm quá trình nhận thức của HS trong DHLS; phân tích vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng HLĐT trong DHLS. Thứ hai, phân tích mối liên hệ giữa việc sử dụng HLĐT với các yếu tố khác trong QTDH Lịch sử ở trường THPT, những yêu cầu của đổi mới cách thức triển khai PPDH hiện nay và đề xuất những yêu cầu cơ bản của việc sử dụng HLĐT trong DHLS ở trường THPT. Thứ ba, đánh giá chung về thực trạng DHLS ở trường THPT và đi sâu phân tích những ưu điểm, hạn chế trong việc sử dụng HLĐT dựa trên kết quả điều tra. Từ đó, nêu ra những vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết. Thứ tư, nghiên cứu chương trình môn Lịch sử lớp 10 ở trường THPT và xác định những nội dung kiến thức phù hợp với việc sử dụng HLĐT, lựa chọn quy trình thiết kế HLĐT phù hợp với mục tiêu đề ra. Cụ thể luận án sẽ thiết kế HLĐT dưới hình thức trang web học tập hỗ trợ dạy học trực tiếp và dạy học kết hợp. Thứ năm, đề xuất quy trình, các biện pháp sử dụng HLĐT đã thiết kế và thực nghiệm sư phạm để kiểm định hiệu quả của quy trình và các biện pháp đề xuất. Định hướng xuyên suốt trong quy trình thiết kế và sử dụng HLĐT của luận án là căn cứ vào hình thức tổ chức dạy học khác nhau để đưa ra các biện pháp sử dụng HLĐT phù hợp. 2. Chương 2 VẤN ĐỀ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài * Học liệu; Học liệu điện tử * Học liệu điện tử trong dạy học lịch sử: từ việc thống nhất quan niệm về 3. HLĐT nói chung, vận dụng vào DHLS có thể hiểu HLĐT trong DHLS là hệ thống tư liệu chứa thông tin về lịch sử được số hóa theo ý tưởng sư phạm với các hình 8 thức đa dạng (văn bản, tranh ảnh, video, đồ họa trực quan (infographic), sách điện tử (e - book), trang web...) và sử dụng theo một quy trình chặt chẽ hướng đến mục tiêu cụ thể trong DHLS. Trong phạm vi luận án thiết kế và sử dụng HLĐT trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông được hiểu là: quá trình GV tạo nên HLĐT với các định dạng khác nhau dựa trên hệ thống tư liệu sẵn có hoặc GV tái tạo theo mục đích sư phạm cụ thể. Hệ thống HLĐT này được tập hợp trong một trang web học tập mà GV sẽ sử dụng theo hai hình thức dạy học (dạy học trực tiếp và dạy học kết hợp) một cách linh hoạt phù hợp với các mô hình lớp học, thực tế dạy học và đối tượng người học đa dạng. 2.1.2. Đặc trưng và phân loại học liệu điện tử trong dạy học lịch sử ở trường THPT 2.1.2.1. Đặc trưng của HLĐT trong dạy học lịch sử ở trường THPT 2.1.2.2. Phân loại HLĐT trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông Gồm: Văn bản; hình ảnh; âm thanh và phim tư liệu; mô phỏng và tương tác; hỗn hợp. 2.1.3. Cơ sở xuất phát của vấn đề thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học lịch sử ở trường THPT 2.1.3.1. Mục tiêu môn học Lịch sử ở trường THPT 2.1.3.2. Đặc điểm của kiến thức Lịch sử và đặc điểm nhận thức của học sinh ở trường THPT 2.1.3.3. Yêu cầu đổi mới giáo dục môn Lịch sử ở trường THPT 2.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học lịch sử ở trường THPT 2.1.4.1. Vai trò của việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong dạy học Lịch sử ở trường THPT Trước hết, HLĐT là phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ GV chuẩn bị, tổ chức và hướng dẫn HS học tập. Thứ hai, HLĐT là nguồn cung cấp tri thức phong phú, cần thiết cho cả GV và HS. Thứ ba, sử dụng HLĐT là biện pháp dạy học tích cực góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú và tăng hiệu quả việc học tập môn Lịch sử. 2.1.4.2. Ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong dạy học Lịch sử ở trường THPT Với vai trò trên, việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong DHLS có ý nghĩa đối với HS trên các mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng phát triển năng lực và phẩm chất. 9 2.1.5. Các hình thức dạy học sử dụng học liệu điện tử phổ biến hiện nay Theo lý thuyết dạy học hiện đại, có thể phân chia hình thức dạy học thành ba loại dựa trên sự giao tiếp của GV và HS thông qua phương tiện công nghệ hoặc các ứng dụng CNTT: hình thức dạy học trực tiếp (Face to face); hình thức dạy học trực tuyến (E-Learning); hình thức dạy học kết hợp (Blended learning). Với mỗi hình thức tổ chức dạy học này, HLĐT lại giữ một vai trò quan trọng khác nhau. Trong phạm vi luận án, chúng tôi tập trung vào quy trình thiết kế và sử dụng HLĐT trong dạy học Lịch sử theo hình thức dạy học trực tiếp (Face to face) và dạy học kết hợp (Blended learning). 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Thực tiễn việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử ở một số quốc gia trên thế giới Các quốc gia ở châu Âu, Bắc Mĩ, Australia và một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á: Singapore, Thái Lam... là những quốc gia đi đầu và có nhiều đóng góp cho nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT trong giáo dục. Trong đó, vai trò của việc sử dụng CNTT, trong đó có HLĐT trong dạy học được quan tâm dưới các góc độ khác nhau. Kinh nghiệm trong quá trình đổi mới giáo dục của các quốc gia này đều thực hiện đồng bộ việc đầu tư sử dụng HLĐT, cụ thể là trang web học tập và phát triển kĩ năng tìm kiếm, lựa chọn, thiết kế, sáng tạo các nguồn HLĐT cho GV. Do đó, việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong DHLS ở trường THPT hiện nay là thực sự cần thiết và là hướng đi phù hợp với xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, GV ở các quốc gia này cũng đang gặp khó khăn nhất định trong việc sử dụng HLĐT trên lớp. Đây là những lưu ý cần thiết trong quá trình thiết kế và sử dụng HLĐT trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng. Điều đó cũng cho thấy cần có một phương thức/ mô hình phù hợp để việc sử dụng HLĐT khắc phục được những hạn chế chung thường gặp, phát huy cao nhất ưu thế của mình trong lớp học. 2.2.2. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học lịch sử ở trường THPT Việc điều tra, khảo sát được tiến hành trên diện rộng, với môi trường dạy học đa dạng và phân bố ở 67 trường THPT thuộc 18 tỉnh, thành phố, từ đồng bằng đến trung dung miền núi: Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Thanh Hóa, Ninh Thuận, Huế, Tây Ninh, Đồng Tháp. Hệ thống các trường THPT 10 được khảo sát gồm: trường chuyên, trường công lập, trường tư thục, trường quốc tế, trung tâm giáo dục thường xuyên. Những thông tin phân tích từ thực trạng có tính giá trị sẽ là cơ sở để chúng tôi đề xuất biện pháp thiết kế và sử dụng HLĐT trong DHLS ở trường THPT. Kết quả khảo sát cho thấy: trong khi khẳng định HLĐT có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực của HS (86%).Trên thực tế có rất ít GV chú ý đến hình thức sử dụng HLĐT hướng dẫn HS tự học, tự tìm kiếm và khai thác thông tin (3.1%); hướng dẫn HS tương tác qua môi trường Internet (12.5%).Phần lớn GV lựa chọn hình thức sử dụng HLĐT theo hình thức dạy học trực tiếp (chiếm 84.4%). Khó khăn lớn nhất GV và HS gặp phải không phải là sự thiếu hụt về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại. HS lúng túng vì không biết cách lựa chọn và sử dụng HLĐT hiệu quả. GV cũng lúng túng và mất nhiều thời gian để chuẩn bị, triển khai bài dạy với HLĐT. 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng Thứ nhất, khi thiết kế và sử dụng HLĐT GV chưa thực sự quan tâm đến hứng thú, nhu cầu, sở thích của HS. Thứ hai, mặc dù nhận thức đúng về tầm quan trọng của HLĐT trong việc phát triển năng lực người học, nhưng trên thực tế, hiệu quả sử dụng HLĐT trong DHLS của GV chưa đạt được như mong muốn. Thứ ba, GV đã sử dụng các định dạng HLĐT đa dạng nhưng chủ yếu là các HLĐT đơn giản: văn bản; hình ảnh, âm thanh; video; trang trình chiếu... chưa sử dụng nhiều các HLĐT có tính tương tác cao như trang trình chiếu tương tác, đồ họa trực quan, trang web học tập hoặc chưa cập nhật các công cụ mới để tăng tương tác trong dạy học. Thứ tư, sự thiếu hụt hệ thống HLĐT phong phú, có độ tin cậy và quy trình sử dụng rõ ràng phù hợp với ý tưởng sư phạm là khó khăn chung của cả GV và HS. Chương 3 THIẾT KẾ HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung chương trình Lịch sử lớp 10 3.2. Nội dung Lịch sử lớp 10 có thể khai thác để thiết kế học liệu điện tử Trên cơ sở phân tích vị trí, mục tiêu và nội dung chương trình Lịch sử lớp 10, chúng tôi xác định nội dung cơ bản Lịch sử lớp 10 có thể thiết kế HLĐT đơn lẻ hỗ trợ dạy học như sau: Nội dung kiến thức có khái niệm lịch sử trừu tượng mà HS cần hiểu 11 rõ bản chất; Nội dung kiến thức gồm nhiều sự kiện khó ghi nhớ, thường là các nội dung liên quan diễn biến của sự kiện hoặc quá trình phát triển của một sự kiện, hiện tượng lịch sử trong một hoặc một vài giai đoạn; Nội dung kiến thức đòi hỏi HS phân tích, đánh giá, nhận xét hoặc đưa ra ý kiến cá nhân; Nội dung kiến thức tích hợp với các cấp độ khác nhau, sử dụng HLĐT trong trường hợp này với vai trò cung cấp thông tin, làm cho kiến thức các môn học bổ sung cho nhau, giúp HS hiểu sâu sắc hơn các sự kiện, hiện tượng lịch sử được học. Với trang web học tập, GV có thể sử dụng phục vụ dạy học tất cả các nội dung kiến thức kể trên, bởi HLĐT dưới dạng trang web tổng hợp được các tài liệu đơn lẻ. Đồng thời trang web học tập cũng thích hợp với nội dung kiến thức có tính khái quát hóa hoặc nội dung ôn tập cuối bài học, tổng kết chương, phần như: Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX. 3.3. Một số yêu cầu có tính nguyên tắc khi thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử ở trường THPT Với tư cách là phương tiện sử dụng trong dạy học nói chung, DHLS nói riêng, việc thiết kế HLĐT phải dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học về PPDH nói chung, PPDH lịch sử nói riêng và yêu cầu thực tiễn của xã hội, của nhà trường THPT hiện nay về đổi mới PPDH lịch sử theo hướng ứng dụng CNTT vào dạy học. Cụ thể: đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính tương tác và tính đa phương tiện, tính kĩ thuật và mĩ thuật. 3.4. Quy trình thiết kế học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường THPT Để thiết kế HLĐT phục vụ việc DHLS được hiệu quả, GV có thể thực hiện theo quy trình được sơ đồ hóa dưới đây: 12 Hình 3.1. Quy trình thiết kế học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử 3.5. Giới thiệu trang web học tập: LỊCH SỬ LỚP 10 (https://1095397.site123.me/) Trang web gồm Trang chủ và sáu trang liên kết với trang chủ là: Giới thiệu; Quy trình chung; Nhiệm vụ học tập; Đánh giá; Kết luận; Liên hệ. Tất cả các trang này sẽ hiển thị cố định bên trái của trang web học tập để người dùng dễ theo dõi. Trong mỗi trang đều có phần văn bản đi kèm với hình ảnh trực quan. Khi muốn truy cập nội dung của trang nào, chỉ cần nhấp chuột vào tên của trang đó. Trang chủ và mỗi trang liên kết được thiết kế phục vụ một nhiệm vụ khác nhau trong QTDH. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về tính trực quan trong dạy học nói chung, sử dụng phương tiện dạy học và các nghiên cứu thiết kế HLĐT nói riêng; căn cứ vào sự phát triển của CNTT trong bối cảnh hiện nay và yêu cầu ứng dụng CNTT trong DHLS, chúng tôi thiết kế trang web với năm đặc trưng nổi bật sau: Thứ nhất giao diện hiện đại, thân thiện; Thứ hai, cấu trúc theo quy trình dạy học; Thứ ba, hoạt động học tập được thiết kế theo hướng phát triển năng lực; Thứ tư, hệ thống HLĐT phong phú, tin cậy; Thứ năm, khả năng tương tác cao. 13 Chương 4 SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Một số yêu cầu khi sử dụng học liệu điện tử trong môn Lịch sử ở trường THPT Về tổng thể, để sử dụng HLĐT trong DHLS được hiệu quả, GV lưu ý các yêu cầu về việc sử dụng HLĐT trong dạy học với tư cách là một phương tiện dạy học trực quan hiện đại. Các yêu cầu cần lưu ý cụ thể như sau: Đảm bảo yêu cầu an toàn; đảm bảo yêu cầu 3Đ; đảm bảo yêu cầu hiệu quả; đảm bảo tính thực tiễn. 4.2. Quy trình sử dụng học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường THPT Xét trên phương diện tổng quát, nếu QTDH được coi là quá trình chuyển thông tin từ GV đến HS và quá trình HS tương tác với thông tin, thì phương tiện dạy học nói chung và HLĐT nói riêng có vai trò chính là công cụ vận chuyển thông tin đến người học. Tuy có sự khác biệt ở mỗi hình thức tổ chức dạy học trực tiếp và dạy học kết hợp nhưng việc sử dụng HLĐT trong dạy học Lịch sử đều tuân thủ quy trình chung, gồm 4 bước được mô hình hóa như sau: Hình 4.1. Quy trình sử dụng HLĐT trong dạy học Lịch sử Đối với hình thức tổ chức dạy học trực tiếp, GV có thể xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học gồm 3 phần chính: Quy trình tổ chức; Các loại HLĐT được sử dụng; Hoạt động dạy học. 14 Bảng 4.1. Kế hoạch tổ chức dạy học sử dụng HLĐT trong hình thức dạy học trực tiếp Hoạt động dạy học Các loại HLĐT được sử dụng Quy trình tổ chức Văn bản Hình ảnh, sơ đồ, lược đồ... Âm thanh, phim tư liệu Phiếu học tập GV HS Khởi động (Ôn tập kiến thức bài cũ, giới thiệu kiến thức bài mới) Hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ mới Ôn tập, củng cố kiến thức Kiểm tra đánh giá Đối với hình thức tổ chức dạy học kết hợp, cấu trúc chính của kế hoạch tổ chức hoạt động gồm hai phần: quy trình tổ chức hoạt động; hình thức dạy học kết hợp: hoạt động dạy học trực tiếp và hoạt động dạy học trực tuyến. Dưới đây là gợi ý về cấu trúc kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học có sử dụng HLĐT theo hình thức dạy học kết hợp: Bảng 4.2: Kế hoạch tổ chức dạy học kết hợp triển khai bài nội khóa trên lớp CHỦ ĐỀ/NỘI DUNG A Quy trình tổ chức Hình thức tổ chức dạy học kết hợp Hoạt động dạy học trực tiếp GV Khởi động (Ôn tập kiến thức bài cũ, giới thiệu kiến thức bài mới) HS Hoạt động dạy học trực tuyến GV HS Giới thiệu nội Cho điểm, Thực hiện dung, cách thức Trả lời câu hỏi nhận xét bài kiểm tra kiểm tra; giới liên hệ bài mới trên trang thiệu nội dung (nếu có) web bài mới Hình thành Giới thiệu nhiệm Trao đổi và nêu Hỗ trợ qua Thực hiện kiến thức, kĩ vụ và các yêu thắc mắc (nếu mạng, theo dõi các nhiệm 15 năng, thái độ cầu chủ yếu của có) mới mỗi nhiệm vụ.Hỗ trợ trực tiếp HS tiến độ làm vụ: hoàn việc của cá thành sản nhân, nhóm. phẩm, trả lời câu hỏi... trang web Nêu yêu cầu của Hỗ trợ Trao đổi và nêu Ôn tập, củng bài tập, nhận xét mạng thắc mắc (nếu cố kiến thức phần bài làm của có) HS qua Hoàn thành bài tập luyện tập trên Canva Hướng dẫn HS HS nêu ý kiến, Điều chỉnh câu Tham gia bài Kiểm tra đánh làm bài trắc thắc mắc (nếu hỏi, thời gian... trắc nghiệm giá nghiệm có) nếu cần Kahoot 4.3. Biện pháp sử dụng học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường THPT 4.3.1. Sử dụng hiệu quả học liệu điện tử theo hình thức dạy học trực tiếp Trong hình thức dạy học trực tiếp, GV sử dụng HLĐT với vai trò là phương tiện trực quan hiện đại và nguồn kiến thức hỗ trợ hoạt động GV chuẩn bị, tổ chức và hướng dẫn HS học tập. Ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn chung theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng học bộ môn và danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THPT cho môn Lịch sử, để sử dụng HLĐT trong dạy học Lịch sử theo hình thức dạy học trực tiếp, phòng học cần được trang bị thêm các thiết bị hỗ trợ khác như: máy chiếu (projector), màn chiếu hoặc ti - vi màn hình rộng có cổng HDMI kết nối với máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn. 4.3.1.1. Sử dụng HLĐT để tạo tình huống học tập và nêu nhiệm vụ nhận thức 4.3.1.2. Tổ chức HS khai thác HLĐT để cụ thể hóa sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử 4.3.1.3. Hướng dẫn HS trao đổi, phân tích HLĐT để rút ra kết luận 4.3.1.4. Hướng dẫn HS sử dụng HLĐT để luyện tập, củng cố kiến thức đã học 4.3.1.5. Hướng dẫn HS sử dụng HLĐT chuẩn bị bài ở nhà 4.3.1.6.Hướng dẫn HS sử dụng HLĐT hỗ trợ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 4.3.2. Sử dụng linh hoạt học liệu điện tử theo hình thức dạy học kết hợp Trong hình thức dạy học kết hợp, HLĐT cụ thể là trang web Lịch sử 10 (https://1095397.site123.me/) được sử dụng với nhiều chức năng: vừa là phương tiện cung cấp tài nguyên học tập, vừa là môi trường diễn ra các hoạt động học tập. Lưu 16 ý để có thể sử dụng HLĐT trong DHLS theo hình thức dạy kết hợp cần các trường THPT có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, điển hình là các trường THPT ở thành phố lớn: trường quốc tế, trường song ngữ, trường THPT liên cấp, trường chuẩn quốc gia, trường chuyên.... Trong điều kiện đó, GV mới có thể tổ chức các hoạt động sử dụng, khai thác HLĐT trực tuyến, tương tác trên môi trường trực tuyến, phòng học cần có kết nối Internet hoặc wifi ổn định và máy vi tính có thể cài đặt một số phần mềm dạy học cơ bản: trình duyệt web, MS. PowerPoint, Kahoot, Canva, Padlet,... 4.3.2.1. Giới thiệu HLĐT và nêu phương pháp, nhiệm vụ học tập 4.3.2.2. Hướng dẫn HS tự nghiên cứu HLĐT để lĩnh hội kiến thức và giải quyết các nhiệm vụ học tập 4.3.2.3. Tổ chức hoạt động tương tác để báo cáo sản phẩm đã thiết kế 4.3.2.4. Hướng dẫn HS dựa vào thông tin của HLĐT để tự kiểm tra đánh giá hoạt động nhận thức 4.4. Thực nghiệm sư phạm 4.4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm Thứ nhất, thực nghiệm sư phạm là cơ sở khoa học kiểm tra tính khả thi của việc sử dụng HLĐT trong DHLS ở trường THPT. Thứ hai, đánh giá tác động của việc sử dụng HLĐT trong DHLS đối với kết quả và thái độ, hứng thú học tập của nguời học. Thứ ba, đánh giá khả năng sử dụng HLĐT trong các hình thức DHLS. Thứ tư, khẳng định một cách khoa học tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã được đặt ra. 4.4.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm Đối tượng TNSP được lựa chọn là HS lớp 10 ở 05 trường thuộc các thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2017 - 2018. Đối tượng HS được lựa chọn thực nghiệm thuộc địa bàn đa dạng ở các vùng miền khác nhau: thành phố lớn, thị xã, nông thôn; đồng bằng, trung du... bao gồm: trường chuyên, trường công lập, trường tư thục, trường quốc tế để đảm bảo tiêu chí đại diện trong chọn mẫu thực nghiệm. 4.4.3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm Về chất lượng trang web học tập: https://1095397.site123.me/ - Sử dụng phương pháp chuyên gia và khảo sát ý kiến để đánh giá chất lượng của HLĐT đã thiết kế, cụ thể là trang web học tập: https://1095397.site123.me/. Để đánh giá chất lượng HLĐT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của các 17 chuyên gia, GV Lịch sử, HS ở trường phổ thông. Nội dung của phiếu tập trung chủ yếu đánh giá về nội dung, cấu trúc, hình thức thể hiện và ý nghĩa của trang web học tập. Về quy trình sử dụng HLĐT trong hình thức dạy học trực tiếp và hình thức dạy học kết hợp. Chúng tôi tiến hành TNSP qua hai bài dạy Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước là dạng bài ôn tập và Bài 32: Cách mạng Công nghiệp ở châu Âu là dạng bài nghiên cứu kiến thức mới. Chúng tôi tiến hành tuần tự hai bước thực nghiệm: Bước 1, thực nghiệm thăm dò: để kiểm chứng chất lượng và có điều chỉnh kịp thời về nội dung, giao diện, cấu trúc, các yếu tố kĩ thuật của trang web https://1095397.site123.me/. Bước 2, thực nghiệm song hành: sau khi khẳng định hiệu quả của trang web, chúng tôi sử dụng trang web theo quy trình đề xuất đồng thời trên các đối tượng người học khác nhau để đánh giá hiệu quả của trang web đối với quá trình học tập của mỗi đối tượng. Từ đó, đưa ra khẳng định vững chắc về hiệu quả của quy trình sử dụng HLĐT đã đề xuất và rút ra kết luận sư phạm cần thiết. Chúng tôi tiến hành một lần thực nghiệm thăm dò và hai đến ba lần thực nghiệm song hành ở mỗi nhóm biện pháp lớn, theo nguyên tắc lần thực nghiệm thứ nhất được coi là đối chứng cho lần thực nghiệm thứ hai, lần thực nghiệm thứ hai được coi là đối chứng cho lần thực nghiệm thứ ba. Đối tượng HS được lựa chọn để tiến hành thực nghiệm thăm dò và thực nghiệm song hành với mỗi hình thức sử dụng HLĐT có sự đồng đều tương đối về số lượng và học lực môn Lịch sử đảm bảo yêu cầu về chọn mẫu thực nghiệm. 4.4.4. Tiến trình thực nghiệm Tiến trình thực nghiệm được mô tả theo bảng dưới đây: Bảng 4.3.Tiến trình thực nghiệm Trước nghiệm thực Trong thực nghiệm B2. Thực nghiệm Sau thực nghiệm B1.Thực nghiệm thăm dò song hành Mục - Khảo sát điều - Đưa ra kết luận - Điều chỉnh và - Lấy ý kiến phản đích kiện sử dụng máy bước đầu về hoàn thiện trang hồi của HS sau vi tính, điện thoại chất lượng trang web. thông minh và kết web giờ học về 4 vấn - Kiểm chứng tính đề: hình thức, nội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan