Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG E-BOOK TRONG DẠY HỌC PHẦN “QUANG HÌNH HỌC” VẬT LÍ 11, BAN CƠ...

Tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG E-BOOK TRONG DẠY HỌC PHẦN “QUANG HÌNH HỌC” VẬT LÍ 11, BAN CƠ BẢN

.PDF
157
240
132

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Hồng Giang THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG E-BOOK TRONG DẠY HỌC PHẦN “QUANG HÌNH HỌC” VẬT LÍ 11, BAN CƠ BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Hồng Giang THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG E-BOOK TRONG DẠY HỌC PHẦN “QUANG HÌNH HỌC” VẬT LÍ 11, BAN CƠ BẢN Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học môn Vật lí Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nổ lực của bản thân, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ gia đình, quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và các em học sinh. Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường, phòng Sau đại học, khoa Vật lí của trường ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành khóa học. Tác giả xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Mạnh Hùng đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình, động viên và theo dõi sát sao với tinh thần trách nhiệm cùng lòng thương mến trong suốt quá trình tác giả thực hiện luận văn này. Trên hết, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đó là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tác giả theo đuổi và hoàn thành tốt luận văn. Cuối cùng, tác giả xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và các em học sinh tại trường THPT Trần Khai Nguyên, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để giúp luận văn được hoàn thiện hơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013 Tác giả luận văn TRẦN THỊ HỒNG GIANG 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................3 MỤC LỤC ...............................................................................................................................4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................9 MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................10 1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................................10 2.Mục đích đề tài ...............................................................................................................12 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..............................................................................12 4.Giả thuyết của đề tài ......................................................................................................12 5.Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................12 6.Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................13 7.Các đóng góp của luận văn ...........................................................................................13 8.Các phương pháp nghiên cứu .......................................................................................13 8.1.Phương pháp nghiên cứu lí luận .............................................................................13 8.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................................................14 CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC VÀ TỰ LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH ..................................................15 1.1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...............................................................15 1.1.1. Bối cảnh và thời cơ, thách thức đối với giáo dục nước ta giai đoạn 2011 – 2020 15 1.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước .................................................................15 1.1.1.2. Thời cơ và thách thức ..................................................................................15 1.1.2. 1.1.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học .......................................................................16 Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ...................................16 4 1.1.2.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ....................................................18 1.1.2.3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học [17] ........................................19 1.1.3. 1.2. Nghiên cứu một số E-book hiện có .................................................................19 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TỰ HỌC .........................................................................21 1.2.1. Khái niệm về tự học ........................................................................................21 1.2.2. Vai trò của tự học ...........................................................................................22 1.2.3. Hình thức của tự học ......................................................................................22 1.2.4. Bốn nhóm kỹ năng tự học cần thiết ................................................................23 1.2.5. Chu trình của tự học .......................................................................................24 1.2.6. Những hành động tự lực học tập ....................................................................26 1.2.7. Một số biện pháp hướng dẫn HS tự lực học tập .............................................27 1.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HS 29 1.3.1. Tính tích cực của học sinh trong học tập .......................................................29 1.3.2. Các biểu hiện của tính tích cực học tập. ........................................................29 1.3.3. Các hình thức thể hiện của tính tích cực học tập [7]; [8] .............................31 1.3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức .................................32 1.3.5. Các biện pháp phát huy tính tích cực học tập của HS ...................................32 1.4. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ E-BOOK ............................................................34 1.4.1. Vai trò của CNTT trong dạy học ở trường phổ thông [23]; [35] ..................34 1.4.2. E-book .............................................................................................................35 1.4.2.1. Khái niệm E-book ........................................................................................35 1.4.2.3. Lợi ích của E-book trong hoạt động tự học ................................................38 1.4.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của E-book ...........................................................38 1.5. THIẾT KẾ E-BOOK NHẰM HỖ TRỢ CHO HỌC SINH TÍCH CỰC VÀ TỰ LỰC HỌC TẬP .................................................................................................................39 5 1.5.2. Xây dựng E-book hỗ trợ HS tự lực, tích cực học tập .....................................40 1.5.3. Các yêu cầu thiết kế E-book ...........................................................................43 1.5.4. Các phần mềm tin học thiết kế E-book ...........................................................44 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC PHẦN QUANG HÌNH HỌC, VẬT LÍ LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN ...............................................................49 2.1. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA PHẦN QUANG HÌNH HỌC, VẬT LÍ 11 – BAN CƠ BẢN.......................................................................................................49 2.1.1. Cấu trúc của chương ......................................................................................49 2.1.2. Chuẩn kiến thức và kĩ năng ............................................................................50 2.1.3. Phân tích nội dung cơ bản của phần Quang hình học, Vật lí lớp 11, ban cơ bản 54 2.1.3.1. Những vấn đề cần lưu ý trong phần Quang hình học, Vật lí 11, ban cơ bản 54 2.1.3.2. Cấu trúc phần Quang hình học ...................................................................57 2.1.3.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy phần Quang hình học, Vật lí 11, ban cơ bản ............................................................................................................57 2.2. CẤU TRÚC CỦA E-BOOK PHẦN QUANG HÌNH HỌC, VẬT LÍ 11, BAN CƠ BẢN 59 2.2.1. Trang chủ ........................................................................................................63 2.2.2. Trang “nội dung E-book phần Quang hình học” ..........................................65 2.2.3. Trang “hướng dẫn học tập” ...........................................................................66 2.2.4. Trang giới thiệu ..............................................................................................71 2.2.5. Trang bài giảng ..............................................................................................72 2.2.6. Trang bài học..................................................................................................73 2.2.7. Trang bài tập tự luận ......................................................................................74 2.2.8. Trang trắc nghiệm ..........................................................................................76 2.2.9. Trang tư liệu ...................................................................................................80 6 2.2.10. Trang vui học ..................................................................................................82 2.3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG E-BOOK....................................................................83 2.4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC PHẦN QUANG HÌNH HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA E-BOOK.............................................................................................................................84 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................................92 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .........................................................92 3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................92 3.2.1. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm ................................................92 3.2.2. Chọn mẫu thực nghiệm ...................................................................................92 3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................93 3.3.1. Chuẩn bị. ........................................................................................................93 3.3.2. Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp............................................................93 3.3.3. Thực hiện kiểm tra đánh giá ...........................................................................94 3.4 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ..............................................................................94 3.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................94 3.5.1. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm ...........................................94 3.5.2. Nhận xét về E-book qua phiếu điều tra ..........................................................96 3.5.2.1. Nhận xét của GV về E-book ........................................................................96 3.5.2.2. Nhận xét của HS về E-book .........................................................................97 3.5.3. Đánh giá quá trình học tập của HS lớp thực nghiệm.....................................98 3.5.3.1. Qua quan sát ...............................................................................................98 3.5.3.2. Qua phiếu thăm dò ý kiến............................................................................99 3.5.3.3. Qua điều tra ................................................................................................99 3.5.4. Xử lí số liệu thu thập được từ quá trình thực nghiệm ..................................100 3.5.4.1. Kết quả ......................................................................................................100 3.5.4.2. Xử lí số liệu ...............................................................................................104 7 3.5.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê ...................................................................105 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................110 PHỤ LỤC ............................................................................................................................113 8 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Công nghệ thông tin : CNTT Đại học sư phạm : ĐHSP Giáo viên : GV Học sinh : HS Nhà xuất bản : Nxb Phương pháp dạy học : PPDH Sách giáo khoa : SGK Thành phố Hồ Chí Minh : Tp.Hồ Chí Minh 9 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, khi nói về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học thì những nhà giáo dục đã tốn không ít thời gian và giấy mực nhưng vẫn chưa thực hiện được triệt để. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, phương pháp, trình độ đào tạo, thi cử đến đánh giá, kiểm định chất lượng và một trong những vấn đề được quan tâm, chú trọng đến đó là việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong quá trình học tập. Theo điều 5- Luật giáo dục 2005 Việt Nam đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” Như vậy, nếu dựa theo quyết định của Luật giáo dục Việt Nam thì việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông trên cả nước hiện nay phải thực hiện được bốn nhiệm vụ sau: • Phát huy tính tích cực, tự giác chủ động học tập của học sinh. • Bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. • Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã thu nhận được vào thực tiễn. • Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Vậy, làm thế nào mà người giáo viên khi đứng trên bục giảng có thể tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú trong học tập? Và làm như thế nào mà họ có thể truyền “ngọn lửa tự học cho học sinh”? Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự kết hợp của rất nhiều đối tượng trong đó có sự kết hợp giữa phương pháp dạy học và phương tiện dạy học. Mỗi một ngành khoa học đều có phương pháp nghiên cứu riêng, đặc thù cho ngành đó. Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm và phương pháp thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu đặc thù của Vật lí. Do đó, bên cạnh những phương tiện dạy học thông thường thì phương tiện dạy học hỗ trợ đắc lực cho bộ môn Vật lí là các dụng cụ thí nghiệm phổ thông, các mô hình, các thí nghiệm ảo….và không thể không kể đến chiếc máy tính. Ngày nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin thì mỗi giáo viên tự trang bị cho mình chiếc máy tính không còn là chuyện “quá sức tưởng tượng” như ngày trước nữa. Nó là điều kiện để người dạy có thể truyền đạt cho người học những kiến thức bằng con đường nhanh nhất, tiện lợi nhất và hiệu quả nhất. Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào 10 tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở cả các môn học” (Trích Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005) CNTT đã được đưa vào trường học, nhiều trường THPT hiện nay đã triển khai ứng dụng thành công khi áp dụng CNTT không những phục vụ cho việc dạy học (bài giảng điện tử, thí nghiệm mô phỏng, minh họa…) mà còn phục vụ cho công tác tổ chức, quản lý (quản lý điểm, quản lý kế hoạch học tập, xây dựng website cho trường…). Nhưng thông dụng nhất vẫn là dùng CNTT trong việc thiết kế bài giảng điện tử và thời gian gần đây thì thiết kế Ebook. Xã hội ngày càng phát triển, kiến thức của nhân loại không ngừng tăng trong từng giờ, từng phút nếu không tiếp thu kịp thì con người chúng ta sẽ trở nên lạc hậu. Vì thế để tiếp nhận kịp lượng kiến thức của nhân loại thì mỗi người chúng ta phải biết tự học như Bác Hồ của chúng ta cũng đã từng căn dặn “Phải biết tự động học tập”. Người đã từng chỉ rõ “xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự đào thải chính mình”. Sách giáo khoa được coi là một thứ “khuôn vàng thước ngọc” mà người dạy phải tuân theo, nó như là một “phần cứng”. Vai trò của người thầy là chuyển giao tri thức dưới dạng “phần mềm” cho người học, hướng dẫn cho họ cách học để họ tìm cách tư duy và trau dồi kiến thức. Sách giáo khoa của chúng ta hiện nay không giúp học sinh bồi dưỡng khả năng tự học và có ý thức tự thân trong việc trau dồi tri thức được, kể cả sách mới hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề như: nhiều nội dung lý thuyết khô khan, ít nói đến vai trò của môn học đối với thực tiễn… do đó làm cho học sinh cảm thấy khó khăn trong việc tự mình tìm kiến thức.Vì thế, chúng ta cần phải có một loại sách nào đó mà có thể khắc phục được những nhược điểm trên. Ngày này, việc thiết kế Ebook hay còn gọi là sách giáo khoa điện tử - một loại hình học tập hiện đang thu hút nhiều người và nó dần trở thành công cụ hỗ trợ cho quá trình tự học của mỗi người. Bên cạnh đó, với một số lợi ích mà E-book mang lại sau đây tôi nghĩ có thể khắc phục được phần nào nhược điểm của SGK: − Giá thành của E-book thường thấp hơn so với sách in thông thường. − Các thông tin giới thiệu, nội dung trên E-book được thiết kế bằng các công cụ tin học giúp cho người đọc sử dụng nhanh chóng, chính xác, trực quan, hình ảnh đẹp, sinh động, hấp dẫn, thu hút người đọc. 11 − E-book có thể định hướng và dẫn dắt người đọc giúp họ tìm kiến thức nhanh và có hiệu quả do đó người học có thể học bất cứ nơi nào khi có thời gian rảnh. − Người đọc có thể tạo ra cho mình thư viện sách riêng. − E-book tích hợp vừa nội dung vừa phương pháp dạy học cho nên có thể hỗ trợ rất tốt cho việc tự học của học sinh. Ngoài ra, theo như báo cáo của trung tâm nghiên cứu máy tính của Mỹ thì: “Con người lưu lại trong bộ nhớ được khoảng 20% những gì họ thấy và khoảng 30% những gì họ nghe. Nhưng họ nhớ 50% những gì họ thấy và nghe và con số này có thể lên đến 80% nếu họ thấy và nghe sự vật, hiện tượng một cách đồng thời”[37]. Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng E-book trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11 ban cơ bản” 2.Mục đích đề tài Thiết kế và sử dụng E-book trong dạy học phần Quang hình học Vật lí 11 ban cơ bản nhằm làm cho học sinh tích cực và tự lực học tập. 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Vật lí 11 ban cơ bản phần “Quang hình học” của giáo viên và học sinh ở trường trung học phổ thông. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp và phương tiện dạy học phần Quang hình học chương trình Vật lí 11 ban cơ bản. 4.Giả thuyết của đề tài Nếu thiết kế và sử dụng E-book trong dạy học phần Quang hình học Vật lí 11, ban cơ bản với giao diện thân thiện, nội dung phong phú, chính xác, khoa học thì sẽ hỗ trợ tốt cho học sinh phát huy tính tích cực và tự lực học tập. 5.Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, đề tài có nhiệm vụ chủ yếu sau: − Nghiên cứu tổng quan về đề tài − Nghiên cứu cơ sở lí luận về tự học và hứng thú học tập − Nghiên cứu cơ sở lí luận về E-book 12 − Nghiên cứu nội dung của chương trình SGK ở phần Quang hình học Vật lí 11 cơ bản. − Xây dựng E-book Vật lí 11 cơ bản cho phần Quang hình học với giao diện thân thiện, tiện ích giúp cho học sinh hứng thú và tự lực học tập. − Tiến hành thực nghiệm ở trường THPT để đánh giá mức độ phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của việc hứng thú và tự lực học tập khi sử dụng E-book. − Phân tích, đánh giá kết quả đạt được. − Đưa ra những nhận xét sau khi thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả thi của đề tài. Phân tích ưu nhược điểm để điểu chỉnh cho phù hợp. 6.Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện khách quan lẫn chủ quan nên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ nghiên cứu thiết kế và sử dụng E-book cho phần Quang hình học Vật lí 11 cơ bản ở trường trung học phổ thông 7.Các đóng góp của luận văn − Những cơ sở lí luận về sử dụng E-book vào việc dạy học phát huy tính tích cực và tự lực học tập của học sinh − Xây dựng được tiến trình dạy học phần “Quang hình học” với sự hỗ trợ của E-book − Thiết kế E-book phần Quang hình học, Vật lí 11 ban cơ bản. 8.Các phương pháp nghiên cứu 8.1.Phương pháp nghiên cứu lí luận − Nghiên cứu các văn bản, văn kiện của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị và thông tư của Bộ giáo dục và Đào tạo. − Nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới PPDH. − Nghiên cứu nội dung lý thuyết của phần Quang hình học Vật lí 11 cơ bản. − Nghiên cứu về cách sử dụng E-book để làm cho học sinh hứng thú và tự lực học tập. − Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm thiết kế hỗ trợ cho việc xây dựng E-book như: Course Lab, Macromedia Flash, Sothink Glanda, Photoshop, eXe, Lectora, Dreamweaver, Hot Potatoas, Chemoffice, Chemlab, Chemwin, Obitalviewer, Photodex Proshow producer, Eclipse Crossword…. 13 8.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Làm thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá giả thuyết khoa học đã đề ra. - Tiến hành thực nghiệm ở các trường THPT có đối chứng để kiểm tra tính khả thi của luận văn - Ứng dụng phương pháp thống kê toán học xử lí và phân tích số liệu thực nghiệm. 14 CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC VÀ TỰ LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH 1.1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.1. Bối cảnh và thời cơ, thách thức đối với giáo dục nước ta giai đoạn 2011 – 2020 1.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước − Giáo dục nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới. − Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Chiến lược cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. [17] 1.1.1.2. Thời cơ và thách thức a) Thời cơ: − Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm vừa qua và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực trong 15 thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa phương phát triển giáo dục. − Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học. − Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục. b) Thách thức: − Ở trong nước, sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt, gây nguy cơ dẫn đến sự thiếu bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, gia tăng khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền và cho các đối tượng người học. − Nhu cầu phát triển nhanh giáo dục đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế theo chiều sâu tri thức với công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, trong khi đó nguồn lực đầu tư cho giáo dục là có hạn, sẽ tạo sức ép đối với phát triển giáo dục. − Nguy cơ tụt hậu có thể làm cho khoảng cách kinh tế, tri thức, giáo dục giữa Việt Nam và các nước ngày càng gia tăng. Hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường làm nảy sinh những vấn đề mới, như nguy cơ xâm nhập của văn hóa và lối sống không lành mạnh làm xói mòn bản sắc dân tộc, dịch vụ giáo dục kém chất lượng có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi mới cả về lý luận cũng như những giải pháp thực tiễn phù hợp để phát triển giáo dục. 1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học 1.1.2.1. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra cho ngành giáo dục theo Nghị quyết Đại hội đại biểu lần IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Tuy chúng ta có đổi mới phương pháp dạy và học nhưng chưa đi vào thực chất, chưa có chiều sâu, thiếu triệt để, chỉ mới dừng 16 lại ở việc cải tiến phương pháp dạy học truyền thống, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như một hình thức thay cho phấn trắng, bảng đen và chủ yếu cũng thể hiện ở các tiết hội giảng, thao giảng có người dự giờ. Sau đó thì lại trở về với kiểu dạy học truyền thống “Thầy đọc trò ghi”, “Thầy nói, trò chép”. Trên thực tế, khảo sát và điều tra xã hội học [40] cho thấy tỷ lệ GV thực hiện đổi mới PPDH ở các trường chưa phải là nhiều vì: − Phương pháp giảng dạy truyền thống theo lối truyền thụ một chiều và sự lệ thuộc sách giáo khoa của một bộ phận GV đã ăn sâu vào tiềm thức của họ, như một quán tính, một thói quen khó sửa. Điều này tạo ra thói quen thụ động của trò. Thầy nói sao, trò ghi vậy, và chỉ biết học thuộc lòng, không cần suy nghĩ. Nhiều GV đã chủ động trong việc tìm tòi những cách thức mới trong việc truyền đạt kiến thức, song do nhận thức chưa thật đầy đủ, nên việc đổi mới PPDH chưa hiệu quả. Để chống đọc chép có GV sử dụng máy tính, máy chiếu đa năng, song lại chẳng hề chú ý xem có cần thiết và phù hợp với bài học không, liều lượng thế nào... và nghiễm nhiên coi như mình đã đổi mới PPDH mà quên mất rằng, đó chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học. [40] − Nền giáo dục của chúng ta cũng có không ít người chỉ “chạy” theo khối lượng kiến thức có trong sách giáo khoa, chú ý đến việc cung cấp cho người học về khối lượng kiến thức nên dễ dẫn đến cách dạy và học nhồi nhét thụ động, không quan tâm đến việc tìm ra những biện pháp tác động đến quá trình nhận thức của HS, không bồi dưỡng được những năng lực độc lập, chủ động sáng tạo, biết tìm tòi những tri thức mới của người học. Đó là những năng lực rất cần thiết trong một nền kinh tế trí thức và xã hội tri thức. [40] − Để việc đổi mới PPDH không chỉ là phong trào, để nó không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, từng lớp học, trở thành thói quen của mỗi thầy cô giáo thì một trong những điều kiện cần thiết là sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ thiết thực từ phía ban giám hiệu nhà trường và các cấp quản lý. Vì rất nhiều lý do như đã thoát ly giảng dạy, bận bịu với quá nhiều việc, nên ban giám hiệu các nhà trường thường ít có thời gian dự giờ, có nơi chưa thực sự đi sâu, đi sát, tháo gỡ kịp thời những băn khoăn, vướng mắc của GV trong việc triển khai yêu cầu này. Thực tế cho thấy, nếu hiệu trưởng trường nào quan tâm đến việc đổi mới PPDH, thì chắc chắn GV trường ấy sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận với các phương pháp dạy học mới, với trang thiết bị hiện đại, có cơ hội được tham dự những buổi hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm của những chuyên gia... Ngoài việc chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tập huấn GV... 17 điều quan trọng nữa là ban giám hiệu các trường phải chủ động, sáng tạo trong cách tổ chức, quản lý để khích lệ GV thường xuyên thực hiện đổi mới trong các giờ dạy, không để tình trạng người làm cũng được, người không làm cũng chẳng sao. [40] Sự cần thiết phải đổi mới PPDH thì đã rõ, song để thực hiện được rộng khắp trong toàn ngành thật không đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy không chỉ có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, mà còn phải tự mình vượt qua những thói quen đã ăn sâu, bám rễ. Nói như một vị cán bộ quản lý ngành: “Nó đòi hỏi thay đổi nhận thức về sự trao đổi chủ thể trong một tiết dạy và phục vụ cho điều ấy là biết bao công sức: Làm quen với công nghệ thông tin và những phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng được đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá, tiếp cận với những đòi hỏi mới về kiến thức cũng như tâm lý của học trò... Hãy nhìn vào những đôi mắt học trò! Chúng ta sẽ thấy sự háo hức, niềm khát khao hiểu biết vô bờ. Chúng đang mong đợi các thầy cô truyền cho cách tự phát hiện, chiếm lĩnh và sử dụng tri thức một cách tự nhiên nhất, giản đơn nhất và cũng khó quên nhất. Vậy thì, đổi mới PPDH là một nhu cầu không thể thiếu, và mỗi thầy cô giáo hãy nỗ lực hết mình !”. [40] 1.1.2.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới PPDH đã và đang được xã hội quan tâm và là yêu cầu cấp bách của thời đại, chỉ có đổi mới PPDH chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo từ đó mới có thể cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. TS. Trịnh Văn Biều [1] đưa ra 7 xu hướng đổi mới PPDH như sau: − Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học thông báo tái hiện sang tìm tòi khám phá. − Cá thể hóa việc dạy học. − Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học − Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức. − Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức. − Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời. − Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của HS, theo cấp học, bậc học). 18 Như vậy, đổi mới PPDH là phải phát huy được tính tư duy sáng tạo và năng lực tự sáng tạo của người học, bên cạnh học lý thuyết luôn coi trọng thực hành “học phải đi đôi với hành” thực nghiệm làm chủ kiến thức, tránh học vẹt, học chay, đổi mới và hoàn thiện nghiêm minh chế độ thi cử, tránh việc học chạy theo bằng cấp…Bên cạnh đó, cần phải khéo léo vận dụng các phương tiện dạy học mới trong quá trình giảng dạy để đạt được hiệu quả cao. 1.1.2.3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học [17] Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa trong luật Giáo dục 2005, cụ thể trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đặc biệt trong chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020. Theo chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020 ở mục V.3.d có ghi rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử. Đến năm 2020, 90% trường tiểu học và 50% trường trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi.” Tóm lại, đổi mới PPDH là rất cần thiết, là yếu tố cốt lõi của giáo dục trong suốt thời kỳ phát triển. Giáo dục phải hướng vào người học, vào lợi ích và nhu cầu của họ. Sự thành công của người học sẽ đem lại lợi ích cho xã hội. Vì vậy, giáo dục phải dựa vào người học và hoạt động của họ. 1.1.3. Nghiên cứu một số E-book hiện có Ngày nay việc sử dụng phương tiện nghe nhìn trong dạy học ở bậc phổ thông đã phát triển sâu rộng tại nhiều địa phương trong cả nước. Đặc biệt, sự xuất hiện và lớn mạnh không ngừng của việc dạy học có sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng làm tăng hiệu quả đào tạo. Một trong những phương tiện đang được sử dụng thì có E-book. Sự phát triển đầy hứa hẹn của E-Book đã nhanh chóng trở thành đề 19 tài nghiên cứu của học viên cao học ở hầu hết các môn học. Dưới đây là một số luận văn thạc sĩ về đề tài này ở trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh trong những năm gần đây: 1. Dương Hương Ly (2011), Thiết kế E-book hỗ trợ dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” – Vật lý 11 THPT nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh. 2. Đàm Thị Thanh Hưng (2009), Thiết kế E-book dạy học môn hoá học lớp 12 chương trình nâng cao, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Thị Thanh Thắm (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần hoá học vô cơ lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2012), Thiết kế E-book các bài thực hành thí nghiệm hóa học lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh. 5. Tống Thanh Tùng (2009), Thiết kế E-book hoá học lớp 12 phần Crôm – Sắt – Đồng hỗ trợ học sinh tự học, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh. 6. Võ Thanh Hải (2012), Thiết kế và sử dụng E-book hỗ trợ quá trình dạy – tự học chương “Chất khí” Vật lý lớp 10 nâng cao, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh. 7. Vũ Thị Phương Linh (2009), Thiết kế E-book hỗ trợ dạy học phần hoá hữu cơ 11 trung học phổ thông ( chương trình nâng cao ), Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. Nhìn chung đề tài E-book thì đã được khai thác và sử dụng trong việc hỗ trợ dạy học ở các môn và cũng đạt được những hiệu quả nhất định góp phần trong việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài thuộc lĩnh vực Hóa học của các học viên trên chưa phát huy hết tính tích cực và tự lực học tập của HS, họ thiết kế E-book thường có hai phần chủ yếu phần lý thuyết và phần bài tập, các trang trong E-book chưa phong phú (không có các trang như hướng dẫn học tập, vui học, tư liệu…). Riêng ở lĩnh vực Vật lí của chúng ta thì hiện tại có hai đề tài của hai học viên sau: - Dương Hương Ly (2011), Thiết kế E-book hỗ trợ dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” – Vật lý 11 THPT nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS, đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu về việc phát huy tính tích cực cho HS trong quá trình học tập mà chưa phát huy được khả năng tự học của HS. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan