Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn (mcq) dạy...

Tài liệu Thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn (mcq) dạy học chương iii tuần hoàn, chương v tiêu hóa- sinh học 8, trung học cơ sở

.PDF
123
318
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC THÂN VĂN Y THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DẠNG NHIỀU LỰA CHỌN (MCQ) DẠY HỌC CHƢƠNG III: TUẦN HOÀN, CHƢƠNG V: TIÊU HÓA - SINH HỌC 8, TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI - 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC THÂN VĂN Y THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DẠNG NHIỀU LỰA CHỌN (MCQ) DẠY HỌC CHƢƠNG III: TUẦN HOÀN, CHƢƠNG V: TIÊU HÓA - SINH HỌC 8, TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC) Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. MAI VĂN HƢNG HÀ NỘI - 2013 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong phòng đào tạo, các thầy cô trong khoa sinh của trường Đại học Giáo Dục Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Mai Văn Hưng, người thầy đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm trí trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo cùng các em học sinh trường PTDTBT THCS Ái Quốc, trường THCS Xuân Dương, trường THCS Nam Quan, trường THCS Đông Quan và nhiều trường THCS thuộc Huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát tình hình thực tế việc dạy học và tổ chức thực nghiệm sư phạm. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Tác giả Thân Văn Y i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CH TL Câu hỏi tự luận DH Dạy học ĐC Đối chứng ĐM Động mạch GV Giáo viên HS Học sinh KT - ĐG Kiểm tra đánh giá MCQ Multiple choice question (câu hỏi nhiều lựa chọn) MM Mao mạch NT Nguyên tắc Nxb Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa SH Sinh học THCS Trung học cơ sở TM Tĩnh mạch TN Thực nghiệm TNKQ Trắc nghiệm khách quan Tr Trang ii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn .................................................................................................. i Danh mục viết tắt ........................................................................................ ii Mục lục........................................................................................................ iii Danh mục các bảng ..................................................................................... vi Danh mục các sơ đồ .................................................................................... vii MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................... 15 1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................... 15 1.1.1. Trên thế giới .................................................................................... 15 1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................... 17 1.1.3. Một số vấn đề về câu hỏi TNKQ ...................................................... 19 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 23 1.2.1. Thực trạng việc sử dụng câu hỏi TNKQ ở một số trƣờng THCS hiện nay ................................................................................................................... 23 1.2.2. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy học SH ......................................................................................................... 31 1.2.3. Nguyên nhân của những thực trạng trên ........................................... 32 Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 33 Chƣơng 2: THIẾT KẾ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DẠNG NHIỀU LỰA CHỌN (MCQ) DẠY HỌC CHƢƠNG III: TUẦN HOÀN, CHƢƠNG V: TIÊU HÓA-SINH HỌC 8, TRUNG HỌC CƠ SỞ................................................................. 34 2.1. Tiêu chí của CH TNKQ ....................................................................... 34 2.1.1. Tiêu chí định lƣợng ........................................................................... 34 2.1.2. Tiêu chí định tính .............................................................................. 34 2.2. Nguyên tắc thiết kế ngân hàng CH TNKQ dạng MCQ ....................... 35 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế CH TNKQ theo mục tiêu, nội dung ................. 35 iii 2.2.2. Nguyên tắc viết CH TNKQ .............................................................. 36 2.3. Qui trình thiết kế CH TNKQ .............................................................. 37 2.4. Thiết kế CH TNKQ nội dung chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hóa- Sinh học 8, Trung học cơ sở ....................................................... 41 2.4.1. Nghiên cứu nội dung chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hóa- Sinh học 8, Trung học cơ sở ............................................................... 41 2.4.2. Nghiên cứu mục tiêu chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hóa– Sinh học 8 .......................................................................................... 43 2.4.3. Thiết kế bảng trọng số CH TNKQ .................................................... 44 2.4.4. Thiết kế MCQ cho từng loại kiến thức ............................................. 45 2.4.5. Thiết kế và kiểm định các CH TNKQ ............................................. 46 2.5. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã qua thẩm định ........... 50 Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................... 71 Chƣơng 3: SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DẠNG NHIỀU LỰA CHỌN (MCQ) DẠY HỌC CHƢƠNG III: TUẦN HOÀN, CHƢƠNG V: TIÊU HÓA- SINH HỌC 8, TRUNG HỌC CƠ SỞ................................................................. 72 3.1. Nguyên tắc sử dụng MCQ dạy học chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hóa ................................................................................... 72 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong dẫn dắt nguời học ............ 72 3.1.2. Nguyên tắc sử dụng phải đảm bảo phát huy tính tích cực ................ 72 3.1.3. Nguyên tắc sử dụng đảm bảo yêu cầu về mặt sƣ phạm .................... 72 3.2. Các biện pháp về tổ chức các hoạt động học tập ................................. 73 3.3. Qui trình sử dụng MCQ dạy học chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hóa .................................................................................... 73 3.4. Sử dụng CH TNKQ trong kiểm tra đánh giá định kì .......................... 81 Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 81 Chƣơng 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................ 82 4.1. Lí luận về thực nghiệm sƣ phạm.......................................................... 82 4.2. Mục đích thực nghiệm ......................................................................... 82 iv 4.3. Nội dung thực nghiệm.......................................................................... 82 4.4. Phƣơng pháp ........................................................................................ 82 4.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................... 84 Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 92 1. Kết luận ................................................................................................... 92 2. Khuyến nghị ............................................................................................ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 94 PHỤ LỤC ................................................................................................... 97 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả điều tra, khảo sát thái độ học tập của HS……....………...25 Bảng 1.2. Kết quả điều tra mức độ hiểu biết của GV sinh học- THCS về PPDH và đổi mới PPDH……………………………………………………..27 Bảng 1.3. Kết quả điều tra tình hình sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, CH TNKQ trong dạy học chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hóa………....29 Bảng 1.4. Kết quả việc thiết kế và sử dụng MCQ trong dạy học SH………..31 Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hóaSinh học 8, THCS……………………………………………………………42 Bảng 2.2. Kết quả phân tích mục tiêu chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hóa- Sinh học 8……...……………………………………………..…..43 Bảng 2.3. Bảng trọng số thiết kế CH TNKQ chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hóa- Sinh học 8……………………………………………………...45 Bảng 2.4. Tỉ lệ MCQ cho từng loại kiến thức……………...………………..45 Bảng 2.5. Kết quả xác định độ khó, độ phân biệt của các CH trong bài TNKQ......46 Bảng 2.6. Điểm trung bình và phƣơng sai của bài trắc nghiệm tổng thể…….48 Bảng 4.1. Phân phối điểm qua các lần kiểm tra của lớp ĐC và lớp TN……..85 Bảng 4.2. Phân phối tần số bài kiểm tra số 3…………………………..…….86 Bảng 4.3. Phân phối tần suất bài kiểm tra số 3………………….…………...87 Bảng 4.4. Phân phối tần suất lũy tiến bài kiểm tra số 3……………….……..88 Bảng 4.5. Phân loại trình độ HS giữa các lớp TN và lớp ĐC qua các lần kiểm tra………………………………………………………………………89 Bảng 4.6. So sánh tham số đặc trƣng giữa các lớp TN và lớp ĐC bài kiểm tra số 3 ……………………………...……….…………………….…..90 vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các loại trắc nghiệm……………………………….…………..…20 Biểu đồ 4.1. Biểu diễn đƣờng tần số bài kiểm tra số 3…………………..…..86 Biểu đồ 4.2. Biểu diễn đƣờng tần suất bài kiểm tra số 3……………….……87 Biểu đồ 4.3. Biểu diễn đƣờng tần suất lũy tiến bài kiểm tra số 3……….…...88 Biểu đồ 4.4. So sánh phân loại trình độ HS giữa các lớp TN và lớp ĐC qua bài kiểm tra số 3…………………………………………………89 vii viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục hiện nay đƣợc xác định là “Một động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản để đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Trong điều kiện hiện nay đổi mới trong giáo dục là điều tất yếu nhằm “đào tạo bồi dƣỡng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu sự nhiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc” đang sống trong thời đại khoa học - kĩ thuật có những bƣớc tiến vƣợt bậc với hàm lƣợng tri thức khổng lồ. Ƣớc tính khoảng 4-5 năm thì hàm lƣợng tri thức nhân loại tăng lên gấp đôi. Trong sự phát triển nhƣ vũ bão thì Sinh học có gia tốc tăng lớn nhất cả về khối lƣợng kiến thức lẫn sự đổi mới về tri thức khoa học. Đặc biệt thế kỉ XXI đƣợc coi là thế kỉ của sinh học, những thực trạng này đã đặt ra yêu cầu cho nghành giáo dục một nhiệm vụ cấp thiết là phải đổi mới đồng bộ về chƣơng trình, mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với tình hình mới. Trong những năm qua toàn ngành giáo dục của chúng ta có nhiều đổi mới song vẫn tỏ ra chƣa thực sự hiệu quả, một phần nguyên nhân chƣa có sự đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học…Vì mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nguyên nhân một phần do sự lạc hậu của phƣơng pháp dạy học đó là: Lấy giáo viên làm trung tâm, phƣơng pháp chủ yếu là thuyết trình độc thoại, thầy giảng giải trò ghi chép. Xu hƣớng dạy học hiện nay là lấy ngƣời học làm trung tâm, phƣơng pháp này coi trọng việc rèn luyện cho học sinh phƣơng pháp tự học, phát huy tính tích cực, năng lực tƣ duy sáng tạo. Để tìm lời giải cho bài toán này, gần đây rất nhiều công trình nghiên cứu trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ra đời và đạt đƣợc số thành công nhất định. Trong hƣớng nghiên cứu tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu thiết kế và sử dụng trắc nghiệm khách quan nhƣ là định hƣớng về phƣơng pháp dạy học. Trong 1 một số năm gần đây trắc nghiệm khách quan đƣợc sử dụng tƣơng đối rộng rãi để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá có nhiệm vụ làm sáng rõ tình hình lĩnh hội kiến thức của học sinh, sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo, góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, tự giác trong mỗi học sinh. Đồng thời thông qua kiểm tra đánh giá giáo viên có thể rút kinh nghiệm quá trình dạy học của mình để từ đó có những điều chỉnh biện pháp sƣ phạm hợp lý hơn. Tuy nhiên thực tế cho thấy kiểm tra đánh giá đang là một khâu yếu của dạy học tại các trƣờng trung học cơ sở. Qua khảo sát sơ bộ hầu hết các giáo viên dạy môn sinh học tại các trƣờng THCS không sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) trong kiểm tra đánh giá hoặc các câu hỏi TNKQ đƣợc sử dụng chỉ là các câu dạng câu nhiều lựa chọn kiểm tra mức độ nhận thức ở dạng hiểu, các câu hỏi biên soạn thiếu tính hệ thống, vi phạm các quy tắc biên soạn câu hỏi TNKQ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng đƣợc một hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan với đầy đủ các chỉ số đo: Độ khó, độ phân biệt của từng câu trắc nghiệm và độ tin cậy, độ giá trị của toàn bài trắc nghiệm và đƣa chúng vào sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học. Mặt khác dạy học chƣơng III: Tuần hoàn và chƣơng V: Tiêu hoá, ở chƣơng trình sách giáo khoa là một kiến thức tƣơng đối khó đối với học sinh và chiếm một phần thời lƣợng của chƣơng trình Sinh học 8. Thiết kế và Sử dụng câu hỏi khách quan là phƣơng tiện để tổ chức học sinh tự lực giành lấy kiến thức. Phƣơng pháp này đƣợc nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài: “Thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn (MCQ) dạy học chương III: Tuần hoàn, chương V: Tiêu hoá- sinh học 8, Trung học cơ sở” với mong muốn thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn, việc trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn học sinh tự phát hiện ra kiến thức mới. 2 2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng hệ thống các câu hỏi TNKQ theo nội dung chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hoá- sinh học 8, Trung học cơ sở. - Sử dụng các câu hỏi TNKQ trong việc dạy kiến thức mới và KTĐG kết quả học tập của học sinh chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hoá- sinh học 8, Trung học cơ sở. - Thực nghiệm sƣ phạm để chứng minh tính khả thi của đề tài. 3. Khách thể nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 8A, 8B, trƣờng THCS Xuân Dƣơng, học sinh lớp 8A, 8B, trƣờng THCS Ái Quốc, học sinh lớp 8A, 8B, trƣờng THCS Nam Quan thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn * Đối tƣợng nghiên cứu Thiết kế và sử dụng MCQ dạy học nội dung chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hoá- sinh học 8, THCS. 4. Giả thuyết khoa học Thiết kế đƣợc bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn và sử dụng hợp lí vào khâu dạy chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hoásinh học 8, Trung học cơ sở. Sẽ góp phần phát huy tính tích cực, rèn luyện kĩ năng và thói quen tƣ duy của học sinh. Cụ thể: Học sinh có thái độ và sự nhận thức tích cực hơn về việc học. Học sinh thu nhận và tổng hợp kiến thức tốt hơn. Học sinh có cơ hội rèn luyện, phát huy tƣ duy thông qua việc mở rộng, tinh lọc kiến thức và sử dụng kiến thức có hiệu quả. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý thuyết về thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Xây dựng nguyên tắc, qui trình thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 3 - Xác định qui trình sử dụng - Thực nghiệm sƣ phạm nhằm xác định độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng câu hỏi khách quan trong dạy học. 6. Phạm vi nghiên cứu - Thiết kế câu hỏi khách quan dạng nhiều lựa chọn theo chuẩn cho các chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hoá- sinh học 8. - Thời gian nghiên cứu: Năm 2013. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu và các kĩ thuật thu thập thông tin 7.1. Phân tích tài liệu Phân tích các nguồn tƣ liệu, các văn bản, nghị quyết của Đảng và nhà nƣớc, Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới giáo dục – đào tạo phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra – đánh giá. Nghiên cứu chƣơng trình Sách giáo khoa Sinh học 8. 7.2. Phương pháp điều tra 7.2.1. Về phía học sinh: Tiến hành điều tra thái độ nhận thức của các em đối với việc học nói chung và môn Sinh học 8 nói riêng. Từ kết quả điều tra về thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn Sinh học 8, cho phép ta định hƣớng phƣơng pháp chuyển tải khi thực nghiệm. 7.2.2. Về phía giáo viên: Tìm hiểu tình hình giảng dạy chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hoá của giáo viên thông qua điều tra tình hình sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo; dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm sau giảng có ghi biên bản chi tiết tiện cho việc phân tích. 7.3. Phương pháp chuyên gia Một bài trắc nghiệm khách quan đƣợc soạn thảo bởi cá nhân bao giờ cũng hàm chứa yếu tố chủ quan nhất định. Do đó để có một câu trắc nghiệm khách quan tốt không những đòi hỏi ngƣời viết có trình độ chuyên môn tốt mà còn phải có kinh nghiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ, trong diễn đạt kiến thức, phải có kiến thức về đánh giá câu hỏi. Chính vì lí do này mà việc xây 4 dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhất thiết phải sử dụng phƣơng pháp chuyên gia - phƣơng pháp tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp và ngƣời làm trắc nghiệm về tất cả các khía cạnh của câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 7.4. Thực nghiệm sư phạm 7.4.1. Thực nghiệm thăm dò - Chúng tôi tiến hành trao đổi với GV, HS về những khó khăn, yêu cầu, khúc mắc, những vấn đề tồn tại trong dạy học phần nội dung chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hoá- sinh học 8 - Sử dụng phiếu điều tra: Thiết kế phiếu điều tra tìm hiểu thực trạng nhận thức của GV về PPDH và đổi mới PPDH; Thực trạng việc sử dụng SGK và tài liệu kham khảo trong dạy học; thực trạng việc sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ trong dạy học phần nội dung chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hoá-Sinh học 8, THCS. Tổ chức điều tra và xử lý kết quả điều tra. - Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành thực nghiệm thăm dò trên khối học sinh lớp 8 (Tổng số …HS của 4 trƣờng) THCS Xuân Dƣơng, trƣờng THCS Nam Quan, trƣờng THCS Đông Quan và THCS Ái Quốc năm học 2012-2013 để chỉnh lý lại câu dẫn và câu nhiễu trƣớc khi dƣa vào chỉ số đo (Chúng tôi tiến hành kiểm tra trong các buổi KT, thi tuần, thi tháng) bằng cách cho HS làm bài kiểm tra 15 phút, 45 phút và 60 phút với số lƣợng câu hỏi tƣơng ứng 10 câu, 40 câu và 50 câu. Sau đó rà soát, chỉnh lí, sửa đổi, loại bỏ, hoặc soạn thêm một số câu hỏi có độ tin cậy. Kết quả trong 122 câu đã soạn, qua khảo sát thăm dò chúng tôi đã đã chọn lọc sơ bộ đƣợc 120 câu đƣa vào đợt thực nghiệm chính thức. 7.4.2. Thực nghiệm trên nhóm chọn * Mục đích: Nhằm thu thập số liệu và xử lý bằng toán học thống kê, xác định chỉ tiêu đo lƣờng và đánh giá chất lƣợng bộ câu hỏi; xác định tính khả thi và hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ để dạy học. 5 * Phương pháp - Dựa vào các quan sát sƣ phạm, căn cứ vào nội dung chƣơng trình đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn của nhóm định chuẩn, chúng tôi đã chọn HS khối lớp 8 của 4 trƣờng PTDT BT THCS Ái Quốc, trƣờng THCS Xuân Dƣơng, Trƣờng THCS Nam Quan, trƣờng THCS Đông Quan làm nhóm chuẩn để tiến hành cuộc thực nghiệm chính thức nhằm thu thập các số liệu để: - Thiết kế bộ câu hỏi TNKQ dạng MCQ 4 phƣơng án chọn đã xây dựng - Xác định thời gian trả lời cho một câu hỏi TNKQ dạng MCQ 4 phƣơng án chọn. Số lƣợng câu hỏi và thời gian trả lời cho một đề kiểm tra, mức độ đánh giá thích hợp đối với HS THCS - Phối hợp với một số giáo viên THCS có kinh nghiệm với vai trò là cộng tác viên, thống nhất nội dung, phƣơng pháp, hệ thống câu hỏi TNKQ dạng MCQ đƣa vào các giáo án thực nghiệm. trong đó: - Các lớp TN và ĐC có trình độ tƣơng đƣơng nhau dựa trên kết quả khảo sát học tập trƣớc đó. - Các lớp ĐC đang dạy theo phƣơng pháp mà thực tế GV đang sử dụng - Các lớp TN đƣợc dạy theo phƣơng pháp sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ - Các lớp TN và ĐC đƣợc kiểm tra với cùng một nội dung nhƣ nhau, kiểm tra nhiều lần trong và sau dạy học chƣơng III: Tuần hoàn, chƣơng V: Tiêu hoá- Sinh học 8, Trung học cơ sở. * Các bước thực nghiệm - Thiết kế và chuẩn bị những câu hỏi TNKQ dạng MCQ dùng trong thực nghiệm và mẫu phiếu cho kiểm tra, đánh giá ở 2 lớp TN và ĐC. - Thiết kế giáo án cho lớp TN và lớp ĐC - Tổ chức thực nghiệm ở trƣờng THCS, liên hệ với nhà trƣờng và giáo viên THCS, chọn lớp ĐC và TN phù hợp, tiến hành thực nghiệm, phân tích, sử lý và thống kê số liệu thực nghiệm. 6 7.4.4. Phương pháp chấm và cho điểm - Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp chấm điểm bằng phiếu trả lời có đục lỗ, những lỗ thủng là phƣơng án trả lời đúng, bài làm của HS đƣợc làm trên phiếu trả lời riêng. - Ngƣời chấm điểm chỉ cần áp phiếu chấm điểm lên phiếu trả lời của HS. Đếm các lỗ có câu trả lời, tổng các câu trả lời là tổng số điểm của HS. 7.5. Xử lý số liệu Sau khi tập hợp và sắp xếp các số liệu theo bảng, chúng tôi tiến hành xử lí các số liệu đó về mặt định tính và định lƣợng. * Phần định tính: Phân tích và nhận xét khái quát những kiến thức của học sinh thông qua các bài kiểm tra nhằm xác định rõ mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh * Phần định lƣợng: Các câu hỏi TNKQ xây dựng đƣợc tiến hành phân tích để xác định các chỉ tiêu về độ khó, độ phân biệt của từng câu hỏi và độ tin cậy của toàn bài trắc nghiệm. Các bài kiểm tra trong thực nghiệm đƣợc chấm theo thanhg điểm 10 để so sánh đối chiếu kết quả giữa 2 lớp ĐC và TN . * Xác định độ khó (FV) của mỗi câu hỏi - Độ khó của câu hỏi trắc nghiệm có tác dụng phân tán điểm số của nhóm học sinh làm trắc nghiệm. sự phân tán hoặc trải rộng điểm sẽ đạt mức thích hợp khi các câu hỏi trắc nghiệm có độ khó thích hợp và độ phân biệt cao. - Độ khó của mỗi câu hỏi đƣợc tính bằng phần trăm tổng số thí sinh trả lời đúng câu hỏi trên tổng số thí sinh dự thi. Nhƣ vậy câu hỏi khó, số ngƣời trả lời càng ít độ khó càng cao, ngƣợc lại câu hỏi càng dễ, số ngƣời trả lời càng nhiều độ khó thấp + Độ khó của mỗi CH đƣợc tính theo công thức: Số thí sinh trả lời đúng FV = __________________ x 100% Tổng số thí sinh dự thi 7 (1) Thang phân loại độ khó đƣợc quy ƣớc nhƣ sau: Nếu FV có giá trị từ 0% → 30%: Câu khó Nếu FV có giá trị từ 30% → 70%: Câu khó trung bình Nếu FV có giá trị từ 70%→ 100%: Câu dễ Những câu đạt yêu cầu sử dụng trong các bài trắc nghiệm phải đảm bảo có độ khó trung bình khoảng 25% → 75%. Ngoài khoảng trên tùy theo mục tiêu của bài trắc nghiệm mà ta dùng một cách có chọn lọc. Nếu dùng cho mục đích tuyển sinh trong bài trắc nghiệm nên thêm một số câu có độ khó dƣới 10%, còn sử dụng chỉ để đánh giá đơn thuần đạt hay không đạt có thể tuyển chọn thêm những câu có độ khó lớn hơn 75%. CH dùng trong dạy học có: 20% ≤ FV ≤ 80% là đạt yêu cầu sử dụng. + Xác định độ phận biệt (DI) của mỗi CH Độ phân biệt của câu trắc nghiệm thể hiện ở chỗ những ngƣời đạt điểm bài trắc nghiệm cao sẽ làm đúng câu đó và những ngƣời đạt điểm thấp sẽ làm đúng câu đó. (Những điểm trung gian tạm thời không xét) Số thí sinh khá làm đúng – số thí sinh kém làm đúng DI = _____________________________________ Tổng số thí sinh nhóm khá và nhóm kém DI < 0: (2) Độ phân biệt rất thấp 0 < DI < 0,2: Độ phân biệt thấp 0,21 ≤ DI < 0,49: Độ phân biệt trung bình 0,5 ≤ DI < 1: Độ phân biệt cao Sau khi chấm bài, thống kê điểm, tính các chỉ số độ khó, độ phân biệt. + Xác định độ tin cậy của tổng thể CH TN Độ tin cậy đƣợc sử dụng để nói về độ chính xác của việc đo đạc, đo cái gì, đo nhƣ thế nào. Độ tin cậy của bài trắc nghiệm chính là đại lƣợng biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ bài trắc nghiệm. Công thức: KR2,1 = ( 1- ) 8 (3) Trong đó: K: Số lƣợng câu hỏi của bài trắc nghiệm của bài trắc nghiệm tổng thể : Điểm trung bình của bài trắc nghiệm tổng thể δ: Phƣơng sai của bài trắc nghiệm tổng thể Thang phân loại độ tin cậy đƣợc quy ƣớc nhƣ sau: 0 < R1,2 < 0,6 0,6 < R1,2 < 0,9 0,9 < R1,2 < 1 - Đối với bài kiểm tra trắc nghiệm sau khi HS học xong bài mới bằng CH TNKQ: Sau khi học xong các bài mới chúng tôi tiến hành kiểm tra, chấm điểm theo thang điểm 10. Các điểm hai lớp đƣợc để tính và so sánh kết quả của hai lớp. Sau khi có số liệu so sánh giữa lớp ĐC và lớp TN chúng tôi chuyển sang vẽ biểu đồ để có kết quả so sánh trực quan giữa hai lớp ĐC và TN. Tần suất lũy tiến: Số phần trăm học sinh đạt điểm xi trở xuống. Dựa vào bảng phân phối điểm số bao gồm tần số và tần suất của lớp ĐC và lớp TN có thể so sánh kết quả của hai lớp. Nếu chỉ dựa vào bảng phân phối điểm số cũng chƣa khẳng định chắc chắn về kết quả của phƣơng pháp mới sau khi TN sƣ phạm vì vậy chúng tôi tiến hành tính một số giá trị khác nhƣ: * Giá trị trung bình cộng: - Lấy giá trị trung bình là việc xử lí khi có bảng phân phối điểm. Nếu có sự chênh lệch lớn giữa lớp ĐC và lớp TN thì có thể kết luận kết quả TN (thành công hoặc không thành công). - Công thức tính: (4) - Nếu nhƣ giá trị trung bình có sự chênh lệch không lớn thì ta có thể xét đến một số đại lƣợng khác để khẳng định chính xác hơn giả thuyết của đề tài. 9 * Số trung vị: - Ta xếp dãy phần tử nxi trong đó xi lấy từ thấp đến cao thì ta có dãy số điểm của lớp ĐC và lớp TN. Số trung vị của dãy điểm là điểm của HS đứng giữa của dãy số: - Nếu n là lẻ thì trung vị là (điểm của HS thứ H) H = (n + 1) : 2 - Nếu n là chẵn thì H = n : 2 + 1 Điểm trung vị không phụ thuộc vào điểm số đầu và điểm số cuối của dãy. Nếu số trung vị càng cao thì kết quả càng cao. * Số yếu vị (mod): Số yếu vị là số liệu (điểm số) có tần suất (fi) lớn nhất trong dãy. * Khoảng biến thiên (R) Khoảngbiến thiên đƣợc tính: R = ximax - ximin (5) Nếu R nhỏ ta nói dãy số liệu đạt độ ổn định cao, nếu R lớn ta nói dãy số liệu có độ phân tán nhiều. * Độ phân tán Khi giá trị trung bình của lớp thí nghiệm và lớp ĐC có sự chệnh lệch không lớn thì số yếu vị và số trung vị góp phần so sánh kết quả TN. Dùng khái niệm khoảng biến thiên chỉ biết đƣợc khoảng biến thiên của toàn bộ dãy số liệu. Tuy nhiên dãy số liệu có thể có nhiều điểm tập trung, nếu điểm tập trung nhiều ở trị trung bình của dãy số liệu thì dãy đó có thể coi là tốt. Bản thân trị trung bình không đại diện cho cả dãy số liệu nếu nhƣ các biến (xi) chênh lệch quá nhiều (ví dụ quá nhiều HS điểm 2 và quá nhiều HS điểm 9). Vì vậy ta cần tính các đại lƣợng độ phân tán để có kết quả so sánh chính xác hơn. Độ phân tán gồm phƣơng sai và độ lệch chuẩn * Phương sai: Phƣơng sai là bình phƣơng số đo mức độ phân tán của các số liệu xung quanh giá trị trung bình. Phƣơng sai càng lớn thì các giá trị càng phân tán (xa giá trị trung bình) và ngƣợc lại. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất