Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy sữa tiệt trùng...

Tài liệu Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy sữa tiệt trùng

.DOC
34
533
149

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Môn: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY THỰC PHẨM ĐỀ TÀI THIẾT LẬP TỔNG MẶT BẰNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SỮA (ĐỊA ĐIỂM GIẢ ĐỊNH) GVHD: Nguyễn Hữu Quyền Lớp: 01DHTP1_Thứ 2_tiết 9+10 Nhóm: 7 Trần Mai Đăng 2005100431 Biện Thị Hồng Thắm 2005100062 Nguyễn Ngọc Thùy 2005100384 Nguyễn Thị Minh Trang 2005100091 Trịnh Đình Trung Trực 2005100019 Trần Thị Huỳnh Xuân 2005100072 TP. HCM, 6/2013 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 MỤC LỤC CHƯƠNG 1........................................................................................................................ TỔNG QUAN.................................................................................................................... 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ...................................................................................... 1.2. Nguyên liệu và sản phẩm sữa tiệt trùng....................................................................... CHƯƠNG 2....................................................................................................................... LỰA CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ................................. 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng có đường................................ 2.2. Thuyết minh quy trình sản xuất................................................................................... CHƯƠNG 3....................................................................................................................... CƠ SỞ THIẾT LẬP TỔNG MẶT BẰNG...................................................................... 3.1. Lập luận kinh tế kĩ thuật.............................................................................................. 3.2. Tính cân bằng vật chất................................................................................................. 3.3. Tính chọn máy thiết bị................................................................................................. 3.4. Tính xây dựng.............................................................................................................. 3.5. Tính khu đất xây dựng nhà máy................................................................................... 3.6. Tính hệ số sử dụng Ksd................................................................................................. 3.7. Bản vẽ tổng mặt bằng nhà máy.................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Ngành công nghiệp sữa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng hiện nay đang rất phát triển. Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng dân số hằng năm của nước ta vào khoảng 1,35%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 là 8,2%, GDP tăng 7,8% và thu nhập bình quân đầu người đạt 715 USD. Cùng với mức sống của người dân dần được nâng cao, nhu cầu sử dụng các sản phẩm thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cũng tăng lên. Do vậy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến sữa là một hệ quả tất yếu, phù hợp với xu thế thời đại. Bên cạnh đó, sữa là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển nòi giống, tang chiều cao, cải thiện thể chất cho người Việt Nam. Do đó việc phát triển chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa rất cần thiết cho việc giải quyết các vấn đề suy dinh dưỡng và bệnh tật cho các nước đang phát triển trong đó có nước ta. Ngày 26/04/2005 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số 22/2005/QĐ-BCN về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đó bao gồm một số nội dung sau: Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu tăng sản lượng sữa toàn ngành trung bình 6 – 7%/năm giai đoạn 2001 – 2005 và 5 – 6%/năm giai đoạn 2006 – 2010. Bảng 1.1.1. Dự kiến sản lượng đến năm 2010 (quy ra sữa tươi) Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010 1. Số lượng sữa tiêu dùng trong nước: Ngàn - Dân số 77.685,5 83.352 87.758 người - Mức tiêu dùng Lít/người 5,9 8 10 bình quân mỗi 1 Tăng trưởng bình quân hàng năm (%/năm) 2001-2005 2006-2010 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 người - Lượng sữa tiêu dùng Ngàn lít 460.000 667.000 900.000 7,7 6,2 2001-2005 5 2006-2010 5 2 2 trong nước 2. Số lượng sữa xuất khẩu: - Sữa bột Tấn 34.400 44. 000 (Quy ra sữa tươi) (Ngàn lít) 258.000 330. 000 - Sữa đặc Ngàn hộp 1.000 1.104 (Quy ra sữa tươi) Ngàn lít 1.000 1.104 Cộng 1 + 2 Ngàn lít 719.000 56.000 420.000 1.219 1.219 1.321.21 998.104 9 5,8 6,8 Bảng 1.1.2. Mức tăng trưởng của các sản phẩm cụ thể Sữa đặc Sữa bột Sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng Sữa chua các loại Kem các loại Mức tăng trưởng giai Mức tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005 đoạn 2006 - 2010 (%/ năm) (%/ năm) 2% 15% 1% 10% 25% 20% 15% 15% 10% 10% Bảng 1.3. Quy hoạch phát triển đàn bò sữa Vùng 2005 Tổng đàn bò Bò vắt sữa Tỉnh, thành phố 1 2 3 Đông Nam Bộ 61.103 27.499 Lâm Đồng 4.533 2.000 4.461 Tây Nam Bộ 9.913 26.011 Nam Trung Bộ 9.578 4.310 Bắc Trung Bộ 12.500 5.625 Đồng bằng Bắc Bộ 21.217 9.545 Vùng núi phía Bắc 18.917 8.512 2 2010 Tổng đàn bò Bò vắt sữa 4 5 78.591 35.365 7.385 3.300 11.696 32.270 39.500 49.100 38.382 14.508 17.775 22.095 17.270 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 Tổng cộng 137.761 61.952 252.239 113.459 Từ những lợi ích của sữa đối với sự phát triển của con người và phát triển kinh tế, việc xây dựng nhà máy sữa để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần phát triển nòi giống, tăng chiều cao, cải thiện thể chất cho người Việt Nam là rất cần thiết. 1.2. Nguyên liệu và sản phẩm sữa tiệt trùng. Trong tự nhiên hiếm có một loại thực phẩm nào có thành phần dinh dưỡng đầy đủ và hài hòa như sữa tươi. Sữa vừa cung cấp cho con người nguồn năng lượng dồi dào, vừa cung cấp các chất cần thiết cho sự tạo lập cơ thể. Các thành phần chính trong sữa gồm có: - Protein trong sữa được tạo thành bởi các amino axit. Có khoảng 20 loại amino axit khác nhau, trong đó có 8 loại cần thiết cho người lớn và 9 loại cần thiết cho trẻ em. Protein trong sữa rất giàu các loại amino axit này, nên có giá trị dinh dưỡng và có hệ số sử dụng cao so với nguồn protein thực vật. Các protein trong sữa gồm 2 nhóm chính:  Protein hòa tan như: albumin, immunoglobulin, lisozim, lactoferin, lactoperoxydaza.  Protein ở trạng thái keo không bền (casein) gồm một phức hệ mixen hữu cơ của các caseinat và canxi phosphate. - Lipit của sữa bao gồm: chất béo, các phosphatit, glicolipit, steroid. Chất béo sữa là một thành phần quan trọng. Về mặt dinh dưỡng, chất béo có độ sinh năng lượng cao, có chứa các vitamin hòa tan trong chất béo (A, D, E). chất béo tồn tại trong sữa ở dạng hình cầu có kích thước rất nhỏ 0,1 15µm. Mỗi thể cầu mỡ được bao bọc bởi một lớp màng mỏng. Màng này rất bền, có tác dụng bảo vệ, giữ cho chúng không kết hợp được với nhau và bảo vệ chất béo khỏi bị phân hủy bởi các enzyme có trong sữa và do đó tạo ra mùi ôi. - Gluxit: Lactoza chiếm vị trí quan trọng nhất trong gluxit của sữa. Hàm lượng lactoza trong sữa thay đổi từ 3,6 – 5,5%. Lactoza tồn tại trong sữa ở 3 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 dạng tự do và dạng liên kết với các protein và các gluxit khác. Độ ngọt của lactoza kém sacaroza 30 lần, độ hòa tan trong nước cụng kém hơn. Lactoza là một trong những nguồn năng lượng quan trọng, chúng chuyển thành hợp chất năng lượng cao, có thể tham gia vào tất cả các phản ứng sinh hóa. Ngoài ra chúng còn cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp một số hợp chất hóa học quan trọng trong cơ thể. - Trong sữa có nhiều loại vitamin nhưng đều với một hàm lượng tương đối thấp. Các vitamin trong sữa được chia thành 2 nhóm: nhóm hòa tan trong chất béo (A, D, E, K) và nhóm hòa tan trong nước (các vitamin B và C). Các vitamin đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. - Các chất khoáng trong sữa chiếm khoảng 1%, muối khoáng có trong các dung dịch, trong nước sữa hoặc trong các hợp chất casein. Các muối quan trọng nhất là muối canxi, natri, kali và magie. Chúng có dưới dạng photphat, chloride, citrate và caseinat. Muối kali và muối canxi có nhiều nhất trong sữa thường. - Sữa có chứa các enzyme thường gặp trong tự nhiên. Các enzym là một nhóm các protein được sinh ra bởi các cơ thể sống. Chúng có khả năng tạo ra các phản ứng hóa học và ảnh hưởng tới quá trình và tốc độ của các phản ứng đó. Các enzyme trong sữa bắt nguồn từ bầu vú bò hay từ các vi khuẩn. Các enzyme từ bầu vú bò là một thành phần thông thường của sữa và được gọi là enzyme gốc. Các enzyme từ vi khuẩn đa dạng ở kiểu loại và số lượng, tùy thuộc vào bản chất và mật độ vi khuẩn. Một số loại enzyme trong sữa được sử dụng để thử nghiệm và kiểm tra chất lượng. Những enzyme quan trọng là: peroxidaza, catalaza, photphataza, lipaza. Như vậy sữa là một sản phẩm thực phẩm rất giàu dinh dưỡng đối với con người và cũng là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi sinh vật. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra đối với việc chế biến và bảo quản sữa là rất nghiêm ngặt. 4 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 5 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 CHƯƠNG 2 LỰA CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng có đường Sữa tươi xe bồn (t = 40C) Tiếp nhận nguyên liệu Lọc, tách khí Làm lạnh Trữ lạnh (2 – 40C) Khuấy (45 v/ph) Tách béo và chuẩn hóa hàm lượng béo Gia nhiệt (t = 650C) Bài khí Đồng hóa 200 bar (160/40). t = 600C Thanh trùng t = 750C/(15 – 20s) Chất ổn định Đường RE Hòa tan chất ổn định t = 65 – 700C Phối trộn (15 – 450C) Hương, màu 1 Lưu trữ 4 – 5 C/max 48 (h) 0 Gia nhiệt t = 65 – 700C Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 Lọc Trữ đệm Đồng hóa 200 bar (160/40) t = 70 – 750C Thành phẩm Tiệt trùng UHT (1400C/ 4s) Giấy đóng hộp In date thùng Lưu trữ vô trùng (20 – 250C) Đóng thùng Chiết rót Đóng màng co Màng co In date Gắn ống hút Ống hút Tiệt trùng giấy H2O2 32 – 38% 70 – 750C Thùng carton 2.2. Thuyết minh quy trình sản xuất 2.2.1. Sữa tươi nguyên liệu Sữa tươi dùng để sản xuất các sản phẩm sữa nói chung phải là sữa có chất lượng cao: - Cảm quan: + Trạng thái đồng nhất, không bị tách bơ, không có tạp chất. + Màu vàng kem nhạt + Mùi đặc trưng, không có mùi lạ (chất kháng sinh, chất tẩy rửa, ...) + Hương vị tự nhiên. Bảng 2.2.1.1. Yêu cầu sữa tươi nguyên liệu STT Các thông số Yêu cầu 2 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 1 Hàm lượng chất béo 2 3 4 5 3 – 4% Hàm lượng chất khô pH Tỷ trọng Độ axit 11,8 – 12,8% 6,6 1,027 – 1,032 12 – 180T Bảng 2.2.1.2. Thành phần sữa thành phẩm Sản phẩm Các thông số Tổng chất khô (%) Sữa tươi tiệt Hàm lượng chất béo (%) Hàm lượng chất khô không mỡ (%) trùng có đường Hàm lượng đường (%) pH Yêu cầu 15,8 3,2 8,6 4,0 6,4 – 6,8 2.2.2. Các nguyên liệu khác Bảng 2.2.2.1. Tiêu chuẩn về nước sản xuất (QCVN 02:2009/BYT) Cảm quan - Màu sắc: không màu Mùi vị: không Chỉ tiêu vi sinh vật - Tổng số vi khuẩn hiếu khí ≤ - 1000 cfu/ml Coliform ≤ 0/100 ml Ammoniac ≤ 0,5 mg/l Mangan ≤ 0,005 mg/l Nitrat ≤ 30 mg/l Nitrit ≤ 0,02 mg/l Sunfat ≤ 100 mg/l Axit cacbonic ăn mòn: không - có Tổng lượng sắt hòa tan ≤ 500 Hàm lượng kim loại nặng Chỉ tiêu hóa lý - - pH: 7 – 8,5 Độ cứng: ≤ 70 mg/l Hàm lượng Clo dư ≤ 0,3 mg/l Hàm lượng sắt tổng số ≤ 0,1 - Ca ≤ 20 mg/l Cd ≤ 0,003 mg/l Pb ≤ 0,01 mg/l Hg ≤ 0,001 mg/l mg/l Nước là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong sản xuất các sản phẩm sữa nói chung. Ngoài ra sản xuất sữa tươi tiệt trùng có đường còn sử dụng đường RE và chất ổn định để duy trì trạng thái đồng nhất của sản phẩm sữa. Bảng 2.2.2.2. Tiêu chuẩn đường RE (TCVN 7968:2008) 3 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 STT 1 Chỉ tiêu cảm quan 2 Chỉ tiêu hóa lý 3 Chỉ tiêu 4 vi sinh Chỉ tiêu Các thông số Trạng thái Tiêu chuẩn Tinh thể đồng đều không vón cục Vị Mùi Hàm lượng Saccharose Hàm lượng tro Độ màu Hàm lượng ẩm Tạp chất Đường khử Nấm men, nấm mốc Clostridium perfringens màu trắng Vị ngọt đặc trưng, không có vị lạ Không có mùi lạ ≥ 99,9% ≤ 0,03% ≤ 30 ICUMSA ≤ 0,05% ≤ 2 ppm < 0,02% ≤ 10/10 g 0 /g Chì - Pb ≤ 5 ppm kim loại 5 6 Quy cách đóng gói 50 kg/bao Bao bì gồm 2 lớp: PP và PE Còn ít nhất 18 tháng tại thời điểm date nhập 4 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 Bảng 2.2.2.3. Tiêu chuẩn chất ổn định, phụ gia (TCVN 6471 – 98) STT Yêu cầu Các thô ng số 1 2 3 4 Cảm quan Trạng thái Dạng bột mịn, tơi, không Màu sắc Chỉ tiêu vi sinh Tổng số vi sinh vật Nấm men Nấm mốc Enterobacteiaceae Staphylococcus E.coli Salmonella Chỉ tiêu kim loại As Pb nặng (mg/kg) Hg Cd Quy cách đóng gói vón cục Màu trắng nhạt Max 5000 cfu/g Max 500 cfu/g Max 500 cfu/g 0/ 0,01 g 0/ 0,01 g 0/ 0,1 g 0/ 25 g ≤ 3,0 ≤ 5,0 ≤ 1,0 ≤ 1,0 25 kg/bao Bao bì có nhiều lớp với 5 lớp PE ở ngoài. Còn ít nhất 2/3 hạn sử Thời hạn sử dụng dụng. Mục đích của việc sử dụng chất ổn định nhằm duy trì trạng thái đồng nhất của dịch sữa trong thời gian dài. Chất ổn định được sử dụng phải hòa tan ngay và hoàn toàn trong dung dịch sữa. trong suốt quá trình chế biến độ nhớt không được tăng lên nhằm tránh gây ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị. 2.2.3. Kiểm tra – thu nhận Sữa tươi được thu mua từ các trại chăn nuôi 2 lần trong một ngày. Sữa đưa đến nhà máy được kiểm tra về chất lượng cũng như số lượng trước khi bơm vào các bồn chứa, trên đường ống có lắp đặt hệ thống lọc tạp chất, làm sạch sơ bộ sữa. 5 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 2.2.4. Làm lạnh bảo quản  Mục đích: - Làm lạnh hạn chế vi sinh vật làm hư hỏng sữa tương nguyên liệu. Hạn chế sự phân hủy chất dinh dưỡng của sữa dưới tác dụng của hệ enzyme có sẵn trong sữa tươi.  Tiến hành: làm lạnh nhiệt độ của sữa tươi xuống 4 – 60C. Trong quá trình tạm chứa cần khuấy trộn đều, làm nhiệt độ khối sữa đồng đều. Đồng thời kiểm tra liên tục chỉ tiêu vi sinh vật nhằm khắc phục kịp thời những hư hỏng của sữa tươi. 2.2.5. Ly tâm tách béo và tiêu chuẩn hóa  Mục đích: - Tách một phần chất béo ra khỏi sữa nguyên liệu. Ly tâm làm sạch nhằm loại bỏ triệt để các tạp chất nhỏ nhất, làm tăng chất lượng cho sữa, tạo điều kiện cho quá trình ly tâm tách béo và tránh hư hỏng cho các máy móc thiết bị.  Tiến hành: Sữa được ly tâm bằng thiết bị ly tâm, trước khi ly tâm sữa được làm nóng lên 450C để giảm độ nhớt, tăng hiệu suất ly tâm. Nguyên tắc: sữa nguyên liệu được đưa vào qua ống trục giữa của thiết bị ly tâm, chảy theo các rãnh vào khe của các đĩa rồi phân bố thành lớp mỏng giữa các đĩa. Khe hở giữa các đĩa của thùng quay khoảng 0.4 mm. Sữa trong thùng quay chuyển động với tốc độ 2 -3 cm/s. Dưới tác dụng của lực ly tâm sẽ phân chia sữa. Các cầu mỡ nhẹ hơn nên dưới tác dụng của lực ly tâm sẽ chuyển động về phía trục quay tập trung xung quanh trục giữa. Các cầu mỡ có kích thước lớn tập trung ở gần tâm, càng xa tâm thì lượng cream càng giảm dần. Sữa gầy nặng hơn nên có xu hướng tiến về phía ngoại vi. Sữa nguyên liệu tiếp tục được đưa vào gây áp suất đẩy sữa gầy và cream đến phía trên. Cream theo một đường riêng qua van điều chỉnh và được đưa ra ngoài. Sữa 6 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 gầy đi qua một đường khác ra ngoài, chảy vào bình đựng sữa gầy. Hàm lượng chất béo trong sữa gầy là 0,05%, còn trong cream là 40%. Sữa trong đường ống sẽ được phối trộn với sữa gầy và sữa béo thành sữa có hàm lượng chất béo là 3,2%. 2.2.6. Gia nhiệt  Mục đích: Nhằm nâng nhiệt độ của sữa lên để tăng hiệu quả của quá trình đồng hóa, giảm độ nhớt của khối sữa và tiêu diệt một phần vi sinh vật mà chủ yếu là tạp trùng.  Tiến hành: sử dụng thiết bị gia nhiệt bản mỏng nâng nhiệt độ dịch sữa lên 650C. 2.2.7. Bài khí  Mục đích: tách khí còn lại trong sữa giúp quá trình đồng hóa đạt hiệu quả cao nhất.  Tiến hành: sữa sẽ được bơm từ thiết bị gia nhiệt sang thiết bị bài khí.  Yêu cầu: phải tách tối đa hàm lượng khí còn lại trong sữa. 2.2.8. Đồng hóa  Mục đích - Làm giảm kích thước cầu mỡ, tăng tốc độ phân tán của sữa. Ngăn chặn sự phân lớp giữa chất béo và các thành phần khác trong sữa - làm cho sữa có trạng thái nhũ tương bền vững. Giảm quá trình oxy hóa Tăng chất lượng của sữa ( tăng mức độ phân tán của cream, phân bố lại giữa các pha chất béo và plasma, thay đổi thành phần và tính chất của protein)  Tiến hành: sữa được bơm vào thiết bị đồng hóa nhờ piston. Sau đó dịch sữa đi qua một khe hẹp với áp suất 180 – 200 bar, ở t0 = 60 – 700C. Phương pháp: máy đồng hóa hoạt động với 3 piston chuyển động lệch pha nhau 1/3 chu kỳ. Sữa được nén trong xylanh 3 cấp ở áp suất 200 bar. 2.2.9. Thanh trùng 7 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013  Mục đích: tiêu diệt vi sinh chịu nhiệt kém kéo dài thời gian bảo quản cho sữa.  Tiến hành: sữa từ thiết bị đồng hóa bơm sang thiết bị gia nhiệt nâng ở đây sữa được chảy qua các tấm gia nhiệt lên 75 0C. Khi sữa đạt lên 750C rồi được chuyển qua các ống lưu nhiệt 15 – 20 s. Sau đó sữa lại quay về các thiết bị gia nhiệt. Ở đây sữa ra sẽ tiếp xúc với sữa vào và truyền nhiệt cho sữa vào để giảm nhiệt độ xuống. Sữa sau khi thanh trùng xong được đưa qua bồn chứa sau thanh trùng, thời gian tối đa là 48h.  Yêu cầu: sữa phải được thanh trùng đạt 750C trong 15s. 2.2.10. Phối trộn Phối trộn đường và chất ổn định, chất nhũ hóa.  Mục đích: - Tạo cho sản phẩm có độ ngọt thích hợp cho người tiêu dung Tạo trạng thái ổn định cho sữa, tránh phân lớp Tăng thời gian bảo quản  Tiến hành Bơm 25% sữa làm sữa nền rồi gia nhiệt lên 65 - 70 0C rồi cho vào bồn amix. Trộn chất ổn định và chất nhũ hóa vào tuần hoàn trong vòng 10 – 15 phút, QA kiểm tra chất lượng đạt rồi cho lượng sữa còn lại vào, tiếp tục cho đường vào tuần hoàn 5 – 10 phút rồi cho qua bồn chứa sau trộn. Kiểm tra chất lượng nếu đạt thì đi lọc rồi đưa đi tiệt trùng UHT. Quá trình được thực hiện trong bồn trộn có cánh khuấy với số vòng quay 250 – 300 vòng/phút. 2.2.11. Lọc  Mục đích: lọc những đường và những chất chưa tan trong quá trình phối trộn  Tiến hành: sữa sẽ được lọc qua thiết bị lọc. 2.2.12. Đồng hóa lần 2 8 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 Tương tự đồng hóa lần 1 nhưng ở nhiệt độ 70 - 750C. 2.2.13. Tiệt trùng UHT Tiệt trùng đây là giai đoạn chính trong dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng. Sử dụng nhiệt độ cao trong thời gian ngắn.  Mục đích Để tiêu diệt tất cả các vi sinh vật cũng như các enzyme, kể cả loại chịu nhiệt có trong sữa. Do đó thời hạn bảo quản và sử dụng sữa ở điều kiện nhiệt độ thường có thể kéo dài tới hơn 6 tháng. Chế độ tiệt trùng: 1400C ± 4/4 giây  Thực hiện Thiết bị chính ở công đoạn này là thiết bị trao đổi nhiệt bản mỏng có nhiều ngăn. Quá trình được thực hiện qua 4 công đoạn chính:  Nâng nhiệt sơ bộ Tiệt trùng Hạ nhiệt sơ bộ Hạ nhiệt đến nhiệt độ yêu cầu Dịch sữa mới vào sẽ trao đổi nhiệt với dịch sữa sau khi tiệt trùng để nâng nhiệt sơ bộ lên khoảng 85 - 90 0C. Tiếp theo dịch sữa sẽ trao đổi nhiệt với hơi từ lò hơi để nâng ên nhiệt độ tiệt trùng là 136 - 1400C và sẽ được lưu ở nhiệt độ này trong thời gian 4 giây, áp suất tiệt trùng là 6 bar. Sau đó, dịch sữa sau tiệt trùng sẽ được trao đổi nhiệt với dịch sữa mới vào để hạ dần nhiệt độ. Cuối cùng dịch sữa sẽ trao đổi nhiệt với nước lạnh 2 0C để đạt nhiệt độ yêu cầu khi ra khỏi thiết bị. Sữa được vào thiết bị tiệt trùng dạng ống lồng ống và thực hiện quá trình tiệt trùng. Cuối cùng, sữa được làm nguội về 28 0C ngay trong thiết bị tiệt trùng và được bơm vào thiết bị Alsafe. Toàn bộ quá trình tiệt trùng và làm nguội được điều khiển bằng chương trình đã lập trình sẵn. 2.2.14. Bồn chờ rót  Mục đích: chứa dịch sữa và đảm bảo vô trùng trước khi rót. 9 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013  Tiến hành: dịch sữa sau khi qua hệ thống tiệt trùng và làm nguội thì sẽ vào bồn chờ rót vô trùng. Bồn là một thiết bị kín có cánh khuấy. Toàn bộ hoạt động của bồn được điều khiển bằng một máy tính đã lập trình sẵn. 2.2.15. Rót và bao gói  Mục đích: rót vào bao bì thích hợp giúp tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng và vận chuyển sản phẩm. Sữa được rót vào bao bì hộp giấy 180 ml trong điều kiện hoàn toàn vô trùng. Sau đó được dán ống hút, in date và xếp hộp carton  Tiến hành Đưa băng giấy qua bể H2O2 để tiệt trùng giấy, có nồng độ 32 – 38%. Sau đó loại bỏ H2O2 trên bề mặt bao bì tiếp xúc với sản phẩm bằng trục ép. Khi tiến hành rót, hộp được hút chân không đồng thời được nạp khí nitơ, để cấu trúc hộp vững chắc, tạo khoảng không cho sữa dãn nở và sản phẩm khi uống có cảm giác đồng đều. Trong khi rót hộp, khoảng 45 phút một lần hoặc sau khi hết một cuộn giấy, nhân viên vận hành máy phải thường xuyên kiểm tra xem hộp có kín không, có vuông cạnh không. QA thường xuyên kiểm tra quá trình đóng hộp, quá trình lấy mẫu đầu, quá trình rót, cuối quá trình rót và 20 phút/lần… Đóng block và đóng thùng: 4 hộp/block, 10 block/thùng, 100 thùng/pallet. 2.2.16. Sản phẩm - Sản phẩm dạng lỏng, đồng nhất có qua xử lý tiệt trùng. - Không sử dụng chất bảo quản. - Màu trắng ngà, hương thơm đặc trưng của sữa, vị ngọt. - Có pH = 6,4 – 6,8; % khô = 15,8 ± 0,1%; % béo = 3,2 10 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ THIẾT LẬP TỔNG MẶT BẰNG 3.1. Lập luận kinh tế kĩ thuật 3.1.1. Sự cần thiết của việc xây dựng nhà máy Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nước ta đã thu được thành tựu đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa đời sống xã hội… Tốc độ tăng trưởng hằng năm của nước ta khoảng 7 – 8%, thu hút đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên, cơ sở hạ tầng khoa học kĩ thuật có bước tiến rõ rệt. Đời sống người dân tăng lên, nhu cầu cuả người dân cũng tăng cao. Trong thời gian gần đây, thị trường tiêu dùng sữa của nước ta đang phát triển cực thịnh, ngành công nghiệp chế biến sữa mặc dù có nhiều nỗ lực đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, số lượng các nhà máy chế biến sữa không nhiều, khối lượng các sản phẩm sữa sản xuất trong nước còn hạn chế nên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Chính vì vậy nước ta vẫn phải nhập sữa ngoại với giá thành rất cao. Sản phẩm sữa đầu vào được sử dụng 100% nguồn nguyên liệu sữa tươi sạch và cao cấp từ hệ thống nông trại TH Milk hứa hẹn cung cấp nguồn sữa tươi dồi dào cho người tiêu dùng thay cho sữa bột, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa của Việt Nam trong tương lai. Về công nghệ sản xuất: ta lựa chọn công nghệ tiệt trùng sữa ở nhiệt độ siêu cao (Ultra Hight Temperature, gọi tắt là công nghệ UHT) đang được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Về dây chuyền thiết bị sản xuất: trên thế giới có rất nhiều công ty nổi tiếng về thiết bị thực phẩm như: GEA, Alpha – Laval, Tetra Pak, Combibloc… Tuy nhiên, Tetra Pak là công ty có nhiều ưu thế hơn. Công ty này hiện có mặt ở hầu hết các quốc gia, trình độ kĩ thuật hiện đại và các nhà máy chế biến sữa nước ta phần lớn sử dụng thiết bị của công ty này. Vì vậy,tôi chọn dây chuyền công nghệ chế biến của hang Tetra Pak – Thụy Điển và Alpha – Laval. Dựa vào điều kiện địa lý thuận lợi về khả năng cung cấp nguyên liệu, thuận tiện về giao thong, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn nhân công… tôi 11 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy chế biến sữa nằm ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Địa điểm chọn có hướng gió thổi từ Tây sang Đông. 3.1.2. Vùng nguyên liệu Do người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm sữa từ nguồn nguyên liệu sữa tươi. Chính vì vậy nhà máy cần xây dựng gần các vùng có nguồn nguyên liệu dồi dào, để đáp ứng được yêu cầu sản xuất nhà máy. Bên cạnh đó, việc xây dựng nhà máy cần phải bảo đảm không cách quá xa vùng nguyên liệu, nhằm tránh các hư hỏng có thể xảy ra đối với sữa trong quá trình vận chuyển. Nghĩa Đàn là vùng đất có nhiều đồi núi là nơi thuận lợi cho việc chăn nuôi bò sữa. Khu dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại huyện Nghĩa Đàn. Với một hệ thống trang trại hiện đại có tổng số đàn bò là 45.000 con trong đó có 20.000 con cho sữa. Đến năm 2017, dự kiến Dự án sẽ có 137.000 con bò và nhà máy chế biến đạt công suất 500 triệu lít/ năm. Vì vậy nguồn sữa tươi có thể nói rất phong phú. 3.1.3. Thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ của nhà máy đầu tiên là ở tỉnh Nghệ An, sau đó là các tỉnh thành lớn trên cả nước. Sản phẩm khi ra mắt sẽ được bán ở các đại lí lớn như sau: Hà Nội. Vinh. Đà Nẵng. Hồ Chí Minh. Và quan trọng nhất, sản phẩm của nhà máy sẽ có mặt ở khắp các tỉnh thành miền Bắc và miền Nam. Đó chính là thị trường tiêu thụ chính của nhà máy khi đi vào hoạt động. 3.1.4. Nguồn cung cấp nước Lượng nước tiêu thụ trong một nhà máy sữa là rất lớn. Nước sử dụng với các mục đích: Nước phụ trợ: nước sinh hoạt, nước làm mát thiết bị, dùng cho nồi hơi, sử dụng cho chu trình CIP… Do vậy chất lượng nước đưa vào sản xuất rất quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nhà máy xây dựng một hệ thống xử 12 Thiết lập tổng mặt bằng cho nhà máy chế biến sữa tiệt trùng 2013 lý nước với nguồn cung cấp là nước ngầm. Nước sau khi được xử lý phải đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sản xuất sữa. 3.1.5. Nguồn cung cấp điện Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy nằm trong mạng lưới điện cung cấp cho khu công nghiệp. Ngoài ra để đề phòng sự cố mất điện lưới đột xuất, nhà máy dự trữ thêm một số máy phát điện để dùng khi mất điện. 3.1.6. Nguồn cung cấp hơi nước Hơi nước là một trong những nguồn phụ trợ rất quan trọng đối với một nhà máy sản xuất, trong nhà máy hơi được dùng với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu là dùng cho sản xuất cho sinh hoạt… Để đảm bảo cho hoạt động của nhà máy, hơi cấp phải là hơi bão hòa, được cấp bởi lò hơi có áp suât > 9.5 atm. 3.1.7. Nguồn cung cấp nhiên liệu Để đảm bảo cho lò hơi hoạt động tốt, cho nhiệt lớn, sạch sẽ và ít độc hại đáp ứng được yêu cầu về sả xuất cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường, nhà máy sẽ sử dụng dầu DO, FO, xăng được mua từ nhiều nguồn khác nhau, có thể mua từ công ty dầu khí Petrolimex. 3.1.8. Hệ thống thoát nước Đi đôi với các yêu cầu cấp nước, việc thoát nước thải cũng không kém phần quan trọng. Trong nhà máy sữa, nước thải chủ yếu là nước rửa các thiết bị trong đó chủ yếu là hóa chất cộng với các chất hữu cơ – môi trường thuận lợi ch các vi sinh vật hoạt động… Do đó hệ thống thoát nước phải đảm bảo thoát hết nước, không bị ứ đọng, không ảnh hưởng đến vệ sinh, môi trường trong khu sản xuất chính. 3.1.9. Xử lý nước thải Đối với nước thải nhà máy sữa, phương pháp xử lý tốt nhất là phương pháp xử lý kị khí kết hợp với xử lý hiếu khí. Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường (TCVN 5945), đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu vực nhà máy và khu công nghiệp 3.2. Tính cân bằng vật chất Bảng 3.2.1. Thời vụ nguyên liệu Tháng 1 2 3 4 5 13 6 7 8 9 10 11 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất