Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương quang hình học sgk vật lý 11...

Tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương quang hình học sgk vật lý 11 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập

.PDF
126
205
53

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀO THỊ THU HÀ THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƢƠNG “QUANG HÌNH HỌC” SGK VẬT LÝ 11 CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀO THỊ THU HÀ THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƢƠNG “QUANG HÌNH HỌC” SGK VẬT LÝ 11 CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TÔ VĂN BÌNH THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nào khác. Thái nguyên, tháng 8 năm 2011 Tác giả Đào Thị Thu Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS. TS Tô Văn Bình đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Đối với tôi thầy luôn là tấm gương sáng về tinh thần làm việc không mệt mỏi, lòng hăng say với khoa học, lòng nhiệt tình quan tâm bồi dưỡng thế hệ trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa sau đại học, khoa Vật lí, các thầy cô giáo giảng dạy cùng toàn thể các bạn học viên lớp cao học K.17 trường ĐHSP - ĐHTN đã tận tình giảng dạy, góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo của các trường THPT Chuyên Thái Nguyên, THPT Đồng Hỷ, THPT Dương Tự Minh, THPT Ngô Quyền đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Thái nguyên, tháng 8 năm 2011 Tác giả Đào Thị Thu Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN DH : Dạy học GD : Giáo dục GV : Giáo viên HS : Học sinh PP : Phương pháp PPDH : Phương pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông. TTC : Tính tích cực TN : Thực nghiệm TNSP : Thực nghiệm sư phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 I. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 II. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3 IV. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 3 V. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3 VI. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 4 VII. Giới hạn của đề tài .................................................................................. 4 VIII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP .............................. 5 1.1. Dạy học hướng vào học sinh ................................................................... 5 1.1.1. Nguồn gốc của dạy học hướng vào học sinh ................................... 5 1.1.2. Bản chất của dạy học hướng vào học sinh ...................................... 7 1.1.3. Đặc điểm của dạy học hướng vào học sinh .................................... 7 1.1.3.1. Về mục tiêu dạy học ................................................................... 7 1.1.3.2. Về nội dung dạy học ................................................................... 8 1.1.3.3. Về phương pháp dạy học............................................................ 8 1.1.3.4. Về phương tiện và hình thức tổ chức dạy học............................ 9 1.1.3.5. Về đánh giá quá trình dạy học ................................................. 10 1.2. Phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập vật lý của học sinh ........... 11 1.2.1. Sự cần thiết phải phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập vật lý của học sinh ......................................................................... 11 1.2.1.1. Tính tích cực trong học tập vật lý của học sinh ....................... 11 1.2.1.2. Tính tự lực trong học tập vật lý của học sinh .......................... 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 1.2.2. Biểu hiện của tính tích cực, tự lực trong học tập vật lý của học sinh .... 14 1.2.3. Các biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập vật lý của học sinh ............................................................................... 15 1.2.3.1. Xây dựng nhóm học tập và tinh thần đồng đội cho học sinh ......... 15 1.2.3.2. Thiết kế các loại phiếu học tập ................................................. 15 1.2.3.3. Tạo bầu không khí học tập thích hợp ....................................... 16 1.2.3.4. Kích thích hứng thú và sự chú ý của học sinh đối với kiến thức .... 17 1.2.3.5. Lựa chọn phương pháp và thủ thuật giảng giải ....................... 19 1.2.3.6. Sử dụng sách giáo khoa ........................................................... 20 1.2.3.7. Sử dụng thí nghiệm vật lý ......................................................... 22 1.2.3.8. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý .................. 24 1.2.3.9. Giải bài tập vật lý ..................................................................... 26 1.2.3.10. Kiểm tra đánh giá sự lĩnh hội ................................................. 29 1.2.3.11. Hướng dẫn cách xây dựng câu trả lời .................................... 31 1.2.3.12. Thực hiện công việc ở nhà ...................................................... 32 1.3. Các bước thiết kế tiến trình hoạt động dạy học kiến thức theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực hoạt động nhận thức của học sinh ............. 34 1.3.1. Xác định mục tiêu yêu cầu của tiết học. ........................................ 34 1.3.2. Xác định cấu trúc nội dung và logic xây dựng kiến thức .............. 36 1.3.3. Xác định các hoạt động dạy và hoạt động học .............................. 36 1.3.4. Thiết kế các phương tiện giảng dạy - học tập và học liệu ............. 37 1.3.5. Thiết kế tổng kết và hướng dẫn học tập ......................................... 38 1.3.6. Thiết kế môi trường học tập ........................................................... 38 1.3.7. Xác định tiến trình hoạt động DH cụ thể. ...................................... 39 1.4. Thiết kế tiến trình dạy học một bài học vật lý ...................................... 40 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................... 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi Chƣơng 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI HỌC PHẦN "QUANG HÌNH HỌC” LỚP 11 CƠ BẢN THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP ........................... 44 2.1. Phân tích cấu trúc nội dung của phần "quang hình học” lớp 11 cơ bản ......... 44 2.1.1. Nội dung của phần "Quang hình học" lớp 11 Cơ bản.................... 44 2.1.2. Phân tích cấu trúc của phần "Quang hình học" lớp 11 Cơ bản .... 44 2.2. Điều tra thực trạng dạy học phần"quang hình học” lớp 11 cơ bản THPT theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của HS trong học tập..... 47 2.2.1. Mục đích điều tra ........................................................................... 47 2.2.2. Kết quả điều tra .............................................................................. 47 2.3.1. Tiến trình dạy học bài"Khúc xạ ánh sáng” .................................... 50 2.3.1.1. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức hiện tượng "khúc xạ”, "định luật khúc xạ” và khái niệm "chiết suất” ............... 50 2.3.1.2. Xác định mục tiêu dạy học bài "Khúc xạ ánh sáng” ............... 54 2.3.1.3. Xác định các công việc cần chuẩn bị nhằm hỗ trợ việc dạy bài "Khúc xạ ánh sáng”........................................................... 54 2.3.1.4. Xây dựng các tình huống vật lý dạy học bài"Khúc xạ ánh sáng”...... 55 2.3.1.5. Tổ chức hoạt động dạy học bài"Khúc xạ ánh sáng” ................ 56 2.3.2. Tiến trình dạy học bài "Phản xạ toàn phần” ................................. 64 2.3.2.1. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức hiện tượng "phản xạ toàn phần”, "điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần”, " cách tính góc giới hạn phản xạ toàn phần” ....................... 64 2.3.2.2. Xác định mục tiêu dạy học bài "Phản xạ toàn phần”.............. 66 2.3.2.3. Xác định các công việc cần chuẩn bị nhằm hỗ trợ việc dạy học bài "Phản xạ toàn phần” ........................................... 66 2.3.2.4. Xây dựng các tình huống vật lý dạy học bài"Phản xạ toàn phần” ............................................................................... 66 2.3.2.5. Tổ chức hoạt động dạy học bài "Phản xạ toàn phần”............. 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii 2.3.3. Tiến trình dạy học bài "Thấu kính”................................................ 74 2.3.3.1. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức "Thấu kính” ..................... 74 2.3.3.2. Xác định mục tiêu dạy học bài "Thấu kính”............................. 79 2.3.3.3. Xác định các công việc cần chuẩn bị để hỗ trợ việc dạy học bài "Thấu kính” ................................................................. 79 2.3.3.4. Xây dựng các tình huống vật lý dạy học bài"Thấu kính”......... 80 2.3.3.5. Tổ chức hoạt động dạy học bài "Thấu kính”............................ 82 2.3.4. Tiến trình dạy học bài "Kính lúp” .................................................. 86 2.3.4.1. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức "Kính lúp” ....................... 86 2.3.4.2. Xác định mục tiêu dạy học bài "Kính lúp” ............................... 88 2.3.4.3. Xác định các công việc cần chuẩn bị nhằm hỗ trợ việc dạy học bài "Kính lúp” ........................................................... 89 2.3.4.4. Xây dựng các tình huống vật lý dạy học bài"Kính lúp” ........... 89 2.3.4.5. Tổ chức họat động dạy học bài "Kính lúp” .............................. 90 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................... 96 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................... 98 3.1. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phương pháp của thực nghiệm sư phạm (TNSP) ................................................................................... 98 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm .............................................. 98 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ............................................. 98 3.1.3. Đối tượng và cơ sở TNSP .............................................................. 98 3.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................. 100 3.1.5. Ước lượng các đại lượng đặc trưng cho TNSP ............................ 100 3.1.5.1. Đánh giá tính tích cực, tự lực của học sinh qua các biểu hiện trong quá trình hoạt động nhận thức .............................. 100 3.1.5.2. Đánh giá TTC, tự lực của HS qua kết quả các bài kiểm tra .. 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii 3.2. Tiến hành thực nghiệm........................................................................ 102 3.2.1. Chuẩn bị ...................................................................................... 102 3.2.2. Tiến hành hoạt động trên lớp ....................................................... 103 3.3. Kết quả và xử lý kết quả TNSP........................................................... 104 3.3.1. Các kết quả của việc phát triển tính tích cực và tính tự lực học tập của học sinh trong quá trình hoạt động nhận thức ................ 104 3.3.2. Các kết quả của việc phát triển tính tích cực và tính tự lực học tập của học sinh qua các bài kiểm tra .......................................... 105 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................. 109 KẾT LUẬN ................................................................................................... 110 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 112 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Chất lượng học tập của các nhóm TN và ĐC ................................. 99 Bảng 3.2: Kết quả bài kiểm tra ..................................................................... 105 Bảng 3.3: Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra ........................ 105 Bảng 3.4. Xếp loại bài kiểm tra .................................................................... 106 Bảng 3.5. Phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra ........................................ 106 Bảng 3.6. Các tham số thống kê của bài kiểm tra ......................................... 108 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của trí tuệ và sáng tạo. Đất nước đang bước vào thời kỳ CNH, HĐH. Chúng ta có hoàn thành được sự nghiệp CNH, HĐH hay không, đất nước ta có thật sự phát triển để vươn tới ngang tầm với sự phát triển chung của thế giới và khu vực hay không hoàn toàn phụ thuộc vào những người chủ tương lai của đất nước - những thế hệ học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông hiện nay. Để đáp ứng những yêu cầu đó, ngành GD&ĐT đã và đang từng bước đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp dạy học, trong đó đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy và học nhằm đào tạo ra những con người có khả năng đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng CSVN khoá VIII đã nêu ra: "Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi...". Hội nghị cũng đã chỉ rõ:"Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD - ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học...". Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông trong những năm qua vẫn còn chậm đổi mới. Phương pháp dạy học vẫn xoay quanh, thầy đọc - trò ghi có xen kẽ vấn đáp, giải thích, minh hoạ là chính. GV không cố gắng tổ chức cho HS hoạt động nhận thức. Các tiết dạy ít sử dụng thí nghiệm vì sợ không thành công và mất nhiều thời gian để chuẩn bị cũng như thực hiện. Kiểu dạy học như vậy không phát huy được TTC của học sinh, làm cho khả năng tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu của học sinh bị hạn chế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và để góp phần khắc phục những tồn tại về phương pháp dạy học như nêu trên, trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh trong dạy học Vật lý. Về nghiên cứu lý luận có: "Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông". Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hƣng (1999) "Chiến lược dạy học giải quyết vấn đề. Tổ chức, định hướng hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học cho học sinh". Phạm Hữu Tòng (2001). "Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học". Phạm Hữu Tòng (2004). Về nghiên cứu vận dụng lý luận dạy học ở phổ thông có: "Thiết kế nội dung và tiến trình hoạt động dạy học chương - Động học chất điểm - Vật lý lớp 10- THPT theo định hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực tự chủ của học sinh" Thân Thị Ngọc Tâm - ĐHSPHN (2006) "Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học một số kiến thức về lực ma sát theo SGK Vật lý lớp 10 thí điểm ban KHTN nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh trong học tập" Nguyễn Thị Hƣơng - ĐHSPHN (2004) "Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh THPT với sự hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm dạy học". Nguyễn Thị Nga- ĐHSPTN (2002)... Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu thiết kế tiến trình dạy học (một số kiến thức) thuộc chương" Quang hình học" SGK Vật lý 11 cơ bản. Nghiên cứu SGK vật lý lớp 11cơ bản, chúng tôi nhận thấy chương" Quang hình học" có nội dung kiến thức phong phú và tương đối trừu tượng với học sinh, vì vậy cũng gây nhiều khó khăn cho việc dạy và học. Với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học vật lý chúng tôi nghiên cứu đề tài: "Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương"Quang hình học" SGK Vật Lý 11 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 II. Mục đích nghiên cứu Tìm giải pháp xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức thuộc chương "Quang hình học" (Vật lý 11 cơ bản THPT) nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự lực của HS trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động dạy và học ở GV và HS trong giờ vật lý. Nội dung một số kiến thức thuộc chương"Quang hình học" theo SGK Vật lý 11 cơ bản. IV. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được tiến trình dạy học một cách phù hợp trên cơ sở vận dụng sáng tạo các biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh thì sẽ phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh. V. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập để từ đó lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức quá trình dạy học một số bài học phần:"Quang hình học” lớp 11 ban Cơ bản. - Nghiên cứu cấu trúc logic về nội dung kiến thức trong phần:"Quang hình học” lớp 11 ban Cơ bản cùng mối liên hệ của nó với các phần khác. - Tìm hiểu thực tế dạy học các kiến thức phần:"Quang hình học” lớp 11 ban Cơ bản ở một số trường THPT trong Thành phố, từ đó tìm ra những khó khăn cũng như những sai lầm mà học sinh thường gặp phải. - Sọan thảo tiến trình dạy học một số bài học phần:"Quang hình học” lớp 11 ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập . - Thực hiện thực nghiệm sư phạm ở 3 trường THPT trong Thành phố để xác định mức độ phù hợp, tính khả thi, phạm vi áp dụng của đề tài. - Nhận xét và một số ý kiến đề xuất thêm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 VI. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý luận Điều tra khảo sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm Thực nghiệm SP (sử dụng PP thống kê toán học để xử lý, phân tich các số liệu thực nghiệm, từ đó rút ra kết luận). VII. Giới hạn của đề tài Nghiên cứu, đề xuất việc thiết kế tiến trình dạy học phù hợp với nội dung bài học, điều kiện, cơ sở vật chất, khả năng nhận thức của học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, của học sinh trong học tập . VIII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động học tập tích cực, tự lực của học sinh qua việc tổ chức dạy học vật lí ở trường THPT. Kết quả nghiên cứu của đề tài nói chung và các bài dạy có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên phổ thông. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba chương: Chƣơng I: Cơ sở lí luận của việc thiết kế tiến trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong học tập. Chƣơng II: Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học phần" Quang hình học” lớp 11 cơ bản theo hướng phát huy TTC, tự lực của HS trong học tập. Chƣơng III: Thực nghiệm sư phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP 1.1. DẠY HỌC HƢỚNG VÀO HỌC SINH 1.1.1. Nguồn gốc của dạy học hƣớng vào học sinh Chúng ta đều biết quá trình dạy học luôn gồm hai mặt quan hệ chặt chẽ với nhau: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Chính vì điều đó mà đã có khá nhiều quan niệm khác nhau về vai trò của giáo viên và học sinh nhưng nhìn chung cũng chỉ là hai hướng: hoặc tập trung vào vai trò của GV tức là lấy giáo viên làm trung tâm hoặc tập trung vào vai trò của người học sinh tức là hướng vào học sinh. Những năm gần đây trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đã và đang chuyển dần từ kiểu dạy học truyền thống, giáo viên làm trung tâm sang kiểu dạy học mới, hướng vào học sinh. Đây cũng là một quá trình chuyển biến tất yếu của lịch sử giáo dục. Từ xa xưa, ở xã hội nông nghiệp hay tiền nông nghiệp, thời gian do chu kỳ mặt trăng hay mặt trời quyết định; quá khứ đi vào hiện tại và tự nó lặp lại trong tương lai; việc chuẩn bị cho một đứa trẻ vào đời là trang bị cho chúng những kỹ xão, những bí quyết mang tính cha truyền con nối, kiến thức được truyền một cách thụ động thông qua gia đình hoặc các thể chế tôn giáo…Trong thời kỳ này người đóng vai trò thầy giáo luôn là sự chú ý của mọi học trò, thầy giáo chi phối toàn bộ quá trình dạy học, áp đặt hoặc nhồi nhét những giá trị đạo đức, kiến thức hay kỹ xão như là lời kinh thánh hay lời giáo huấn; trò chỉ việc công nhận, học thuộc lòng rồi lặp lại lời thầy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Riêng ở Việt Nam ta, tiếp theo đó là kiểu dạy học theo nhóm nhỏ với nhiều lứa tuổi và trình độ khác nhau, có thể là những đứa bé mới bắt đầu học cũng có thể là những môn sinh học để đi thi tú tài hay cử nhân… Thầy giáo bấy giờ là những ông đồ Nho, rất coi trọng trình độ, năng lực, tính cách của mỗi học trò và tìm cách thích hợp để chỉ dạy những đứa học trò đó. Với kiểu làm này vai trò chủ động tích cực của học trò được đề cao, tuy nhiên hiệu suất thấp vì không có hệ thống, tổ chức và quản lý. Thời đại cơ khí hình thành và phát triển đã làm biến đổi tất cả những điều nói trên, bởi vì lúc này xã hội đòi hỏi những người mới phải thích ứng với thế giới mới, thế giới của ống khói xăng dầu và tiếng ồn (do sự xuất hiện của nhiều nhà máy, xí nghiệp, công trình,…); thế giới của lao động với máy móc, điều kiện sống chật hẹp; thế giới mà thời gian do tiếng còi nhà máy và đồng hồ quyết định và được gọi là thế giới công nghiệp… Từ đó một cấu trúc giáo dục mới mô phỏng thế giới công nghiệp ra đời: số người học đông hơn, có thầy giáo, có trường lớp, có chuông hay trống báo hết giờ, học sinh trong cùng một lớp có cùng lứa tuổi và trình độ ngang nhau. Trong giờ học thầy giáo và học sinh mặt đối mặt với nhau…, đây chính là mô hình nhà trường cổ truyền. Nhưng cũng bắt đầu từ đây giáo viên (thầy giáo) khó có điều kiện chăm lo hay giảng dạy cặn kẽ cho từng học sinh. Do vậy mà hình thành nên kiểu dạy học thông báo - đồng lọat. Với kiểu dạy này giáo viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thành nhiệm vụ của mình là truyền đạt cho hết nội dung chương trình và sách giáo khoa theo đúng qui định, cố gắng làm cho mọi học sinh trong lớp hiểu và nhớ những gì thầy giáo giảng. Kết quả là kiểu học tập một cách thụ động của học sinh dần được hình thành, học sinh thiên về nhiệm vụ là ghi nhớ hơn là phải suy nghĩ. Tình trạng này ngày một phổ biến làm hạn chế chất lượng cũng như hiệu quả giảng dạy, đặc biệt là không đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với một loại sản phẩm đặc biệt sản phẩm giáo dục của nhà trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Để khắc phục tình trạng này người ta thấy cần phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, cần quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của mỗi học sinh hơn. Phương pháp dạy học tích cực hướng vào người học (học sinh) đã ra đời trong bối cảnh đó. 1.1.2. Bản chất của dạy học hƣớng vào học sinh Có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà giáo dục về kiểu dạy học này, nhưng điểm chung của các quan niệm cũng có thể được xem như là bản chất của dạy học này là dạy học hướng vào người học, nhấn mạnh hoạt động và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học, giáo viên không phải là người quyết định toàn bộ quá trình dạy học mà chủ yếu là đóng vai trò người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ học sinh, học sinh mới là người đóng vai trò chủ động, quyết định phần lớn đến công việc học tập của mình. Theo quan điểm này thì giáo viên phải quan tâm đặc điểm cá nhân của mỗi học sinh, cố gắng tạo cơ hội cho tất cả học sinh trong học tập và rèn luyện. Học sinh người đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy học: - Học phải tự lực, học để khám phá và làm giàu kiến thức. - Học phải tăng cường sự trao đổi giữa giáo viên và các học sinh khác. - Học phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình tìm tòi và khám phá tri thức. - Phải mạnh dạn trình bày những ý tưởng và kinh nghiệm mới mẻ. - Phải được tạo cơ hội và được rèn luyện kỹ năng liên hệ kiến thức được học với thực tế cuộc sống và khoa học kỹ thuật. 1.1.3. Đặc điểm của dạy học hƣớng vào học sinh 1.1.3.1. Về mục tiêu dạy học Dạy học hướng vào học sinh ngoài việc hướng tới mục đích phát triển cá nhân mỗi học sinh ở các mức độ khác nhau còn phải hướng học sinh chuẩn bị thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập vào cộng đồng đang phát triển như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 vũ bão về mọi mặt. Muốn thế học sinh phải luôn được đặt trước những tình huống thực tế, cụ thể của cuộc sống. Để làm được điều đó, người giáo viên phải định hướng, cố vấn cho học sinh tự mình khám phá tri thức cũng như cách để tìm ra tri thức đó. 1.1.3.2. Về nội dung dạy học Do dạy học không chỉ đơn giản là cung cấp tri thức mà còn phải hướng dẫn học sinh cách tìm ra tri thức, cách liên hệ những tri thức đó với thực tế cuộc sống và khoa học kỹ thuật. Vì thế nội dung và chương trình giảng dạy phải hướng vào việc cho từng cá nhân học sinh tham gia vào quá trình dạy học. Muốn thế, cần phải đặt học sinh trước những tình huống thực tế, cụ thể của cuộc sống, trú trọng khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức lý thuyết, năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề thực tiễn. Ngoài ra, cũng cần hết sức chú ý rằng nội dung dạy học còn phải tôn trọng nhu cầu, phù hợp khả năng, kích thích hứng thú, phục vụ lợi ích cho người học. 1.1.3.3. Về phương pháp dạy học Xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh: sự bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Do vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên không thể nhồi nhét vào đầu học sinh một khối lượng kiến thức ngày càng nhiều đó mà phải quan tâm đến việc dạy học sinh phương pháp học sao cho học sinh có thể lần lượt khám phá lại những kiến thức đó. Công việc này đòi hỏi phải có một quá trình rèn luyện. Vì thế, nó phải được bắt đầu ngay từ bậc tiểu học và càng lên cao càng phải được chú trong. Mặt khác, xuất phát từ quan điểm dạy học hướng vào học sinh, coi những học sinh khác nhau với đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, phương pháp dạy học phải được lựa chọn sao cho từng học sinh có thể phát triển tốt nhất (phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Dựa trên quan điểm đó, phương pháp dạy học chủ yếu là hướng dẫn tổ chức cho học sinh họat động độc lập hoặc theo nhóm (có thể là thảo luận, làm thí nghiệm hoặc quan sát thực tế,…). Thông qua đó học sinh vừa tự lực nắm được tri thức, kỹ năng mới đồng thời rèn luyện được phương pháp tự học, cũng như tập dượt phương pháp nghiên cứu sau này. Với phương pháp này thì bước cuối cùng luôn là việc giáo viên góp ý nhằm hòan thiện một tri thức hay kỹ năng và khẳng định những tri thức khoa học đó. Giáo án lên lớp chủ yếu tập trung vào hoạt động của học sinh, cách tổ chức các hoạt động cũng như diễn biến và những khả năng xảy ra các hoạt động của học sinh. Mặt khác giáo án phải linh hoạt và có thể điều chỉnh cho phù hơp với hoạt động dạy, với từng đối tượng học sinh khác nhau. Đồng thời qua đó tạo điều kiện để học sinh bộc lộ những khuyết điểm cũng như những năng lực riêng của mình. 1.1.3.4. Về phương tiện và hình thức tổ chức dạy học Hình thức tổ chức dạy học phải thật linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, thời tiết, đối tượng học sinh,… Phương tiện dạy học có thể là tranh ảnh (ảnh tĩnh, ảnh động,…), là dụng cụ thí nghiệm,… và lớp học cũng được xem là một trong những phương tiện phục vụ đắc lực cho hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh. Ngày nay, máy vi tính và các phần mềm dạy học là những phương tiện dạy học được xem là hiện đại với những đóng góp to lớn trong việc phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh trong học tập. Do vậy lớp học không nhất thiết phải là những dãy bàn học sinh được kê ngay ngắn và hướng về phía trước có bảng đen và bàn ghế giáo viên, mà lớp học có thể xếp theo hình tròn, hình chữ U, lớp học cũng có thể là phòng thí nghiệm, sân trường, là viện bảo tàng hay một góc của một nhà máy đang sản xuất, một công trình đang họat động… Đặc biệt lớp học còn phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn: đó là thực tiễn xã hội của hôm nay và cả ngày mai của học sinh ngay trong nhà trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất