Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế thiết bị làm đất phục vụ trồng rau sạch trong nhà lưới nhà kính quy m...

Tài liệu Thiết kế thiết bị làm đất phục vụ trồng rau sạch trong nhà lưới nhà kính quy mô trang trại

.PDF
73
208
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CƠ KHÍ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ THIẾT BỊ LÀM ĐẤT PHỤC VỤ TRỒNG RAU SẠCH TRONG NHÀ LƯỚI – NHÀ KÍNH QUY MÔ TRANG TRẠI Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG Sinh viên thực hiện : LÊ ĐÌNH KHẢI Mã số sinh viên : 56135145 Khánh Hòa, 7/ 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN CHẾ TẠO MÁY ---------------o0o--------------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ THIẾT BỊ LÀM ĐẤT PHỤC VỤ TRỒNG RAU SẠCH TRONG NHÀ LƯỚI – NHÀ KÍNH QUY MÔ TRANG TRẠI GVHD : PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG SVTH : LÊ ĐÌNH KHẢI MSSV : 56135145 Khánh Hòa, tháng 7/ 2018 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Lê Đình Khải MSSV: 56135145 Lớp: 56CTM Khoa : Cơ Khí Ngành: Công nghệ chế tạo máy Tên đề tài: Thiết kế thiết bị làm đất phục vụ trồng rau sạch trong nhà lưới – nhà kính quy mô trang trại. Số Trang: 62 Số chương: 5 Số tài liệu tham khảo: 10 Hiện vật: 02 quyển đồ án + 02 đĩa CD NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... Kết luận: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Nha Trang, ngày tháng năm 2018 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ( Ký và ghi rõ họ tên) SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG i ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Lê Đình Khải MSSV: 56135145 Ngành : Công nghệ chế tạo máy Lớp: 56CTM Khoa: Cơ Khí Tên đề tài: Thiết kế thiết bị làm đất phục vụ trồng rau sạch trong nhà lưới – nhà kính quy mô trang trại. Số chương: 5 Số Trang: 62 Số tài liệu tham khảo: 10 Hiện vật: 02 quyển đồ án + 02 đĩa CD NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Đánh giá chung: ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ĐIỂM Bằng số Bằng chữ ĐIỂM CHUNG Bằng số Bằng chữ SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI Nha Trang, ngày…...tháng..….năm 2018 CÁN BỘ PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên) Nha Trang, ngày…..tháng…...năm 2018 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký và ghi rõ họ tên) TRANG ii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tập tại trường, được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy Khoa Cơ Khí trường Đại Học Nha Trang, đã giúp em tiếp thu được rất nhiều kiến thức nhằm một bước chuẩn bị hành trang cho tương lai mai sau. Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo trong bộ môn Chế Tạo Máy - Khoa Cơ Khí Trường Đại Học Nha Trang đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy giáo PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài “Thiết kế thiết bị làm đất phục vụ trồng rau sạch trong nhà lưới – nhà kính quy mô trang trại” và cũng là người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng sâu sắc tới quý thầy và bạn bè đã khích lệ và có những góp ý để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn ! Nha Trang, ngày…… ,tháng…… năm 2018 Người thực hiện SV. Lê Đình Khải SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG iii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản đồ án này là do tôi tự nghiên cứu, tính toán, thiết kế dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Phạm Hùng Thắng. Để hoàn thành đồ án này, tôi chỉ sử dụng tài liệu tham khảo trong mục tài liệu tham khảo, ngoài ra không dùng bất cứ tài liệu nào khác mà không được liệt kê. Nếu sai sót, tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định. SINH VIÊN THỰC HIỆN ( Kí và ghi rõ họ tên) SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG iv ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………...iii LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………..iv MỤC LỤC……………………………………………………………………………..v DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………...viii DANH MỤC HÌNH…………………………………………………………………...ix LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT VÀ THIẾT BỊ TRỒNG RAU TRONG NHÀ LƯỚI, NHÀ KÍNH…………………………………………………..2 I.1, Kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới, nhà kính hiện nay……….………………..2 I.1.1, Loại nhà màng nhà kính kín………………………………………………2 I.1.2, Loại nhà màng nhà kính hở……………………………………………….4 I.2, Quy trình kỹ thuật làm đất trong nhà lưới, nhà kính…………………………..6 I.3, Kỹ thuật làm đất để trồng rau trong nhà lưới, nhà kính……………………….7 I.4, Kích thước luống, độ sâu làm tơi đất………………………………………….9 I.5, Những loại đất thường được sử dụng hiện nay dùng trong nhà kính………...10 I.6, Tổng quan về thiết bị làm đất hiện nay dùng trong nhà kính………………...13 I.7, Những vấn đề kỹ thuật đặt ra trong công nghệ làm đất……………………....14 CHƯƠNG II: THIẾT KẾ KỸ THUẬT THIẾT BỊ MÁY XỚI ĐẤT…………….15 II.1. Xác định yêu cầu kỹ thuật của thiết bị……………………………………….15 II.1.1. Yêu cầu kỹ thuật của thiết bị…………………………………………….15 II.1.2 Các kiểu loại máy làm đất hiện có trên thị trường……………………….15 II.2. Xây dựng sơ đồ động………………………………………………………...17 II.2.1. Nguyên lý làm việc………………………………………………………18 II.2.2. Kiểu loại các bộ phận sẽ được lựa chọn để thiết kế……………………...18 II.3. Tính toán thiết kế kỹ thuật thiết bị…………………………………………...19 SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG v ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG II.3.1. Tính toán chọn động cơ………………………………………………………..19 II.3.1.1. Xác định số vòng quay sơ bộ của bánh phay đất…………………...19 II.3.1.2. Xác định công suất cần thiết trên động cơ…………………………20 II.3.2. Tính toán thiết kế hộp giảm tốc bánh vít, trục vít………………………..21 II.3.3. Thiết kế kỹ thuật các chi tiết cấu tạo nên máy…………………………...27 II.4. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật……………………………………………………….37 II.4.1. Bản vẽ tổng thể…………………………………………………………..37 II.4.2. Bản vẽ lắp………………………………………………………………..37 II.4.3. Bản vẽ chế tạo…………………………………………………………....37 CHƯƠNG III: CHẾ TẠO MÔ HÌNH VÀ LẮP RÁP…………………………….38 III.1. Nguyên lý hoạt động…………………………………………………….38 III.2. Chế tạo bộ phận điển hình………………………………………………38 III.2.1. Moay ơ cánh phay………………………………………………..38 III.2.2. Quy trình gia công moay ơ cánh phay…………………………...40 1. Chọn dạng phôi…………………………………………………...40 2. Đánh số bề mặt phôi……………………………………………...40 3. Lập tiến trình công nghệ………………………………………….41 4. Thiết kế các nguyên công công nghệ……………………………..41 5. Xác định các thông số lượng dư sau mỗi bước gia công………...53 III.3. Quy trình lắp ráp………………………………………………………...56 III.3.1. Yêu cầu kỹ thuật quá trình lắp ráp……………………………….56 III.3.2. Trình tự lắp ráp…………………………………………………..56 CHƯƠNG IV: THỬ NGHIỆM VÀ HOÀN CHỈNH THIẾT BỊ…………………58 IV.1. Mô hình 3D máy làm đất phục vụ trồng rau nhà lưới, nhà kính………..58 IV.2. Thực nghiệm, hoàn chỉnh thiết bị……………………………………….58 IV.3. Xây dựng quy trình sử dụng máy……………………………………….58 SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG vi ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………………………………………..60 V.1. Kết luận………………………………………………………………….60 V.2. Đề xuất………..........................................................................................61 Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………………62 SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG vii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Các thông số cơ bản của bộ truyền hộp giảm tốc bánh vít, trục vít…………25 Bảng 2. Bảng thứ tự nguyên công gia công chi tiết moay ơ cánh phay……………...41 SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG viii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà kính kín……………………….......4 Hình 1.2. Mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà kính hở……………………………5 Hình 1.3. Kích thước bố trí luống rau…………………………………………..........9 Hình 1.4. Than bùn rêu……………………………………………………………...11 Hình 1.5. Đá trân châu………………………………………………………………12 Hình 2.1. Máy dùng động cơ xăng, lưỡi xới trước và bánh điều khiển phía sau……16 Hình 2.2. Máy dùng động cơ xăng, lưỡi xới sau và bánh điều khiển phía trước……16 Hình 2.3. Sơ đồ động của máy làm đất………………………………………………17 Hình 2.4. Mô hình 3D hộp giảm tốc…………………………………………………27 Hình 2.5. Bánh xe……………………………………………………………………27 Hình 2.6. Kích cỡ lưỡi phay…………………………………………………………29 Hình 2.7. Kích cỡ moay ơ cánh phay………………………………………………..30 Hình 2.8. Kích cỡ khung giàn………………………………………………………..33 Hình 2.9. Kích cỡ lưỡi bừa…………………………………………………………..34 Hình 3.0. Bản vẽ chế tạo chi tiết moay ơ cánh phay………………………………...40 Hình 3.1. Sơ đồ định vị bước 1 nguyên công 1……………………………………...41 Hình 3.2. Sơ đồ định vị bước 2 nguyên công 1……………………………………...43 Hình 3.3. Sơ đồ định vị bước 1 nguyên công 2……………………………………...44 Hình 3.4. Sơ đồ định vị bước 2 nguyên công 2……………………………………...46 Hình 3.5. Sơ đồ định vị bước 1 nguyên công 3……………………………………...47 Hình 3.6. Sơ đồ định vị bước 2 nguyên công 3……………………………………...48 Hình 3.7. Sơ đồ định vị bước 1 nguyên công 4……………………………………...50 Hình 3.8. Sơ đồ định vị bước 1,2 nguyên công 5……………………………………52 Hình 3.9. Sơ đồ định vị nguyên công 6……………………………………………...53 Hình 4.1. Mô hình hóa 3D máy làm đất……………………………………………..58 SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG ix ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm vừa qua với công cuộc đổi mới đất nước, nước ta đã đạt những thành tựu vô cùng to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học công nghệ và đặt biệt là kinh tế. Ngành đóng góp một phần to lớn trong sự phát triển kinh tế đó là nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn chưa thể có được những công nghệ tiên tiến như những nước khác để có thể thay thế tự động hóa thay cho thủ công, vừa tăng năng suất hiệu quả công việc cũng như tiết kiệm sức lực và chi phí nhân công. Một trong những thiết bị phục vụ nông nghiệp quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động đó chính là công nghệ làm đất trước khi thâm canh. Chính vì thế em đã được khoa và bộ môn giao cho đề tài Thiết kế kỹ thuật thiết bị làm đất phục vụ trồng rau sạch trong nhà lưới – nhà kính quy mô trang trại là một trong những thiết bị cần thiết với nhu cầu làm nông nghiệp hiện nay của người dân, hạn chế và xóa bỏ dần các công cụ lao động thủ công thô sơ trước đây để đi đến một nền công nghiệp hiện đại hóa và tự động hóa hoàn toàn. Mặc dù đã rất cố gắng, song do đề tài mang tính thực tiễn nhiều và kiến thức cũng như kinh nghiệm có hạn nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót ngoài ý muốn. Em rất mong các thầy cô cùng bạn bè chỉ bảo thêm để đề tài được hoàn thiện hơn. SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT VÀ THIẾT BỊ LÀM ĐẤT PHỤC VỤ TRỒNG RAU TRONG NHÀ LƯỚI, NHÀ KÍNH QUY MÔ TRANG TRẠI. I.1. Kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới nhà kính hiện nay: [7] Trong thời đại kinh tế phát triển hiện nay, sự hiện đại của khoa học kỹ thuật cùng với nhu cầu đời sống về mọi mặt đang phát triển thì một trong những vấn đề được con người quan tâm là vấn đề sức khỏe con người. Trong đó bao gồm thực phẩm sạch và đồ uống, mà một trong những nguồn thực phẩm đấy chính là rau củ quả. Chính vì lẽ đó mà biện pháp trồng rau sạch, rau an toàn trong nhà lưới, nhà kính rất được quan tâm và được nhiều nhà nông áp dụng. Hiện nay, các mô hình nông nghiệp nói chung và nông nghiệp trồng rau sạch nói riêng đã được áp dụng nền nông nghiệp 4.0. Từ đó giúp cho con người có thể tiếp cận gần hơn với trang trại của mình mà khoảng cách về địa lý không còn là rào cản. Các mô hình sản xuất trồng trọt hay chăn nuôi cũng được hữu cơ hóa để góp phần tạo nên những sản phẩm sạch đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, mô hình trồng rau nhà lưới nhà kính cũng được quan tâm nghiên cứu phát triển để góp phần vào phát triển nền nông nghiệp thực phẩm sach ở Việt Nam. Các mô hình trồng rau nhà kính ở ngoại thành TP.HCM được bắt đầu thực hiện từ năm 2001, cho đến nay hàng trăm mô hình trồng rau nhà kính đã được triển trai khắp cả nước góp phần giúp cho một số hộ trồng rau làm ăn có hiệu quả tăng được vòng quay của thời vụ trồng rau. Các kiểu nhà lưới, nhà kính trồng rau hiện nay: I.1.1, Loại nhà màng nhà kính kín: - Là loại nhà màng nhà kính được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG chắn ngăn ngừa côn trùng thâm nhập (chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được). Về thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao chỉ từ 2,0 - 3,9 m. Quy mô diện tích: từ 500 - 1.000 m2 theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác. Vật liệu lưới che: loại lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây sản xuất bằng vật liệu trong nước bằng kỹ thuật dệt lưới đơn giản. lưới hoàn toàn không được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng tốt từ 6 - 8 tháng là rách, hư hỏng. - Loại nhà màng nhà kính này có ưu điểm là do nhà màng nhà kính kín ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau an toàn hơn. Tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng mẫu mã rau vẫn đảm bảo. Do diện tích ít, người trồng rau tập trung đầu tư thâm canh nên năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí năng suất rau mùa mưa còn cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng. - Tuy nhiên về mùa nắng do không được thông gió, nhiệt độ trong nhà màng nhà kính cao hơn ở ngoài 1- 2oC làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau. Do việc thâm canh tăng vụ liên tục trên một diện tích nhỏ hẹp nên phát sinh một số loại bệnh trên rau nhiều: héo rũ, thối cổ rễ… Hoặc một số loại côn trùng sống trong đất: bọ nhảy … có thể phát sinh mật độ cao. Lưới che chất lượng không đảm bảo, mau hư rách dẫn đến côn trùng dễ dàng thâm nhập vào nhà màng nhà kính nếu không bảo dưỡng thường xuyên. SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG Hình 1.1 Mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà kính kín. I.1.2, Loại nhà màng nhà kính hở: - Là loại “ nhà màng nhà kính ” chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh. Mục đích sử dụng nhà màng nhà kính: chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió giúp cho cây rau trồng được cả vào mùa mưa. Nhà màng nhà kính không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng. Thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Về khung nhà màng nhà kính: được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Một số nhà màng nhà kính do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới. Quy mô diện tích từ 500 m2 - 1,0 ha theo từng hộ hoặc nhóm hộ liên kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2,0 2,5 m. - Loại nhà màng nhà kính này có ưu điểm là do chỉ làm mái che phần trên nên thông thoáng, có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa, vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá. Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi phí giá thành nhà màng nhà kính thấp hơn nhiều so với nhà SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG màng nhà kính kín, giảm hơn 50% chi phí. Quy mô diện tích có thể mở rộng, nhiều hộ liên kết lại với nhau, thuận tiện cho việc canh tác và phân công lao động. Hình 1.2. Mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà kính hở.  Tuy nhiên qua một số mô hình đã được triển khai vẫn còn tồn đọng một số vấn đề trong chăm sóc như sau: + Thiết kế nhà màng nhà kính chưa được nghiên cứu kỹ nên chưa phù hợp với điều kiện thực tế về thời tiết khí hậu của Thành phố. Như vấn đề kiểu nhà màng nhà kính, độ cao khung nhà màng nhà kính, màu sắc và đặc tính kỹ thuật của lưới che…. + Quy trình kỹ thuật canh tác rau trong nhà màng nhà kính chưa được nghiên cứu, chủ yếu là áp dụng từ quy trình canh tác rau ngoài đồng. Vì vậy, vấn đề sâu bệnh phát sinh trong nhà màng nhà kính do quá trình canh tác liên tục chưa được giải quyết hiệu quả. + Quy mô diện tích nhà màng nhà kính chưa được xác định bao nhiêu là tối ưu cho phù hợp với hộ trồng rau, số lượng lao động, khả năng cơ giới hoá, hiệu quả kinh tế của việc canh tác rau trong nhà màng nhà kính. Chưa giải quyết được bài toán về ảnh SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG hưởng của gió, nhiệt độ cao đối với nhà màng nhà kính và rau trồng trong nhà màng nhà kính. + Chưa có một đơn vị, doanh nghiệp nào đứng ra cung ứng các mẫu mã, khung nhà màng nhà kính cũng như vật liệu lưới che. Chính vì vậy cũng hạn chế khả năng mở rộng diện tích nhà màng nhà kính. Tuy nhiên một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để việc trồng rau trong nhà màng nhà kính được hoàn thiện và hiệu quả hơn. Đó là thiết kế lại mẫu mã nhà màng nhà kính cho phù hợp. Tiến hành nghiên cứu hệ sinh thái và sâu bệnh trong nhà màng nhà kính kín. Nghiên cứu sử dụng loại lưới nào cho phù hợp, đặc biệt là các đặc tính kỹ thuật, trong đó có màu sắc lưới đối với từng nhóm rau trong nhà màng nhà kính. Nghiên cứu sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh có phối trộn một số chế phẩm có khả năng hạn chế bệnh trên rau: thối nhũn, thối cổ rễ…. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác cả nhóm rau ăn quả, ăn củ trong nhà màng nhà kính kín, nhà màng nhà kính hở. I.2. Quy trình kỹ thuật làm đất trong nhà lưới, nhà kính: [8] Bước 1: Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà lưới. Vật tư gồm: Trụ bê tông (thép), dây chì, lưới bao quanh và ống nước phun sương tự động. Lưới cần phải có kết cấu cột giữ kiên cố tránh gió thổi ngã, cần bảo trì bảo dưỡng hệ thống định kỳ để đảm bảo hiệu quả yêu cầu kỹ thuật của mô hình. Bước 2: Chuẩn bị đất trồng. Đối với đất trồng trong quá trình trồng rau, đòi hỏi nhà nông phải kỹ lưỡng, đặt biệt là khâu làm đất. Do đó nhà nông phải làm đất và diệt côn trùng và bọc lưới thật kỹ. Nếu sử dụng đất nền là đất lấy ngoài ruộng hay công trình thì bạn cần sử lý qua mầm bệnh: cần phơi khô đập nhỏ và xử lý qua vôi bột trước đi đêm trộn để loại trừ mầm bệnh cho cây và cỏ dại. Bước 3: Gieo trồng rau. SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG Sau khi gieo hạt cần phải có kế hoạch chăm sóc, tưới nước hợp lý để đảm bảo năng suất cho vườn rau tốt hơn. I.3. Kỹ thuật làm đất để trồng rau trong nhà lưới, nhà kính: Hiện nay công tác là đất để chuẩn bị gieo hạt thường tập trung vào các quy trình sau: Bước 1: Làm tơi đất, bón vôi. Mục đích của công việc này giúp đất tơi mềm, tạo oxy cho đất. Việc bón vôi giúp cho đất hạn chế sự phát triển của nấm bệnh, cung cấp canxi, ngăn chặn sự suy thoái cho đất. Đất cần phải được làm kĩ, tơi xốp, nhỏ, ít vón cục. Sau khi xới xong ban phẳng với độ cao khoảng 15 – 20 cm, tùy thuộc vào độ sâu rễ của mỗi loại rau trồng. Bộ rễ các loại rau nói chung là ăn nông ở tầng đất mặt trong phạm vi 25 – 30 cm, do vậy tính chịu hạn, chịu úng rất kém và lại dễ bị nhiễm sâu bệnh, cho nên đất trồng rau nhất thiết phải được làm cẩn thận, tốt nhất là phơi ãi 5 – 7 ngày và rắc vôi bột để tiệt trùng, trừ các nguồn bệnh trong đất và phải được lên luống (liên tiếp) trước khi trồng. Bước 2: Làm xốp đất. Có thể trộn với một số loại giá thể như rơm mục, mùn sơ dừa, thân, vỏ cây lạc nhằm tạo độ thông thoáng và giữ độ ẩm. Tùy theo nhu cầu và tính chất của mỗi loại rau mà có tỉ lệ trộn phù hợp, không nên trộn phụ gia nhiều quá làm cho tỉ lệ đất ít lại, lượng dinh dưỡng sẽ mất đi. Bước 3: Tạo dinh dưỡng cho đất. - Đất dễ bị chai cứng, dễ bị bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng nên cần bổ sung các sản phẩm sinh học, chế phẩm sinh học như bổ sung phân trùn quế Nutri. Khi phơi đất có thể dùng trộn 1kg phân trùn quế với khoảng 1,5m2 đến 2m2. Phân này không những duy trì độ tơi xốp của đất rất tốt mà còn tạo giữ độ ẩm, bổ sung chất dinh dưỡng dễ hòa tan giúp rau dễ hấp thụ. Vì nó cung cấp một lượng đạm cho đất còn phân giải lân và kali khó tiêu cho đất. SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG 7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG - Dù là rau xanh hay rau ăn củ, quả bất kì loại rau nào cũng cần yêu cầu đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ bản là đạm, lân và kali cùng một số nguyên tố vi lượng thiết yếu để tạo nên giá trị dinh dưỡng đặt biệt của cây rau. Cách bón phân để cho thu hoạch đạt hiệu quả cao: * Đạm: Được dùng cho các loại rau ăn lá ( như cải bắp, rau cải, rau giền, mồng tơi, đay…) với lượng bón cao hơn ở những loại rau khác. * Lân: Rất cần thiết cho các loại rau ăn củ, quả như các loại khoai tây, các loại đậu ăn hạt, cà chua, hành tỏi, v…v vì nó có tác dụng làm cho quả, hạt chắc, sáng mã, làm cho cây có bộ rễ phát triển đầy đủ, làm cho cây cứng cáp, mô cây dày dặn mạng tính chống đổ, chống lốp, tính chống chịu với sâu bệnh hại và những thay đổi bất lợi của ngoại cảnh, phân lân còn làm tăng tính chịu đựng của sản phẩm khi vận chuyển và chế biến. * Kali: Là loại phân có tác dụng đẩy mạnh các quá trình tích lũy vật chất – sản phẩm của sự quang hợp vào các bộ phận dự trữ của cây rau (củ, quả, hạt, hoa, v..v ) vì thế nó rất cần đối với các loại rau ăn củ, quả và rau ăn rễ. Tùy vào thời điểm thu hoạch mà có thời gian cách li an toàn, thường bón phân vô cơ trước khi cắt rau là 10 – 14 ngày. - Cách tưới nước cho rau: Tưới nước phải tùy vào thời tiết, nếu trời nắng quá gắt nên tưới nhiều lần trong ngày, có thể từ 2-3 lần không để rau bị khô héo hay thiếu nước sẽ làm rau chậm lớn. Thông thường bón theo 2 cách là bón lót và bón thúc: + Bón lót: Thường dùng với các loại phân chuồng kết hợp với các loại phân vô cơ chậm tan như lân, kali, vôi… và một phần nhỏ phân đạm (khoảng 1/5 – 1/3 số lượng phân đạm cần bón). + Bón thúc: Là cách bón bổ sung vào những lúc xung yếu mà cây rau cần huy động nhiều chất dinh dưỡng để tạo sản phẩm hoặc chuyển giai đoạn phát triển. Thường SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG 8 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS PHẠM HÙNG THẮNG dùng các loại phân dễ hòa tan, dễ tiêu như phân chuồng nước, phân bắc nước giải pha loãng để tưới, hoặc bón thêm phân đạm, phân kali vào đất rồi tưới nước, vv. I.4. Kích thước luống, độ sâu làm tơi đất: - Đối với kích thước luống nên làm khoảng cách từ 100 – 120 cm là phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác, làm cỏ. Nếu nhỏ quá sẽ làm chiếm không gian đất cho đường đi, nếu lớn quá khi làm cỏ sẽ khó khăn vì ta không thể bước chân vào luống rau để làm. - Độ sâu làm đất trồng rau phụ thuộc vào rễ của từng loại rau, do đó, độ sâu xới phù hợp là trong khoảng 15 - 20 cm là được. Hình 1.3. Kích thước bố trí luống rau. SVTH: LÊ ĐÌNH KHẢI TRANG 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất