Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn hóa học lớp 11 trung học phổ t...

Tài liệu Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn hóa học lớp 11 trung học phổ thông

.PDF
306
181
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ∗∗ Bùi Thị Nga THIẾT KẾ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ∗∗ Bùi Thị Nga THIẾT KẾ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH VĂN BIỀU Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp, các em học sinh và những người thân trong gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trịnh Văn Biều cùng các thầy cô khoa Hóa Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh các trường trung học phổ thông đã giúp tôi trong quá trình thực hiện điều tra và thực nghiệm sư phạm. Xin gửi lời cảm ơn Phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng tiến độ. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Bùi Thị Nga MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................... 4 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ........................................................................4 1.2. Một số vấn đề về HSKG .....................................................................................6 1.2.1. Khái niệm về HS khá giỏi ..........................................................................6 1.2.2. Hình thành và phát triển tư duy cho HSKG [8] .........................................7 1.2.3. Những phẩm chất và năng lực của HSKG .................................................7 1.3. Tài liệu bồi dưỡng HSKG ...................................................................................9 1.3.1. Khái niệm tài liệu, tài liệu bồi dưỡng HSKG .............................................9 1.3.2. Cấu trúc của tài liệu bồi dưỡng HSKG.....................................................10 1.4. Thực trạng sử dụng tài liệu dùng cho HSKG ở THPT ....................................15 1.4.1. Thực trạng sử dụng tài liệu dùng cho HSKG ..........................................15 1.4.2. Thực trạng về việc giải BTHH của HS THPT .........................................20 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................23 Chương 2. THIẾT KẾ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSKG MÔN HÓA HỌC LỚP 11 THPT .......................................................................................................... 24 2.1. Tổng quan về chương trình Hóa học lớp 11 THPT ..........................................24 2.1.1. Mục tiêu dạy học chương trình Hóa học lớp 11 [10] ...............................24 2.1.2. Cấu trúc chương trình hóa 11 ...................................................................29 2.1.3. Phương pháp dạy học chương trình hóa 11 .............................................32 2.2. Những định hướng khi thiết kế tài liệu .............................................................39 2.2.1. Định hướng về cấu trúc nội dung của tài liệu bồi dưỡng HSKG .............39 2.2.2. Tài liệu cần hướng đến việc thực hiện tốt nhất mục tiêu dạy học của chương trình Hóa học 11 THPT ..............................................................40 2.2.3. Tài liệu cần đảm bảo tính chính xác khoa học, cơ bản và hiện đại ..........41 2.2.4. Các kiến thức trong phần lý thuyết , bài tập, đề kiểm tra cần chú ý đến nội dung trọng tâm .........................................................................................42 2.2.5. Tài liệu cần đảm bảo tính hệ thống và hoàn chỉnh ...................................42 2.2.6. Tài liệu phải dễ sử dụng ...........................................................................42 2.2.7. Hệ thống BT phải có tính yêu cầu cao và phù hợp với trình độ HSKG ...43 2.2.8. Tài liệu cần gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, năng động sáng tạo của HS ................................................................................................43 2.3. Quy trình thiết kế tài liệu dùng bồi dưỡng HSKG ............................................43 2.3.1. Xác định mục đích của tài liệu .................................................................44 2.3.2. Xác định nội dung tài liệu ........................................................................44 2.3.3. Thu thập thông tin để soạn tài liệu ...........................................................45 2.3.4. Tiến hành soạn thảo tài liệu ......................................................................46 2.3.5. Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp............................................46 2.3.6. Thực nghiệm, chỉnh sửa và hoàn thiện .....................................................46 2.4. Giới thiệu khái quát về tài liệu bồi dưỡng HSKG môn Hóa học lớp 11 THPT46 2.5. Tóm tắt lý thuyết dùng cho HSKG lớp 11 môn Hóa học ................................49 2.5.1. Hệ thống lý thuyết tóm tắt chương “Sự điện li” ......................................50 2.5.2. Hệ thống lý thuyết tóm tắt chương “Nitơ – Photpho” ............................56 2.5.3. Hệ thống lý thuyết tóm tắt chương “Cacbon – Silic” ............................60 2.5.4. Hệ thống lý thuyết tóm tắt chương “Đại cương hóa hữu cơ”..................62 2.5.5. Hệ thống lý thuyết tóm tắt phần “Hiđrocacbon” ....................................65 2.5.6. Hệ thống lý thuyết tóm tắt chương “Ancol – Phenol” ............................75 2.5.7. Hệ thống lý thuyết chương “Anđehit – Axit cacboxylic” .......................78 2.6. Các phương pháp giải nhanh BTHHlớp 11 ......................................................81 2.6.1. Phương pháp đường chéo .........................................................................81 2.6.2. Phương pháp dựa vào định luật bảo toàn điện tích ..................................84 2.6.3. Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng ....................................................87 2.6.4. Phương pháp sử dụng phương trình ion – electron ..................................89 2.6.5. Phương pháp quy đổi ................................................................................91 2.6.6. Phương pháp bảo toàn mol nguyên tử ......................................................93 2.6.7. Phương pháp tăng – giảm khối lượng ......................................................95 2.6.8. Phương pháp sử dụng giá trị trung bình ...................................................98 2.7. Hệ thống BTHHlớp 11 dùng bồi dưỡng HSKG .............................................103 2.7.1. Hệ thống BT chương “Sự điện li” ..........................................................103 2.7.2. Hệ thống BT chương “Nitơ và Photpho” ...............................................122 2.7.3 Hệ thống BT chương “Cacbon và silic” .................................................136 2.7.4. Hệ thống BT chương “Đại cương hóa hữu cơ” .....................................149 2.7.5. Hệ thống BT phần “Hiđrocacbon” .........................................................166 2.7.6. Hệ thống BT chương “Ancol – Phenol” .................................................185 2.7.7. Hệ thống BT chương: “Anđehit – Axit cacbixylic” ..............................203 2.8. Một số đề tự kiểm tra đánh giá .......................................................................219 2.8.1. Đề tự luận ...............................................................................................219 2.8.2. Đề trắc nghiệm .......................................................................................224 2.9. Sử dụng tài liệu bồi dưỡng HSKG môn hóa học lớp 11 .................................243 2.9.1. Những chú ý đối với giáo viên ...............................................................243 2.9.2. Những chú ý đối với học sinh ................................................................243 2.9.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu ............................244 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................246 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 248 3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................248 3.2. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................248 3.3. Tiến hành thực nghiệm ...................................................................................248 3.4. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................251 3.4.1. Kết quả thu được qua các bài kiểm tra ...................................................251 3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ...............................................................263 3.5. Những bài học kinh nghiệm khi sử dụng tài liệu bồi dưỡng HSKG................263 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................264 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................266 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 270 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BT : bài tập BTHH : BT hóa học bkt : bài kiểm tra CTPT : công thức phân tử CTCT : công thức cấu tạo dd : dd ĐC : đối chứng GV : giáo viên HS : học sinh HSG : HS giỏi HSKG : HS khá, giỏi KG : khá, giỏi PP : phương pháp PTPƯ : phương trình phản ứng SBT : sách bài tập SGK : sách giáo khoa SGV : sách giáo viên STT : số thứ tự TB : trung bình TN : thực nghiệm THPT : THPT VD : ví dụ YK : yếu kém T/d : tác dụng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Ý kiến GV về các dạng BT cần bổ sung cho HSKG.............................16 Bảng 1.2. Ý kiến GV về các hướng sử dụng BT cho HSKG.................................17 Bảng 1.3. Ý kiến GV về các yêu cầu cần đảm bảo khi biên soạn tài liệu .............18 Bảng 1.4. Ý kiến GV về các nội dung cần có trong tài liệu ..................................19 Bảng 1.5 . Các trường THPT khảo sát HS ..............................................................20 Bảng 1.6. Ý kiến của HS về lợi ích của bài tập .....................................................20 Bảng 1.7. Cảm nhận của HS về giờ bài tập ...........................................................20 Bảng 1.8. Ý kiến của HS về những điểm không thích BTHH ...............................20 Bảng 1.9. Ý kiến của HS về thời gian chuẩn bị khi đến tiết bài tập ......................21 Bảng 1.10. Ý kiến của HS về việc chuẩn bị khi đến tiết bài tập..............................21 Bảng 1.11. Ý kiến của HS về việc làm khi gặp BT khó ..........................................21 Bảng 1.12. Ý kiến của HS về nguồn bài tập ............................................................21 Bảng 1.13. Ý kiến của HS về những vướng mắc khi giải BTHH............................22 Bảng 1.14. Ý kiến của HS về các yếu tố để giải tốt BTHH .....................................22 Bảng 2.1. Cấu trúc chương trình hóa 11 cơ bản học kì I .......................................29 Bảng 2.2. Cấu trúc chương trình hóa 11 cơ bản học kì II ......................................30 Bảng 3.1. Danh sách các lớp và GV dạy thực nghiệm và đối chứng ..................248 Bảng 3.2. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1...............................................................251 Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (bkt1) ..............................252 Bảng 3.4. Kết quả học tập của HS bkt1 ...............................................................253 Bảng 3.5. Các tham số thống kê đặc trưng bkt1 ..................................................253 Bảng 3.6. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2...............................................................254 Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bkt2.................................254 Bảng 3.8. Kết quả học tập của HS bkt2 ...............................................................255 Bảng 3.9. Các tham số thống kê đặc trưng bkt2 ..................................................256 Bảng 3.10. Bảng điểm bài kiểm tra lần 3...............................................................256 Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bkt3.................................257 Bảng 3.12. Kết quả học tập của HS bkt3 ...............................................................258 Bảng 3.13. Các tham số thống kê đặc trưng bkt3 ..................................................258 Bảng 3.14. Bảng điểm bài kiểm tra lần 4...............................................................259 Bảng 3.15. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bkt4.................................259 Bảng 3.16. Kết quả học tập của HS bkt4 ...............................................................260 Bảng 3.17. Các tham số thống kê đặc trưng bkt4 ..................................................261 Bảng 3.18. Bảng điểm của 4 bài KT ......................................................................261 Bảng 3.19. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích của 4 bài KT ...................261 Bảng 3.20. Kết quả học tập của HS qua 4 bài KT .................................................262 Bảng 3.21. Các tham số thống kê đặc trưng của 4 bài KT ....................................263 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bkt1 .................................................................. 252 Hình 3.2 Biểu đồ kết quả bkt1 ............................................................................ 253 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bkt2 .................................................................. 255 Hình 3.4. Biểu đồ kết quả bkt2 ............................................................................ 255 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bkt3 .................................................................. 257 Hình 3.6. Biểu đồ kết quả bkt3 ............................................................................ 258 Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bkt4 .................................................................. 260 Hình 3.8. Biểu đồ kết quả bkt4 ............................................................................ 260 Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích của 4 bài KT ..................................................... 262 Hình 3.10. Biểu đồ kết quả của HS qua 4 bài KT ................................................. 262 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thời đại mà chúng ta đang sống đã chứng kiến sự bùng nổ về khoa học và công nghệ với rất nhiều những thành tựu quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực. Trong đó công nghệ hóa học giữ một vai trò quan trọng trong việc khám phá thế giới tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống con người, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của toàn xã hội. Để bắt kịp sự tiến bộ của nhân loại, tiếp thu những thành tựu khoa học mà thế giới đã đạt được, ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đã không ngừng đổi mới phương pháp, cập nhật kiến thức để nâng cao chất lượng dạy học; nhằm đạt mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, thực hiện thành công công cuộc “ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, hội nhập với quốc tế, đưa đất nước sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên quá trình hiện thực hóa các mục tiêu trên còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường phổ thông. Chủ yếu là do khối lượng kiến thức quá lớn mà thời lượng dành cho chương trình lại có giới hạn. Thời gian để GV bồi dưỡng thêm cho HS những kiến thức lý thuyết hóa học đã hạn chế, việc dành thời gian để giúp HS thực hành, cung cấp phương pháp giải các BTHH càng khó khăn hơn. Đặc biệt là tài liệu dành cho HS khá – giỏi, giúp HS tự học hay học tập dưới sự hướng dẫn của GV để các em phát huy được năng lực của mình, đạt kết quả cao trong các kì thi tuyển sinh và thi HS giỏi. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài. “Thiết kế tài liệu bồi dưỡng HS khá, giỏi môn Hóa học lớp 11 THPT ” là một đề tài mang tính cấp bách, phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy của tôi, góp phần vào mục tiêu chung của ngành giáo dục. 2. Mục đích của đề tài Thiết kế tài liệu dùng bồi dưỡng HSKG lớp 11 THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. 2 3. Nhiệm vụ của đề tài -Nghiên cứu tổng quan về vấn đề nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết hóa học có liên quan đến chương trình Hóa của lớp 11. - Hệ thống hóa lý thuyết Hóa 11. - Hệ thống hóa các phương pháp giải BTHHlớp 11. - Tuyển chọn, xây dựng hệ thống BT tự luận và trắc nghiệm bồi dưỡng theo chuyên đề. - Xây dựng các đề kiểm tra để HS tự đánh giá kết quả học tập. - Đề xuất các phương pháp sử dụng hệ thống lý thuyết và BT trong việc tổ chức theo mô hình dạy học tương tác, học tập theo nhóm và tự học. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của tài liệu đã thiết kế. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được một tài liệu để bồi dưỡng HSKG có chất lượng của chương trình Hóa học 11 kết hợp với việc sử dụng một cách khoa học của GV sẽ giúp HS nâng cao kiến thức, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu, chủ động và sáng tạo. Ngoài ra, nó còn góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy học. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng và sử dụng tài liệu bồi dưỡng HSKG môn Hóa học lớp 11 THPT. 6. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: phần vô cơ và hữu cơ trong chương trình Hóa học lớp 11 - Địa bàn nghiên cứu: các trường THPT tỉnh Vũng Tàu, Tây Ninh. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/ 2011 đến tháng 5/2012. 7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 8.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. 3 - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa 8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra: trắc nghiệm, phỏng vấn, sử dụng phiếu điều tra. - Phương pháp chuyên gia: trao đổi, tổng kết các kinh nghiệm của GV giảng dạy đã có nhiều năm kinh nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm nhằm chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết và tính khả thi của luận văn khi áp dụng vào quá trình bồi dưỡng. 8.3. Phương pháp toán học - Lập bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích. - Tính các tham số thống kê đặc trưng. - Kiểm định giả thiết thống kê bằng phép thử Student. 8.4. Phương tiện nghiên cứu - Bộ câu hỏi điều tra - Phần mềm xử lý số liệu. 8. Những đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa lý thuyết, các phương pháp giải nhanh và tuyển chọn hệ thống BT Hóa 11 dùng bồi dưỡng HSKG lớp 11. - Những biện pháp sử dụng tài liệu bồi dưỡng HSKG có hiệu quả cao. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Trong hoạt động giáo dục và đào tạo của các trường THPT hiện nay, việc phát hiện và bồi dưỡng HSKG là một mục tiêu không thể thiếu để phục vụ cho các kì thi HS giỏi cũng như kì thi tuyển sinh vào các trường cao đẳng và đại học. Xác định nhiệm vụ quan trọng này, đã và đang có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề phát hiện và bồi dưỡng HSKG ở tất cả các bộ môn trong nhà trường. Đối với môn Hóa học, đã có một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ nghiên cứu như: - “ Xây dựng hệ thống BTHHnhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT” – Luận án Tiến sĩ của Vũ Anh Tuấn (2004) – ĐHSP Hà Nội. - “ Xây dựng hệ thống câu hỏi và BT phần cơ sở lý thuyết các phản hóa học dùng cho HS lớp chuyên ở bậc THPT” – Luận văn Thạc sĩ của Lại Thị Thu Thủy (2004) – ĐHSP Hà Nội. - “ Xây dựng hệ thống câu hỏi và BT phần dd, sự điện li và phản ứng oxi hóa khử dùng cho HS khá, giỏi, lớp chọn, lớp chuyên hóa học ở bậc THPT” – Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Công Chứ (2006) – ĐHSP Hà Nội. - “Phân loại, xây dựng tiêu chí cấu trúc các BT về hợp chất ít tan phục vụ cho việc bồi dưỡng HSG Quốc gia” – Luận văn Thạc sĩ của Vương Bá Huy (2006) – ĐHSP Hà Nội. - “Hệ thống lý thuyết – xây dựng hệ thống BT phần kim loại dùng cho bồi dưỡng HS giỏi và chuyên hóa học THPT” – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Lan Phương (2007) – ĐHSP Hà Nội. - “ Xây dựng hệ thống BTHHvô cơ nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT” – Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Văn Minh(2007) – ĐHSP Hà Nội. 5 - “Thiết kế sách giáo khoa điện tử (ebook) chương “Dd- Sự điện li” lớp 10 chuyên Hóa học” – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2009) – ĐHSP TPHCM. - “Nội dung và biện pháp bồi dưỡng HS giỏi hóa học hữu cơ THPT” – Luận văn Thạc sĩ của Lê Tấn Diện (2010) – ĐHSP TPHCM. - “Thiết kế E-book chương “ Lý thuyết về phản ứng hóa học” lớp 10 chuyên hóa học” – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Bảo Trân (2010) – ĐHSP TPHCM. - “ Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho HS giỏi hóa lớp 11” – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010) – ĐHSP TPHCM. - “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho HSG hóa lớp 12” – Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Thanh Hà (2010) – ĐHSP TPHCM. - “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho HSG hóa lớp 11” – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Nguyên (2010) – ĐHSP TPHCM. - “Xây dựng hệ thống lý thuyết , BT phần hóa lý dùng trong bồi dưỡng HS giỏi, chuyên hóa trường THPT” – Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Mỹ Trang (2011) – ĐHSP TPHCM. - “Xây dựng và sử dụng hệ thống BT bồi dưỡng HS giỏi phần kim loại lớp 12 THPT chuyên”– Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Thùy Dung (2011) – ĐHSP TPHCM. - “Thiết kế hệ thống BT hóa hữu cơ cho HS chuyên hóa lớp 11 THPT”– Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hương (2011) – ĐHSP TPHCM. - “Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy và học phần cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học – chương trình THPT chuyên”– Luận văn Thạc sĩ của Trịnh Lê Hồng Phương (2011) – ĐHSP TPHCM. - “ Xây dựng hệ thống BT phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT dùng cho HS khá, giỏi” – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngọc An (2011) – ĐHSP TPHCM. 6 - “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống BT bồi dưỡng HS giỏi hóa học lớp 10 THPT ”– Luận văn Thạc sĩ của Trịnh Thị Huyền (2012) – ĐHSP TPHCM. - “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo modun nhằm hỗ trợ việc tự học cho HS khá – giỏi hóa học lớp 10 THPT”– Luận văn Thạc sĩ của Lê Huỳnh Phước Hiệp (2012) – ĐHSP TPHCM. Như vậy, phần lớn các luận văn, luận án chủ yếu nghiên cứu về một lĩnh vực cụ thể trong việc bồi dưỡng HS khá, giỏi. Vì thế “Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh khá, giỏi môn Hóa học lớp 11 THPT ” chưa được quan tâm nghiên cứu . 1.2. Một số vấn đề về HSKG 1.2.1. Khái niệm về HS khá giỏi Theo quy chế đánh giá, xếp loại HS trung học cơ sở và HS THPT (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) a) Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây: - Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với HS THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 8,0 trở lên; đối với HS THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên. - Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5. b) Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây: - Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với HS THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với HS THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên. - Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0. Như vậy, theo chúng tôi, HSKG trong nhà trường phổ thông có thể được phân thành hai đối tượng như sau: - Thứ nhất: HSKG là đối tượng HS đủ điều kiện xếp loại học lực khá, giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. - Thứ hai: HSKG là đối tượng HS có năng lực nổi trội ở một môn học; có khả năng vận dụng khá tốt các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay 7 nhiều vấn đề mới; có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt và đạt được thành tích khá tốt trong môn học đó. 1.2.2. Hình thành và phát triển tư duy cho HSKG [8] Việc phát triển tư duy cho HS trước hết là giúp HS nắm vững kiến thức hóa học, biết vận dụng kiến thức vào việc giải BT và thực hành. Qua đó kiến thức HS thu nhận được trở nên vững chắc và sinh động hơn. HS chỉ thực sự lĩnh hội được tri thức khi tư duy của họ được phát triển và nhờ sự hướng dẫn của GV mà HS biết phân tích, khái quát tài liệu có nội dung, sự kiện cụ thể và rút ra những kết luận cần thiết. Tư duy càng phát triển thì càng có khả năng lĩnh hội được tri thức ngày càng nhanh và sâu sắc, khả năng vận dụng tri thức nhanh, hiệu quả hơn. Như vậy sự phát triển tư duy HS diễn ra trong quá trình tiếp thu và vận dụng tri thức, khi tư duy phát triển sẽ tạo ra một kĩ năng và thói quen làm việc có suy nghĩ, có phương pháp, chuẩn bị tiềm lực lâu dài cho HS trong hoạt động sáng tạo sau này. Dấu hiệu đánh giá tư duy phát triển: - Có khả năng chuyển các tri thức và kĩ năng sang tình huống mới. - Trong quá trình học tập, HS đều phải giải quyết những vấn đề đòi hỏi liên tưởng đến những kiến thức đã liên hệ trước đó. Nếu HS độc lập chuyển tải tri thức vào tình huống mới thì chứng tỏ đã có biểu hiện tư duy phát triển. - Tái hiện nhanh chóng kiến thức, các mối quan hệ cần thiết để giải quyết bài toán nào đó. Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất của các sự vật hiện tượng. - Có khả năng phát hiện cái chung của các hiện tượng khác nhau, sự khác nhau của các hiện tượng tương tự. - Có năng lực áp dụng kiến thức vào thực tế. Đây là kết quả phát triển tổng hợp của sự phát triển tư duy. Để có thể giải quyết tốt bài toán thực tế, đòi hỏi HS phải có sự định hướng tốt, biết phân tích, suy đoán và vận dụng các thao tác tư duy để tìm cách áp dụng thích hợp, cuối cùng là tổ chức thực hiện có hiệu quả. 1.2.3. Những phẩm chất và năng lực của HSKG 8 Theo [8, tr.16], Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm. Vì vậy, một HSKG hóa học thường có những phẩm chất và năng lực quan trọng sau:  Có kiến thức hóa học cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống (nắm vững bản chất hóa học của các hiện tượng hóa học). Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức cơ bản đó vào tình huống mới.  Có năng lực tư duy tốt và sáng tạo (biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, có khả năng sử dụng phương pháp phán đoán mới: quy nạp, diễn dịch, loại suy…).  Có kỹ năng thực nghiệm tốt, có năng lực về phương pháp nghiên cứu khoa học (biết nêu ra những dự đoán, lý luận cho những hiện tượng xảy ra trong thực tế, biết cách dùng thực nghiệm để kiểm chứng lại lý luận trên và biết cách dùng lý thuyết để giải thích những hiện tượng đó).  Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo những kiến thức cơ bản và hướng nhận thức đó vào tình huống mới, không theo đường mòn. Theo chúng tôi HSKG cần bổ sung những phẩm chất sau: - Khả năng nhận thức vấn đề nhanh, rõ ràng. - Luôn hứng thú trong các tiết học, nhất là bài học mới. - Có phương pháp học tập tốt, chuyên cần, quyết tâm. - Luôn chủ động trong học tập. - Có khả năng tự học tốt. - Có ý thức vươn lên trong học tập. 9 1.3. Tài liệu bồi dưỡng HSKG 1.3.1. Khái niệm tài liệu, tài liệu bồi dưỡng HSKG • Khái niệm tài liệu: ‐ Theo “Từ điển Tiếng Việt”: Tài liệu là văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì [53, tr.884]. ‐ Theo TS. Nguyễn Lệ Nhung, trong bài viết - Vài nét về khái niệm “tài liệu” và “tài liệu điện tử” - thì khái niệm “tài liệu” có tính không tách rời của vật mang thông tin và của thông tin ghi trên nó. Nhưng những định nghĩa sớm hơn lại nhấn mạnh sự chú ý vào đối tượng vật chất - vật mang thông tin, còn những định nghĩa muộn hơn lại dành sự chú ý nhiều hơn tới thành tố thông tin của tài liệu. + Ở nước Nga, theo tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên về thuật ngữ GOST 16487-70: “tài liệu là phương tiện để giữ lại các tin tức về những sự việc, sự kiện, hiện tượng của thực tiễn khách quan và hoạt động tư duy của con người”. + Trong tiêu chuẩn GOST 16487-83: “tài liệu là đối tượng vật chất cùng với thông tin được ghi nhận bởi con người, bởi phương pháp để truyền nó trong thời gian và không gian”. + Ngày nay khái niệm “tài liệu” được định nghĩa như sau: “Tài liệu - là thông tin được gắn trên vật mang tin với những tiêu chí cho phép nhận dạng nó”. • Tài liệu bồi dưỡng HSKG Bồi dưỡng HSKG là hình thức bồi dưỡng thêm kiến thức, kỹ năng , kỹ xảo cho HS. Đối với hình thức này, vừa có quá trình dẫn dắt của GV vừa có quá trình HS tự lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo dựa vào phương pháp tự học. Như vậy, có thể hiểu: tài liệu bồi dưỡng HSKG là những tư liệu giúp cho việc bồi dưỡng HSKG của GV được thuận lợi và hiệu quả, giúp cho người học một tài liệu học tập và có khả năng tự mình tìm hiểu, chiếm lĩnh một tri thức, vấn đề gì đó. Tài liệu bồi dưỡng HSKG cần phải đạt những tiêu chí nhất định sao cho đảm bảo rằng người dạy đạt hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng và người học có khả năng tự chiếm lĩnh được những thông tin chứa đựng trong nó. Chẳng hạn như, Tài liệu bồi dưỡng HSKG phải trình bày hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, các phương pháp giải cần thiết, hệ thống BT phù hợp, một số bài kiểm tra đánh giá sau mỗi phần.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan