Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý Thiết kế một số hình thức hoạt động ngoại khoá...

Tài liệu Thiết kế một số hình thức hoạt động ngoại khoá

.DOCX
19
366
133

Mô tả:

Thiết kế một số hình thức hoạt động ngoại khoá về môi trường
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 1. Tên chủ đề: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. 2. Nội dung * Chủ đề được tích hợp từ bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên và bài 42: Môi trường và phát triển bền vững trong chương trình địa lí 10. * Nội dung chủ đề: - Một số khái niệm: + Môi trường: quan niệm, phân loại, chức năng môi trường. + Tài nguyên thiên nhiên: khái niệm, phân loại - Vấn đề môi trường ở các nước phát triển và đang phát triển. - Bảo vệ tài nguyên – môi trường: + Phát triển bền vững + Giải pháp phát triển bền vững. - Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. 3. Mục tiêu của chủ đề Sau khi học xong chủ đề học sinh phải: a.Về kiến thức - Hiểu và trình bày được quan niệm, cách phân loại, vai trò và chức năng của môi trường; khái niệm, cách phân loại taì nguyên thiên nhiên. - Phân tích được nguyên nhân của một số vấn đề môi trường ở các nhóm nước, nêu giải pháp. - Trình bày được vấn đề phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu. - Trình bày được ảnh hưởng xấu của phân bón đối với thực vật và môi trường. Đưa ra biện pháp để hạn chế ảnh hưởng xấu của phân bón. b. Về kĩ năng - Phân tích số liệu, tranh ảnh về vấn đề môi trường và sử dụng tài nguyên. - Biết tìm hiểu, thu thập và xử lí thông tin, phân tích số liệu thống kê về môi trường và tài nguyên. c.Về thái độ - Tích cực ủng hộ chủ trương của Đảng, nhà nước trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. - Tích cực tham gia các hoạt động góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương: tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. - Hình thành ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. d. Các năng lực được hình thành: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ Năng lưc học tập ngoài thực địa Năng lực sử dụng hình ảnh, hình vẽ, video, số liệu thống kê Năng lực giải quyết vấn đề và truyền đạt thông tin 4. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1.Môi Khái niệm môi -Vai trò và - Sự khác nhau Tìm hiểu vấn trường và trường, tài chức năng của của môi trường đề môi trường tài nguyên nguyên thiên môi trường tự nhiên và môi và khai thác thiên nhiên nhiên -Hiện trạng sử trường nhân tạo tài nguyên Cách phân loại dụng tài - Nhận xét số thiên nhiên ở 2. Vấn đề môi trường ở thế giới và các nhóm nước môi trường và phân loại tài nguyên thiên nhiên Vấn đề môi trường ở các nước phát triển và đang phát triển nguyên thiên liệu thống kê về địa phương nhiên trên thế tài nguyên thiên hiện nay. giới hiện nay nhiên hiện nay Nguyên nhân Các giải pháp Đưa ra được của những vấn để khắc phục các giải pháp đề môi trường vấn đề môi để khắc phục trường ở các vấn đề môi nhóm nước hiện trường ở địa nay phương 3. Bảo vệ Quan niệm về Giải pháp để Trách nhiệm tài nguyên, phát triển bền phát triển bền của công dân môi trường vững vững trong vấn đề là điều kiện bảo vệ môi để phát trường tài triển bền nguyên vững Một số dạng câu hỏi a, Câu hỏi nhận biết Câu 1: Nêu khái niệm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Câu 2: Điền vào chỗ trống: Than, dầu mỏ, sắt thuộc loại tài nguyên………….. Động thực vât, đất đai thuộc loại tài nguyên…….. Năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước thuộc loại tài nguyên….. Câu 3: Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Trình bày cách phân loại tài nguyên. Câu 4: Phát triển bền vững là gì? b, Câu hỏi thông hiểu Câu 1: Trình bày vấn đề môi trường ở các nước phát triển và đang phát triển Câu 2 Trình bày sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo Câu 2: Nước được xếp vào loại tài nguyên nào? Tại sao? Câu 3: Việc sử dụng phân bón quá mức có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? Câu 4: Việc khai thác khoáng sản và khai thức tài nguyên lâm nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường ở các nước đang phát triển? c, Câu hỏi vận dụng thấp Câu 1: Những hình ảnh sau phản ánh những vấn đề nào của môi trường toàn cầu? Nguyên nhân của những vấn đề đó. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 d, Câu hỏi vận dụng cao Câu 1: Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nguyên 5. Kế hoạch dạy học 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên Máy tính Tranh ảnh, video về các hoạt động chặt phá rừng, khai thác tài nguyên, sử dụng phân bón quá mức Thông tin về biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô zôn trên thế giới và tác động của nó đến Việt Nam Phiếu học tập để học sinh thảo luận Các phiếu: phiếu định hươngs học tập, phiếu thu nhận thông tin… b. Chuẩn bị của học sinh Các tài liệu sưu tầm liên quan đến bài học: tranh ảnh, video, số liệu về ô nhiễm môi trường 2. Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự án được thực hiện trong 3 tuần  Tuần 1: Khởi động và giao nhiệm vụ - Mục tiêu: thành lập các nhóm theo sở thích, phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm. Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. - Thời gian: 1 tiết - Cách thức tổ chức hoạt động: + Giáo viên mở đầu bằng một video: các vấn đề cấp bách trên thế giới hiện nay trong đó có vấn đề môi trường và tác động của con người tới môi trường. Từ đó giáo viên đi vào dự án: con người ngay từ khi mới xuất hiện đã tác động và làm biến đổi mạnh môi trường và tài nguyên, làm cho môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, tài nguyên bị cạn kiệt. Vậy vấn đề đặt ra hiện ny cho chúng ta là gì? Đó là phải bảo về môi trường và tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững. + Xác định nội dung của dự án: Nội dung1: Một số khái niệm về môi trường và tài nguyên thiên nhiên Nội dung 2: Vấn đề môi trường ở các nước phát triển và đang phát triển Nội dung 3: Biện pháp bảo về tài nguyên, môi trường Nội dung 4: Trách nhiệm của bản thân đối với môi trường + Giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Nhóm Nội dung nhiệm vụ -Tìm hiểu về môi trường: quan niệm, phân loại, vai trò, chức năng của môi trường. Phân biệt môi trường tự nhiên và môi trường nhân 1 taọ -Tài nguyên thiên nhiên: khái niệm, phân loại. Kể tên được các loại tài nguyên theo khả năng hao kiệt của Việt Nam Tìm hiểu vấn đề môi trường ở các nước phát triển 2 - Nguyên nhân - Biện pháp khắc phục Tìm hiểu vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển - Nguyên nhân 3 - Biện pháp khắc phục - Liên hệ Việt Nam Biện pháp bảo về môi trường, tài nguyên 4 - Tìm hiểu về phát triển bền vững - Thế giới và Việt Nam đang làm gì để bảo vệ môi trường -Tìm hiểu môi trường tại địa phương đang sinh sống 5 - Nêu những việc làm của bản thân để góp phần bảo về môi trường ở địa phương Thành lập 5 nhóm, mỗi nhóm khoảng 6-7 học sinh  Tuần 1 đến 2: Các nhóm làm việc ở nhà Các nhóm thu thập, xử lí thông tin, hoàn thành kết quả nghiên cứu trên PP  Tuần 2 và tuần 3: Các nhóm báo cáo Thời gian: tiết 2 và 3 Thành phần tham dự: giáo viên Địa lí, Học sinh khối 10 Các nhóm báo cáo theo chủ đề được phân công, chuẩn bị và trả lời câu hỏi của các nhóm khác. Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của nhóm khác Giáo viên tổ chức thảo luận, thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm. Sau đó nhận xét và đánh giá kết quả của học sinh. 6. Phụ lục và dự kiến kết quả làm việc của các nhóm Nhóm 1: Phiếu học tập - Khái niệm thế nào là môi trường, môi trường sống 1. Môi trường - Phân biệt môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo - Chức năng, vai trò của môi trường - Khái niệm tài nguyên thiên nhiên 2. Tài nguyên - Cách phân loại tài nguyên thiên nhiên thiên nhiên - Kể tên các loại tài nguyên theo khả năng hao kiệt ở Việt Nam. Gồồm các thành phầồn của tự nhiên: Địa hình, đầất trồồng, khí hậu, nước, sinh vật…… MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Gồồm các mồấi quan hệ xã hội MÔI TRƯỜNG SÔỐNG CỦA CON NGƯỜI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG NHÂN TẠO Gồồm các đồấi tượng lao động do con người tạo ra người sản xuầất ra Chức năng của mồi trường Là nơi chứa đựng phêấ thải con người Là nguồồn cung cầấp tài nguyên Là khồng gian sồấng của con người thiên nhiên Vai trò đồấi với sự phát triển xã hội loài người Quan điểm2 Quan điểm1 Mồi trường tự nhiên có ảnh hưởng nhưng khồng có vai trò Mồi trường tự nhiên có vai trò quyêất định quyêất định Phần loại tài nguyên thiên nhiên Theo thuộc tnh tự nhiên Theo khả năng có thể bị hao kiTheo ệt công dụng kinh têế - Tài nguyên đầất Tài nguyên nồng nghiệp Tài nguyên nước Tài nguyên cồn nghiệp Tài nguyên khí hậu Tài nguyên du lịch Tài nguyên sinh vật ……… Tài nguyên có thể bị hao kiệt Tài nguyên khồng khồi phục được Tài nguyên khồng bị hao kiệt Tài nguyên khồi phục được  Nhóm 2 Phiếu học tập 1. Các nước phát triển đang gặp những vấn đề gì về môi trường? 2. Vì sao nói các nước phát triển phải chịu trách nhiệm chính về biến đổi khí hậu và suy giảm ô zôn toàn cầu? 3. Các nước đó đã, đang làm gì để khắc phục vấn đề môi trường?  Nhóm 3 Phiếu học tập 1 .Các nước đang phát triển phải đối mặt với những vấn đề môi trường nào? 2. Nguyên nhân 3.Biện pháp khắc phục 4.Các nước đang phát triển gặp phải khó khăn gì khi giải quyết các vấn đề môi trường? Giáo viên nên bổ sung thêm - Trong quan hệ với các nước phát triển, các nước đang phát triển có lợi ích gì và phải chịu những thiệt hại gì? Trong sự hợp tác bất bình đẳng ấy, các nước đang phát triển bao giờ cũng phải chịu thiệt thòi và phải trả giả đắt về ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên. Nhiều nước đang phát triển nạn đói hoành hành dữ dội. Chính việc theo đuổi mục tiêu tự túc lương thực bằng mọi giá cũng trở thành một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Do phải tăng năng suất cây trồng mà các nước đã sử dụng phân hóa học một cách bừa bãi, điều đó làm môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Nhóm 4 Phiếu học tập 1. Thế nào là phát triển bền vững? 2. Biện pháp bảvệ môi trường thế giới hiện nay? 3. Việt Nam đang làm gì để bảo vệ môi trường? THIẾT KẾ MỘT SỐ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ A. DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG Môđun: Dự án trồng 300 cây dừa vùng ven biển Huyện Vĩnh Linh (Đối tượng: Học sinh trường THPT Vĩnh Linh) I. Mục tiêu - Rèn luyện kĩ năng trồng và chăm sóc cây. - Làm đẹp cảnh quan vùng ven biển huyện Vĩnh Linh đồng thời làm dày vành đai cây xanh ven biển góp phần chắn gió, chắn cát, chắn sóng. - Hình thành thái độ quan tâm và trách nhiệm đối với làm giàu tự nhiên. II. Thời gian Ngày chủ nhật đầu tiên tuần học sau Tết Nguyên Đán (tháng 2). III. Địa điểm tổ chức - Bãi biển Đông Luật, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh. IV. Chuẩn bị - Lực lượng tham gia: Học sinh trường THPT Vĩnh Linh và GVCN, giáo viên bộ môn phụ trách các lớp. - Hình thức: Trồng cây dừa làm hàng rào ven biển, làm đẹp cảnh quan và chắn gió, chắn cát, chắn sóng. - Hỗ trợ: + Phòng khoa học-công nghệ huyện Vĩnh Linh cung cấp vốn cho dự án. + Giáo viên sinh-kĩ thuật nông nghiệp hỗ trợ kĩ thuật trồng và chăm sóc. + Công ty giống cây trồng cung cấp cây giống và phân bón. V. Các bước tiến hành * Bước 1: - Cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, cách thức tiến hành và kĩ thuật trồng, chăm sóc cây dừa vùng ven biển. - Phân chia vị trí trồng cây xanh. - Phân công giáo viên hỗ trợ. * Bước 2: Hoạt động trồng cây dừa ven biển - Đào hố (khoảng cách, kích thước hố...) - Bón phân vào hố - Nhận cây và trồng, tưới nước - Rào bảo vệ. * Bước 3: Chăm sóc - Tưới nước, bảo vệ cây ... cho đến khi cây bén rễ và phát triển. - Bàn giao cho xã đoàn Vĩnh Thái. V. Đánh giá - Nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc, kĩ năng trồng cây và làm rào bảo vệ, kết quả, tiến độ công việc. - Đánh giá chung kết quả sau buổi trồng cây. - Đánh giá kết quả sau khi cây đã phát triển. VII. Gợi ý cho người sử dụng VII.1. Các thông tin về trồng cây dừa ven biển Trong quá trình ứng phó với hiện tượng ấm nóng toàn cầu khiến khí hậu Trái đất thay đổi, nước biển dâng lên dẫn đến những bất lợi trong sinh hoạt và sản xuất, con người đang tận dụng những loại thực vật trong tự nhiên giúp giảm thiểu những tác động bất lợi như thế. Một trong những loại cây được đề cập đến là cây dừa tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này mời quí thính giả cùng theo dõi một số thông tin liên quan tác dụng đó của cây dừa cũng như các thế mạnh khác của nó đang được khai thác ở Việt Nam thế nào. Dừa trong tình hình biến đổi khí hậu Những quốc gia ven biển như Việt Nam được cảnh báo khi nước biển dâng lên thì nhiều vùng đất thấp sẽ bị ngập. Ngoài những biện pháp công trình như xây đê biển, người ta nói nhiều đến biện pháp phi công trình là trồng những loại cây chắn sóng, giữ đất như đước, phi lao. Dừa cũng là một trong những loại cây được đánh giá có thể góp phần chống chịu khi xảy ra những hiện tượng thay đổi bất lợi như thế. Tiến sĩ Phạm Văn Dư, phó cục trưởng Cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết sơ lược về chủ trương và chính sách của Việt Nam trong vấn đề này: “Hiện nay chúng ta đang lo về vấn đề biến đổi khí hậu, đặc biệt trong những cây trồng khác như cây lúa. Chúng ta cũng xem năng suất và sản lượng gắn kết với tăng cường sự chống chịu đối với độ mặn, độ ngập… Tuy nhiên cây dừa có được lợi thế nằm được ở các vùng ven biển và chịu được độ mặn khá cao dưới 8 phần ngàn… Tôi nghĩ những tỉnh ở vùng ven biển và đặc biệt chính sách của Nhà Nước cũng chú trọng đến việc phát triển ngành dừa." Từ Phú Yên, một tỉnh trung bộ Việt Nam, doanh nhân Phạm Hồng Bảo chuyên sản xuất những sản phẩm từ cây dừa nói đến tác dụng của loại cây này khi trồng ở vùng ven biển: Trồng dừa ở vùng biển có những lợi thế giữ được đất tránh bị bồi hay lở; gió bão cũng ngăn được phần nào đó. Nói chung dừa trồng ven biển rất tốt. Dừa- ‘Cây sự sống’ Ngoài một số khả năng chống chịu được độ mặn, xâm thực như vừa nêu, cây dừa lâu nay còn cung cấp cho con người nguồn nước uống đặc biệt cũng như cơm dừa giàu chất dinh dưỡng. (Nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/ScienceAndEnvironment/ coconut-tree-of-life-11242013063538.html) VII.2. Gợi ý về cách thức thực hiện - GV và HS trường THPT Vĩnh Linh khảo sát địa bàn bãi biển Đông Luật để thiết kế dự án trồng dừa thành hành lang liên tục ven biển. - Tổ chức trồng và chăm sóc thử nghiệm tại xã Vĩnh Thái. Sau đó nhân rộng ra các xã bãi ngang ven biển của huyện trong các năm tiếp theo. B. THAM QUAN, DÃ NGOẠI Môđun: Tham quan đảo Cồn Cỏ (Đối tượng: Học sinh lớp 12 trường THPT Vĩnh Linh) I. Mục tiêu - Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THPT và cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tổ chức cho học sinh lớp 12 tham quan, tìm hiểu về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, truyền thống đấu tranh và xây dựng đảo Cồn Cỏ nhằm giáo dục di sản và giáo dục địa lí địa phương. - Về kiến thức: biết được một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội truyền thống đảo Cồn Cỏ - Về kĩ năng: Tìm hiểu và xử lí thông tin, thông qua học tập tại thực địa. - Về thái độ: Có ý thức trân trọng những truyền thống tốt đẹp của quân dân huyện đảo II. Thời gian - Ngày 20, 21/9/2017 III. Địa điểm tổ chức - Huyện đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị. IV. Chuẩn bị - Phương tiện đi lại: Ô tô, Tàu cao tốc - Phương tiện sinh hoạt cá nhân và dụng cụ học tập (bút, sổ, máy ảnh...) V. Các bước tiến hành * Bước 1: Chuẩn bị - GV (hoặc chuyên gia) báo cáo sơ lược về đảo Cồn Cỏ, đề ra các yêu cầu trong chuyến tham quan học tập đảo Cồn Cỏ. - HS chuẩn bị phương tiện (bút, sổ, máy ảnh...) ghi chép những điều cần thiết, các yêu cầu trong đợt tham quan. * Bước 2: Tổ chức tham quan - HS đi theo nhóm, theo các địa điểm đã được quy định  Nhà truyền thống, hầm hào chiến đấu, chòi quan sát Thái Văn A  Ngọn hải đăng  Khu dân cư thanh niên  Các địa danh: Bến Nghè, bến sông Hương, rừng sinh Thái.... - HS tích cực tìm hiểu, quan sát, ghi chép, phân tích các thông tin thông qua các địa danh được tham (vị trí, diện tích, các dạng địa hình, cảnh quan, các hoạt động kinh tế, ý nghĩa các di tích lịch sử.... ) - HS có thể phỏng vấn cư dân địa phương, cán bộ trên đảo để có thêm thông tin hiểu biết. - HS đưa ra những biện pháp bảo vệ cảnh quan, phát triển kinh tế đặc biệt là du lịch ở đảo Cồn Cỏ. * Bước 3: Thảo luận về kết quả tham quan - HS thảo luận, viết báo cáo về chuyến tham quan. - Học sinh trình bày báo cáo kết quả tham quan trước toàn trường trong thời gian sớm nhất. VI. Đánh giá - Nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc, kĩ năng hoạt động tham quan ngoại khoá (quan sát, ghi chép, phỏng vấn, trao đổi nhóm...), kết quả, tiến độ làm việc của các nhóm. - Đánh giá chung kết quả sau buổi tham quan, giao nhiệm vụ về nhà, hướng dẫn cụ thể cách làm và dặn dò cần thiết. - Đánh giá kết quả sau khi báo cáo. VII. Gợi ý cho người sử dụng VII.1. Các thông tin về một bản kế hoạch cụ thể SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT VĨNH LINH Vĩnh Linh, ngày 5 tháng 9 năm 2017 KẾ HOẠCH THAM QUAN ĐẢO CỒN CỎ I. Mục tiêu, yêu cầu 1. Mục tiêu: - Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THPT và cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tổ chức cho học sinh lớp 12 tham quan, tìm hiểu về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, truyền thống đấu tranh và xây dựng đảo Cồn Cỏ nhằm giáo dục di sản và giáo dục địa lí địa phương. - Thông qua buổi tham quan giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, lòng tự hào về truyền thống bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam; nâng cao ý thức và tự hào về truyền thống đấu tranh của quân dân huyện đảo trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tạo điều kiện cho HS được tham quan học hỏi, giao lưu, mở rộng kiến thức, rèn kỹ năng sống. 2. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ - Về kiến thức: biết được một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội truyền thống đảo Cồn Cỏ - Về kĩ năng: Tìm hiểu và xử lí thông tin, thông qua học tập tại thực địa. - Về thái độ: Có ý thức trân trọng những truyền thống tốt đẹp của quân dân huyện đảo II. Đối tượng tham gia BGH, bí thư Đoàn trường, GVCN, GV Địa lí, học sinh các lớp 12. III. Thời gian, địa điểm - Thời gian: Ngày 20, 21/9/2017. - Địa điểm: Đảo Cồn Cỏ IV. Chuẩn bị - Phương tiện đi lại: Ô tô, Tàu cao tốc - Phương tiện sinh hoạt cá nhân V. Kế hoạch tổ chức hoạt động tham quan 1. Công tác chuẩn bị a. Nhân sự: * Thành lập ban chỉ đạo và phân công trách nhiệm - Trưởng ban: Phó Hiệu Trưởng + Liên hệ các địa điểm tham quan, phương tiện đi lại, ăn trưa. + Báo cáo hoạt động tham quan đến các cơ quan có chức năng. + Chỉ đạo chung trong quá trình tham quan. - Phó ban: Bí thư Đoàn trường. + Công tác tổ chức: ổn định, bố trí đội hình đội ngũ HS. Phổ biến quy trình tham quan, nội quy, chuẩn bị túi y tế ( bông băng, thuốc....) + Điều hành HS trước và sau khi tham quan * Thành viên: GVCN, GV Địa lí, học sinh các lớp 12. + GVCN và GV bộ môn:  Giới thiệu danh sách HS tham gia và thông báo đến gia đình HS  Nhắc nhở hs thực hiện tốt nội quy  Quản lý HS theo nhóm trong quá trình tham quan.  Hướng dẫn hs tham quan + Học sinh:  Có trang phục gọn gàng, có bút sổ ghi chép, có thể mang theo máy chụp ảnh v.v...  Chấp hành nội quy của đoàn          Tích cực tìm hiểu, quan sát, ghi chép, phân tích các thông tin thông qua các địa danh được tham quan ( vị trí, diện tích,các dạng địa hình, cảnh quan, các hoạt động kinh tế.... )  Theo sát GV và người hướng dẫn  Hỗ trợ lẫn nhau và tìm kiếm thông tin b, Dự trù tài chính và chi tiêu - Tài chính: hỗ trợ của nhà trường (Nhà trường hỗ trợ tàu + xe), phụ huynh học sinh (150.000 đ/em), giáo viên (300.000 đ/GV) - Chi tiêu: Thuê xe: Tiền tàu: Nước uống HS, Ban chỉ đạo Tiền ăn sáng: Tiền ăn uống trên đảo: Tổng cộng : …. đ ( ) c, Phương tiện: di chuyển từ trường đến bến cảng bằng ô tô, từ cảng ra đảo bằng tàu thủy, tham quan đảo bằng ô tô, đi bộ 2. Kế hoạch tham quan: a. Trước tham quan 1. Tiền trạm, tìm hiểu trước địa điểm tham quan - Xin phép nhà trường - Ngày 10/9/2017: Trưởng đoàn triển khai kế hoạch, lập danh sách HS tham quan. Thông báo đến gia đình HS được đi tham quan. - Ngày 15/9/2017: Trưởng đoàn liên hệ chính quyền huyện đảo (Có giấy giới thiệu của BGH nhà trường) - Ngày 16/9/2017: Làm các thủ tục cần thiết khác: vấn đề an ninh an toàn cho hs, liên hệ đăng kí phương tiện đi lại, nơi ăn nghỉ...Dự trù kinh phí tham quan. Thiết kế biểu mẫu các nội dung cho hs thực hiện trong quá trình tham quan. - Ngày 20/9/2017: Đi tham quan + Thời gian: 2 ngày + Thành phần: BGH, bí thư Đoàn trường, GV địa lí, học sinh khối 12 + Địa điểm: Đảo Cồn Cỏ với các địa điểm cụ thể Nhà truyền thống, hầm hào chiến đấu, chòi quan sát Thái Văn A Ngọn hải đăng Khu dân cư thanh niên Các địa danh: Bến Nghè, bến sông Hương, rừng sinh Thái.... b. Trong quá trình tham quan - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tham quan. - Nêu nhiệm vụ cho học sinh khi tham quan: Ghi chép lại những gì mà các em nhìn thấy, nghe được và những cảm nghĩ của các em về những di sản đó. - Học sinh: quan sát, thu thập thông tin, ghi chép lại. c. Sau khi tham quan - Giáo viên yêu cầu học sinh viết báo cáo về chuyến tham quan. - Học sinh trình bày báo cáo. - Giáo viên tổng kết lại và đánh giá kết quả của chuyến tham quan. - Triển khai báo cáo kết quả tham quan trước toàn trường trong thời gian sớm nhất. Trên đây là kế hoạch tham quan năm học 2017-2018 của trường THPT Vĩnh Linh, ngày 5 tháng 9 năm 2017 Người lập Ý kiến phê duyệt của BGH trường: VII.2. Các thông tin về huyện đảo Cồn Cỏ Cồn Cỏ (còn gọi là Hòn Cỏ, Con Cọp, Hòn Mệ...) là một đảo nhỏ ở biển Đông, thuộc tỉnh Quảng Trị, miền Trung Việt Nam. Diện tích của đảo trước đây gần 4 km², nay khoảng 2,2 km². Về mặt hành chính, đảo Cồn Cỏ đồng thời là huyện đảo Cồn Cỏ. Cồn Cỏ cách Mũi Lay 27 km về phía đông, có vị trí ở 17°10' vĩ bắc và 107°21' kinh đông. Trước khi thành lập huyện đảo Cồn Cỏ, đảo thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh và do Tỉnh đội Quảng Trị quản lý. Huyện Cồn Cỏ được thành lập theo nghị định số 174/2004 NĐ-CP ngày 1 tháng 10 năm 2004 với diện tích 2,2 km². Dân số: khoảng 400 người. Tỉnh Quảng Trị đã làm lễ ra mắt huyện đảo này ngày 18 tháng 4 năm 2005. Theo các nhà khảo cổ học với những phát hiện mới nhất, ở khu vực Bến Nghè của đảo đã tìm thấy nhiều công cụ đá của con người thời đá cũ cách đây hàng vạn năm. Trong thời gian của những thế kỷ đầu Công nguyên, Cồn Cỏ đã từng là địa bàn cư dân Chămpa đặt chân đến. Trong khoảng thế kỷ 17 - thế kỷ 18, trên con đường giao lưu buôn bán, cư dân Đại Việt cũng đã coi Cồn Cỏ là một điểm dừng. Những phát hiện khảo cổ học ở khu vực Bến Tranh trong tháng 7 năm 1994 đã ghi nhận điều đó. Đảo Cồn Cỏ được coi là dấu mốc để bắt đầu vẽ đường cơ sở của lãnh hải Việt Nam Tháng 11/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khánh thành Trường mầm non - tiểu học Hoa Phong Ba. Đây là ngôi trường kiên cố đầu tiên được xây dựng trên đảo này kể từ ngày đảo này chuyển từ đảo quân sự thành đảo dân sự. Tổng vốn đầu tư xây dựng trường gần 5 tỉ đồng, do Tổng công ty cổ phần Khoan và dịch vụ khoan dầu khí tài trợ. (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cồn Cỏ) Cồn Cỏ là hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc Việt Nam XHCN thuộc vùng biển Quảng Trị. Có vị trí đặc biệt: Là điểm phân chia Vịnh Bắc Bộ - Cửa ngỏ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ - là tiền đồn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Nằm vắt ngang vĩ tuyến 17, có toạ độ 17008’15’’ - 17010’05’’ vĩ độ Bắc; 1070,19’50” - 107020’40” kinh độ Đông. Cồn Cỏ là đảo ven bờ, nằm ngoài khơi biển đông có độ cao trung bình từ 7 10 m so với mực nước biển. Trên đảo có 2 điểm cao: điểm phía Đông đảo 37m (vì vậy có tên điểm cao 37), điểm phía Tây - gần chính giữa đảo - là điểm cao 63,4m đây là điểm cao nhất đảo. Cồn Cỏ còn có tên gọi khác là Hòn Cỏ, Thảo phù, Con Hổ, hay Hòn Mệ (theo cách gọi của ngư dân Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị). Đứng trên cao nhìn xuống đảo như một con rùa khổng lồ hướng đầu về phía Tây Nam. Những ngày đẹp trời, từ Cửa Tùng có thể nhìn thấy đảo rất rõ với sự nhô lên 2 điểm cao làm nỗi bật màu xanh sẩm của đảo trên nền trời trong nước biếc. Từ vị trí địa lý đó, trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về quân sự, là vọng gác tiền tiêu của Tổ quốc, là con mắt thần án ngữ biển đông, cảnh giới miền bắc XHCN, là điểm chốt phía nam Vịnh Bắc bộ suốt 50 năm qua. Sau hiệp định Giơnevơ (1954) một thời gian dài đảo chưa có người ở. Mùa thu năm 1959, trước âm mưu của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Sài Gòn lăm le chiếm đảo, chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh và Chính uỷ E270 thuộc đặc Khu Vĩnh Linh, một trung đội 127 ly của Trung đoàn 270 quân đội nhân dân Việt Nam do thiếu uý Dương Đức Thiện chỉ huy vượt sóng gió trùng dương ra đảo; đúng 11h ngày 08/8/1959 lá cờ đỏ sao vàng được cắm lên đảo, một lần nữa khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Tổ quốc Việt Nam. Trải qua hơn 50 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành. Ra đời trong những ngày đầu xây dựng CNXH và lớn lên dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù. Cùng với quân và dân Vĩnh Linh luỹ thép, Cồn Cỏ đã trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Tượng đài bất khuất sừng sững giữa biển khơi làm nức lòng bạn bè trong nước và thế giới. (Nguồn: http://conco.quangtri.gov.vn/vi/gioi-thieu/tong-quan/) Cồn Cỏ, hòn ngọc giữa biển đông Cồn Cỏ là một hải đảo có hệ sinh thái rừng và biển đẹp, đa dạng, phong phú, nhiều tiềm năng. Được hình thành bởi hoạt động kiến tạo của núi lửa giữa biển khơi, Cồn Cỏ có giá trị về địa chất và sinh thái cảnh quan như một bảo tàng thiên nhiên với các thềm đá bazan độc đáo dọc bờ biển, các bãi tắm nhỏ hoang sơ được tạo thành từ vụn san hô, sò điệp, cát... nước biển trong, nhiệt độ nước biển ổn định (không tháng nào xuống dưới 21 0C) cho phép mùa tắm kéo dài. Cồn Cỏ nằm trong khu vực có hệ sịnh thái, tài nguyên khá phong phú và đa dạng của ngư trường con Hổ (rộng khoảng 9.000 km2) gần nơi giao thoa của các dòng hải lưu, nơi hội tụ của các vùng hải sản. Với đặc trưng đa dạng của hệ sinh thái, vùng biển quanh đảo có nhiều tài nguyên sinh vật biển phong phú. Theo kết quả nghiên cứu và thông tin về số liệu tài nguyên, nguồn lợi sinh vật biển ở Cồn Cỏ, vùng biển Cồn Cỏ hiện có 267 loài cá của 120 giống thuộc 69 họ, khu hệ cá vùng biển Cồn Cỏ có sự phân tầng theo thích nghi với điều kiện sinh thái trong đó tầng nổi chiếm khoảng 12,3 %; tầng giữa chiếm khoảng 36,3 %; tầng đáy chiếm khoảng 22,4 % tổng số loài. + Cá nổi gồm có: Cá thu, ngừ, trích, chuồn, mực, chim... đây là các loại cá chiếm sản lượng hàng năm tương đối cao trong sản lượng khai thác hàng năm của ngành thuỷ sản; các loại nhuyễn thể - giáp xác: Biển Cồn Cỏ có các loại giáp xác, nhuyễn thể trong đó có hàng chục loại tôm, cua quý hiếm như: Tôm hùm, tôm sú, của bể, ghẹ... có ý nghĩa lớn về kinh tế, các loại nhuyển thể 2 mảng như: ngao, điệp ốc, các loại, ngọc trai...thể hiện sự phong phú, đa dạng của sinh học vùng biển. + Các loại rong biển: Rong biển Cồn Cỏ có 52 loại thuộc 3 ngành: Rong đỏ, rong nâu và rong lục trong đó 48 loại có giá trị kinh tế cao. Với những đặc điểm đó, Cồn Cỏ đầy tiềm năng trong nuôi trồng và khai thác, phát triển ngành nghề đánh bắt thuỷ hải sản... + Rạn san hô: San hô vùng biển Cồn Cỏ có 109 loài, 42 giống thuộc 15 họ phân bổ rộng khắp quanh đảo, với các dạng san hô ven bờ và những tập đoàn phân tán. Đặc biệt tháng 10 năm 2005 Viện nghiên cứu Bộ Thuỷ Sản được sự tài trợ của Tổ chức Bảo tồn biển đảo Đan Mạch và Quốc tế đã tiến hành lặn, thăm dò, khảo sát quanh đảo (chủ yếu do chuyên gia và thợ lặn Đan Mạch) bước đầu đã đưa ra kết luận sơ bộ: + Thảm sinh vật biển, mà đặc biệt là san hô quanh đảo Cồn Cỏ là đa dạng nhất, phong phú nhất, và đẹp nhất bởi tính nguyên sơ của nó trong các thảm san hô của biển đảo Việt Nam. + Đặc biệt đoàn còn nhận định: Tại Cồn Cỏ có loài san hô màu đỏ cực kỳ quý hiếm và san hô đen phân bổ vùng nước có độ sâu từ 40m trở lên, đây là loại san hô có giá trị kinh tế cao. Rạn san hô ở Cồn Cỏ được đánh giá là đang trong tình trạng rất tốt, độ phủ cao, đa dạng về thành phần loài và cũng tương đối nguyên vẹn chỉ sau Phú Quốc, Côn Đảo và Hòn Mun. Hiện nay tổ chức bảo tồn biển Việt Nam và quốc tế đang đưa Cồn Cỏ vào danh mục ưu tiên thực hiện “Dự án bảo tồn biển”; ngày 14/10/2009 UBND tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định số 2090/QĐ-UBND về việc thành lập khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ với tổng diện tích 4.532 ha theo loại hình bảo tồn loài, sinh vật cảnh gồm hệ sinh thái rạn san hô và các loài động, thực vật biển quý hiếm. Đây chính là điều kiện thuận lợi, tạo lợi thế tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái biển. Một đăc điểm nữa đó là: Cồn Cỏ có vị trị địa lý không quá gần cũng không quá xa để tổ chức các hoạt động du lịch. Mặt khác, là đảo được kiến tạo bởi núi lửa giữa biển khơi, Cồn Cỏ có giá trị về địa chất, tài nguyên, nguồn lợi sinh vật biển; sinh thái cảnh quan như là một bảo tàng tự nhiên với các thềm đá Bazan kỳ vĩ, bãi tắm nhỏ được tạo bởi vụn san hô, sò điệp, nước biển trong, nhiệt độ nước biển ổn định. Bên cạnh đó Cồn Cỏ có một hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3 tầng của đảo núi lữa; rừng trên thềm san hô quý hiếm ở Việt Nam. Các yếu tố đặc thù đó tạo cho Cồn Cỏ những lợi thế, sức hấp dẫn riêng để phát triển du lịch sinh thái biển đảo với các loại hình tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, lặn thám hiểm biển...và phát triển huyện đảo Cồn Cỏ thành huyện đảo du lịch theo Nghị định 174/2004/NĐ - CP của Chính phủ. Điểm thuận lợi nữa là Cồn Cỏ nằm trong hệ thống các di tích lịch sử nổi tiếng trong cuộc trường chinh giữ nước của quân và dân Quảng Trị như: Sông Bến Hải ; Cầu Hiền Lương; Vĩ tuyến 17; địa đạo Vịnh Mốc; Thành Cổ Quảng Trị...Rừng Cồn Cỏ chiếm 73,7 % tổng diện tích, được xem là lá phổi của đảo. Rừng Cồn Cỏ thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên nền san hô và mãnh vụn sò ốc do đó đa phần cây thấp, nhỏ. Trong đó có số cây bản địa có giá trị như: Bàng vuông; cây phong ba; dứa dại. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới 3 tầng trên đảo là hệ sinh thái rừng khá hiếm của đảo núi lửa ở Việt Nam được gìn giữ và bảo vệ tốt. Khí hậu trên đảo trong lành, mát mẽ, không bị ô nhiễm. Rừng Cồn Cỏ có vị trí hết sức quan trọng đối với hệ môi trờng sinh thái với các chức năng: Chắn gió; điều tiết nguồn nước; che phủ và phòng hộ. Ngoài các ý nghĩa trên, rừng Cồn Cỏ hội đủ các yếu tố về cảnh quan, môi trường cho hoạt động du lịch, sinh thái. + Tiềm năng du lịch Cồn Cỏ. Nằm ở cửa ngõ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ, đảo Cồn Cỏ có ý nghĩa chiến lược trọng yếu trong mối quan hệ kinh tế - lãnh thổ và quốc phòng - an ninh của đất nước. Đồng thời do nằm trong khu vực miền Trung nơi giao nhau của các tuyến giao thông quan trọng Bắc - Nam, và đặc biệt là tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nối Việt Nam với thị trường Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar ... nên Cồn Cỏ có lợi thế lớn về mặt vị trí địa lý. Đảo Cồn Cỏ là chiến trường xưa gắn liền với những trận đánh ác liệt, thể hiện truyền thống đấu tranh anh dũng của quân và dân Quảng Trị trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Về mặt tiềm năng du lịch, đảo Cồn Cỏ là khu vực có địa hình cảnh quan đẹp, hệ sinh vật rừng và biển đa dạng, đây là những lợi thế không nhỏ để hình thành các sản phẩm du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch sinh thái rừng và biển... những loại hình du lịch đang thu hút được đông đảo du khách. Đảo Cồn Cỏ được quy hoạch là một đỉnh trong tam giác phát triển du lịch Cửa Tùng - Cửa Việt - Cồn Cỏ, nằm trong cụm phát triển du lịch trọng điểm phía Bắc của tỉnh Quảng Trị. + Một số điều kiện thuận lợi đáng chú ý khác: - Trong những năm qua, huyện đã tập trung đầu tư cho công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay bên cạnh việc rà soát bổ sung Quy hoạch tổng thể KT-XH, huyện đã hoàn thành Quy hoạch chung xây dựng, Quy hoạch chi tiết du lịch; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính - dân cư; Quy hoạch các tuyến đường giao thông trên đảo theo định hướng xây dựng Cồn Cỏ thành đảo du lịch làm cơ sở, tiền đề cho công tác đầu tư và quảng bá kêu gọi đầu tư trong thời gian tới. Trong quá trình triển khai các đề án quy hoạch, huyện đã tranh thủ được sự tham gia tư vấn của các chuyên gia nước ngoài, tư vấn chuyên ngành của các Bộ, ngành chức năng, sự tham gia nghiên cứu của các nhà chuyên môn, các nhà khoa học của các trường Đại học lớn trong cả nước và các cơ quan quân sự địa phương. - Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật: Nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh như hệ thống âu tàu cảng cá; kè chống xói lở Bến Tranh; các tuyến đường giao thông như tuyến đường chủ đạo chạy quanh đảo dài 5km, tuyến T2, N5, T1B trong khu trung tâm hành chính đã được đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và phục vụ du lịch. - Cấp điện: Năm 2009 huyện đã đầu tư xây dựng 01 trạm cấp điện tập trung bằng động cơ diezel có tổng công suất 132KVA- 0,4KV với 02 máy công suất 66 KVA. Công trình đã được đưa vào sử dụng từ tháng 10 năm 2009 tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. - Cấp nước: Trên đảo có một số giếng khoan có nước ngọt, tuy trữ lượng không lớn nhưng đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng dự án thu gom, dự trữ và cung cấp nước tập trung cho toàn đảo. - Thông tin liên lạc: Hiện trên đảo đã đầu tư 02 trạm viễn thông của Vinaphone và Viettel, Đài Phát thanh Truyền hình, Trạm đèn biển, trạm khí tượng, trạm ra đa. - Việc ban hành Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, là điều kiện hết sức thuận lợi để Quảng Trị đầu tư phát triển du lịch biển đảo nói chung, du lịch đảo Cồn Cỏ nói riêng. Với các yếu tố thuận lợi đó tạo nên một sức hấp dẫn riêng để phát triển du lịch biển đảo Cồn Cỏ với các loại hình như: Tham quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thám hiểm biển, thể thao biển. Đảo Cồn Cỏ cùng với Cửa Tùng - Cửa Việt được xác định sẽ là vùng động lực phát triển du lịch trên Hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo thành một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển tổng hợp mang tầm quốc gia. Cồn Cỏ đang chuyển mình trong hành trình hướng tới tương lai. Đảng bộ, quân và dân huyện đảo đang phát huy cao độ truyền thống anh hùng; đoàn kết một lòng khai thác tiềm năng thế mạnh, tranh thủ có hiệu quả nguồn lực bên ngoài. Phấn đấu xây dựng huyện đảo vững về chính trị giàu về kinh tế - mạnh về quốc phòng an ninh - đẹp về văn hoá. Tin tưởng vào một ngày không xa Cồn Cỏ anh hùng sẽ sớm trở thành Huyện đảo văn hoá du lịch nơi cửa ngõ tiền tiêu của Tổ quốc. (Nguồn: http://conco.quangtri.gov.vn/vi/gioi-thieu/manh-dat-con-nguoi/)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan