Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế máy uốn đai thép xây dựng...

Tài liệu Thiết kế máy uốn đai thép xây dựng

.PDF
71
156
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN THIẾT KẾ MÁY ---------------------------------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : Trần Thiên Phúc SVTH : Phan Cảnh Duy MSSV : 21200571 LỚP TP Hồ Chí Minh 05/2019 : CK12KTK THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG SVTH: Phan Cảnh Duy GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC II LỜI NÓI ĐẦU Nền công nghiệp Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển, để đưa đất nước trở thành một quốc gia có nền công nghiệp hiện đại, chúng ta cần vận hành khối óc, sự sáng tạo khoa học kỹ thuật vào trong nền công nghiệp hiện nay của nước ta. Song song với quá trình phát triển đó, đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng đầy đủ để đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp. Nhằm để đáp ứng lại nhu cầu tăng trưởng khá nóng của ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng, đòi hỏi chúng ta phải có phương thức xây dựng, thi công nhanh gọn, chính xác và hiệu quả làm việc cao. Nhằm thay thế cho các phương thức thi công thủ công lỗi thời trước đây. Cùng với sự phát triển của khoa học nói chung và ngành cơ khí nói riêng. Đòi hỏi người kỹ sư phải nắm vững kiến thức cơ bản tương đối rộng. Đồng thời phải biết vận dụng kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong thực tế sản xuất, trong kỹ thuật cũng như trong đời sống hàng ngày. Luận văn tốt nghiệp với mục đich giúp sinh viên hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học trước lúc ra trường, đồng thời phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của mỗi sinh viên khi đứng trước một vấn đề trong kỹ thuật. Cùng với sự phát triển của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành cơ khí, thì nhu cầu sản xuất phải sử dụng máy móc có độ chính xác cao, phải giảm sức lao động của con người, tăng năng suất lao động. Nhằm tạo nền tảng để đáp ứng nhu cầu đó, em quyết định chọn và thực hiện đề tài ‘‘Thiết kế máy uốn đai thép xây dựng’’ là đề tài tốt nghiệp ra trường cho mình. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong nhà trường, các thầy trong khoa cơ khí đã tận tình giúp đỡ em trong suốt những năm qua đặc biệt là Thầy hướng dẫn PGS.TS Trần Thiên Phúc. Sau một thời gian tìm hiểu đề tài, với sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy thì đến nay em đã hoàn thành luận văn theo đúng tiến độ đề ra. Em rất mong sự góp ý và chỉ bảo của quý Thầy/Cô trong bộ môn để luận văn được hoàn thiện hơn. TP Hồ Chí Minh, Ngày ….. Tháng ….. Năm 2019 Sinh viên thực hiện Phan Cảnh Duy THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................3 DANH SÁCH HÌNH VẼ ...............................................................................................8 DANH SÁCH BẢNG BIỂU ........................................................................................10 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ......................................................................................11 1.1 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................11 1.2 Thực trạng máy duỗi, uốn và cắt đai thép trên thế giới và trong nước ...............13 1.2.1 Trên thế giới ....................................................................................................... 13 1.2.2 Ở nước ta............................................................................................................ 15 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰA TRÊN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ17 2.1 Phân tích lựa chọn cơ cấu duỗi thép ....................................................................17 2.1.1 Vị trí, vai trò của cơ cấu duỗi thép (nắn thép) ................................................... 17 2.1.2 Lý thuyết uốn ..................................................................................................... 17 2.1.3 Lựa chọn phương án nắn thẳng ......................................................................... 19 2.1.3.1 Nắn thẳng trên máy nắn đồng tâm............................................................. 19 2.1.3.2 Nắn thẳng trên máy nắn con lăn .................................................................. 20 2.2 Phân tích, lựa chọn cơ cấu cắt và uốn đai ...........................................................21 2.2.1 Phân tích, lựa chọn cơ cấu cắt ........................................................................... 21 2.2.1.1 Phương án 1 ................................................................................................. 21 2.2.1.2 Phương án 2 ................................................................................................. 22 2.2.1.3 Phương án 3 ................................................................................................. 22 2.2.2 Cảm biến ............................................................................................................ 23 SVTH: Phan Cảnh Duy 4 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC 2.2.4. Phương án thiết kế ............................................................................................ 28 2.3 Quá trình uốn đai ................................................................................................29 2.4 Sơ đồ động ..........................................................................................................33 CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ............................................34 3.1 Mô phỏng kết cấu tổng thế của máy...................................................................34 3.2 Tính toán thiết kế bộ phận nắn thẳng thép .........................................................34 3.2.1 Xác định công suất dẫn động tang nắn thẳng .................................................. 34 3.2.3 Xác định công suất dẫn động cơ cấu kéo cốt thép .......................................... 40 3.2.4 Tính toán bộ truyền xích ống con lăn cho cơ cấu kéo cốt thép ....................... 43 3.3 Tính toán thiết kế bộ phận uốn cốt thép .............................................................47 3.4 Tính toán thiết kế bộ phận cắt cốt thép................................................................48 CHƯƠNG 4 : THIẾT BỊ KHÍ NÉN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA......................................49 4.1 Máy bơm thủy lực ...............................................................................................49 4.1.1 Chọn máy nén thủy lực ....................................................................................... 49 4.1.2 Cơ cấu chấp hành ............................................................................................... 49 4.2 Tính toán lựa chọn xilanh ....................................................................................50 4.2.1 Xilanh uốn .......................................................................................................... 50 4.2.1.1 Đường kính trong của xilanh ......................................................................... 50 4.2.1.2 Đường kính cần piston .................................................................................. 51 4.3.1.4. Lưu lượng làm việc của xilanh ..................................................................... 51 4.2.2 Xilanh cắt ............................................................................................................ 51 4.2.2.1 Đường kính trong của xilanh ......................................................................... 51 SVTH: Phan Cảnh Duy 5 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC 4.2.2.2 Đường kính cần piston .................................................................................. 51 4.3.1.4. Lưu lượng làm việc của xilanh ...................................................................... 52 4.3 Khớp nối điện tử .............................................................................................…53 4.4 Thiết kế mạch điều khiển ....................................................................................53 4.4.1 Giới thiệu về PLC .............................................................................................. 53 4.4.2 So sánh với các hệ thống điều khiển khác ......................................................... 55 4.4.3 Tổng quan PLC FXO – 20MR-ES/UL .............................................................. 56 4.4.3.1 Cấu hình phần cứng ..................................................................................... 56 4.4.4 Sơ đồ kết nối dây của PLC ................................................................................ 58 4.4.5 Giản đồ trạng thái ( Lưu đồ giải thuật ) ............................................................. 59 4.4.6 Bảng phân công đầu vào, đầu ra ........................................................................ 60 4.4.7 Sơ đồ mạch động lực và mạch khí nén .............................................................. 62 4.4.8 Mô tả hoạt động máy ......................................................................................... 64 CHƯƠNG 5 : LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG MÁY…...65 5.1 Lắp đặt máy .......................................................................................................65 5.2 Vận hành máy ......................................................................................................65 5.3 Sửa chữa máy .....................................................................................................66 5.4 Bảo dưỡng máy....................................................................................................68 CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ..........................70 6.1 Kết luận...............................................................................................................70 6.2 Hướng phát triển đề tài ........................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71 SVTH: Phan Cảnh Duy 6 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG SVTH: Phan Cảnh Duy GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC 7 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 1.1 : Ứng dụng của đai thép. ................................................................................ 11 Hình 1.2 : Đai thép. ....................................................................................................... 11 Hình 1.3 : Máy duỗi, cắt thép sản xuất tại Trung Quốc. ............................................... 13 Hình 1.4 : Máy bẻ đai chuyên dụng do Hàn Quốc sản xuất. ........................................ 14 Hình 1.5 : Máy bẻ đai chuyên dụng do Nhật Bản sản xuất........................................... 14 Hình 1.7 : Đai thép hình vuông. .................................................................................... 16 Hình 1.8 : Đai thép hình chữ nhật. ................................................................................ 16 Hình 1.9 : Kích thước đai vuông. .................................................................................. 16 Hình 2.1 : Biểu hiện của lớp.......................................................................................... 18 Hình 2.2 : Sơ đồ phân bố ............................................................................................... 18 Hình 2.3 : Máy nắn thẳng đồng tâm. ............................................................................. 19 Hình 2.4 : Máy nắn thẳng con lăn. ................................................................................ 20 Hình 2.5 : Phương án 1. ................................................................................................ 21 Hình 2.6 : Phương án 2. ................................................................................................ 22 Hình 2.7 : Phương án 3. ................................................................................................ 22 Hình 2.8 : Cảm biến tiệm cận. ....................................................................................... 24 Hình 2.9: Máy uốn YTB-32A ....................................................................................... 27 Hình 2.9: Thiết kế phương pháp uốn góc đai thép theo máy YTB-32A ....................... 27 Hình 2.11: Hệ thống bẻ góc bằng xilanh....................................................................... 27 Hình 2.12 : Phương án 3. .............................................................................................. 28 SVTH: Phan Cảnh Duy 8 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC Hình 2.13 : Quy trình uốn đai vuông ............................................................................ 29 Hình 2.14 . Quy trình uốn đai tam giác ......................................................................... 29 Hình 2.15 : Uốn tạo neo đai. ......................................................................................... 30 Hình 2.16: Uốn góc đai thứ 2. ....................................................................................... 31 Hình 2.17 : Uốn góc đai thứ 3. ...................................................................................... 31 Hình 2.18 : Uốn góc đai thứ 4. ...................................................................................... 32 Hình 2.19 : Uốn góc đai còn lại. ................................................................................... 32 Hình 2.20 : Sơ đồ động của máy. .................................................................................. 33 Hình 3.1 : Bảng động cơ Standard motors. ................................................................... 35 Hình 3.2: Thông số cặp bánh răng ................................................................................ 47 Hình 4.1: Máy bơm thủy lực ......................................................................................... 49 Hình 4.2 : Xilanh kết hợp công tắc hành trình. ............................................................. 50 Hình 4.7: Khớp nối điện tử. .......................................................................................... 53 Hình 4.8 : PLC FX0-20MR-ES (MITSUBISHI). ......................................................... 57 Hình 4.9 : Sơ đồ đấu dây PLC....................................................................................... 58 Hình 4.10 : Giản đồ trạng thái. ...................................................................................... 59 Hình 4.11 : Sơ đồ mạch động lực. ................................................................................. 62 Hình 4.12 : Sơ đồ thủy lực. ........................................................................................... 63 SVTH: Phan Cảnh Duy 9 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : So sánh năng suất giữa sản xuất thủ công và sản xuất tự động. .................. 12 Bảng 3.1 : Số liệu dùng cho thiết kế các bộ truyền cơ khí. ........................................... 36 Bảng 3.2 : Thông số đai B ............................................................................................. 37 Bảng 3.3 : Thông số bộ truyền đai thang của cơ cấu nắn thẳng ................................... 40 Bảng 3.4: Thông số bộ truyền động cơ – HGT và trục công tác. ................................. 42 Bảng 3.5 : Tóm tắt thông số của bộ truyền xích con lăn. .............................................. 46 Bảng 4.1 : So sánh đặc tính kỹ thuật giữa những hệ thống điều khiển. ........................ 56 Bảng 4.2 : Bảng đầu vào ( Input). ................................................................................. 60 Bảng 4.3 : Bảng đầu ra ( Output). ................................................................................. 61 Bảng 5.1 : Các sai hỏng có thể gặp và nguyên nhân. .................................................... 68 Bảng 5.2 : Lịch trình bảo dưỡng máy. .......................................................................... 69 SVTH: Phan Cảnh Duy 10 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 1.1 Đối tượng nghiên cứu Song hành với nhu cầu về nhà ở , xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều như hiện nay, thì nhu cầu các ngành phụ trợ trong quá trình xây dựng cũng tang lên, một trong số đó là nhu cầu về nhân công và làm các công việc nhỏ . Đơn cử như việc làm đai thép cho trụ bê tông. Công việc tốn nhân công, lại nhàm chán vì lặp đi lặp lại. Dẫn đến giảm năng suất làm việc cũng như tiêu tốn nhân công vào công việc máy móc có thể thay thế được. Đứng trước vấn đề này .Áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và ổn định chất lượng sản phẩm, chúng ta cần tiến tới đưa vào các thiết bị trong công trình xây dựng với hệ thống điều khiển tự động từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Việc áp dụng các hệ thống tự động và bán tự động ngày càng được ứng dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả lớn trong quá trình lao động, sản xuất. Dưới đây là 1 số hình ảnh cho ứng dụng của đai thép: Hình 1.1 : Ứng dụng của đai thép. SVTH: Phan Cảnh Duy Hình 1.2 : Đai thép. 11 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC Máy làm đai sắt là giải pháp góp phần tiết kiệm cho nhà thầu chi phí thi công, giảm số tiền chi thuê nhân công, giảm lượng hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình gia công cho các chủ đầu tư. Bảng so sánh đối chứng giữa 2 hình thức gia công để sản xuất ra 2400 đai sắt ( tương đương 1 ca sản xuất), tính bình quân cho các loại đai sử dụng thông thường trong xây dựng với trọng lượng 0,25kg/đai. Có thể tính toán đơn giản về hiệu quả mà máy mang lại được như sau : STT Nội dung Thủ Công Máy bẻ đai sắt 1 Nhân công 8 người 1 người 2 Năng lượng điện 24w 12w 3 Mức hao hụt nguyên 2.5% Nguyên liệu 0.5% Nguyên liệu liệu 4 Khấu hao máy móc 30.000vnd/ngày 150.000vnd/ngày Bảng 1.1 : So sánh năng suất giữa sản xuất thủ công và sản xuất tự động. Như vậy, với sự hỗ trợ của máy uốn đai, một người thợ có thể làm gấp 8 lần so với những người thợ uốn đai thủ công khác. Ta có thể nhận thấy rằng 1 máy uốn và bẻ đai thép có thể thay thế cho khoảng từ 810 nhân công. Vì vậy việc đưa máy uốn đai thép vào áp dụng thực tế là một vấn đề hết sức cấp thiết và mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn trong công việc. SVTH: Phan Cảnh Duy 12 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC 1.2 Thực trạng máy duỗi, uốn và cắt đai thép trên thế giới và trong nước 1.2.1 Trên thế giới Hình 1.3 : Máy duỗi, cắt thép sản xuất tại Trung Quốc. Ưu điểm: Tự động hoàn toàn các chức năng cho cho sản phẩm đầu ra hoàn toàn tự động, có độ chính xác cao và hiệu quả cao. Có Hệ thống cấp dây tự động (CNC), thiết kế cửa dễ dàng quan sát khí động học, dễ dàng điều chỉnh và bảo trì, và an ninh hơn và nhanh chóng. Nhược điểm: Điện áp sử dụng 380V thiếu linh hoạt với nguồn điện ở công trình là 220V. Máy to . nặng. Không di dời máy theo công trình được. SVTH: Phan Cảnh Duy 13 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC Hình 1.4 : Máy bẻ đai chuyên dụng do Hàn Quốc sản xuất. Ưu điểm : Vận hành êm, lực uốn cho phép uốn các loại sắt từ D6-D25, máy sử dụng nguồn điện 220v sẵn có ngoài công trình, không cần điện thế 380v như các dòng máy uốn khác. Máy sử dụng đơn giản, không cần người điều khiển có trình độ chuyên môn. Nhược điểm : Khó di chuyển, dùng để uốn, bẻ các loại thép lớn. Hình 1.5 : Máy bẻ đai chuyên dụng do Nhật Bản sản xuất. SVTH: Phan Cảnh Duy 14 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC Ưu điểm : Là máy sử dụng trong các công trình lớn, đòi hỏi khối lượng công việc nhiều, đạt được năng suất công việc cao do chức năng tự động trả lại khi uốn sắt xong, với bàn đạp để uốn sắt có thể di động giúp cho người sử dụng máy sử dụng một cách hiệu quả. Nhược điểm : Trọng lượng của máy lớn nên máy để cố định. 1.2.2 Ở nước ta Hình 1.6: Máy bẻ đai công ty Việt Nhật Ưu điểm: Không có phế phẩm sau sản xuất, sản phẩm đai đều đẹp Nhược điểm: Trọng lượng của máy lớn nên khó di chuyển. 1.3 Kết luận Máy uốn đai thép xây dựng là một phát mình rất thông minh và tiện lợi khi nó tích hợp được các công việc từ nắn thẳng thép, uốn thép thành đai và cắt thép. Sản phẩm làm ra có đủ các kích thước to nhỏ với hai hình dạng chính là hình vuông và hình chữ nhật. Sản SVTH: Phan Cảnh Duy 15 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC phẩm có độ chính xác cao và không làm biến đổi cơ tính của đai thép. Máy uốn được thép cuộn có đường kính ∅6 , ∅8, ∅10, ∅12 mm. Trong khuôn khổ luận văn lần này, em trình bày tính toán và thiết kế máy duỗi, uốn và cắt đai thép, bán tự động, phù hợp với sản xuất hàng loạt nhỏ. Máy được thiết kế để tối ưu năng lượng tiêu thụ, hạn chế tiếng ồn và có khả năng kiểm soát sản phẩm dễ dàng, giảm thiểu tiêu hao phôi. Và nghiên cứu ứng dụng nhằm tăng năng suất làm việc. Đây là hướng nghiên cứu có tính kế thừa và ứng dụng cao trong xây dựng. Hình 1.7 : Đai thép hình vuông. Hình 1.8 : Đai thép hình chữ nhật. Kích thước đai hình vuông : Hình 1.9 : Kích thước đai vuông. SVTH: Phan Cảnh Duy 16 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH LỰA CHỌN DỰA TRÊN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 2.1 Phân tích lựa chọn cơ cấu duỗi thép 2.1.1 Vị trí, vai trò của cơ cấu duỗi thép (nắn thép) Thép cuộn sau khi ra khỏi lò thì không được nắn thẳng mà được cuộn tròn thành cuộn vì thế người ta gọi đó là thép cuộn. Vì vậy, người ta phải sử dụng các máy nắn để làm cho sản phẩm sau khi sử dụng không bị cong vênh để đảm bảo được yêu cầu chính xác, an toàn, nhanh chóng và nâng cao năng suất trong xây dựng. Phôi sau khi nắn thẳng sẽ có lượng dư đều, giảm được sai số gia công, đảm bảo phôi đẩy dễ, kẹp chặt tốt. Các máy nắn thường được đặt ở cuối dãy công nghệ, sau sản nguội, tuy nhiên cũng có lúc máy nắn được đặt ở trước sàn nguội để tận dụng nhiệt lượng sau quá trình cán ( khi đó lực nắn không cần lớn ) và sản phẩm cũng không cần chính xác. Quá trình nắn không làm thay đổi hình dáng và tiết diện ngang của sản phẩm mà chỉ khử bỏ những chỗ cong vênh và những ứng suất dư trên bề mặt. 2.1.2 Lý thuyết uốn Quá trình uốn Uốn là một trong những nguyên công thường gặp nhất trong dập nguội. Uốn tức là biến phôi phẳng (tấm) dây hay ống thành những chi tiết có hình cong đều hay gấp khúc. Khối lượng vật uốn trong ngành chế tạo máy và dụng cụ không ngừng tăng lên. Phụ thược vào kích thước và hình dáng vật uốn, dạng phôi ban đầu, đặc tính quá trình uốn trong khuôn. Uốn có thể tiến hành trến máy ép trục khuỷu lệch tâm, ma sát hay thủy lực. Đôi khi có thể tiến hành trên các dụng cụ uốn bằng tay hoặc trên máy uốn chuyên dùng. Đặc điểm của quá trình uốn là dưới tác dụng ép của chày và cối, phôi bị biến dạng dẻo từng vùng để tạo thành hình dáng cần thiết. Quá trình biến dạng cũng bao gồm quá trình biến dạng đàn hồi và quá trình biến dạng dẻo. SVTH: Phan Cảnh Duy 17 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC Lớp trung hòa Thành của phôi trước khi uốn ta kẻ những ô vuông. Sau khi uốn ta thấy những ô ở phần thẳng không thay đổi, còn những ô ở phần cong thì bị biết thành hình thang (xem hình 2.1). Các vách ngang tính từ tâm uốn ra,các vách ở phía ngoài dài ra, còn các vạch ở phía trong ngắn lại. Chỉ có đường 00 là chiều dài không thay đổi, đó là lớp trung hòa. Phần ngoài lớp trung hòa chịu kéo, còn phần trong chịu nén. Lớp trung hòa không chịu kéo hay nén, nên giữ được độ dài ban đầu. Đó là căn cứ tốt nhất để xác đinh phôi uốn. Sơ đồ bố trí lực tại tại tiết diện bị uốn được trình bày trên (hình 2.2) 0 0 0 a a 0 b b r R Hình 2.1 : Biểu hiện của lớp Hình 2.2 : Sơ đồ phân bố Quan sát tiết diện cắt ra trên cung uốn, ta thấy có dạng hình quạt. Phần dưới lớp trung hòa thì co lại, phần trên phình ra. Lớp trung hòa giữa nguyên được bề rộng ban đầu của phôi. Hiện tượng này cảng rõ rệt khi bề rộng vật uốn càng hẹp và bán kính uốn càng nhỏ. Người ta đã chứng minh rằng lớp trung hòa đi qua trọng tâm của mặt phẳng tiết diện. Trong quá trình uốn, bán kính uốn càng nhỏ dần thì hình dáng tiết diện cũng thay đổi dần. Do đó trọng tâm của tiết diện cũng di chuyển dần về trọng tâm của vật uốn. SVTH: Phan Cảnh Duy 18 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC 2.1.3 Lựa chọn phương án nắn thẳng 2.1.3.1 Nắn thẳng trên máy nắn đồng tâm Đối với chi tiết trụ dài, đường kính lớn thì việc nắn sẽ được nắn trên máy nắn chuyên dùng. Hình 2.3 : Máy nắn thẳng đồng tâm. Máy nắn thẳng đồng tâm gồm có thùng quay, trong thùng có những bộ con lăn dạng hypecboloit tròn xoay được đặt nghiêng một góc sao cho đường sinh là đường thẳng. Những bộ con lăn này từng cặp một được đặt chéo nhau, vừa quay quanh thùng vừa quay quanh nó để làm nhiệm vụ nắn thẳng và dẫn phôi. Phôi được đặt vào giữa các bộ con lăn nhờ hai xe nhỏ hai đầu. Khoảng cách giữa hai con lăn có thể điều chỉnh được để phù hợp với các loại đường kính khác nhau. Năng suất của máy nắn thẳng chuyên dùng rất cao nhưng do kích thước cồng kềnh nên chỉ dùng trong sản xuất hàng loạt và hàng khối. SVTH: Phan Cảnh Duy 19 THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP XÂY DỰNG GVHD: TRẦN THIÊN PHÚC 2.1.3.2 Nắn thẳng trên máy nắn con lăn Hình 2.4 : Máy nắn thẳng con lăn. Máy nắn thẳng con lăn gồm 2 tôt hợp những con lăn, được đặt đứng và nằm , tạo một góc 90 độ. Các con lăn tự quay quanh mình để năn thép cuộn. Phôi được đưa vào giữa các con lăn và có thể điểu chỉnh cho phù hợp với đường kính của phôi, điều chỉnh áp lực của các con lăn lên phôi. Cấu tạo đơn giản, dễ điều chỉnh nhưng số lượng con lăn nhiều làm cho máy nặng lại yêu cầu không gian bố trí nhiều. Kết luận : Ta chọn phương pháp nắn thẳng phôi thép bằng máy nắn đồng tâm, vì chiếm ưu thế hơn về không gian , đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng loạt tốt. SVTH: Phan Cảnh Duy 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan