Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế máy sàng phân loại rác...

Tài liệu Thiết kế máy sàng phân loại rác

.PDF
76
308
92

Mô tả:

Lời nói đầu Kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý khoa học để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích, có vai trò quan trọng đối với bất kỳ nền kinh tế của bât kỳ quốc gia nào. Luận văn tốt nghiệp – học phần cuối cùng của quá trình đào tạo kỹ sư cơ khí giúp sinh viên cơ khí liên kết các mảng kiến thức được chia nhỏ, sử dụng các công cụ và kỹ năng cộng với sự hướng dẫn của những người đi trước và khả năng tìm tòi, học hỏi, giải quyết vấn đề để nghiên cứu, tìm hiểu hay đưa ra quy trình thiết kế, chế tạo dưới góc nhìn vừa tổng quan, thấu đáo vừa chi tiết, tỉ mỉ. Em xin được gởi lời cảm ơn đến bộ môn Thiết Kế Máy – Khoa Cơ Khí đã nhiệt tình giúp đỡ cho em về các kiến thức, tư liệu. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Bùi Trọng Hiếu đã đồng hành, chia sẽ tận tình cũng như hướng dẫn em cách thực hiện luận văn. Cảm ơn đến Trung tâm chuyển giao công nghệ. Cảm ơn anh Phan Thanh Xuân –Trưởng phòng kỹ thuật-thương mại, tập thể các anh các chú tại xưởng sản xuất đã nhiệt tình chỉ dạy các kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm sản xuất, các vấn đề về sản xuất và tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh của máy khi hoạt động. Với kiến thức hạn hẹp, thiếu hiểu biết cũng như việc thiếu sót kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn ! TP.HCM, ngày tháng Sinh viên Vũ Minh Trí năm 2019 Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC TỔNG QUAN ......................................................................................................7 1.1 Tổng quan về rác thải sinh hoạt ............................................................................................7 1.2 Đặt vấn đề..............................................................................................................................9 1.3 Các thiết bị phân loại trên thị trường ..................................................................................11 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ........................................................14 2.1 Các bộ phận chính của máy.................................................................................................14 2.2 Các phương án thiết kế ........................................................................................................15 2.2.1 Yêu cầu về kỹ thuật ............................................................................................15 2.2.2 Lựa chọn phương án vận chuyển nguyên liệu ....................................................16 2.2.3 Chọn phương án truyền động cho sàng .............................................................. 18 2.2.4 Các loại máy nghiền thông dụng ........................................................................22 2.3 Lựa chọn phương án ............................................................................................................27 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BĂNG TẢI ............................................................28 3.1 Tính toán hệ thống băng tải tiếp liệu ...................................................................................28 3.2 Tính toán hệ thống băng tải trả liệu về khu xử lý ............................................................... 35 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MÁY SÀNG LỒNG .......................................41 4.1 Tính toán các thông số kỹ thuật máy sàng ..........................................................................41 4.1.1 Thiết kế kích thước và các thông số thùng sàng .................................................41 4.1.2 Xác định số vòng quay của sàng ........................................................................42 4.1.3 Tính toán năng suất máy sàng ............................................................................43 4.1.4 Xác định công suất cần thiết ...............................................................................43 4.2 Tính toán bộ truyền động ....................................................................................................45 4.2.1 Thiết kệ bộ truyền bánh ma sát ...........................................................................45 SVTH: Vũ Minh Trí 1 Luận văn tốt nghiệp 4.2.1.1 Chọn vật liệu ..........................................................................................45 4.2.1.2 Xác định ứng suất cho phép...................................................................46 4.2.1.3 Tính toán và kiểm nghiệm các thành phần lực ......................................46 4.2.2 Thiết kế trục ........................................................................................................51 4.2.3 Chọn và kiểm nghiệm then .................................................................................53 4.2.4 Tính toán nối trục................................................................................................ 56 4.2.5 Khớp nối vạn năng.............................................................................................. 57 4.2.6 Tính toán chọn ổ lăn ...........................................................................................58 THIẾT KẾ MÁY NGHIỀN BÚA....................................................................61 5.1 Cơ sở lý thuyết của quá trình nghiền...................................................................................61 5.2 Tính toán máy nghiền búa ...................................................................................................61 5.3 Tính toán bộ truyền đai .......................................................................................................63 5.3.1 Chọn loại đai và tiết diện đai ..............................................................................63 5.3.2 Tính các thông số bộ truyền đai ..........................................................................63 5.3.3 Tính giá trị các lực tác dụng ...............................................................................65 5.4 Thiết kế trục máy nghiền .....................................................................................................66 5.4.1 Xác định lực tác dụng lên trục ............................................................................66 5.4.2 Xác định kích thước trục ....................................................................................69 5.5 Tính toán chọn ổ lăn ............................................................................................................70 VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY ...........................................................72 6.1 An toàn khi sử dụng máy ....................................................................................................72 6.2 Hướng dẫn sử dụng máy .....................................................................................................72 6.3 Bảo dưỡng thiết bị ...............................................................................................................72 KẾT LUẬN .......................................................................................................74 7.1 Kết luận… ...........................................................................................................................74 SVTH: Vũ Minh Trí 2 Luận văn tốt nghiệp 7.2 Đề xuất ý kiến .....................................................................................................................74 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................................75 SVTH: Vũ Minh Trí 3 Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Chất thải sinh hoạt tại bãi tập kết rác ............................................................... 9 Hình 1.2 Hình ảnh máy UF-DZ30 ................................................................................ 11 Hình 1.3 Hình ảnh máy 6GFJC-70-1A ......................................................................... 12 Hình 1.4 Hình ảnh máy sàng lồng rửa nông sản 3A3Kw .............................................. 13 Hình 2.1 Sơ đồ quá trình công nghệ xử lý rác .............................................................. 16 Hình 2.2 Hình ảnh minh họa cho băng tải đai .............................................................. 16 Hình 2.3 Hình ảnh minh họa cho băng tải xích ............................................................ 17 Hình 2.4 Phương án truyền động sàng 1....................................................................... 18 Hình 2.5 Phương án truyền động sàng 2....................................................................... 19 Hình 2.6 Phương án truyền động sàng 3....................................................................... 20 Hình 2.7 Phương án truyền động sàng 4....................................................................... 21 Hình 2.8 Sơ đồ nguyên lý máy nghiền má đập ............................................................. 22 Hình 2.9 Sơ đồ nguyên lý máy nghiền nón .................................................................. 23 Hình 2.10 Sơ đồ nguyên lý máy trục ............................................................................ 24 Hình 2.11 Sơ đồ nguyên lý máy nghiền búa ................................................................. 25 Hình 2.12 Sơ đồ nguyên lý máy nghiền răng ............................................................... 26 Hình 3.1 Sơ đồ bố trí băng tải ....................................................................................... 28 Hình 3.2 Sơ đồ bố trí con lăn ........................................................................................ 29 Hình 3.3 Mô hình 3D băng tải 12m được thiết kế bằng phần mêm Autodesk Inventor ............................................................................................................................ 33 Hình 3.4 Thông số cho con lăn và đỡ con lăn của băng tải 12m .................................. 34 Hình 3.5 Sơ đồ bố trí băng tải ....................................................................................... 35 Hình 3.6 Mô hình 3D băng tải 6m được thiết kế bằng phần mêm Autodesk Inventor 40 Hình 4.1 Sơ đồ lực tác dụng .......................................................................................... 47 Hình 4.2 Kết cấu thanh cardan....................................................................................... 57 SVTH: Vũ Minh Trí 4 Luận văn tốt nghiệp Hình 4.3 Mô hình 3D sàng lồng được thiết kế bằng phần mềm Autodesk Inventor ..... 60 Hình 5.1 Sơ đồ tải trọng ................................................................................................. 68 Hình 5.2 Mô hình 3D máy nghiền búa được thiết kế trên phần mềm Autodesk Inventor ............................................................................................................................ 71 SVTH: Vũ Minh Trí 5 Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Bảng thông số kỹ thuật máy UF-DZ30 .......................................................... 11 Bảng 1.2 Bảng thông số kỹ thuật máy 6GFJC-70-1A ................................................... 12 Bảng 1.3 Bảng thông số kỹ thuật máy rửa nông sản 3A3Kw........................................ 13 Bảng 2.1 Bảng đánh giá lựa chọn phương án ................................................................ 27 Bảng 3.1 Bảng thông số con lăn băng tải 12m .............................................................. 34 Bảng 4.1 Bảng thông số đặc tính bộ truyền động máy sàng lồng ................................. 45 Bảng 4.21 Bảng thông số và kích thước bộ truyền ma sát .............................................. 50 Bảng 4.31 Bảng kiểm nghiệm then .................................................................................. 54 Bảng 4.41 Bảng thông số khớp nối trục đĩa .................................................................... 56 Bảng 4.51 Bảng thông số của chốt .................................................................................. 56 Bảng 4.61 Bảng thông số ổ lăn của sàng lồng ................................................................. 59 Bảng 5.1 Bảng thông số ổ lăn của máy nghiền búa ....................................................... 71 SVTH: Vũ Minh Trí 6 Luận văn tốt nghiệp TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về rác thải sinh hoạt  Theo số liệu ngành môi trường Việt Nam, tổng lượng chất thải rắn trên toàn quốc hiện nay ước tính khoảng 200 triệu tấn/năm; trong đó rác thải sinh hoạt chiếm trên 80%.  Lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh phụ thuộc nhiều vào yếu tố kinh tế - xã hội. Nói chung thì mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Theo báo cáo năm 1999 của Ngân hàng thế giới (WB), tại thành phố lớn như New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn CTR là 1,8kg/người/ngày, Singapore, Hongkong là 0,8 – 1,0 kg/người/ngày, còn Jakarta, Manila, Calcuta, Karhi là 0,5 – 0,6 kg/người/ngày. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2006, lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình khoảng 0,6 kg/người/ngày ở các đô thị lớn là 0,4 kg/người/này ở các đô thị nhỏ.  Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 thì trên toàn quốc lượng CTR phát sinh ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đển 30%.  Có nhiều tính toán cho thấy lượng CTR đang tăng nhanh hàng năm do yêu cầu công nghiệp hoá và đô thị hóa. Hậu quả của nó là tình trạng ô nhiễm môi trường không ít khu vực ở các tỉnh thành trên cả nước.  Điều đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm của Việt Nam đã góp phần đáng kể nhất là trên dòng sông Mêkông là dòng sông chảy qua nhiều nước trong khu vực. Theo GS.TS Wanatabe, Chủ tịch ủy ban Quốc tế MeREM (dự án thí điểm mang tên Giám sát Hệ sinh thái sông Mekong), Trưởng phòng Sinh học Môi trường thuộc Học viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia Nhật Bản (NIES): “Vấn đề môi trường của sông Mekông đang ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở lưu vực sông chảy qua Việt Nam. Nguyên nhân gây ô nhiễm cho dòng sông một phần do dân cư sinh sống ven sông gây ra. Ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng không chỉ trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe đến SVTH: Vũ Minh Trí 7 Luận văn tốt nghiệp 17 triệu người, chiếm 20,2% dân số Việt Nam. Nếu tình trạng ô nhiễm môi trường không được các bạn quan tâm, xử lý sẽ ảnh hưởng, tác động xấu tới ngành du lịch..."  Việc xử lý CTR bằng cách chôn lấp như hầu hết các tỉnh đang làm hiện nay đã bộc lộ nhiều vấn đề. Rác chôn lấp chiếm diện tích ngày càng rộng hơn và hệ thống cảc bãi rác dần quá tải. Hệ quả là sự ô nhiễm ngày càng trầm trọng, cả hệ thống nước ngầm, nước mặt, đất đai lẫn bầu không khí. Mùi ô nhiễm quanh các bài chôn lắp, các bờ bao bị sạt lở, khi mưa to thì nước thải tràn ra các khe rạch, sông rạch, đất nuôi trồng thủy hải sản. Nhiều nơi nước sinh hoạt bị ảnh hưởng trầm trọng mà chính quyền cũng như người dân đành chịu bất lực vì không có giải pháp hiệu quả. Hiện nay việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi rác chôn lấp nói chung chỉ là các biện pháp tình thế như: sử dụng chế phẩm sinh học EM để chống ruồi, muỗi và mùi hôi; nâng cấp, gia cố đê bao, đường dẫn ra ao chứa tạm phòng chống nước rỉ tràn ra ngoài...  Những điều trên cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải định hướng về một công nghệ xử lý CTR lâu dài, vừa đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững về môi trường, đất đai, sức khỏe cộng đồng... vừa mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội. Công nghệ xử lý có thể giảm thiểu tối đa các vấn đề:  Ô nhiễm nước: Làm tăng chi phí xử lý nước trong khu vực, ảnh hưởng tới giá nước cung cấp cho sinh hoạt.  Ô nhiễm đất: Quy mô phá hoại và hao phí tài nguyên đất.  Ô nhiễm không khí: Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi.  Về mặt kinh tế: Chi phí mà cộng đồng phải bỏ ra liên quan đến những tác hại trên, chi phí đến sản xuất nông nghiệp.  Về mặt xã hội: Ảnh hưởng đến các mặt xã hội và kinh tế trong khu vực. SVTH: Vũ Minh Trí 8 Luận văn tốt nghiệp 1.2 Đặt vấn đề Dòng chất thải hỗn hợp khó phân hủy: bao gồm các loại rác cá biệt có khối lượng lớn, xơ sợi và các thành phần khó tách loại chiếm tỷ lệ khác cao (10 – 20 %, có nơi đến trên 50%) thường được đưa đi chôn lấp. Nhưng do khối lượng cồng kềnh, tốn nhiều chi phí vận chuyển, chiếm nhiều diện tích đất, thời gian phân hủy kéo dài hàng trăm năm, phát tán mùi hôi và côn trùng, dịch bệnh và đặc biệt là phát sinh một lượng lớn nước rỉ rác rất độc hại cho môi trường đất và nguồn nước ngầm. Giải pháp đốt an toàn, vừa tận dụng nhiệt, vừa giảm chôn lấp là giải pháp được chọn, đáp ứng nhu cầu xử lý loại chất thải này. Hình 1.1 Chất thải sinh hoạt tại bãi tập kết rác Xử lý rác bằng lò đốt rác sinh hoạt công suất 6 tấn/giờ (VN-01) có nhiều tiềm năng và ưu điểm vượt trội như: xử lý triệt để mọi loại chất thải sinh hoạt; giảm thể tích chất thải tối đa đến 92%. thời gian xử lý diễn ra nhanh ngay trong lò đốt rác; có thể xử lý ngay tại chỗ hay khu quy hoạch không xa nguồn thải giảm bớt chi phí và rủi ro trong quá trình SVTH: Vũ Minh Trí 9 Luận văn tốt nghiệp vận chuyển; mặt khác, nếu tận dụng được lượng nhiệt dư của khí thải để phát điện, sinh hơi nước quá nhiệt hay gia nhiệt cho các quá trình sấy… thì hiệu quả kinh tế của quá trình xử lý này sẽ tăng lên. Rác có rất nhiều những vật thể sắc, nhọn và nhiều khi lẫn cả những chai lọ chứa hóa chất vô cực độc hại có khả năng bào mòn, oxi hóa,…Chính vì vậy, băng tải rác ngoài là loại băng tải có khả năng chịu trọng tải lớn thì băng tải rác còn phải có khả năng chịu mài mòn tốt, chống oxi hóa, chịu được hóa chất. Mục tiêu: Tính toán và thiết kế dây chuyền xử lý đầu vào cấp liệu cho lò đốt với công suất 6 tấn/ giờ. SVTH: Vũ Minh Trí 10 Luận văn tốt nghiệp 1.3 Các thiết bị phân loại trên thị trường  Máy phân loại UF-DZ30 của công ty U-First Error! Hình No 1.2 text ofHình specified ảnh máy styleUF-DZ30 in document. Thông số kỹ thuật Nguồn điện 380 V Công suất 0,75 kW Năng suất 1 tấn/giờ Kích thước 3000 x 700 x 650 mm Trọng lượng 200 kg Giá bán 11 triệu Bảng 1.1 Bảng thông số kỹ thuật máy UF-DZ30 SVTH: Vũ Minh Trí 11 Luận văn tốt nghiệp  Máy phân loại 6GFJC-70-1A Hình 1.3 Hình ảnh máy 6GFJC-70-1A Thông số kỹ thuật Nguồn điện 220 V Công suất 0,55 kW Năng suất 3 tấn/giờ Kích thước 2600 x 1100 x 800 mm Trọng lượng 200 kg Giá bán 33 triệu Bảng 1.2 Bảng thông số kỹ thuật máy 6GFJC-70-1A SVTH: Vũ Minh Trí 12 Luận văn tốt nghiệp  Máy sàng lồng rửa củ quả nông sản bằng xơ dừa 3A3Kw của CTCPĐT Tuấn Tú Hình 1.4 Hình ảnh máy sàng lồng rửa nông sản 3A3Kw Thông số kỹ thuật Nguồn điện 220 V Công suất 3 kW Tốc độ động cơ 1140 vg/ph Năng suất 1 – 1,5 tấn/giờ Kích thước 4000 x 1200 x 1200 mm Trọng lượng 550 kg Giá bán 85 triệu Bảng 1.3 Bảng thông số kỹ thuật máy rửa nông sản 3A3Kw SVTH: Vũ Minh Trí 13 Luận văn tốt nghiệp LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 2.1 Các bộ phận chính của máy Các bộ phận chính của máy cần: – Động cơ giảm tốc – Bộ phận truyền lực – Băng tải – Sàn lồng phân loại rác – Máy nghiền búa  Động cơ thường được sử dụng nhất là loại động cơ xoay chiều vì dễ chế tạo, giá thành rẻ, thiết bị điều khiển không quá phức tạp. Các động cơ đồng bộ 3 pha, động cơ không đồng bộ 3 pha có roto lòng sóc hay dây quấn đều sử dụng được.  Bộ phận truyền lực gồm có: hộp chia moment, hộp giảm tốc, các khớp nối trục  Hộp giảm tốc, hộp chia moment: là bộ phần cần thiết cho máy, động cơ xoay chiều cần có hộp giảm tốc để điều chỉnh tỉ số truyền cho phù hợp vs vận tốc đầu ra cần thiết của máy. Trong trường hợp tỉ số truyền không đạt yêu cầu công nghệ thì có thể lắp thêm bộ truyền đai hoặc thêm hộp giảm tốc ở đầu ra của động cơ và đầu trục vào của hộp giảm tốc để giảm tốc độ thêm 1 lần nữa đáp ứng yêu cầu công nghệ.  Các khớp nối để liên kết các trục với động cơ truyền chuyển động từ động cơ sang các trục tải, trục dao, trục tay cào  Đai tải: có thể dùng băng tải, xích tải, guồng tải để phù hợp với yêu cầu tùy vào ưu nhược điểm của bộ phận.  Sàng lồng phân loại rác: Thùng sàng hoạt động đơn giản, có hiệu suất cao, tiêu thụ điện năng thấp, có thể dùng cho đa dạng vật liệu nên nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp với các mục đích khác nhau.có thể được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau cho các mục đích khác nhau. SVTH: Vũ Minh Trí 14 Luận văn tốt nghiệp  Máy nghiền búa: Có năng suất lớn, tiêu tốn năng lượng sản phẩm thấp, sản phẩm đầu ra có sự đồng đều và đạt chuẩn về mặt kích thước. 2.2 Các phương án thiết kế 2.2.1 Yêu cầu về kỹ thuật Băng tải phải chịu được khối lượng rác được đưa vào và xử lý sơ bộ lượng rác thải sinh hoạt để cấp cho lò đốt hoạt động ổn định.  Băng tải phải làm việc ổn định, tránh rung lắc trong quá trình hoạt động mà làm vương vãi rác trên băng tải ra ngoài.  Hoạt động liên tục, ổn định trong ngày, chịu được tải trọng 6 tấn.  Dễ bảo trì, lắp đặt, bão dưỡng, sửa chữa. Sàng lồng được chế tạo chuyên dụng cho quá trình sàng lọc rác, tách xé rác, phân loại rác cho quá trình ủ phân và đưa vào lò đốt.  Với cấu trúc đơn giản, hoạt động với độ tin cậy cao và chi phí đầu tư thấp.  Các dao xé được phân bố hợp lý tránh tình trạng làm bị tắc.  Bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng với chi phí thấp.  Chạy êm và tiếng ồn hoạt động thấp.  Thùng sàng được sản xuất theo công nghệ tiên tiến với chất lượng cao và năng suất lớn, nó có khả năng chống mài mòn tốt và độ bền cao. Cấu tạo đặc biệt của thùng sàng cũng loại bỏ được khả năng gây tắc sàng trong quá trình hoạt động. Máy nghiền búa được chế tạo để nghiền, xé rác đầu vào và cho rác đầu ra với kích thước nhỏ hơn so với ban đầu.  Cấu trúc đơn giản, tiêu thụ năng lượng ít, tỉ lệ giảm tốc phù hợp.  Cho ra năng suất cao, phù hợp cho cả nghiền khô và ướt.  Dễ dàng tháo lắp và bảo dưỡng.  Bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng với chi phí thấp.  Kích thước vật liệu đầu ra đảm bảo so với yêu cầu. SVTH: Vũ Minh Trí 15 Luận văn tốt nghiệp  Sơ đồ quá trình công nghệ Hình 2.1 Sơ đồ quá trình công nghệ xử lý rác 2.2.2 Lựa chọn phương án vận chuyển nguyên liệu  Băng tải đai Hình 2.2  Hình ảnh minh họa cho băng tải đai Ưu điểm: chiều dài vận chuyển lớn, năng suất cáo, kết cấu đơn giản, nhỏ, làm việc tin cậy và sử dụng thuận tiện SVTH: Vũ Minh Trí 16 Luận văn tốt nghiệp  Nhược điểm: khi vận chuyển xa và có địa hình phức tập cần phải có các bộ phận kết hợp. Đối vối một số nguyên liệu hạt, vụn,… có thể bị hao hụt trong quá trình vận chuyển.  Băng tải xích Hình 2.3  Hình ảnh minh họa cho băng tải xích Ưu điểm: có độ bền và độ cứng cao, cho phép vận chuyển các vật liệu dạng cục lớn, nặng và có cạnh sắc. Vận hành bằng xích nên có độ bền kéo lớn, có chiều dài và chiều cao băng lớn dẫn làm tăng năng suất của băng tải. Có góc nghiêng lớn.  Nhược điểm: Trọng lượng băng tải và trọng lượng truyền động lớn. Trong băng tải xích tấm có nhiều con lăn và bánh răng nên việc chăm sóc và bảo dưỡng phải diễn ra thường xuyên do đó chi phí vận hành lớn so với các loại băng tải khác. SVTH: Vũ Minh Trí 17 Luận văn tốt nghiệp 2.2.3 Chọn phương án truyền động cho sàng  Phương án 1 Hình 2.4  Phương án truyền động sàng 1 Nguyên lý hoạt động: Từ động cơ trục truyền động sang các bánh tang (4) sử dụng lực ma sat để quay bánh đà (1) chuyển động, thành phần nguyên liệu bên trong được xử lý bằng các dao xé bên trong và phân loại thích hợp theo các lỗ được thiết kế.  Ưu điểm: Năng suất cao, dễ bảo trì, sửa chữa ,lắp rắp, thi công.  Nhược điểm: Do sử dụng bộ truyền ma sát nên xảy ra hiện tượng trượt. SVTH: Vũ Minh Trí 18 Luận văn tốt nghiệp  Phương án 2 Hình 2.5  Phương án truyền động sàng 2 Nguyên lý hoạt động: Từ động cơ trục truyền động qua hộp giảm tốc (1) qua các khớp nối đến trục cardan (6) sang bánh tang (4), áp dụng lực ma sat để quay bánh đà (1) chuyển động, thành phần nguyên liệu bên trong được xử lý bằng các dao xé bên trong và phân loại thích hợp theo các lỗ được thiết kế.  Ưu điểm: Tốc độ quay ổn định, dễ lắp đặt, bảo trì, sửa chữa.  Nhược điểm: Cản trở việc đi lại trên hành lang để làm vệ sinh hằng ngày cho máy. SVTH: Vũ Minh Trí 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan