Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiet ke khuon mau va cae...

Tài liệu Thiet ke khuon mau va cae

.DOC
8
189
127

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA CƠ - ĐIỆN - ĐIỆN TỬ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (Mẫu chương trình đào tạo tín chỉ) 1. Thông tin chung về môn học - Tên môn học: THIẾT KẾ KHUÔN MẪU VÀ CAE. - Mã môn học: 401089 - Số tín chỉ: 3 - Thuộc chương trình đào tạo của khóa, bậc: Đại học - Loại môn học: Lý thuyết  Bắt buộc:  Lựa chọn:  - Các môn học tiên quyết (những môn phải học trước môn này): Vẽ cơ khí và dung sai lắp ghép. - Các môn học kế tiếp (những môn học ngay sau môn này): Thực hành CAD/CAM/CNC - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: -  Nghe giảng lý thuyết : 36 tiết  Làm bài tập trên lớp : 9 tiết  Thảo luận : …tiết  Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập...): … tiết  Hoạt động theo nhóm : 15 tiết  Tự học : 135 giờ Khoa/ Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí, Khoa Cơ – Điện – Điện Tử, Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM. 2. Mục tiêu của môn học - Kiến thức: Trang bị kiến thức cơ sở về thiết kế khuôn ép phun nhựa, giới thiệu giúp sinh viên làm quen với ứng dụng CAD/CAM vào quá trình thiết kế sản phẩm nhựa, tách khuôn và lập các chương trình gia công chế tạo khuôn nhựa tự động. Ứng dụng lĩnh vực CAE trong phân tích dòng chảy trong khuôn. - Kỹ năng: Biết sử dụng các phần mềm CAD/CAM/CAE để thiết kế, chế tạo và tính toán tối ưu trong chế tạo khuôn. - Thái độ, chuyên cần: Đi học đầy đủ và đúng giờ, tích cực học tập ở lớp và ở nhà. 3. Tóm tắt nội dung môn học (khoảng 150 từ) - Nội dung môn học giới thiệu sơ lược về nhựa và một số các công nghệ tạo sản phẩm nhựa. Trình bày cấu tạo cơ bản của khuôn ép phun nhựa, giới thiệu kết cấu cơ khí nguyên tắc hoạt động của 7 bộ khuôn cơ bản từ đó phân tích nhiệm vụ của các chi tiêt thành phần cấu tạo nên bộ khuôn. Cơ sở thiết kế các chi tiết cơ bản, hệ thống dẫn nhựa, hệ thống điều khiển nhiệt độ khuôn, hệ thống lói đẩy sản phẩm, các kết cấu khuôn đặc biệt: khuôn có nhiều mặt tách khuôn, khuôn cho sản phẩm có gờ mấu bên trong, khuôn cho các sản phẩm có ren. Giới thiệu ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CAE trong thiết kế, gia công và tính toán tối ưu trong chế tạo khuôn. 4. Tài liệu học tập - - Tài liệu liệu bắt buộc, tham khảo bằng tiếng Việt, tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác) ghi theo thứ tự ưu tiên (tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi có tài liệu này, website, băng hình, ...). [1] [1.] Th.S. Trần Đình Huy. Bài giảng: Cơ sở thiết kế khuôn ép phun nhựa. Khoa Cơ – Điện – Điện tử, ĐHKTCN Tp.HCM. 2005 [2] TS. Vũ Hoài An. Thiết kế khuôn cho sản phẩm nhựa. 1998. [3] R. G. W. Pye. “Injection mould design”. Plastics Intitute, Iliffe Book LTD, London. [4] Menges & Mohren, (Translated by Rolf J. Kahl). “How to make injection moulds”, Hanser Publishers, Germany. [5] Carlos A. Reyes. “Plastic injection mould design and making”, Plastic Technology Center HCM City, 1990. (Giảng viên ghi rõ):  Những bài đọc chính: [1]: Chương 1÷6  Những bài đọc thêm: [2],[3], [4], [5]  Tài liệu trực tuyến (khuyến khích sinh viên vào các website để tìm tư liệu liên quan đến môn học): www.thegioicadcam.com, www.cadcamonline.com, www.cadcamedu.com … 5. Các phương pháp giảng dạy và học tập của môn học - Thuyết giảng : giảng viên sử dụng các phương tiện truyền đạt (bảng viết, máy chiếu, hệ thống âm thanh,...) để trình bày nội dung bài giảng. Sinh viên tiếp thu bài giảng trên cơ sở làm việc cá nhân. - Tổ chức học tập theo nhóm : giảng viên tổ chức lớp học theo nhóm và chuẩn bị các nhiệm vụ học tập. Mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ học tập và cùng hợp tác để thực hiện. - Seminar sinh viên: giảng viên chuẩn bị các chủ đề semina có liên quan đến môn học. SV chuẩn bị và trình bày semina trước lớp trên cơ sở cá nhân hoặc nhóm. 6. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên Các yêu cầu và kỳ vọng đối với môn học: - Sinh viên nghe giảng trên lớp, vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập và thảo luận nhóm. - Kiểm tra định kỳ sau mỗi chương, tổ chức hai báo cáo Semina sinh viên phần thiết kế và phần gia công khuôn. - Tìm kiếm bổ sung các tài liệu trên sách, báo, tạp chí, Internet. - Có khả năng ngiên cứu và sử dụng một số phần mềm thiết kế và chế tạo khuôn mẫu . 7. Thang điểm đánh giá Giảng viên đánh giá theo thang điểm 10, Phòng Đào tạo sẽ quy đổi sang thang điểm chữ và thang điểm 4 để phục vụ cho việc xếp loại trung bình học kỳ, trung bình tích lũy và xét học vụ. 8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học 8.1. Đối với môn học lý thuyết hoặc vừa lý thuyết vừa thực hành 8.1.1. Kiểm tra – đánh giá quá trình: Có trọng số chung là 30%, bao gồm các điểm đánh giá bộ phận như sau (việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận, trọng số của từng phần do giảng viên đề xuất, Tổ trưởng bộ môn thông qua): - Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập 10%; - Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; Điểm đánh giá phần thực hành; - Điểm chuyên cần 10%; - Điểm tiểu luận 10%; - Điểm thi giữa kỳ; - Điểm đánh giá khối lượng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên (hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân/ tuần; bài tập nhóm/ tháng; bài tập cá nhân/ học kì,…). 8.1.2. Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 70% - Hình thức thi: Vấn đáp - Thời lượng thi: 60 phút - Sinh viên không được tham khảo tài liệu. 8.2. Đối với môn học thực hành: - Tiêu chí đánh giá các bài thực hành: - Số lượng và trọng số của từng bài thực hành: 8.3. Đối với môn học đồ án hoặc bài tập lớn: - Tiêu chí đánh giá, cách tính điểm cụ thể: 9. Nội dung chi tiết môn học (ghi tên các phần, chương, mục, tiểu mục…vào cột (1)) và phân bổ thời gian (ghi số tiết hoặc giờ trong các cột (2), (3, (4), (5), (6) và (7)) Nội dung Hình thức tổ chức dạy học môn học Lên lớp Tổng (1) Chương 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHỰA. 1. Giới thiệu về nhựa 2. Các tính chất cơ bản của vật liệu polyme 3. Phân loại nhựa. 4. Phụ gia trong gia công nhựa. 5. Giới thiệu một số loại nhựa thông dụng và đặc tính kỹ thuật. Chương 2: CÁC CÔNG NGHỆ TẠO SẢN PHẨM NHỰA. 1. Công nghệ thổi:Nguyên lý cấu tạo thiết bị, nguyên tắc hoạt động của thiết bị, dạng hình học sản phẩm, ưu nhược điểm của công nghệ. 2. Công nghệ đùn ống. 3. Công nghệ cán tấm: Phương pháp trục cán, phương pháp khuôn T. 4. Công nghệ nhiệt định hình. 5. Công nghệ thổi hai giai đoạn 6. Công nghệ ép phun. 7. Công nghệ tạo sản phẩm nhựa nhiệt rắn. Chương 3: CẤU TẠO CƠ BẢN CỦA KHUÔN ÉP PHUN NHỰA. 1. Cấu tạo cơ bản của khuôn ép phun nhựa. Các hệ thống chức năng thành phần trong khuôn ép phun nhựa. 2. Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ các chi tiết của 7 bộ khuôn cơ bản: 2.1. Kết cấu 1. 2.2. Kết cấu 2. 2.3. Kết cấu 3. 2.4. Kết cấu 4. 2.5. Kết cấu 5. 2.6. Kết cấu 6. 2.7. Kết cấu 7. 3. Bài tập ví dụ. Chương 4: CẤU TẠO VÀ KẾT CẤU LẮP GHÉP CÁC CHI TIẾT CƠ BẢN. 1. Cấy ghép lõi khuôn và lòng khuôn. 2. Chốt định vị, Bạc định vị. 3. Vòng định vị, Bạc bơm keo. 4. Các chi tiết khác. 5. Bài tập áp dụng. Chương 5: HỆ THỐNG LÕI ĐẨY SẢN Lý thuyết Bài tập (2) 2 (3) 4 Thực hành, Tự thí học, Thảo nghiệm, tự luận thực nghiên tập, rèn cứu nghề,... (4) (5) (6) 4 (7) 6 12 16 45 60 3 9 12 3 9 12 12 3 PHẨM. 1. Khái niệm. 2. Các phương pháp thiết kế hệ thống đẩy lõi sản phẩm trong khuôn ép phun nhựa. 3. Cấu tạo hình học của các loại ty lõi và kết cấu lắp ghép của chúng với tấm khuôn. 4. Đẩy lói bằng khí nén. 5. Hệ thống lõi tham gia tạo hình sản phẩm. 6. Bài tập áp dụng. Chương 6: HỆ THỐNG KÊNH DẪN NHỰA. 1. Khái niệm: đường dẫn nhựa, hốc nhựa nguội, sân nhựa, cửa nhựa. 2. Cấu tạo đường dẫn nhựa. 3. Các phương án cửa vào nhựa. 4. Vấn đề thoát khí. 5. Hệ thống dẫn nhựa nóng. 6. Bài tập áp dụng. Chương 7: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ KHUÔN. 1. Khái niệm. 2. Các phương án thiết kế hệ thống làm nguội lòng khuôn: kết cấu liền khối và kết cấu có cấy ghép. 3. Các phương án thiết kế hệ thống làm nguội lõi khuôn: kết cấu liền khối và kết cấu có cấy ghép. 4. Hệ thống làm nóng khuôn. 5. Bài tập áp dụng. Chương 8: CÁC PHƯƠNG PHÁP DẪN ĐỘNG KHUÔN CÓ KHỐI TRƯỢT. 1. Khái niệm. 2. Các phương pháp dẫn động khối trượt. 3. Kết cấu dẫn động. 4. Phương pháp ty xiên và phương pháp cam chân chó. 5. Phân loại khuôn có khối trượt. Chương 9: CÔNG NGHỆ CAD/CAM/CAE TRONG THIẾT KẾ, GIA CÔNG VÀ TÍNH TOÁN KHUÔN 1. Khái niệm. 2. Phương pháp thiết kế sử dụng phần mềm CAD trong khuôn mẫu 3. Phương pháp gia công sử dụng phần mềm CAM trong khuôn mẫu 4. Phương pháp tính toán dòng chảy sử dụng phần mền CAE trong khuôn mẫu 9. Ngày phê duyệt :28/07/2012 3 9 12 3 9 12 3 9 12 27 36 3 6 Người viết (Ký và ghi rõ họ tên) ThS. Trần Đình Huy Tổ trưởng Bộ môn (Ký và ghi rõ họ tên) Trưởng khoa (Ký và ghi rõ họ tên) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA …….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - Tên môn học THIẾT KẾ KHUÔN MẪU VÀ CAE Mã môn học: 401089 Số tín chỉ: 03 Tiêu chuẩn con 1. Mục tiêu học phần 2. Nội dung học phần 3. Những yêu cầu khác Tiêu chí đánh giá Điểm 1 2 i) Thể hiện được đặc điểm và yêu cầu riêng của môn 2 học, cụ thể hóa được một số yêu cầu trong mục tiêu chương trình, phù hợp và nhất quán với mục tiêu chương trình ii) Đúng mức và khả thi, phù hợp với yêu cầu trình độ 2 sinh viên theo thiết kế cấu trúc chương trình iii) Rõ ràng, cụ thể và chính xác, nhìn từ phía người 2 học, có khả năng đo lường được, chứng minh được và đánh giá được mức độ đáp ứng i) Phù hợp với mục tiêu học phần, khối lượng học 2 phần và trình độ đối tượng sinh viên ii) Thể hiện tính kế thừa, phát triển trên cơ sở những 2 kiến thức sinh viên đã được trang bị iii) Thể hiện một phạm vi kiến thức tương đối trọng 2 vẹn để có thể dễ dàng tổ chức giảng dạy và để sinh viên dễ dàng tích lũy trong một học kỳ iv) Thể hiện tính cơ bản, hiện đại, theo kịp trình độ 2 khoa học-kỹ thuật thế giới v) Thể hiện quan điểm chú trọng vào khái niệm 1 (concept), nguyên lý và ứng dụng, không chú trọng tới kiến thức ghi nhớ thuần túy hoặc kỹ năng sinh viên có thể tự học vi) Đủ mức độ chi tiết cần thiết để đảm bảo phạm vi 2 và mức độ yêu cầu kiến thức của học phần, đồng thời đủ mức độ khái quất cần thiết để người dạy linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và tiếp cận phù hợp i) Quy định về học phần điều kiện rõ ràng nhất quán, 2 số học phần điều kiện không quá nhiều ii) Mô tả vắn tắt nội dụng học phần ngắn gọn, rõ 2 ràng, nhất quán với mô tả trong phần khung chương trình và bao quát được những nội dung chính của học phần iii) Mô tả các nhiệm vụ của sinh viên phải đầy đủ và 2 thể hiện được vai trò hướng dẫn cho sinh viên trong quá trình theo học iv) Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm đánh 2 giá đưa ra rõ ràng và hợp lý, phù hợp với mục tiêu học phần v) Có đầy đủ thông tin về giáo trình (tài liệu tham 2 khảo chính) mà sinh viên có thể tiếp cận vi) Trình bày theo mẫu quy định thống nhất 2 Điểm TB = 29 ∑/3,0=9.67 Trưởng khoa Người đánh giá 0 (hoặc Chủ tịch HĐKH khoa) Xếp loại đánh giá: - Xuất sắc: 9 đến 10 - Tốt: 8 đến cận 9 - Khá: 7 đến cận 8 - Trung bình: 6 đến cận 7 - Không đạt: dưới 6.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng