Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế chế tạo thiết bị nghiên cứu hấp phụ hơi thủy ngân và mô phỏng hệ thống ...

Tài liệu Thiết kế chế tạo thiết bị nghiên cứu hấp phụ hơi thủy ngân và mô phỏng hệ thống ở quy mô sản xuất

.PDF
55
392
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- LÊ NGỌC THẮNG THIẾT KẾ CHẾ TẠO THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU HẤP PHỤ HƠI THỦY NGÂN VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG Ở QUY MÔ SẢN XUẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- LÊ NGỌC THẮNG THIẾT KẾ CHẾ TẠO THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU HẤP PHỤ HƠI THỦY NGÂN VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG Ở QUY MÔ SẢN XUẤT Chuyên ngành: Hóa Môi Trường Mã số: 60440120 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỌA MI Hà Nội – 2014 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Họa Mi đã giao cho em đề tài và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của PGS. Trần Hồng Côn và các thầy cô giáo của bộ môn Hóa Môi Trường- Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên đã trang bị cho em hệ thống kiến thức khoa học và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh chia sẻ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Học viên LÊ NGỌC THẮNG MỤC LỤC CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................... 1 1.1.Giới thiệu chung về thủy ngân ..........................................................................2 1.2.Tính chất của thủy ngân ....................................................................................2 1.3.Ứng dụng, độc tính và nguồn phát thải thủy ngân ............................................5 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 11 2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .......................................................................11 2.1.1. Mục tiêu: ................................................................................................. 11 2.1.2. Nội dung: ................................................................................................ 11 2.2. Đánh giá khả năng hấp phụ của than hoạt tính biến tính Brom .........................11 2.2.1. Chế tạo vật liệu than hoạt tính biến tính bằng Brom .............................. 11 2.2.2. Đặc trưng của vật liệu............................................................................ 12 2.2.3. Nghiên cứu khả năng hấp phụ hơi của vật liệu ...................................... 13 2.3. Một số công nghệ xử lý hơi thủy ngân...............................................................15 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 21 3.1. Thiết kế và chế tạo thiết bị .................................................................................21 3.1.1. Yêu cầu cơ bản đối với thiết bị xử lý. .................................................... 21 3.1.2. Sơ đồ thiết bị xử lý hấp phụ hơi Hg ....................................................... 21 3.1.3. Tính toán và thiết kế ............................................................................... 22 3.1.4. Kết quả chế tạo thiết bị nghiên cứu hấp phụ hơi thủy ngân ................... 28 3.2.Khảo sát đánh giá khả năng hoạt động của thiết bị .............................................31 3.2.1. Chạy thử nghiệm trong phòng thí nghiệm............................................. 31 3.2.2. Thử nghiệm thực tế ................................................................................ 35 3.3. Đề xuất hệ thống quy môcông nghiệp ...............................................................43 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 47 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Thủy ngân kim loại ở nhiệt độ phòng .........................................................3 Hình 1.2. Máy đo huyết áp thủy ngân .........................................................................6 Hình 1.3. Thimerosal(C9H9HgNaO2S) ........................................................................6 Hình 1.4. Bóng đèn huỳnh quang có chứa Hg ............................................................7 Hình 1.5. Bóng đèn compact .......................................................................................8 Hình 2.1. Khả năng hấp phụ hơi Hg của các vật liệu và ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hấp phụ của chúng .....................................................................................13 Hình 2.2. Thiết bị xử lý hơi thủy ngân ......................................................................16 Hình 2.3. Bên trong thiết bị .......................................................................................16 Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của thiết bị .....................................................17 Hình 2.5. Hệ thống xử lý hơi thủy ngân tại mỏ ........................................................18 Hình 2.6. Sơ đồ một hệ thống tháp hấp phụ trong công nghiệp ...............................19 Hình 2.7. Xử lý bụi Hình 2.8.Mô hình tháp hấp phụ ..............................................20 Hình 3.1. Sơ đồ thiết bị nghiên cứu hấp phụ hơi thủy ngân CS 1-3m3/h .................21 Hình 3.2. Cột rửa khí .................................................................................................24 Hình 3.3. Sơ đồ cột hấp phụ ......................................................................................26 Hình 3.4. Phần khung thiết bị....................................................................................28 Hình 3.5. Mô hình hệ thống xử lý hơi thủy ngân ......................................................29 Hình 3.6. Hình ảnh thiết bị thực tế ............................................................................30 Hình 3.7. Ảnh hưởng lưu lượng nước tới tốc độ khí ................................................32 Hình 3.8. Ảnh hưởng của chiều cao lớp than (mở van số 4, đóng van số 5) ............34 Hình 3.9. Ảnh hưởng chiều cao lớp than đến lưu lượng khí (mở hai van số 4 và 5)35 Hình 3.10. Địa điểm đặt thiết bị ................................................................................36 Hình 3.11. Dòng hơi được dẫn qua thiết bị nghiên cứu hấp phụ hơi Hg ..................37 Hình 3.12. Xác định nồng độ Hg đầu vào ................................................................39 Hình 3.13. Xác định đầu ra của Hg ...........................................................................41 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Hằng số bền của phức chất [MX4]n [3] .......................................................5 Bảng 2.1. Khả năng hấp phụ brom của than hoạt tính .............................................11 Bảng 2.2. Một số đặc trưng của vật liệu than hoạt tính và than hoạt tính biến tính 12 Bảng 2.3. Tải trọng hấp phụ cân bằng của vật liệu ở các nồng độ hơi Hg khác nhau ...................................................................................................................................14 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của lưu lượng nước tới tốc độ khí .........................................32 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của độ dày lớp vật liệu hấp phụ đến lưu lượng khí (mở van số 4, đóng van số 5) .......................................................................................................33 Bảng 3.3. Ảnh hưởng chiều cao lớp vậy liệu hấp phụ đến lưu lượng khí (khi mở hai van số 4 và 5) ............................................................................................................34 Bảng 3.4. Kết quả nồng độ Hg đầu vào ....................................................................40 Bảng 3.5. Kết quả nồng độ Hg đầu ra .......................................................................43 MỞ ĐẦU Thủy ngân được coi là một trong những kim loại có độc tính cao nhất tồn tại trong môi trường, hơi thủy ngân cũng được coi là chất ô nhiễm không khí nguy hại. Do đó, giảm thiểu sự phát thải cũng như biện pháp xử lý hơi thủy ngân đang là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm đặc biệt là các nước đang phát triển công nghiệp như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam….. Ở Việt Nam, việc các nhà máy khu công nghiệp, các cơ sở Y tế… hàng năm đã phát thải ra môi trường với một hàm lượng hơi thủy ngân cao hơn nhiều lần mức cho phép so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp (QCVN 30:2012/BTNMT)là 0,2mg/m3, vì thế nhu cầu xử lý thủy ngân trước khi đưa khí thải ra môi trường theo QCVN là rất cấp bách.[1] Tại Việt Nam, hầu như chưa có hệ thống xử lý hơi thủy ngân đối với các hoạt động sản xuất, xử lý có phát thải thủy ngân như đốt rác, tái chế rác thải.Trong số các công nghệ xử lý hơi thủy ngân được công bố trên thế giới, phương pháp hấp phụ là phương pháp có nhiều ưu điểm hơn cả về hiệu quả xử lý, giá thành và tính khả thi khi áp dụng thực tế. Cho đến nay cũng đã có nhiều loại vật liệu hấp phụ hơi thủy ngân được nghiên cứu chế tạo và ứng dụng, phần lớn các vật liệu này đều sử dụng than hoạt tính như là vật liệu nền do những tính chất ưu việt của vật liệu hấp phụnhư là diện tích bề mặt lớn, kích thước mao quản đa dạng, là loại vật liệu phổ thông, dễ kiếm giá thành chấp nhận được và an toàn trong sử dụng[1]. Với mục đích nghiên cứu xử lý hiệu quả hơi thủy ngân tại các lò đốt rác, các cơ sở xử lý tái chế các loại bóng đèn huỳnh quang, đèn cao áp có chứa thủy ngân từ nhu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành “Thiết kế chế tạo thiết bị nghiên cứu hấp phụ hơi thủy ngân và mô phỏng hệ thống ở quy mô sản xuất’’với hi vọng thiết bị này sẽ được ứng dụng để kiểm soát, xử lý hơi thủy ngân phát thải trong quá trình thực tiễn. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu chung về thủy ngân Thủy ngân là một nguyên tố hiếm trong vỏ trái đất, trong tự nhiên thủy ngân có mặt ở dạng vết của nhiều loại khoáng, đá như trong chu sa (HgS), corderoit (Hg3S2Cl2), livingstonit (HgSb4S8) và các khoáng chất khác, chu sa là quặng phổ biến nhất. Các loại khoáng này trung bình chứa khoảng 80 phần tỷ thủy ngân. Các loại nguyên liệu, than đá và than nâu chứa vào khoảng 100 phần tỷ thủy ngân. Hàm lượng trung bình tự nhiên trong đất trồng là 0,1 phần triệu. Người Trung Quốc và Hindu cổ đại đã biết tới thủy ngân và tìm thấy nó trong các ngôi mộ cổ Ai Cập có niên đại khoảng 1500 TCN. Thủy ngân có kí hiệu hóa học là Hg nó được viết tắt của Hydrargyrum, từ Latinh hóa của từ Hy Lạp Hydrargyros là tổ hợp của hai từ 'nước' và 'bạc' vì nó lỏng như nước và có ánh kim như bạc. Trong ngôn ngữ Châu Âu nguyên tố này được đặt tên là Mercury lấy theo tên thần La Mã, được biết đến với tính linh động. 1.2. Tính chất của thủy ngân Thủy ngân là kim loại màu trắng bạc trong không khí ẩm nó dần dần bị bao phủ bởi màng oxit nên mất ánh kim. Thuỷ ngân có 7 đồng vị bền, trong đó chiếm 23,3% và 202 200 Hg Hg chiếm 29,6%. Thuỷ ngân đông đặc ở -400C; sôi ở 3570C; tỷ trọng 13,6trọng lượng phân tử 200,61. Là kim loại duy nhất tồn tại ở dạng lỏng trong điều kiện thường nên thủy ngân được dùng trong nhiệt kế, áp kế, phù kế và bơm chân không… Thủy ngân là nguyên tố tương đối trơ về mặt hoá học so với các nguyên tố trong nhóm IIB, có khả năng tạo hỗn hống với các kim loại. Sự tạo thành hỗn hống có thể đơn giản là quá trình hoà tan kim loại vào trong thủy ngân lỏng hoặc là sự tương tác mãnh liệt giữa kim loại và thủy ngân. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ của kim loại tan trong thủy ngân mà hỗn hống ở dạng lỏng hoặc rắn. Một công dụng rất lớn của thủy 2 ngân được con người sử dụng từ xa xưa đó là tạo hỗn hống với vàng, bạc để tách nguyên tố này khỏi đất, đá, quặng. Ở nhiệt độ thường, thủy ngân không phản ứng với oxi nhưng phản ứng mãnh liệt ở 3000C tạo thành HgO và ở 4000C oxit này lại phân huỷ thành nguyên tố. Ngoài ra, thủy ngân còn tác dụng với halogen, lưu huỳnh và các nguyên tố không kim loại khác như phốt pho, selen v.v... Đặc biệt tương tác của thủy ngân với lưu huỳnh và iot xảy ra dễ dàng ở nhiệt độ thường do ái lực liên kết của nó với lưu huỳnh và iot rất cao. Các hợp chất của thuỷ ngân có mức oxi hoá là +2 hoặc +1, xác suất tạo thành hai trạng thái oxi hoá đó gần tương đương với nhau về mặt nhiệt động học, trong đó trạng thái oxi hoá +2 thường gặp hơn và cũng bền hơn +1. Hình 1.1. Thủy ngân kim loại ở nhiệt độ phòng Hình thái của thủy ngân trong môi trường được đặc trưng bởi một phức hóa học, nó có thể diễn ra cả ở thể khí và thể nước. Trong phản ứng hóa học, những sai số lớn vẫn thường xuất hiện, trong các phản ứng oxy hóa và khử, sai số làm thay đổi liên tục hệ số giữa thủy ngân nguyên tố và thủy ngân bị oxy hóa [10]. Thủy ngân nguyên tố làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí. Mặt khác, thủy ngân bị oxy hóa lại tan tốt trong nước, mức độ nguy hiểm nhiều hơn rất nhiều, phụ thuộc vào môi trường gần với nguồn phát sinh chất thải, và dễ dàng đi vào các chu kỳ sinh quyển [10]. 3 Thủy ngân tồn tại ở dạng khí hơi trong lò đốt MSW và lò đốt than, ví dụ như thủy ngân nguyên tố (Hg0), hoặc ở dạng oxy hóa như oxit thủy ngân (HgO), thủy ngân clorua (HgCl2) và mercurous chloride(Hg2Cl2).[10] Sơ đồ thế oxi hóa khử của thủy ngân: 0,920 V Hg2+ 0,789 V Hg22+ Hg0 Sơ đồ trên cho thấy muối Hg2+0,854 có khả V năng oxi hóa. Khi tác dụng với những chất khử, muối Hg2+ biến đổi thành muối Hg22+, sau đó biến thành Hg0. Còn khi tác dụng với thủy ngân kim loại, muối Hg2+ lại tạo thành muối Hg22+. Hg(NO3)2 + Hg  Hg2(NO3)2 Bởi vậy, khi tác dụng với axit nitric hay axit sunfuric đặc, nếu có dư thủy ngân thì sản phẩm thu được không phải là muối Hg2+ mà là muối của Hg22+. Ion Hg2+ có khả năng tạo nên nhiều phức chất, trong đó thủy ngân có những số phối trí đặc trưng là 2 và 4. Các muối thuỷ ngân (II) halogenua (HgX2) là chất dạng tinh thể không màu, trừ HgI2 có màu đỏ, HgF2 là hợp chất có liên kết ion, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao nhất trong các halogenua HgX2, nó bị thuỷ phân gần như hoàn toàn ngay trong nước lạnh. Ba halogenua còn lại thể hiện rõ đặc tính cộng hoá trị. Chúng tan trong một số dung môi hữu cơ nhiều hơn trong nước. Trong nước, ba halogenua này phân ly rất kém (~ 1%) nên bị thuỷ phân không đáng kể. Ở trạng thái hơi và trong dung dịch, chúng đều tồn tại ở dạng phân tử. Thủy ngân sunfua (HgS) là chất dạng tinh thể có màu đỏ hoặc màu đen, tan rất ít trong nước với tích số tan 10-53. HgS tan rất chậm trong dung dịch axit đặc kể cả HNO3 và chỉ tan dễ khi đun nóng với nước cường thuỷ: 3HgS + 8HNO3 + 6HCl  3HgCl2 + 3H2SO4 + 8NO + 4H2O Phức chất của thuỷ ngân thường là rất bền, liên kết Hg – phối tử trong tất cả các phức chất là liên kết cộng hoá trị. Trong đó, phức chất được tạo nên với phối tử 4 chứa halogen, cacbon, nitơ, phốt pho, lưu huỳnh là các phức chất bền nhất. Bảng 1.1 là các giá trị hằng số bền đối của phức chất Hg2+ Bảng 1.1. Hằng số bền của phức chất [MX4]n [3] Phức chất [HgX4]n Hằng số bền, Kb Cl- Br- I- CN- SCN- NH3 1,66.1015 1,0.1021 6,67.1029 9,33.1038 1,69.102 - Những phức chất của Hg(II) được dùng trong hóa học phân tích là K2[HgI4] và (NH4)2[Hg(SCN)4]. Hợp chất cơ thủy ngân: Hg2+ tạo nên một số lớn chất cơ kim, trong đó nhiều chất có hoạt tính sinh học. Cơ thủy ngân có công thức tổng quát là RHgX và R2Hg (R là gốc hidrocacbon và X là anion axit). Đa số cơ thủy ngân là những chất lỏng dễ bay hơi, độc và có khả năng phản ứng cao. Người ta thường dùng chúng để điều chế những cơ kim khác: R2Hg + Zn  R2Zn + Hg Khác với những nguyên tố cùng nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn là Zn và Cd, thủy ngân còn tạo nên những hợp chất trong đó có ion Hg22+ với liên kết Hg – Hg. Sự tồn tại của ion này được xác minh bằng phương pháp như phương pháp hóa học, phương pháp nghiên cứu cấu trúc bằng tia Rơnghen, phương pháp đo độ dẫn điện.[9] 1.3. Ứng dụng, độc tính và nguồn phát thải thủy ngân  Ứng dụng của thủy ngân: Thủy ngân được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và nhiều ngành sản xuất khác nhau. Trong công nghiệp, thuỷ ngân được sử dụng nhiều nhất để sản xuất Cl2 và NaOH bằng phương pháp điện phân, sản xuất thiết bị điện như bóng đèn huỳnh quang, đèn hơi thủy ngân, pin thủy ngân, máy nắn dòng và ngắt dòng, các thiết bị kiểm tra công nghệ…Oxit thủy ngân đỏ (HgO) làm chất xúc tác trong công nghiệp pha sơn chống hà bám ngoài tàu, thuyền đi biển. Thủy ngân fulmiat Hg(CNO)2 được dùng trong công nghệ chế tạo thuốc nổ, 5 dùng làm hạt nổ, kíp nổ. Hơi khói từ ngòi nổ fulmiat thủy ngân có thể gây nhiễm độc.[5] Ngoài ra thủy ngân được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các loại hóa chất, trong kỹ thuật điện và điện tử. Nó cũng được sử dụng trong một số nhiệt kế và một số ứng dụng khác là: - Máy đo huyết áp chứa thủy ngân (đã bị cấm ở một số nơi). Hình 1.2. Máy đo huyết áp thủy ngân - Thimerosal (C9H9HgNaO2S) một hợp chất hữu cơ được sử dụng như là chất khử trùng trong vaccin và mực xăm. Hình 1.3. Thimerosal(C9H9HgNaO2S) - Phong vũ kế thủy ngân, bơm khuyếch tán, tích điện kế thủy ngân và nhiều thiết bị phòng thí nghiệm khác. Là một chất lỏng với tỷ trọng rất cao, Hg được sử 6 dụng để làm kín các chi tiết chuyển động của máy khuấy dùng trong kỹ thuật hóa học. - Điểm ba trạng thái của thủy ngân, -38,8344 °C, là điểm cố định được sử dụng như nhiệt độ tiêu chuẩn cho thang đo nhiệt độ quốc tế (ITS-90). - Trong một số đèn điện tử. - Hơi thủy ngân được sử dụng trong đèn huỳnh quang Hình 1.4. Bóng đèn huỳnh quang có chứa Hg - Thủy ngân được sử dụng tách vàng và bạc trong các quặng sa khoáng - Thủy ngân vẫn còn được sử dụng trong một số nền văn hóa cho các mục đích y học dân tộc và nghi lễ. Ngày xưa, để chữa bệnh tắc ruột, người ta cho bệnh nhân uống thủy ngân lỏng (100-200 g). Ở trạng thái kim loại không phân tán, thủy ngân không độc và có tỷ trọng lớn nên sẽ chảy trong hệ thống tiêu hóa và giúp thông ruột cho bệnh nhân. Một số sử dụng khác: chuyển mạch điện bằng thủy ngân, điện phân với cathode thủy ngân để sản xuất NaOH và clo, các điện cực trong một số dạng thiết bị điện tử, pin và chất xúc tác, thuốc diệt cỏ (ngừng sử dụng năm 1995), thuốc trừ sâu, hỗn hống nha khoa, pha chế thuốc và kính thiên văn gương lỏng.[4]  Độc tính và nguồn phát thải của thủy ngân: Hàm lượng thủy ngân phát thải vào sinh quyển ngày càng tăng, vừa do các quá trình tự nhiên, vừa do các hoạt 7 động của con người. Theo ước tính, từ các hoạt động của mình con người đã phát thải khoảng 1000 – 6000 tấn thủy ngân hằng năm, trong đó có khoảng 30-55% thủy ngân phát thải vào khí quyển trên phạm vi toàn cầu. Năm 2004, phát thải thủy ngân ở Mỹ là 158 tấn/năm, còn ở Canada con số này là 7,84 tấn/năm. Thủy ngân phát thải vào khí quyển chủ yếu từ quá trình than nhiệt điện; sản xuất và xử lý bóng đèn huỳnh quang; sản xuất màn hình LCD của máy vi tính; quá trình đốt chất thải rắn đô thị và bệnh viện; và từ nhiều quá trình công nghệ khác có sử dụng thủy ngân như làm catot trong quá trình sản xuất khí clo từ điện phân muối ăn; sử dụng trong thiếtbị ngắt và đo dòng điện; làm xúc tác; thuốc chống nấm mốc, sản xuất bóng đèn. a) Các nhà máy than nhiệt điện: Năm 1999, theo thống kê của EPA (Environmental Protection Agency)[11], lượng thủy ngân phát thải vào không khí ở Mỹ qua các hoạt động: nhà máy than nhiệt điện chiếm 31,0%, lò đốt chất thải nguy hại là 4,0%, lò đốt chất thải bệnh viện là 11% lò đốt chất thải đô thị là 618,5 % quá trình sản xuất xi măng là 3%và các quá trình khác là 27,0%. Trong mọi sinh hoạt hằng ngày, chúng ta sử dụng điện như một nhu cầu thiết yếu và một thực tế cần quan tâm là nguồn năng lượng cung cấp cho nhu cầu điện năng của chúng ta lại xuất phát chủ yếu từ quá trình đốt than đá. Tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đều dùng than đá để sinh ra điện và quá trình đốt than này gây ô nhiễm không khí nhiều nhất.[11] b) Bóng đèn huỳnh quang Hình 1.5. Bóng đèn compact 8 Bóng đèn huỳnh quang, với hình dạng quăn, xoắn riêng biệt, nhìn rất bắt mắt chúng được cho là có ưu điểm giúp tiết kiệm điện, năng lượng và giảm ô nhiễm. Tuy nhiên, mỗi bóng đèn huỳnh quang lại có chứa khoảng 5 mg thuỷ ngân. Dù rằng, đây chỉ là một lượng nhỏ xíu, nhưng thật sự 5 mg thuỷ ngân là đủ để nhiễm bẩn khoảng 22680 lít nước uống, theo khuyến cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA). Chừng nào những bóng đèn huỳnh quang này vẫn hoạt động tốt, nghĩa là lượng thuỷ ngân độc hại vẫn còn được chứa trong bóng đèn, thì nó sẽ không gây ra vấn đề, nhưng khi những bóng đèn huỳnh quang này bị hư hỏng, chúng sẽ trở thành mối hiểm họa thật sự đối với môi trường và sức khỏe con người nếu chúng không được làm sạch và xử lý đúng cách. Hiện nay ở Mỹ, 90% lượng đèn huỳnh quang được sử dụng trong các hoạt động thương mại và công nghiệp. Trong điều kiện thông thường, mỗi bóng đèn hoạt động khoảng từ 3 đến 4 năm, thiết kế vận hành cho thấy nó hoạt động khoảng 20000 giờ nhưng trên thực tế nó chỉ hoạt động được 15000 giờ. Như vậy, với chính sách tiết kiệm điện năng cũng như nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng, số lượng bóng đèn compact được sản xuất ra ngày càng nhiều. Các tính toán cho thấy hằng năm người ta thường thay thế khoảng 20% số bóng đèn sử dụng (không còn khả năng sử dụng). Trong những năm gần đây, số lượng bóng đèn quang thải bỏ ngày càng nhiều (tại Mỹ khoảng 200 triệu, tại Anh khoảng 100 triệu, Thái Lan khoảng 45 triệu). Nếu như năm 2005, cả nước ta mới tiêu thụ được 3 triệu bóng đèn compact thì năm 2006 con số này đã là 10,5 triệu chiếc. Với quyết định của Thủ tướng về phê duyệt chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006– 2010, đèn huỳnh quang compact chính thức được phép thay thế cho đèn dây tóc nóng sáng tại các vị trí thích hợp (công suất khoảng 9 – 15 W, gọn nhẹ và giá thành hợp lý). Nếu có 1 bóng đèn huỳnh quang bị phá vỡ với bất kỳ lý do gì đi nữa, thì có nghĩa là 5 mg thuỷ ngân độc hại sẽ được phát tán ra môi trường, và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của những người tình cờ tiếp xúc với nó. Theo khuyến cáo 9 của cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ(EPA): Tiếp xúc thuỷ ngân ở lượng thấp (dưới 5 mg) có thể gây ra các hiện tượng run, thay đổi tính tình, bị mất ngủ, mệt mỏi cơ bắp, và chứng nhức đầu. Nếu tiếp xúc ở liều lượng cao hoặc tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến chứng đần độn, thay đổi nhân cách, điếc, mất trí nhớ, thậm chí là hủy hoại nhiễm sắc thể; các tế bào thần kinh, não, và thận cũng sẽ bị hủy hoại nặng. Chất thủy ngân độc hại này còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của bào thai và trẻ em. Nghiên cứu của Economic Information cho thấy 0,5 mg thủy ngân trong một bóng đèn tiết kiệm năng lượng có thể làm ô nhiễm 180 tấn nước và đất.Năm 2008, bóng đèn tiết kiệm năng lượng đã được Trung Quốc liệt kê trong danh sách những đồ phế thải gây nguy hiểm.[4] 10 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu:Đề xuất được phương pháp xử lý hơi thủy ngân và công nghệ sử dụng để thiết kế và chế tạo thiết bị nghiên cứu 2.1.2. Nội dung: + Nghiên cứu than hoạt tính đã biến tính Br làm vật liệu hấp phụ hơi thủy ngân. + Nghiên cứu các công nghệ xử lý hơi thủy ngân trong nước và sử dụng công nghệ tháp hấp phụ chế tạo thiết bị. 2.2. Đánh giá khả năng hấp phụ của than hoạt tính biến tính Brom 2.2.1. Chế tạo vật liệu than hoạt tính biến tính bằng Brom Than hoạt tính Trà Bắc có kích thước hạt 0,1 đến 0,5 mm được rửa sạch bụi than bằng nước cất sau đó được sấy khô ở nhiệt độ 1050C trong vòng 4 giờ và để nguội đến nhiệt độ phòng. Than sạch được đem ngâm với dung dịch brom 1% theo tỉ lệ khối lượng tính trên than hoạt tính là 3; 5;7; 9 và 12%. Sau thời gian ngâm 1 giờ, than tẩm được tách khỏi dung dịch, rửa bằng nước cất, sấy khô 1050C trong vòng 3 giờ, để nguội trong bình hút ẩm thu được vật liệu than tẩm bromua. Phần dung dịch và nước rửa được thu lại để phân tích lượng brom không hấp phụ. Kết quả phân tích cho thấy khối lượng brom được hấp phụ tối đa trên than hoạt tính là 11,5%.[2] Bảng 2.1. Khả năng hấp phụ brom của than hoạt tính m brom ban đầu, mg 300 500 700 900 1200 m brom còn lại, mg 2,6 3,8 4,2 4,8 52,6 Khả năng hấp phụ % 99,13 99,24 99,4 99,47 95,62 Tỉ lệ Br/AC, % 2,97 4,96 6,96 8,95 11,47 11 Từ kết quảbảng 2.1 cho thấykhả năng mang brom trên than trà bắc (than gáo dừa) kích thước 0,1- 0,5mm là tối đa khoảng 15%. Quá trình thực nghiệm cũng cho thấy khả năng đưa brom lên bề mặt than sử dụng brom nguyên tố tốt hơn nhiều khi sử dụng dung dịch bromua. Khi sử dụng brom, brom vừa đóng vai trò chất hấp phụ vừa đóng vai trò chất oxi hóa chuyển hóa các nhóm chức mang tính khử trên bề mặt than. Việc này vừa tạo ra các mối liên kết giữa cacbon với brom vừa làm cho bề mặt than ưa nước hơn và dễ dàng hấp phụ ion bromua hơn. Kết quả đo diện tích bề mặt riêng của vật liệu cho thấy sau khi tẩm bằng dung dịch brom nguyên tố, diện tích bề mặt riêng của than bị giảm đi so với ban đầu. Điều này có thể lý giải được là do quá trình oxi hóa làm cho một số dạng lỗ xốp của than lớn lên và do ion bromua chiếm chỗ trong các lỗ xốp.[2] 2.2.2. Đặc trƣng của vật liệu Vật liệu sau khi mang brom (lấy mẫu 10% brom để so sánh) có màu sắc, tỷ khối và độ cứng hầu như không thay đổi so với than hoạt tính chưa biến tính. Sự thay đổi quan trọng là về bề mặt riêng, tổng thể tích lỗ xốp và đường kính trung bình của lỗ xốp. Kết quả như trên bảng 2.2 cho thấy bề mặt riêng giảm, tổng thể tích và đường kính trung bình của lỗ xốp tăng. Những sự thay đổi này ít ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ hơi thủy ngân của vật liệu, mà sự quyết định ở đây là hoạt tính bề mặt của vật liệu đối với hơi Hg kim loại [2]. Bảng 2.2. Một số đặc trưng của vật liệu than hoạt tính và than hoạt tính biến tính Đặc trưng Vật liệu BET area, m2/g Langmuir area, m2/g VT lỗ xốp dtb, Ao Than hoạt tính 975 1449 0,745 15,19 Than 10% brom 894 1224 0,864 23,94 12 2.2.3. Nghiên cứu khả năng hấp phụ hơi của vật liệu Để nghiên cứu khả năng hấp phụ hơi Hg của các loại vật liệu khác nhau, cột hấp phụ đường kính 11,5 mm được nhồi 1,00g than kích thước hạt 0,1-0,5 mm và chạy tốc độ dòng 1,00 L/phút, thời gian chạy 60 phút. Lượng thủy ngân được hấp phụ là hiệu số giữa lượng thủy ngân chạy không tải và lượng thủy ngân không bị hấp phụ trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và lưu lượng dòng khí.  Ảnh hưởng của brom mang trên than hoạt tính Các loại vật liệu được chế tạo trên mục 2.2.1 và than hoạt tính không biến tính được đem khảo sát khả năng hấp phụ như mô tả. Kết quả được thể hiện trên hình 2.2 [2]. 105 hiệu suất, % 100 THT 11,5% Br THT 9% Br THT 7% Br THT 5% Br THT 3% Br 95 90 85 80 75 Nhiệt độ,oC Hình 2.1. Khả năng hấp phụ hơi Hg của các vật liệu và ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hấp phụ của chúng Từ kết quả trên cho thấy than hoạt tính có khả năng hấp phụ hơi Hg kém hơn hẳn so với các loại than hoạt tính có mang brom. Đồng thời kết quả cũng chỉ ra rằng hàm lượng brom mang trên than càng lớn thì khả năng hấp phụ càng tốt hơn. Than hoạt tính mang brom từ 5% trở lên có khả năng hấp phụ hơi thủy ngân hầu như hoàn toàn (từ 98% trở lên). Một kết quả mang tính khoa học và thực tiễn cao đó là với than hoạt tính mang brom từ 5% trở lên, khả năng hấp phụ hơi Hg hầu như không bị giảm khi nhiệt độ hấp phụ tăng (không chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ hấp phụ). Điều này có thể lý giải là do khi hơi Hg hấp phụ trên than hoạt tính thì cơ chế hấp phụ vật lý chiếm ưu thế cho nên yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng khá mạnh. Khi than 13 hoạt tính mang brom với mật độ brom đủ lớn thì cơ chế hấp phụ ở đây là hấp phụ hóa học chiếm ưu thế. Các liên kết –C-Br-Hg trở nên bền vững và khó có thể phá vỡ bởi nhiệt độ chưa quá cao. Điều này rất có ý nghĩa và thuận lợi cho việc hấp phụ hơi thủy ngân ở các nguồn thải có nhiệt độ cao.  Xác định tải trọng cân bằng của vật liệu Để xác định tải trọng hấp phụ hơi thủy ngân trong điều kiện cân bằng của các vật liệu ở các nồng độ hơi Hg khác nhau, thử nghiệm được tiến hành như sau: cột hấp phụ được nhồi 1,00g vật liệu, cho thiết bị chạy với lưu lượng dòng khí mang là 0,50 L/phút. Nồng độ hơi thủy ngân sau cột hấp phụ được phân tích liên tục (ít nhất 30 phút một lần). Khi kết quả đo nồng độ hơi thủy ngân ở đầu ra xấp xỉ đầu vào thì cột hấp phụ được coi là đã cân bằng hấp phụ ở nồng độ đầu vào đó. Kết quả đối với than hoạt tính mang 11,5% Br được thể hiện trên bảng 2.3[2] Bảng 2.3. Tải trọng hấp phụ cân bằng của vật liệu ở các nồng độ hơi Hg khác nhau Hơi Hg mg/m3 Tải trọng CB, mg/g 33,4 95,1 189,6 268,5 304,2 386,9 79,6 148,5 202,6 226,1 241,2 248,4 Từ kết quả bảng 2.3 có thể thấy rằng khi nồng độ hơi Hg trong pha khí tăng (theo nhiệt độ bay hơi của Hg) thì tải trọng hấp phụ cân bằng của vật liệu tăng theo nhưng không theo quy luật nào. Điều này chứng tỏ quá trình hấp phụ hơi Hg trên than biến tính rất phức tạp. Một mặt ảnh hưởng bởi cơ chế hấp phụ khác nhau, mặt khác còn chịu ảnh hưởng của tốc độ khuếch tán và hấp phụ của Hg ở các nhiệt độ khác nhau. Nhưng nhìn chung tải trọng hấp phụ cân bằng của vật liệu than hoạt tính biến tính bằng brom là rất cao, bền và ổn định trước tác động của nhiệt độ Vật liệu than hoạt tính Trà Bắc dạng kích thước 0,1-0,5 mm bản thân nó có khả năng hấp phụ hơi thủy ngân khá tốt, nhưng môi trường nhiệt độ cao thì giảm mạnh. Khi than được biến tính bằng brom nguyên tố thì khả năng hấp phụ hơi thủy ngân được cải thiện rõ rệt cả về dung lượng hấp phụ lẫn độ bền và ổn định trước tác động của nhiệt độ. Đây là điều kiện tốt để sử dụng loại vật liệu này cho các ứng 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất