Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế bến số 1 - cảng tổng hợp dung quất...

Tài liệu Thiết kế bến số 1 - cảng tổng hợp dung quất

.DOC
32
185
136

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Với đường bờ biển trên 32000 km, chúng ta có rất nhiều cảng phân bố suốt chiều dài đất nước. Tuy nhiên, hệ thống cảng biển hiện tại chưa thể đáp ứng được nhu cầu hàng hóa ngày càng tăng và bắt kịp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 60 cảng biển thuộc các ngành, địa phương quản lý với sản lượng hàng thông qua 24 triệu tấn/ năm. Cơ sở kỹ thuật còn thiếu lạc hậu, chưa đồng bộ, thiếu các bến cho tàu 3 vạn tấn (hàng tổng hợp), bến cho tàu từ 3-5 vạn tấn (hàng rời, hàng container),… Quy mô cảng biển của nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Trong xu thế gia tăng trọng tải của đội tàu biển thế giới, nước ta thiếu trầm trọng các cảng nước sâu cho các loại tàu lớn đến cập cảng. Theo quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam, cảng Dung Quất ngoài chức năng là cảng phục vụ nhà máy lọc dầu số 1 - còn là một cảng tổng hợp phục vụ khu công nghiệp và phát triển kinh tế trong khu vực. Hiện nay đê chắn sóng phía bắc, đê ngăn cát phía tây và cảng suất sản phẩm dầu đã và đang được triển khai xây dựng. Do vậy, việc đầu tư xây dựng một cảng tổng hợp tại khu vực này nhằm đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa phục vụ khu công nghiệp và phát triển kinh tế khu vực hiện nay cũng như trong tương lai là cần thiết và kịp thời. Đồ án của em được giao là: "Thiết kế Bến số 1 - Cảng tổng hợp Dung Quất" dưới sự hướng dẫn của thầy giáo:………………………………….. Đồ án bao gồm các phần: - Chương 1: Tài liệu thiết kế - Chương 2: Thiết kế quy hoạch - Chương 3: Thiết kế kỹ thuật - Chương 4: Thiết kế thi công - Chương 5: Lập dự toán công trình Trong quá trình làm đồ án do trình độ và kinh nghiệm của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn, gia đình, các anh chị, các bạn và đặc biệt là thầy giáo …………………………….. đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình em trong quá trình làm đồ án! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2011 Sinh viên thực hiện CHƯƠNG I: TÀI LIỆU THIẾT KẾ 1.1. Các căn cứ thiết kế  Luật xây dựng (số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003).  Nghị định số 16/2005/NĐ - CP ngày 07 tháng 2 năm 2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình.  Quyết định 207/TTg ngày 11/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung KCN Dung Quất.  Quyết định 2824/QĐ - UB ngày 9/7/1999 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN phía Đông Dung Quất.  Quyết định số 202/1999/QĐ - TTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010.  Quyết định 707/QĐ - TTg ngày 26/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng biển Dung Quất.  Quyết định số 1022/QĐ - TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Trung Trung bộ (nhóm cảng biển số 3).  Quyết định số 50/2005/QĐ - TTg ngày 11/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.  Quyết định số 72/2005/QĐ - TTg ngày 5/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của ban quản lý khu kinh tế Dung Quất.  Căn cứ văn bản số 8823 BKH/TĐ & GSTĐ ngày 21/12/2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế Dung Quất đến 2015 và tầm nhìn đến 2020.  Nghị định số 209/2004/NĐ - CP ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất lượng xây dựng công trình. 1.2. Vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi 1.2.1. Vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ngãi - Quảng Ngãi là tỉnh cực nam của Trung Trung Bộ, phía Bắc tiếp giáp với Quảng Nam, phía Nam tiếp giáp với Bình Định, phía Tây Nam tiếp giáp với Kontum và tiếp giáp với biển Đông về phía Đông. Quảng Ngãi có quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, cách Hà Nội 883 km về phía Nam, cách TP. Hồ Chí Minh 838 km về phía Bắc; Quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Tỉnh Quảng Ngãi có tọa độ địa lý: - Từ 14032'40'' đến 15025' vĩ độ Bắc. - Từ 108006' đến 109004'35'' kinh độ Đông. Vị trí tỉnh Quảng Ngãi và vịnh Dung Quất xem bản vẽ. Sự hiện diện của dãy núi Trường Sơn làm Quảng Ngãi phân chia thành từng phần. Với một bên là núi, còn một bên là biển đã tạo cho Quảng Ngãi nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp. Diện tích lãnh thổ 5.135 km 2 trong đó ba phần tư là núi và đồi trọc. Về mặt địa hình, tỉnh nghiêng theo hướng Đông và chia thành 4 vùng: đồng bằng, trung du, cao nguyên và hải đảo. Các sông của Quảng Ngãi ngắn và dốc đứng. Mực nước cao vào mùa mưa và cạn vào mùa khô. Kết quả là hàng năm một khối lượng lớn đất bồi phù sa bị xói và chảy ra biển trong mùa mưa. 1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi 1.2.2.1. Dân số và lao động Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2004, dân số tỉnh Quảng Ngãi có 1271370 người, trong đó đồng bằng có 1064879 người, vùng núi có 186689 người và hải đảo 19802 người. Cũng theo kết quả điều tra này, nguồn lao động và phân phối nguồn lao động của tỉnh được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Dân số và diện tích của các huyện trong tỉnh Quảng Ngãi STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Diện tích (km2) 37,12 463,86 343,57 227,3 233,97 212,23 381,86 418,75 336,8 750.31 380,74 216,37 1122,35 9,97 Tên đơn vị hành chính Thành phố Quảng Ngãi Huyện Bình Sơn Huyện Sơn Tịnh Huyện Tư Nghĩa Huyện Nghĩa Hành Huyện Mộ Đức Huyện Đức Phổ Huyện Trà Bồng Huyện Tây Trà Huyện Sơn Hà Huyện Sơn Tây Huyện Minh Long Huyện Ba Tơ Huyện Lý Sơn Dân số (người) 120.440 178.651 193.478 179.070 98.728 143.094 151.418 28.987 15.059 64.942 15.287 14.727 47.687 19.802 Bảng 1.2: Nguồn lao động của tỉnh Nguồn lao động Số người lao động 1997 593.288 trong độ tuổi lao động Có khả năng lao động 581.234 Mất khả năng lao động 11.994 Ngoài độ tuổi thực tế 66.581 có tham gia lao động Trên độ tuổi lao động 41.197 Dưới độ tuổi lao động 25.384 1998 1999 2000 2001 2002 607.573 685.334 644.407 661.339 675.478 595.696 11.887 616.225 11.871 632.632 11.775 649.656 11.683 644.013 11.465 67.501 69.079 70.153 71.268 72.310 41.791 25.710 42.794 26.285 43.485 26.668 44.203 27.065 44.915 27.395 Bảng 1.3: Phân phối nguồn lao động Phân phối nguồn lao động Số người tham gia trong các ngành kinh tế 11.88711.87111.77511.6831 1.465Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động 1997 1998 1999 2000 2001 2002 593.288 607.573 685.334 644.407 661.339 675.478 581.234 595.696 616.225 632.632 649.656 664.013 41.79142.79443.48544.2034 4.915Số người trong độ tuổi lao động không có khả năng làm việc11.994 66.581 67.501 69.079 70.153 71.268 72.310 Số người trong độ tuổi lao động có khả năng nội trợ 41.197 Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không có việc làm 1.2.2.2. Sử dụng đất Tỉnh Quảng Ngãi có hình gần chữ nhật với chiều dài từ Bắc vào Nam dài khoảng 100 km, chiều rộng từ Đông sang Tây khoảng 40 km đến 60 km, có tổng diện tích tự nhiên là 5135.2 km2, diện tích đất trên, vào năm 2003 được sử dụng vào các mục đích sau: - Đất nông nghiệp: 103410 ha trong đó: + Đất trồng lúa: 41086 ha. + Đất trồng hoa màu và cây công nghiệp: 26227 ha. + Đất trồng cây lâu năm: 10382 ha. + Đất trồng cỏ và chăn nuôi: 9 ha. + Đất ó mặt nước dùng cho nông nghiệp: 835 ha. - Đất dùng cho lâm nghiệp: 159384 ha, trong đó: + Đất rừng tự nhiên: 103894 ha. + Đất rừng trồng: 55478 ha. - Đất chuyên dụng: 21784 ha, trong đó: + Đất xây dựng: 2366 ha. + Đất giao thông: 7209 ha. + Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng: 5882 ha. - Đất dân cư: 7447 ha. - Đất chưa sử dụng: 221737 ha, trong đó: + Đất bằng: 9369 ha. + Đất đồi núi: 187138 ha. - Đất có mặt nước: 1930 ha. - Đất chưa sử dụng khác: 23030 ha. Thực trạng cơ cấu sử dụng đất cho thấy, việc sử dụng đất chủ yếu là vào nông, lâm nghiệp. Trong thời gian tới, với sự tác động của công nghiệp hóa sẽ có những thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất. Vấn đề đặt trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh là làm thế nào để giữ được quỹ đất nông nghiệp có năng suất cao; giữ được đất rừng có vai trò phòng hộ và có hướng sử dụng diện tích đất trồng đồi núi trọc. 1.2.2.3. GDP của tỉnh Chiến tranh trong quá khứ đã để lại cho tỉnh Quảng Ngãi một nền kinh tế nghèo nàn, một cơ sở hạ tầng yếu kém và cơ sở vật chất lạc hậu. Tuy nhiên, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã giúp Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế. Qua hơn một thập kỷ đổi mới, tỉnh đã cố gắng phát triển một cách toàn diện: cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh tế xã hội được tăng cường, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, số hộ nghèo đói giảm đáng kể. Nền kinh tế từng bước ổn định và phát triển, với tốc độ tăng trưởng khá so với mức bình quân của cả nước, nhất là từ năm 1995 trở lại đây. Bảng 1.4 cho thấy tốc độ tăng GDP bình quân các năm của tỉnh. Một số chỉ tiêu về kinh tế của tỉnh những năm gần đây được thể hiện trong Bảng 1.5. Bảng 1.4: Tăng trưởng GDP của Quảng Ngãi (1996 ~2000) Bình quân 1991 ~ 1995 1996 1997 1998 1999 2000 6,8 12,8 9,0 8,1 6,8 6,5 7,6 Bình quân 1991 ~ 2000 Bảng 1.5: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội Quảng Ngãi (1996 ~ 2000) T.độ BQ Chỉ tiêu 1. Dân số 2. GDP (theo giá thực tế) Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 1996 ~ 2000 103ng 1158,8 1170,9 1182,7 1217,5 (%) 1,4 109đ 2.163,8 2.393,7 2.707,2 1193,3 2.920,2 9 3. GDP (giá so sánh 1994) 10 đ 4. Cơ cấu trong GDP % - Nông, lâm và thủy sản % - Công nghiệp, xây dựng % - Dịch vụ % 5. GDP b/q đầu người 103đ 6. Giá trị KN xuất khẩu 106USD 7. Giá trị KN nhập khẩu 106USD 8. Sản lượng lương thực 103T quy thóc 1.701,8 100 47,8 16,7 35,5 1468,5 3,4 13,3 308,7 266,3 3.199,7 1.855,5 2.005,0 2.141,4 2.281,2 100 100 100 100 43,7 44,4 43,2 41,9 18,1 18,6 20,2 21,6 38,2 36,9 36,6 36,5 1584,6 1695,3 1873,6 1873,6 6,0 4,6 4,4 6,7 14,9 10,4 18,2 9,1 323,3 303,6 336,6 2,2 352,2 259,3 273,3 295,1 276,5 7,6 18,5 190.2 0,75 1.2.2.4. Các ngành sản xuất 1.2.2.4.1. Nông nghiệp Mặc dù bị ảnh hưởng của thiên tai nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng 3,1%. Sản lượng lương thực đều đạt trên 400 nghìn tấn/ năm, năm 1999 đạt 425 nghìn tấn. Bình quân lương thực quy thóc đầu người/ năm đạt 300 kg. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục được thực hiện theo hướng sản xuất hàng hóa, vừa tạo ra hiệu quả kinh tế, vừa tạo ra vùng nguyên liệu ổn định phục vụ công nghiệp chế biến. Các cây công nghiệp được chú trọng phát triển như cây mía, đay, bông, dâu tằm, điều… Chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm vẫn giữ được ổn định và phát triển. Năm 2000 đàn trâu có 52,6 nghìn con, đàn bò có 212,5 nghìn con, đàn lợn 474 nghìn con, đàn gia cầm có gần 4 triệu con. 1.2.2.4.2. Lâm nghiệp Công tác quản lý, bảo vệ rừng được tập trung chỉ đạo, đã hạn chế được thiệt hại do cháy rừng gây ra, Trồng rừng tập trung mỗi năm trên 7000 ha; chú trọng phát triển các cây có giá trị kinh tế cao như quế, cây dược liệu… Công tác giao đất giao rừng đang được đẩy mạnh đã giao khoán được trên 33 nghìn ha xung yếu. 1.2.2.4.3. Thủy sản Ngành thủy sản lực lượng đánh bắt chủ yếu là tập thể và cá nhân nhưng lực lượng chế biến lại chủ yếu là quốc doanh. Điều hạn chế của ngành thủy sản là tầu nhỏ không đi được xa và dịch vụ chế biến trên tầu còn kém. Tuy vậy, những năm 1994 - 1997 ngành thủy sản đã tiến bộ đáng kể với nhiều sản phẩm xuất khẩu, đóng góp vào GDP ngày một tăng. Về thủy sản giá trị đóng góp vào GDP của 3 tỉnh Đà Nẵng - Quảng Nam và Quảng Ngãi năm 1994 là 17,7 tỷ đồng tăng lên 26,5 tỷ vào năm 1997. 1.2.2.4.4. Công nghiệp, xây dựng Sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng cao và liên tục trong 10 năm qua. Giá trị sản xuất từ 294,1 tỷ đồng năm 1990 (giá 1994) tăng lên 585,3 tỷ đồng năm 1995: 1.014 tỷ đồng năm 2000 (tăng 3,4 lần trong 10 năm và bình quân 13,2% mỗi năm). Hiện nay, toàn tỉnh có 65 doanh nghiệp công nghiệp và tham gia sản xuất công nghiệp thuộc các loại hình kinh tế cũng khoảng 12.000 cơ sở và hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp với đa số là doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông lâm thủy sản. Các doanh nghiệp đã cải tiến phương thức quản lý đổi mới máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, một số ít đạt trình độ hiện đại. Sản phẩm công nghiệp ngày càng tăng về số lượng, phong phú về chủng loại mẫu mã và nâng cao về chất lượng. Nhiều sản phẩm mới xuất hiện thêm trong thời gian qua như bánh kẹo, nước khoáng nước ngọt, nước hoa quả, thực phẩm đóng hộp, bao bì gạnh tuy nen, xi măng, phân hóa học. Thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng. Nhiều sản phẩm tiêu thụ khá mạnh trong nước, một số sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài khu công nghiệp Dung Quất do Trung ương quản lý, trên địa bàn tỉnh hình thành 2 khu công nghiệp do tỉnh quản lý với 20 nhà máy đang hoạt động, vốn đăng ký 863 tỷ đồng, thu hút 4.700 lao động. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn tỉnh trong 10 năm qua khoảng 6.215,7 tỷ đồng. Mức tăng hàng năm khá cao, nhất là các năm 1998 ~ 2000 do Nhà nước đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu và các công trình cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp Dung Quất, đưa tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 1996 ~ 2000 lên 5.075,9 tỷ đồng. 1.2.2.4.5. Thương mại và dịch vụ Trước đây, khi đi qua các trung tâm thương mại và các thị trường của Quảng Ngãi, người ta có thể quan sát thấy chỉ có một khối lượng nhỏ hàng hóa với rất nhiều mặt hàng khác nhau. Tình hình hiện nay đã thay đổi: hàng hóa xuất hiện trên thị trường với khối lượng ngày càng tăng và đa dạng; các loại dịch vụ cũng phát triển rất nhanh. Như đã trình bày trong phần "các ngành sản xuất", các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và biển được xuất khẩu. Tỉnh nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu cho nông nghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và hàng hóa tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 1990 đạt 179,3 tỷ đồng, năm 1995 là 947,5 tỷ đồng và năm 2000 đạt 1.940,7 tỷ đồng (gấp gần 10,8 lần trong 10 năm), trong đó kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể đảm nhận 85 ~ 90%. Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ tăng bình quân hàng năm là 9% trong 10 năm qua, đưa tỷ trọng ngành trong cơ cấu kinh tế từ 27,3% năm 1990 lên 36,5% năm 2000. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng cũng phát triển, đảm bảo nhu cầu chi tiêu xã hội, nhất là trong đầu tư phát triển. Cơ sở vật chất của ngành được cải thiện đáng kể. 1.2.2.4.6. Du lịch Quảng Ngãi được thiên nhiên ưu đãi không chỉ với phong cảnh đẹp mà còn có cả những di tích văn hóa. Điều này đã tạo cho Quảng Ngãi một tiềm năng lớn thu hút khách du lịch, bằng chứng là số du khách đến Quảng Ngãi trong những năm gần đây đã tăng lên liên tục, mặc dù tỉnh còn thiếu cơ sở hạ tầng thích hợp và tiêu chuẩn dịch vụ còn chưa cao. 1.2.2.4.7. Lĩnh vực văn hóa - xã hội Ngành giáo dục đã từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đào tạo các cấp học, ngành học. Giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa được coi trọng, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân. Các chương trình y tế quốc gia được coi trọng; chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên. Đến nay hầu hết các xã đều có trạm y tế. Toàn tỉnh đạt tỷ lệ 4 bác sĩ/ vạn dân. 1.2.2.4.8. Định hướng phát triển kinh tế Những chỉ tiêu tổng quát về phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn đến năm 2010 được cụ thể như sau: + Nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm: - Giai đoạn 2000 ~ 2005 là 7 ~ 8%. - Giai đoạn 2000 ~ 2010 là 10 ~ 12%. Trong đó: - Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp năm 2005 tăng 1,3 ~ 1,5 lần so với năm 2000, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 5 ~ 6%/ năm. - Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng cơ bản năm 2005 tăng 2 ~ 2,5% lần so với năm 2000, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15 ~ 20%/ năm. - Giá trị thương mại, dịch vụ tăng 1,8 ~ 2 lần. + Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đạt tỷ trọng: - Năm 2005: Nông nghiệp: 31% Công nghiệp: 22% Dịch vụ: 47% - Năm 2010: Nông nghiệp: 247% Công nghiệp: 28% Dịch vụ: 47,3% + GDP bình quân đầu người năm 2005 là 250 USD. + Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2000 ~ 2005 là 1,3% và 2006 ~ 2010 là 1,2%. + Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 30%. + Trung bình mỗi năm tạo việc làm cho 35.000 ~ 40.000 lao động. + Phấn đấu đến năm 2005 xóa hết hộ đói, giảm nhẹ 50% số hộ nghèo (đối với miền núi giảm 30 ~ 40% hộ nghèo so với năm 2000). + Cơ bản xóa nạn mù chữ trong độ tuổi từ 15 ~ 35 và hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học toàn tỉnh. + Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2000 ~ 2005 đạt 14 triệu USD, năm 2005 ~ 2010 đạt 28 ~ 30 triệu USD. + Tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách đạt 18 ~ 20%. 1.3. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng cảng 1.3.1. Vị trí địa lý - Bến số 1 - Cảng Tổng hợp Dung quất được xây dựng tại vịnh Dung Quất thuộc xã Bình Thuận - huyện Bình Sơn - tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Đà Nẵng 100 km về phía Nam và cách Thị xã Quảng Ngãi 40 Km về phía Bắc. 1.3.2. Đặc điểm về địa hình - Toàn khu vịnh Dung Quất khá rộng, ước tính từ cửa sông Trà Bồng tới bán đảo Co Co dài khoảng 5 km, chiều rộng vịnh khoảng 3 km. Đặc điểm địa hình vịnh Dung Quất là đường đẳng sâu có dạng rẻ quạt không song song với bờ, cao độ tự nhiên từ -0,4 đến -17,0 (Theo hệ Hải Đồ) và phần diện tích khu nước có chiều sâu lớn hơn 12m chiếm khoảng 30%. Đây là vịnh tự nhiên tương đối kín, có độ sâu thích hợp cho việc xây dựng cảng nước sâu. - Tại khu vực vịnh có hai cửa sông đổ ra biển. Đó là sông Trà Bồng ở phía Bắc và sông Đập ở phía Nam. Bến số 1 dự kiến xây dựng ở bờ phía Đông (chạy từ cửa sông Đập tới mũi Văn Ca dài khoảng 3 km). Đây là khu vực có địa hình khá thoải với độ dốc khoảng 0,6%. Phía sát bờ có một số mỏm đá gầm nổi lên, trong bờ có những gò đồi nhỏ. 1.3.3. Khí tượng - Khu vực xây dựng chịu ảnh hưởng của gió mùa hàng năm khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. 1.3.3.1. Nhiệt độ không khí - Nhiệt độ trung bình tháng không thay đổi nhiều, tháng lớn nhất là 28 08 (vào tháng 6), tháng thấp nhất là 2105 (tháng 1). Nhiệt độ trung bình năm là 2506. - Nhiệt độ thấp nhất đo được Tmin = 12,40C, tháng lạnh nhất: Tháng 1. - Nhiệt độ cao nhất đo được Tmax: 40,50C, tháng nóng nhất: Tháng 6. Bảng 1.6: Diễn biến nhiệt độ các tháng trong năm (1975 - 2001) Tháng Đặc trưng Ttb Tmax Tmin I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm 21.5 32.5 12.4 22.5 35.3 13.4 24.2 35.2 18.6 26.5 38.7 21.4 28.3 39.5 22.4 28.8 40.5 22.4 28.6 38.1 21.4 28.5 38.7 21.7 27.1 37.6 17.1 25.6 34.5 16.4 23.8 32.4 13.8 21.9 30.2 12.4 25.6 40.5 14.1 1.3.3.2. Độ ẩm - Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm tại khu vực Dung Quất khá cao (khoảng 84% trong năm). - Độ ẩm tương đối trung bình cao nhất đo được 100% xảy ra trong nhiều ngày. - Độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất đo được 37% tháng 10. - Độ ẩm tuyệt đối trung bình nhiều năm là 28 mb, lớn nhất là 37 mb, nhỏ nhất là 12,9mb. Diễn biến độ ẩm tương đối thể hiện trong bảng 1.7 Bảng 1.7: Diễn biến độ ẩm tương đối Tháng Đặc trưng Utb Umax Umin I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm 87 100 46 86 100 45 84 100 37 82 100 41 80 100 37 80 100 39 79 100 38 80 100 38 84 100 40 87 100 42 88 100 46 89 100 49 84 100 37 1.3.3.3. Chế độ mưa Theo số liệu quan trắc tại các trạm đặt tại Quảng Nam có 2 mùa rõ rệt: - Mùa khô từ tháng 1 ~ 8. - Mùa mưa từ tháng 9 ~ 12. - Lượng mưa lớn nhất thường tập trung vào các tháng 10 và 11. Tháng 2, 3 và 4 là những tháng có lượng mưa nhỏ. - Các tháng 10, 11 và 12 là những tháng có nhiều ngày mưa nhất, trung bình có 21 ngày. Tháng 3 và 4 là những tháng có số ngày mưa ít nhất trung bình có 6 ngày. - Số ngày mưa trung bình trong nhiều năm 157 ngày. - Tổng lượng mưa trung bình trong nhiều năm đo được: 2.312,6 mm. - Lượng mưa trong ngày lớn nhất đo được: 429,2 mm (19/11/1987). - Số ngày mưa trung bình trong năm là 155,2; tháng 10 có lượng mưa trung bình lớn nhất trong năm là 654,2 mm, tháng 4 có lượng mưa nhỏ nhất trong năm là 33,9 mm; tháng 11 có số ngày mưa lớn nhất là 21,7 ngày, tháng 3 có số ngày mưa nhỏ nhất là 5,6 ngày. - Năm 1999 là năm có tổng lượng mưa lớn nhất là 394,6 mm với số ngày mưa là 171 ngày. Lượng mưa lớn tập trung vào các tháng 10, 11, 12. 1.3.3.4. Sương mù và tầm nhìn xa - Trong năm trung bình có 25,2 ngày có sương mù và 39,9 ngày mù trời. Sương mù và mù trời thường tập trung vào các tháng 2, 3 và 4. Trong năm trung bình có 344,8 ngày có tầm nhìn xa trên 10 km, 17 ngày có tầm nhìn xa từ 1 đến 10 km và 3 đến 4 ngày có tầm nhìn dưới 1 km. - Số ngày có sương mù và mù trời trong tháng xem trong Bảng 1.8. Bảng 1.8: Số ngày sương mù và mù trời Tháng Sương mù Mù trời I 2.6 6.1 II 5.5 8.9 III 7.0 11.9 IV 3.8 7.1 V 1.4 0.9 VI 0.7 0.3 VII 0 0 VIII 0 0 IX 1 0.4 X 1.3 0.9 XI 0.7 1.1 XII 1.2 2.3 Năm 25.2 39.9 1.3.3.5. Chế độ gió - Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về chế độ gió tại khu vực Dung Quất. Trong đồ án này sử dụng tài liệu gió tại trạm khí tượng Quảng Ngãi với chuỗi số liệu liên tục 20 năm (1975 ~ 1994). - Nhìn chung gió tại Quảng Ngãi không mạnh. Trong năm gió lặng chiếm 50%. Gió tốc độ từ 1 đến 4 m/s chiếm 45,6%. - Hướng gió thịnh hành trong năm là gió hướng Bắc, Tây Bắc, Đông và Đông Nam. Hình 1.1 là hoa gió tổng hợp nhiều năm. Hình 1.1: Hoa gió trạm Quảng Ngãi (1975 - 1994) (trang 12…..) - Gió thịnh hành theo hướng Bắc và Tây Bắc thường xảy ra vào tháng 10, 11 và 12. Gió theo hướng Đông và Đông Nam tập trung từ tháng 3 đến tháng 8. Trong tháng 2 và tháng 9 gió xuất hiện theo nhiều hướng. - Tốc độ gió lớn nhất trong nhiều năm đo được là 28 m/s theo hướng Đông Đông Bắc. Bảng 1.9: Bảng tính tần suất và hướng gió trạm Quảng Ngãi Cấp hướng N NE E SE S 1,0 - 4,0 Lặng SLXH % 5,0 - 9,0 (m/s) (m/s) SLXH % SLXH % 2631 9.7 260 1.0 1677 6.2 145 0.5 2872 10.6 341 3 1488 289 5.5 1.1 1.3 271 18 10,0 - 15,0 (m/s) SLXH % 7 0.0 2 0.0 0.0 >15 Tổng (m/s) SLXH % SLXH % 2898 10.7 1824 6.7 32 11.9 16 1.0 0.1 2 0 0.0 0.0 1761 307 6.5 1.1 SW W NW Lặng Tổng 13460 13460 49.80 1232 49.80 9 175 725 2472 0.6 2.7 9.1 7 21 159 0.0 0.1 0.6 1 2 4 45.6 122 4.52 21 0.07 0.0 0.0 27 2 183 748 2635 13460 100.0 0.7 2.8 9.7 49.8 03 2 Bảng 1.10: Bảng tính tần suất và hướng gió trạm Dung Quất Cấp 0,1 - 3,9 (m/s) hướng SLXH % N 6 5 NE 8 4.8 4,0 - 8,9 9,0 - 14,9 (m/s) SLXH % 9 7.4 39.7 19 (m/s) SLXH % 6 5 15.7 3 >15 Tổng (m/s) SLXH % SLXH % 21 17.4 2.5 78 64.5 6.6 E SE S SW W NW Lặng Tổng 1 7 22 0.8 5.8 18.2 2 1.6 7 5.8 5 4.1 15.8 48.7 32 26.5 8 6.6 15 7 121 12.3 5.8 100 - Để xác định độ tương quan về hướng và vận tốc của gió tại trạm Quảng Ngãi và khu vực Dung Quất, TEDI đã tiến hành đo gió tại mũi Văn Ca từ ngày 25/10/1995 đến 24/11/1995. Trong thời gian quan trắc này đã gặp ba cơn bão: số 9, 10 và 11 đổ vào khu vực Quảng Ngãi. Vận tốc gió lớn nhất đo được trong bão là 33,6 m/s theo hướng Đông Bắc. Hoa gió trạm Dung Quất đo từ 25/10/1995 đến 24/11/1995 được thể hiện trong Hình 1.2. Hình 1.2: Hoa gió Dung Quất (25/10/1995 - 24/11/1995) (Trang 14)… 1.3.3.6. Bão - Quảng Ngãi là tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều của bão, có năm phải chịu tới 4, 5 cơn bão như các năm 1984 và 1998. Tốc độ gió lớn nhất đo được là 42 m/s. 1.3.4. Đặc điểm về thủy hải văn 1.3.4.1. Mực nước biển - Chế độ thủy triều vùng biển Dung Quất chủ yếu là nhật triều không đều, quá nửa số ngày trong tháng có một lần nước lên cao và một lần nước xuống thấp (vào những ngày triều cường), nhưng thời gian triều lên (khoảng 15 ~ 17 giờ) dài hơn thời gian triều xuống (khoảng 7 ~ 9 giờ). Trong những ngày triều kém mực nước lên xuống phức tạp hơn, thường một ngày có 2 lần nước cao và 2 lần nước thấp, thời gian triều lên và thời gian triều xuống khác nhau nhiều và thường xuyên thay đổi. Vào thời gian triều cường mực nước lớn nhất dao động từ 1,8 m đến 2,64 m. Vào thời gian triều kém mực nước lớn nhất dao động từ 1,48 m đến 1,65 m. - Theo tài liệu thu thập 10 năm tại Sơn Trà: mực nước cao nhất là 2,32 m (vào 10 giờ ngày 18/9/1990) và mực nước thấp nhất là 0,2 m (vào ngày 19/7/1990). - Phương trình tương quan mực nước giữa Sơn Trà và Dung Quất như sau: HDQ = 1,11 HST - 2 (cm) Trong đó: HDQ = Mực nước tại Dung Quất (cm) HST = Mực nước tại Sơn Trà (cm) (Theo hệ Hải Đồ) 1.3.4.2. Mực nước dâng Dưới tác dụng của bão, mặt nước biển xuất hiện sự dâng, hạ khác thường, lúc gió bão từ ngoài khơi thổi vào bờ, có thể xuất hiện sự tăng lên của mực nước ven bờ. Lúc gió bão ở trong bờ thổi ra biển khơi, mực nước ven bờ có thể hạ xuống bất thường. Khi nước dâng xuất hiện cùng lúc với triều cường sẽ gây ra mực nước đặc biệt cao. Theo "Phân viện cơ học biển Viện cơ học Việt Nam" thì ở Việt Nam, qua phân tích 100 cơn bão có số liệu sau: Cứ 2 cơn bão đổ bộ, thì có một cơn gây nước dâng > 1.0 m. Cứ 3 cơn bão đổ bộ, thì có một cơn gây nước dâng > 1.5 m. Cứ 2 cơn bão đổ bộ, thì có một cơn gây nước dâng > 2.0 m. Thời gian tồn tại nước dâng từ 12h đến 30h, thời gian duy trì đỉnh nước dâng từ 2h đến 3h. Khi thiết kế công trình bảo vệ bờ phải quan tâm đến nước dâng vì nó sẽ quyết định rất lớn đến quy mô công trình. 1.3.4.3. Dòng chảy - Số liệu đo hướng và tốc độ dòng chảy ngang của sông Đập do TEDI thực hiện tại thủy trực T2 vào tháng 10, 11/1995 và T3 vào tháng 6/1997 cho thấy vận tốc tuy không giống nhau. Nhưng hướng dòng chảy: Hướng chính là Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc. Tốc độ dòng chảy mặt lớn nhất quan trắc được tại vịnh là 0,93 m/s và tốc độ dòng chảy đáy lớn nhất quan trắc được là 0,89 m/s. - Kết quả đo dòng chảy hai mùa tại 5 thủy trực ở Dung Quất năm 1998. Mùa khô từ 26/3/1998 đến 10/4/1998; Mùa mưa từ 16/9/1998 đến 1/10/1998 cho thấy tốc độ dòng chảy lớn nhất đo được là 0.53 m/s hướng Đông Đông Nam ngày 28/9/1998 tại thủy trực 4. - Kết quả đo dòng chảy tại 3 thủy trực từ ngày 19/4 đến 21/4/2002 và 24/4 đến 26/4/2002 có tốc độ dòng chảy lớn nhất là 0.49 m/s hướng Tây Bắc vào 20h ngày 20/4/2002 (thủy trực 2). - Kết quả đo dòng chảy từ 7h ngày 18/1/2006 đến 7h ngày 20/1/2006 cho thấy dòng chảy trong khu vực trước bến rất nhỏ với tốc độ quan trắc lớn nhất 0.18 m/s. Vị trí thủy trực đo thủy văn có tọa độ theo hệ VN - 2000 kinh tuyến trung tâm 1080 là 1704333N, 58567E. Hình 1.3: Hoa dòng chảy thủy trực T2 (Trang 16)…………. Hình 1.4: Hoa dòng chảy thủy trực T3 (Trang 16)………….. 1.3.4.4. Lưu lượng nước và hàm lượng phù sa các sông đổ vào vịnh Dung Quất - Sông Trà Bồng là một con sông lớn của tỉnh Quảng Ngãi và được bắt nguồn từ miền Đông Bắc tỉnh. Sông Đập là một con sông nhỏ bắt nguồn từ hồ Cái Bầu và sông Cầu. - Kết quả quan trắc lưu tốc và tính lưu lượng qua cửa hai con sông do TEDI thực hiện vào tháng 5 và tháng 6 năm 1997. - Kết quả đo độ đục và nhiệt độ của nước biển tại vịnh Dung Quất do TEDI thực hiện trong thời gian quan trắc tháng 11 năm 1995 cho thấy nhiệt độ trung bình của nước biển là 26 0C và hàm lượng phù sa lớn nhất đo được là 0,110 g/l. Trong thời gian quan trắc vào tháng 6 năm 1997 TEDI đã lấy mẫu nước và đo độ mặn, kết quả cho thấy độ mặn của nước biển ở vịnh Dung Quất trong thời gian quan trắc từ 320/00 ~ 320/00. 1.3.4.5. Sóng tính toán - TEDI đã tiến hành 2 đợi quan trắc sóng trong năm 1998, thấy rằng hướng sóng thịnh hành tại khu vực vịnh Dung Quất là các hướng Đông Bắc và Bắc. Tại vị trí quan trắc ở phía Bắc vịnh Dung Quất, với chiều sâu nước tại khu vực đặt máy đo sóng là 26m, sóng lớn nhất quan trắc được trong đợt 1 là 2,67 m (ngày 24/3/1998) và trong đợt 2 là 3m (27/9/1998). - Sóng theo hướng Đông Bắc khi xây dựng xong đê Bắc tại độ sâu 2,7m vùng bờ giữa sông Trà Bồng và sông Đập có chiều cao H 1/3 = 0,7m đến 0,99m. Còn trường hợp có cả hai đê với cao trình đê chắn cát ở mức +7m thì chiều cao sóng trong toàn vịnh ở khu vực trước các bến chiều cao sóng chỉ ở mức 0,1m đến 0,6m. Sóng tính toán do TEDI thực hiện - Kết quả tính toán sóng trong Đồ án Cảng Dung Quất (Do TEDI lập năm 1996) cho 3 hướng sóng Bắc, Bắc Tây Bắc và Tây Bắc với các trường hợp khi cảng đã xây dựng xong đê Bắc và khi đã xây dựng xong cả đê Tây xem trong Bảng 1.11. Bảng 1.11: Kết quả tính sóng do TEDI thực hiện Chiều cao sóng 1% với gió v = 40 m/s K.vực I K.vực II K.vực III K.vực IV Khi chưa có đê chắn sóng hi = 4 ~ 7m tại đường đồng sâu - 4 ~ 5m Hướng gió
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan