Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế bài giảng vật lý 12 nâng cao ứng dụng crocodilephysics...

Tài liệu Thiết kế bài giảng vật lý 12 nâng cao ứng dụng crocodilephysics

.PDF
124
82
54

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM VẬT LÝ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Giáo viên hướng dẫn: VƯƠNG TẤN SĨ Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MINH TÂM Giáo viên phản biện: TRẦN QUỐC TUẤN DƯƠNG BÍCH THẢO MSSV: 1070250 Lớp Sư Phạm Vật Lý K33 Tháng 4/2011 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN _____________________________________ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Ngày tháng năm 2011 Giáo viên hướng dẫn (ký tên) VƯƠNG TẤN SĨ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN _____________________________________ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Ngày tháng năm 2011 Giáo viên phản biện (ký tên) TRẦN QUỐC TUẤN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN _____________________________________ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Ngày tháng năm 2011 Giáo viên phản biện (ký tên) DƯƠNG BÍCH THẢO GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1) Hoàn cảnh thực tế của việc sử dụng GA hiện nay: Ngày nay, đời sống con người càng được nâng cao, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cả công nghệ phần mềm và công nghệ phần cứng của máy tính điện tử đã ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người: nghiên cứu khoa học, phát triển sản xuất, điều khiển tự động thông tin liên lạc, lưu truyền phổ biến thông tin dữ liệu quan trọng. Công nghệ thông tin được áp dụng trong nhiều lĩnh vực: khoa học, y học, sản xuất, quản lý con người, quản lý tài nguyên. Bên cạnh đó việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng không kém phần quan trọng, đó là phương pháp giảng dạy tiến bộ nhất hiện nay. Tin học được áp dụng phổ biến trong việc soạn giáo án điện tử là do: Xu hướng phát triển của thời đại, xã hội tiến bộ đòi hỏi con người cũng phải tiến bộ thích nghi với môi trường. Công nghệ thông tin đã được áp dụng ở nhiều trường học, nhiều trường đã trang bị nhiều thiết bị thông tin, thiết bị phục vụ nghe nhìn, máy vi tính, máy chiếu… và kết nối internet. Giáo án điện tử mang lại nhiều thuận lợi trong việc giảng dạy cho cả người dạy và người học, giáo viên gặp nhiều thuận lợi trong giảng dạy và chuẩn bị giáo án, bài giảng phong phú có sức lôi cuốn mạnh mẽ, hình ảnh sống động có sức thuyết phục cao, học sinh làm quen với máy tính, tạo điều kiện cho học sinh học cách làm việc một cách khoa học. 2) Thực trạng nội dung sách giáo khoa Vật lý 12 nâng cao: Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉnh lý và ban hành toàn bộ hệ thống sách giáo khoa từ bậc tiểu học đến bậc trung học phổ thông. Đặc biệt là sách Vật lý 12 nâng cao, yêu cầu bài tập nhẹ nhàng hơn và coi trọng thí nghiệm, nội dung giảng dạy phong phú nhưng cũng chỉ là những trang giấy nên kém phần sinh động và thực tế, cần phải yêu cầu giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc giảng dạy của giáo viên hiện nay gặp nhiều khó khăn do tài liệu chuyên ngành quá ít, đặc biệt là những hình ảnh sinh động và các thí nghiệm vật lý, do đó khó giúp học sinh tư duy trừu tượng khó giúp học sinh suy nghĩ, làm việc và nhận thức theo con đường khoa học. Nhưng nhà trường đòi hỏi giáo viên thay đổi phương pháp giảng dạy theo tinh thần phát huy tích cực chủ động của học sinh, tạo điều kiện cho -1- GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM học sinh phát triển tư duy trong giờ học ở nhà. Vậy người giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy để đáp ứng nhu cầu của nhà trường giúp học sinh phát triển toàn diện hơn. 3) Mục đích của đề tài: Để khắc phục những hạn chế của ngành giáo dục đã nêu trên, trong điều kiện công nghệ thông tin đã và đang phát triển rộng khắp như hiện nay thì việc áp dụng các phần mềm tin học: Interactive physic, Maple, Flash, Delphi, Macromedia Dreamweaver… để hỗ trợ phổ biến kiến thức phục vụ cho học tập và nghiên cứu hoàn thiện hơn chương trình giảng dạy trên lớp. Đồng thời áp dụng tin học cho việc dạy học đã đáp ứng được phương pháp dạy học theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, và nắm vững kiến thức cho giảng dạy và nghiên cứu. Nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trước mắt: thay đổi phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho giáo viên tìm hiểu nhiều tư liệu, bài giảng phong phú có sức lôi cuốn mạnh mẽ, hình ảnh sống động, có sức thuyết phục cao, tạo điều kiện cho học sinh làm việc một cách khoa học…Tôi đã quyết định chọn đề tài “THIẾT KẾ BÀI GIẢNG VẬT LÝ 12 NÂNG CAO ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CROCODILE PHYSICS ”. Một mặt thực hiện mục tiêu chính của luận văn, bên cạnh sinh viên thực hiện đề tài cũng tích lũy được một số kinh nghiệm, kỹ năng quan trọng và hữu ích về kiến thức chuyên ngành, đó là cách soạn giáo án, tạo ra những hình ảnh sinh động có sức lôi cuốn thuyết phục học sinh nhiều hơn qua phần mềm chuyên dụng cho mô phỏng thí nghiệm vật lý. 4) Giới hạn của đề tài: Crocodile physics là một phần mềm ứng dụng mô phỏng các hiện tượng vật lý, các thí nghiệm vật lý vô cùng sinh động mà sách giáo khoa không thể cho học sinh thấy được. Việc kết hợp Crocodile physics với soạn giáo án nhằm góp phần mang lại hiệu quả cao trong việc dạy học. Nhưng vấn đề đặt ra là tôi không chuyên về tin học và thời gian hạn chế nên không thể tìm hiểu hết được những ứng dụng của phần mềm mà chỉ hạn chế trong việc soạn giáo án ở chương II, III, IV, V, VI. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn Vương Tấn Sĩ, tôi đã cố gắng thực hiện đề tài nhằm đem lại nhiều tư liệu cho giáo viên và giúp học sinh phát triển tư duy nhiều hơn và làm việc một cách khoa học. II. Các giả thuyết của đề tài Tìm hiểu nội dung và cách ứng dụng phần mềm Crocodile physics. Tìm hiểu cách kết hợp giữa soạn giáo án và ứng dụng Crocodile physics để tạo tính sinh động và sức thuyết phục đạt hiệu quả cao. Sưu tầm những hình ảnh liên quan đến nội dung giảng dạy. -2- GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM Tìm hiểu những tư liệu liên quan đến đổi mới phương pháp dạy và học. III. Phương pháp và phương tiện thực hiện đề tài: Phương pháp: Nghiên cứu cách sử dụng Crocodile physics. Thu thập dữ liệu, thông tin có liên quan đến đề tài: sách giáo khoa vật lý 12 nâng cao, giáo trình Crocodile physics, tìm kiếm những hình ảnh và tư liệu liên quan trên mạng internet, lý luận dạy học… Phân tích và lựa chọn tư liệu phù hợp. Tổng hợp tất cả các yêu cầu của đề tài, các ý kiến đóng góp cho xây dựng đề tài hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. Phương tiện: Máy vi tính. Sách vật lý 12 nâng cao. Sách giáo viên vật lý 12 nâng cao. Giáo trình và phần mềm ứng dụng Crocodile physics. Mạng internet. IV. Các bước thực hiện đề tài: Đề tài được chia thành các giai đoạn: • Nhận đề tài. • Xây dựng đề cương tổng quát. • Thu thập dữ liệu và thông tin liên quan. • Tiến hành xây dựng luận văn. • Nộp bản thảo cho giáo viên hướng dẫn và giáo viên phản biện xin ý kiến. • Chỉnh sửa và hình thành nội dung đề tài. -3- GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở LỚP 12 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở LỚP 12 1. MỤC TIÊU MỚI CỦA GIÁO DỤC NƯỚC TA • Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hội nhập với cộng đồng thế giới, cạnh tranh khốc liệt. • Đổi mới mục tiêu giáo dục, tạo ra những con người có phẩm chất mới. • Bồi dưỡng tính năng động cá nhân, tư duy sáng tạo và thực hành giỏi. • Nghị quyết hội nghị BCH TW, khóa VIII đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục nhằm xây dựng con người có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường,… giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi...”. 2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU MỚI • Phương pháp dạy học truyền thống: + Đạt được những thành tựu quan trọng. + Truyền thụ một chiều, thầy giảng, trò nghe, bắt chước. + Không thể đào tạo con người có tính tích cực cá nhân, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi. • Nền giáo dục chuyển từ trang bị kiến thức sang bồi dưỡng năng lực, trước hết là năng lực sáng tạo. • Nghị quyết TW2, khóa VIII của Đảng CSVN ghi rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều và rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước ứng dụng các phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo”. 3. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ a/ Đạt được một hệ thống kiến thức vật lý phổ thông cơ bản, phù hợp với những quan điểm hiện đại: + Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và các quá trình vật lý. + Các định luật, định lí, các nguyên lí vật lý cơ bản. -4- GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM + Những nội dụng chính của một số thuyết vật lý quan trọng nhất. + Những ứng dụng phổ biến của vật lý trong đời sống và sản xuất. + Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của vật lý, trước hết là Phương pháp thực nghiệm (PPTN), Phương pháp mô hình (PPMH) và Phương pháp tương tự (PPTT). b/ Rèn luyện và phát triển các kỹ năng: + Quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lý,…; Điều tra, sưu tầm,… thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập vật lý. + Sử dụng các dụng cụ đo phổ biến của vật lý, kỹ năng lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lý đơn giản. + Phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin rút ra kết luận, đề ra các dự đoán về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng, quá trình vật lý, đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán,… + Vận dụng kiến thức: mô tả, giải thích các hiện tượng, quá trình vật lý, giải các bài tập vật lý, giải quyết các vấn đề đơn giản của đời sống sản xuất. + Sử dụng các thuật ngữ vật lý, biểu bảng,… trình bày rõ ràng, chính xác những kết quả thu được,… c/ Hình thành và rèn luyện các thái độ, tình cảm sau: + Hứng thú học tập môn vật lý, yêu thích tìm tòi khoa học, trân trọng những đóng góp của vật lý học,… + Có thái độ khách quan, trung thực, tác phong cẩn thận, chính xác, có tinh thần học tập. + Có ý thức vận dụng hiểu biết vật lý vào đời sống, cải thiện điều kiện sống, bảo vệ môi trường. II. PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. KHẮC PHỤC LỐI TRUYỀN THỤ MỘT CHIỀU • Đặc trưng của truyền thụ một chiều: giáo viên độc thoại, giảng giải, kiểm tra, đánh giá; học sinh thụ động nghe, cố ghi nhớ, nhắc lại. • Giáo viên quyết định tất cả các khâu của quá trình dạy học; học sinh hoàn toàn thụ động. • Cần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong học tập của học sinh. + Tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập đa dạng theo hướng tìm tòi nghiên cứu. + Học sinh tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề. + Đổi mới sách giáo khoa và thiết bị thí nghiệm. -5- GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM + Áp dụng các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của vật lý. + Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại,… 2. ĐẢM BẢO THỜI GIAN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CỦA HỌC SINH • Rèn luyện khả năng tự học, hình thành thói quen tự học. • Phát Phiếu học tập ở nhà cho học sinh. • Tập cho học sinh phương pháp đọc sách. • Tập quen học sinh các phương pháp nhận thức khoa học. • Tăng cường dạy học theo nhóm/ hợp tác,… 3. RÈN LUYỆN THÀNH NẾP TƯ DUY SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI HỌC • Tổ chức cho học sinh tích cực tham gia vào quá trình tái tạo kiến thức. • Tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia giải quyết các vấn đề học tập, giải quyết tình huống,… • Áp dụng rộng rãi Phương pháp phát hiện giải quyết vấn đề. • Bồi dưỡng cho học sinh các phương pháp đặc thù của vật lý. 4. ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TIÊN TIẾN, CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC • Quan tâm vấn đề Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. • Nắm được các lý thuyết về sự phát triển: + Lý thuyết thích nghi của J. Piaget. + Lý thuyết về vùng phát triển gần của Vưgôtxki. + Lý thuyết Kích thích nhu cầu cá nhân (Skinner),… • Sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào quá trình dạy học: phim học tập; Dao động kí điện tử; Máy vi tính. + Mô phỏng, minh họa một cách trực quan các hiện tượng, quá trình vật lý. + Sử dụng máy vi tính hỗ trợ việc xây dựng các mô hình toán học của các hiện tượng, quá trình vật lý. + Sử dụng máy vi tính hỗ trợ các thí nghiệm vật lý. + Sử dụng máy vi tính hỗ trợ phân tích băng Video ghi các quá trình vật lý thực. III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÝ Ở LỚP 12 THEO CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỚI 1. GIẢM ĐẾN TỐI THIỂU VIỆC GIẢNG GIẢI, MINH HỌA CỦA GIÁO VIÊN, TĂNG CƯỜNG VIỆC TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TỰ LỰC, THAM GIA VÀO GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ HỌC TẬP -6- GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM • Giáo viên luôn chú ý giảng giải tỉ mỉ, kĩ lưỡng, đầy đủ cả những chỗ học sinh có thể tự học được. • Với phương pháp học mới, học sinh tự lực làm việc, hiểu kĩ và nhớ lâu hơn, tự tin và hào hứng, thành công hơn. • Giáo viên không làm thay những gì học sinh có thể tự làm. • Giáo viên cần biết chờ đợi, kiên quyết yêu cầu học sinh tự học, chỉ giảng giải những chỗ học sinh không thể hiểu được. • Giáo viên cần chia một vấn đề học tập phức tạp thành những bộ phận đơn giản, học sinh cố một chút hoàn thành được. • Trong quá trình giải quyết vấn đề học tập, giáo viên cần cân nhắc việc gì học sinh làm được, việc gì cần trợ giúp, giảng giải phát hiện vấn đề. • Trong mọi bài học, giáo viên tìm ra một số chỗ để học sinh tự lực hoạt động. 2. ÁP DỤNG RỘNG RÃI KIỂU DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ • Dạy học giải quyết vấn đề là kiểu dạy trong đó dạy cho học sinh thói quen tìm tòi giải quyết vấn đề theo cách của các nhà khoa học. • Dạy học giải quyết vấn đề là toàn bộ các hành động: + Tổ chức các tình huống có vấn đề. + Biểu đạt vấn đề. + Giải quyết vấn đề. + Kiểm tra cách giải quyết vấn đề. + Hệ thống hóa và củng cố kiến thức thu nhận được. • Tác dụng của dạy học giải quyết vấn đề: + Phát huy hoạt động nhận thức tự chủ, tích cực. + Chiếm lĩnh kiến thức sâu sắc, vững chắc, vận dụng được. + Phát triển trí tuệ, năng lực sáng tạo của học sinh. • Các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề, xây dựng một kiến thức mới: -7- GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM TIẾN TRÌNH DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Pha thứ 1: Đề xuất vấn đề - bài toán • Từ nhiệm vụ, nảy sinh nhu cầu về một cái chưa biết, chưa có cách giải quyết, hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng được. • Diễn đạt nhu cầu thành vấn đề - bài toán. Pha thứ 2: Suy đoán giải pháp, thực hiện giải pháp • Suy đoán giải pháp: + Suy đoán điểm xuất phát cho phép đi tìm lời giải. + Chọn mô hình có thể vận hành được để đi tới cái cần tìm. + Phỏng đoán các biến cố thí nghiệm có thể xảy ra, nhờ đó có thể khảo sát thí nghiệm để xây dựng cái cần tìm. • Thực hiện giải pháp: + Vận hành mô hình rút ra kết luận logic về cái cần tìm. + Thiết kế phương án thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, thu thập thông tin, xử lý thông tin, rút ra kết luận. Pha thứ 3: Kiểm tra, vận dụng kết quả • Xem xét khả năng chấp nhận được của các kết quả tìm được, sự phù hợp của lý thuyết và thí nghiệm. • Xem xét sự khác biệt giữa kết luận lý thuyết và kết luận thí nghiệm để kết luận hoặc tiếp tục tìm tòi xây dựng cái cần tìm. 3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ • Phương pháp thực nghiệm của quá trình sáng tạo khoa học vật lý + Phương pháp thực nghiệm là một phương pháp nhận thức khoa học được thực hiện khi nhà nghiên cứu tìm tòi xây dựng phương án và tiến hành thí nghiệm, nhằm dựa trên kết quả của thí nghiệm để xác lập hoặc kiểm tra một giả thuyết nào đó. -8- GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM Pha 2 Các hệ quả Lôgic Mô hình giả định trừu tượng Trực giác Pha 1 Pha 3 Những sự kiện khởi đầu Trực giác Kiểm tra hệ quả bằng thí nghiệm Chu trình sáng tạo khoa học theo Razumôxki + Các giai đoạn chính của phương pháp thực nghiệm của quá trình sáng tạo khoa học vật lý • Kinh nghiệm sống • Quan sát tự nhiên • Thí nghiệm, bài tập… Làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu Giả thuyết Hệ quả • • • • • Thí nghiệm kiểm tra Thiết kế phương án thí nghiệm Lập kế hoạch thí nghiệm Bố trí thí nghiệm Tiến hành thí nghiệm thu thập dữ liệu Xử lí kết quả thí nghiệm Kết luận -9- GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM • Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lý + Giai đoạn 1:  Giáo viên đưa ra ví dụ, thí nghiệm, học sinh tìm nguyên nhân.  Giáo viên nêu lên câu hỏi, học sinh chưa biết câu trả lời. + Giai đoạn 2:  Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng Giả thuyết.  Giả thuyết thô sơ, hợp lý, chưa chắc chắn. + Giai đoạn 3:  Giáo viên hướng dẫn học sinh suy luận lôgic ra một hệ quả.  Hệ quả có thể kiểm tra được. + Giai đoạn 4:  Xây dựng, thực hiện một phương án thí nghiệm để kiểm tra.  Phù hợp - Giả thuyết thành chân lý; không - xây dựng Giả thuyết mới. + Giai đoạn 5: Ứng dụng kiến thức  Vận dụng kiến thức.  Giải thích một số hiện tượng thực tiễn. 4. TẬN DỤNG NHỮNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC MỚI, TRANG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM MỚI, PHÁT HUY SÁNG TẠO CỦA GIÁO VIÊN TRONG VIỆC LÀM, SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC • Tận dụng những phương tiện dạy học mới, trang thiết bị thí nghiệm mới. • Sửa chữa, phục chế các phương tiện dạy học, trang thiết bị thí nghiệm hiện có. • Chế tạo, sử dụng đồ dùng dạy học, các thí nghiệm đơn giản. • Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lý. 5. PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA DẠY HỌC NHÓM (Dạy học theo nhóm nhỏ) • Hình thức dạy học này tạo điều kiện phân hóa nội tại, rèn luyện học sinh kỹ năng làm việc tập thể. + Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. + Trao đổi, tranh luận bảo vệ ý kiến của mình. + Tham khảo thảo luận ý kiến của người khác để chỉnh sửa, đào sâu và hoàn thiện suy nghĩ của mình. - 10 - GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM • Các giai đoạn tổ chức học sinh làm việc nhóm: + Làm việc chung toàn lớp:  Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (ví dụ: nhóm 4 học sinh, cho học sinh tự nhận số từ 1 đến 4).  Giáo viên phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ các nhóm, hướng dẫn cách làm việc, qui định thời gian, chọn nhóm trưởng,… + Làm việc theo nhóm:  Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh.  Các nhóm thảo luận nhiệm vụ được giao, chú ý thời gian. Lần 1: 2 nhóm đôi (1 và 2; 3 và 4). Lần 2: 2 nhóm đôi mới (1 và 4; 2 và 3). Lần 3: cả nhóm. + Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp:  Khi đa số các nhóm đã thực hiện xong nhiệm vụ.  Các nhóm báo cáo kết quả.  Giáo viên chỉ đạo việc thảo luận, tổng kết, khái quát hóa, kết luận chung. • Một số chú ý khi dạy nhóm: 1) Tập cho học sinh kỹ năng tổ chức, điều khiển hoạt động nhóm. 2) Rèn luyện học sinh các kỹ năng học nhóm. 3) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. 4) Chủ động, chặt chẽ về thời gian. IV. GIỚI THIỆU MỘT SỐ KẾ HOẠCH BÀI DẠY 1. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP PHỔ BIẾN Hoạt động 1: kiểm tra kiến thức cũ Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên • Tái hiện kiến thức trả lời câu hỏi của giáo viên. • Nhận xét câu trả lời của bạn. • Đặt vấn đề, nêu câu hỏi. • Gợi ý cách trả lời, nhận xét đánh giá. Hoạt động 2: tiếp nhận nhiệm vụ học tập Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên • Quan sát, theo dõi giáo viên đặt vấn đề. - 11 - • Tạo tình huống học tập. GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM • Tiếp nhận nhiệm vụ học tập. • Trao nhiệm vụ học tập. Hoạt động 3: thu thập thông tin Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên • Nghe giáo viên giảng, bạn phát biểu. • Tổ chức hướng dẫn. • Đọc, tìm hiểu một số vấn đề trong sách giáo khoa. • Yêu cầu học sinh hoạt động. • Tìm hiểu bảng số liệu. • Quan sát hiện tượng tự nhiên hoặc trong thí nghiệm. • Làm thí nghiệm, lấy số liệu. • Giới thiệu nội dung tóm tắt, tài liệu cần tìm hiểu. • Giảng sơ lược nếu cần thiết. • Làm thí nghiệm biểu diễn. • Giới thiệu, hướng dẫn cách làm thí nghiệm… • Chủ động về thời gian. Hoạt động 4: xử lí thông tin Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên • Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân. • Đánh giá nhận xét, kết luận của học sinh. • Tìm hiểu các thông tin liên quan. • Đàm thoại gợi mở, chất vấn học sinh. • Lập bảng, vẽ đồ thị,…nhận xét về tính quy luật của hiện tượng. • Trả lời câu hỏi của giáo viên. • Hướng dẫn học sinh cách lập bảng, vẽ đồ thị, rút ra nhận xét, kết luận. • Tranh luận với bạn bè trong nhóm, lớp. • Tổ chức trao đổi trong nhóm, lớp. • Rút ra nhận xét, kết luận. • Tổ chức hợp thức hóa kết luận. • Hợp thức về thời gian. Hoạt động 5: truyền đạt thông tin Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên • Trả lời câu hỏi. • Gợi ý hệ thống câu hỏi, cách trình bày vấn đề. • Giải thích các vấn đề. • Trình bày ý kiến, nhận xét, kết luận. • Báo các kết quả. • Gợi ý nhận xét, kết luận bằng lời… • Hướng dẫn mẫu báo cáo. Hoạt động 6: củng cố bài giảng - 12 - GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên • Nhận xét câu trả lời câu hỏi trắc nghiệm. • Vận dụng vào thực tiễn. • Nêu câu hỏi, tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc nhóm. • Hướng dẫn trả lời. • Ghi chép những kết luận cơ bản. • Ra bài tập vận dụng. • Giải bài tập. • Đánh giá, nhận xét giờ dạy. Hoạt động 7: hướng dẫn học tập ở nhà Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên • Ghi câu hỏi, bài tập về nhà. • Nêu câu hỏi, bài tập về nhà. • Ghi những chuẩn bị cho bài sau. • Dặn dò, yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau. 2. CẤU TRÚC CỦA GIÁO ÁN SOẠN THEO CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Tên bài:… Tiết:....................theo phân phối chương trình. a. Mục tiêu (chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ) 1) Kiến thức 2) Kỹ năng 3) Thái độ b. Chuẩn bị (thiết bị dạy học, phiếu học tập, các phương tiện dạy học,…) 1) Giáo viên 2) Học sinh 3) Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại c. Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1 (…..…. phút): kiểm tra bài cũ (nếu cần). Hoạt động 2 (……... phút): đơn vị kiến thức kỹ năng 1. Hoạt động 3 (…..…. phút): đơn vị kiến thức kỹ năng 2. Hoạt động i (…..…. phút): đơn vị kiến thức kỹ năng k. Hoạt động (n-1) (… phút): vận dụng, củng cố. Hoạt động n (…….. phút): hướng dẫn học tập ở nhà. d. Rút kinh nghiệm: Ghi những nhận xét của giáo viên sau khi dạy xong. - 13 - GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HỌA A. NĂNG LƯỢNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA I. Mục tiêu 1) Kiến thức: - Biết cách tính toán và tìm ra biểu thức động năng, thế năng và cơ năng của con lắc lò xo. - Củng cố kiến thức về bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động dưới tác động của lực thế. 2) Kĩ năng: Có kĩ năng giải bài tập có liên quan, VD tính thế năng, động năng, cơ năng của con lắc đơn. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Kiến thức lượng giác. - Học sinh: Ôn lại khái niệm động năng, thế năng và cơ năng. III. Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1 (5ph): Kiểm tra kiến thức cũ Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên • Trả lời câu hỏi của giáo viên. • Định nghĩa con lắc đơn, con lắc vật lý? Phương trình động lực học? • Nhận xét câu trả lời của bạn. • Gợi ý cách trả lời, nhận xét đánh giá. Hoạt động 2 (20ph): Sự bảo toàn cơ năng Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Nội dung trả lời Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bằng đúng. những câu hỏi gợi ý. - Công thức động năng: Wd = H1 Nhắc lại khái niệm cơ năng của vật chuyển động? 1 2 mv 2 Công thức thế năng: GV kết luận: Cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật. + Đàn hồi: Wđh = 1 kx 2 H2 Nhắc lại mối liên hệ giữa động năng và thế năng? 2 + Hấp dẫn: GV kết luận: khi động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại. Wt = mgh H3 Vật dao động không ma sát thì cơ - Ghi nhận kết luận của GV. Phân tích năng biến đổi như thế nào? - 14 - GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM câu hỏi và trả lời: - GV kết luận như SGK. + Cơ năng là gì. + Cơ năng có thay đổi không khi bỏ qua ma sát. Hoạt động 3 (10ph): Biểu thức của động năng và thế năng trong dao động điều hòa Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Làm việc cá nhân: Từ phương trình dao Hướng dẫn HS tìm biểu thức của thế năng động điều hòa và biểu thức thế năng tổng trong dao động điều hòa phụ thuộc theo 1 thời gian. quát: Wt = mω2A2cos2(ωt + ϕ) 2 H1 Có mấy loại thế năng? Viết biểu thức -Tìm hiểu đồ thị thế năng H8.1 (SGK) và của từng loại? biểu thức thế năng. Rút ra tính chất của H2 Xây dựng biểu thức tính thế năng của thế năng. con lắc lò xo dao động điều hòa? H3 Thế năng của con lắc biến đổi như thế nào theo thời gian như thế nào so với li độ? Làm việc cá nhân: Từ phương trình dao Hướng dẫn HS tìm biểu thức của động động điều hòa và biểu thức thế năng tổng năng trong dao động điều hòa phụ thuộc theo thời gian. 1 quát: Wđ = mω2 A2sin2(ωt + ϕ) 2 H4 Động năng của con lắc biến đổi như -HS nhận xét tính chất của động năng thế nào theo thời gian như thế nào so với vận tốc? dựa vào Hvẽ 8.2. - 15 - GVHD: VƯƠNG TẤN SĨ SVTH: NGUYỄN MINH TÂM Hoạt động 4 (5ph): Biểu thức của cơ năng trong dao động điều hòa Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Làm việc cá nhân: Từ phương trình động GV: hướng dẫn HS tìm biểu thức cơ năng năng và thế năng rút ra biểu thức cơ và nhận xét về sự bảo toàn cơ năng. năng: W = 1 1 mω2A2= kA2 = const. 2 2 Tìm biểu thức của cơ năng đối với con lắc đơn và nghiệm lại ĐLBT cơ năng? Hoạt động 5 (5ph): Củng cố - dặn dò Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên • HS trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK trang 43. • Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK trang 43. • Ghi chép dặn dò của GV. • Bài tập về nhà 2, 3, 4 SGK trang 43. B. HIỆU ỨNG ĐÔP-LE I. Mục tiêu - Nhận biết được thế nào là hiệu ứng Đôp-le. - Giải thích được nguyên nhân của hiệu ứng Đôp-le. - Vận dụng được công thức tính tần số âm mà máy thu ghi nhận được khi nguồn âm chuyển động, máy thu đứng yên và khi nguồn âm đứng yên còn máy thu chuyển động. II. Chuẩn bị - Bộ thí nghiệm tạo hiệu ứng Đôp-le bằng cách cho nguồn âm quay quanh một quỹ đạo tròn trong mặt phẳng nằm ngang. - Hai hình vẽ phóng to để lập luận về sự thay đổi bước sóng âm khi nguồn âm hay máy thu chuyển động, suy ra sự thay đổi tần số âm. III. Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1 (10ph): Kiểm tra bài cũ – Nêu vấn đề mới Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên • Trả lời câu hỏi kiểm tra. Nhận xét câu trả lời của bạn. • Các đại lượng đặc trưng của âm. Liên hệ giữa cường độ âm và mức cường độ âm; ngưỡng nghe và ngưỡng đau? • Phân tích, tìm hiểu vấn đề mới. • Gợi ý cách trả lời, nhận xét đánh giá. - 16 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan