Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Thiết kế bài giảng elearning hướng dẫn sử dụng danh pháp iupac trong chương trìn...

Tài liệu Thiết kế bài giảng elearning hướng dẫn sử dụng danh pháp iupac trong chương trình phổ thông mới

.PDF
67
30
141

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ====== NGUYỄN THỊ HẰNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ELEARNING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DANH PHÁP IUPAC TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG MỚI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa hữu cơ HÀ NỘI - 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ====== NGUYỄN THỊ HẰNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ELEARNING HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DANH PHÁP IUPAC TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG MỚI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Người hướng dẫn khoa học TS. Chu Anh Vân HÀ NỘI - 2019 “LỜI CẢM ƠN” “Lời đầu tiên cho tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến” “thầy TS. Chu Anh Vân – khoa Hóa học, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2,” “đã rất tận tâm hướng dẫn, góp ý, nhận xét để tôi có thể hoàn thành tốt khóa” “luận của mình. Qua đó tôi học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm từ” “người thầy đáng kính.” “Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Hóa đã truyền đạt” “cho tôi những kiến thức và kĩ năng của một giáo viên rất bổ ích trong suốt” “quá trình học tập tại trường.”” “Tôi cũng xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên” “tinh thần để tôi học tập tốt và hoàn thành khóa luận của mình.” “Tôi xin chân thành cảm ơn!” Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Hằng “BẢNG KÍ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT” “STT” “Viết tắt” “Tên đầy đủ” 1 CTCT “Công thức cấu tạo” 2 CTHH “Công thức hóa học” 3 CTPT “Công thức phân tử” 4 HS “Học sinh” 5 “IUPAC” “International Union of Pure and Applied Chemistry” 6 KL Kim loại 7 NL Năng lực 8 NNHH Ngôn ngữ hóa học 9 PK Phi kim 10 VD Ví dụ “DANH MỤC HÌNH VẼ” Hình 1.1. Mô tả bài giảng Elearning ............................................................... 22 Hình 1.2. Giao diện phần mềm Adobe Presenter............................................ 24 Hình 1.3. Giao diện phần mềm iSpring Presenter .......................................... 24 Hình 1.4. Giao diện phần mềm iSpring Suit 9 ................................................ 25 Hình 2.1. Sơ đồ tư duy về Danh pháp hóa học ............................................... 26 Hình 2.2. Sơ đồ tư duy Danh pháp hợp chất vô cơ và phức chất ................... 26 Hình 2.3. Sơ đồ tư duy Danh pháp hợp chất hữu cơ....................................... 27 “MỤC LỤC” MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 3 1.1. Lịch sử thay đổi danh pháp ở Việt Nam .................................................... 3 1.1.1. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5529:2010 .................................................. 7 1.1.2. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5530:2010 ................................................. 9 1.2. Nguyên tắc sử dụng thuật ngữ hóa học và danh pháp trong chương trình mới của môn Hóa học ............................................................................. 22 1.3. Bài giảng Elearning .................................................................................. 22 1.3.1. Đặc điểm ............................................................................................... 23 1.3.2. Lợi ích của bài giảng Elearning ............................................................ 23 1.3.3. Phần mềm tạo xây dựng bài giảng Elearning ....................................... 24 1.3.3.1. Adobe Presenter ................................................................................. 24 1.3.3.2. iSpring Presenter ................................................................................ 24 1.3.3.3. iSpring Suit 9...................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ...................................................................... 26 2.1. Hệ thống danh pháp IUPAC của các chất thường gặp trong chương trình phổ thông ................................................................................................ 26 2.2. Thiết kế bài giảng Elearning bằng phần mềm iSpring Suite 9 ................ 28 2.2.1. Thiết kế nội dung bài giảng................................................................... 28 2.2.2. Ghi âm lời giảng.................................................................................... 30 2.2.3. Quay video và ghi âm lời giảng ............................................................ 31 2.2.4. Xuất bản ................................................................................................ 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 33 3.1. Bài giảng Elearning về danh pháp hợp chất hóa học ............................... 33 3.1.1. Những lưu ý khi xây dựng bài giảng Elearning bằng Powerpoint và phần mềm iSpring Suite 9 .......................................................................... 33 3.1.2. Những tiện ích khi sử dụng bài giảng Elearning .................................. 34 3.2. Bài giảng Elearning trong việc phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học ........................................................................................................... 35 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 41 PHỤ LỤC “MỞ ĐẦU” 1. Lý do chọn đề tài” Qúa trình toàn cầu hóa và sự giao lưu Quốc tế ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi mỗi người phải tự trang bị cho mình một số công cụ hỗ trợ thiết yếu để tránh bị lạc hậu về kiến thức. Trong số đó khả năng sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh và công nghệ thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao vốn kiến thức cho bản thân – dù cá nhân hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào. Đối với ngành sư phạm mỗi giáo viên cần trang bị cho mình vốn ngoại ngữ chuyên ngành để có thể tham khảo tài liệu nước ngoài một cách thuận tiện và khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng phục vụ giảng dạy và nâng cao khả năng tự học của học sinh như: bài giảng Elearning. Đặc biệt đối với các giáo viên Hóa học và học sinh đang phải tiếp cận dần với dự kến thay đổi của Bộ Giáo dục về việc gọi tên các chất bằng tiếng Anh thì bài giảng Elearning hướng dẫn sử dụng danh pháp IUPAC trong chương trình phổ thổ thông mới là vô cùng cần thiết. Thông qua bài giảng giáo viên có thể nắm bắt để truyền đạt cho học sinh hay học sinh hoàn toàn có thể tự học để tích lũy kiến thức cho mình phù hợp với sự đổi mới của Bộ Giáo dục. Trong xu thế hội nhập thế giới, việc sử dụng thuật ngữ để gọi tên nguyên tố và hợp chất bằng tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Hơn nữa danh pháp của các chất vô cơ, hữu cơ chiếm một phần quan trọng trong chương trình Hóa học, hiện tại đang được giảng dạy trong chương trình Hóa học lớp 8 đối với các chất vô cơ và lớp 11, 12 đối với các chất hữu cơ. Trong chương trình phổ thông mới tên các chất vô cơ và hữu cơ sẽ được gọi bằng tiếng Anh để có sự thống nhất, phù hợp với Quốc tế đồng thời cũng thuận tiện hơn khi tham khảo tài liệu Hóa học và các chuyên ngành khác có liên quan của nước ngoài. Ngày 26/12/2018 Bộ Giáo dục ban hành chính thức về chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học, so với chương trình hiện hành thì chương trình này có nhiều điểm mới về nội dung và cách thức triển khai. Tuy nhiên có một sự thay đổi khá mạnh trong cách sử dụng thuật ngữ Hóa học đối với tên của các đơn chất, hợp chất sử dụng tiếng Anh để phù hợp với tính chất 1 quốc tế và hội nhập. Sự thay đổi này khiến nhiều giáo viên và học sinh bỡ ngỡ vì thói quen sử dụng thuật ngữ Việt hóa. Chính vì vậy đề tài Thiết kế bài giảng Elearning hướng dẫn sử dụng danh pháp IUPAC trong chương trình phổ thông mới được xác định như một cẩm nang phong phú cả về kênh hình, kênh tiếng giúp cho việc dạy - học Hóa học nắm bắt kịp xu thế đổi mới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích: Thiết kế bài giảng Elearning hướng dẫn sử dụng danh pháp IUPAC trong chương trình phổ thông mới đối với các chất vô cơ, hữu cơ. + Nhiệm vụ: Hoàn thiện được danh mục thuật ngữ về chất vô cơ, hữu cơ thường gặp trong chương trình hóa học THPT, cung cấp hướng dẫn phát âm dạng chữ và dạng tiếng. 2 “CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN” 1.1. Lịch sử thay đổi danh pháp ở Việt Nam “Ở Việt Nam, Danh pháp IUPAC đã được mọi người sử dụng, tuy” “nhiên chưa có sự nhất quán còn rời rạc, thiếu cập nhập. Tình trạng không có” “một hệ thống danh pháp thống nhất trong cả nước đã tồn tại hàng chục năm” “và dưới áp lực của sự phát triển và hội nhập quốc tế của chính bản thân” “khoa học hóa học cũng như của xã hội, ngày càng có khuynh hướng đi đến” “lộn xộn, tùy tiện hơn.”” “Các hợp chất hóa học nói chung đều có tên quốc tế mà hiện nay chủ” “yếu là tên do IUPAC đặt theo tên tiếng Anh. Ở nước ta, một số nguyên tố” “và hóa chất cũng đã được đặt theo tên Việt hoặc Hán – Việt, VD: vàng, bạc,” “đồng,… Nhưng số lượng các hóa chất như vậy cũng không thể có nhiều.” “Chính vì vậy, việc gọi tên mà chủ yếu là phiên chuyển hoặc phiên âm từ” “tiếng nước ngoài, các đơn chất và hợp chất hóa học ngay từ thời kỳ ngành” “hóa học mới manh nha là mối quan tâm rất lớn. Bên cạnh đó có tên gọi của” “các chất từ tiếng nước ngoài cần chuyển đổi ra tiếng Việt hoặc ít nhất bằng” “cách nào đó phải được Việt hóa. Áp lực đối với việc làm này ngày càng lớn,” “bởi đây là nhu cầu thiết thực của sự vận hành hàng ngày của một xã hội trên” “con đường phát triển. Nếu toàn xã hội không làm được thì từng cá thể cũng” “phải có cách xử lý mà mình cho là thích hợp nhất. Do đó xảy ra sự tự phát,” “không nhất quán, tùy tiện,... Do vậy sự thay đổi, phiên chuyển tên các chất” “diễn ra hết sức chậm chạp.”” “Đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước, GS. Hoàng Xuân Hãn đã cho” “xuất bản cuốn “Danh từ Khoa học” [1], trong đó có phần dành cho hóa học” “gồm cách gọi tên nguyên tố, các hóa chất, đặt tên cho các khái niệm, hiện” “tượng và quá trình chuyển hóa hóa học. Đây là một công trình khoa học hết” “sức có ý nghĩa, góp phần quan trọng trong việc giảng dạy và truyền bá, phổ” “biến các kiến thức hóa học (bằng tiếng Việt) ở nước ta, đồng thời mở đường” “cho các thế hệ đi sau tiếp tục xây dựng hệ thống thuật ngữ hóa học Việt” “Nam trong bối cảnh ngày càng tăng cường giao lưu và hội nhập thế giới.” “Sau GS. Hoàng Xuân Hãn, việc biên soạn được tiếp nối bởi nhiều nhà hóa” 3 “học mà tiêu biểu là GS. Nguyễn Thạc Cát (ở miền Bắc) và GS. Lê Văn” “Thới (ở miền Nam). Từ giữa thập kỷ 60 khái niệm “danh từ hóa học” được” “phân ra một cách quy ước thành hai nhóm, trong đó phần danh pháp hóa” “học được hiểu là quy tắc phiên chuyển các từ ngữ hóa học (phần lớn là tên” “các nguyên tố và các hợp chất hóa học) từ các ngôn ngữ quốc tế thành tên” “được Việt hóa và các quy định diễn giải cấu tạo và tên gọi hợp chất hóa” “học. Đó cũng là thời kỳ mà ở cả hai miền Nam, Bắc việc xây dựng hệ thống” “danh pháp tương đối khẩn trương, tuy nhiên, do cách tiếp cận có phần khác” “nhau, đã hình thành các phương án khá khác biệt nhau trong các quy tắc” “phiên chuyển tên hóa chất từ tiếng nước ngoài (danh pháp).”” “Sau khi nước nhà thống nhất, giới hóa học đã không có một hệ thống” “chung về danh pháp. Ủy ban Khoa học xã hội đã phối hợp với các cơ quan” “liên quan tổ chức một số hội thảo, trao đổi ý kiến nhằm đi đến một số quy” “tắc để phiên chuyển các danh từ tiếng nước ngoài, nhưng không đi đến” “thành công. Vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Bộ Giáo dục cũng đã tổ chức” “một tiểu ban gồm nhiều nhà khoa học tiêu biểu để bàn thảo về chính tả” “tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt (chủ yếu có liên quan đến bộ phận thu” “nhập từ tiếng nước ngoài), trên cơ sở đó Bộ trưởng đã ban hành quyết định” “quy định một số điểm cụ thể về lĩnh vực đó, nhưng quyết định đó cũng” “không được thực thi, kể cả trong ngành giáo dục. Và cho đến nay, chúng ta” “vẫn chưa có được những quy tắc chung để mọi người tuân theo khi viết tên” “các hóa chất. Đương nhiên tình trạng này dẫn đến phiên chuyển tùy tiện,” “tên của một hóa chất được viết dưới dạng nhiều tên khác nhau. Thậm chí,” “do không có quy tắc nhất quán bắt buộc tuân theo, một tác giả trong một” “công trình có thể viết tên một hóa chất không giống nhau ở những chỗ khác” “nhau. Hiện tượng các tác giả khác nhau sử dụng các cách phiên chuyển tên” “hóa chất không giống nhau là hết sức phổ biến và do tình trạng đó kéo dài” “nhiều năm, sự lẫn lộn các cách phiên chuyển đã được phổ biến ở miền Nam” “và miền Bắc trước năm 1975 đã ngày càng được mở rộng, ít ai “tuân thủ”” “chặt chẽ một quy tắc nào trong khi trình bày một công trình khoa học. Sự” “nhất quán có lẽ chỉ được tuân thủ trong các sách giáo khoa (bậc phổ thông)” “của cùng một (nhóm) tác giả, mặc dầu vậy, trong các sách giáo khoa do các” 4 “tác giả khác nhau biên soạn, các quy tắc phiên chuyển cũng không phải” “giống nhau hoàn toàn. Gần đây tác giả của một số từ điển (giải thích) không” “cần phiên chuyển mà sử dụng trực tiếp tên tiếng Anh của các thuật ngữ. Do” “ở miền Bắc trước đây và kéo dài cho đến bây giờ, thực sự không có những” “quy tắc chính thức được coi là có tính bắt buộc dù đã có các văn bản được” “Ủy ban Khoa học xã hội và Bộ Giáo dục ban hành. (Các văn bản này khá” “mâu thuẫn về những nội dung rất cơ bản), trong khi cũng không có những” “quy định nào về cách ứng xử với các quy tắc được xây dựng và lưu hành ở” “miền Nam trước năm 1975.”” “Nội dung của “Danh pháp hóa học” có thể quy ước gồm 2 phần: (1)” “Các quy tắc phiên chuyển (hoặc phiên âm) từ tiếng nước ngoài hay danh từ” “hóa học mà nội dung chính là tên các nguyên tố và các hợp chất hóa học, và” “(2) Các quy tắc viết công thức và tên các hợp chất hóa học. Tình hình lộn” “xộn và không thống nhất chủ yếu liên quan đến phần thứ nhất. Đối với phần” “thứ hai hầu như không có tranh cãi về nguyên tắc chung, bởi vì mọi người” “đều thống nhất là nên sử dụng các khuyến nghị của IUPAC, trong đó tình” “hình chung trên trường quốc tế và một phần tùy thói quen từng người, sự” “chuyển dịch từ việc sử dụng các tên thông thường và tên bán hệ thống sang” “tên hệ thống sẽ diễn biến tuần tự và không có áp lực nào.”” “Trước năm 1975 tuy đã có một số quy định về các quy tắc phiên” “chuyển tên các nguyên tố và các hợp chất hóa học từ tiếng nước ngoài (chủ” “yếu là tiếng Pháp và tiếng Anh) nhưng tình hình thực tế là rất tùy tiện,” “không nhất quán, người viết khá lúng túng khi phiên dịch hoặc trình bày” “các công trình khoa học. Tình trạng đó bắt nguồn từ việc trong khoa học nói” “chung và hóa học nói riêng, trước năm 1975 ở miền Nam và miền Bắc đã” “tồn tại (chính thống hoặc không chính thống) những quy tắc khác nhau về” “danh pháp đặc biệt là trong cách phiên chuyển tên các đơn chất và hợp chất” “hóa học.”” “Từ năm 1975 đến nay, mặc dù trong xã hội có nhiều chuyển biến” “trong chiều hướng phát triển và hội nhập quốc tế, khoa học và công nghệ” “Việt Nam nói chung và khoa học và công nghệ hóa học nói riêng, đã có” “những tiến bộ vượt bậc, còn khoa học và hóa học thế giới đã có những bước” 5 “phát triển chưa từng thấy, trong lĩnh vực danh pháp hóa học nước ta hầu” “như không có gì chuyển biến, ít nhất là trên thực tế. Chỉ mấy năm sau ngày” “thống nhất đất nước, vào cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, Ủy ban Khoa học” “xã hội cùng với các cơ quan liên quan đã tổ chức một số hội thảo bàn về” “chính tả tiếng Việt, cách phiên chuyển danh từ từ tiếng nước ngoài ra tiếng” “Việt, nhưng hầu như không đạt được kết quả mong muốn. Rõ ràng là ngôn” “ngữ khoa học nói chung và ngôn ngữ hóa học nói riêng đã đối diện với hai” “xu hướng khác nhau không ít. Xu hướng có nguồn gốc từ miền Bắc, mặc dù” “không thật nhất quán trong một số quy tắc, nhưng có đặc điểm chung là” “Việt hóa nhiều hơn là xu hướng có nguồn gốc từ miền Nam thiên về sử” “dụng yếu tố gốc Hán và gốc Pháp. Tình hình từ đó lắng xuống, trong khi xã” “hội vẫn phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, nhu cầu hội nhập và giao tiếp” “ngày càng tăng lên, xu thế tự phát một cách tự nhiên là du nhập ngày càng” “nhiều các yếu tố nước ngoài, nhất là từ tiếng Anh. Đã mấy chục năm trôi” “qua mà hầu như không có những hoạt động quy mô quốc gia để xử lý vấn” “đề thống nhất danh pháp. Trong tình hình tiếng nói của các nhà khoa học” “chưa được thống nhất, thì cho đến nay hầu như chưa có công trình nghiên” “cứu nào được thực hiện trên cơ sở thu thập và trao đổi ý kiến một cách” “tương đối sâu rộng và tranh luận trực tiếp giữa các quan điểm khác nhau để” “có thể đi đến một số điểm đồng thuận hoặc ít nhất là một số kết luận được” “đa số coi là hợp lý nhất.”” “Hiện nay chưa có được những quy tắc được mọi người tuân theo” “trong phương cách phiên chuyển các thuật ngữ hóa học từ tiếng nước ngoài” “ra tiếng Việt. Số lượng những nguời tuân thủ một cách triệt để quy tắc này” “hay quy tắc khác tương đối hiếm, phần lớn đã nhiều tuổi. Phần lớn những” “người làm hóa học hiện nay thuộc thế hệ trẻ ít chịu rằng buộc bởi những” “quy tắc họ cảm thấy không thoải mái khi sử dụng, trong khi không ít quy” “tắc tỏ ra bất hợp lý, thậm chí gây trở ngại không ít cho việc tiếp cận với” “những nguồn thông tin trên thế giới, cho nên họ viết các danh từ hóa học” “tương đối tùy tiện, không nhất quán. Và lời khuyên là hãy viết nhất quán” “dù theo quy tắc nào nếu không hãy viết nguyên dạng.” 6 “Vào ngày 29/12/2010, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có quyết định” “số 2950/QĐ-BKHCN về Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5529:2010: Thuật” “ngữ”hóa học – Nguyên tắc cơ bản và Tiêu chuẩn quốc gia TVCN” “5530:2010: Thuật ngữ hóa học – Danh pháp các nguyên tố và hợp chất hóa” “học, yêu cầu triển khai áp dụng hai tiêu chuẩn quốc gia nói trên.” 1.1.1. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5529:2010  “Nguyên tắc về sử dụng phụ âm:”  “Bổ sung các phụ âm f, j, z, w. VD: f (ferum), j (jasmin), z (benzen), w” “(wolfram).”  “Chấp nhận các tổ hợp phụ âm br, cr, fl, gl, gr, kr, lf, pl, pr, ps, sp, st,” “str, tr.”” “VD: br (brom), cr (cromi), fl (fluor), gl (glucose), gr (graphit), kr” “(krypton), pl (platin), pr (proton), ps (pseudoionon), sp (spin), st (sterol),” “str (stronti), tr (natri).””  “Phụ âm g đứng trước nguyên âm e đọc như phụ âm bổ sung j.” “VD: Germani, geraniol đọc như jermani và jeraniol.”  “Phụ âm d không chuyển thành đ nhưng vẫn đọc như đ trong tiếng Việt.” “VD: Hydro, indi.”  “Phụ âm c đứng trước các nguyên âm i, e, y nói chung để nguyên mà” “không chuyển thành x.”” “VD: Để nguyên Ceri (nguyên tố Ce), acid, aceton, cyclohexan,” “glycerin, acetic.””  “Không thay phụ âm s bằng x hoặc z ở âm vận cuối (ase, ose).” “VD: Base, glucose.”  “Giữ nguyên các phụ âm kép tạo vần th, ch, ph.” “VD: Methan, ethylen, thiophen, chlor.”  “Bỏ bớt một trong hai phụ âm của phụ âm đôi.” “VD: cc (sacarose), ff (cafein), ll (alyl, paladi), mm (amoni), nn” “(cinamic), rr (pyrole), tt (ytri). Trường hợp ngoại lệ vẫn giữ phụ âm” 7 “kép mm trong ammin, là phối tử của phức chất để không lẫn với” “amin.””  “Nguyên tắc về sử dụng nguyên âm:”  “Đối với các tổ hợp nguyên âm:”  “Giữ nguyên và đọc nhanh từng âm theo tiếng Việt.” “VD: ae (caesi), au (tautomer), ea (seaborgi), ei (einsteini), eo” “(neodym), eu (eugenol), io (iod, niobi), ou (coumarin), uo ( fluor), yo” “(yohimbin).””  “Không đọc eu thành ơ như trong tiếng Pháp.” “VD: Không đọc eutecti thành ơtecti, eugenol thành ơgenol.”  “Không dùng nguyên âm i thay cho nguyên âm y.”  “Bỏ bớt nguyên âm e ở cuối từ nếu không gây nhầm lẫn.” “VD: Viết benzen thay vì benzene, propan thay vì propane.” “Trong những trường hợp nếu bỏ nguyên âm này đi có thể gây hiểu” “lầm thì vẫn giữ, mặc dù có thể phát âm hoặc không phát âm.” “VD: Indole, pyrole, thiazole,...”  “Nguyên tắc về sử dụng phụ âm và dấu:”  “Bỏ dấu sắc trên các vần, đặc biệt là các vần ngược lại at, ac, ap, et, ep,” “it, ip.””  “Bỏ các dấu mũ ô, ê, ơ (trừ trường hợp nitơ).”  “Các nguyên tắc về thu thập các vần ngược và về một số hậu tố:”  “Thu thập các vần ngược chưa có trong tiếng Việt:” “Trường hợp phụ âm đứng ở cuối âm vận mà vốn dĩ không có trong các” “vần của tiếng Việt cần được chấp nhận viết như nguyên tiếng nước ngoài.”” “Thuộc nhóm này gồm các trường hợp vần ad (cadmi), af (hafni), ag” “(magnesi), ar (argon, arsen, carbon), as (astati), er (erbi, germani, terbi,” “yterbi), id (amid), ir (zirconi), is (bismuth), od (iod), or (bor, chlor, fluor),” “os (osmi, phosphor), yb (molybden), al (calci, cobal, tantal), ol (holmi), el” “(nickel).”” 8 “Đối với các nguyên tố B, Cl, F, I cần giữ các phụ âm r và d ở cuối để” “dễ dàng chuyển sang các dẫn chất của chúng như: chloric, chloride, fluoric,” “boric, boran, iodic, iodat,…””  “Bỏ hết các hậu tố -um: Đối với tên các nguyên tố hóa học có hậu tố” “-um thì bỏ hậu tố này, các nguyên tố và một số ion có hậu tố -ium thì” “chỉ bỏ phần -um.”” “VD: K (kali), Na (natri), Pd (paladi), Sm (samari), Pr (praseodymi), U” “(urani), Ti (titani), Pt (platin), La (lanthan), Mn (mangan), ion carboni, ion” “oxoni, ion amoni,...”” “Trường hợp ngoại lệ vẫn giữ hậu tố -um: Cm (curium) và Tm” “(thulium) là những trường hợp đặc biệt vì để đảm bảo sự tương hợp giữa ký” “hiệu và tên nguyên tố hoặc để không gây nhầm lẫn.””  “Hậu tố -ide: Dùng hậu tố -ide thay cho các hậu tố -ua hoặc -ur (có” “nguồn gốc phiên chuyển từ tiếng Pháp) và đọc như từ “ai” trong tiếng” “Việt.”” “VD: Chloride, carbide, sulfide thay vì clorua, carbua, sulfua,...” Ngoại trừ trường hợp “oxide”, vẫn giữ nguyên như cách đọc trước” “đây là “oxit”.”” 1.1.2. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5530:2010 a. Nguyên tố hóa học  “Đối với các nguyên tố đã có tên Việt hoặc Hán-Việt:” “Giữ nguyên cách gọi đối với các nguyên tố đã có tên Việt hoặc Hán-” “Việt đang được sử dụng rộng rãi. Như các nguyên tố bạc (Ag), vàng (Au),” “nhôm (Al), đồng (Cu), sắt (Fe), thủy ngân (Hg), chì (Pb), thiếc (Sn), lưu” “huỳnh (S), kẽm (Zn). Tuy nhiên, để có sự liên hệ với nguồn gốc của ký hiệu” “nguyên tố và danh pháp các dẫn chất liên quan, cần thiết phải viết kèm theo” “tên Latinh trong dấu ngoặc đơn. VD: Bạc (Argentum).””  “Tên các nguyên tố không phiên chuyển mà chỉ rút gọn phần đuôi: tên” “nguyên tố liên quan đến tên người và tên địa danh sẽ không phiên” 9 “chuyển mà chỉ bỏ đuôi –um.”” “VD: Francium – Franci” “Dubnium - Dubni” b. Hợp chất hóa học  “Danh pháp các hợp chất vô cơ:”  “Các hợp chất vô cơ thông thường:”  “Nguyên tắc: Để gọi tên các hợp chất vô cơ, chủ yếu sử dụng danh pháp” “kiểu lưỡng nguyên (thành phần của hợp chất gồm hai hợp phần: hợp” “phần âm điện và hợp phần dương điện). Do danh pháp kiểu lưỡng” “nguyên không cho biết đầy đủ các thông tin về cấu trúc nên trong một” “số trường hợp người ta vận dụng danh pháp phối trí hoặc danh pháp” “thay thế (trong đó có nguyên tử hydro có thể được trao đổi hoặc thay” “thế với các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác).””  “Cách gọi tên:” “Trong hợp chất, tên của hợp phần dương chỉ là tên của nguyên tố, tên” “hợp phần âm đơn tố thì kết thúc bằng hậu tố ide, còn tên của hợp phần âm” “dị tố nói chung có hậu tố at. Các hợp phần dương và âm đều có thể là” “những nhóm và số lượng hợp phần cũng có thể lớn hơn một. Nếu có nhiều” “hợp phần thì tên các hợp phần được viết theo thứ tự ABC của ký tự đầu của” “tên các hợp phần hoặc của ký tự thứ hai của tên các hợp phần nếu ký tự đầu” “giống nhau.”” “Vị trí của hydro luôn nằm sau cùng trong số các hợp phần dương, có” “thể có khoảng trống phân cách với hợp phần âm nếu không chắc chắn nó có” “liên kết với anion hay không. Tên các hợp chất kép được viết sau tên hợp” “chất chính phân cách bởi gạch ngang dài và tiếp đó là tỷ lệ của chúng trong” “ngoặc đơn. Cách viết tên các phân tử nước kết tinh cũng như vậy. VD:”” “KCl” : “Kali chloride” “O2[PtF6]” : “Dioxy hexafluoroplatinat” “KMgCl3” : “Kali magnesi chloride, tên IUPAC là magnesium potassium chloride” 10 “Có những cách khác nhau để thể hiện tên các nhóm âm điện đa” “nguyên tử. Các nhóm như vậy có các nguyên tử cùng loại được viết với các” “tiền tố nhất định.”” 2“VD: O 2 : Dioxide hoặc dioxide (2-). Nhưng tên thông thường là peroxide” “vẫn dùng được.” “Một số tên truyền thống (thường không kết thúc bằng hậu tố -at) có” “thể vẫn được sử dụng, mặc dầu tên hệ thống vẫn chuẩn xác hơn.”” VD: 2“ SO3 ” : “Trioxosulfat (2-) chuẩn xác hơn tên sulfit” “ NO2 ” : “Dioxonitrat (1-) chuẩn xác hơn tên nitrit” “Vì vậy, tên hệ thống của các oxoacid được viết như sau:” “H2CO3” : “Dihydro trioxocarbonat” “H3PO4” : “Trihydro tetraoxophosphat (V)” “Trạng thái oxy hóa của ion được biểu thị bằng số La Mã (trong ngoặc” “đơn), còn điện tích biểu thị bằng số Arập cùng với dấu điện tích (cũng nằm” “trong ngoặc đơn).”” VD: 2+ “Uranyl (VI) hoặc dioxourani (2+)” “ UO2 ”: “Fe3O4” : “Ferum (II) diferum (III) tetraoxide” “Na-” : “Natride (1-)” “SF6” : “Lưu huỳnh (VI) fluoride” “Cation có thể được hình thành bằng cách thêm một hydron vào một” “hydride nhị tố. Trong những trường hợp này nên dùng danh pháp thay thế,” “hậu tố -ium (phiên chuyển theo quy tắc bỏ um, chỉ còn lại -i) được thêm vào” 11 “tên của hydride gốc.””” “VD: “H3S+ (sulfani), PH4+ (phosphani), SiH5+ (silani).”” “Hậu tố -onium (phiên chuyển theo quy tắc bỏ -um, chỉ còn lại -oni)” “cũng được dùng trong những trường hợp tương tự: PH4+ (phosphoni), H3O+” “(oxoni). Tên amoni của ion NH4+ vẫn có thể tiếp tục được sử dụng.”” “Đối với tên các anion, cách gọi tên cũng tương tự, nhưng hậu tố sẽ là” “ide, at hoặc it, đặc trưng cho các hợp phần âm điện.”” VD: “Cl- ” : “Chloride” “Pb94-” : “Nonaplumbide (4-)” “O2-” : “SO42-” : “Sulfat hoặc tetraoxosulfat (2-)” “Dioxide (1-)” “"I3- ” : “Triiodide (1-)” “NO2-” : “Nitrit hoặc dioxonitrat (1-)” “Những anion được hình thành bằng cách mất một hydron của” “hydride thì phương cách đơn giản là sử dụng danh pháp thay thế.”” VD: “CH3-” : “Methanide” “NH2-” : “Amide hoặc azanide” “PH2-” : “Phosphandide hoặc hydro phosphide (1-)” “Hậu tố at cũng được dùng khi hydron được tách ra khỏi một nhóm -OH của các alcohol.” VD: “CH3O- ” : “Methanolat” “C6H5S-” : “Benzenthiolat” “Hoặc ion hydride H- được cộng hợp vào một phân tử trung hòa.” VD: “BH4-” : “Tetrahydroborat” 12 “PH6- ” : “Hexahydridophosphat” “BCI3H-” : “Trichlorohydroborat” “Chỉ trong các hợp chất của bor thì mới dùng từ tố “hydro” thay vì ““hydrido”.”” “Như vậy, sau khi đã thiết lập các cách gọi tên cation và anion, có thể” “thấy rõ ràng, tên kiểu lưỡng nguyên của các muối thực tế không khác với” “tên của hợp chất nhị tố gồm tên của hợp phần âm điện và hợp phần dương” “điện. Tên của cation luôn luôn đặt trước tên của anion và phân cách nhau” “bởi khoảng trống. Nguyên tắc này là luôn luôn phải được tuân thủ và không” “có ngoại lệ.”” “Tên của các nhóm được coi như các thành phần thế trong hóa hữu cơ” “hoặc các phối tử của các kim loại thường cũng là tên của các gốc tự do” “tương ứng. Những tên này được hình thành từ tên của các hydride nền bằng” “cách biến đổi hậu tố thành -yl theo quy tắc của danh pháp thay thế.” VD: “""SiH3-” : “""Silyl”” “"BH2-” : “Boryl”” “SnCI3-” : “CH3-” : “Methyl” “Trichlorostanyl”  “Các hợp chất phối trí:”  “Hợp chất phối trí đơn nhân:”  “Tên của hợp chất phối trí được hình thành như trật tự gắn các phối tử” “vào nguyên tử trung tâm, nghĩa là đọc tên các phối tử trước. Tên của” “các phối tử được đọc theo trật tự ABC bất kể là phối tử loại gì.””  “Các tiền tố chỉ số lượng không cần phải đọc trong trật tự đó nếu” “chúng không phải là bộ phận của tên phối tử. Số điện tích và số oxy” “hóa vẫn được dùng như bình thường. Các tiền tố thông thường chỉ độ” “bội như di-, tri-, tetra-,… được sử dụng phổ biến, còn các tiền tố” “đồng nghĩa bis-, tris-, tetrakis-,… chỉ được sử dụng để biểu thị các” “trường hợp phức tạp hơn nhằm tránh nhầm lẫn. Khi đó phải dùng các” “ngoặc bao quanh các câu từ liên quan đến tiền tố đó. Các từ tố không” “được đọc lướt mà phải được đọc đầy đủ.”” 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng