Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương...

Tài liệu Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương

.PDF
108
242
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________ Phạm Thị Bảo Trân THIỀN UYỂN TẬP ANH TỪ GÓC NHÌN VĂN CHƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________ Phạm Thị Bảo Trân THIỀN UYỂN TẬP ANH TỪ GÓC NHÌN VĂN CHƯƠNG Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CẢM ƠN - Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học, khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. - Xin gửi đến GS.TS. Đoàn Thị Thu Vân lòng biết ơn sâu sắc. - Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên tôi trong thời gian vừa qua. Tác giả luận văn Phạm Thị Bảo Trân MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chương 1: THIỀN UYỂN TẬP ANH TRONG TIẾN TRÌNH VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI .......................................................... 6 1.1. Vài nét về Thiền uyển tập anh ................................................................ 6 1.2. Vị trí của Thiền uyển tập anh trong văn xuôi Phật giáo thời Lý Trần.......... 13 1.3. Vị trí của Thiền uyển tập anh trong văn xuôi trung đại ....................... 17 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU .............................................................. 24 2.1. Cơ cấu nghệ thuật “đại đồng, tiểu dị” .................................................. 24 2.2. Nghệ thuật kết hợp giữa hành trạng và ngữ lục ................................... 29 2.3. Nghệ thuật kết hợp giữa truyện (văn xuôi) và thơ (văn vần) ............... 41 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ............................... 48 3.1. Hình tượng và vai trò của hình tượng nhân vật trong tác phẩm thuộc loại hình tiểu truyện nhân vật ............................................................................. 48 3.1.1. Hình tượng .................................................................................... 48 3.1.2. Vai trò của hình tượng nhân vật trong tác phẩm thuộc loại hình tiểu truyện nhân vật ......................................................................................... 49 3.2. Bức chân dung con người lý tưởng ...................................................... 49 3.2.1. Vẻ đẹp của con người đạt đạo........................................................ 49 3.2.2. Vẻ đẹp của con người nhập thế...................................................... 55 3.2.3. Giá trị nhân văn trong những vẻ đẹp của hình tượng nhân vật ..... 59 3.3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật ........................................... 63 3.3.1. Yếu tố kỳ ảo ................................................................................... 63 3.3.2. Thủ pháp tương hỗ ......................................................................... 68 3.3.3. Thủ pháp phác diễn ........................................................................ 72 Chương 4: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ .......................................................... 76 4.1. Vai trò của ngôn ngữ - vai trò của ngón tay chỉ mặt trăng ................... 76 4.2. Ngôn ngữ hàm súc ................................................................................ 80 4.3. Ngôn ngữ vừa giản dị vừa uyên bác ..................................................... 88 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng tôi chọn đề tài: “Thiền uyển tập anh – từ góc nhìn văn chương” vì những lí do sau: 1.1 Lâu đài thơ văn Việt Nam ngày nay được xây nền móng từ xa xưa, trong đó thơ văn Lý Trần là bộ phận giữ vai trò rất quan trọng. Đọc lại văn chương Lý Trần, trong đó có Thiền uyển tập anh là nhớ câu “ôn cố nhi tri tân” bởi “tân tòng cố xuất” “Nếu không đọc lại ông cha thì sao biết mình được? Nếu không tìm về nguồn thì sao biết dòng sông đang chảy từ đâu? Nếu không có thơ văn Lý Trần thì làm sao có thơ văn Nguyễn Trãi…” [25, 12] 1.2 Nằm trong dòng chảy của văn học trung đại khác, Thiền uyển tập anh mang tính nguyên hợp văn – sử – triết bất phân. Từ một góc nhìn, chúng tôi bóc tách phần “văn” trong đó để tìm thấy vẻ đẹp văn chương của một văn bản Phật giáo. 1.3 Sau một thời gian Phật giáo trượt dài trên con đường suy thoái, những người quan tâm đến Phật học, yêu Thiền mến đạo đang ra sức chấn hưng Phật giáo. Với công trình nghiên cứu này, người viết mong góp một phần bé nhỏ vào sự nghiệp có ý nghĩa trên. 1.4 Trong thời hiện đại, với nền kinh tế thị trường, con người mải miết đua chen chạy theo danh vọng, tiền bạc, địa vị, kiếm tìm cái mới. Gánh nặng của những tham vọng đè trên vai dễ làm người ta mất thăng bằng. Để vơi đi những căng thẳng tinh thần và tìm lại sự cân bằng cho tâm hồn, con người cũng có nhu cầu quay về nguồn, tìm lại vẻ đẹp xưa trong những giá trị tinh thần mà cha ông để lại. 1.5 Chúng tôi viết luận văn này cũng là viết cho chính mình. Xứ sở của thiền uyên áo và kì diệu là niềm hấp dẫn và say mê đối với người viết. Một quyển sách và một sự hiểu biết còn nông cạn hẳn chưa đủ để mở lối vào thiền học. Trước các bậc tiền bối, tôi vẫn chỉ là kẻ cầm roi đứng sau đuôi con ngựa. Thế nhưng, được đến với thiền, buông bỏ và an lạc cùng thiền, đặc biệt là đến với thiền qua văn chương, thật biết bao là thú vị. 2. Lịch sử vấn đề Thiền uyển tập anh là văn bản văn học Phật giáo cổ có giá trị về nhiều mặt, thu hút sự tìm kiếm khám phá của những người làm công tác nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, trong đó có văn học. Những công trình nghiên cứu chuyên biệt về Thiền uyển tập anh: Từ thế kỷ XX về trước, chỉ có những công trình in, dịch, giới thiệu truyền bản Thiền uyển tập anh. Gần đây, xuất hiện hai công trình nghiên cứu rất công phu của Lê Mạnh Thát và Nguyễn Hữu Sơn. Lê Mạnh Thát với cuốn sách Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh hơn 800 trang, làm rõ vấn đề truyền bản, niên đại, tác giả và phương pháp viết sử truyền thừa của tác phẩm. Nguyễn Hữu Sơn với luận án tiến sĩ Khảo sát loại hình tiểu truyện thiền sư trong Thiền uyển tập anh đã “góp phần tiếp cận tác phẩm từ góc độ loại hình và tiến hành khảo sát các đặc điểm chung đó trên phương diện loại hình học”. Những công trình nghiên cứu về văn học Lý Trần trong đó Thiền uyển tập anh là một bộ phận: Trước thế kỷ XX, sách Đại Việt thông sử (thiên Văn nghệ chí) của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đã đề cập sơ nét về tác giả và nội dung tác phẩm. Về sau, các sách Thơ văn Lý Trần, Tuyển tập Văn học trung đại… giới thiệu và trích tuyển tác phẩm Thiền uyển tập anh hoặc các bài thơ của các nhà sư được nhắc tới trong tác phẩm. Các bài viết: Tìm hiểu thơ văn của các nhà sư Lý Trần (tác giả Kiều Thu Hoạch, đăng trên Tạp chí Văn học, số 6, năm 1965), Nghĩ về văn học đời Lý (tác giả Nguyễn Huệ Chi, đăng trên Tạp chí Văn học, số 6, năm 1986), Một vài tìm tòi bước đầu về văn bản thơ văn Lý - Trần (tác giả Trần Thị Băng Thanh, đăng trên Tạp chí Văn học, số 5, năm 1972)… xa gần đề cập tới thơ văn của các nhà sư có tên trong tập truyện. Công trình nghiên cứu Văn học Phật giáo thời Lý Trần – diện mạo và đặc điểm của Nguyễn Công Lý đã điểm qua vài nét về đặc trưng thể loại của Thiền uyển tập anh. Những công trình nghiên cứu về giá trị văn chương của Thiền uyển tập anh Nguyễn Hữu Sơn với bài viết Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật của Thiền uyển tập anh (Tạp chí Văn học, số 4, năm 1992), Nguyễn Tử Cường với bài viết Nghĩ lại Phật giáo Việt Nam: Thiền uyển tập anh có phải là văn bản truyền đăng không? (Tạp chí Văn học, số 1, năm 1997) đã bàn đến giá trị nghệ thuật của tác phẩm trên nhiều phương diện từ kết cấu, ngôn ngữ đến các chi tiết nghệ thuật. Những tư liệu đó đã cung cấp cái nhìn khái quát về đặc điểm nghệ thuật của tập truyện ký này. Nhìn chung, Thiền uyển tập anh đã trải qua lịch sử nghiên cứu khá dày dặn. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt tìm hiểu một cách toàn diện và hệ thống vẻ đẹp của giá trị văn chương trong tác phẩm này. 3. Phạm vi nghiên cứu Về tư liệu nghiên cứu: luận văn dùng bản dịch Thiền uyển tập anh của Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1993. Về vấn đề nghiên cứu: luận văn tập trung làm rõ giá trị văn chương của tác phẩm ở các phương diện: kết cấu, hình tượng nhân vật và ngôn ngữ. 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng nghiên cứu và mục đích hướng tới của luận văn, chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống: người viết xác định mỗi tiểu truyện là một hệ thống nằm trong hệ thống lớn hơn là tập truyện Thiền uyển tập anh, tập truyện này lại được đặt trong những hệ thống lớn hơn: văn xuôi Phật giáo Lý Trần, văn xuôi trung đại. Thông qua chuỗi hệ thống đó, người viết xác định vị trí cũng như tìm hiểu đặc điểm tác phẩm. - Phương pháp thống kê: được dùng để khảo sát số lượng, mật độ xuất hiện của các yếu tố, đưa ra những chứng cứ cụ thể, chính xác nhằm tăng sức thuyết phục cho những kết luận được rút ra. - Phương pháp so sánh: đặt đối tượng nghiên cứu vào hệ thống theo các cấp độ, người viết nhìn nhận vấn đề trong sự đối sánh. Từ đó, rút ra được những điểm gặp gỡ, kế thừa và cả vẻ đẹp riêng của tác phẩm. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: trên cơ sở những số liệu thống kê, kết quả có được từ việc so sánh với những đối tượng trong và ngoài hệ thống, thông qua việc phân tích những vấn đề cụ thể, chi tiết ở từng phương diện (kết cấu, hình tượng, ngôn ngữ) người viết đi đến tổng hợp thành những kết luận khái quát về giá trị văn chương của tác phẩm. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: - Khám phá vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm. Góp thêm tiếng nói cho hướng nghiên cứu giá trị văn chương của những văn bản Phật giáo. Ý nghĩa thực tiễn: - Góp phần vào phong trào khôi phục, chấn hưng Phật giáo sau bước lùi từ thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. - Nâng cao sự hiểu biết của bản thân về văn học Phật giáo. 6. Cấu trúc luận văn Cấu trúc luận văn gồm ba phần: - Phần dẫn nhập - Phần nội dung chính - Phần kết luận Phần nội dung chính được chia làm bốn chương: Chương 1: Thiền uyển tập anh trong tiến trình văn xuôi Việt Nam thời trung đại Chương này nhằm giới thiệu về Thiền uyển tập anh, làm rõ vị trí của Thiền uyển tập anh trong tiến trình phát triển của văn xuôi Việt Nam thời trung đại và trong văn xuôi Phật giáo thời Lý Trần. Chương 2: Đặc điểm kết cấu Trong chương hai, chúng tôi tìm hiểu đặc điểm kết cấu của tập truyện. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa hành trạng và ngữ lục, sự kết hợp hài hòa giữa hình thức văn xuôi và văn vần tạo nên sự xâu chuỗi chặt chẽ trong tác phẩm. Đặc điểm kết cấu này là yếu tố thứ nhất làm hiện lên giá trị văn chương của tập truyện. Chương 3: Đặc điểm hình tượng nhân vật Đây là chương quan trọng nhất của luận văn Chúng tôi làm rõ hai vấn đề cơ bản: vẻ đẹp của hình tượng nhân vật và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. Từ đó, thấy được sức sống của hình tượng nhân vật từ “người thật việc thật” ngoài đời đến nhân vật trong văn chương. Chương 4: Đặc điểm ngôn ngữ Trong chương này, chúng tôi làm rõ tính hàm súc, giản dị và uyên bác rất đặc trưng của ngôn ngữ thiền, của văn học Phật giáo thể hiện trong tác phẩm. Từ đó thấy được vẻ đẹp văn chương thể hiện qua ngôn ngữ. Chương 1: THIỀN UYỂN TẬP ANH TRONG TIẾN TRÌNH VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI 1.1. Vài nét về Thiền uyển tập anh 1.1.1. Niên đại và tác giả Thiền uyển tập anh là tư liệu quý về Phật học, lịch sử, triết học, văn học. Tập sách vẫn được cho là tác phẩm khuyết danh vì các truyền bản hiện còn giữ được không ghi rõ tên tác giả. Các nhà nghiên cứu đã tốn biết bao giấy mực để tìm hiểu về thời điểm ra đời cũng như người có công chấp bút biên soạn quyển sách này. Những bí ẩn như bức màn sương dày đặc bao phủ, tạo nên sức hút cho người ta tìm kiếm. Về niên đại Việc xác định thời điểm ra đời của tác phẩm đến nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận. Không ai có thể quay lại quá khứ để tìm hiểu những điều mình muốn biết. Vì thế chỉ có thể nghiên cứu qua văn bản tác phẩm và những yếu tố liên quan với các tác phẩm cùng thời đại. Trong Đại Việt thông sử, bản thư tịch đầu tiên của nước ta, Lê quý Đôn ghi “Thiền uyển tập anh, một quyển, người đời Trần soạn, ghi tông phái Thiền học và sự tích các nhà sư nổi tiếng ở nước ta từ đời Đường, Tống, trải đến các đời Đinh, Lê, Lý, Trần" [11, 111]. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cũng có nhận định không khác với Lê Quý Đôn. Ghi chép của Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú được các nhà nghiên cứu coi là một trong những cơ sở đáng tin cậy nhất để xác định niên đại của tác phẩm. Vấn đề tác phẩm ra đời vào thời Trần hầu như không có tranh luận. Tuy nhiên, chứng cớ để xác định thời điểm ra đời đó thật không đơn giản. Trần Văn Giáp đưa ra hai lý do. Thứ nhất, các nhà sư trong Thiền uyển tập anh không sống quá năm 1228. Thứ hai, một số chữ trong tác phẩm được viết theo phép kị húy thời nhà Trần. Chẳng hạn, họ Lý của sứ nhà Tống Lý Giác đã bị chuyển đổi thành họ Nguyễn. Lê Mạnh Thát trong công trình nghiên cứu của mình lại tiếp tục đưa ra những chứng cứ để làm rõ thời điểm ra đời của tác phẩm. Ông đã tìm ra chín sự kiện trùng hợp giữa Thiền uyển tập anh và Đại Việt sử lược, một tác phẩm ra đời vào thời Trần và bị giặc Minh tịch thu về Trung Quốc trong khoảng những năm đầu của thế kỷ XV, mãi đến thế kỷ XX, các sử gia của ta mới biết đến và sử dụng. Chín sự kiện ấy không thấy các sử gia của ta ghi lại hoặc ghi khác đi. Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra nhiều chữ kỵ húy khác phải đổi như: càn đổi thành cần (không rõ kỵ tên ai), đạo đổi thành pháp (kỵ húy Trần Hưng Đạo), diệu đổi thành mậu (tên riêng của mẹ Trần Thái Tông là Lê Thị Diệu) Lê Mạnh Thát đã đặt ra vấn đề xác định một mốc thời gian ra đời cụ thể của tác phẩm giữa chiều dài đăng đẳng của thời nhà Trần (gần 175 năm). Ông căn cứ vào một câu trong Thiền uyển tập anh, lấy đó làm lý cứ để xác định thời điểm ra đời của tác phẩm. Câu ấy nằm ở truyện về thiền sư Vô Ngôn Thông. Cuối truyện, sau khi chép chuyện sư thị tịch, đệ tử thân tín là Cảm Thành hỏa táng, thu xá lợi, xây tháp thờ, Thiền uyển tập anh viết: “Thời Đường Bảo lịch nhị niên Bính Ngọ chính nguyệt thập nhị nhật, nhị thập bát niên, hựu chí Khai Hựu Đinh Sửu, nhị thập tứ niên, ngã Việt thiền học tự sư chi thủy”. Theo cách phiên âm như trên, câu này có năm vế. Vế thứ nhất, thứ ba và thứ năm rất rõ ràng về nghĩa. Vấn đề cần tìm hiểu nằm ở vế thứ hai và thứ tư, Lê Mạnh Thát cho rằng một số chữ bị viết nhầm. Điều này cũng dễ chấp nhận bởi các văn bản Hán Nôm thời trung đại luôn bị xáo trộn qua thời gian và không gian bởi những bàn tay sao chép hoặc khắc in. Vế thứ hai, nhị thập bát niên là viết nhầm của lục thập bát niên (lục viết nhầm thành nhị), đó chính là tuổi thọ của thiền sư, thọ 68 tuổi. (Năm Mã Tổ mất 788, thiền sư thọ giới được 10 hạ, tức là khoảng 30 tuổi. Như vậy tính theo lối phương Đông, năm sinh của ông là 759, đến năm mất 826 quả đúng 68 tuổi). Phần tiếp theo hựu chí Khai Hựu Đinh Sửu nhị thập tứ niên nhiều khả năng là viết nhầm của hựu chí Khai Hựu Đinh Sửu bách thập nhị niên nghĩa là: lại đến năm Đinh Sửu Khai Hựu (1337) phàm 512 năm. Đây là ảnh hưởng lối viết Truyền đăng lục của Đạo Nguyên (đối với những vị tổ chính yếu của Thiền tông, ông đều tính từ năm mất của họ đến năm ông biên soạn, Cảnh Đức thứ nhất (1004) là bao nhiêu năm). Nếu theo cách đọc và hiểu như thế, ta biết năm Thiền uyển tập anh ra đời là 1337. Một kết luận như thế chưa phải là dấu chấm hết cho những cuộc tranh luận. Tuy nhiên, những giả thiết của nhà nghiên cứu này là những lý cứ khá xác đáng để ta có thêm minh chứng về năm Thiền uyển tập anh ra đời, với thời điểm được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận, năm 1337. Về tác giả Tác giả của Thiền uyển tập anh hẳn là một người yêu Thiền mến đạo. Bởi không có lòng yêu thiền mến đạo thì họ đã không có ý thức sưu tầm, biên soạn để ghi lại các tông phái, lịch sử truyền thừa nhà Phật cho đời sau được rõ. Hơn nữa, tác giả có thể cũng là người từng gửi thân chốn am Thiền, thể hiện qua sự hiểu biết sâu sắc về các nhà sư, các yếu chỉ Thiền tông. Nguồn sử liệu được sử dụng để hoàn thành tập truyện vô cùng phong phú cho thấy sự hiểu biết sâu rộng của người biên soạn. Sách Phật học có thể kể đến Chiếu đối lục (tác phẩm của Thông Biện và Biện Tài), Nam tông tự pháp đồ (của Thường Chiếu), Liệt tổ yếu ngữ (của Huệ Nhật). Các tài liệu này đã cung cấp thông tin về tiểu sử, hành trạng cũng như các cơ duyên thoại ngữ, kệ thị tịch của các vị thiền sư. Bên cạnh đó, người biên soạn còn sử dụng những tư liệu lịch sử xã hội: Sử ký (Đỗ Thiện), Quốc sử (Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu), Tự Ngu tập…và những tư liệu truyền khẩu thể hiện quan niệm và đánh giá của quần chúng nhân dân. Nguồn tư liệu phong phú ấy góp phần làm nên giá trị của Thiền uyển tập anh và cũng soi chiếu gương mặt người đã chọn tuyển, góp nhặt để hoàn chỉnh bộ sách: phải là một học giả uyên bác am tường Nho Phật, Hán Phạn. Nhưng điều mà người đọc mọi thời đại luôn trăn trở khi tiếp xúc tác phẩm, đó là: ai là người đã có công chấp bút biên soạn Thiền uyển tập anh? Xưa nay các tài liệu vẫn ghi Thiền uyển tập anh là tác phẩm khuyết danh (vì truyền bản hiện còn không ghi rõ tên tác giả) hoặc cụ thể hơn “do người đời Trần soạn” (Lê Quý Đôn). Nhưng dường như không ai thấy đủ với câu trả lời đó. Gần đây, các nhà nghiên cứu căn cứ vào các yếu tố cụ thể trong văn bản để xem xét, cho rằng tác phẩm này do một số nhà sư biên soạn trong một thời gian dài. Nhà nghiên cứu Lê Mạnh Thát xác định: “rất có thể Kim Sơn hay Cảnh Huy đã được giao phó một nhiệm vụ tương tự, đấy là viết Thiền uyển tập anh”.[52, 101] Việc xác định ai là người đã biên soạn Thiền uyển tập anh có thể căn cứ vào nội dung một số tiểu truyện trong tác phẩm. Thứ nhất, căn cứ vào tiểu truyện về quốc sư Thông Biện. Thiền sư có lời bàn về Phật và Thiền rất sâu, khi hoàng thái hậu, mẹ vua Lý Nhân Tông hỏi ông: - Phật và Tổ nghĩa thế nào? Ai hơn ai kém? Phật trụ phương nào? Tổ ở thành nào? Đến nước ta từ bao giờ? Việc truyền đạo ai trước ai sau? Mà người niệm tên Phật đạt tâm ấn của Tổ chưa rõ là những ai? Sư đã trả lời đầy đủ và khúc chiết, rõ ràng. Thứ hai, tiểu truyện sư Biện Tài: “nối pháp tự của Thông Biện quốc sư, từng vâng sắc chỉ biên sửa sách Chiếu đối lục”. Tiếp theo, tiểu truyện sư Thường Chiếu: “Sư từng làm sách Nam tông tự pháp đồ, một quyển, lưu hành ở đời”. Và cuối cùng, tiểu truyện sư Thần Nghi. “Sư (Thần Nghi) hỏi Thường Chiếu: - Đệ tử theo hầu hòa thượng đã bao năm nay mà chưa biết ai là người đầu tiên truyền đạo vào nước ta? Xin hòa thượng chỉ giáo cho đệ tử được biết thế thứ các đời truyền pháp, ngõ hầu cho người học đạo ngày nay được biết nguồn gốc. Thường Chiếu khen sư có lòng khẩn thiết, bèn lấy tập sách Chiếu đối bản (từng được Biện Tài biên sửa thành Chiếu đối lục) của sư Thông Biện và những điều ghi chép về các tông phái để phân biệt thế thứ nối pháp của các dòng (tức Nam tông tự pháp đồ) đưa cho xem. Ngày 18 tháng 2 năm Bính Tý niên hiệu kiến gia thứ 6 (1216) sư đem tập phả đồ của Thường Chiếu trao cho mình truyền lại cho đệ tử là Ẩn Không, dặn rằng: - Bây giờ tuy loạn, ngươi hãy giữ sách này, cẩn thận không để binh hỏa hủy hoại thì tổ phong ta sẽ không mai một.” Phần trích trên là những căn cứ khá xác đáng để giúp xác định tác giả tập sách. Căn cứ vào nội dung nêu trên, có thể tạm đi đến kết luận rằng: tác phẩm này đã được Thông Biện thiền sư khởi thảo từ đời Lý, sau đó Biện Tài, Thường Chiếu, Thần Nghi lần lượt bổ sung thêm. Trải qua một quá trình lâu dài đến thiền sư Ẩn Không là người hoàn tất việc biên soạn cuối cùng. 1.1.2. Truyền bản Thiền uyển tập anh là một trong những tác phẩm mở đầu cho văn xuôi tự sự thời trung đại. Tác phẩm đã có một bước đi khá dài trên lộ trình văn học. Thời gian với những gập ghềnh của nó đã làm đổi thay mọi thứ. Đầu thế kỷ XV, giặc Minh ra tay hủy diệt sách vở của ta, Thiền uyển tập anh nhờ lớp áo nhà chùa mới thoát khỏi bàn tay đẫm máu ấy. Thế nhưng, cát bụi thời gian cũng làm cho nó ít nhiều đổi thay diện mạo. Thời gian gần nhất được đề cập trong truyện là nửa đầu thế kỷ XIII, trong khoảng những năm 1230. Vì cư sĩ Ứng Vương, người cuối cùng của thiền phái Vô Ngôn Thông được ghi tiểu truyện làm quan dưới triều Chiêu Lăng Trần Thái Tông (ở ngôi 1225 – 1231). Thiền sư Y Sơn, người cuối cùng của Thiền phái Tì – ni – đa – lưu – chi, mất năm 1213. Như vậy, tác phẩm ra đời sau đó ít lâu, khoảng năm 1337 như đã nói ở trên. Từ mốc thời gian đó, người ta có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhận ra sự có mặt của Thiền uyển tập anh trong mối tương quan với các tác phẩm khác. Lịch sử lưu truyền văn bản trải qua một thời gian lâu dài, từ thời Trần, Hồ, Lê, Nguyễn cho đến ngày nay. Tác phẩm lưu truyền dưới hình thức khắc in và chép tay. Đối chiếu Thiền uyển tập anh và Lĩnh nam chích quái, một tác phẩm được cho là của Trần Thế Pháp viết vào thời Trần, người ta tìm thấy bốn truyện trong Lĩnh Nam chích quái có nội dung và cách diễn đạt giống như của Thiền uyển tập anh. Đó là truyện Không Lộ và Giác Hải của thiền phái Vô Ngôn Thông và truyện Đạo Hạnh, Minh Không của thiền phái Tì – ni – đa – lưu – chi. Theo nhà nghiên cứu Lê Mạnh Thát, nhiều khả năng Lĩnh Nam chích quái đã chép lại từ Thiền uyển tập anh. Thứ nhất, “cái đầu đề “chích quái” thì khả năng trích dẫn và thu lượm các tiểu truyện từ nhiều nguồn khác nhau là một sự thực”. Thứ hai, “đọc bốn truyện này, văn phong của chúng tỏ ra thống nhất với văn phong của các truyện khác trong Thiền uyển tập anh. Trong khi đó nếu so với các truyện khác của chính bản thân Lĩnh nam chích quái thì không ăn khớp lắm”. [52, 29] Đời Hồ, giặc Minh mượn cớ “phù Trần diệt Hồ” sang xâm lược Đại Việt. Chúng cướp phá và tiêu hủy mọi sách vở, thư tịch, Thiền uyển tập anh nhờ gắn mình nơi cửa Phật nên không bị tiêu hủy. Người phương Bắc đã thu lấy và dùng một phần để viết An Nam chí nguyên. Trong mục Tiên Thích của sách này có ghi vắn tắt tiểu sử của 14 vị thiền sư trong đó có 13 vị có tên trong Thiền uyển tập anh. “So sánh những ghi chú của nó về 13 vị ấy, thì trừ Thảo Đường ra, mà Thiền uyển tập anh không có truyện, số còn lại có văn cú hoàn toàn giống với một đoạn trong truyện của những thiền sư ấy trong Thiền uyển tập anh”. [52, 32] Như vậy, An Nam chí nguyên đã lấy trực tiếp từ Thiền uyển tập anh hoặc gián tiếp từ một nguồn sách nào đó đã sử dụng Thiền uyển tập anh. Sang đời Lê, xã hội Đại Việt có sự đổi khác. Nho học dần dần được xem trọng. Phật giáo mất dần vị trí độc tôn. Tuy nhiên, những người nặng lòng với Phật pháp vẫn nuôi khát vọng chấn hưng Phật học, nối tiếp con đường mà các thế hệ trước đã qua. Thiền uyển tập anh đã được trích dẫn trong Tục Việt điện u linh tập của Nguyễn Văn Chất. Sau đó lại được một người “vốn học sách Nho, tham cầu Phật điển” đã “sửa lại chỗ sai, bổ vào chỗ sót” để Thiền uyển tập anh lại xuất hiện vào triều Lê, niên hiệu Vĩnh Thịnh 11 (1715). Đây là bản cổ nhất, giá trị nhất hiện còn lại đến ngày nay. Đời Nguyễn, vì muốn xuất bản một bộ sử thiền tông Việt Nam, An Thiền đã góp nhặt viết thêm hoàn thành một bộ 5 quyển (gọi là Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục hay Ngự chế thiền điển thống yếu kế đăng lục), trong đó Thiền uyển tập anh là quyển thượng, đứng đầu bộ sách. Khi giặc Pháp sang xâm lược nước ta, bản chép tay A2767 do trường Viễn Đông bác cổ thuê chép ra đời. Chiến tranh qua đi, hòa bình lập lại, từ đó đến nay, Thiền uyển tập anh nhiều lần được dịch sang chữ quốc ngữ. Đời sống của Thiền uyển tập anh trong lòng dân tộc thể hiện ước vọng chấn hưng Phật học và một phần cho thấy phong trào nghiên cứu và học tập lịch sử Phật giáo Việt Nam rất sôi động và khởi sắc. Thiền uyển tập anh in bóng trong nhiều tác phẩm văn xuôi cùng thời. Khi sưu tầm và tuyển chọn thơ văn thời Lý Trần, Lê Quý Đôn và nhiều học giả khác đã tuyển và ghi lại thơ ca của các nhà sư có trong tập truyện này. Người viết chưa trả lời được câu hỏi Thiền uyển tập anh có bao nhiêu truyền bản. Chỉ có thể biết được truyền bản xưa nhất ra đời vào thời Trần, năm 1337 và truyền bản xưa nhất hiện còn là bản năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715). Thiền uyển tập anh đã có một bước đi lịch sử khá dài. Dù có đôi chỗ bị mất mát, bị thay đổi qua các lần in khắc ghi chép lại nhưng đây vẫn là một trong số rất ít tác phẩm còn lưu lại khá trọn vẹn truyền bản của nó. 1.1.3. Thể loại Hệ thống thể loại văn học trung đại rất phong phú và phức tạp. Hiện nay chưa có con số thống kê chính xác số lượng các thể loại văn học trung đại. Giữa các thể loại không có sự khu biệt rạch ròi. Nhiều trường hợp, tên thể loại xuất hiện cùng với nhan đề cho nhịp nhàng, cân đối, hoặc thể hiện chức năng, hoặc thể hiện một đặc điểm nào đó của tác phẩm. Chính vì thế, các nhà thư tịch học Việt Nam vẫn hết sức lúng túng khi phân loại tác phẩm văn học trung đại Việt Nam căn cứ vào thể loại. Người sáng tác nhiều khi tự xác định thể loại cho tác phẩm của mình thông qua tên thể loại đi kèm với tên tác phẩm (Dụ chư tì tướng hịch văn, Thiên đô chiếu, Lâm chung chiếu, Bình Ngô đại cáo, Văn tế Trương Quỳnh Như,…). Tuy nhiên vẫn có một số văn bản “lưỡng tính”, không thể căn cứ vào tên gọi để xác định thể loại (vì phần lớn các tác phẩm trung đại vốn không thuần nhất về thể loại, tên thể loại trong nhan đề chưa hẳn là thể loại vốn có của bản thân tác phẩm) hoặc không thuộc về một thể loại nhất định. Đó là trường hợp của Thiền uyển tập anh. Thiền uyển tập anh thường được gọi tên theo hai cách. Cách thứ nhất, gọi vắn tắt là Thiền uyển tập anh. Cách thứ hai, gọi kèm theo tên thể loại: Thiền uyển tập anh ngữ lục, Thiền uyển tập anh truyền đăng lục… “Trần Văn Giáp xác định Thiền uyển tập anh ngữ lục là một trong những tài liệu lịch sử xưa nhất của Việt Nam. Ngô Tất Tố xếp Thiền uyển tập anh vào loại sử truyện. Học giả Dương Quảng Hàm giới thiệu Thiền uyển tập anh trong mục truyện kí đời Trần. Các tác giả Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi xác định sách Thiền uyển tập anh thuộc loại sử truyện. Học giả Nguyễn Lang đánh giá Thiền uyển tập anh là tài liệu sử cổ nhất về đạo Phật Việt Nam mà chúng ta hiện có. Học giả Lê Mạnh Thát xem đây là một cuốn sử nhà chùa. Nguyễn Huệ Chi xác định nó là tác phẩm ngữ lục thuộc loại tản văn. Đinh Gia Khánh xếp Thiền uyển tập anh trong dòng văn học tự sự thời Lý - Trần. Nguyễn Tử Cường xác định Thiền uyển tập anh nghiêng về thể loại cao tăng truyện. Nguyễn Hữu Sơn xác định Thiền uyển tập anh thuộc loại hình tiểu truyện Thiền sư. Nguyễn Công Lý cho rằng đây là tác phẩm có sự pha tạp, đan xen giữa các thể loại như hành trạng, tiểu truyện, truyền đăng, ngữ lục...” [23, 2]. Có nhiều ý kiến khác nhau trong cách xác định thể tài tác phẩm như trên là do đứng ở những góc độ nhìn nhận, đánh giá khác nhau, hoặc căn cứ vào những tiêu chí cụ thể phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác nhau. Hơn nữa, đây là một tác phẩm có giá trị về nhiều mặt: tôn giáo, triết học, sử học, văn học… nên có nhiều cách quan niệm về thể tài tác phẩm. Từ những ý kiến nêu trên cho thấy, đứng ở góc độ văn chương, tác phẩm được xác định là văn xuôi tự sự, truyện, truyện ký, tiểu truyện nhân vật, tản văn. Có nhiều yếu tố đóng vai trò làm căn cứ trong việc xác định đặc trưng thể loại của tác phẩm văn học: chức năng, thể văn, đặc điểm thi pháp… Để khu biệt các thể loại, văn học dân gian dựa vào chức năng trong khi văn học viết trung đại căn cứ vào đặc điểm thi pháp. Về bản chất nghệ thuật, theo quan điểm của người viết, Thiền uyển tập anh mang đặc trưng thi pháp của thể loại truyện ký, thuộc tiểu loại tiểu truyện thiền sư, tức truyện kể về cuộc đời, tiểu sử của các thiền sư. Đặc trưng đó được thể hiện trên nhiều phương diện: từ tính chất ghi chép người thật việc thật cho đến kết cấu, hình tượng nhân vật và ngôn ngữ. Đây là một tập truyện ký đậm chất văn chương. Và chỉ cần gọi “Thiền uyển tập anh” là đã đủ thấy vẻ đẹp cũng như màu sắc văn chương của nó. Người xưa làm văn chương bị chi phối bởi thể loại là chính. Một số thể loại văn học trung đại hiện nay đã vắng bóng trên văn đàn “một đi không trở lại”. Riêng truyện ký với tiểu loại tiểu truyện nhân vật vẫn còn thịnh hành. Nó vừa là văn vừa là sử, lưu giữ kho tàng tri thức về các danh nhân. 1.2. Vị trí của Thiền uyển tập anh trong văn xuôi Phật giáo thời Lý Trần Văn học Phật giáo thời Lý Trần là tinh hoa, đỉnh cao của văn học Phật giáo Việt Nam. Văn học Phật giáo thời Lý Trần để lại khối lượng tác phẩm khá đồ sộ. Đó là nguồn di sản góp phần làm phong phú thêm các thể loại, đề tài cho văn học nước ta. Theo thống kê của tác giả Nguyễn Công Lý trong công trình Văn học Phật giáo thời Lý Trần – diện mạo và đặc điểm, có 16 thể loại với 471 đơn vị tác phẩm trong đó đời Lý 179 tác phẩm, đời Trần 292 tác phẩm. Nếu lấy tiêu chí phân chia là vần thì: sấm vĩ, từ khúc, kệ, thơ Thiền, ca, ngâm, phú, minh được viết bằng văn vần; ngữ lục, tụng cổ, niệm tụng kệ, bi, ký, tự, luận thuyết tôn giáo, truyện ký được viết bằng văn xuôi. Tuy nhiên sự phân chia đó chỉ mang tính tương đối vì đường biên ranh giới giữa các thể loại vốn không rạch ròi. Một số thể loại thường được phối hợp, gắn kết với nhau như minh, bi ký, ngữ lục và kệ. Một số khó phân định thể loại như kệ và thơ Thiền, ngữ lục và truyện ký… chỉ có thể xác định thể loại khi đứng ở một góc độ nhất định. Thiền uyển tập anh là tác phẩm văn xuôi. Thiền uyển tập anh vẫn có tên gọi là Thiền uyển tập anh ngữ lục bên cạnh những tác phẩm ngữ lục, tụng cổ, niệm tụng kệ, bi ký, tự, luận thuyết tôn giáo, truyện ký khác. Xét về mặt nội dung, nó đúng là ngữ lục với rất nhiều đoạn thoại vấn đáp về Phật, pháp, tăng, Phật học, Thiền học. Lại có ý kiến cho rằng: đây là văn bản truyền đăng vì ghi lại các thế hệ thiền gia theo thế thứ. Nhưng ở khía cạnh khác, nó lại mang đặc điểm của tiểu loại khác (như đã trình bày ở phần trên). Mỗi góc nhìn, Thiền uyển tập anh lại có một tên gọi thể loại tương ứng. Chính vì thế, đây là tác phẩm gây tranh luận nhiều nhất về vấn đề loại thể của nó. Trong khoảng 40 tác phẩm văn xuôi thuộc văn học Phật giáo thời Lý Trần, Thiền uyển tập anh có vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là văn bản Phật giáo cổ vào bậc nhất, có nhiều điểm gặp gỡ với Thánh đăng lục và Tam tổ thực lục vì đó không phải là những tác phẩm ngữ lục, hay truyền đăng thuần túy. Lục vốn là thể loại sử. Thực lục nhấn mạnh tính chất “ghi lại sự thật” hướng đến sự việc. Ngữ lục nhấn mạnh “ghi lại ngôn ngữ” hướng đến lời nói. Thánh đăng nhấn mạnh “ghi lại lịch sử truyền thừa” hướng đến thứ tự các đời nối tiếp nhau. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, tên gọi thể loại trong tựa đề chưa thể hiện rõ hết đặc trưng tác phẩm. Ba tác phẩm Thiền uyển tập anh, Thánh đăng lục và Tam tổ thực lục cùng viết theo lối chép sử biên niên (theo thế thứ các đời, theo sự việc xảy ra trong cuộc đời mỗi vị, có tầm quan trọng trong lịch sử tư tưởng triết lý) xét từ bản chất là những bộ sử chuyên môn về lịch sử Phật giáo thiền tông Việt Nam. Mà Phật giáo thiền tông Việt Nam vào mấy trăm năm ấy giữ địa vị của một hệ tư tưởng chiếm ưu thế, có thể nói là hệ tư tưởng chủ đạo của lịch sử Việt Nam. Tam tổ thực lục chép lại tiểu sử của ba vị tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: đệ nhất tổ Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ Pháp Loa, đệ tam tổ Huyền Quang. Thánh đăng lục (Thánh đăng ngữ lục) chép về năm vị vua – năm vị Phật tử - thiền sư đời Trần: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông. Thiền uyển tập anh ghi lại tiểu sử của 68 vị thiền sư thuộc ba dòng phái Vô Ngôn Thông, Tì – ni – đa – lưu – chi và Thiền Thảo Đường. Việc ghi chép lại lịch sử truyền thừa qua các đời theo thế thứ, có yếu tố của văn học chức năng, đóng vai trò quan trọng đối với lịch sử truyền thừa nhà Phật. Tác phẩm, do đó, là một pho sử liệu đồ sộ giúp cho các thế hệ sau biết được căn nguyên cội rễ của Phật giáo cũng như những người đã giữ ngọn lửa nhà Thiền và lưu truyền đến ngày nay. Với người biên soạn, chủ ý là văn học chức năng, phục vụ cho mục đích tôn giáo. Cả ba tập sách đều có đặc điểm của truyền đăng. Thế hệ trước nối tiếp thế hệ sau, người trước truyền cho người sau ngọn đèn Thánh, biểu trưng cho trí tuệ sáng suốt của người ngộ đạo. Những vị được ghi lại tiểu sử trong ba tập sách đều là vua hoặc thiền sư có công đức lớn trong tu hành giáo hóa, là người truyền lửa để nối tiếp thế hệ này sang thế hệ kia lưu truyền và phát triển Phật học. Tuy nhiên, Thiền uyển tập anh có dung lượng đồ sộ nhất viết về 68 vị và không ghi đầy đủ các vị theo thế thứ, chỉ chọn một số gương mặt anh tú trong vườn thiền. Đây là một tập sách nói về các vị thiền sư Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ thứ XIII, cũng là tài liệu cổ nhất về đạo Phật Việt Nam mà chúng ta hiện có. Thiền uyển tập anh đóng vai trò là người mở đường trong so sánh với Tam tổ thực lục và Thánh đăng lục. Tuy là người mở đường, tuy không ghi chép đầy đủ theo thế thứ, nhưng lại đạt đến đỉnh cao bởi sự thống nhất về văn phong cũng như bút pháp nghệ thuật. Bên cạnh đó, cả ba đều mang đặc điểm của ngữ lục. Đó là những lời nói pháp, những lời giảng đạo, hay những lời khai thị của các thiền sư về yếu chỉ của đạo Phật, được xuất hiện dưới hình thức chuyện trò, trao đổi, vấn đáp giữa thầy và trò, giữa thiền sư này với thiền sư khác. Cấu trúc mỗi truyện trong các tác phẩm gồm hai phần, phần ghi chép hành trạng của các vị thiền sư và phần ghi chép các lời vấn đáp, đối thoại của các thiền sư với đồng đạo. Phần ghi chép hành trạng các Thiền sư thường được bố trí ở đầu và cuối mỗi truyện, chủ yếu sử dụng hình thức ngôn ngữ văn ngôn. Phần ghi chép các câu vấn đáp, những lời bàn luận của thiền sư với một nhân vật xác định như vua, sư thầy, đạo hữu, đệ tử, tăng chúng... thường sử dụng vốn ngôn từ nhà Phật và cả vốn ngôn từ thông tục thường ngày, sử dụng đồng thời hình thức ngôn ngữ văn ngôn và bạch thoại trung đại, đặc biệt còn có các bài kệ, thi ca, thơ viếng tế mang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan