Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Thiền định

.PDF
34
153
148

Mô tả:

Thiền định www.vienchieuonline .org www.vienchieu.org Thiền định Có một câu đố khá quen thuộc như sau: “Đố ai biết con vật gì lúc mới sinh ra nó là con sên. Sau đó nó hóa ra thành con bướm. Từ con bướm lại hóa ra con công. Con công ấy lại biến thành con lừa. Rồi con lừa lại biến thành con cáo. Và cuối cùng con cáo lại trở thành con khỉ?” Trong quyển Kinh Thi của Việt Nam, cụ Như Ý đã giải câu đố trên bằng những câu thơ lục bát thế này: 6 Hạnh Huệ Câu này muốn nói người ta Mới sinh thì yếu như là con sên Vài năm bú mớm lớn lên Tập bò, tập đứng, tập ghìm, tập đi Vững chân lại tiếp tới kỳ Tung tăng đây đó khác gì bướm bay Lớn lên lại thích mê say Phô trương cái đẹp, cái hay với người Chỉ ưa chuộng điệu bộ ngồi Thế là lại biến ra đời con công Cốt sao chiếm được bạn lòng Vì ta có đẹp mới hòng người yêu Gia đình khi đã thuận chiều Bây giờ lại tính mọi điều lo toan Chỉ e lâm cảnh cơ hàn Lấy chi ăn mặc cho đàn con thơ Nai lưng đi sớm về trưa Thế là hóa kiếp con lừa đúng không? Cuộc đời lăn lộn tới cùng Làm nhiều vẫn chẳng có đồng nào dư Mưu sâu tranh cạnh lọc lừa Trăm khôn nghìn khéo bây giờ mọc ra Thế là hóa kiếp cáo già Mưu toan phấn đấu cho nhà ấm no Thiền định 7 Gia đình ngày một thêm to Thì đường mưu sống còn lo hơn nhiều Lo nhiều trán sớm nhăn nheo Cái già đến sớm, cái nghèo chưa qua Mặt trông như con khỉ già Tôi xin giảng vậy biết là đúng không?” Những câu thơ trên nghe qua thì thấy vui vui, nhưng nếu ngẫm nghĩ kỹ thì càng thấm thía nỗi đau của một kiếp người. Một kiếp người mà sao chỉ toàn hình ảnh của “thú vật” không? Từ lúc làm sên yếu ớt, con bướm hồn nhiên đến con công phô diễn vẻ đẹp của mình, cốt kiếm thêm một người bạn để cùng nhau khổ. Sống thì phải có sự liên kết với mọi người xung quanh. Chúng ta lại phải bon chen đủ mọi thứ trên đời, làm mệt mỏi thân và tâm mình, phải “lao tâm khổ tứ” làm lừa, làm cáo rồi làm khỉ. Hiện nay, các nước càng văn minh hiện đại bao nhiêu thì lại càng có nhiều người bị stress, bị tâm thần chừng đó. Cuộc sống làm chúng ta bị hao tán tinh thần 8 Hạnh Huệ và sức lực rất nhiều, nhưng cuối cùng rồi chúng ta được gì, còn lại gì? Một chiếc áo quan! Sự thật như vậy đó! Cho nên tìm cách thư giãn thân tâm là điều cần thiết. Thiền định là một pháp môn đáp ứng được điều này, giúp chúng ta điều thân và quan trọng nhất là điều tâm. Thiền định theo tiếng Phạn là Dhyāna hay Jhāna theo tiếng Pali. Thiền định có nghĩa là tĩnh lự (suy tư trong tĩnh lặng). Người ta thường chia thiền định ra làm hai phần: Phần 1: Điều thân Phần 2: Điều tâm – cột tâm lại một chỗ và xem xét, quán sát một đề mục nào đó. Trong các tư thế của thân, ngồi là cách vững vàng, yên ổn nhất để chúng ta có đủ thì giờ lo cho tâm, đó là tọa thiền. Hai cách ngồi thiền phổ biến là kiết già hay bán già. Tuy nhiên, chúng ta có thể ngồi ghế hoặc cho hai chân Thiền định 9 ra sau như kiểu Nhật Bản… đều được miễn là lưng thẳng, đầu thẳng, cần tránh quá ưỡn vì như thế sẽ bị tức ngực, còn nếu khom thì sẽ dễ bị hôn trầm. Cách ngồi hay nhất vẫn là lối kiết già vì ngồi như thế máu huyết lưu thông tốt và ngồi được lâu. Khi đã ổn định tư thế ngồi thì chúng ta bắt đầu hít vào thở ra thật dài vài hơi rồi bắt đầu Phần hai. Điều tâm Tâm của chúng ta là “Tâm viên ý mã”, nghĩa là tâm ý của mình như khỉ vượn, như ngựa, nó chuyền bắt, chạy nhảy khắp mọi nơi dường như tự do tự tại. Thân có thể ngồi đây mà tâm đi khắp thế gian, thiên đường, địa ngục cũng tới được. Nhưng nếu thử muốn dừng tư tưởng lại, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên khi thấy dường như bất khả. Và khi quan sát nó, ta lại càng ngạc nhiên hơn khi mình muốn nghĩ một điều mà tâm ý mình lại lan man theo chuyện khác. Và tu thiền tức là quý vị bắt đầu ý thức được tư tưởng của mình, cái thường được gọi là ta. 10 Hạnh Huệ Bắt đầu ngồi thiền, chúng ta phải buông hết mọi sự rắc rối trong cuộc sống hằng ngày, từ việc quá khứ, hiện tại đến vị lai. Cách thức giúp chúng ta tập trung tư tưởng lại là phải có những đề mục cố định nào đó để chúng ta chỉ xoay quanh và bám vào cái đề mục đó. Theo các kinh thuộc A-hàm như quyển Thanh Tịnh Đạo có đề cập đến 40 đề mục để thiền định. 1. Mười đề mục dùng vật để niệm tâm tức, là dùng vật để cột tâm, gồm: đất, nước, lửa, không khí, màu xanh, đỏ, vàng, trắng, ánh sáng và không gian. Chẳng hạn như một người dùng đề mục về đất thì người ta nặn một miếng đất to cỡ một hai tấc, làm cho nó láng lẩy, rồi để trước mặt mà niệm “đất, đất, đất…”. Hoặc người dùng đề mục về nước thì có thể để trước mặt một ly nước đầy, trong trẻo, rồi niệm “nước, nước, nước…”… Niệm như vậy cốt là “Chế tâm nhất xứ vô sự bất biện”, nghĩa là cột tâm lại một chỗ thì không có việc gì không xong. Thiền định 11 2. Mười đề mục dùng để niệm về tử thi. Lối quán về tử thi này là dùng để trị những bệnh đa dục. Hành giả đến nghĩa địa để quán sát một tử thi sau khi chết thì nó sình lên, rồi rã ra chảy nước, sau đó thì bị chim cắn xé ra từng đoạn, bị chuột khoét từng lỗ, bị văng ra từng mảnh, bị cắt đứt, đẫm đầy máu me, bị dòi đục, rồi cuối cùng chỉ còn lại bộ xương. Khi để tâm vào mười hình ảnh trên thì sự nhờm gớm sẽ tăng lên và chúng ta sẽ bớt được cái tâm ái dục đối với người khác. 3. Mười đề mục dùng để suy niệm. Các đề mục này trong kinh A-hàm nói nhiều nhất. Phật dạy các tỳ kheo nên đi tới những chỗ vắng vẻ chánh thân, chánh ý tức là ngồi cho ngay ngắn và cột tâm lại một chỗ đừng có niệm khác. Rồi từ đó nghĩ về Phật, pháp, tăng, thí, giới, thiên, Niết-bàn, về chết, thân và sổ tức. 4. Quán tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả sẽ làm tăng trưởng công đức, 12 Hạnh Huệ tâm trở nên rộng lớn, đầy tình thương, khoan dung. 5. Đề mục về tri giác, tức là tưởng về sự ghê tởm vật thực. Quán tưởng đề mục này là để đối trị với sự tham ăn, tham uống. Bao nhiêu món ngon, vật lạ sau khi qua khỏi miệng của mình thì đều trở thành bất tịnh. Quán như vậy để chúng ta đừng quá quan trọng phải tìm kiếm những món ăn ngon ngọt, mà chỉ cần ăn thế nào cho vừa đủ để sống, chứ không phải sống để mà ăn. 6. Đề mục về phân biện, tức là phân tích yếu tố vật chất. Muôn vật đối tượng của sáu căn như cây cỏ, bông hoa, người… đều do tứ đại hợp thành. Khi phân tích những yếu tố này, chúng ta sẽ thấy mọi vật đều không thật. Nếu chúng ta dùng sáu đề mục trên để mà niệm tâm thì chúng ta sẽ đạt được từ Sơ thiền cho đến Tứ thiền. Từ Tứ thiền này nếu chúng ta muốn đi lên nữa thì có bốn đề tài về Vô sắc thiền là: không vô biên xứ, thức Thiền định 13 vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tất cả được gọi chung là tứ thiền bát định. Và sau khi đạt đến mức “phi tưởng phi phi tưởng xứ” (dường như có niệm tư tưởng, dường như không) thì phải thêm một bước nữa là “diệt tận định”, tức là cần phải bỏ hết cảm thọ và tư tưởng thì mới có thể chứng Niết-bàn được. Thiền Đại thừa có bảy đề mục, theo “Thiền Đạo Tu Tập” của Trương Trừng Cơ: 1. Sổ tức quán: Đếm hơi thở. 2. Chuyên tâm vào một điểm: Tập trung vào một điểm trong thân hoặc ngoài thân. Ở ngoài thân, chọn một vật nào đó như xanh, vàng, đỏ, trắng hoặc đất, nước, gió, lửa… Ở trong thân, chú tâm vào một điểm ở giữa chân mày thì có thể mở được con mắt huệ thứ ba. Hoặc có thể chú tâm vào chóp mũi, rốn, trái tim… 3. Quán tưởng: Có thể quán tưởng về tượng Phật (niệm A-di-đà) hoặc theo Mật tông thì quán tưởng mạn-trà-la. 14 Hạnh Huệ 4. Tụng chú: Niệm một thần chú như: “On”, “Om Mani Padme Hum”, “Án tô rô tô rô”… cũng giúp an trú tâm lại một chỗ. 5. Vận động: Theo dõi những cử chỉ để không bị tán tâm, giống như những người tập Thái cực quyền, các động tác đưa ra đều rất chậm, càng chậm chừng nào càng chính xác chừng ấy và phải tập trung hết tâm ý của mình vào từng động tác ấy. 6. Chuyên tâm vào thiện ý: Quán tứ vô lượng tâm. 7. Đồng nhất tâm tính: Không có đối tượng nào hết chỉ nhìn vào tâm mình. Và việc nhìn vào tâm này cũng có hai yếu tố: Thứ nhất: Nhìn vào tâm vọng tưởng tức là những tâm chạy lăng xăng. Thứ hai: Nếu chúng ta biết rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh (là bản tâm không có tham, sân, si lúc nào cũng thanh tịnh, rỗng rang, không Thiền định 15 dính mắc…) và lúc nào cũng nhớ đến tâm này. Hành trình tu thiền còn được phác họa thành mười bức tranh Chăn trâu. “Trâu” ở đây chính là tâm của chúng ta. Tuy nhiên, bộ tranh Chăn trâu này cũng có một bộ của Đại thừa và một bộ của Thiền tông. Trong bộ tranh Đại thừa thì từ một con trâu đen chúng ta chăn từ từ cho đến lúc nó trắng ngần, kết thúc bằng một vòng tròn. Còn trong “Thập mục ngưu đồ” của Thiền tông, hành trình tìm trâu có mười bước: 1. Tìm trâu: Mỗi người chúng ta đều có một tâm nhưng lại không biết. Khi được những bậc thiện tri thức nhắc nhở là chúng ta có một “con trâu” – một Phật tánh mà lâu nay chúng ta bỏ quên, không để ý gì đến nó, thì chúng ta mới đi tìm. 2. Thấy dấu: Để tìm được “con trâu” này thì chúng ta phải luôn chú tâm quan sát xem những tâm nào duyên theo cảnh vốn là những tâm hư 16 Hạnh Huệ vọng để bỏ ra ngoài. Có như vậy chúng ta mới lần ra được dấu vết. 3. Thấy trâu: Sau khi lần được dấu vết thì “con trâu” mới dần lộ ra. 4. Được trâu: Khi thấy được “trâu” rồi thì chúng ta mới bắt nó lại. Nhưng lúc đầu, “con trâu” của mình còn rất hung hăng, mình dẫn đi một đường nhưng nó cứ xông đi ngõ khác. Do vậy mà cần phải điều phục. 5. Chăn trâu: Chúng ta phải dùng dây để xỏ mũi dắt trâu đi, thậm chí dùng roi đánh… để trị sự ngang chướng của nó. Vì tâm chúng ta tuy xưa nay vốn không một vật (bản lai vô nhất vật) nhưng cứ đụng đâu dính đó. Cho nên mỗi lần bám vào là mỗi lần chúng ta lại phải giật “lỗ mũi” cho nó quay lại. Khó khăn là như vậy! Chỉ khi nào tâm đã quen quay lại, không theo cảnh. Lúc ấy, không cần phải chăn nữa, mình đâu nó sẽ theo đó. 6. Cưỡi trâu về nhà: Lúc này thì đã yên ổn hoàn toàn, có thể nằm trên lưng Thiền định 17 trâu mà thổi sáo. 7. Quên trâu còn người: Đến đây thì những vọng tưởng đã hết, nhưng trí canh chừng còn. 8. Người, trâu đều quên: Vọng tưởng đã dứt sạch, trí canh chừng cũng bỏ. 9. Trở về nguồn cội: Lúc bấy giờ đứng trước cảnh, tâm mình sẽ không khởi bất cứ niệm nào nữa và như vậy, mình sẽ thấy vạn vật với mình không còn tách biệt nữa. Không có năng với sở. Không có người đứng coi và vật bị coi nữa. 10. Thõng tay vào chợ: Tâm mình đã thuần thục, đã hoàn toàn thánh thiện, hồn nhiên không dính mắc thì mình lại sống với đời bằng một cái nhìn mới, làm đẹp cuộc đời hơn bằng cách tự lợi và lợi tha. Trên đây, chúng ta vừa tìm hiểu sơ qua những lối thiền từ xưa đến nay. Còn bây giờ, có ba cách hành thiền chúng ta có thể áp dụng được dễ dàng trong cuộc sống hằng ngày: 18 Hạnh Huệ 1. Thân hành niệm: Thân ở đâu thì tâm ở đó, chú tâm hoàn toàn vào những hoạt động của thân không duyên theo cảnh khác. Thời đức Phật có ông Bàla-môn tên là Badhya. Trong một lần đi buôn, ông bị đắm tàu và may mắn bám vào được một miếng ván. Khi lên được đến bờ thì ông không còn mảnh vải che thân. Ông bèn lấy vỏ cây che thân mình lại, rồi đi khất thực để sống qua ngày. Tuy nhiên, dân chúng thấy Badhya như thế, họ cho ông là A-lahán và đua nhau đem quần áo, vật thực đến cúng dường. Ông này thấy vậy rất khoái chí, vì không phải làm gì cả mà vẫn có đầy đủ thức ăn, nước uống, quần áo, cho nên ngày nào ông cũng đi khất thực. Lúc đó, có một vị Trời, đệ tử của Phật và cũng là bạn của ông trong kiếp trước, thấy vậy sợ ông bị đọa lạc, đến gặp ông và bảo: “Ông không phải là một vị A-la-hán mà tại sao lại nhận mình là A-la-hán, nhận đồ cúng dường như vậy rất là tội lỗi”. Ông hỏi: “Như Thiền định 19 vậy cách nào để có thể làm được một vị A-la-hán?”. Người bạn đề nghị ông đến gặp Phật – người đã chứng được quả A-la-hán. Ông liền đến thành Xávệ, gặp lúc đức Phật đang đi khất thực. Ông bèn xin đức Phật chỉ dạy nhưng đức Phật bảo rằng đây không phải thời. Nhưng ông năn nỉ quá, đức Phật bèn quán sát căn cơ thấy rằng ông sắp chết, nên đức Phật dạy: “Này Badhya, phương pháp để trở thành A-la-hán cũng không có gì nhiều. Khi nào thấy chỉ là cái thấy, khi nào nghe chỉ là cái nghe, khi nào ngửi chỉ là cái ngửi, khi nào nếm chỉ là cái nếm, khi nào xúc chạm chỉ là cái xúc chạm và khi nào suy nghĩ chỉ là cái suy nghĩ. Tức là chánh niệm trong ngũ uẩn, chứ không có gì khác”. Ông nghe xong, bèn ngồi xuống một gốc cây suy tư rồi chứng quả A-lahán, dứt sạch mười kiết sử. Sau đó, ông đứng lên đi được vài bước thì bị một con bò xông tới húc chết. Khi đức Phật trên đường đi khất thực trở về, thấy ông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan