Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thị trường tài chính phái sinh việt nam...

Tài liệu Thị trường tài chính phái sinh việt nam

.PDF
51
242
54

Mô tả:

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM Tiểu luận THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 1 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM A. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÔNG CỤ PHÁI S INH VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH : 1. Công cụ tài chính phái sinh : a. Khái niệm : Công cụ tài chính phái sinh là một công cụ mà giá trị của nó bắt nguồn từ giá trị của các tài sản cơ sở. Chẳng hạn, phái sinh hàng hóa thì cà phê, đường, cao su, hay sắt thép, vàng bạc, kim loại quý… là tài sản cơ sở tạo lập nên các phái s inh này; hoặc phái s inh chứng khoán thì cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ... là những tài sản cơ sở cho các phái sinh, còn phái sinh tiền tệ thì tỷ giá, lãi suất, ngoại hối… là tài sản cơ sở. b. Đặc điểm của công cụ tài chính phái sinh : Thứ nhất, các công cụ tài chính phái sinh có giá trị thay đổi theo sự thay đổi giá trị của các tài s ản cơ sở (lãi s uất, giá công cụ tài chính, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá, xếp hạng tín dụng hoặc chỉ số tín dụng). Sự thay đổi của các tài sản cơ sở chính là điều kiện hình thành các công cụ tài chính phái sinh. Do đặc điểm này mà việc định giá các công cụ phái s inh rất khác biệt so với các công cụ tài chính khác. Chẳng hạn như để định giá một cổ phiếu phổ thông của một doanh nghiệp, ta cần ước tính được các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai, cổ tức dự kiến hàng năm, giá bán cổ phiếu dự kiến hay tốc độ tăng trưởng của công ty  Nhưng để định giá một công cụ phái s inh, giả sử như định giá một quyền chọn bán 1.000 tấn gạo tại thời điểm 02/06/2010, ngày đáo hạn là 19/01/2012, ta cần xét đến những biến động về giá trị thị trường của tài sản, giá thực hiện của quyền chọn bán, lãi s uất phi rủi ro, mức độ biến động tỷ suất lợi nhuận của tài sản, Như vậy, giá trị các công cụ tài chính phái sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi giá trị của tài sản cơ sở. Thứ hai, công cụ tài chính phái sinh không yêu cầu bất cứ một khoản đầu tư thuần ban đầu nào hoặc chỉ yêu cầu một khoản đầu tư thuần ban đầu thấp hơn so với các loại NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 2 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường. Điều này có nghĩa là một nhà đầu tư có thể không cần bỏ ra bất kỳ một khoản tiền nào (chẳng hạn như trong giao dịch kỳ hạn, hoán đổi,) hoặc chỉ bỏ ra một khoản tương đối nhỏ (ví dụ: phí quyền chọn trong giao dịch quyền chọn, tài khoản đặt cọc và duy trì trong giao dịch tương lai,) so với giá trị của những hợp đồng tương tự (hợp đồng mua bán giao ngay,), nhưng vẫn có thể tham gia vào thị trường phái s inh và thu lợi nhuận hoặc phòng ngừa rủi ro. Thứ ba, khác với mua bán giao ngay, các nhà đầu tư khi tham gia thị trường phái sinh có quyền thanh toán (đôi khi là từ chối thanh toán trong các hợp đồng quyền chọn) tại hoặc trước một thời điểm nhất định theo thỏa thuận (đối với thị trường phi tập trung) hoặc theo quy định (đối với thị trường tập trung). Đây cũng được coi là một đặc điểm nổi bật của các công cụ tài chính phái sinh. c. Các loại công cụ tài chính phái sinh : Các công cụ trên thị trường tài chính phái sinh rất đa dạng, nhưng nhìn chung có các công cụ chính như sau : Hợp đồng kỳ hạn (Forward): Hợp đồng kỳ hạn (Forward) là một thỏa thuận trong đó một người mua và một người bán chấp nhận thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá giao dịch được ấn định vào ngày hôm nay. Tiền thu được từ hợp đồng kỳ hạn (Payoffs) được tính như sau :  Payoff trên mỗi đơn vị tài sản từ vị thế mua = ST– K  Payoff trên mỗi đơn vị tài sản từ vị thế bán = K – ST Trong đó : K : giá thực hiện ST : giá giao ngay tài sản tại thời điểm đáo hạn hợp đồng. Trong hợp đồng kỳ hạn, giá hàng hóa vào thời điểm đáo hạn hợp đồng có thể thay đổi tăng hay giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua hoặc bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn(đối với bên bán) hoặc cao hơn (đối với bên mua) so với giá thị trường.  Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn: NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 3 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM - Trong suốt thời hạn của hợp đồng giá trị của hợp đồng không được tiến hành định giá lại, do đó, không đặt ra yêu cầu phải bổ sung khoản ký quỹ. Chính vì vậy, rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng có hai chiều. - Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày đáo hạn của hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hợp đồng hoặc trong thời hạn của hợp đồng.  Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn : X muốn mua 1 ngôi nhà vào năm tới, Y có 1 căn nhà và muốn bán cũng thời gian đó. Y thỏa thuận bán nhà của Y cho X sau 1 năm nữa với gía 104,000$ (K), hợp đồng này là hợp đồng kì hạn.Vì X mua nên X mong giá sẽ tăng trong tương lai và ngược lại Y muốn giá giảm. Cuối năm, giả sử giá thị trường ngôi nhà là 110,000$ (S T) trong khi Y có nghĩa vụ phải bán với giá 104,000$ (K) => Y lỗ 6000$ và X lãi 6000$. Hợp đồng tương lai (Future): Hợp đồng tương lai (Future) là một thỏa ước giữa một bên là người mua (hoặc người bán) và một bên là sở giao dịch hoặc trung tâm thanh toán về việc giao và nhận một khối lượng tài s ản xác định tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá đã được ấn định sẵn.Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai thường được giao dịch trên các sở giao dịch. Tiền thu được từ hợp đồng tương lai (Payoffs) được tương tự như ở hợp đồng kỳ hạn.  Đặc điểm của hợp đồng tương lai : - Luôn có 2 vị thế : vị thế mua và vị thế bán. Nếu nhà đầu tư dự đoán giá thị trường của hàng hóa cơ sở tăng lên trong tương lai s ẽ đứng ở vị thế mua. Ngược lại, sẽ chọn vị thế bán nếu dự đoán giá thị trường giảm đi. - Ngày thực hiện hợp đồng là một ngày chỉ định trước trong tương lai. Tại ngày này, cả 2 bên đều phải thực hiện hợp đồng - Để bảo đảm nghĩa vụ này, cả 2 bên đều phải ký quỹ một khoản tiền tại một trung tâm thanh toán hoặc sở giao dịch, khoản ký quỹ này sẽ được điều chỉnh theo giá trị thị trường hàng ngày. - Người ở vị thế bán phải giao hàng tại thời kỳ xác định trước, trong khi đó người ở vị thế mua phải trả tiền khi hàng hóa được chuyển giao. Hầu hết những người giao dịch NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 4 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM trên thị trường tương lai chọn cách thanh toán khoản chênh lệch thay vì tiến hành giao nhận. - Người ở vị thế mua có thể kết thúc quyền và nghĩa vụ của họ vào bất cứ lúc nào trước ngày đáo hạn bằng 1 hợp đồng bán đối ứng tương tự với hợp đồng mua. Những người ở vị thế bán có thể hủy bỏ quyền và nghĩ vụ của họ bằng hợp đồng mua đối ứng.  Ví dụ về hợp đồng tương lai : Công ty A bán cho công ty B 100,000 thùng dầu giao tháng 12/2013 theo một hợp đồng tương lai với giá 65$/ thùng. Đến tháng 12/2013, giá dầu lên 85$/thùng thì hoặc là A sẽ phải giao cho B 100,000 thùng dầu với giá 65$ hoặc A sẽ không phải giao dầu mà thanh toán cho B số tiền là 20$*100,000= 2.000.000 USD. Hợp đồng tương lai thực chất là hợp đồng kì hạn được tiêu chuẩn hóa. Có thể thấy rõ điều này qua bảng so sánh nhữn đặc điểm quan trọng như sau : Các tiêu chuẩn Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Nhỏ bé, cá nhân, người tham Quy mô thị trường Giao dịch trên thị trường Rộng lớn, đại chúng, người mua và bán có thể không gia biết nhau. biết nhau Phi tập trung Tập trung Tiêu chuẩn hóa hợp đồng Các điều khoản Không tiêu chuẩn hóa hợp đồng hợp đồng theo quy định của sàn giao dịch (về khối lượng giao dịch, ngày giá trị, loại hàng hóa, đơn vị hàng hóa …) Thời điểm giao hàng Giá trị hợp đồng điều chỉnh theo thị Thường quy định một hoặc một khoảng thời gian nhất Thường có thời điểm cụ thể định Thanh toán vào thời điểm chấm dứt hợp đồng Định giá hằng ngày trường NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 5 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM Thường không phải giao Việc giao hàng Phải giao hàng hàng (thanh toán theo kết quả chênh lệc lỗ, lãi) Cả 2 bên đều phải ký quỹ, có Việc thế chấp Thường không yêu cầu kí (Ký quỹ ) quỹ Rủi ro giao hàng Có Không Rủi ro thanh toán Có Không điều chỉnh theo thị trường hàng ngày. Hợp đồng quyền chọn (Option) : Hợp đồng quyền chọn (Option) là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm xác đ ịnh trong tương lai với mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.  Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn: - Vị thế mua là người mua quyền có quyền thực hiện hay không thực hiện quyền, còn vị thế người bán phải có nghĩa vụ thực hiện quyền khi bên mua yêu cầu. - Ngày thực hiện quyền trong một khoảng thời gian do người mua quyết định (quyền chọn kiểu Mỹ) hoặc tại một thời điểm xác định trong tương lai (quyền chọn kiểu châu Âu). - Người mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản tiền cược được xem như giá của quyền chọn.  Các loại hợp đồng quyền chọn : Quyền chọn mua (Call option): Hợp đồng này cho người mua hợp đồng được quyền mua một số lượng hàng hóa cơ sở ấn định theo giá cố định trước thời điểm ấn định trong tương lai. Để có được quyền này, người mua phải trả cho người bán hợp đồng Call option một khoản lệ phí (phí Option). Quyền chọn bán (Put Option): Quyền chọn này này ngược lại với Call Option. Quyền chọn bán cho người mua hợp đồng quyền được bán một số lượng hàng hóa nhất định với giá ấn định trong 1 thời hạn nhất định. NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 6 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM Quyền chọn hai chiều:Trong trường hợp giá hàng hóa cơ sở trên thị trường phức tạp, nhà đầu tư không thể dự đoán trước chiều hướng tăng hay giảm của nên sẽ chọn hợp đồng 2 chiều. Hợp đồng này cho phép thực hiện cà 2 quyền mua và bán.Nếu giá thị trường giảm đi, nhà đầu tư thực hiện quyền chọn bán và ngược lại. 2. Thị trường tài chính phái sinh : a. Khái niệm : Thị trường tài chính phái sinh là nơi diễn ra các hoạt động mua đi bán lại các loại sản phẩm tài chính phái sinh, với các sản phẩm thông dụng của thị trường tài chính phái sinh như: Quyền mua cổ phần, Chứng quyền, Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng hoán đổi...Thị trường này chỉ được hình thành khi thị trường chứng khóan phát triển đến một mức độ nhất định về qui mô, tổ chức, cơ chế họat động, trình độ hiểu biết của nhà đầu tư, …… b. Các chủ thể giao dịch trên thị trường tài chính phái sinh : Nhà bảo hộ (hedger) tham gia vào thị trường để giữ giá tại thời điểm mà họ có thể thực hiện giao dịch trong tương lai, bởi vì họ cố tránh những rủi ro về giá. Nhà đầu cơ (s peculator) tham gia mua bán nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên chênh lệch giá cả hợp đồng.Họ không hứng thú sở hữu bản thân sản phẩm mà chỉ chú ý tới biến động giá cả của nó. Nhàkinh doanh chênh lệch giá (Arbitrageur) sẽ quan sát thị trường giao ngay và giao sau khi thấy sự chênh lệch giá giữa 2 thị trường trên thì họ sẽ tham gia vào thị trường để hưởng những khoản lợi nhuận không rủi ro. c. Vai trò của thị trường tài chính phái sinh : Thị trường phái sinh, với các công cụ phái sinh như Forward, Future, Option, Swap…tùy theo đặc điểm của từng công cụ và việc sử dụng mỗi công cụ vào các hoạt động nghiệp vụ cụ thể khác nhau như : sử dụng trong hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán…đến cả trong lĩnh vực mua bán hàng hóa trên thị trường hàng hóa, sẽ có vai trò và tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều mang lại một lợi ích cơ bản và quan trọng là phòng chống rủi ro tài chính, nhờ hạn chế được sự biến động của giá cả hàng hóa, tỷ giá, lãi s uất… Cũng chính lợi ích này của các công cụ phái NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 7 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM sinh đã phản ánh vai trò to lớn của thị trường này đối với nền kinh tế, các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.  Đối với các Doanh nghiệp: Với tư cách là người sử dụng các dịch vụ của thị trường phái s inh, thị trường phái sinh đem lại các lợi ích sau: - Khi sử dụng các dịch vụ phái s inh sẽ giúp doanh nghiệp phòng ngừa và hạn chế các loại rủi ro có liên quan do những biến động của các yếu tố thị trường: do biến động giá cả, tỷ giá, lãi suất…Qua đó, doanh nghiệp không phải chịu các khoản lỗ do biến động bất lợi từ các yếu tố trên. Đảm bảo lợi nhuận và duy trì kết quả kinh doanh theo đúng kế hoạch. - Sử dụng các dịch vụ phái sinh giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng sử dụng vốn hiệu quả nhờ cân đối được luồng tiền, giúp cơ cấu lại tài s ản nợ-tài sản có và giảm bớt chi phí vốn cho doanh nghiệp - Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin hiệu quả, quađó nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp của các nhà quản trị.  Đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) : - Tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng và phát triển các hoạt động dịch vụ, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Tạo điều kiện cho các TCTD nâng cao hiệu quả kinh doanh: phát triển dịch vụ phái sinh và cung cấp các công cụ này cho doanh nghiệp nhằm phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp. - Phát triển và cung ứng các dịch vụ phái sinh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng không chỉ giúp các ngân hàng nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và dự báo diễn biến thị trường, rất có lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng mà còn nâng cao uy tín cho các ngân hàng nhờ cung cấp sản phẩm dịch vụ hiện đại, góp phần hình thành thương hiệu ngân hàng mạnh.  Đối với nền kinh tế: - Sự phát triển của thị trường phái s inh, tạo ra sự phát triển hoàn thiện các loại thị trường tại Việt Nam. Đồng thời, với bản chất là công cụ phái s inh, thị trường này sẽ hỗ NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 8 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM trợ cho thị trường hàng hóa, thị trường tài chính phát triển ổn định, hiệu quả góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. - Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Quá trình này gắn liền với sự tin tưởng, niềm tin của nhà đầu tư về mức độ phòng ngừa rủi ro khi nền kinh tế có đủ biện pháp phòng ngừa, có thị trường phái sinh phát triển, để các nhà đầu tư bảo toàn và tạo lợi nhuận, cũng như chủ động trong kế hoạch đầu tư kinh doanh. II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM : 1. Thị trường tài chính phái sinh thế giới : Trong những năm gần đây, thị trường các sản phẩm phái sinh ngày càng trở nên quan trọng và rất cần thiết cho các nhà kinh doanh và đầu tư. Trên thực tế, các công cụ tài chính phái sinh đã phát triển không ngừng cả về quy mô và sự đa dạng.Đây là những cải tiến tài chính rất thành công, cung cấp những công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu cũng đồng thời là các công cụ để tìm kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư tài chính và kinh doanh trên thị trường.Trong điều kiện nền kinh tế tài chính thếgiới có nhiều biến động, các số liệu thống kê cho thấy hoạt động trên các thị trường tài chính phái sinh cả thị trường tập trung và phi tập trung đều tăng trưởng rất mạnh. Đến cuối tháng 6 năm 2011, giá trị thị trường đã đạt mức 707.569 tỷ USD, tăng 17,7% so với thời điểm cuối năm 2010 và tăng 69,2% so với năm 2006. Thực tế này cho thấy, càng ngày các công cụ tài chính phái sinh càng trở thành những công cụ quan trọng trong việc phòng chống rủi ro của các trung gian tài chính, đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại. Mặc dù tác dụng phòng ngừa rủi ro của việc sử dụng các công cụ tài chính phái s inh đã được biết đến từ vài chục năm nay, nhưng phải đợi đến cuối thập kỷ, khi có được sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, người ta mới có khả năng tạo ra được những sản phẩm với những đặc điểm kỹ thuật phức tạp có thể sử dụng một cách có hiệu quả trong điều kiện thị trường luôn có nhiều biến động. Khả năng sáng tạo và sử dụng các công cụ tài chính phức tạp cũng khuyến khích giới khoa học nghiên cứu phát triển những mô hình quản lý rủi ro ngày một hoàn thiện và có ích hơn ứng dụng vào thực tế. NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 9 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM Đối với các giao dịch phái sinh tại thị trường có tổ chức có giá trị nhỏ hơn nhiều, thường chỉ bằng khoảng trên 10% so với thị trường phi tập trung.Tuy nhiên, thị trường này cũng đã tăng trưởng trong những năm qua. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2011, sau giai đoạn suy giảm do khủng hoảng tài chính thế giới, tổng giá trị thị trường phái sinh có tổ chức đã có mức tăng 15,5% so với năm 2010. Khác với thị trường phi tập trung, tại các thị trường phái sinh có tổ chức, giá trị các hợp đồng phái sinh ngoại hối lại có mức tăng mạnh nhất, vượt xa tốc độ tăng trưởng của cả thị trường. Cụ thể, đến tháng 6 năm 2011, các giao dịch phái s inh ngoại hối có mức NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 10 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM tăng 23,6% so với năm 2010 và 61,6% so với năm 2006. Đứng thứ hai trên thị trường có tổ chức là các hợp đồng phái sinh lãi suất với mức tăng giá trị khoảng 20%. Xét về cơ cấu thị trường phái sinh phi tập trung cho thấy, các hợp đồng phái sinh về lãi s uất chiếm tổng giá trị lớn nhất trên thị trường với tỷ trọng trên 80%,tiếp sau đó là các hợp đồng phái s inh về ngoại hối chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng giá trị thị trường. Các hợp đồng phái s inh về tín dụng, cổ phiếu và hàng hóa chỉ chiếm những tỷ trọng rất nhỏ, ở mức 5%, mức 2% và 1% cho mỗi loại. Tại thị trường có tổ chức, giá trị các hợp đồng phái sinh lãi s uất cũng có vị trí dẫn đầu, thậm chí còn chiếm một tỷ trọng cao hơn so với tại thị trường phi tập trung là trên 90%.Trong khi đó, tỷ trọng của các hợp đồng cổ phiếu và hợp đồng ngoại hối lại có những sự khác biệt đáng kể. Nếu như ở thị trường phi tập trung các hợp đồng phái sinh cổ phiếu chỉ chiếm tỷ trọng có 2% thì tại thị trường có tổ chức, các hợp đồng này lại có vị trí đứng thứ hai với tỷ trọng 8% tổng giá trị thị trường. Điều này cũng là phù hợp vì các giao dịch liên quan đến cổ phiếu chủ yếu được thực hiện tại thị trường có tổ chức, nơi có đầy đủ thông tin hơn về các chứng khoán niêm yết giao dịch. Ngược lại, với các giao dịch phái sinh cổ phiếu, tại thị trường có tổ chức, các giao dịch phái sinh ngoại hối chỉ có một vị trí rất khiêm tốn với tỷ trọng nhỏ hơn 1% tổng giá trị thị trường. NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 11 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM Đồ thị 2 : Cơ cấu hợp đồng phái sinh trên thị trường có tổ chức Mức độ tăng trưởng mạnh cũng như tỷ trọng lớn nhất của các hợp đồng phái sinh lãi suất trên thị trường phái sinh toàn cầu cho thấy tầm quan trọng của những công cụ này trong thực tế phòng ngừa rủi ro lãi suất của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Sự gia tăng mạnh giá trị các giao dịch phái sinh về lãi suất trên thị trường trong thời gian gần đây có thể được giải thích bởi hai lý do chính. Một là, do phản ứng của các nhà đầu tư trước sự biến động của lãi suất thị trường, được thể hiện ở độ dốc lớn của đường cong lãi suất. Lãi suất thị trường tăng lên dẫn đến sự gia tăng nhu cầu phòng ngừa rủi ro cho các tài sản tài chính dài hạn (trái phiếu dài hạn có bảo đảm, chứng khoán hóa từ các khoản cho vay thế chấp,...) tại các trung gian tài chính. Các tổ chức này rút ngắn thời hạn trung bình các tài sản có của mình bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh về lãi suất, trong đó các hợp đồng swap lãi suất với thời hạn 5 năm là công cụ được các ngân hàng ưa thích nhất.Bằng việc mua hợp đồng swap lãi suất, các ngân hàng này sẽ thanh toán các khoản lãi suất cố định cho bên đối tác từ khoản lãi thu được từ các khoản đầu tưdài hạn và nhận về các khoản thanh toán lãi theo lãi suất thả nổi cho phù hợp với việc trả lãi cho các nguồn vốn huy động ngắn hạn. Lý do thứ hai dẫn đến sự phát triển của thị trường phái sinh lãi suất là do mức độ biến động thường xuyên của lãi suất thị trường. Nghiên cứu của NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 12 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM See M Micu và S Jeanneau cho thấy hệ số tương quan (correlation) giữa mức độ dao động của lãi suất và giá trị các giao dịch phái sinh lãi suất gần đạt mức tương quan dương hoàn hảo từ sau năm 1999 (gần bằng 80%). 2. Thị trường tài chính phái sinh Việt Nam : a. Các mốc thời điểm có ý nghĩa đối với thị trường tài chính phái sinh : Thực tế, trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã có những hoạt động cho việc ra đời thị trường tài chính phái sinh như sau : - Năm 1998, Bộ Thương mại có Đề án Phát triển thị trường hàng hóa giao sau về nông sản. - Năm 2002, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch) hợp tác với một tổ chức tài chính Hoa Kỳ tổ chức Sàn giao dịch kỳ hạn hạt điều. - Năm 2004, UBND tỉnh Đắk Lắk cho ra đời Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột và Ngân hàng TMCP Techcombank cung cấp dịch vụ môi giới giao dịch mua bán cà phê trên các thị trường cà phê quốc tế. - Năm 2005, Quốc hội ban hành Luật Thương mại, trong đó có quy định giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. - Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 158/2006/NĐ-CP hướng dẫn hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. - Năm 2010, Công ty TNHH Triệu Phong cho ra đời Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, giao dịch quyền lựa chọn về cà phê, cao su và sắt thép. - Năm 2011, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bắt đầu xây dựng đề án và tổ chức nhiều cuộc hội thảo về thị trường chứng khoán phái sinh. Phái sinh tiền tệ là loại công cụ phái sinh xuất hiện sớm nhất, trong đó ngân hàng là một bên trong hợp đồng và bên còn lại có thể là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp hoặc định chế tài chính.Trong thời gian đầu, phái sinh tiền tệ chỉ tập trung vào một số ít ngân hàng lớn Vietcombank, Techcombank, Eximbank và một số ngân hàng nước ngoài (HSBC, Citibank...) nhưng vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại trong nước giới thiệu và cung cấp các loại sản phẩm phái sinh tiền tệ. Tuy nhiên, số lượng NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 13 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM khách hàng còn ít, khối lượng giao dịch cũng khá nhỏ so với nhu cầu có thật của thị trường về phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất. Trên thị trường hàng hóa, các giao dịch kỳ hạn và tương lai đối với các hàng hóa cơ bản như gạo, cà phê, cao su, thép được các doanh nghiệp sử dụng nhiều trên các Sở giao dịch phái sinh nước ngoài như COM EX (SGD vàng, cao su, tơ lụa và gia súc) hoặc LME (SGD kim loại London)… Thị trường hàng hóa trong nước có 3 sàn giao dịch là Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín…, đã bước đầu triển khai một số sản phẩm phái sinh như SGD hàng hóa Việt Nam (VNX) thực hiện niêm yết và giao dịch Hợp đồng tương lai của 3 nhóm hàng hóa gồm: cà phê (Robusta và Arabica), cao su (RSS3) và thép thỏi cán nóng (HRC). Nhưng đa phần các giao dịch phái sinh cũng mới chỉ dừng ở mức thăm dò, thử nghiệm, sự tham gia của các Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu và nhà đầu tư còn hạn chế. b. Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính phái sinh Việt Nam : Hợp đồng quyền chọn:  Quyền chọn ngoại tệ : Các giao dịch quyền chọn được thực hiện đầu tiên ở Việt Nam là quyền chọn tiền tệ, bắt đầu từ năm 2004 theo quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của Thống đốc NHNN Việt Nam: - Giao dịch quyền chọn tiền tệ chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến VND). - Đối tượng được tham gia giao dịch quyền chọn tiền tệ bao gồm các TCTD được phép giao dịch hối đoái, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, cá nhân, và NHNN Việt Nam. - Các TCTD không được mua quyền chọn mà chỉ được bán quyền chọn cho các đối tượng tham gia, chỉ được phép duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% so với vốn tự có. - Thời hạn của hợp đồng không bị hạn chế, hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên tham gia. Năm 2005 các ngân hàng VCB, VIB, Eximbank, chi nhánh ngân hàng Citibank, BIDV, Techcombank, MB, ACB và Agribank được triển khai nghiệp vụ này. Hiện nay NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 14 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM các ngoại tệ được sử dụng nhiều trong giao dịch quyền chọn là USD, EUR, GBP, JPY, AUD, CHF,... Tại Việt Nam, quyền chọn ngoại tệ không phổ biến bằng các giao dịch phái s inh ngoại tệ khác. Các doanh nghiệp thường không lựa chọn phương thức này để phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa, các TCTD chỉ được phép mua quyền chọn từ phía các doanh nghiệp trong nước rồi tìm đối tác nước ngoài để tái bảo hiểm. Trong quá trình đó, các TCTD s ẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng 10% trên khoản phí thu từ phía đối tác trong nước nhưng lại không được khấu trừ khoản thuế này khi trả phí cho đối tác nước ngoài. Điều này khiến các TCTD chịu khoản lỗ 10% ngay từ ban đầu.  Quyền chọn tiền Đồng Việt Nam Quyền chọn tiền đồng đã được thực hiện vào năm 2005. Các ngân hàng được phép thực hiện theo chương trình thí điểm của NHNN là BIDV, ACB, Techcombank, VCB và VIB. Dịch vụ opiton tiền đồng có đặc thù là TCTD không thể tái bảo hiểm sản phẩm của mình ở một đơn vị thứ ba, vì vậy rủi ro đối với bên bán là rất lớn. Tại Việt Nam dịch vụ này chủ yếu là phục vụ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Thông thường, quy mô hợp đồng tối thiểu đối với ngoại tệ khác là 100.000 USD hoặc tương đương.Điều này khiến các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu bảo hiểm tỷ giá cho một lượng ngoại tệ nhỏ hơn không thể tham gia nghiệp vụ này.Mức phí quyền chọn tiền đồng mà các TCTD đưa ra cho doanh nghiệp được nhận định còn cao, chưa hợp lý và không mang tính khuyến khích sử dụng. Cùng với công văn 1820/NHNN – QLNH của NHNN ngày 18/3/2009 thì nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng dừng thí điểm từ 23/ 3/2009.  Quyền chọn vàng Cùng với sản phẩm quyền chọn ngoại tệ và quyền chọn tiền đồng, quyền chọn vàng đã xuất hiện vào cuối năm 2004. Do trong năm 2005 giá vàng liên tục biến động, các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý thực sự quan tâm tìm kiếm công cụ bảo vệ rủi ro giá vàng. Quyền chọn vàng vẫn còn khá mới mẻ đối với cả các ngân hàng cung cấp và các nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam. NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 15 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM Về đối tượng giao dịch, quyền chọn vàng được áp dụng đối với các cá nhân và tổ chức có nhu cầu muốn bảo hiểm rủi ro sự biến động của vàng.Tuy nhiên, cũng như các loại quyền chọn khác, khách hàng chỉ là người mua quyền chọn chứ không phải là người bán.Thực tế cho thấy lượng khách hàng giao dịch quyền chọn vàng chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh vàng, sử dụng quyền chọn vàng để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động nhập vàng hoặc mua bán vàng là chính. Mục đích đầu cơ không phổ biến ở Việt Nam khi các chủ thể chưa am hiểu về tình hình thị trường vàng thế giới và trong nước cũng như thiếu khả năng phân tích, dự đoán về biến động giá vàng tương lai. Khách hàng muốn thực hiện quyền chọn vàng phải giao dịch vàng tối thiểu 50 lượng và mức trả phí khá cao. Vì vậy, trên thị trường vàng, hợp đồng quyền chọn vàng đang dần bị thay thế bởi các nghiệp vụ mua bán giao ngay hoặc kỳ hạn 3 đến 6 tháng do phí phải trả trong hợp đồng kỳ hạn thấp hơn nhiều so với dịch vụ quyền chọn vàng và phù hợp với khách hàng có thu nhập ổn định và nhu cầu thanh toán thực sự.  Quyền chọn lãi suất Bắt đầu từ ngày 07/09/2004, NHNN thực hiện chương trình thí điểm 1 năm cho phép NHTM thực hiện nghiệp vụ quyền chọn lãi suất. Các NHTM phải có quy trình nghiệp vụ quyền chọn lãi s uất phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái pháp luật Việt Nam, trong đó có các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Số vốn gốc hợp đồng quyền chọn lãi suất tối đa bằng 15% vốn tự có của ngân hàng. Tổng số vốn gốc tối đa của tất cả các hợp đồng quyền chọn lãi suất trong thời gian thí điểm không quá 50% vốn tự có. Theo quy định, các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện tại Việt Nam đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dưới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EUR. Đối tác thực hiện giao dịch quyền chọn lãi s uất là các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, các NHTM hoạt động tại Việt Nam được NHNN cho phép và các ngân hàng nước ngoài. Hợp đồng kỳ hạn: Các giao dịch kỳ hạn đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam là giao dịch ngoại tệ kỳ hạn theo Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ NHNN7 ngày 10/01/1998. Ban đầu việc xác định tỷ giá chịu sự chỉ đạo của NHNN khiến tỷ giá kỳ hạn không đạt được tính linh hoạt. NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 16 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN rra đời ngày 28/05/2004 về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ. Theo Quyết định mới này, giới hạn về thời hạn giao dịch ngoại tệ kỳ hạn đã được dỡ bỏ đối với các giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau và cho phép thực hiện theo thông lệ quốc tế, đồng thời mở rộng từ mức 7 - 180 ngày như trước đây lên mức 3 - 365 ngày đối với các giao dịch giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ. Các kỳ hạn được sử dụng nhiều nhất vẫn là 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 30 ngày và 60 ngày tương ứng với kỳ hạn thanh toán xuất nhập khẩu. Điểm đổi mới đáng chú ý nhất của Quyết định này là tỷ giá kỳ hạn giữa VND và USD không còn bị khống chế bằng việc quy định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn theo tính toán chủ quan của NHNN trong từng thời kỳ như trước đây. Các NHTM tự đưa ra các tỷ giá giao dịch kỳ hạn trên cơ sở thoả thuận với khách hàng phù hợp theo thông lệ quốc tế nhằm tạo sự chủ động cho khách hàng và TCTD. Có thể đơn cử tại VCB mức tỷ giá kỳ hạn đã linh hoạt hơn từ năm 2005: Tỷ giá kỳ hạn và giao ngay VCB tại thời điểm thực hiện giao dịch kỳ hạn Tháng /Năm Tỷ giá giao ngay 15.783 15.907 15.916 16.076 16.040 16.131 16.080 16.023 17.486 18.492 18.479 19.095 Lãi suất VNĐ Lãi suất USD 7,05% 8,25% 8,25% 8,25% 8,25% 8,25% 8,25% 8,25% 11,00% 10,497% 10,490% 11,2% 2,25% 4,00% 4,25% 5,25% 5,25% 5,25% 4,75% 4,75% 3,00% 4,50% 3,40% 4,2% Tỷ giá kỳ hạn 1 tháng Tỷ giá kỳ hạn 2 tháng Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng 15.852 15.921 15.990 15.954 16.011 16.055 15.963 16.005 16.065 16.095 16.108 16.114 16.116 16.135 16.148 16.144 16.148 16.154 16.228 16.250 16.252 16.108 16.174 16.323 17.603 17.719 17.836 18.584 18.677 18.769 18.588 18.697 18.807 19.206 19.318 19.429 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN Ngày 10/11/2004, NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN 01/05 12/05 01/06 12/06 01/07 12/07 01/08 12/08 01/09 12/09 01/10 07/10 cho phép cá nhân được thực hiện giao dịch ngoại tệ kỳ hạn với các NHTM. Cá nhân có nguồn thu ngoại tệ trong tương lai có thể bán ngoại tệ cho NHTM theo hợp đồng mua bán NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 17 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM kỳ hạn. Tuy vậy Quyết định cũng hạn chế việc đầu cơ thu lợi của doanh nghiệp khi yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ. Hiện nay, các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn trên thị trường tiếp tục tăng về số lượng và tốc độ giao dịch.Hiện nay, hầu hết NHTM Việt Nam đều tiến hành nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ kỳ hạn. Kém s ôi động hơn, giao dịch kỳ hạn trên thị trường vàng Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi các tổ chức hơn là cá nhân. Giá vàng thường xuyên biến động không theo sự biến động của giá vàng thế giới. Sự biến động của giá vàng làm nhu cầu đối với hợp đồng kỳ hạn vàng tăng lên. Tuy nhiên, trong xu hướng giá vàng tăng các doanh nghiệp Việt Nam - đóng vai trò chủ yếu là người mua vàng kỳ hạn lại chưa thực sự ý thức về cơ hội sinh lời từ các hợp đồng này. Đối với giao dịch kỳ hạn hàng hóa, hàng hóa chủ yếu là mặt hàng nông sản.Các chủ thể tham gia thị trường phần lớn là các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, người sản xuất nông nghiệp. Năm 2002, loại hình giao dịch hàng hóa qua sàn bắt đầu xuất hiện với sự khai trương của Sàn giao dịch hàng hóa Hồ Chí Minh, tiếp theo đó là sàn giao dịch tại Cần Giờ (TP.HCM), sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC). Tuy nhiên sự hoạt động của các sàn này cũng không khởi sắc, kéo theo các giao dịch kỳ hạn cũng không phát triển mạnh mẽ. Ngày 28/12/2006, Nghị định 158/ 2006/NĐCP ra đời mới đưa ra những quy định chi tiết cho hoạt động trên sở giao dịch hàng hóa, yêu cầu phân định rõ loại hình giao dịch, cách thức thanh toán trên sàn giao dịch. Từ đó các giao dịch giao ngay và kỳ hạn mới được phân định rõ ràng. Tháng 12/2009, s àn giao dịch hàng hóa của Sacombank với tên gọi Sacom - STE đi vào hoạt động với mặt hàng chủ lực được giao dịch là thép.Sacombank cũng mở lại sàn giao dịch điều tại Bình Phước với hệ thống giao dịch điện tử. Hợp đồng tương lai: Nhìn chung, hợp đồng tương lai vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Hiện tại ở Việt Nam, SGD hàng hóa Việt Nam (VNX) thực hiện niêm yết và giao dịch Hợp đồng tương lai của 3 nhóm hàng hóa gồm: cà phê (Robusta và Arabica), cao su (RSS3) và thép thỏi cán nóng (HRC). Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom – STE) giao dịch NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 18 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, mà trọng tâm là sắt thép trên các sàn giao dịch hàng hóa lớn như LIFFE (London), NYBOT (Newyork), ICE (Newyork), Tocom (Tokyo), SICOM (Singapore),… song các ngân hàng thực hiện hợp đồng chỉ mới đóng vai trò là trung gian môi giới giúp doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng tương lai hàng hóa tại các sở giao dịch nước ngoài. c. Những hạn chế và sự thất bại của một số mô hình giao dịch phái sinh tại Việt Nam : Hạn chế: Là kênh đầu tư còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên số lượng NHTM Việt Nam triển khai công cụ tài chính phái s inh tiền tệ còn ít, các công cụ tài chính chưa đa dạng, chưa tạo nhiều tiện ích nên chưa hấp dẫn đối với khách hàng Mức độ am hiểu của nhà đầu tư về thị trường còn nhiều hạn chế. Nhiều nhà đầu tư mới chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm và thăm dò chứ chưa thực hiện giao dịch Các giao dịch mua bán ngoại tệ tại NHTM Việt Nam chủ yếu là giao dịch giao ngay. Hoạt động mua bán ngoại tệ nói chung và thực hiện công cụ tài chính phái sinh chủ yếu tập trung tại hội sở chính của từng hệ thống NHTM Việt Nam và một số chi nhánh lớn Nếu so sánh với thị trường giao ngay vốn đơn giản, quen thuộc, dễ thực hiện thì thị trường tương lai trở nên ít được người dân và doanh nghiệp ưa chuộng. Hơn thế nữa, truyền thống kinh doanh ở Việt Nam chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ, mua bán trực tiếp trên thị trường giao ngay, nhất thời người mua và người bán khó có thể thay đổi thói quen giao dịch này. Mặc khác do những biến động về giá nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào tại Việt Nam khó lớn, khiến nông dân trong nhiều trường hợp buộc phải mua chịu, bán non cho các thương lái, đại lý mà gần như họ không còn sự lựa chọn nào khác. Công cụ tài chính phái sinh được giao dịch dựa trên đòn bẩy nợ trong nền kinh tế lớn nên đó cũng là nguy cơ dễ xảy ra tình trạng đầu cơ trục lợi, tạo biến động thị trường nếu không có giám sát tốt, khả năng biến các sàn giao dịch thành nơi thao túng giá là điều không tránh khỏi Thực tế với hình thức mở một tài khoản bảo chứng 1% so với giá trị hợp đồng cần mua thì một doanh nghiệp có thể khống chế số lượng hợp đồng hơn 100 lần, dẫn đến xáo trộn thị trường. Khi nhà đầu tư vào chứng khoán phái s inh thì chỉ có được và mất mà NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 19 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM không có giá trị tăng thêm, chính vì vậy mà khi kèm với khả năng sinh lời chính là những rủi ro rất lớn của nhà đầu tư. Các khuôn khổ pháp lý như các luật lệ, các chính sách quản lý nhà nước còn thiếu, cơ chế nghiệp vụ chư đầy đủ. Đặc biệt, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chưa có các chuẩn mực tương đồng với các Chuẩn mực kế toán Quốc tế về các công cụ tài chính. Việc thiếu vắng các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị công cụ tài chinh nói chung và công cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Thiếu sự thống nhất trong cơ chế quản lý, có sự phân định rõ và tách biệt trong quản lý các công cụ gốc này. Cụ thể, các công cụ về chứng khoán do Bộ Tài chính và UBCKNN quản lý; công cụ như tiền tệ, lãi s uất, hối đoái, vàng do Ngân hàng nhà nước quản lý; các công cụ hàng hóa thì do Bộ Công thương quản lý. Cho nên, về dài hạn cần có sự thống nhất trong cơ chế quản lý này. Thất bại của thị trường phái sinh : Là một thị trường còn khá mới mẻ nên khó khăn xảy ra đối với thị trường phái sinh là điều không tránh khỏi. Khách hàng còn thiếu thông tin về thị trường, hạn chế về mặt pháp lý là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới s ự thất bại của một số thị trường, cụ thể:  Thất bại của Trung tâm giao dịch Thủy sản Cần Giờ (Cangio ATC) do không thu hút được khách hàng: Tháng 5/2002, Cangio ATC được thành lập với số vốn đầu tư 7,5 tỷ đồng, được trang bị khá đầy đủ điều kiện cần thiết cho một sàn giao dịch thủy sản. Sau vài tháng, Cangio ATC vắng dần người giao dịch bởi nông dân vẫn thích bán cho thương lái hơn là bán trực tiếp cho doanh nghiệp.Ngược lại, doanh nghiệp cũng muốn mua sỉ qua thương lái hơn mua lẻ qua nông dân vì họ vốn không đủ người, phương tiện để thực hiện giao dịch. Do vậy, Trung tâm đã ngừng hoạt động.  Thất bại của sàn giao dịch đường của CTCP Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) do không có khách hàng : Tháng 3/2010 Sacom-STE thành lập sàn giao dịch đường với hai mặt hàng là đường thô và đường tinh. Sacom-STE đã đầu tư một hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có phần mềm NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất