Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nhân vật trong tập truyện ngắn “người đàn bà uống rượu” của nhà văn hữu...

Tài liệu Thế giới nhân vật trong tập truyện ngắn “người đàn bà uống rượu” của nhà văn hữu ước

.DOCX
66
269
57

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ********** PHÙNG THỊ THÙY LINH THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN NGƯỜI ĐÀN BÀ UỐNG RƯỢU CỦA NHÀ VĂN HỮU ƢỚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận Văn học TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************** PHÙNG THỊ THÙY LINH THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN NGƯỜI ĐÀN BÀ UỐNG RƯỢU CỦA NHÀ VĂN HỮU ƢỚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận Văn học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận Văn học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận này. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Phùng Thị Thùy Linh LỜI CAM ĐOAN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Kiều Anh. Tôi xin cam đoan rằng: - Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tác giả. - Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu nào đã công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Phùng Thị Thùy Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................2 3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu................................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................... 4 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................5 6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................5 7. Đóng góp của khóa luận...........................................................................................5 NỘI DUNG.................................................................................................................. 5 Chƣơng 1: NHỮNGVẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN HỮU ƢỚC................................................7 1.1. Những vấn đề chung về nhân vật văn học............................................................7 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học và thế giới nhân vật..............................................7 1.1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học............................................................................7 1.1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật............................................................................8 1.1.2. Vai trò của nhân vật văn học.............................................................................. 9 1.1.3. Phân loại nhân vật văn học...............................................................................10 1.1.3.1. Phân loại theo quan hệ thuận - nghịch giữa nhân vật và lí tưởng................10 1.1.3.2. Phân loại theo tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm.......10 1.1.3.3. Phân loại nhân vật theo thể loại.................................................................... 11 1.1.3.4. Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật...................................................11 1.2. Hành trình sáng tác của nhà văn Hữu Ước.........................................................12 1.2.1. Cuộc đời............................................................................................................12 1.2.2. Hành trình sáng tác...........................................................................................13 Chƣơng 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN NGƯỜI ĐÀN BÀ UỐNG RƯỢU CỦA NHÀ VĂN HỮU ƢỚC.........................................16 2.1. Nhân vật người chiến sĩ công an.........................................................................19 2.2. Nhân vật tội phạm............................................................................................... 28 2.3. Nhân vật người dân thường.................................................................................34 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN HỮU ƢỚC...................................................................40 3.1. Nhân vật được thể hiện qua việc miêu tả ngoại hình, đặt tên.............................40 3.2. Nhân vật được thể hiện qua việc miêu tả hành động..........................................44 3.3. Khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật...............................................49 3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại...........................................................................................49 3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại.......................................................................................... 52 KẾT LUẬN................................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lí do chọn đề tài MỞ ĐẦU Hữu Ước - một trong những tên tuổi gạo cội trong phong trào sáng tác của ngành Công an. Vừa đảm nhận vai trò của một chiến sĩ công an, một nhà báo ông còn xuất hiện trước công chúng với vai trò là một nhà văn, một cây viết cần mẫn. Cả đời ông luôn kiếm tìm những “điểm nóng” trong cuộc sống, dùng máu thịt, tâm gan mình để “hạ nhiệt” rồi lại tiếp tục “hâm nóng” qua những ấn phẩm độc đáo trong tâm trí độc giả. Những góc khuất, những ẩn tích được phơi bày trên từng trang sách đưa người đọc đến với sự thỏa trí của thú tò mò khi đọc những trang viết của ông. Viết không ít tác phẩm trên hầu hết các mảng thơ ca, tiểu thuyết, truyện ngắn,... với những nét cá tính không lẫn với bất kì một nghệ sĩ chân chính nào, ông bước từng bước chậm rãi những vững chắc trên con đường văn nghiệp và khẳng định tài năng, vị thế của mình trước làng văn. Trình làng với những tác phẩm độc đáo, đặc biệt là những truyện “ngắn nhưng dài”, ngắn về số lượng câu chữ nhưng có sức lan tỏa, phủ sóng khắp hang sâu, ngõ hẹp của cuộc sống đương thời. Ông lần theo dấu những vệt sáng để tìm đến những điểm đen, và rồi từ từ tháo gỡ bức màn giả dối của cuộc đời đã và đang che lấp những con mắt ngây dại để phối lại cái sắc mạch vốn có của nó. Là một cây bút gạo cội, với những ấn phẩm xuất sắc được khẳng định qua các giải thưởng cao quý: Giải thưởng truyện ngắn Báo Văn nghệ (1995) với truyện ngắn Ước vọng của anh tôi; Giải thưởng truyện ngắn Tạp chí Tác phẩm mới (1996) với truyện ngắn Đám ma hủi; Giải báo chí toàn quốc (1998) với ký sự Một chặng đường nước Mỹ; Giải thưởng Hội nghệ sĩ Sân khấu (1999) với vở kịch Khoảnh khắc mong manh; Giải thưởng Hội nghệ sĩ Sân khấu (2002): vở kịch Vòng vây cô đơn; Giải thưởng Hội nghệ sĩ Sân khấu (2003): vở kịch Vòng xoáy. Khẳng định tài năng và những đóng góp to lớn của ông trong nền văn học Việt Nam đương đại nói chung và trong phong trào sáng tác của lực lượng công an nói riêng. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về truyện ngắn của ông. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định đi sâu nghiên cứu: “Thế giới nhân vật trong tập truyện ngắn “ Người đàn bà uống rượu” của nhà văn Hữu Ước”. 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sau quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy, hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu một cách khoa học về truyện ngắn của ông nói chung và tập truyện ngắn Người đàn bà uống rượu nói riêng. Các bài viết tìm được chỉ dừng lại ở mức độ bài báo về những vấn đề nhỏ lẻ xoay quanh cuộc đời và nghiệp viết của Hữu Ước: Trong bài viết: Nhà văn Hữu Ước: Tôi tìm kiếm những góc khuất của nhân vật (Nguồn: http://baobariavungtau.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/). Nhà văn chia sẻ những suy nghĩ của bản thân trong việc lựa chọn và xây dựng nhân vật trên các trang viết của mình. Ông nói: “Các nhân vật của tôi là tổng hợp từ những nhân vật ngoài đời, sự kiện cũng vậy. Tôi muốn đẩy kịch tính lên và tìm cách để gỡ dần từng nút rối. Nhiều khi, tôi hối hả với nhân vật của mình, hối hả với cuộc sống đương đại cùng những va đập của xã hội thời mở cửa. Kinh tế khá giả, con người ta cũng có lắm thứ để bon chen, để tìm kiếm và khao khát, từ đó nảy sinh những băng nhóm tội phạm thao túng công quyền, và một số người công an tay đã nhúng chàm. Tôi muốn dựng đầy đủ các hình tượng nhân vật của mình, sao cho nhân vật trên sân khấu đấy, trong sách đấy nhưng cũng rất thật, rất đời thường”[16]. Và đặc biệt gây ấn tượng hơn cả là nhân vật người chiến sĩ công an trong các sáng tác xoay quanh đề tài về an ninh tổ quốc. Với Hữu Ước: “Một người công an trong tác phẩm của tôi là sự tổng hợp, sự pha trộn của nhiều chiến sĩ công an khác bên ngoài đời thực. Tôi cũng là người công an, tôi muốn tìm thật sâu những góc khuất của chiến sĩ công an khi đang thi hành nhiệm vụ. Tôi muốn phản ánh đúng thực tiễn, có người đứng vững trước những cám dỗ vật chất nhưng cũng có người sa vào vòng xoáy kim tiền. Nhân vật công an trong các tác phẩm của tôi đứng giữa cái mong manh của cái tốt và cái xấu, với mâu thuẫn luôn dâng trào trong lòng. Đọc một vụ án trên báo, người ta thấy nói đến cảnh kẻ tội phạm này tội phạm kia bị bắt, nhưng mấy ai hiểu tâm trạng của những chiến sĩ công an phải đưa còng ra còng tay chính đồng đội của mình? Cái góc khuất nằm chỗ ấy, đó là sự giằng xé giữa cái tình, cái lý, giữa đạo đức gia đình và với trách nhiệm của tổ quốc, của nhân dân, giữa tiền tài danh vọng và sự sa ngã. Tất nhiên, cuối cùng cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác, cái xấu.”[16]. Hay trong: Những đời văn từ ngôi nhà báo CAND (Nguồn: http://cand.com.vn/van-hoa), Nguyễn Thái Hưng đưa ra những nhận định của mình về nhà văn Hữu Ước “tự nguyện là người tiên phong đốt mê say của con chữ thành một nghệ sĩ thuộc tốp đầu đàn có những đóng góp có tính “mở đường” cho sự hình thành nên một đội ngũ những nhà văn Việt Nam xuất thân từ làng báo Công an”[8]. Tiếp tục chia sẻ những hiểu biết và cảm nhận của mình về nhà văn, tác giả bài báo khẳng định: “Hữu Ước lúc nào cũng chủ động lao vào vùng “tâm bão” để sống một cuộc sống thực với bao “lao tâm khổ tứ”: vinh quang và cay đắng, đau đớn vào ngạo nghễ, cô đơn và đông đúc tình bạn...Vì thế mà chẳng có gì ngạc nhiên khi có một nhà phê bình nói rằng, thật khó tưởng tượng khi những năm gần đây, ánh đèn sân khấu nước nhà vắng bóng những kịch bản giàu hành động, gai góc, nóng hổi tính thời cuộc và giàu triết lý, suy tư... của Hữu Ước!”[8]. Và trong cảm nhận của anh thì:“Hiếm có một nhà văn nào đi nhiều viết khoẻ như Hữu Ước. Anh từng đặt chân tới đất nước Triệu Voi của bạn Lào, Campuchia, Thái Lan, đi sang châu Âu, châu Mỹ, châu Phi,... đến hầu như tất cả vùng đất nghèo nhất của Tổ quốc mình, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ để trao tận tay những đồng quà tấm bánh của Báo CAND, của bạn đọc cho những người dân lam lũ mà thuỷ chung với cách mạng, tiếp xúc và cảm thông với những số phận rủi ro trong cuộc đời nhiều dông bão... Lên Thiếu tướng, nhà văn Hữu Ước vẫn “giữ gốc lính”, “bia cỏ thuốc lào không bỏ được”...”[8]. Và một số bài viết khác như: Trung tướng, nhà văn Hữu Ước - Viết như hưởng lộc trời (Nguồn: http://vnca.cand.com.vn/Ly-luan/); Trung tướng Hữu Ước: “Vinh quang mấy tôi cũng quên”(http://www.baogiaothong.vn/); Nhà văn Hữu Ước & “Kiếp người” rung lắc những thân phận trắng đen (http://thethaovanhoa.vn/vanhoa-giai-tri/)... Có thể nhận thấy, việc nghiên cứu tác phẩm của ông dưới tư cách một nhà văn cho đến hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu khoa học cụ thể. Vì vậy, chúng tôi có thể khẳng định, bài khóa chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu là công trình đầu tiên có tính chất khoa học trong việc đi tìm hiểu, phân tích một khía cạnh nhỏ là truyện ngắn trong hành trình sáng tác của nhà văn Hữu Ước. 3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục đích Tiếp cận tập truyện ngắn Người đàn bà uống rượu qua việc tìm hiểu thế giới nhân vật, nhằm mục đích khám phá thái độ, tình cảm và cách nhìn nhận của nhà văn đối với con người và đời sống hiện thực. Đó là những con người với những số phận, cuộc đời được nhìn nhận qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, người chiến sĩ công an. Qua đó phần nào hiểu và cảm được những tâm hồn vừa đằm thắm chất nghệ sĩ vừa son sắt, tận tụy với nghề - nhà văn công an. 3.2. Mục tiêu Trên cơ sở khảo sát tập truyện ngắn Người đàn bà uống rượu của nhà văn Hữu Ước, khóa luận nhằm tìm hiểu, khám phá, khẳng định thế giới nhân vật phong phú trong truyện ngắn nói chung và tập truyện Người đàn bà uống rượu của nhà văn Hữu Ước nói riêng; chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. Đồng thời qua đó khẳng định những thành công cũng như những đóng góp của Hữu Ước đối với cuộc sống nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành được mục đích và mục tiêu đề ra, khóa luận cần phải thực hiện các nhiệm vụ: Trình bày các lí thuyết về thế giới nhân vật. Chỉ ra các đặc điểm nổi bật về thế giới nhân vật đa dạng và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tập truyện Người đàn bà uống rượu của nhà văn Hữu Ước. Đồng thời qua đó khẳng định thành công to lớn của một tài năng nghệ thuật và những đóng góp tích cực của ông đối với văn học Việt Nam hiện đại. 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Hữu Ước. Phạm vi nghiên cứu: thực hiện đề tài này, khóa luận đi sâu khảo sát, thống kê, phân tích các truyện ngắn của nhà văn Hữu Ước được in trong tập truyện Người đàn bà uống rượu, Nxb Hội nhà văn 2013. Vì nhiệm vụ của khóa luận là đi tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Hữu Ước nên những tài liệu lí luận về thể loại truyện ngắn liên quan cũng được khai thác, vận dụng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, chúng tôi vận dụng đồng thời các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê - phân loại: khảo sát, thống kê toàn bộ nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Hữu Ước, từ đó tiến hành phân loại nhân vật theo những tiêu chí riêng. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: tiến hành phân tích các khía cạch có liên quan đến thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Hữu Ước. Từ đó, tổng hợp và rút ra những kết luận cần thiết theo yêu cầu đặt ra của khóa luận. - Phương pháp loại hình: vận dụng các lí thuyết về thể loại truyện ngắn làm cơ sở đi sâu khám phá các vấn đề liên quan đến thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Hữu Ước qua tập truyện Người đàn bà uống rượu. 7. Đóng góp của khóa luận Tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Hữu Ước, chúng tôi mong muốn bước đầu tìm ra những nét đặc sắc về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của ông. Qua đó, giúp độc giả có cái nhìn toàn diện nhất về nhà văn chiến sĩ Hữu Ước nói riêng và nhóm các nhà văn Công an nói chung. Đánh giá những đóng góp tiêu biểu của nhà văn Hữu Ước thông qua việc tìm hiểu các truyện ngắn của ông. Đồng thời, khẳng định tài năng và vị trí của ông đối với phong trào sáng tác Công an nói riêng và kho văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần nôi dung của khóa luận được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về nhân vật văn học và hành trình sáng tác của nhà văn Hữu Ước Chương 2: Các kiểu nhân vật trong tập truyện ngắn Người đàn bà uống rượu của nhà văn Hữu Ước Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Hữu Ước. NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN HỮU ƢỚC 1.1. Những vấn đề chung về nhân vật văn học 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học và thế giới nhân vật 1.1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học Trước nay, trong giới nghiên cứu, phê bình văn học đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nhân vật văn học. Trong phạm vi của khóa luận này, chúng tôi tiến hành khảo sát một số quan niệm về vấn đề này như sau: Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) các tác giả viết: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha) cũng có thế không có tên riêng. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ, một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một đơn vị đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [6; tr.235]. Giáo trình Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên định nghĩa: “Nhân vật văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện đầy đủ của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là những con người, những con người có tên và không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phầm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người… Cũng có khi đó không phản là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc liên quan đến con người, được thể hiện nỏi bật trong tác phẩm” [4; tr.277]. Nhìn một cách tổng quát, các nhà nghiên cứu, nhà lý luận văn học khi đưa ra những quan điểm, định nghĩa cụ thể về nhân vật văn học có khá nhiều định nghĩa về nhân vật. Song tựu chung lại, các nhà nghiên cứu lí luận văn học bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa nhân vật văn học căn bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, nó phải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương tiên văn học. Thứ hai, đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vât, hiện tượng mang linh hồn con người, đó là hình ảnh ẩn dụ về con người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có tính cách điệu so với đời sống hiện tượng bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Nghiên cứu về tác phẩm văn chương cần phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút nhà văn và đưa ra kết luận vể những đóng góp riêng của nhà văn đó. Những quan niệm về nhân vật văn học trên đây là những chỉ dẫn cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật nói chung và nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Hữu Ước nói riêng. 1.1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật “Thế giới nhân vật” là một phạm trù có hàm nghĩa rất rộng. Nó là tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và sức sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ. Đó là hình ảnh phản chiếu của thế giới hiện thực được nhà văn thu lại qua điểm nhìn nghệ thuật rồi cùng với sáng tạo chủ quan của người nghệ sĩ, với ngòi bút tài hoa, thế giới đó được vẽ ra trong tác phẩm văn chương. Cũng như hiện thực xoay quanh cuộc đời con người, thế giới nghệ thuật hướng về những nhân vật được nhà văn xây dựng trong đó. Nếu con người sinh sống trong thế giới thực thì nhân vật văn học tồn tại trong thế giới nghệ thuật của riêng nhân vật. Tuy nhiên, đó không phải là thế giới tồn tại theo quy luật khách quan của tự nhiên mà nó chịu sự chi phối của ý thức chủ quan của người nghệ sĩ. Từ trong thế giới nhân vật, ta xác định được những đối tượng là con người hiện thực mà tác giả dụng tâm quan sát. Qua đó thấy được, thái độ của nhà văn trước con người và trước cuộc đời. Trong thế giới nhân vật, người ta có thể chia thành các kiểu nhân vật nhỏ hơn dựa vào những tiêu chí nhất định. Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để bước qua cánh cửa và bước vào khám phá thế giới nhân vật đó. Do đó, nghiên cứu thế giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật. Trong lịch sử văn học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều xây dựng cho mình thế giới nhân vật riêng. Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó. Do vậy, khái niệm thế giới nhân vật sẽ cung cấp những cơ sở lí luận để khám phá tính sáng tạo độc đáo và toàn vẹn của đối tượng nghiên cứu. 1.1.2. Vai trò của nhân vật văn học Thứ nhất, nhân vật văn học trong tác phẩm văn học có chức năng khái quát các loại tính cách xã hội. Với chức năng này, nhân vật chứng tỏ được ưu thế vô song của văn học trong việc phản ánh bản chất của xã hội trong một hiện tượng mang tính chất kết tinh là tính cách. Thứ hai, ngoài chức năng khái quát các loại tính cách xã hội, nhân vật văn học còn có chức năng tương tự “chức năng của một chiếc chìa khóa”, giúp nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới mẻ. Đề cập hai chức năng cụ thể nói trên của nhân vật cũng chính là nhấn mạnh vào khả năng tái hiện bức tranh thế giới khách quan của văn học. Thứ ba, nhân vật văn học có chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giới và con người. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn, muốn đề cập trong tác phẩm, cần nhận ra hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật thể hiện. Một chức năng khác của nhân vật trong tác phẩm là chức năng tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm và cốt truyện. Nhờ nhân vật mà kết cấu của nhiều tác phẩm đạt được sự thống nhất, hoàn chỉnh, chặt chẽ và nhiều tiềm năng biểu đạt của các phương diện ngôn từ được phát hiện, để rồi tự chúng trở thành những phương diện nghệ thuật độc lập có thế được nghiên cứu riêng như một đối tượng thẩm mỹ chuyên biệt. Như vậy, nhân vật văn học có nhiều chức năng tương ứng với nhiều vai trò khác nhau trong tác phẩm. Hiểu được đúng đắn vai trò và chức năng của nhân vật văn học giúp người viết có thêm cơ sở nghiên cứu đề tài này. 1.1.3. Phân loại nhân vật văn học 1.1.3.1. Phân loại theo quan hệ thuận - nghịch giữa nhân vật và lí tƣởng * Nhân vật chính diện (nhân vật tích cực): Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống... Đó là nhân vật chị Út, Chiến, Việt trong tác phẩm của Nguyễn Đình Thi… * Nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực): Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án… Đó là những nhân vật như Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, Nghị Quế của Ngô Tất Tố, Giave trong Những người khốn khổ của V. Huygo… 1.1.3.2. Phân loại theo tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm * Nhân vật chính Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều trong tác phẩm, tham gia hầu hết các sự kiện chính được miêu tả, giữ vi trí then chốt trong việc thúc đầy sự phát triển của cốt truyện; là cơ sở quan trọng để nhà văn triển khai đề tài trung tâm hay tư tưởng nghệ thuật cơ bản của mình… Chẳng hạn như: trong Truyện Kiều - Nguyễn Du, nhân vật chính là Thúy Kiều, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến; trong Chí Phèo - Nam Cao nhân vật chính là Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở. * Nhân vật trung tâm Trong một tác phẩm có nhiều nhân vật chính, nhân vật chính có vai trò quan trọng hơn cả xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm. Ở một số tác phẩm, số lượng nhân vật trung tâm không phải chỉ có một, do các nhân vật đó đều có vai trò tương đương nhau trong việc thể hiện những xung đột cơ bản của tác phẩm. Tào Tháo, Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, Gia Cát Lượng, Tôn Quyền đều là những nhân vật trung tâm của Tam Quốc Diễn Nghĩa,… * Nhân vật phụ Trong tác phẩm văn học, hệ thống nhân vật ngoài nhân vật chính (bao hàm trong đó cả nhân vật trung tâm) còn lại là nhân vật phụ. Nhân vật phụ giữ vai trò thứ yếu so với nhân vậy chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nhân vật phụ góp phần hỗ trợ bổ sung cho nhân vật chính (Thầy Thơ Lại trong Chữ người tử từ của Nguyễn Tuân, Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao)… 1.1.3.3. Phân loại nhân vật theo thể loại * Nhân vật tự sự Nhân vật tự sự là loại nhân vật xuất hiện trong tác phẩm truyện. Đó là những con người bình thường, hàng ngày được thể hiện một cách tập trung và sống động trong tác phẩm. Đây là loại nhân vật hành động, có đời sống nội tâm phong phú. * Nhân vật trữ tình Nhân vật trữ tình là nhân vật nghiêng về cảm xúc, không có hành động, ít được chú ý miêu tả ngoại hình. Mọi tác động của môi trường sống chỉ dẫn đến cảm xúc của nhân vật chứ không dẫn đến hành động. * Nhân vật kịch Nhân vật kịch là loại nhân vật hành động, xuất hiện và thời điểm sóng gió nhất trong vòng xoáy của cuộc đời. Mọi tác động của môi trường sống đều dẫn đến hành động của nhân vật. 1.1.3.4. Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật * Nhân vật dẹt: là loại nhân vật không được khắc họa đầy đủ các mặt. Trong các loại nhân vật dẹt, có thể nói tới nhân vật chức năng, nhân vật loại hình (các thuật ngữ này do L.Ghinburg đề xuất). - Nhân vật chức năng: là loại nhân vật “được giao cho nhiệm vụ” thực hiện một chức năng nhất định trong tác phẩm và phản ánh đời sống. Nhân vật chức năng chủ yếu xuất hiện trong văn học cổ đại và trung đại (nhất là cổ tích). Chẳng hạn, nhân vật Bụt trong các câu chuyện cổ tích có chức năng ban hạnh phúc, đem lại nhiều may mắn cho người lương thiện… Các nhân vật như: Thạch Sanh, Tấm, Cám… đều là nhân vật chức năng. - Nhân vật loại hình: là loại nhân vật thể hiện tâp trung các tác phẩm xã hội, đạo đức của một lọai người nhất định của một thời. Đó là nhân vât khái quát chung về “loại” của các tính cách và nhờ vậy được gọi là điển hình. Chẳng hạn như nhân vật Acpagong (Lão hà tiện của Molie) đã thể hiện tập trung thói keo kiệt, Ông Guốcđanh (Trưởng giả học làm sang Molie) là hiện thân cho thói phù phiếm, hiếu danh của các gã tư sản muốn làm quý tộc. * Nhân vật tròn: là nhân vật được khắc họa trên nhiều bình diện, đưa tới cho độc giả những cảm tưởng “thực” về nhân vật. Nhân vật tròn thực chất là nhân vật tính cách. Khi xây dựng nhân vật tính cách, điều nhà văn chú ý trước hết là cá tính làm nên một nhân cách độc lập. Cá tính đó luôn có mối liên hệ sống động với môi trường xung quanh. Qua việc nhìn vào những mối liên hệ đó người ta nhân ra cách này nằm ở cá tính cùng cấu trúc phức tạp của nó. Nhân vật tính cách thường đa diện, chứa đầy mâu thuẫn và chính những mâu thuẫn ấy làm cho tính cách không tĩnh tại mà vận động phát triển, đôi khi làm bất ngờ cả người sáng tạo ra nó. Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số khái niệm khác về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. Chẳng hạn, khái niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật con vật người trong chủ nghĩa tự nhiên, nhân vật - phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây. 1.2. Hành trình sáng tác của nhà văn Hữu Ƣớc 1.2.1. Cuộc đời Ông tên thật là Nguyễn Hữu Ước, sinh 20 tháng 5 năm 1953 tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Năm 1970, ông nhập ngũ, tham gia lực lượng bộ đội biên phòng. Sau khi xuất ngũ, ông theo học Đại học báo chí, sau đó trở thành phóng viên Báo Công an nhân dân và trở thành sĩ quan Công an Nhân dân. Tuy nhiên vào tháng 9 năm 1985 ông bị bắt vì viết về một người công an "xấu". Trong lệnh chỉ ghi vì "vi phạm pháp luật" mà không có tội danh nào cụ thể. Khi ấy, ông là Đại úy, Trưởng phòng Thời sự Báo Công an Nhân dân. Sau 3 năm bị giam và trải qua 4 phiên tòa ông được xử trắng án. Khi quay trở lại Báo Công an nhân dân thì ông bị xếp vào diện giảm biên chế, phải quay sang làm nhiều việc để kiếm tiền. Hoạn lộ của ông trở lại sau đó 8 năm. Năm 1997, ông được bổ nhiệm làm Tổng biên tập Báo An ninh thế giới và Tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an. Năm 2003, làm Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân. Ông được thăng hàm Thiếu tướng Công an nhân dân năm 2006. Ngày 2 tháng 12 năm 2009, ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng Lực lượng Công an Nhân dân và vẫn kiêm nhiệm chức vụ Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân. Ngày 16 tháng 7 năm 2010, được Thủ tướng Chính phủ quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng. Từ năm 2011, ông kiêm Tổng Biên tập Kênh Truyền hình Công an nhân dân. Ông hiện cũng đồng thời là Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Có thể thấy, chính thăng - trầm của cuộc đời là động lực thội thúc để ông có được những thành công lớn không chỉ với với vai trò là nhà báo, mà còn với tư cách là một nhà văn. Và có lẽ phần nào đó trong cuộc đời đầy sóng gió kia cũng trở thành nhân tố tác động, định hướng cho hành trình sáng tác của trên con đường văn nghiệp của ông. 1.2.2. Hành trình sáng tác Trung tướng Hữu Ước, người đã có nhiều đóng góp cho nền văn học - nghệ thuật Việt Nam. Ông cho rằng: Văn học - nghệ thuật là một lĩnh vực trong đời sống văn hóa, tinh thần, chính vì vậy, mọi tầng lớp trong xã hội đều hết sức quan tâm, từ lãnh đạo Đảng, nhà nước cho tới mọi người dân. Trên cương vị của một nhà văn, ông chia sẻ “Tôi không bao giờ bằng lòng với những gì mình đã làm được. Ngày mai có chết thì hôm nay tôi cũng không bằng lòng. Mà những gì đã làm, kể cả vinh quang mấy tôi cũng quên. Tôi chỉ nghĩ đến việc ngày mai tôi sẽ viết cái gì, vẽ cái gì” [8]. Đó là nếp cảm, nếp nghĩ của ông đối với nghề văn. Không bao giờ đứng yên mà luôn luôn vận động để tiến bộ, không để những hào quang nhất thời làm lung lay ý chí mà không ngừng tìm tòi, sáng tạo những cái chưa ai khơi và những điều chưa ai biết tới đang tồn tại ngoài đời thực. Ông ví von so sánh việc sáng tác văn học cũng như việc khám phá những đỉnh núi: “Tôi cũng là người thích khám phá, thích leo núi. Song lạ ở chỗ, vừa leo xong đỉnh núi này thì tôi quên ngay đỉnh núi đã leo để sang đỉnh núi khác. Đến giờ này tôi cũng không nhớ đã sáng tác được bao nhiêu tác phẩm bởi khi hoàn thành, tôi vui được 5 phút, sang đến ngày hôm sau là quên” [8]. Ông cho việc sáng tác cũng đầy khó khăn và gian nan giống như việc chinh phục một đỉnh núi cao. Vì vậy, mà nhà văn đôi khi cũng giống như vận động viên leo núi đều cần có sự cẩn thận, bền bỉ, và sáng tạo để có thể chinh phục những đỉnh cao. Đảm nhiệm nhiều vai trò là nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà biên kịch, họa sĩ, nhạc sĩ… có thể thấy, mỗi một công việc đem đến cho ông những niềm vui riêng. Tuy nhiên, khi được hỏi: “Ông thích mình là “nhà” nào nhất?”. Không ngần ngại, ông khằng định: “Tôi thực ra là nhà văn trước khi trở thành nhà báo, vì tôi viết văn, làm thơ, kịch từ khi đi bộ đội hồi 17 tuổi” [8]. Có lẽ văn nghiệp chính là con đường dẫn dắt ông bước đến với những niềm đam mê khác đặc biệt là báo chí. Bước vào nghề văn từ rất sớm, điều đó tạo cho ông không ít vốn liếng kinh nghiệm, cũng như một cái nhìn sắc cạnh về cuộc sống. Bận rộn với vị trí lãnh đạo trong lực lượng Công an, cơ quan báo chí, nhưng vẫn đều đặn cho ra đời nhiều tác phẩm trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật… Ông khiến không ít người phải ngưỡng mộ, khâm phục. Quan niệm về nghiệp viết, ông khẳng định: “Nghệ thuật là không thể gượng ép” và“yêu cầu đầu tiên vẫn phải là nhân văn” [8], cái tinh thần ấy xuyên xuốt trong những tác phẩm của ông, qua những cuộc đời, những số phận mà ông dụng công xây dựng với mong muốn hướng con người tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Đó là hình ảnh những người lính với dáng vẻ trang trọng, hay những người phụ nữ tuy bất hạnh những vần ẩn chứa vẻ đẹp thầm kín… và đặc biệt là hình ảnh những người chiến sĩ công an dũng cảm, thiện nghệ là những nhân vật quen thuộc trở đi trở lại trong sáng tác của ông. Với những quan niệm riêng về nghệ thuật, nhà văn Hữu Ước từng bước khẳng định sức sáng tạo, cũng như những nét độc đáo trong phong cách của mình qua các sáng tác nổi bật ở nhiều loại hình và thể loại:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan