Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945...

Tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945

.PDF
100
686
129

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON ----- ----- CAO THỊ TUYẾT TRINH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC NĂM 1945 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHÓA HỌC: 2011 - 2015 QUẢNG BÌNH, NĂM 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA: SP TIỂU HỌC – MẦM NON  ---------------- CAO THỊ TUYẾT TRINH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC NĂM 1945 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHÓA HỌC: 2011 - 2015 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TS. MAI THỊ LIÊN GIANG QUẢNG BÌNH, NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là chính xác, trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác ! Tác giả Cao Thị Tuyết Trinh LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non; xin cảm ơn Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn và đồng nghiệp trường Đại học Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, tiến sĩ Mai Thị Liên Giang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận. Xin cảm ơn tấm lòng của những người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khoá luận. Tác giả Cao Thị Tuyết Trinh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 5 4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 5 5. Nhiệm vụ .................................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 5 7. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 6 8. Kết cấu của đề tài ........................................................................................ 6 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC NĂM 1945 ........................................................... 8 1.1. Một số quan điểm của Tô Hoài về sáng tác có liên quan đến nghệ thuật xây dựng nhân vật ..................................................................................................... 8 1.1.1. Quan điểm của Tô Hoài về sáng tác văn chương................................ 8 1.1.2. Quan điểm của Tô Hoài về nghệ thuật ............................................. 10 1.2. Nhân vật và các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945 11 1.2.1. Cách hiểu về nhân vật ...................................................................... 11 1.2.2. Phân loại nhân vật ............................................................................ 13 1.3. Các hình tượng nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945 ........ 17 1.3.1. Hình tượng các loài vật .................................................................... 17 1.3.2. Hình tượng nhân vật người nông dân, thợ thủ công ......................... 24 1.3.3. Hình tượng nhân vật trí thức ............................................................ 31 1.3.4. Hình tượng nhân vật trẻ em.............................................................. 33 1.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 194535 1.4.1. Xây dựng nhân vật thông qua đặc điểm ngoại hình, hành động, lời nói 36 1.4.2. Xây dựng nhân vật bằng hình ảnh so sánh đặc sắc ........................... 40 1.4.3. Xây dựng nhân vật gắn với môi trường lao động, sinh hoạt ............. 41 1.4.4. Xây dựng nhân vật dựa trên những chi tiết phong tục, tập quán ....... 42 CHƯƠNG 2 : NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG KẾT CẤU VÀ TÌNH HUỐNG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC NĂM 1945 ........................................ 45 2.1. Kết cấu và chức năng của kết cấu trong tác phẩm văn học......................... 45 2.1.1. Cách hiểu về kết cấu. ....................................................................... 45 2.1.2. Chức năng của kết cấu. .................................................................... 45 2.2.Các kiểu kết cấu trong truyện ngắn của Tô Hoài trước năm 1945 ............... 47 2.2.1. Kết cấu theo trình tự thời gian.......................................................... 48 2.2.2. Kết cấu đảo lộn trình tự thời gian của sự kiện .................................. 50 2.2.3. Kết cấu với kết thúc bất ngờ, dang dở .............................................. 52 2.3. Tình huống trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945 ............................... 54 2.3.1. Cách hiểu về tình huống .................................................................. 54 3.2.2. Các kiểu tình huống trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945........... 55 2.3.2.1. Tình huống bỏ làng ra đi ............................................................... 55 2.3.2.2. Tình huống thường nhật ................................................................ 56 2.3.2.3. Tình huống chia li ......................................................................... 57 CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC NĂM 1945.............................................................. 59 3.1. Thế giới ngôn ngữ trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945 ................. 59 3.1.1. Cách hiểu về ngôn ngữ văn học ....................................................... 59 3.1.2. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Tô Hoài trước năm 1945 ............. 59 3.1.2.1. Ngôn ngữ dân dã ........................................................................... 60 3.1.2.2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình .......................................................... 62 3.1.2.3. Ngôn ngữ đa thanh ........................................................................ 68 3.2.2.4. Ngôn ngữ ấn tượng ....................................................................... 69 3.2. Giọng điệu trần thuật ................................................................................. 72 3.2.1. Cách hiểu về giọng điệu trần thuật ................................................... 72 3.2.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945 ... 73 3.2.2.1. Giọng điệu khách quan ................................................................. 73 3.2.2.2. Giọng điệu hài hước, dí dỏm ......................................................... 75 3.2.2.3. Giọng điệu suồng sã, tự nhiên ....................................................... 78 3.2.2.4. Giọng điệu trữ tình ........................................................................ 79 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 86 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tô Hoài là viên ngọc sáng, là nhà văn của đời thường. Ông là cây đại thụ trong khu rừng văn học hiện đại Việt Nam được đông đảo bộ phận độc giả yêu mến. Đến với con đường nghệ thuật từ những năm ba mươi cho đến nay, Tô Hoài đã sáng tác được một lượng tác phẩm đồ sộ . Như một chùm đèn màu được nạm bằng kim cương, tác phẩm Tô Hoài đã làm bao tâm hồn của thế hệ trẻ phải say mê, sáng tác của ông đã vượt trùng dương đến với bạn đọc của hơn 14 nước trên thế giới. Trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật bền bỉ, ông đã có những đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong bài báo “Với Tô Hoài” trích ở Tuyển tập mười năm tạp chí Văn học và Tuổi trẻ số 38, nhà văn Xuân Trường đoán định Tô Hoài là người viết nhiều nhất ở nước ta với khoảng 140 đầu sách vào năm 1991. Đến nay, theo nhiều nhà nghiên cứu thống kê, số lượng tác phẩm của Tô Hoài đã lên tới con số gần 200 đầu sách. Có mặt trong suốt hai giai đoạn sáng tác: trước và sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài viết nhiều thể loại và thể loại nào cũng đạt được những thành công xuất sắc. Ông là một người có cách sống, cách làm việc phù hợp với nghề, do đó, đời cầm bút thật bền mà cũng thật hiệu quả. Sau hơn 50 năm lao động chữ nghĩa, con người đó vẫn sống làm việc đều đặn tưởng như có viết vài chục năm nữa cũng không hết việc. Qua đó, chúng ta có thể thấy khả năng lao động nghệ thuật rất đáng khâm phục của tác giả. Có thể nói, sáng tác của Tô Hoài là những món quà xinh xắn, quý giá mà ai cũng muốn cất giữ, nâng niu. Tài năng văn chương của Tô Hoài ngay từ những năm 40 của thế kỷ trước đã được bạn đọc chú ý. Ông cùng thế hệ với các nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng... Đó là những cây bút xuất sắc của khuynh hướng văn học hiện thực phê phán. Sách của ông thu hút lượng độc giả lớn. Qua giọng văn hóm hỉnh, nhẹ nhàng, ngôn từ dí dỏm, trong sáng, những tác phẩm của Tô Hoài đã hấp dẫn bao thế hệ độc giả trong và ngoài nước, góp phần hình thành tâm hồn, trí tuệ và nhân cách cho con người trong cuộc sống. Cuốn sách nào của Tô Hoài ra đời cũng 1 đều được bạn đọc chú ý không phải chỉ vì văn chương hay, hấp dẫn bạn đọc mà còn vì những vấn đề xã hội Tô Hoài đặt ra cho tập sách của mình. Ở phương diện nào, ông cũng tạo lập được một giá trị riêng, một gương mặt riêng không thể nhòe lẫn, để lại dấu ấn trong lòng người đọc; ở thể loại nào ông cũng có sự tiên phong, đóng góp riêng nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Từ những phương diện lí luận, Tô Hoài đã ghi tên mình vào làng Văn học Việt Nam với một phong cách thuần hậu, gần gũi. Ông là một nhà văn đa tài. Nghiên cứu nghệ thuật văn chương Tô Hoài sẽ giúp chúng ta đánh giá được đầy đủ hơn những đóng góp của ông với nền văn học nước nhà. Trước năm 1945, một trong những lĩnh vực thành công của Tô Hoài là mảng truyện ngắn. Tuy nhiên, ở mảng truyện này vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính chuyên sâu, hệ thống và toàn diện. Đa số các bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp văn chương cùng một số sáng tác nổi bật của Tô Hoài về đề tài miền núi, về Hà Nội cùng một bộ phận sáng tác dành cho thiếu nhi. Ở mảng truyện ngắn chỉ được đề cập đến rất ít. Thông thường, khi nói đến Tô Hoài, người đọc nghĩ ngay đến “Dế mèn phiêu lưu ký”, “Vợ chồng A Phủ”. Điều đó đúng nhưng chưa đủ, thực ra ở nhà văn này còn có rất nhiều điều để bàn và để nghĩ. Với những thành công đáng ghi nhận của mình, truyện của Tô Hoài đáng để chúng ta tìm hiểu sâu. Đặc biệt là thế giới nghệ thuật trong truyện của ông mang những nét độc đáo và bản sắc rất đặc trưng. Đó là những lí do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945 để nghiên cứu. Cũng gần như là một Rô-bin-xơn đi khai hoang vùng đất quý, với đề tài trên, chúng tôi muốn có cái nhìn đầy đủ và trọn vẹn về những đóng góp của Tô Hoài đối với quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại nói chung và ở thể loại truyện ngắn nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài cũng như tác phẩm của ông. Những ý kiến đánh giá phê bình về truyện ngắn của Tô Hoài được tập trung trong cuốn Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, nhà xuất bản Giáo 2 dục, năm 2007 được tái bản nhiều lần, do Phong Lê (giới thiệu) và Vân Thanh (tuyển chọn). Phong Lê đã chỉ ra chân dung: “Một Tô Hoài không lẫn với bất cứ ai, một Tô Hoài hết mình, hóm hỉnh và thông minh. Nhẹ nhõm mà có sức nặng, cứ như đùa mà thật nghiêm chỉnh. Nhũn nhặn, khiêm nhường mà thật dũng cảm, chẳng biết sợ là gì...” [7 ; tr 41]. Có thể nói Tô Hoài là một nhà văn lớn, có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, tôi nhận thấy những công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Tô Hoài chưa được nhiều và còn khá mới lạ. Từ góc độ nghiên cứu, hầu như chưa có công trình nào mang tính chất toàn diện và hệ thống về truyện ngắn của Tô Hoài. Có chăng đa phần cũng chỉ là các bài viết ngắn, các bài phỏng vấn, bài đánh giá được đăng tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng, trên diễn đàn internet. Năm 2006, Mai Thị Nhung cho ra đời cuốn sách Phong cách nghệ thuật Tô Hoài và bài viết Đặc điểm thế giới nhân vật Tô Hoài trên tạp chí văn học. Trong đó, tác giả cũng đã thu thập rất nhiều ý kiến về nghệ thuật viết văn Tô Hoài. Luận văn Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Tô Hoài sau 1945 của Hoàng Minh Đức, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận văn tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Tô Hoài nhằm tìm ra phong cách tự sự độc đáo của nhà văn cũng như bình diện mới trong nghệ thuật tự sự ở truyện ngắn Tô Hoài sau 1945. Đi sâu nghiên cứu nghệ thuật tự sự ở truyện ngắn Tô Hoài sau năm 1945 trên các khía cạnh: Người kể chuyện; Cốt truyện - kết cấu tự sự; Ngôn ngữ - giọng điệu tự sự. Luận văn Truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, của Nguyễn Thị Thu Hiền, Trường Đại học Huế đã nghiên cứu truyện của Tô Hoài theo dòng chảy của văn học thiếu nhi, phân loại truyện và làm rõ nét về đặc điểm truyện viết dành cho thiếu nhi của Tô Hoài theo thế giới nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật và các biện pháp nghệ thuật. Luận văn Đặc điểm truyện ngắn của các thế hệ nhà văn 198X trong văn học Việt Nam đương đại của Nguyễn Thị Hoài Thu là một trong số ít các công trình nghiên cứu về truyện ngắn Việt Nam. Luận văn đã đưa ra những nhận xét tổng thể về truyện ngắn Việt Nam đương đại. Năm 2007, cuốn Truyện ngắn Việt Nam lịch sử-thi pháp- chân dung do tác giả Phan Cự Đệ chủ biên đã viết về quá 3 trình ra đời, phát triển của truyện ngắn Việt Nam cùng với những gương mặt nhà văn tiêu biểu. Trong đó, Tô Hoài đựơc nhắc đến cùng với các tác giả tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao... Người viết đã nhấn mạnh một số đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài như: lối viết thông mình, hóm hỉnh, thậm chí tinh quái, một đôi nét tâm lí và triết lí đượm sắc thái buồn pha chút mùi vị chua chát kiểu Nam Cao. Bài viết “Tô Hoài - người sinh ra để viết” của Nguyễn Đăng Diệp, đăng trên trang web Nghệ sĩ quân đội vào ngày 08 tháng 07 năm 2014. Trong bài viết này, Nguyễn Đăng Diệp đã đánh giá cao những sáng tác và sự đóng góp tích cực của Tô Hoài cho nền văn học Việt Nam những năm qua : “Không hiểu ông đã làm đầy cái bồ chữ của mình từ bao giờ để có được sự trường sức đáng nể ấy. Mà nhìn ông, cấm có thấy cái vẻ ta đây đang suy nghĩ về những vấn đề lớn lao vĩ đại hay đăm chiêu như thể đang ấp ủ một sự nghiệp văn chương khiến thiên hạ phải lác mắt. Đơn giản, viết, với ông, như hít thở khí trời, như một hình thức dưỡng sinh. Bởi thế, bề ngoài ông vẫn nhỏ nhẹ, nụ cười vẫn tủm tỉm... Thi thoảng, ta mới bắt gặp trong đôi mắt ông lóe lên những ánh nhìn tinh quái. Thần tướng của ông có lẽ bắt đầu những những cái lóe nhìn ấy chăng?”. [ 55, tr 68] Cũng có nhiều công trình, bài viết nói về Tô Hoài, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa phân tích mang tính chuyên sâu, hệ thống và toàn diện về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn ông. Đa số các bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp văn chương cùng một số sáng tác nổi bật của nhà văn về đề tài dành cho thiếu nhi. Với việc giải quyết các luận điểm trong đề tài “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945”, chúng tôi muốn đem đến cái nhìn đầy đủ và trọn vẹn về những đóng góp của nhà văn tác giả đối với quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại nói chung và ở thể loại truyện ngắn nói riêng; hi vọng giúp bạn đọc có cái nhìn đúng về đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Tô Hoài và giá trị của nó đối với bạn đọc. Tính đến thời điểm tháng 1 năm 2015, “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945” là đề tài chưa có nhà nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu. Với việc giải quyết các luận điểm trong đề tài trên, chúng tôi hi vọng sẽ 4 giúp bạn đọc có cái nhìn đúng đắn về đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn Tô Hoài cũng như đóng góp của ông đối với nền Văn học nước nhà. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945. 4. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu truyện ngắn Tô Hoài trong sách Tuyển tập Tô Hoài, NXB Văn học, 1987, sách do giáo sư Hà Minh Đức sưu tầm, tuyển chọn. 5. Nhiệm vụ Khái quát những đặc điểm nổi bật về truyện ngắn của Tô Hoài giai đoạn trước năm 1945. Đánh giá được những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn chương của mình đối với nền văn học Việt Nam và đặc biệt là mảng truyện ngắn giai đoạn trước năm 1945. 6. Phương pháp nghiên cứu Để đáp ứng yêu cầu đặt ra của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 6.1. Phương pháp tổng hợp, thống kê Khảo sát thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945 là một chỉnh thể sáng tạo bao gồm các truyện ngắn trong giai đoạn trước Cách mạng, mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố nội dung và hình thức theo các bình diện nghiên cứu đã xác định. 6.2. Phương pháp phân tích tác phẩm Phân tích các truyện ngắn tiêu biểu có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu theo các khía cạnh nội dung, hình thức cũng như phương thức nghệ thuật của những tác phẩm đó. 6.3. Phương pháp so sánh So sánh thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945 với các sáng tác của các nhà văn khác trong nền văn học Việt Nam để tìm ra sự tương đồng và khác biệt vốn tạo nên phong cách nghệ thuật của ông. Đồng thời 5 so sánh sáng tác của chính tác giả qua các giai đoạn để chỉ ra điểm tiếp biến trong thế giới nghệ thuật của truyện. 6.4. Phương pháp nghiên cứu xã hội học Nghiên cứu nhà văn chủ yếu từ góc độ xã hội, trên bình diện xã hội để thấy được những ảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp, nơi sinh, môi trường sinh sống, làm việc đến tác phẩm và quá trình sáng tác của nhà văn. 7. Đóng góp của đề tài 7.1. Đề tài có thể xem là công trình khảo sát tương đối có hệ thống về các tác phẩm truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945, góp phần chỉ ra sự thành công của nhà văn trong nghệ thuật sáng tác truyện ngắn. Từ đó khẳng định vị trí, vai trò của một nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. 7.2. Đề tài còn thể hiện mối quan tâm đến thể loại truyện ngắn – mảng văn học văn xuôi góp phần quan trọng góp phần làm phong phú đời sống tâm hồn cho bạn đọc. 7.3. Bên cạnh đó, khoá luận thành công sẽ trở thành tài liệu học tập quan trọng và bổ ích đối với sinh viên trường Đại học Quảng Bình, khoa Tiểu học- Mầm non. Đồng thời, đề tài còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc yêu quý nhà văn Tô Hoài. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Phần nội dung khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945. Chương 2. Nghệ thuật xây dựng kết cấu và tình huống trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945. Chương 3. Thế giới ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945. 6 PHẦN NỘI DUNG Khái niệm về thế giới nghệ thuật thường được dụng khi con người có nhu cầu diễn đạt về cái chỉnh thể bên trong của sáng tác nghệ thuật ( một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu…). Có nhiều cách lí giải về thế giới nghệ thuật. Theo Từ điển nghệ thuật văn học : “Thế giới nghệ thuật là một thế giới được tạo ra trong nghệ thuật. Nó hoàn toàn khác với thế giới thực vật hay vật chất hay thế giới tâm lí của con người mặc dù nó phản ánh thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật. Mỗi thế giới nghệ thuật như một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới, ứng với một cách quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới” [21, tr 302]. Thế giới nghệ thuật bao gồm nhân vật, kết cấu và tình huống truyện, ngôn ngữ và giọng điệu của tác phẩm. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tác phẩm giúp chúng ta khám phá được tính chỉnh thể ấy có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu cảm nhận thế giới cũng như quan niệm tư tưởng của nhà văn. Mỗi nhà văn, mội thời đại văn học sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng. Tiếp nhận được thế giới này là cơ sở để hiểu tư tưởng – nghệ thuật của tác phẩm, cảm nhận được những gì mà nhà văn miêu tả, cũng như cái nhìn, quan niệm của nhà văn về con người, cuộc sống. Thế giới nghệ thuật không đơn thuần là vấn đề hình thức mà trong tính chỉnh thể của nó, hình thức thẩm mĩ đó luôn được thẩm thấu, chuyển hoá trong một nội dung thích hợp. Thông qua thế giới nghệ thuật của nhà văn, ta có thể phân biệt được chỗ sâu sắc, tư tưởng nghệ thuật độc đáo của nhà văn ấy với các nhà văn khác. Vậy, Thế giới nghệ thuật vừa là thế giới được tạo thành trong tác phẩm qua cách cảm nhận riêng của tác giả, vừa là hình thức biểu hiện của thế giới ấy, một hình thức thích hợp duy nhất để nội dung được biểu hiện trọn vẹn và đầy đủ. Với Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945, chúng tôi tập trung nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng kết cấu và tình huống truyện, thế giới ngôn ngữ và giọng điệu. Từ đó thấy được phong cách nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài trong dòng chảy văn học Việt Nam. Cách hiểu trên đây về thế giới nghệ thuật là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945 trên 3 bình diện tương ứng với ba chương sau: 7 CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC NĂM 1945 1.1. Một số quan điểm của Tô Hoài về sáng tác có liên quan đến nghệ thuật xây dựng nhân vật 1.1.1. Quan điểm của Tô Hoài về sáng tác văn chương Nhà văn Tô Hoài sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Sen. Ngoài tên thật khi viết báo, ông còn dùng những bút danh khác như: Mắt biển, Mai Trang, Duy Phương... Quê nội ông ở thị trấn Kim Bài huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây nhưng nhà văn lại sinh ra và lớn lên và rất gắn bó với quê ngoại ở làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông Cũ (nay là phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy, Hà Nội). Cái tên Tô Hoài đã trở nên gần gũi với bạn đọc suốt 70 năm qua, 70 năm viết trong một đời người. Giai đoạn trước 1945, truyện ngắn của ông in đậm cảm quan nghệ thuật và giọng điệu riêng của ông – một cây bút sung sức, đứng bên cạnh Nam Cao, làm nên dấu ấn đặc trưng cho trào lưu văn học hiện thực Việt nam những năm tiền Cách mạng. Nếu Hoài Thanh, đại diện cho phái Nghệ thuật vị nghệ thuật cho rằng văn chương là thứ vật quý trong chân tướng lộng lẫy, là sự kết tinh, sự thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ trước cái đẹp vĩnh cửu của thiên nhiên và nỗi buồn vui muôn thuở của kiếp người thì Hải Triều, nhà văn đại diện cho phái Nghệ thuật vị nhân sinh lại quan niệm văn chương không chỉ cốt viết cho đẹp, cho khéo lời, văn chương du dương mà phải cảm cái cảnh đau đớn của những hạng người vì cái sống vô cùng khốn khổ. Bản chất của văn chương là sự sáng tạo, bởi văn chương không chấp nhận sự rập khuôn dễ dãi. Nếu nhà văn không tìm tòi, không sáng tạo thì không có văn chương. Tư tưởng này cũng đã được Nam Cao bày tỏ qua phát ngôn của nhân vật Hộ: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những gì chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” [35, tr35]. Với Tô Hoài, là người có sở trường viết truyện ngắn, ông đã có những quan điểm rõ ràng nhất quán về thể loại này trong suốt cuộc đời hoạt động văn chương của mình: Nhà văn tâm sự: “Mình không được 8 học như Huy Cận, Xuân Diệu nên ít chịu ảnh hưởng Tây học và không biết nhiều về sự hình thành các khuynh hướng văn học. Chỉ là tự nhiên, mình thích viết về cuộc đời thực” [10, tr 28]. Tô Hoài là nhà văn có sức viết dẻo dai, sung sức. Năm 1945 ông viết như chạy thi được năm truyện dài, truyện vừa, ba tập truyện ngắn, còn truyện thiếu nhi như Dế Mèn thì mấy chục truyện, cái in, cái chưa in, vương vãi lung tung đến nỗi "không nhớ hết". Cũng chẳng có gì lạ. Viết để kiếm miếng sống lúc ấy tất phải cuốc khỏe như vậy đấy. Quan niệm văn chương phải bắt nguồn từ cuộc sống đã chi phối toàn bộ các sáng tác của Tô Hoài. Ông quan niệm chỉ viết về những điều mà ông nhìn thấy ở quanh mình, ở chính mình, viết những sự thực xảy ra trong nhà, trong làng quanh mình. Bởi vì văn học là tấm gương phản ảnh hiện thực cuộc sống với đối tượng trung tâm là con người qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Trước Cách mạng, trong sáng tác nhà văn có quan niệm viết về cái tốt đẹp, khẳng định cái thiện trong cuộc sống, bày tỏ mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, bình yên trong xã hội, một cuộc sống tốt đẹp mang tính không tưởng. Truyện của Tô Hoài ở giai đoạn này in đậm cảm quan nghệ thuật và giọng điệu riêng của ông – một cây bút sung sức đứng bên Nam Cao, làm nên dấu ấn đặc trưng cho trào lưu văn học hiện thực Việt Nam những năm tiền Cách mạng. Tô Hoài còn tâm sự: “Chưa bao giờ tôi bắt chước theo truyện của Khái Hưng, mặc dầu tôi thích đọc những truyện ấy. Bởi lẽ giản dị: viết truyện viển vông giang hồ kỳ hiệp, ai cũng có thể tưởng tượng, nhưng viết cái giống thật thì nhân vật trong truyện của các ông nhà giàu con quan có đồn điền như thế, tôi không viết những kiểu người ấy, không bắt chước được” [11, tr 218]. Lời thổ lộ chân tình ấy của Tô Hoài đã bộc lộ rất rõ quan niệm của ông về văn chương. Tô Hoài không thi vị hoá đời sống, không viết về những đôi lứa “lá ngọc cành vàng”. Tô Hoài chỉ viết những điều mà ông nhìn thấy ở quanh mình, ở chính mình: “Đời sống xã hội quanh tôi, tư tưởng và hoàn cảnh của chính tôi đã vào cả những sáng tác của tôi, ý nghĩ tự nhiên của tôi bấy giờ là viết những sự thực xảy ra trong nhà, trong làng quanh mình” [14, tr 219]. Tô Hoài sống gần gũi quen thuộc với những người bình dân, những con người lam lũ, nghèo khổ, nhếch nhác. Nhà văn từng bộc bạch: “Đời không 9 suông nhạt của mảnh cổ tích nhăng cuội, ở những chuyện trai gái thông thường đem bôi nhèm trên giấy. Tôi có thể viết vô vàn truyện mơ mộng hoa lá. Mà tôi viết không được. Xưa nay, tôi chỉ quen với những gì vụn vặt, nhem nhọ” [14, tr 118]. Trước cuộc sống hiện thực muôn màu muôn vẻ, nhà văn đặc biệt quan tâm và có niềm say mê mãnh liệt với con người và cuộc sống đời thường - đó là cuộc sống sinh hoạt, quan hệ thế sự, là những sinh hoạt phong tục, tập quán trong cuộc sống bình thường của lớp người lao động bình dân và lớp dân nghèo thành thị. Trước 1945, trong sách Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, Tô Hoài được xếp vào nhóm các tác gia tả chân. Là người đỡ đầu cho Tô Hoài vào nghề văn, Vũ Ngọc Phan nhận thấy rõ những đặc sắc, những điểm mạnh - yếu trong văn Tô Hoài. Ông cho thấy cùng với năng lực miêu tả thế giới loài vật, Tô Hoài còn là “nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê”. Nhà phê bình cũng đã sớm phát hiện giọng điệu “trào lộng và khinh bạc” ở Tô Hoài. Nhìn chung với 70 năm viết, dẫu trong sôi nổi hoặc trầm lắng của dư luận, Tô Hoài vẫn luôn là người cùng thời và cùng đồng hành với bạn đọc. 1.1.2. Quan điểm của Tô Hoài về nghệ thuật Trong Sổ tay viết truyện ngắn, Tô Hoài đã từng bày tỏ niềm say mê của mình với truyện ngắn: “Tôi thích truyện ngắn, bao giờ cũng tìm đọc truyện ngắn bởi nó là thể loại có tính chiến đấu mạnh mẽ” vì tôi quan niệm truyện ngắn là “cưa lấy một khúc đời sống” nhưng không thể vì ngắn gọn mà làm mất đi “chất khoẻ khoắn của đời sống” [13, tr 8]. Ông đã hiểu được hiểu được tính hiệu quả của truyện ngắn. Theo nhà văn, với truyện ngắn, người viết phải biết tận dụng từng chữ, lo săn sóc từng chữ. Truyện ngắn là nơi nhà văn có thể thử tìm phong cách cho mình. Tô Hoài đã từng trăn trở về “truyện ngắn hay nhất, làm thế nào để viết ngắn rút ngắn, rút ngắn nữa. Cho chặt, cho chắc, cho tinh tế” [12, tr 100]. Và tác phẩm ấy phải chứa đựng những suy nghĩ của người viết về cuộc đời: “Cái truyện ngắn hay nhất bao giờ cũng là truyện sẽ viết. Người viết thấy ra cái khó ấy, cái đau khổ ấy, niềm hy vọng không cùng ấy trong lúc cầm bút” [12, tr 101]. Như với các thể loại khác, Tô Hoài khẳng định người viết truyện ngắn cũng phải để 10 lại cho bạn đọc một dư âm nào đó trong lòng, tránh lối viết nhạt nhẽo: “Chúng mình làm nghề viết, thành nghề viết rồi, có thể viết cái gì viết cũng có thể được in, ít nhất thì cũng tàm tạm sạch nước cản. Nhưng, anh cứ tưởng tượng xem, một sáng tác ra đời, bạn đọc xong rồi, dư luận im lặng. Nghe như hòn gạch ném xuống giếng, sau tiếng rơi bõm vào lòng giếng, là cái im lặng mênh mông. Đối với người cầm bút không có gì ghê rợn hơn, thất vọng hơn gặp phải cảnh như thế” [14, tr 65]. Quan niệm của Tô Hoài cũng giống với các nhà viết truyện ngắn khác. Song Tô Hoài nhấn mạnh hơn yếu tố ngắn gọn. Đồng thời, ông khẳng định một tác phẩm truyện ngắn có giá trị phải phản ánh hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo, hoài bão của nhà văn. Như vậy, theo nhà văn Tô Hoài truyện ngắn trước hết phải súc tích. Người viết không được kể dài dòng. Các chi tiết hết sức tinh lọc, gây ám ảnh với người đọc, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ và những liên tưởng. Dung lượng và cốt truyện tập trung một vài biến cố, trong một khoảng thời gian nhất định. Nhân vật thường đựơc làm sáng tỏ thể hiện một trạng thái tâm thế con người thời đại. Chi tiết đóng vai trò quan trọng mang tính biểu tượng. Truyện ngắn của ông có khả năng miêu tả sinh động cuộc sống và những vui buồn và khát vọng của con người. 1.2. Nhân vật và các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945 1.2.1. Cách hiểu về nhân vật Có thể nói rằng, nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm, là con đẻ tinh thần của nhà văn. Thông qua thế giới hình tượng trong tác phẩm, nhà văn bộc lộ cảm quan của mình trước cuộc sống, gửi gắm vào nhân vật những tư tưởng mơ ước khát vọng hay những tâm sự thầm kín của mình. Nhân vật cũng là nơi để nhà văn thể hiện quan điểm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của chính bản thân mình về con người. Bản thân Tô Hoài cũng cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất, tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [10, tr 45]. Mỗi một nhà văn tuỳ theo cảm quan hiện thực đời sống, tuỳ theo quan niệm của mình mà có những kiểu nhân vật riêng. 11 Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng...), có thể là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia...) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao...). Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỷ, đồ vật...nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của con người. Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi, Ca-cao là nhân vật chính trong Ðất dữ của G.Amađô, chiếc quan tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan... Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài: Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật. Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của con người trong tác phẩm văn học. Nhìn chung, nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng... Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Có nhiều khái niệm về nhân vật, tuy nhiên chúng tôi thấy khái niệm: “Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có đôi khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang 12 đường được gắn cho những đặc điểm giống với con người” [49, tr 249] khá phù hợp với đặc điểm nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài. 1.2.2. Phân loại nhân vật Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả..., có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Ðể nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau. - Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật. Từ góc độ này, có thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống...có thể được coi là nhân vật lí tưởng. Ở đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng hóa. Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án. Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong thần thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích, các truyện thơ Nôm, các nhân vật thường được xây dựng thành 2 tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt. Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường tập trung những đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại. Trong văn học hiện đại, nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính diện, đâu là nhân vật phản diện. Việc miêu tả này phù hợp với quan niệm cho rằng hiện thực nói chung và con người nói riêng không phải chỉ mang một phẩm chất thẩm mĩ mà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp chứ không đơn điệu...Những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nở, Tám Bính, Năm 13 Sài Gòn...là những nhân vật có bản chất tốt nhưng đó không phải là phẩm chất duy nhất của nhân vật. Bakhtin cho rằng: cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc. Chính vì vậy, ở đây, sự phân biệt chính diện, phản diện chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi đặt nhân vật vào loại nào để nghiên cứu, cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó đồng thời phải chú ý đến các khuynh hướng, phẩm chất thẩm mĩ khác nữa. Trong giai đoạn trước, những nhân vật như Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh cũng được Nguyễn Du miêu tả ở nhiều góc độ, với nhiều phẩm chất khác nhau chứ không phải chỉ có một phẩm chất chính diện hoặc phản diện. - Xét từ tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm. Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ. Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm. Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Ví dụ: Ðông Kísốt của Cervantes, Anna Karênina của L. Tônxtôi, A.Q chính truyện của Lỗ Tấn, Truyện Kiều của Nguyễn Du... Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những nhân vật còn lại đều là những nhân vật phụ ở các cấp độ khác nhau. Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không được làm mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất