Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nghệ thuật trong cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nguyễn nhật ánh....

Tài liệu Thế giới nghệ thuật trong cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nguyễn nhật ánh.

.PDF
58
9
95

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN ---------- NGUYỄN THỊ OANH Thế giới nghệ thuật trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nói đến văn học dành cho thiếu nhi ta không thể không nhắc đến những cái tên quen thuộc như Tô Hoài, Võ Quảng, Trần Đăng Khoa… Bên cạnh đó còn có những cây bút trẻ như Phùng Ngọc Hùng, Trần Thiên Hương, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Nhật Ánh. Trong số những tác giả kể trên, Nguyễn Nhật Ánh nổi lên như một hiện tượng với số lượng tác phẩm và số lần xuất bản kỉ lục. Ông thành công trên rất nhiều lĩnh vực như nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ nhưng có lẽ ông được biết đến nhiều nhất ở vai trò nhà văn. Nguyễn Nhật Ánh được bình chọn là tác giả tiêu biểu nhất của văn học thiếu nhi Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là cuốn sách khá đặc biệt của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Với tác phẩm này, ông đã khẳng định sự chuyên nghiệp 2 trong phong cách viết và trong “độ rung” về cảm xúc. Câu chuyện hồn nhiên tinh nghịch của bốn cô cậu bé đã mang lại cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhiều giải thưởng: Tác phẩm bán chạy nhất tại hội sách Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008, cuốn sách hay nhất năm 2008 (theo bình chọn của bạn đọc báo Người lao động), giải vàng sách hay của Hội xuất bản Việt Nam, giải thưởng Hội nhà văn 2009, giải thưởng văn học Asean 2010. Ngoài ra, tác phẩm còn được dịch ra tiếng nước ngoài như tiếng Thái, tiếng Nhật. Đến với tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, ta bắt gặp thế giới trẻ thơ vô cùng hồn nhiên, đáng yêu. Những trò chơi tinh nghịch, những nghĩ suy ngộ nghĩnh giàu tưởng tượng là đặc trưng của tuổi thơ. Đọc tác phẩm ta như lạc vào thế giới của sự hồn nhiên mà cũng không ít suy tư, trăn trở. Cách kể chuyện hấp dẫn, giọng điệu dí dỏm, ngôn ngữ sống động… là những nét đặc sắc nghệ thuật tạo nên sự cuốn hút cho tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Chọn đề tài: “Thế giới nghệ thuật trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh” giúp chúng tôi tìm hiểu sâu hơn nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật viết truyện của Nguyễn Nhật Ánh, từ đó khẳng định thêm những đóng góp của ông cho nền văn học đương đại Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ mang lại cho người đọc tiếng cười trong trẻo mà còn ẩn chứa ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Nhiều bạn đọc đã coi Nguyễn Nhật Ánh là người thầy của mình và những tác phẩm của ông như những cuốn sách giáo khoa. Tuy là nhà văn có khá nhiều độc giả yêu mến và số lượng tác phẩm được xuất bản nhiều nhưng đến nay có không nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Những bài viết về Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu chỉ ở dưới dạng những bài giới thiệu, phỏng vấn nhỏ trên các báo, trang web, đài phát thanh, truyền hình. Nhìn chung các bài viết này đã thể hiện sự phong phú khi đánh giá những sáng tác 3 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dưới nhiều góc độ. Tiêu biểu có những bài viết của các tác giả sau: Tác giả Vân Thanh với bài viết “Nguyễn Nhật Ánh - nhà văn thân quý của tuổi thơ” cho ta cái nhìn khái quát về những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh cả về nội dung và nghệ thuật. Cũng ở đó, Vân Thanh đã đưa ra nhận xét “Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có khả năng đi vào lòng người bởi tình cảm nồng hậu của tác giả đối với các lứa tuổi trẻ thơ mà anh luôn yêu quý và tôn trọng” [25, tr.20] Tác giả Vũ Ân Thy trong bài viết Nhà Văn Nguyễn Nhật Ánh – “Tôi viết như cậu học trò” đã giải thích tại sao tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được bạn đọc đón nhận rất nồng nhiệt: “Có lẽ do tâm hồn của tôi gần gũi với tâm hồn của các em nên những gì tôi viết ra, các em cảm thấy như chuyện của chính mình” [26]. Tác giả cũng cho rằng: “Nguyễn Nhật Ánh không chỉ trở thành lá chắn cho tâm hồn học trò, anh còn mang lại cho vă n học thanh thiếu niên một sinh khí mới, lãng mạn, dí dỏm, nghịch ngợm và lành mạnh” [26] Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân trong bài viết “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (Đọc văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh)” nhận xét về đề tài, ngôn ngữ, cách viết, giá trị các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh:“Trong tiểu thuyết của anh, không gian không rộng lắm, thời gian không dài lắm, những câu chuyện cũng chẳng có gì là ly kỳ để kích thích trí tò mò chuộng lạ của độc giả trẻ tuổi như các loại truyện cổ tích, truyện phiêu lưu, viễn tưởng, thế mà trẻ thơ vẫn “say anh như điếu đổ” [28, tr 22] Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương đưa ra nhận xét về nhân vật “tôi” trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, đồng thời khẳng định thành công của Nguyễn Nhật Ánh khi viết tác phẩm này: “Mỗi nhà văn khi sáng tác đều có sẵn một tín niệm nghệ thuật. Viết cho trẻ con hay viết về trẻ con thì 4 đều cần phải dùng quan năng của trẻ em để sáng tạo. Và Nguyễn Nhật Ánh đã có được cái ân sủng trời cho ấy khi viết về trẻ thơ. Ông đã tạo nên một kiểu nhân vật “tôi” đứa trẻ - người lớn trong truyện “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” không giả dối, không đóng vai, không “cưa sừng làm nghé” mà chân thực, sống động để mỗi đứa trẻ khi đọc cuốn sách đều thấy chính mình ở đó và mỗi người lớn khi lật giở từng trang viết đều thấy nhớ về đứa trẻ đã sống trong mình” [18] Như vậy qua các ý kiến nhận xét, đánh giá về các sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ ta thấy rằng Nguyễn Nhật Ánh và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được đón nhận, đánh giá một cách nồng nhiệt. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở những nhận định, đánh giá mang tính chất khái quát, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về thế giới nghệ thuật truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Chính vì thế, trong khóa luận này chúng tôi đi vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, thông qua đó góp phần hiểu rõ hơn về những đóng góp của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh đối với sự vận động của văn học thiếu nhi hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thế giới nghệ thuật trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được thể hiện: cảm hứng nghệ thuật, không - thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu. - Phạm vi khảo sát: trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008) 4. Giới thuyết thuật ngữ - Thế giới nghệ thuật: “khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới 5 riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng” [11, tr.302]. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu các đặc điểm nội dung và hình thức trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ từ đó rút ra những nhận định khái quát về tác phẩm. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phục vụ có hiệu quả cho việc tìm ra những nét mới mẻ, khác biệt trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cả về nội dung và nghệ thuật. - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Xem xét yếu tố tạo nên cấu trúc tác phẩm, tìm ra nguyên tắc chi phối sự hình thành của chúng. 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận của chúng tôi được chia làm 3 chương. Chương 1. Cảm hứng nghệ thuật trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Chương 2. Không gian, thời gian nghệ thuật trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ 6 NỘI DUNG Chương 1 CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ 1.1. Cảm hứng về thế giới trẻ thơ 1.1.1. Trẻ em - thế giới tuổi thơ đầy sắc màu Ký ức bao giờ cũng khiến người ta xúc động, ký ức tuổi thơ càng dễ làm mọi người rung lên những xốn xang, thương nhớ. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là tấm vé mời đặc biệt mà nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gửi đến bạn đọc với mong muốn mọi người hãy luôn nhớ về tuổi thơ của mình để hiểu hơn và cảm thông hơn cho trẻ em. Tác phẩm được gợi cảm hứng từ tuổi thơ của chính nhà văn nên đã phản ánh thật tự nhiên, sâu sắc về một thế giới tuổi thơ hồn nhiên, tinh nghịch. Với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên một phong cách riêng biệt và mang lại cho người đọc những trải nghiệm mới, những hiểu biết mới về trẻ em. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là cuộc du hành đưa ngược ta về với quá khứ. Những mảnh ghép tuổi thơ mở ra bao lối về trong ký ức. Đó là những sắc màu tươi vui, những gam màu trầm buồn đong đầy tiếc nhớ trong ánh nhìn tinh nghịch của trẻ con và đan cài vào đó là cả cái suy tư của người đã trưởng thành. Nhân vật chính của câu chuyện là thằng cu Mùi khi tám tuổi và những người bạn thân của Mùi là thằng Hải cò, con Tủn, con Tí sún. Xoay quanh câu chuyện của bốn đứa trẻ là những nụ cười, những giọt nước mắt, những cảm giác lâng lâng khó tả, những lúc ngoan ngoãn hay những giờ phút “điên điên” nhất. Tất cả cho ta một cái nhìn chân thực về thế giới tuổi thơ không chỉ của riêng nhà văn mà còn của rất nhiều người. Với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nguyễn Nhật Ánh mang lại cho người đọc những điều bất ngờ, những tiếng cười tươi vui mà ẩn chứa trong đó 7 bao suy ngẫm. Sự tò mò của độc giả được nhà văn đánh động ngay từ những trang đầu của cuốn truyện. Tác phẩm được mở đầu bằng tiếng thở dài não nuột của cu Mùi “một ngày tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật buồn chán và tẻ nhạt” [1, tr.10]. Một “câu nói yếm thế” của cu cậu ở tuổi lên tám mà đậm chất suy tư. Cu Mùi triết lý: “tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám. Đó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có ý nghĩ rằng cuộc sống không có gì để mà chờ đợi nữa” [1, tr.11]. Người đọc hẳn phải bật cười bởi câu nói có phần ông cụ non của cu Mùi. Nó cho rằng cuộc sống này “thật là cũ kỹ”, tẻ nhạt, lặp lại như cái máy. Mở đầu cho câu chuyện là mảng suy tư dưới con mắt của trẻ thơ. Điều này xuất phát bởi cu Mùi chưa tìm ra được cho mình được sự đổi mới so với cuộc sống thường ngày. Nguyễn Nhật Ánh đã thông thuộc tâm lý trẻ em và ghi lại điều đó thật sinh động. Cu Mùi ghét những gì cứ lặp đi lặp lại buồn tẻ. Vẫn tiếng chim hót, vẫn tiếng dế, tiếng gà không đổi nhưng ngày ngày Mùi phải cột chặt vào cuộc sống ấy. Kể cả việc ăn uống, Mùi cũng không được làm theo ý mình “tôi chỉ khoái xực những món chẳng bổ béo gì như mì gói chẳng hạn” nhưng nó lại không được mẹ cho phép ăn mì gói. Việc ngủ trưa dường như cũng là một cực hình đối với cu Mùi, nó cảm thấy “tủi thân và sầu muộn” khi phải ngủ trưa: “tôi nằm cựa quậy bên cạnh ông trên chiếc đi-văng, thở dài thườn thượt khi nghĩ đến những quả đấm mà lũ bạn nghịch ngợm đang vung lên ngoài kia” [1, tr.22]. Cu Mùi thích một cuộc sống bừa bộn với thói quen ngủ dậy muộn, vứt sách bừa bãi, tức là một cuộc sống không có người quản thúc, được tự do làm những điều mà mình thích. Đọc tới đó ta thấy được tâm sự của một đứa trẻ mong muốn được sống trong một thế giới đúng nghĩa của con trẻ. Song trẻ con vẫn chỉ là trẻ con, nỗi buồn chán của của cu Mùi trôi qua nhanh, thay vào đó là sắc màu rực hồng của những trò chơi thú vị “đá bóng, bắn bi nhưng thường xuyên nhất và hăng hái nhất là những trò rượt đuổi, 8 đánh nhau hay vật nhau xuống đất cho đến khi không còn đứa nào ra hình thù một học sinh ngoan nữa mới thôi” [1, tr.19]. Nếu nói tuổi thơ là một bức tranh lớn thì mỗi kỉ niệm là một mảnh màu tạo nên những sắc màu lung linh của tuổi thơ trong sáng. Có thể nói, ước mơ mà trẻ con mọi thời đại luôn khao khát là được làm mọi việc theo ý nghĩ của mình. Ở đây, cu Mùi cũng vậy, được thỏa sức làm điều mình muốn, cu Mùi hết sức vui sướng và mãn nguyện. Những việc mà nó muốn làm là những việc mà trẻ con đều muốn làm. “Rất nhiều đứa trẻ không đi đứng bình thường như thiên hạ mà thích nhảy chân sáo ngoài đường. Thậm chí nhiều đứa thích đi bằng mũi chân trên gờ tường cheo leo hơn là sải bước vững vàng trên mặt đất. Nhiều đứa trẻ khác đội nón cứ thích quay ngược lưỡi trai ra đằng sau. Nhiều đứa trẻ khác nữa thích dung bút để đọ gươm và xé giấy tập để xếp tàu thuyền hơn là dùng thứ này để viết lên thứ kia” [1, tr.105]. Những lúc “trở chứng” như thế là những giây phút trẻ em được tự do thoải mái nhất. Đối với trẻ em thì có gì thích hơn thế. Và trước hết, bộ tứ: Cu Mùi, thằng Hải cò, con Tí sún, con Tủn chơi trò vợ chồng. Đây là một trò chơi hết sức thú vị, hấp dẫn đối với cả bốn đứa trẻ. Tiêu chuẩn chọn “bạn đời” của cu Mùi đơn giản “chỉ vì nó thích tôi, tôi nói gì nó cũng nghe răm rắp”, mặc dù ngoại hình thì “Con Tí sún không đẹp đẽ gì, người đen nhẻm, tóc xoăn tít, suốt ngày chạy nhảy ngoài nắng, đã thế lại sún răng” [1, tr.31]. Sống trong trò chơi, chúng được thỏa sức làm những gì chúng nghĩ, được hò hét chống lại những gì mà người lớn đặt ra. Trò chơi sắm vai thú vị này đã mang lại cho chúng cảm giác vui sướng đến nỗi “tối hôm trước thằng Hải cò chắc thao thức suốt đêm chờ trời sáng. Sáng ra tôi thấy mắt nó đỏ kè. Nếu hôm đó không phải là ngày chủ nhật, có lẽ Hải cò sẽ bị sự nôn nóng đốt thành than trước khi cả bọn đi học về” [1, tr.37]. 9 Trò chơi tìm kho báu là một trong những cách mà bọn trẻ bày ra để xóa đi sự buồn chán đơn điệu hàng ngày. Khu vườn nhà Hải cò chính là địa điểm để bốn đứa trẻ tiến hành kế hoạch. Chúng háo hức làm việc và hy vọng sẽ chạm được vào kho báu. “Chúng tôi mỏi mòn chờ tiếng va của lưỡi cuốc vào nắp hòm gỗ hoặc một vật gì cưng cứng như vàng hay kim cương nhưng hoài công” [1, tr.145]. Cuộc tìm kiếm kho báu mang lại cho những nhân vật nhí cảm giác được phiêu lưu, hồi hộp. Tuy nhiên, nó cũng mang lại hậu quả là cả bốn đứa trẻ đều phải “mặt mày nhàu nhò như quần áo vừa lấy vô từ dây phơi” vì bị bố mẹ phạt do đã phá hỏng cả khu vườn nhà Hải cò. Cảm giác tươi vui, háo hức lúc đầu của bốn đứa trẻ đã chuyển sang thành sự “tang thương” “héo úa”. Thế là kết thúc một cuộc thám hiểm đáng nhớ. Trẻ em luôn có cái nhìn khác với cái nhìn của người lớn, cuộc sống của trẻ em dường như cũng sôi động hơn của người lớn. Đọc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ người đọc được thoát khỏi thế giới thực tại của bộn bề cuộc sống để trở lại với những miền kí ức của tuổi thơ. Ở đó ta bắt gặp chính bản thân mình với những niềm vui, nỗi buồn, những cảm giác khác nhau nhưng đậm chất ngây thơ và trong sáng. Tất cả tạo nên hình hài của một tuổi thơ rất sống động và rất tiêu biểu. 1.1.2. Trẻ em trong mối quan hệ với cuộc sống đa chiều Không chỉ là những trang viết tươi vui, hóm hỉnh, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ còn thể hiện tình cảm, sự quan tâm ân cần của mẹ dành cho cu Mùi. Mẹ là người sáng nào cũng phải “kêu khản cả giọng rồi lay người (…) cù vào lòng bàn chân ” thì cu Mùi mới chịu dậy. Quan tâm đến sức khỏe của cả gia đình dường như là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người mẹ “mẹ tôi luôn quan tâm đến sức khỏe và cụ thể hóa mối quan tâm của mình bằng cách bắt tôi (và cả gia đình) ăn những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng” [1, tr.13]. Song với một đứa trẻ như cu Mùi thì việc ăn những món ăn dinh dưỡng quả thật như tra 10 tấn “tôi vẫn buộc phải ăn dù là ăn trong miễn cưỡng và lười nhác, và đó là lý do mà mẹ tôi luôn than thở về tôi” [1, tr.14]. Không chỉ lo lắng về cách ăn uống của con, mẹ cu Mùi còn xót xa khi thấy con từ trường về với bộ dạng “khuỷu tay đã trầy xước, mắt đã bầm tím, chân đi cà nhắc và áo quần thì trông còn tệ hơn mớ giẻ lau nhà” [1, tr.19] vì chơi trò đánh nhau với bạn ở lớp. Mẹ quan tâm lo lắng cho cu Mùi “giọng thảng thốt, vừa nói vừa nắn nót cánh tay rớm máu” của nó. Và đúng với bản chất của tình mẫu tử, mẹ cu Mùi đã bao che, bênh vực cho nó trước sự trừng phạt của bố “ông ơi, con nó đã nát nhừ ra rồi” và ân cần chăm sóc nó bằng cách tắm và bôi lên người nó “đủ thứ thuốc xanh xanh đỏ đỏ”. Ngoài ra, mẹ cu Mùi còn có nhiệm vụ (có lẽ là rất vất vả) quan sát không cho nó chạy đi chơi đánh nhau. Chính vì thế mà cu Mùi chỉ được chơi những trò ẻo lả như nhảy lò cò hay bịt mắt bắt dê, đại khái là dành cho bọn con gái hay khóc nhè [1, tr.24]. Nhưng cu Mùi nghịch ngợm đâu chịu “đầu hàng” nhanh chóng, nó đã biết cách ỉ ôi để mẹ “thả” qua nhà hàng xóm chơi thỏa thích. Thật hạnh phúc đối với người mẹ khi thấy con mình lớn lên một cách bình thường như bao đứa trẻ khác. Bất cứ sự khác thường nào của con cái cũng khiến bố mẹ phải suy nghĩ. Biết tính con mình hay nghịch mà lười học, mẹ cu Mùi hết sức ngạc nhiên khi có một ngày nó trở nên ngoan ngoãn đến lạ thường. Cu Mùi muốn chứng tỏ rằng “muốn làm ba mẹ hài lòng là điều vô cùng đơn giản mà bất cứ đứa trẻ nào nếu muốn cũng đều làm được” [1, tr.121]. Nó đã chăm chỉ học tập “học như thể ngày mai tôi sẽ chết (...) học như điên, vùi đầu vào tập không cả ăn cả chơi, mặc kệ tiếng réo gọi tuyệt vọng của thằng Hải cò, con Tủn và con Tí sún không ngừng đập vào cửa sổ ” [1, tr.121]. Quyết tâm học tập của cu Mùi đã mang lại kết quả, nó thuộc bài vanh vách. Thấy con tiến bộ ngoài sức tưởng tượng, mẹ nó bỗng trở nên lo lắng “con có bị sao không con? Chắc con phải đi bác sĩ thôi” [1, tr.123]. 11 Người mẹ luôn luôn quan tâm đến con cái với tình yêu thương và sự dịu dàng còn những ông bố lại luôn tỏ ra nghiêm khắc. “Nếu những nguyên tắc đạo đức là bà mẹ thì những nguyên tắc luật pháp là ông bố: Một bên đưa ra những khuyên giải nhẹ nhàng, một bên suốt ngày hằm hè và đưa ra những răn đe” [1, tr.141]. Tất nhiên cả bố và mẹ đều rất thương con nhưng mỗi người lại có một cách thể hiện khác nhau. Khi thấy cu Mùi trở về nhà trong tình trạng không ra “hình thù của một học sinh ngoan” thì bố đã nói “rất gần với cách rồng phun lửa: Mày lại đánh nhau ở đâu rồi phải không?” [1, tr.19]. Và nếu như không được sự che chở của mẹ thì có lẽ cu Mùi đã phải chịu một trận đòn roi từ người bố nghiêm khắc. Bố còn là người trông chừng cu Mùi khi ngủ trưa khiến nó phải ngủ trưa trong “sầu muộn”. Điều khiến cu Mùi sợ bố nhất có lẽ vì bố luôn là người kiểm tra bài vở của nó trước khi đi ngủ “Ông không bao giờ lùi bước trước những giọt nước mắt của tôi, dù lúc đó trông tôi rất giống một kẻ sầu đời đến mức chỉ cách cái chết có một bước chân” [1, tr.25]. Bố rất kiên trì khi kiểm tra bài cu Mùi, ông “sẵn sàng chờ đợi tôi cho dù ông buộc phải đọc đến mẩu rao vặt cuối cùng khi không còn gì mà đọc nữa” [1, tr.26]. Và bố cũng thực sự ngạc nhiên khi cậu con trai ham chơi của mình lại có thể “trả bài vanh vách” cho ông nghe “ba tôi dụi mắt năm sáu cái liền, nức nở khen, nếu không kiềm chế được có lẽ ông đã ôm chầm lấy tôi và nhấc bổng tôi lên”. Người đàn ông dù mạnh mẽ thế nào cũng không khỏi“rơm rớm nước mắt” vui sướng khi con cái mình tiến bộ. Thật hạnh phúc biết bao khi trẻ em luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ mặc dù mỗi người có một sự thể hiện khác nhau. Đặt trẻ em trong mối quan hệ giữa bố và mẹ, Nguyễn Nhật Ánh muốn thể hiện tình yêu thương của bố mẹ dành cho con cái. Sống trong tình yêu và sự quan tâm ân cần ấy, chắc chắn trẻ em sẽ lớn lên trong những điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, người đọc cũng rút ra được bài học cho bản thân mình: người 12 lớn cần quan tâm đến trẻ em nhưng phải quan tâm cho đúng cách. Họ cần lắng nghe những điều trẻ em mong muốn, từ đó có cách giáo dục phù hợp, tránh mang lại cảm giác bị áp đặt cho chúng. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã từng nói:“Trong tất cả các tác phẩm viết cho trẻ em của tôi, dù là truyện sinh hoạt hay truyện giả tưởng, tình bạn là một yếu tố quan trọng và luôn được đề cao (…) chính tình bạn mới giúp cho các nhân vật của tôi vượt qua khó khăn và nghịch cảnh”. Trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, các nhân vật mới tám tuổi nên tình bạn của các em chủ yếu xoay quanh các trò chơi. Những cuộc chơi vui vẻ, hấp dẫn, những lúc giận hờn vu vơ càng làm tình bạn của các em gắn lại gần nhau hơn. Bốn nhân vật đáng yêu trong câu chuyện như là bốn anh em “có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu”. “Chúng tôi chia sẻ với nhau từ niềm vui nhỏ đến nỗi buồn lớn lao trong cuộc sống, từ lằn roi ba mẹ thường quất vô mông cho đến kho báu vô giá sắp tìm được” [1, tr.144]. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ còn đưa ra cách nhìn giữa thế giới trẻ con và thế giới người lớn. Với cặp mắt hồn nhiên, trẻ em có cách nhìn nhận ngây thơ và trong sáng hơn nhiều so với người lớn. Cách suy nghĩ của một người khi nhỏ và khi lớn lên cũng có sự khác nhau: “thằng Hải cò hồn nhiên phóng khoáng bao nhiêu thì ông giám đốc Hải cò tính toán và cố chấp bấy nhiêu . Thằng Hải cò sẵn sàng làm gì nó muốn trong khi ông giám đốc Hải cò chỉ muốn làm những gì người khác muốn” [1, tr.91]. Nhưng có một đặc điểm trẻ con và người lớn đều giống nhau đó là thích thay đổi và làm mới mình “sự thay đổi của hoàn cảnh dẫn đến sự thay đổi của cảm xúc” [1, tr.101]. Trẻ con thích thay đổi những điều đã đi vào quy phạm đối với chúng để mong sao tìm đươc niềm vui và sự thú vị. Cùng mong muốn làm mới mình nhưng trong quan hệ giữa người lớn và trẻ con “thì người lớn cho phép mình làm những gì mình thích, kể là những ý thích rất là vớ vẩn và cấm trẻ con làm tất cả những 13 gì họ không thích và sự cẩm cản của họ nhiều khi cũng vớ vẩn nốt” [1, tr.102]. Qua thế giới nghệ thuật Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, bạn đọc nhận ra rằng giữa người lớn và trẻ con có sự khác nhau căn bản là trẻ em không tiếp nhận thế giới dưới khía cạnh sử dụng, ngược lại người lớn luôn luôn nhìn sự vật dưới góc độ chức năng. Nếu người lớn định nghĩa: áo để mặc, ghế để ngồi, răng để nhai, lưỡi để nếm… thì trẻ con lại cho sự vật bình thường những chức năng khác mới mẻ hơn bằng sự trợ giúp của trí tưởng tượng phong phú. Đối với con Tí sún, cái gối không còn để gối đầu mà đã trở thành con búp bê hay khóc nhè. Đối với Hải cò, cây chổi không phải để quét nhà mà có thể trở thành thứ phá nát cửa kính nhà hàng xóm hay phương tiện để cưỡi lên, bay đi như phù thủy... Hải cò và cu Mùi còn cho rằng “áo không chỉ dùng để mặc mà còn là thứ để nắm lấy khi tụi nó trìu níu để vật nhau xuống đất” . Trẻ con tin trên đời này có kho báu thực bao gồm vàng và kim cương thì người lớn lại định nghĩa kho báu chính là tri thức vô giá, là chìa khóa mở ra cuộc sống. Về tâm lý, Nguyễn Nhật Ánh phân tích và cho rằng “người lớn luôn cho rằng mình đứng về phía chân lý, nếu xảy ra một sai lầm nào đó thì phần lỗi đương nhiên thuộc về trẻ con” [1, tr.157]. Đối với vấn đề tiền bạc, nhà văn cũng chỉ ra được sự khác biệt giữa người lớn và trẻ con: kiếm được tiền mà không phải ngửa tay xin bố mẹ là ước muốn của mọi đứa trẻ trên đời còn người lớn lại thích xin xỏ. Mặc dù thừa tiền nhưng người lớn thích kì kèo xin bằng được tấm vé mời kèm theo cái mặt khó chịu của người cho. Đưa ra cái nhìn cuộc sống trong sự đối sánh giữa người lớn và trẻ con, Nguyễn Nhật Ánh muốn gửi thông điệp đến người đọc: Người lớn cần có cái nhìn đúng đắn hơn đối với trẻ em, phải luôn lắng nghe để thấu hiểu được các em đang suy nghĩ và mong muốn điều gì “người lớn cần phải biết rằng trẻ con cũng thường xuyên phán xét họ nghiêm khắc không kém gì họ phán xét 14 chúng. Điều đó sẽ giúp cho người lớn chú ý hơn đến cách sống của mình ” [1, tr.208]. Như vậy Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã ghi lại một cách chân thực và sinh động cuộc sống của một cậu bé tám tuổi. Ở đó, cu Mùi nhận được sự quan tâm tận tình của cha, mẹ, sự chia sẻ của bạn bè. Tất cả như những hạt bụi kim cương của thời gian mà Nguyễn Nhật Ánh đã gom lại để viết nên tác phẩm này. 1.1.3. Trẻ em – “nhà cách mạng bé con” Trẻ em luôn luôn khao khát có một thế giới riêng, thế giới mà ở đó chúng được làm những gì chúng thích. Do đó mong muốn tạo ra một thế giới theo ý thích của mình luôn bùng cháy trong đầu bọn trẻ. Cuộc sống thực của chúng càng bị gò bó, cấm kị bao nhiêu thì khát khao được tự do lại càng mãnh liệt bấy nhiêu. Chán ngán với cuộc sống cũ kỹ buồn tẻ, cu Mùi, Hải cò, con Tủn, con Tí sún đã tìm ra được lối thoát cho mình. Và chúng đã “nổi loạn” với phương tiện là trí tưởng tượng phong phú của con trẻ. Những hành động ngộ nghĩnh của trẻ em đã tạo cảm hứng cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh viết nên cuộc cách mạng lớn lao của các em. Sự mong muốn thay đổi đầu tiên mà cu Mùi và các bạn ra sức làm đó là “cải cách bố mẹ”. Nếu như bố mẹ ở ngoài đời luôn luôn bắt trẻ con phải tuân theo những quy phạm, phải ăn, học đúng giờ, không được đánh nhau, không được xé vở thì bố mẹ trong mơ của chúng phải dạy con rằng: “Không học bài làm bài gì hết! Con ngoan là phải chạy nhảy, trèo cây, tắm sông, đánh lộn!” [1, tr.33]; “Đánh nhau mà không rách áo, trầy chân, bầm mặt mà cũng gọi là đánh nhau hả?” [11, tr.35], rằng hai lần bốn là mấy cũng được nhưng không phải là tám như bảng cửu chương. Cuộc sống cứ thế theo chúng mới là “đáng sống làm sao!”. Trò chơi sắm vai này khiến em nào cũng háo hức, thú vị. Bởi chỉ có trong những tình huống giả định ấy chúng mới được thỏa sức sống với 15 những ước mơ luôn thường trực, ngày nào cũng phải làm những việc chúng chẳng thích là dậy sớm, ăn sáng, đi học, ngủ trưa, học bài,… thì cuộc sống sẽ buồn tẻ vô cùng. Với bất kỳ đứa trẻ nào thì khác đi một tí, dẫu chỉ là trong tưởng tượng thôi cũng đã rất thú vị rồi. Lũ trẻ không thay đổi được quy luật thì chúng bày ra cách chơi trò thay đổi thực tế. Vậy đó, chúng có một cơ chế tự nhiên để tồn tại. Đó là khả năng sáng tạo và tưởng tượng, nổi loạn và “làm cách mạng” để tạo ra giá trị riêng. Nhưng đóng vai là đóng vai còn thực tế thì vẫn là thực tế, trẻ con thì không thể tách mình ra khỏi vai diễn như người lớn. Thằng cu Mùi lẫn thằng Hải cò, con Tí sún và con Tủn đều thất bại cay đắng khi va phải hiện thực: “Tôi tập tành làm nhà cách mạng bé con, chán nản khi không thay đổi được thế giới, đã thế còn làm vạ lây cho người khác”[1, tr.44]. Thất bại trong cuộc cách mạng đầu tiên, bốn đứa trẻ phải quay lại với cuộc sống đơn điệu hàng ngày. Tuy nhiên, với tính hiếu động và trí tưởng tượng diệu kì, cu Mùi đã nghĩ ra lối thoát cho cả bọn. Nó đã nghĩ ra trò chơi đặt tên cho thế giới:“kể từ hôm nay, tụi mình không gọi con gà là con gà, con chim là con chim, cuốn tập là cuốn tập, cây viết là cây viết nữa” [1, tr.49]. Cái trò chơi lạ thường này xuất phát từ ý định muốn khẳng định bản thân “cần phải chứng tỏ tụi mình có giá trị riêng” [1, tr.53] và “mục đích hết sức tốt đẹp là làm cho thế giới mới mẻ, tinh khôi như được sinh ra lần nữa” [1, tr.55]. Và lũ trẻ thi nhau thả hồn vào trò chơi mặc cho sức tưởng tượng bay bổng. Vậy là thế giới đã được bốn đứa trẻ biến đổi thật kì thú: con chó thành cái bàn ủi, cái miệng thành cánh tay, đi ngủ thành đi chợ, chiếc cặp thành cái giếng, thằng cu Mùi là thầy hiệu trưởng, thằng Hải cò là cảnh sát trưởng, con Tủn là tiếp viên hàng không, con Tí sún là nàng Bạch Tuyết… Những ngày tháng được chơi trò chơi này khiến bọn trẻ vô cùng thích thú. Chúng đã xây dựng được một thế giới bí hiểm mà ở đó chỉ có chúng mới hiểu được những ki hiệu ngôn ngữ của chúng. Nhưng cái thế giới ấy chỉ tồn tại trong một thời 16 gian ngắn bởi ở trần gian này mọi thứ đã đâu vào đấy, đã được gắn với chức năng thực dụng: “ly dùng để uống nước, chai dùng để chứa nước, chén là để ăn cơm, thau là để đựng rau, đựng thịt cá” [1, tr.104]. Dẫu sao thì bọn trẻ cũng đã thực sự được sống giữa cái thế giới được đặt tên lại mặc dù điều này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Tự khẳng định bản thân, quyết không làm theo những gì máy móc, tẻ nhạt là tính cách của cu Mùi. “Tôi không phải là trái đất. Tôi là thằng cu Mùi. Thằng cu Mùi không lái được trái đất theo ý mình nhưng có thể bắt cuộc sống của nó đi theo cái cách mà nó chợt nghĩ ra” [1, tr.98]. Không làm được việc lớn như cải cách bố mẹ hay đặt lại tên cho thế giới thì chúng làm những việc nhỏ như “khi khát nước, tôi không thèm rót nước vô ly nước. Tôi rót nước vô chai xá xị” [1, tr.98], hay thay vì ăn cơm trong chén, cu Mùi bèn đổ hết cơm và thức ăn vào thau, dẫu rằng “trông tôi ăn cơm trong thau rất giống con heo nhà tôi ăn cơm trong máng [1, tr.100]. Tuy nhiên, điều thích thú này của cu Mùi và Hải cò chẳng diễn ra được lâu, chúng phải trả lại cho mọi vật chức năng mà người lớn đã quy định cũng giống như đã buộc lòng phải trả lại tên cho thế giới mà chúng đã thay đổi. Bi kịch của trẻ con là thế. Điểm yếu của chúng là ở chỗ chúng chính là trẻ con. Trẻ con thì không thể sắp xếp lại trật tự xã hội. Ước mơ của con trẻ là được người lớn thấu hiểu nhưng thực tế thì chẳng bao giờ chúng được thỏa nguyện. Mong muốn của bọn trẻ chỉ có thể xảy ra trong giả định. Và bọn thằng cu Mùi, Hải cò, con Tí sún và con Tủn đã lập một phiên tòa vô tiền khoáng hậu: phiên tòa trẻ con xử người lớn để được nói hết, nói mọi thứ mà chúng ao ước người lớn sẽ nói và làm với chúng. Ở phiên tòa ấy “chúng tôi cảm thấy đã lấy lại được sự công bằng, đã xả được bao nhiêu là ấm ức, đã tưởng tượng ra được cảnh người lớn chân thành xin lỗi trẻ con về bao nhiêu là khuyết điểm mà nếu trẻ con không vạch ra thì người lớn không bao giờ nhận thấy. Hôm đó, chúng tôi như sống trong mơ – 17 một giấc mơ có lẽ mọi trẻ con trên trái đất đều ao ước” [1, tr.63]. Mọi đứa trẻ đều sẽ lớn lên với giấc mơ ấy, giấc mơ về một cặp kính vạn hoa xoay chuyển và biến đổi thế giới bằng con mắt tinh khôi nhất của mình. Như vậy, mong muốn thường trực của con trẻ là được làm mọi việc theo ý mình. Tuy nhiên, những việc làm của trẻ con rất khó được người lớn chấp nhận. Dù đã cải cách nhưng nhà cách mạng bé con của chúng ta vẫn không thể thay đổi được thế giới. Tất cả chỉ như những cuộc phiêu lưu mà chúng đặt ra để tự làm mới cuộc sống của chính mình. Qua đó ta thấy ước muốn được cảm thông và chia sẻ không chỉ của riêng thằng cu Mùi, Hải cò, con Tủn, con Tí sún mà còn của rất nhiều trẻ em trên thế giới. 1.2. Cảm hứng về thế giới học đường 1.2.1. Những buổi học “đặt tên cho thế giới” Với suy nghĩ như bao đứa trẻ cùng trang lứa, cu Mùi cho rằng tới lớp là được thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ. Tuy nhiên nó lại rơi vào sự giám sát cũng không kém phần gắt gao của thầy cô. Bởi thế, để được tự do nghịch phá trong lớp học, cu Mùi phải biết chọn vị trí thuận lợi để có thể “tha hồ tán gẫu, cãi cọ, cấu véo hay giở đủ trò nghịch ngợm mà không sợ bị cô giáo phát hiện” và “ít khi bị kêu lên bảng trả bài” [1, tr.17]. Cái vị trí đắc địa đó là ở bàn chót. Đối với lứa tuổi bé, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh hiểu rằng các em rất hiếu động, rất muốn vui chơi với bạn bè, chỉ có tới trường các em mới có điều kiện để gặp nhau nhiều hơn và thực hiện mong muốn ấy. Do đó tâm lý chung của các em là mong ngóng giờ ra chơi, cho nên ngày nào cũng như ngày nào, cu Mùi “vừa xì xầm trò chuyện vừa cựa quậy lung tung và mong ngóng tiếng chuông ra chơi chết đi được” [1, tr.18]. Phải chăng trong quan niệm của Nguyễn Nhật Ánh, ra chơi cũng là một giờ học lý thú của học sinh. Nó không chỉ là thời gian để các em thư giãn sau những buổi học căng thẳng mà còn là thời gian để các em tiếp xúc, giao lưu với bạn bè, từ đó bồi đắp cho các em 18 tình bạn thân thiết hơn. Đồng thời chơi cũng là tạo cho các em kĩ năng sống hoạt bát nhanh nhẹn hơn. Có lẽ đây là điều khiến trẻ em yêu quý Nguyễn Nhật Ánh bởi ông đã đưa ra cái nhìn đúng đắn, phù hợp với tâm lý của chúng. Với các nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh, việc học và chơi có thể bổ sung cho nhau, học mà chơi, chơi mà học. Ngồi trong lớp học, cu Mùi thấy chẳng khác nào bị “giam cầm”. Và cu Mùi chỉ là cu Mùi thật sự khi tiếng trống ra chơi vang lên. Các em đã tận dụng những khoảnh khắc hiếm hoi ấy vào việc đá bóng, bắn bi, nhưng thường xuyên nhất là những trò rượt đuổi đánh nhau hay vật nhau xuống đất. Ra về cũng được cu Mùi cho là một giờ - giờ ra về. Tuy nhiên giờ ra về không được cu Mùi đón đợi, mong ngóng như giờ ra chơi mà thay vào đó là sự uể oải. Giờ ra về đánh dấu sự kết thúc của thời gian được tự do. Từ đó đến khi đi ngủ, cu Mùi lại phải trở lại làm một đứa con ngoan, không được nghịch phá. Với nó, đều đó thật tẻ nhạt biết bao. Vốn là một đứa bé mất tâp trung, kể cả khi ngồi học ở nhà hoặc trên lớp, cu Mùi cũng dễ “bị lãng đi bởi một chuyện gì đó, bất cứ là chuyện gì”. Trí tưởng tượng phong phú khiến cu Mùi gặp không ít rắc rối. Khi học chữ O, cu Mùi liên tưởng tới cái mũ của chú Nhiên, chữ Ơ lại khiến nó liên tưởng đến chòm râu của ông ngoại con Tí sún. Rồi cu Mùi lại nghĩ lung tung, liên tưởng đủ mọi chuyện, đến khi cô giáo hỏi đây là chữ gì thì nó lại không trả lời được. Một lần nữa chúng ta lại phải khẳng định rằng Nguyễn Nhật Ánh là người cực kì am hiểu tâm lý trẻ em, bởi ở lứa tuổi của cu Mùi, trí tưởng tượng luôn luôn được đánh thức. Do đó, chỉ cần xuất hiện một điều mới lạ, các em cũng có thể liên tưởng đến những gì đã được biết. Tò mò, ham học hỏi và hay liên tưởng là đặc điểm chung của trẻ em. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đưa ra một trường hợp cụ thể để khắc họa sinh động hình ảnh của những cô cậu bé hồn nhiên và hiếu động. “Căn bệnh” hay liên tưởng của cu Mùi có phần giống với Rimbaud – tác giả bài thơ Những nguyên âm. “Rimbaud cũng từng bị óc 19 tưởng tượng của mình cầm tù: A đen, E trắng, I đỏ, O xanh” [1, tr.119]. Chính vì thế mà cu Mùi sau này đã cho rằng Rimbaud là thi sĩ lớn nhất và gần gũi nhất trong mắt mình. Cu Mùi luôn luôn là đứa trẻ muốn thay đổi những điều cũ kĩ và thử sức với những điều mới mẻ. Trong việc học cũng vậy, học giỏi hơn dường như cũng là một phương thức nổi loạn của nó. Bằng quyết tâm của mình, cu Mùi đã sưu tầm được hết điểm mười này đến điểm mười khác và nó bỗng trở nên tỏa sáng trong mắt bố mẹ, thầy cô và nhất là“ngày ngày được bơi trong những tiếng trầm trồ của tụi bạn”. Thế là những ngày tới trường của cu Mùi không còn chỉ là những cuộc cấu véo, đánh nhau nữa mà còn có cả sự ngưỡng mộ của bạn bè. Cu Mùi đã bước lên đỉnh của sự vinh quang. Điều đó mang đến cho nó một trải nghiệm mới cũng thú vị như một cuộc phiêu lưu. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đem lại cho người đọc những giờ phút thú vị, những tiếng cười sảng khoái trước hành động và suy nghĩ non nớt của con trẻ. Đến với những buổi học của cu Mùi ta thấy được sự hiếu động và tâm lý chung của mọi đứa trẻ là ham chơi hơn ham học. Đối với chúng, mỗi buổi đến trường là một điều thật thú vị bởi chúng không chỉ được tiếp thu kiến thức mà còn có thể cùng nhau vui chơi, chia sẻ những vui buồn và khám phá bản thân mình. 1.2.2. Những suy tư “buồn ơi là sầu” Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là cái nhìn của tác giả - một người đã trưởng thành - về thời thơ ấu của chính mình, do đó tác phẩm thể hiện cái nhìn đan cài của người lớn và trẻ em. Độ lùi của thời gian dường như mang lại cho ta cái nhìn khách quan và công bằng hơn đối với trẻ em. Ở thế giới của sự hồn nhiên trong sáng, đôi khi các em được mặc sức suy nghĩ và hành động theo sở thích của mình. Những ý nghĩ của tuổi thơ đôi lúc đã trở thành những 20 suy tư ngộ nghĩnh. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ thể hiện cách nghĩ, cách nhìn của cả trẻ em và người lớn với cuộc đời. Nguyễn Nhật Ánh viết về đề tài trường lớp với một tấm lòng yêu thương và thông cảm sâu sắc với học sinh, vì thế, văn ông như đi guốc trong bụng học trò. Và Nguyễn Nhật Ánh đã đánh trúng vào tâm lý của các em “tôi chẳng thích được giờ nào cả, từ giờ toán, giờ tập viết đến giờ tập đọc, chính tả. Tôi chỉ thích mỗi giờ ra chơi” [1, tr.18]. Nếu như mọi người gọi những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường là “mài đũng quần trên ghế nhà trường” thì cu Mùi gọi thẳng là “bị giam cầm trong lớp học”. Có thể nói, Nguyễn Nhật Ánh đã hiểu rất rõ suy nghĩ của trẻ em từ đó phản ánh vào trong tác phẩm một cách hài hước, không gây khó chịu cho cả trẻ em và người lớn. Trước những suy tư ngộ nghĩnh đó, có ai lại không bật lên tiếng cười sảng khoái. Cái tài của Nguyễn Nhật Ánh là ông đã phản ánh được những suy tư của trẻ em dưới cái nhìn của trẻ em chứ không phải của người lớn, từ đó tránh được sự áp đặt. Theo bản thân cu Mùi thì “ra về có nghĩa là rời khỏi một nhà giam này đến một nhà giam khác, y như người ta chuyển trại cho tù nhân, có gì hay ho đâu” [1, tr.19]. Đối với cu Mùi ở tuổi lên tám thì cuộc sống này quả thật “buồn ơi là sầu” nếu như không có những trò chơi “điên điên” mà bọn trẻ tự nghĩ ra để làm mới cuộc sống của chính mình. Ngày cu Mùi chia tay con Tủn là lần đầu tiên cu Mùi biết buồn. Nói về nỗi buồn, cu Mùi đã đưa ra suy nghĩ của mình: “Đôi khi chúng ta cũng cần có nỗi buồn làm bạn, nhất là lúc cuộc sống bỗng dưng trống trải và cảm giác cô độc đang xâm chiếm ta từng phút một” [1, tr.175]. Lời lẽ có vẻ già dặn người lớn nhưng đó lại là tâm trạng rất thật của cu Mùi tám tuổi, hẳn là nó đang bị cảm giác cô đơn xâm chiếm. Nguyễn Nhật Ánh từng được gọi là “nhà văn nhìn đời bằng đôi mắt trẻ thơ”, dù viết về đề tài nào, ông cũng luôn có một cách viết mới mẻ, hấp dẫn,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất