Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nghệ thuật thơ anh thơ và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ anh thơ...

Tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ anh thơ và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ anh thơ .

.PDF
83
510
72

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................9 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................9 5. Đóng góp của luận văn: ..............................................................................10 6. Bố cục luận văn...........................................................................................10 Chương 1: Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ ............................................................................................11 1.1 Thế giới nghệ thuật thơ.............................................................................11 1.2 Cuộc đời và quan niệm nghệ thuật của Anh Thơ......................................14 1.3 Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ..........................................17 1.3.1 Cái tôi khát khao giao cảm, chan hòa với thiên nhiên cảnh vật........18 1.3.2 Cái tôi cá nhân gắn với sinh hoạt lao động đời thường.....................22 1.3.3 Cái tôi trữ tình công dân gắn với cuộc sống kháng chiến...................25 Chương 2: Hình tượng không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ............................................................................................32 2.1. Hình tượng không gian nghệ thuật...........................................................32 2.1.1. Không gian làng quê gắn với sinh hoạt đời thường và những sinh hoạt mang tính cộng đồng .......................................................................32 2.1.2 Không gian kháng chiến qua hình ảnh rừng núi chiến khu, vùng biển, vùng trời, cánh đồng, con đường....................................................36 2.2. Hình tượng thời gian nghệ thuật...............................................................42 2.2.1. Thời gian tuyến tính theo ngày, mùa................................................42 2.2.2 Thời gian hoài niệm và hướng về tương lai......................................49 Chương 3: Phương thức nghệ thuật thơ trong thơ Anh Thơ..........................54 2 3.1. Thể thơ 3.1.1 Thể thơ tám chữ................................................................................54 3.1.2 Thể thơ tự do....................................................................................59 3.1.3 Một số thể thơ khác..........................................................................63 3.2. Ngôn ngữ 3.2.1 Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần gũi với đời sống...........................68 3.2.2 Ngôn ngữ mang tính cộng đồng.......................................................70 3. 3. Giọng điệu .............................................................................................72 3.3.1 Giọng điệu êm đềm trầm buồn, nhẹ nhàng sâu lắng........................72 3.3.2 Giọng điệu nhanh, gấp gáp, vui tươi................................................75 KẾT LUẬN...................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................79 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi Anh Thơ xuất hiện trên thi đàn, Thơ mới đã ổn định với khá nhiều tên tuổi nổi tiếng, nhưng nữ sĩ cũng tìm cho mình được tiếng nói riêng, độc đáo. Trong khi một số nhà Thơ mới đang thoát li hiện thực, trốn vào men rượu, vào ái tình hay vào tháp ngà nghệ thuật, vào cái tôi cô đơn để gặm nhắm tâm tư…, Anh Thơ lại quay về với thiên nhiên thôn dã, cảnh vật bốn mùa, với các phong tục lễ hội ở miền Bắc qua bút pháp nghệ thuật đậm nét tả chân. Cùng với Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ…, nữ sĩ Anh Thơ làm giàu thêm bức tranh quê hương làng cảnh Việt Nam. Những bài thơ viết về nông thôn của nữ sĩ thực sự đóng góp độc đáo cho bức tranh quê xứ Bắc tươi tắn, chân chất, sinh động, hồn nhiên. Bên cạnh Bức tranh quê, Anh Thơ say đắm dẫn dắt người đọc vào một thế giới hiện thực đầy nóng bỏng về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc ta, với hình ảnh những xóm làng bị giặc tàn phá, với hình ảnh những chiến sĩ đầy quả cảm, đầy tinh thần lạc quan cách mạng, với hình ảnh chân thực về người phụ nữ trong kháng chiến… Với Anh Thơ, tinh thần dân tộc, nhà thơ và người chiến sĩ gắn bó với nhau như hình với bóng, đồng hành tạo nên một cốt cách nghệ thuật riêng, sinh động và đầy ắp hiện thực nóng bỏng. Có thể nói, từ khi xuất hiện, thơ Anh Thơ thực sự lôi cuốn sự quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu của không ít các thế hệ bạn đọc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu học tập thơ Anh Thơ vẫn còn khá ít ỏi, chưa xứng tầm với tên tuổi của một nhà thơ có vai trò to lớn lưu giữ hình ảnh bức tranh quê cùng những giá trị văn hoá cổ truyền của quê hương làng cảnh Việt Nam một cách chân thực đầy đủ, sinh động, hồn nhiên, tự nhiên…Do vậy, chọn đề tài nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, chúng tôi mong muốn góp phần xác định vị trí của một nhà thơ mới đậm chất điệu hồn quê chân chất, mộc mạc, giữa hiện thực đất nước đầy sôi nổi, nóng bỏng lúc bấy giờ. 4 Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ được nhìn nhận, nghiên cứu từ góc độ một chỉnh thể nghệ thuật với những quy luật vận động nội tại của nó, chứ không phải nhìn nhận trong sự riêng biệt tách rời giữa hình thức với nội dung, cũng không phải chỉ là một hiện tượng xã hội lịch sử đơn thuần… Tìm hiểu thế giới nghệ thuật chính là đi vào tìm hiểu cấu trúc lô gíc bên trong, sự kết hợp hài hoà biện chứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật; từ đó góp phần xác định đúng vai trò vị trí và những đóng góp cho thi ca dân tộc của nữ sĩ Anh Thơ. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Trước Cách mạng Tháng Tám - 1945 Ngay từ năm 1939, khi tập thơ Bức tranh quê ra đời và được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn, nữ sĩ Anh Thơ được các nhà lí luận phê bình, các nhà văn, nhà thơ chú ý, quan tâm. Chỉ chưa đầy một tháng, với thể thơ tám chữ viết về đề tài thiên nhiên, phong tục, sự ra đời tập thơ Bức tranh quê được giới văn nghệ sĩ cũng như bạn lúc bấy giờ đánh giá cao, quả là hiếm có. Lúc đầu phải kể tới những người công tác ở Tự lực văn đoàn như Nhất Linh, Thế Lữ… Nhất Linh cho rằng: “Bức tranh quê của cô Anh Thơ là một tập ba mươi bài thơ. Bài nào cũng mười hai câu. Tác giả đã tả cảnh thôn quê từ đầu năm cho đến tết. Mùa nọ sang mùa kia. Tác giả nhất định tả cảnh theo thời tiết. Nhất định dùng một thể thơ giống nhau. Tự đặt mình vào con đường khó khăn, hình như để cốt tỏ rõ sự tài tình và khéo léo của mình. Lối ấy làm cho tập thơ kém vẻ linh hoạt, thành ra nặng nề uể oải, từ đầu đến cuối cứ đều đều một giọng” [50; tr52]. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh cho rằng: “Anh Thơ từ lâu chuyên lối tả cảnh, mà lại tả những cảnh tầm thường: một phiên chợ, một đứa bé quét sân, một cụ bà ngồi bắt chấy. Thơ của người biệt hẳn ra một lối…”.[44, 192 ]. Thơ Anh Thơ “biệt hẳn một lối”, tức là nữ sĩ đã chọn cho mình lối đi riêng với chất liệu hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, những sự vật, sự việc diễn ra hàng ngày rất nhiều, quan trọng là ta biết nhìn nhận, quan sát từ những cái rất bình thường ấy để nói lên được cái cốt yếu của đời sống. Nữ sĩ Anh Thơ đã làm được điều ấy. Cái bình thường ấy lại phản ánh rất thật cái cốt lõi, cái hồn quê, duyên quê của 5 làng quê, đồng quê Việt Nam. Nhìn một góc độ khác, lý giải giọng điệu thơ Anh Thơ, trên tờ báo Thanh Nghị số 37 ra tháng 10 năm 1942, Lê Huy Vân lí giải: “Anh Thơ đã đổi giọng, lối văn xuôi làm cho nàng được giải thưởng không còn nữa, giọng văn có vẻ bác học hơn nhiều…’’. Như vậy, trong giai đoạn này, thơ Anh Thơ đã được một số bạn đọc và giới phê bình văn học quan tâm để ý đến. Nhưng phải đến giai đoạn sau, sự nhìn nhận về thơ Anh Thơ mới thực sự khách quan và sáng giá hơn. 2.2. Từ 1945 đến 1986 Ánh sáng cách mạng, lí tưởng Đảng Cộng sản thực sự soi sáng, lay động thức tỉnh, định hướng cho trái tim và trí tuệ văn nghệ sĩ. Họ quay về với những đề tài phục vụ nhân nhân, phục vụ kháng chiến, ca ngợi cuộc sống mới. Họ hăng hái lên đường tìm nguồn cảm hứng sáng tạo từ những vùng đất mới. Trong thời kì này, cũng như nhiều nhà văn khác, nữ sĩ Anh Thơ vừa hăng hái tham gia hoạt động cách mạng vừa sáng tác thơ văn để cổ vũ, phục vụ cách mạng. Chuyển từ đề tài thiên nhiên, phong tục trước 1945 sang đề tài phản ánh hiện thực cuộc sống – kháng chiến đầy nóng bỏng của dân tộc, Anh Thơ cho ra đời hàng loạt tác phẩm như: Kể chuyện Vũ Lăng ( 1957 ), Đảo ngọc (1963 ), Theo cánh chim câu (1965 )…Mỗi tác phẩm là một góc nhìn riêng về cuộc sống – kháng chiến, nó góp phần làm phong phú thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. Năm 1969, khi nhận định về một số nhà thơ mới trong bài Khuynh hướng thơ Việt hiện đại, tác giả Uyên Thao cho rằng: “Huy Thông bộc lộ tình cảm hùng mạnh của thanh niên trong những bài thơ đanh thép, Đoàn Văn Cừ, Nam Trân, Anh Thơ biểu hiện tình cảm êm đẹp trong những bài thơ tả cảnh mộc mạc…” [50; 118, 119 ]. Khác với vẻ đẹp trong thơ Huy Thông hùng tráng, mạnh mẽ; vẻ đẹp của thơ Anh Thơ toát ra từ bức tranh làng quê, đồng quê êm đềm, hồn hậu, chân chất, mộc mạc và hiện thực đời sống, kháng chiến nóng bỏng. Năm 1978, trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 5, Nguyễn Hoành Khung nhận xét về các thi sĩ đồng quê như Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ : “Những người này tìm đến một mối tình quê, những cảnh vật quen thuộc 6 của quê hương, và đã đem lại cho thơ mới một phong vị riêng…Với xu hướng đi về đồng quê, Thơ mới đã phần nào gợi được hình ảnh đất nước, quê hương thân thuộc, nên thơ… [24; tr105]. Bên cạnh những nhà thơ thể hiện cái tôi cá nhân thấm đẫm buồn đau cô đơn rất đặc trưng cho Thơ mới, Anh Thơ không chỉ say mê dẫn dắt độc giả chiêm ngưỡng một bức tranh quê với những phong tục, hội hè đình đám, với những sinh hoạt văn hóa dân gian đậm chất cổ truyền mà còn đem đến cho người đọc bức tranh hiện thực cuộc sống, lao động và chiến đấu đầy nóng bỏng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Năm 1982, trong cuộc hội thảo Văn chương Việt Nam giữa hai cuộc thế chiến tại trường Đại học Harvad (Hoa Kì), Hà Minh Đức khẳng định tình yêu quê hương đất nước trong Thơ mới, ở đó “Người ta có thể tìm thấy nhiều miền quê với những vẻ đẹp riêng. Một làng biển trong thơ Tế Hanh, miền quê Hà Tĩnh trong thơ Huy Cận; Nam Trân hay viết về xứ Huế; phong cảnh nên thơ ở đồng quê miền Bắc trong thơ Nguyễn Nhược Pháp, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử…”. Sau đó, bài viết của Hà Minh Đức được in trong cuốn Một thời đại thi ca – Về phong trào thơ mới 1932 - 1945 [15; 82,86]. Anh Thơ được mệnh danh là “nhà thơ đồng áng”[30, 1295 ], thơ Anh Thơ không chỉ là bức tranh quê thuần túy mà ẩn chứa trong bức tranh ấy rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Sự xuất hiện của Anh Thơ trên thi đàn làm cho nền thơ ca Việt Nam có phần phong phú hơn. 2.3. Từ 1986 đến nay Đại hội Đảng VI (Tháng 12 năm 1986 tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện sâu sắc, trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội…. Thơ mới được nhìn nhận lại một cách tích cực, toàn diện nhất. Thơ mới đã đem được linh hồn, sức sống của dân tộc, sắc màu thiên nhiên tươi tắn và bản sắc văn hoá vùng miền, đồng thời có sự cách tân mạnh mẽ về nghệ thuật, thi pháp, quan điểm thẩm mĩ. Trong thời kì này, có nhiều nhận định đánh giá về Anh Thơ, Văn Tâm cho rằng: “Khi bước chân lên thi đàn, Anh Thơ là người có trình độ học vấn nhà 7 trường thấp nhất trong làng Thơ mới: Lớp ba. Nhưng tác giả Bức tranh quê khiến nhiều người ngạc nhiên…Tập thơ này cũng thuộc về lối thơ của người có học. Phải là người có học mới có thể đưa vào thơ cái cảnh: “ Chó lè lưỡi ngồi thừ nhìn cũi đóng/ Lợn trói nằm hồng hộc thở căng dây”[44, 189]. Tác giả khẳng định những nỗ lực hiếm có và tài năng nghệ thuật của nữ sĩ Anh Thơ. Nhận định về các nhà thơ trong phong trào Thơ mới 1932 – 1945, Phan Cự Đệ cho rằng“ Nếu đem Thơ mới hồi ấy gạn đục khơi trong, thì đây đó người ta cũng bắt gặp một vài nét trong sáng gần gũi với dân tộc (Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ) một lòng yêu cuộc sống” [10; 50,51]. Cái nét trong sáng, hồn hậu ấy trong thơ Anh Thơ cũng được rất nhiều nhà phê bình nghiên cứu văn học khẳng định ngay từ tập Bức tranh quê – tập thơ đầu tay, hay những sáng tác sau đó của nữ sĩ như : Hương Xuân, Đảo ngọc, Hoa dứa trắng, Theo cánh chim câu. Gần như đồng quan điểm với Phan Cự Đệ, Đỗ Quốc Tuý lí giải “Sở dĩ các nhà Thơ mới: Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ có được cái nhìn đằm thắm tươi duyên, cái hồn hậu, phác thực của tâm hồn Việt Nam chính là họ chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá dân gian nói chung và của ca dao nói riêng..” [49; 63]. Và thơ Anh Thơ ảnh hưởng rất sâu đậm phong vị của ca dao, dân ca, văn hóa dân gian truyền thống. Mỗi người cảm nhận thơ Anh Thơ ở những góc độ khác nhau, tầm nhìn khác nhau, lại tìm thấy thơ Anh Thơ có những nét riêng biệt độc đáo. Đỗ Lai Thuý cho rằng : “…Người ta có thể nhìn thế giới bằng - mắt - thời gian…người ta có thể hình thành cái nhìn nghệ thuật riêng biệt qua mối xung đột giữa văn hoá nông thôn và văn hoá thành thị trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ…” [48; 21,22]. Cái nhìn của tác giả Đỗ Lai Thúy ở đây là nhìn thơ Anh Thơ trong tương quan so sánh giữa văn hóa nông thôn và văn hóa thị thành với nhiều mối quan hệ riêng - chung phức tạp. Trong cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến, khi nhận định về Anh Thơ, Nguyễn Tấn Long cho rằng: “ Thoạt đầu khi Anh Thơ vừa góp mặt vào làng thơ với những bài thơ ghi lại nếp sống đồng quê, tả những cảnh thiên nhiên, những 8 sinh hoạt thôn dã, thì có người chỉ trích cho rằng hướng này không hợp với đường lối của lớp người trẻ đương thời. Tuy nhiên lập luận ấy, Anh Thơ vẫn xem thường và không thay đổi định hướng sáng tác của mình…”[30; 1295]. Nguyễn Tấn Long khẳng định và ngợi ca lập trường sáng tạo nghệ thuật kiên định của Anh Thơ, chính sự kiên định và niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật ấy đã đem đến cho Anh Thơ vị trí xứng đáng trên thi đàn. Anh Thơ nhìn cuộc đời với con mắt tươi non, thân thiện, gần gũi và đầy nữ tính. Cho nên, trong thơ Anh Thơ, bức tranh cuộc sống hiện lên có nét nhẹ nhàng, tươi vui, đầy nữ tính. Như vậy, ngay từ khi ra đời cho đến nay, thơ Anh Thơ được sự quan tâm chú ý của rất nhiều tầng lớp bạn đọc khác nhau. Từ đó, mỗi người lại nhìn nhận thơ Anh Thơ ở một phương diện khác nhau. Tất cả những góc nhìn, những cách hiểu ấy góp phần soi sáng, định hướng giúp chúng tôi có điều kiện làm rõ hơn những giá trị đặc sắc trong Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Tham khảo những bài nghiên cứu về thơ Anh Thơ của các tác giả có uy tín, luận văn hệ thống hóa hình tượng nghệ thuật thơ Anh Thơ nhằm nêu bật lên được quan điểm nghệ thuật và tư tưởng thẩm mĩ của nhà thơ. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là chỉnh thể nghệ thuật thơ Anh Thơ. 3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm các tập thơ của Anh Thơ sáng tác từ 1939 đến 2002: Bức tranh quê (1939), Xưa (in chung 1942), Hương xuân (in chung 1944), Kể truyện Vũ Lăng (Truyện thơ, 1957), Đảo ngọc (1963), Theo cánh chim câu (1965), Mùa xuân màu xanh (1974), Quê chồng (1977), Lệ sương (1997), Thơ Anh Thơ ( 2002 ). 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, chúng tôi vận dụng lí thuyết tiếp nhận hiện đại về Thi pháp học và Phong cách học, cũng như Ngôn ngữ học làm tiền đề kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu văn học để nghiên cứu đề tài này: 4.1. Phương pháp phân tích 9 Việc khám phá nghệ thuật thơ Anh Thơ là để tiếp cận với thế giới thơ, thế giới hình tượng và thế giới trữ tình. Vì thế, phương pháp phân tích văn học được vận dụng nghiên cứu chủ chốt. Với phương pháp nay, chúng tôi khai thác, phân tích, lí giải những hiện tượng nghệ thuật trong thơ Anh Thơ như cách thức vận dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh, vận dụng thể thơ, nhịp điệu câu thơ...Trên cơ sở ấy, chúng tôi dễ dàng phát hiện giá trị thẩm mĩ của những yếu tố này. 4.2. Phương pháp so sánh Để khám phá nghệ thuật thơ Anh Thơ, trong luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại. Nếu phương pháp so sánh lịch đại giúp chúng ta nhận rõ sự vận động và phát triển của nghệ thuật thơ, thấy được sự kế thừa và cách tân của các yếu tố nghệ thuật trong thơ Anh Thơ thì phương pháp đồng đại giúp chúng tôi nhận thức sâu sắc đặc diểm nổi bật của thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, tìm ra nét khu biệt trong thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. 4.3. Phương pháp hệ thống Sự nghiệp thơ ca của Anh Thơ là một cấu trúc hệ thống sống động, một chỉnh thể toàn vẹn. Do đó, trong quá trình triển khai luận văn, song song với phương pháp so sánh và phân tích, chúng tôi vận dụng phương pháp hệ thống để phân tích và giải mã các chi tiết, các cấp độ của yếu tố nghệ thuật và xem xét mối quan hệ của chúng trong cấu trúc của chỉnh thể nghệ thuật. Phương pháp này còn giúp chúng tôi có một cách nhìn đầy đủ chính xác về thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. 4.4. Phương pháp thống kê Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ là một chỉnh thể nghệ thuật. Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để xác định được hình tượng nghệ thuật đặc sắc và phát hiện những thủ pháp nghệ thuật thơ Anh Thơ, sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Đây là phương pháp cần thiết để chúng tôi khảo sát, thống kê, tìm hiểu tần số xuất hiện chi tiết, yếu tố từ ngữ, hình ảnh và đặc trưng thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. 10 5. Đóng góp của luận văn: 5.1 Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu được các nhà nghiên cứu quan tâm, luận văn góp phần tạo nên tiếng nói thống nhất khi đánh giá tư tưởng nghệ thuật và giá trị thẩm mĩ trong thơ Anh Thơ. Có thể nói, đây là lần đầu tiên thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn vẹn nhất. 5.2 Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ. Nó là cơ sở, là phương pháp cần được tham khảo, vận dụng nghiên cứu thế giới nghệ thuật của những nhà thơ khác. 5.3 Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, luận văn góp phần xác định một cách chính xác hơn vị trí vai trò và những đóng góp to lớn của Anh Thơ đối với phong trào Thơ mới nói riêng và trong nền thi ca dân tộc Việt Nam nói chung. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết luận, luận văn gồm có ba chương chính sau: Chương 1:Thế giới nghệ thuật thơ và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ. Chương 2: Hình tượng không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật thơ Anh Thơ Chương 3: Phương thức nghệ thuật trong thơ Anh Thơ. 11 Chương 1: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ VÀ HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ ANH THƠ 1.1 Thế giới nghệ thuật thơ Trước tiên, thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật. Tính chỉnh thể là sự tập hợp, tổng hợp các mặt, các yếu tố các bộ phận tạo thành. Đó chính là sự thống nhất, lôgic giữa cái chủ quan và cái khách quan; hiện thực với lí tưởng; hình thức với nội dung, thậm chí cả cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên…Tính chỉnh thể được hiểu rất đa dạng và phong phú, chỉnh thể của một tác giả, tác phẩm, của một trào lưu văn học, một giai đoạn hay một nền văn học. Trong chỉnh thể lớn lại có thể bao hàm các chỉnh thể nhỏ hơn, có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Vì vậy, tiếp cận tác phẩm văn học đầy đủ nhất là tiếp cận nó trong chỉnh thể nghệ thuật. Cũng chỉ trong chỉnh thể nghệ thuật, ý nghĩa của tác phẩm mới biểu hiện một cách đầy đủ nhất, rõ nét nhất. Và ở đấy nội dung và hình thức vừa có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa thể hiện quy luật của chỉnh thể tác phẩm, chỉnh thể nghệ thuật, vừa thể hiện được cấu trúc nội tại của thế giới nghệ thuật tác phẩm. Chỉnh thể nghệ thuật là một cấu trúc đa tầng, nhiều cấp độ, từ thấp đến cao. Tính chỉnh thể khiến các yếu tố trong thế giới nghệ thuật chi phối lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau, vì vậy khi một yếu tố thay đổi có thể kéo theo sự thay đổi hàng loạt các yếu tố khác. Như vậy một tác phẩm nghệ thuật đích thực, có giá trị lớn là một cấu trúc đa thanh, đa giọng, một thế giới nghệ thuật sinh động, một sinh mệnh đời sống trong mối quan hệ nhiều chiều. Bên cạnh đó, thế giới nghệ thuật là thế giới riêng tạo ra từ các nguyên tắc và tư tưởng nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật là sản phẩm của kết hợp hài hoà, sự xuyên thấm giữa yếu tố khách quan của bức tranh hiện thực đời sống bên ngoài với yếu tố chủ quan sáng tạo, độc đáo của người nghệ sĩ theo nguyên tắc nhất định nào đó về tư tưởng và nghệ 12 thuật. Tuy nhiên “Thế giới nghệ thuật bao giờ cũng khác với thế giới thực tại để không hoà tan vào thực tại…sự khác biệt cũng là một phương diện biểu hiện ý nghĩa của nó…”[32, 25], tức là thế giới hiện thực và thế giới trong tác phẩm thống nhất chứ không hề đồng nhất. Tác phẩm văn học giống như một củ hành nhiều lớp vỏ, một kết cấu đa dạng, phức tạp, nhiều bình diện chi phối lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau. Trong đó, quan điểm nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng, chi phối các cấp độ, các bình diện khác. Các nhà văn cổ điển xem cái đẹp là cái vĩnh cửu, cố định trong con người, họ đã xây dựng nhân vật có tính cách đơn nhất, cá tính mờ nhạt, phiến diện. Đến chủ nghĩa hiện thực thời Phục Hưng “con người là toàn vẹn có sinh khí”(Hêghen), và “bên cạnh mặt tự nhiên, con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”(C.Mác). Từ đây trong tác phẩm văn học đã xuất hiện kiểu nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, thật hơn cả con người thật ngoài đời. Có khá nhiều yếu tố chi phối đến việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. Đó là quan niệm nghệ thuật của thời đại, thể loại, thể tài và lập trường quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Chúng ta có thể thấy một loạt nguyên tắc chi phối, tác động ảnh hưởng tới hình tượng nghệ thuật, như nguyên tắc ước lệ, nguyên tắc nội cảm hoá, tôi hoá, nguyên tắc tả thực, nguyên tắc ước mơ …, dù là nguyên tắc nào đi nữa thì nghệ thuật không phải là sự sao chép thuần tuý hiện thực đời sống, mà đòi hỏi có sự tìm tòi, suy ngẫm, rung động, chắt lọc, hư cấu thành hình tượng nghệ thuật. Nó mang tính khái quát cao hơn, điển hình hơn so với hình tượng thực ngoài đời sống. Tuy nhiên, một trào lưu, một trường phái văn học, hay một thời đại văn học thường có thể có rất nhiều nguyên tắc nghệ thuật chi phối nhưng trong đó có nguyên tắc mang tính chủ đạo, định hướng. Cùng với các nguyên tắc, thế giới nghệ thuật có không gian, thời gian và có quan hệ xã hội riêng. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật chính là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống qua thế giới hình tượng nghệ thuật tác phẩm. Nhưng thế giới nghệ thuật trong tác phẩm không phải là sự bê nguyên sao chép 13 nghệ thuật đời sống một cách trần trụi, nó thống nhất chứ không hề đồng nhất với nghệ thuật hiện thực đời sống. Hơn nữa trong cái chung về thời đại sống và quan niệm nghệ thuật, mỗi văn nghệ sĩ luôn có cái riêng biệt độc đáo.Vì vậy, mỗi thế giới nghệ thuật có hình thức không gian, thời gian riêng; trong đó triển khai các mối quan hệ xã hội riêng được nhà văn chú ý. Sự khác nhau về thời đại, hoàn cảnh sống, các quan hệ xã hội, cấu trúc xã hội và đặc biệt là khác nhau về quan niệm nghệ thuật dẫn tới sự khác nhau ít hay nhiều về phương thức thể hiện, phạm vi, quy mô và cấu trúc thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Quan trọng nhất của thế giới nghệ thuật là thế giới hình tượng nghệ thuật. Bởi vì, hình tượng nghệ thuật là yếu tố năng động nhất tạo nên thế giới nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật là bức tranh của cuộc sống vừa cụ thể, cảm tính vừa khái quát và có ý nghĩa thẩm mĩ. Tính cụ thể, cảm tính, trực quan, sinh động của hình tượng nghệ thuật đã tạo nên những bức tranh đời sống và những con người trong tác phẩm khiến cho người đọc tưởng chừng như đã từng gặp đâu đó trong đời sống hiện thực và thậm chí thực hơn cả bức tranh và con người thực ngoài đời. Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm thống nhất nhất chứ không hề đồng nhất với hình tượng ở ngoài đời thực, và nó có tính khái quát cao hơn hình tượng thật ở ngoài đời thực. Hình tượng nghệ thuật có nhiều cấp độ và bộ phận quan trọng nhưng quan trọng nhất là nhân vật hay hệ thống nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm văn học có thể là người, đồ vật, loài vật hay cỏ cây hoa lá chim muông…, để phản ánh bức tranh đời sống của xã hội loài người trong vô vàn mối quan hệ phong phú, phức tạp vừa sinh động cụ thể lại vừa khái quát đa dạng; nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật thẩm mĩ của người nghệ sĩ. Hình tượng nghệ thuật được triển khai trong không gian và thời gian nghệ thuật. Nó thống nhất chứ không đồng nhất với không gian, thời gian vật lí thực ngoài đời. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật có cấu trúc, mô hình và được xây dựng trên những nguyên tắc thẩm mĩ chung của một tác phẩm văn học trong một giai đoạn lịch sử nhất định. 14 1.2 Cuộc đời và quan niệm nghệ thuật của nữ sĩ Anh Thơ. Anh Thơ – Vương Kiều Ân (1921 – 2005), con gái thứ ba của ông Vương Đan Lộc và bà Kiều Thị Thư, cháu ngoại của cụ phó bảng Kiều Oánh Mậu, một nhà nghiên cứu sử nổi tiếng đầu thế kỉ XX, một danh sĩ yêu nước. Nữ sĩ Anh Thơ sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi bà chúa chè Đặng Thị Huệ tức Trịnh Sâm quốc công phu nhân, bị hành hình phải đổi làm họ Vương lẫn với người Trung Hoa, tránh họa tru di tam tộc… Khi sinh được cô gái xinh xắn, thùy mị, cha mẹ Anh Thơ lấy hai họ kết hợp đặt tên cho con gái mình. Anh Thơ lớn lên trong sự giáo dục, dạy dỗ cổ hủ, lạc hậu của cha, ông cho rằng con gái chủ yếu tề gia nội trợ, không nên học nhiều, không sa vào văn chương lãng mạn, dễ hư hỏng. Gia đình Anh Thơ vốn khó khăn về kinh tế lại đông con. Cha Anh Thơ lấy nhiều vợ, rồi bị kiện tụng, phải bồi thường cho người khác. Anh Thơ sớm bộc lộ năng khiếu văn chương từ lúc còn nhỏ tuổi. Dù rất mê làm thơ nhưng Anh Thơ luôn bị thân phụ cấm một cách gắt gao, quyết liệt. Năm mười hai tuổi, sau khi nghỉ học, là chị cả trong gia đình nên bà phải trợ giúp bố mẹ mọi việc, giúp mẹ chăm sóc đàn em. Công việc mà bà yêu thích đó là mỗi sáng đi chợ, qua đường cái quan trải đá, có hoa phù dung nở trắng tường gạch, rồi những hàng tre và một cánh đồng thẳng tắp trước khi dẫn đến chợ, những hình ảnh thật trữ tình và thơ mộng chân chất thôn quê ấy luôn ám ảnh trong tâm trí của bà. Chính vì vậy, sau này Anh Thơ tâm sự: những ngày còn là một cô bé 13, 14 tuổi thường cắp rổ đi trên con đường này xuống chợ. Tôi đi chợ mà như được đi vào thiên nhiên. Bờ ao kia, tôi đã đứng ngắm không chán những con chuồn chuồn rỡn nắng. Dưới gốc tre này, tôi đã từng ngồi xem hoa mướp rụng cả đóa, vàng hết bờ cỏ. Lòng yêu quê hương tha thiết, đã khiến tôi làm được Bức tranh quê, mặc dù bị cha tôi cấm đoán...Có lẽ, tuổi thơ Anh Thơ may mắn gắn liền với ruộng đồng, sông nước quê hương, lại được nuôi dưỡng trong 15 gia đình yêu thi phú, âm nhạc. Đó là ông ngoại, người đã từng có nhiều vần thơ bày tỏ nỗi lòng của mình trước vận nước, thơ về đạo làm người. Một nguồn cảm hứng nữa để Anh Thơ quyết chí theo nghiệp văn chương đó là qua người cô ruột của mình. Một người tài năng, thích đánh đàn và làm thơ. Lúc rỗi rãi Anh Thơ thường lục sách của cô ra đọc. Từ "Tái sinh duyên", "Đông Chu liệt quốc", "Song phượng kỳ duyên"..., đến "Kiều", "Lục Vân Tiên", "Chinh phụ ngâm", thơ Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan và nhất là thơ tả cảnh của Nguyễn Khuyến. Bà cũng trộm đọc của bố tập "Văn đàn bảo giám", thuộc lòng từ thơ Lê Thánh Tông đến các nhà thơ Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Mỗi khi đọc, nghiên cứu các thi tập, Anh Thơ luôn chú ý đến bảng luật bằng, trắc và cách bố cục của bài thơ bát cú Đường luật. Những bài thơ đầu tiên của bà đã ra đời theo kiểu này. Ban đầu nội dung còn chưa theo trật tự nhất định, hết làm thơ "nói chí" theo cách của bố, đến viết trường ca về chuyện con vua Hùng dong buồm gấm rong ruổi đầu non cuối bể, hoặc chuyện chàng Trương Chi bị Mỵ Nương chê xấu... Vào khoảng năm 16 - 17 tuổi, một hôm bố bà mua về tờ báo "Phong hóa" có đăng bài thơ của Thế Lữ: Tiếng ve ran trong bóng cây râm mát. Giọng chim khuyên ca ánh sáng mặt trời. Gió nồng gieo trên hồ sen rào rạt. Mùa xuân còn, hết? Khách đa tình ơi!... Càng đọc càng thích cái âm điệu thiết tha, cái không khí náo nức, mà tự nhiên, trong sáng, khác với cái nghiêm trang, nặng nề của thơ Đường luật. Rồi đến những bài thơ tình nồng nàn, cháy bỏng của Xuân Diệu, thơ tả cảnh của Huy Cận, thơ về xứ Hời đau xót của Chế Lan Viên, thơ về cảnh xưa người cũ của Nguyễn Nhược Pháp... Bà đã chuyển sang làm "Thơ mới" từ đó. Bà băn khoăn tự hỏi, viết gì để khỏi trùng lặp các nhà thơ trên. Rồi dần ý thức lối đi riêng cho mình bằng những bài thơ tả cảnh về bộ tranh tứ quý trong phòng mẹ, đến cảnh làng mạc, ruộng đồng, sông nước quê hương… 16 Năm 1941, Báo Ngày Nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn tổ chức cuộc thi thơ. Và "Bức tranh quê" - đứa con đầu tiên của Anh Thơ đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy. Theo nữ sĩ, tập thơ là tất cả vốn liếng tuổi thơ của mình. Dù viết vội vàng, chưa nắm kỹ thuật nhưng bà đã viết nó bằng xúc cảm trung thực, hồn nhiên như cảnh vật nơi mình đã sống.. Cùng với cuộc đời nữ sĩ Anh Thơ, chúng ta cùng tìm hiểu về quan niệm nghệ thuật thơ Anh Thơ. Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là quan niệm nghệ thuật ? Và trải qua biết bao nhiêu thế kỉ đến nay, có biết bao nhiêu định nghĩa về thơ, nhưng chưa có định nghĩa nào thuyêt phục được người làm thơ. Mỗi nhà thơ lại có một quan niệm riêng của mình về thơ. Và nói như Tiến sĩ Nguyễn Quốc Khánh: “Chỉ khi nào quan niệm về thơ hóa thân thành những câu thơ, bài thơ có giá trị thẩm mĩ thì khi ấy quan niệm thơ mới trở thành yếu tố thi pháp thơ” [ 24, 23]. Anh Thơ có cuộc đời thơ và sự nghiệp cách mạng gắn với nhau như hình với bóng. Thi sĩ đã kí thác vào những đứa con tinh thần ấy nỗi lòng khúc uẩn của mình. Với Anh Thơ "Thơ phải ngắn gọn, không nên rườm rà, phải nói ít viết ít mà người đọc lại hiểu nhiều. Thơ hay phải là những gì tinh túy, vĩnh cửu nhất từ trong tâm hồn con người. Người làm thơ cũng đừng cầu kỳ câu chữ quá mà khiến cho người đọc khi đọc rồi cứ phải suy luận. Thơ là hào quang soi rọi những bước đường kháng chiến gian khổ nhất. Thơ giải phóng được cuộc đời bình lặng của lớp người con gái dưới thời phong kiến’’,[52, 157 ] nữ sĩ Anh Thơ đã yêu thơ như yêu một lẽ sống ý nghĩa nhất trong cuộc đời mình. Theo Anh Thơ, thơ phải gần gũi mộc mạc, không nên để cho người đọc khó hiểu, phải suy luận. Thơ chủ yếu là gợi, gợi cảnh, gợi tình. Thơ hay là những gì tinh túy nhất trong tâm hồn. Xuất phát từ quan niệm nghệ thuật như vậy, Anh Thơ đã viết nên những vần thơ mộc mạc, chân chất đến lạ thường, thấm đẫm hiện thực và gặt hái được thành công rực rỡ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Sau Bức tranh quê, Anh Thơ chuyên viết phóng sự về vợ các nhà văn, nhà thơ đương thời cho Báo Đông Tây. Răng đen là cuốn tiểu thuyết đầu tay của bà (Bàng Bá Lân viết lời giới thiệu, NXB Nguyễn Du) nay đã thất bản. Sau năm 17 1945, Anh Thơ trở thành một nhà thơ cách mạng. Không chỉ làm thơ cổ vũ, động viên tinh thần cách mạng, bà còn trực tiếp tham gia: làm "chị nuôi", đi quyên góp tiền gạo nuôi quân, từng mặc áo dài lụa vân trắng, cưỡi ngựa hồng dẫn đầu đoàn quân tiến vào trại phỉ, phủ dụ chúng đi theo Việt Minh. Năm 1956, tập thơ Kể chuyện Vũ Lăng của bà được tặng thưởng của Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam. Năm 2001, ở tuổi 80 bà vinh dự được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao Giải thưởng Nhà nước. Sang năm 2002 bà cho ra đời bộ Hồi ký Anh Thơ (1.111 trang, gồm 3 tập: Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu hú và Bên dòng sông chia cắt - NXB Phụ Nữ, Hà Nội), đây là tác phẩm cuối cùng Anh Thơ để lại cho đời. 85 tuổi bà trở về với "bến sông Thương". Tiễn đưa bà có lẽ không gì thấm thía hơn những câu thơ của cô gái quê hai mươi tuổi ngày ấy, đã trở nên rất quen thuộc với nhiều thế hệ người yêu thơ: "...Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng. Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời" (Chiều xuân). Có thế nói trong cuộc đời, Anh Thơ luôn gặp nhiều trắc trở, từ bức rào cản về trình độ học vấn, về quan niệm giáo dục phong kiến của cha, sự vất vả lo toan về kinh tế và kể cả nỗi khổ của một người phụ nữ không có con. Tuy nhiên trong đời thơ, Anh Thơ lại gặt hái được nhiều thành công. Đó chính là sự nỗ lực vươn lên chính mình và niềm đam mê cháy bỏng, yêu thơ như yêu một lẽ sống ý nghĩa nhất trong cuộc đời mình. 1.3 Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ Hình tượng cái tôi trong thơ trữ tình chính là sự hóa thân của người nghệ sĩ trước những rung cảm mãnh liệt bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Nhưng hình tượng ấy lại vượt ra khỏi nhà thơ, thậm chí nó có một đời sống riêng mang tính độc lập tương đối với chủ thể sáng tạo nghệ thuật và với độc giả. Trong sáng tác của các nhà thơ mới, nữ sĩ Anh Thơ đã tìm cho mình một lối đi riêng, hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nữ sĩ được tạo dựng lên từ bức tranh cuộc sống xung quanh sinh động, hồn nhiên nhưng rất bình dị, chân chất, mộc mạc. Với những hội hè đình đám, những phong tục lễ hội cổ truyền ở miền Bắc, với cái nhìn hiện thực về con người trong chiến tranh, cách mạng, hình 18 tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ được “thai nghén” và “sản sinh” ra từ cuộc đời thơ đầy chông gai, duyên nợ. 1.3.1 Cái tôi khát khao giao cảm, chan hòa với thiên nhiên, cảnh vật Khát khao giao cảm với thiên nhiên đất trời, non nước và hóa thân trong những bức tranh cuộc sống sinh động, một cách hồn nhiên, tự nhiên chính là bút pháp chủ lực của nữ sĩ Anh Thơ. Có lẽ nữ sĩ quá mê đắm phong cảnh thiên nhiên, phong tục tập quán, từ những nét sinh hoạt bình dị đời thường của làng quê cổ truyền người Việt đến những bức tranh khung cảnh của núi rừng, xóm làng đượm mùi khói lửa chiến tranh. Trước cảnh đẹp của quê hương, ai không khỏi xuyến xao, bồi hồi xúc động, nhưng sự xúc động của người họa sĩ hiện lên qua những bức tranh sinh động còn cảm xúc của nghệ sĩ, thi sĩ được bộc lộ qua tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, qua ngôn ngữ thơ. Họ đứng trước thiên nhiên, nước non hùng vĩ cũng chợt cảm nhận rằng nó thật gần gũi và nên thơ. Lúc ấy, cái tôi trữ tình thật sự rung động, rung cảm trước vẻ đẹp của non sông đất nước. Niềm khát khao giao cảm của nhân vật trữ tình thể hiện trong hầu hết các tác phẩm của nữ sĩ. Nhưng trong mỗi thời kì khác nhau, đối tượng khác nhau, niềm khát khao giao cảm cũng biểu hiện khác nhau. Cùng phản ánh về đề tài thiên nhiên, nhưng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ Anh Thơ cũng có sự biến đổi. Niềm khát khao giao hòa, giao cảm với cảnh vật, đất trời trong thơ Anh Thơ hiện lên qua cách cảm nhận, góc nhìn, điểm nhìn của nữ sĩ: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời… (Chiều xuân) Thiên nhiên được khúc xạ qua tâm hồn thơ đầy nữ tính, thật êm ái, nhẹ nhàng. Khung cảnh êm đềm thơ mộng của buổi chiều xuân như lan tỏa, phủ lên cả lên bến đò, mưa bụi, hoa tím rụng tơi bời...rất đặc trưng cho sắc xuân đất trời 19 miền đồng bằng Bắc bộ. Niềm vui, tâm trạng nhẹ nhàng thư thái của nhân vật trữ tình hòa vào thiên nhiên cảnh vật trong bầu xuân, ngày xuân ấm áp, hay nắng thu vàng, hoa mướp rụng..., nữ sĩ sáng tác tới tám bài thơ về mùa xuân như: Chiều ba mươi tết, Đêm ba mươi tết, Ngày tết, Ngày xuân, Chiều xuân, Đêm trăng xuân, Đêm rằm tháng giêng, Chợ ngày xuân. Những bài thơ viết về mùa xuân chiếm tỉ lệ khá nhiều: 8,98 %, trong khi đó các bài thơ về mùa hè chỉ có bảy bài, chiếm tỉ lệ: 7,86 %. Điều đó chứng tỏ niềm khát khao giao cảm, giao hòa trong bầu không khí ấm áp đầy ắp xuân sắc xuân tình với Anh Thơ – một tâm hồn thơ rất tươi trẻ, hồn nhiên đầy xuân nữ là hoàn toàn hợp lí. Đối lập tâm trạng nhẹ nhàng thư thái của buổi chiều xuân, là tâm trạng cô đơn buồn chán của nhân vật trữ tình trước cái nóng bức ngột ngạt của những trưa hè đầy nắng gió: Trời trong biếc không qua mây gợn song Gió nồm Nam lộng thổi cánh diều xa Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng, Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua (Trưa hè) Qua nhịp điệu thơ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ, ta lại thấy được nét vui tươi hiện lên từ bức tranh cảnh vật ấy. Hình tượng cái tôi chan hòa trong bức tranh phong cảnh. Niềm yêu say ngây ngất cũng bộc lộ ra ngay từ những đường nét, chi tiết nhỏ thoáng qua, với nét vẽ đơn sơ, chân chất mộc mạc về một làng quê thanh bình, yên ả. Hình ảnh trời xanh biếc, lũ bướm vàng lơ đãng chập chờn trước gió, hoa lựu đỏ nắng…là những hình ảnh đặc rất trưng cho phong cảnh mùa hè ở miền Bắc. Qua thơ Anh Thơ, ta có thể thấy nhân vật trữ tình với một nỗi buồn mênh mông trống trải như khoảng trời thiếu mây nên quá rộng, vì cuộc đời ấy như dòng sông đọng nắng, không chịu trôi đi những bến bờ xa: Mây đi vắng, trời xanh buồn rộng rãi Sông im dòng, đọng nắng đứng không trôi. ( Bức tranh quê ) 20 Chính sự “ứ đọng” ấy trong tâm hồn mà Anh Thơ buộc phải thốt lên thành những vần thơ như một sự giải tỏa, giải thoát. Khát khao giao cảm, giao hòa với thiên nhiên, cảnh vật trở thành nét nổi bật trong thơ Anh Thơ. Cái tôi hòa vào cảnh vật tưởng hai mà là một, tâm nguyện của Anh Thơ:“ Tôi muốn tôi với cảnh vật là một. Cảnh vật vui, tôi vui, cảnh vật buồn, tôi buồn…”[52, 53]. Với Anh Thơ, từ tiếng sẻ trong làn gió mát, làn khói xám từ nóc nhà ai đó, trời hồng đáy nước…đều trở thành nỗi niềm xao xuyến, bồi hồi. Tác giả cảm nhận được cái thanh nhẹ, êm êm, mát mẻ của buổi sáng mùa hè, cảm nhận hơi ấm và âm thanh trong làn gió, sự ngọt ngào từ tiếng chim chuyền của buổi sáng hè; cảm nhận cái êm êm nhẹ nhàng vàng tươi của hoa mướp, của lũ chuồn chuồn dỡn nắng nhớ thu sang: Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay... ( Sang thu ) Khi đất trời chuyển sang thu, cái tôi trữ tình ấy được cảm nhận một cách khác, cảnh vật hiện lên đượm buồn mang dáng dấp “thu”: “Làng xóm lặng say đi trong giấc ngát Những hương hồng hương lí dậy miên man…” (Bức tranh quê) Niềm giao cảm giao hòa với thiên nhiên, tạo vật xuất phát từ cảm xúc riêng tư của nữ sĩ muốn thỏa thuê trong không khí ngát hương hoa, hoa cau, hoa ngâu, hoa sói…lũ chim gà quấn quýt quanh chân, được xem chúng ăn, chúng tung tăng bay lượn…Nữ sĩ cảm nhận thiên nhiên không chỉ bằng ánh mắt, bằng tai nghe mà dường như bằng tất cả các giác quan. Cho nên, chỉ một cánh én, một chút mưa bụi hay hoa xoan tím rụng tơi bời cũng đủ gợi lên cho ta cảm xúc về bức tranh đầy ắp xuân sắc, xuân tình; chỉ một tiếng chim tu hú vọng về cũng đủ để gợi lên một mùa hè rực nắng với bao kỉ niệm đẹp: hoa gạo đỏ, vải bắt đầu chín lự, chàng trai qua chạm ngõ…Thiên nhiên được Anh Thơ hình tượng hóa giống như con người vậy:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan