Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghệ thông tin Thiết kế - Đồ họa Thay đổi ký hiệu cửa trong revit...

Tài liệu Thay đổi ký hiệu cửa trong revit

.PDF
27
198
53

Mô tả:

Thay đổi ký hiệu cửa trong Revit July 9, 2009 — tuananh070 Chào các bạn, đây lại là 1 kinh nghiệm dành cho những ai đã triển khai đồ án bằng Revit. Hẳn khi triển khai Revit bạn sẽ gặp phải 1 câu hỏi, tại sao cửa đi (Door) trong Revit lại đánh ký tự 1-2-3.. cho các cánh cửa giống nhau còn của Việt Nam thì các cửa giống nhau đều có ký tự giống nhau như D1..??? Revit làm không được điều nay ư, vậy tại sao cửa sổ (windows) Revit lại làm được? Trước khi chỉnh sửa ký tự cửa về như của Việt Nam, chúng ta nên nói 1 chút về vấn đề này. Đầu tiên chúng ta sẽ nói về tác dụng của cửa đi: _Ngăn cách các không gian khác nhau. _Tạo tính riêng tư cho riêng từng không gian. _Tạo tính lưu thông giữa các không gian. Vậy việc đánh số 1-2-3.. là đúng hay sai? Liệu có 2 cánh của nào giống nhau để chúng ta gọi là cửa D1 (Việt Nam) hay không?? _Câu trả lời chính xác là không, trên đời này không bao giờ có 2 cánh cửa giống nhau cả, Ổ KHÓA chúng khác nhau. Tác dụng của việc đánh số 1-2-3 là như thế nào thì phải xem xét lại quá trình làm việc ở Mỹ và Việt Nam. _Ở Việt Nam: sau khi xây dựng xong công trình, bản vẽ chúng ta sẽ bị bỏ đi và không còn tác dụng gì cả. _Ở Mỹ: áp dụng BIM, bản vẽ sau khi dùng cho công tác xây dựng sẽ được đưa qua chủ đầu tư, nhà quản lý để tiếp tục công việc cho đến khi công trình sụp đổ.:woohoo: vd: Bạn thiết kế 1 khách sạn 200 phòng, công việc làm chìa khóa và quản lý như thế nào khi vừa đến quản lý khách sạn? Nhất là khi có sự cố, cần 1 bản đồ cửa đi thì sao? Vậy bạn sẽ chọn theo cách nào? 200 cửa đi giống nhau mang ký hiệu D1 hay 200 cửa đi ký hiệu khác nhau. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu công việc chỉnh sửa như cửa của Việt Nam. Mở 1 cánh cửa và chọn tag Door. Chọn edit Family. Chọn type propertive của Label. Chọn edit label. Remove Mark và Add Type Mark vào. Mục đích là làm những cánh cửa giống nhau có tên giống nhau. Nhấn ok và load to project. Vào type propertive của cánh cửa, kéo xuống dưới, thay đổi Type Mark thành D1 chẳng hạn.ok và kết quả. Chúc các bạn hoàn thành tốt công việc của mình. Nguồn : Code: (Click here to copy code to clipboard) http://thienkts.edu.vn/index.php?opt...owcat&catid=15 tác giả Dangtiep Posted in Revit Support. Leave a Comment » Chương trình Render cho Revit – Artlantis Tutorial July 3, 2009 — tuananh070 Công cụ render rất mới đang chờ các bạn khám phá.Bắt đầu nhé Bước 1 : Xuất file ( lưu ý là đã cài đặt đủ phần mềm và plug-in nhé ) Khuyến cáo là nên dùng Studio vì đã có crack.Bức hình sau khi render sẽ không còn chữ Arlantis Các bạn mở file revit và xuất file Bước 2 : Mở trực tiếp file vừa xuất: Mẹo nhỏ : Trong revit bạn nên sơn màu cho các đối tượng mà bạn muốn.Ví dụ như muốn 2 cây cột có màu khác nhau thì bạn nên sơn 2 màu khác nhau cho chúng.Bởi vì khi qua Arlantis thì nó sẽ nhận các đối tượng theo từng mảng.Điều này là rất quan trọng để có 1 bức hình render muốn thấy được nhiều chi tiết phức tạp.Yên tâm rằng các đối tượng trong Revit khi xuất sang nó vẫn còn nguyên . Điều đầu tiên bạn nhận thấy là 1 vùng tối đen.Không có gì phải lo lắng cả.Nó chưa được thiết lập ánh sáng mà thôi. Thiết lập như sau nó sẽ sáng lên liền Giới thiệu sơ qua về thanh công cụ : Đi dọc từ trái sang khi để chuột vào ta sẽ thấy lần lượt : 1.Shader :đây là nơi bạn có thể chỉnh sửa vật liệu, màu sắc và textures được dùng trong mô hình của bạn. Có các tùy chọn về sự phản xạ, tính trong suốt, bề mặt của vật liệu 2.LIGHT :các thiết lập về đèn chiếu sáng nhân tạo Có các tùy chọn cho bạn về cường độ ánh sáng,bóng đổ,loại ánh sáng. 3. HELIODON : bạn có thể thêm các tài nguyên thiên nhiên mặt trời, các mô hình của bạn thay đổi vị trí và hướng của nó. Các bạn có thể tùy chỉnh ngày giờ theo địa phương để có ánh sáng mặt trời phù hợp.Có các tùy chọn về bóng đổ (nhiều hay ít),Cường độ ánh sáng mặt trời.Các tùy chọn về mây (nhiều ít ,tụ hay rời rạc) rất linh hoạt. 4.Objecttrình đơn cho phép bạn chỉnh sửa các đối tượng. Chỉnh sửa từng đối tượng được chọn với tùy chọn này các bạn nhé 5. Perspective -(camera) Bạn phải mở luôn nó khi bắt đầu Tại đây bạn có thể thay đổi các cài đặt chung của các mô hình, thay đổi các loại ống kính máy ảnh (ví dụ: góc rộng vv) và bạn có thể thay đổi các nền tảng của mô hình. Lưu ý thiết lập ánh sáng như trên nhé.Nếu không là bức hình sẽ đen thui đó.Một điều đặc biệt là có tùy chọn về background mà có thể chèn được khung cảnh 2D, 3D vào. Đó là các công cụ chính để chúng ta làm việc.Còn lại mình xin giới thiệu đôi chút thôi nhé 6. GO BACK : hoàn tác,trở lại. 7. GO TO PLAN : ít dùng.Bỏ qua cũng được hihi 8. ZOOM : thu và phóng đối tượng 9. 2D VIEW Công cụ hữu ích giúp di chuyển mô hình 10. CATALOGUE chứa các Artlantis’ shaders giúp áp vật liệu nhanh chóng 11. RENDER : Kết xuất hình ảnh Tới đây các bạn đã hiểu sơ qua về công cụ và cách dùng của chúng.Nói chung Artlantis là rất trực quan.Mọi thay đổi về thông số sẽ được hiển thị trực tiếp ( nó render ngay khi ta thiết lập ) chỉ hướng dẫn thêm các bạn về phần áp vật liệu Nhìn xuống bảng vật liệu Khi muốn áp vật liệu cho đối tượng nào ( hình nền,tường,mái,cột..) ta click chuột trái vào ảnh vật liệu sau đó kéo vào chỗ muốn áp khi thấy đối tượng sáng lên thì nhả ra ( kéo thả ). Lưu ý các bạn là tất cả các đối tượng giống nhau sẽ cùng được áp 1 loại vật liệu.Vì vậy mà ta phải sơn màu hoặc làm cho các đối tượng có tính chất khác nhau ( tường 200 và 300 ) . Có thể tận dụng ngay thư viện render của revit ( quá tuyệt ) bằng cách chọn dấu (+ ) và tìm đường dẫn đến mục render của revit ( với các mục khác cũng vậy ) Arlantis còn có các hiệu ứng rất hay ; sương mù,ảnh sketch… các bạn từ từ khám phá nhé Bản quyền thuộc về 3dzip.net Posted in Soft for Revit. Leave a Comment » Cách dựng mái tôn trong Revit July 3, 2009 — tuananh070 Các bạn lam thế này: biết massing roi chứ: – chọn creat mass - chọn solid sweet sket 2d path >>finish path -chọn profile>> edit>>vẽ hình dạng tấm mái lợp(tôn) fisnish ok chúc thành công ===================================================== ==== Cách bạn cũng được nhưng hok lẽ mỗi lần vẽ 1 công trình khác lại vẽ lại. Mình có 1 cách ko biết các bạn nghĩ sao, vẽ curtain wall, sloop roof, sau đó thì vẽ 1 family curtain panel load vào.Lần sau không bao giờ phải làm lại Cách trên cũng oki nhưng với revit 2009 nên create trong tab modelling rồi chọn wall hay roof chứ chỉ vẽ mass không sau này tính toàn khối lượng chắc chắc sẽ bị sai vì revit không hiẻu mass là tường hay mái, tính toán sẽ thiếu. Nguồn: 3dzip.net Posted in Revit Roof. Leave a Comment » Cách download từ MEDIAFIRE, MỘT CÁCH TUẦN TỰ, không cần bấm từng LINK July 2, 2009 — tuananh070 A. Với Mediafire : nhớ cài net framework trước nha Down công cụ MediaFire7 từ link sau : http://www.mediafire.com/download.php?2dzymnmdc me Giải nén được thư mục, trong đó có file Words hướng dẫn cách sử dụng link bổ xung: http://www.mediafire.com/download.php?dkgdonyxkum or http://rapidshare.com/files/19670348…_xung.rar.html B. Với Rapidshare và Megaupload : Down công cụ CryptLoad 1.16 từ link sau : http://www.mediafire.com/download.php?22normzrmjz - Giải nén, được thư mục, trong đó có file CryptLoad.exe. - Trước khi download từ Rapidshare hay Megaupload thì chạy file CryptLoad.exe. 1 – Copy link Rapidshare, khi vừa làm lệnh copy xong sẽ thấy xuất hiện thêm cửa sổ Link collector dưới đáy màn hình 2 – Trong cửa sổ Link collector có mục Directlinks, nhấp vào dấu cộng (+) ngay trước nó sẽ ra mục Decrypting link 3 – Nhấp con trỏ vào hàng chữ Decrypting link 4 – Nhấp tiếp vào nút Add ở phía dưới, một cửa sổ mới là Package setting sẽ xuất hiện 5 – Trong mục Directory nhấn vào chỗ có dấu 3 chấm (…) để chỉ đường dẫn đến nơi mình muốn lưu file. 6 – Sau đó nhấp OK - Làm lại từ bước 1 đến bước 6 cho tất cả các link bạn muốn. - Sau đó, nhìn xuống góc dưới, bên phải màn hình sẽ thấy có biểu tượng chữ CL (màu xanh lá cây). Nhấp double click (2 lần liên tục) vào biểu tượng để hiện cửa sổ chính của CryptLoad. Ta có thể nhìn thấy tất cả các link đã add nằm trong cửa sổ này - Click vào link đầu tiên, rồi bấm vào nút Start (nút có hình mũi tên giống tam giác, màu xanh lá ở phía trên) để CryptLoad bắt đầu tuần tự download các link ta đã add. (Internet) Posted in Internet. Leave a Comment » Cách ốp vật liệu cho mái ngói (Roof) July 2, 2009 — tuananh070 1. Về phần gán vật liệu cho mái thì bạn cũng làm bình thường như gán vật liệu cho tường ( chọn mái => Element Properties => Edit / New => Edit => Material => Render Appearance => chon Color: Image File trong Generic Material Properties => bấm vào biểu tượng … để load file hình mái ngói vào… bạn load theo đường dẫn sau C:\Program Files\Revit Architecture 2009\Data\Rendering\assetlibrary_base.fbm\Material s\Generic\Presets… tại đây bạn sẽ thấy một số loại mái ngói… vd:Thermal_Moisture.Roof.Tiles.Spanish.Red.Colour. .. => Open => kéo xuống phía dưới cùng chổ Bump load đúng file mới load trên kia ( bạn nên dùng photoshop chuyển thành trắng đen để Bump) => Apply => Ok. Nguồn : 3dzip.net Posted in Revit Roof. Leave a Comment » Những cảm nhận cơ bản về màu June 27, 2009 — tuananh070 Lời nói đầu: Bạn đánh giá một tấm ảnh đẹp dựa trên những tiêu chí nào: Nội dung – Bố cục – Màu sắc…? Chắc chắn 01 tấm ảnh đẹp phải đạt cả 03 chuẩn trên. Thế nhưng nếu nói cái nào là quan trọng nhất hẳn sẽ có nhiều câu trả lời tuỳ theo “góc nhìn” của mỗi người ! Hãy để cho những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp giảng giải về Nội dung và Bố cục còn trong bài viết này : với “tư cách” là một a-ma-tơ về photoshop, TNDH xin được trao đổi cùng các bạn (cùng trình độ) những cảm nhận về màu sắc trong PS. Do bài viết được “ky cóp” từ nhiều nguồn tài liệu và chưa được trình bày một cách hệ thống, vì vậy nếu chỗ nào thiếu sót mong các bạn bổ sung hoặc góp ý. Bài 1 : Tổng quan về màu sắc trong PS. Phần I: Các chế độ màu trong Photoshop: Quan sát hộp thoại Color Picker bạn nhìn thấy có bốn chế độ màu phổ biến: • RGB: - Là bộ màu gồm 03 màu cơ bản: Đỏ (R) Xanh lá cây (G) và Xanh da trời ( - RGB là không gian màu dương tính thường được sử dụng phổ biến vì nó rất thuận lợi trong việc chỉnh sửa. • CMYK: - Là sự phối hợp giữa Cyan (da trời) Magenta (tím) Yellow (vàng) và blacK (đen) - CMYK là không gian màu âm tính thường được dân in ấn sử dụng. • Lab: - Anh chàng này khá đặc biệt, bạn hãy thử chuyển một file RGB sang Lab thử xem (Image > Mode > Lab Color) Trong bảng Channel nó sẽ giải mã cho bạn, nó chính là các kênh ảnh. Trong đó thông tin về kênh màu đen trắng L đã được tách ra từ thông tin chung của màu sắc. Kênh a mang thông tin màu xanh sang đỏ và kênh b mang thông tin màu xanh sang vàng. - Lab là một không gian màu độc lập và chỉnh sửa màu trong hệ của nó là một công việc thú vị vì một sự di chuyển nhẹ nhàng trên kênh a hoặc kênh b cũng tạo ra những thay đổi mạnh mẽ nhất về màu sắc. - Lab là hệ màu rất thích hợp trong chỉnh sửa ảnh KTS • HSB: - Hue liên quan đến màu sắc, Saturation (độ thấm qua) xác định số lượng màu sắc và Brihtness (độ chói) liên quan đến số lượng ánh sáng có trong màu sắc. - HSB thường được dùng trong việc chỉnh sửa ảnh chân dung. Phần II: Làm việc với màu sắc - Với các bạn thích chỉnh sửa ảnh thì “đồ nghề và đồ…chơi” sau là những thứ không thể thiếu: • Eyedropper: có hình ống nhỏ thuốc nằm trong thanh công cụ. Nó là một densitometer kỹ thuật số mà bạn có thể di chuyển qua hình ảnh để đo tông màu và những giá trị màu sắc. Bạn đang lúng túng vì không biết cách phối màu như thế nào để tô lên làn da của một kiều nữ nào đó ? Đừng lo ! Bạn hãy lựa một tấm người mẫu thật đẹp “lôi” ra để cạnh tấm muốn chỉnh, dùng Eyedropper “chích” nhẹ lên người mẫu ở vùng da đẹp nhất (cấm “chích” vùng nhạy cảm à nhe) ngay lập tức màu đó sẽ xuất hiện trong Foreground hoặc Background của bạn, tha hồ mà tô cho tấm muốn chỉnh. Để “lưu trữ” cho những lần sau bạn có thể ghi lại “mã” của các màu đó bằng… • Bảng Info: Khi bạn rà trỏ chuột tới bất kỳ nơi đâu trên tấm hình bảng Info sẽ ghi lại giúp bạn một cách chính xác các thông số RGB và CMYK • Bảng Color: Giúp bạn chỉnh các màu Foreground hoặc Background dễ dàng bằng các thanh trượt. • Levels và Curves: để cải thiện vùng sáng vùng bóng tối (Ctrl + L) và điều chỉnh độ tương phản (Ctrl + M) • Blending Modes (BM): Cu cậu này rất quan trọng nằm ngay hàng đầu bảng Layers ấy vậy mà chẳng có “tên tuổi” gì trong các bảng của Photoshop. Blending Modes đó chính là chế độ pha trộn màu rất thường được sử dụng trong chỉnh sửa hay sáng tạo ảnh nghệ thuật. BM không làm việc với lớp Background vì vậy khi áp dụng nó bạn phải đổi tên (cho nó) và phải có từ hai layer trở lên nó mới “chịu” làm việc. Quan sát BM ta thấy có 05 nhóm, tuỳ theo mục đích chỉnh ảnh hay tạo ảnh mà mỗi nhóm có những áp dụng thích hợp, ví dụ nhóm 05 “anh em trên một chiếc xe tăng” Multiply – Screen – Overlay – Soft Light – Hard Light rất thích hợp trong xử lý ảnh. (TNDH đã có những bài tutor về Levels – Curves – Blending Modes đăng trong Box này nên không nhắc lại cách sử dụng) Phần III: Vài mẹo vặt tham khảo. * Màu trắng đích và màu đen đích: Trong hộp thoại Color Picker nếu bạn thiết lập các thông số sau: H = 0, S = 0, B = 95 R = 243, G = 243, B = 243 rùi Ok. Bạn sẽ có một màu trắng đích . Nếu nhập: H = 0, S = 0, B = 5 R = 12, G = 12, B = 12 Ok. Bạn sẽ có màu đen đích. Nhập làm chi dzậy cà ? Đặc tính của cặp giá trị 95% độ sáng và 5% bóng tối là khu vực an toàn nhất tránh được tình trạng thành phẩm khi in ra sẽ có những vùng sáng thiếu sắc thái (giấy trắng) hoặc vùng tối tối đến nỗi không thấy được chi tiết nào cả. * Độ tương phản của màu sắc: Đố nhanh bạn: mực đen viết trên giấy trắng có phải là những màu tương phản dễ nhận thấy nhất ? Chắc chắn sẽ có 51% nhanh nhẩu trả lời: Có ! Vì hai màu Đen và Trắng là 02 màu có độ tương phản lớn nhất. TNDH sẽ mãi ở trong số 51% nhanh nhẩu đó “níu” không đọc những dòng dưới đây: Bảng phân loại độ tương phản: 1. Mực đen trên giấy vàng. 2. Mực xanh lá cây trên giấy trắng. 3. Mực xanh dương trên giấy trắng. 4. Mực trắng trên giấy xanh dương. 5. Mực đen trên giấy trắng. 6. Mực vàng trên giấy đen. 7. Mực trắng trên giấy đỏ. 8. Mực trắng trên giấy xanh lá cây. 9. Mực trắng trên giấy đen. 10. Mực đỏ trên giấy vàng. 11. Mực xanh lá cây trên giấy đỏ. 12. Mực đỏ trên giấy xanh lá cây. Hoá ra “nó” chỉ đứng hàng thứ 5 trong bảng phân loại mà thui. TNDH xin tạm dừng bài 1 tại đây và chúc các bạn một kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ. Trong bài 2 TNDH sẽ cùng các bạn lướt qua Nghệ thuật phối màu với những cảm nhận căn bản về các màu nóng; lạnh; ấm; mát…và những hiệu ứng tạo ra từ sự phối màu như: Romantic; Soft; Moving; Tropical…Dự kiến bài cuối cùng trong loạt bài này là Sự cảm nhận về màu sắc – bố cục… qua những poster quảng cáo cho bộ phim Những cô gái chân dài. Mong các bạn đón xem. Những cảm nhận…(tiếp theo) Bạn Khoa*** nói rất đúng, nhiều bạn sử dụng PS đã lâu nhưng ít chú ý đến sự phối màu một cách bài bản. Thông thường chúng ta quen sử dụng những mảng màu do “ông” Adobe… pha sẵn, những tấm ảnh tự sáng tác chỉ dựa trên sự cảm nhận chủ quan: Đẹp là được. Nhìn một tác phẩm nghệ thuật ta cũng chỉ dừng lại ở nhận định: tấm này được đấy, màu sắc dịu … mắt hoặc tấm này loè loẹt quá, chói quá… Như các bạn biết chức năng thứ 2 của Photoshop là sáng tạo ảnh và “ông” Adobe hẳn không ngờ mình đã góp phần “khai sinh” ra một ngành nghệ thuật mới và một giới hoạ sĩ mới chuyên vẽ “tranh” bằng…chuột ! Hoạ sĩ PS đương nhiên phải nắm vững các nguyên tắc phối màu, còn chúng ta những dân chưa hoá Prồ hoặc không muốn thành Prồ chúng ta chỉ cần những hiểu biết sơ đẳng nhất về màu sắc để từ nay khi nhìn vào một tấm ảnh ta có thể mạnh miệng phán: tấm này màu sắc rất mạnh mẽ (Energetic) tấm kia màu rất khoẻ mạnh (Powerful)…Nói được như vậy chắc chắn dân … ngoại đạo PS phải lác mắt khâm phục bạn (và có thể lúc này trong mắt họ bạn đã hoá…rồ rùi đấy) Những nội dung TNDH chuẩn bị trình bày cho các bạn dưới đây, chủ yếu trích từ cuốn Nghệ thuật phối màu do Nguyễn Hạnh biên dịch (Nếu bạn chỉ chuyên về PS và không có ý định kiếm sống bằng PS thì khỏi cần mua cuốn này làm gì vì giá khá mắc) Cuốn sách có nhiều hình minh hoạ đẹp nhưng trong đĩa CD kèm theo thì lại hổng có nên TNDH phải lụm một số hình ảnh khác tương tự để minh hoạ . Những nội dung không kiếm được hình, TNDH đề nghị bạn nào có thì up lên bổ sung nhé ! Bài 2: NGHỆ THUẬT PHỐI MÀU Trong lời nói đầu Nguyễn Hạnh viết: Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta. Màu sắc là hiện tượng vật lý mà mắt chúng ta thấy được. Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận. Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động. Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn. Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà. Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó. Phần I: Tóm tắt những khái niệm 1/ Màu dương tính: Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng. 2/ Màu âm tính: Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen. Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại. Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc. Ví dụ: Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh. 3/ Vòng tròn màu căn bản (the color wheel) Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu . Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà…thèm) số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển… Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho…riêng bạn. 4/ Cách dùng màu: • Cấp thứ nhất (Primary) Dùng 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam để phối ra các sắc độ màu khác nhau. • Cấp thứ hai (Secondary) Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên lục lam sẽ có màu tím, lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây… Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi là màu chồng đơn. • Cấp thứ ba (Tertiary) Từ 3 màu căn bản: Đỏ – Vàng – Lục lam chúng ta đã phối ra màu da cam – xanh lá – tím. Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ được các màu ở cấp Tertiary là: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím. 5/ Cái này giờ mới biết: Không có “cái gọi là” màu đen, màu xám hay màu trắng vì màu trắng chỉ là sắc độ giảm tối đa của một trong 12 màu trên vòng tròn màu, màu xám và đen chính là sắc độ tăng tối đa của những màu trên (quá xá là đúng) 6/ Trình tự phối màu: • Bước 1: Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau của bài này) • Bước 2: Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện. • Bước 3: Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản. Ví dụ: Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau: Màu Gạch cua – Xanh ve chai. Da cam – Xanh dương. Nghệ – Chàm. Vàng – Tím. Vàng xanh – Đỏ tím… Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên. Ví dụ: Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được. Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự. • Bước 4: Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước. Bài viết xin tạm dừng , mời các bạn “thư giãn” bằng tấm hình dưới đây trước khi tiếp tục Phần II: 07 sắc độ màu. Phần II: 07 SẮC CẦU VỒNG Sắc độ hay tính chất của màu sắc gợi lên ít nhiều xúc động cho người xem. Người ta dùng nhiều từ khác nhau để mô tả đặc tính của màu sắc đơn và so sánh khi chúng phối hợp với nhau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan