Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay...

Tài liệu Thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay

.PDF
179
55
74

Mô tả:

Thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nayThanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM KHẮC LỊCH THANH TRA PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính Mã số: 62.38.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Bùi Xuân Đức Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Các số liệu được thu thập từ các nguồn tin cậy. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017 Tác giả luận án Phạm Khắc Lịch MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .......................................................................................................................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................. 9 1.2. Nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................................................................................... 22 1.3. Cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .............................. 26 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ....................................................................................................... 28 2.1. Khái niệm thanh tra phòng cháy và chữa cháy ...................................................... 28 2.2. Đặc điểm, vai trò của thanh tra phòng cháy và chữa cháy..................................... 39 2.3. Nội dung thanh tra phòng cháy và chữa cháy ........................................................ 44 2.4. Điều chỉnh pháp luật về thanh tra phòng cháy và chữa cháy ................................ 48 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh tra phòng cháy và chữa cháy ............................. 55 2.6. Kinh nghiệm nước ngoài về thanh tra phòng cháy và chữa cháy .......................... 61 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THANH TRA PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................................................... 66 3.1. Đặc điểm có liên quan đến thực trạng thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................................ 66 3.2. Thực trạng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ......................................................................................................... 71 3.3. Thực tiễn về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................................ 83 3.4. Nhận xét, đánh giá về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................... 105 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TRA PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM . 117 4.1. Nhu cầu tăng cường, nâng cao hiệu quả thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam ..................................................................................................................... 117 4.2. Quan điểm, yêu cầu tăng cường, nâng cao hiệu quả thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong thời gian tới ................................................................... 121 4.3. Giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam ..................................................................................................................... 124 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 152 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Tên bảng, sơ đồ Trang Bảng Bảng 3.1. Kết quả thực hiện công tác thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016………………………………. Bảng 3.2. Thống kê kết quả thực hiện công tác thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 theo chủ thể thanh tra…... Bảng 4.1. Thống kê nhu cầu bổ sung biên chế cán bộ thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2020………….. 96 97 137 Sơ đồ Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức bộ máy thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014…………………………………….. Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức bộ máy thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam giai đoạn 2015 đến nay……………………………………. Sơ đồ 4.1. Mô hình tổ chức thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong thời gian tới………………………………………………… Sơ đồ 4.2. Mô hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong thời gian tới…………………………….. 87 91 133 142 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 được ban hành và triển khai thực hiện, công tác phòng cháy, chữa cháy đã đạt được những kết quả quan trọng; góp phần phục vụ đắc lực sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, tình hình cháy, nổ ở nước ta vẫn diễn biến hết sức phức tạp; xảy ra khá nghiêm trọng, trên nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn, với tính chất vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, lao động và sản xuất của người dân; gây tổn hại lớn đến vật chất, kinh tế, tinh thần của người dân. Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an, trong giai đoạn 2011 - 2016, trung bình mỗi năm, ở Việt Nam xảy ra 2.135 vụ cháy, làm chết 74 người, bị thương 189 người, thiệt hại về tài sản 1.231 tỷ đồng và hàng trăm hecta rừng. Đáng chú ý là số vụ cháy, nổ tại các khu dân cư, cơ sở kinh doanh dịch vụ, chợ, khu công nghiệp, phương tiện giao thông, cháy rừng có chiều hướng gia tăng. Nhiều vụ cháy gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản. Điển hình như: Vụ cháy tại kho hàng Công ty Cổ phần Len Hà Đông (Hà Nội) ngày 19/02/2014 gây thiệt hại 105 tỷ đồng; vụ cháy tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn thuộc Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam (Bắc Ninh) ngày 20/8/2015 gây thiệt hại 317 tỷ đồng; vụ cháy tại quán Karaoke số 68 Trần Thái Tông (Hà Nội) ngày 01/11/2016 làm chết 13 người, gây thiệt hại 10 tỷ đồng; gần đây nhất là vụ cháy tại xưởng sản xuất bánh kẹo ở Hoài Đức (Hà Nội) ngày 29/7/2017 làm chết 08 người, bị thương 02 người. Để thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, quy định để phòng ngừa, tuyên truyền phổ biến và các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn phòng cháy chữa cháy nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả chưa cao; sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, cơ sở vào công tác phòng cháy chữa cháy chưa thực sự quyết liệt; các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa. Thực tế cho thấy, để đảm bảo tốt về an toàn phòng cháy và chữa cháy có hiệu quả, chúng ta cần phải thực hiện tổng hợp, đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, thanh tra phòng cháy và chữa cháy là một trong những công tác có vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì, qua 1 thanh tra sẽ phát hiện được những sơ hở, thiếu sót trong công tác phòng cháy, chữa cháy, từ đó kiến nghị áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định, nhằm ngăn ngừa các vụ cháy xảy ra, nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy. Chính vì vậy, tại Điều 59 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có quy định: “Thanh tra phòng cháy và chữa cháy là thanh tra chuyên ngành” và “Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của Thanh tra phòng cháy và chữa cháy”. Từ năm 2011 đến năm 2016, thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Thanh tra năm 2010, lực lượng thanh tra Công an nhân các cấp đã tổ chức, tiến hành được 263 cuộc thanh tra về phòng cháy và chữa cháy đối với 2.096 đối tượng thanh tra trên toàn quốc; đã đưa ra 1.435 kiến nghị về phòng cháy, chữa cháy; kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với 190 trường hợp với tổng số tiền hơn 01 tỷ đồng. Qua thanh tra phòng cháy và chữa cháy đã làm rõ được những ưu điểm, hạn chế, những vi phạm phổ biến và nguyên nhân của những hạn chế, vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy của Ủy ban nhân dân các cấp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu dân cư, chung cư cao tầng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Mô hình tổ chức thanh tra phòng cháy và chữa cháy chưa được triển khai thống nhất từ trung ương đến địa phương. Biên chế đội ngũ cán bộ thanh tra phòng cháy và chữa cháy còn thiếu nhiều so với yêu cầu thực tiễn; phần lớn chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy. Nội dung các cuộc thanh tra về phòng cháy và chữa cháy không sâu; chất lượng, hiệu quả chưa cao; mới chỉ tiến hành thanh tra theo kế hoạch, chưa tiến hành thanh tra thường xuyên, thanh tra đột xuất về phòng cháy, chữa cháy. Do đó, nhiều lĩnh vực, cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ cao chưa được thanh tra, nhiều vi phạm nghiêm trọng về phòng cháy, chữa cháy không được phát hiện, xử lý kịp thời đã dẫn đến xảy ra các vụ cháy, nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Những hạn chế trên do các nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Pháp luật về thanh tra phòng cháy và chữa cháy chưa hoàn thiện. Lý luận, nghiệp vụ về thanh 2 tra phòng cháy và chữa cháy chưa đầy đủ cả về hình thức và nội dung. Đội ngũ cán bộ thanh tra phòng cháy và chữa cháy còn thiếu về số lượng; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Trong thời gian tới, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, để góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân thì công tác thanh tra phòng cháy, chữa cháy ngày càng trở nên quan trọng và càng phải được tăng cường, nâng cao hơn nữa về hiệu lực, hiệu quả. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện về pháp luật thanh tra phòng cháy và chữa cháy, kiện toàn mô hình tổ chức thanh tra phòng cháy và chữa cháy, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong thời gian tới là vấn đề mang tính cấp bách trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu về thanh tra nói chung, thanh tra chuyên ngành nói riêng đã có nhiều công trình được công bố dưới dạng giáo trình, sách, đề tài khoa học, luận văn, luận án, bài viết đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học. Song, nghiên cứu về thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam đến nay mới chỉ có một vài công trình khoa học phản ánh về một số khía cạnh, phương diện nhất định của tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy; chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, đầy đủ về lý luận, thực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy dưới cấp độ luận án Tiến sĩ Luật học. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ bản, quan trọng sau đây: 3 - Trên cơ sở nền tảng lý luận và các quy định của pháp luật về thanh tra, thanh tra chuyên ngành, thanh tra Công an nhân dân, luận án nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra phòng cháy và chữa cháy. - Thu thập các tài liệu, số liệu; khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tế để làm rõ thực trạng thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay, tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Nghiên cứu nhu cầu, quan điểm, yêu cầu và đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện pháp luật thanh tra phòng cháy và chữa cháy, để kiện toàn về tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án bao gồm: - Các quy định của pháp luật về thanh tra phòng cháy và chữa cháy. - Những vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra phòng cháy và chữa cháy. - Tổ chức bộ máy và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung vào nghiên cứu về thanh tra chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy của Bộ Công an; không nghiên cứu về thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy của các bộ, ngành khác, cũng như của Ủy ban nhân dân các cấp. - Về chủ thể: Luận án tập trung vào nghiên cứu các chủ thể bao gồm: Thanh tra Bộ Công an; Thanh tra Công an tỉnh; Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. - Về thời gian: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu về thực trạng tổ chức bộ máy và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2016. - Về địa bàn: Luận án nghiên cứu về tổ chức bộ máy, hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam, song chủ yếu tập trung nghiên cứu ở các 4 thành phố trực thuộc trung ương, các tỉnh trọng điểm về cháy, nổ đã thành lập Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Đồng Nai. 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Công an về thanh tra, thanh tra chuyên ngành, thanh tra Công an nhân dân, thanh tra phòng cháy và chữa cháy. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng các phương pháp khác như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp hệ thống; phương pháp thống kê, khảo sát; phương pháp quy nạp; phương pháp chuyên gia. Cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu được tác giả sử dụng để nghiên cứu các văn bản pháp luật, giáo trình, sách, đề tài khoa học, luận án, luận văn, bài báo khoa học… có liên quan đến thanh tra, thanh tra chuyên ngành, thanh tra Công an nhân dân, thanh tra phòng cháy chữa cháy. Trên cơ sở đó, tác giả định hình, viết tổng quan luận án cũng như tư duy, xây dựng được cấu trúc các chương của luận án đảm bảo tính phù hợp, lô gic và khoa học. - Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ các chương của luận án để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn như: Các khái niệm, vai trò, đặc điểm của thanh tra phòng cháy và chữa cháy; khái niệm, đặc điểm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nội dung của pháp luật về thanh tra phòng cháy và chữa cháy; đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của nó; đưa ra những định hướng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về thanh tra phòng cháy và chữa cháy, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy. - Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các quy định của pháp luật về thanh tra phòng cháy và chữa cháy với các quy định của pháp luật về thanh tra nói 5 chung, thanh tra chuyên ngành nói riêng; so sánh mô hình tổ chức bộ máy thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam qua các giai đoạn trước và sau năm 2014. - Phương pháp hệ thống được sử dụng để hệ thống các kết quả nghiên cứu có liên quan đến luận án cũng như quan điểm, quan niệm xung quanh các nội dung cần giải quyết trong luận án. - Phương pháp thống kê, khảo sát được sử dụng để đưa ra các số liệu thực tế, cần thiết phản ánh thực trạng về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp quy nạp, được sử dụng để khái quát lên thực trạng chung về tổ chức bộ máy và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp chuyên gia được tác giả sử dụng để trao đổi, tọa đàm, xin ý kiến tư vấn của các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực thanh tra nói chung, thanh tra phòng cháy và chữa cháy nói riêng, từ đó, nghiên cứu, tìm hiểu những khó khăn, bất cập, những kết quả, hạn chế về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy cũng như tìm kiếm những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về thanh tra phòng cháy và chữa cháy, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong thời gian tới. 4.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài Các nội dung được thực hiện trong đề tài luận án được nghiên cứu sinh tiếp cận theo hướng tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử, tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học xã hội nhân văn, tiếp cận dưới góc độ quyền - an ninh con người. Trong đó, hướng chủ đạo là tiếp cận dưới góc độ Luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Cách tiếp cận của đề tài là đi từ cái chung về thanh tra, thanh tra chuyên ngành, thanh tra Công an nhân dân, đến cái cụ thể là về thanh tra phòng cháy và chữa cháy. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là một trong những công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ, toàn diện về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. 6 - Từ cơ sở lý luận của khoa học hành chính và luật học, luận án đã phân tích, tổng kết và chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế của pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy từ góc độ pháp luật thực định cũng như thực tiễn việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay. - Luận án đã phân tích, làm sáng tỏ về mô hình tổ chức bộ máy thanh tra phòng cháy và chữa cháy, thực tiễn hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016; đánh giá được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích những nhu cầu, đòi hỏi tất yếu khách quan, những quan điểm, định hướng cơ bản, đồng thời, đề xuất các giải pháp có tính khoa học, khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành, thanh tra Công an nhân dân nói chung, thanh tra phòng cháy và chữa cháy nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án có giá trị tham khảo thiết thực cho các nhà làm luật trong việc nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Luật Thanh tra năm 2010 và hoàn thiện pháp luật về thanh tra Công an nhân dân nói chung, thanh tra phòng cháy và chữa cháy nói riêng. Đồng thời, luận án sẽ là một tài liệu có giá trị tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là, đối với cán bộ làm công tác thực tiễn để nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng pháp luật về thanh tra phòng cháy và chữa cháy. - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong công tác giảng dạy, học tập một số môn học ở bậc đại học, sau đại học của Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy như: Luật Phòng cháy và chữa cháy; Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy; Thanh tra, kiểm tra phòng cháy chữa cháy. - Những giải pháp nêu trong luận án có thể giúp cho Bộ Công an, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an, Cảnh sát phòng cháy và 7 chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu vận dụng để kiện toàn về tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần nội dung của luận án được kết cấu gồm 04 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra. Chương 2. Những vấn đề lý luận về thanh tra phòng cháy và chữa cháy. Chương 3. Thực trạng thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay. Chương 4. Quan điểm và giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Trong những năm vừa qua, những vấn đề liên quan đến lĩnh vực thanh tra nói chung đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như những nhà hoạt động thực tiễn. Trong đó, một số vấn đề liên quan đến thanh tra phòng cháy và chữa cháy bước đầu cũng đã được đề cập, nghiên cứu. Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, có thể sắp xếp các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án theo các nhóm vấn đề chính như sau: 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong giai đoạn hiện nay, chủ nhiệm TS Đào Hữu Dân, Hà Nội, 2012 [30]. Đề tài gồm 159 trang đã làm rõ lý luận và thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam. Tuy đề tài chỉ có 04 trang phân tích, đánh giá thực trạng, ưu điểm, hạn chế trong hoạt động thanh tra, kiểm tra phòng cháy, chữa cháy và đề cập đến nội dung nâng cao chất lượng công tác thanh tra phòng cháy và chữa cháy, trong đó, chú ý vấn đề kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ làm công tác thanh tra phòng cháy và chữa cháy. Song, đây là những gợi ý quan trọng cho nghiên cứu sinh trong việc đề ra các giải pháp về thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Chương 4 của luận án. - Giáo trình, Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy, TS Đào Hữu Dân, Hà Nội, 2012 [29]. Giáo trình đã nghiên cứu tổng thể, toàn diện những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy, trong đó có nội dung thanh tra phòng cháy và chữa cháy. Tuy nội dung viết về thanh tra phòng cháy và chữa cháy trong giáo trình còn quá ngắn, chỉ có 02 trang, đề cập đến chủ thể, nội dung, đối tượng, thời hạn thanh tra phòng cháy và chữa cháy nhưng nó cũng có giá trị tham khảo, định hướng cho tác giả khi nghiên cứu về lý luận, thực tiễn hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Chương 2 và Chương 3 của luận án. - Luận án Tiến sĩ Luật học, Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trần Anh Dũng, Hà Nội, 2015 [33]. Đây là công trình khoa học nghiên cứu một cách tương đối 9 toàn diện về lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy. Tuy luận án mới chỉ có 03 trang viết về thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy, đồng thời, chưa có giải pháp về công tác thanh tra phòng cháy và chữa cháy nhưng kết quả nghiên cứu của luận án cũng là một trong những nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa khi tác giả nghiên cứu về thực trạng hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy trong Chương 3 của luận án. - Luận án Tiến sĩ Luật học, Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với các khu công nghiệp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Nguyễn Văn Bình, Hà Nội, 2016 [13]. Đây là công trình khoa học nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đối với các khu công nghiệp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Luận án đã cung cấp cho nghiên cứu sinh nhiều vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy đối với các khu công nghiệp, trong đó có các vấn đề về điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy; về thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với khu công nghiệp. Những nội dung này là cơ sở quan trọng để tác giả nghiên cứu, phân tích nội dung thanh tra phòng cháy và chữa cháy đối với các khu công nghiệp tại Chương 2, cũng như đánh giá thực trạng thanh tra phòng cháy và chữa cháy đối với các khu công nghiệp tại Chương 3 của luận án. - Luận án Chỉ huy, quản lý kỹ thuật, Nghiên cứu hệ thống tổ chức lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, Nguyễn Thành Long, Hà Nội, 2017 [63]. Đây là công trình khoa học nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về lý luận, thực tiễn và các giải pháp kiện thoàn hệ thống tổ chức lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, luận án cũng đã phân tích, đánh giá và chỉ ra yêu cầu cấp thiết phải kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam như: Thành lập Phòng Thanh tra chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy ở cấp Bộ; thành lập Đội Thanh tra chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy ở Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh. Tuy luận án không bàn sâu về tổ chức thanh tra phòng cháy và chữa cháy nhưng những ý tưởng về tổ chức thanh tra phòng cháy và chữa cháy mà luận án đưa ra có giá trị tham khảo, định hướng quan trọng cho tác giả trong việc đề xuất mô hình tổ chức thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Chương 4 của luận án. 10 1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về thanh tra, thanh tra chuyên ngành - Đề tài khoa học cấp Bộ, Tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữa thanh tra Bộ và thanh tra chuyên ngành thực trạng và giải pháp, chủ nhiệm đề tài Nguyễn Khắc Hường, Hà Nội, 2004 [51]. Đề tài đã khảo sát hệ thống tổ chức, hoạt động của thanh tra ở 26 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 03 cơ quan thuộc Chính phủ, kết hợp với việc khái quát quá trình hình thành và phát triển các tổ chức thanh tra từ 1945 đến 2004. Đề tài đã nghiên cứu và xây dựng được các mô hình tổ chức thanh tra chuyên ngành phù hợp theo từng nhóm bộ, ngành. Tuy chưa đi sâu nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của thanh tra Công an nhân dân nói chung, thanh tra phòng cháy và chữa cháy nói riêng nhưng những giải pháp và kiến nghị của đề tài về Thanh tra Bộ, thanh tra chuyên ngành có ý nghĩa quan trọng, giúp tác giả tham khảo và đề ra các định hướng, giải pháp về tổ chức bộ máy và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Chương 4 của luận án. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Luận cứ khoa học phục vụ sửa đổi Luật Thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh tra, chủ nhiệm đề tài Trần Văn Truyền, Hà Nội, 2008 [124]. Trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra từ khi có Luật Thanh tra năm 2004, đề tài đã xây dựng định hướng đổi mới và đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra. Tuy đề tài chưa đề cập, nghiên cứu về đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra Công an nhân dân nói chung, thanh tra phòng cháy và chữa cháy nói riêng. Song, những luận cứ khoa học được nêu trong đề tài cũng là những gợi ý quan trọng để nghiên cứu sinh đưa ra những định hướng, giải pháp về thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay. - Đề tài khoa học trọng điểm cấp Bộ, Kết quả hoạt động thanh tra - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, chủ nhiệm đề tài TS Nguyễn Quốc Hiệp, Hà Nội, năm 2012 [40]. Đề tài đã làm rõ những vấn đề then chốt nhất về kết quả hoạt động thanh tra, từ đó đưa ra những định hướng giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng kết quả hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, đề tài cũng chưa đề cập, nghiên cứu về kết quả hoạt động thanh tra trong Công an nhân dân nói chung, kết quả thanh tra phòng cháy và chữa cháy nói riêng. Song, các giải pháp, kiến nghị của đề tài cũng là cơ sở định hướng cho luận án tiếp cận để có thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam. - Đề tài khoa học cấp cơ sở, Hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan 11 được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Thị Hải Yến, Hà Nội, 2013 [130]. Đề tài đã làm rõ được nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn, trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Tuy không nghiên cứu, đề cập đến thanh tra chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy nhưng đề tài là một trong những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, định hướng cho tác giả nhiều vấn đề khi nghiên cứu về hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam. - Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính, Học viện Hành chính, PGS.TS. Lê Thị Hương chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2011 [45]. Giáo trình gồm 213 trang, 05 chương, trong đó có 03 chương viết về những vấn đề cơ bản về thanh tra với những nội dung lý luận như: Khái niệm và đặc điểm của thanh tra; vai trò của thanh tra; các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thanh tra; hình thức và phương pháp thanh tra; công cụ thanh tra. Giáo trình cũng đã cung cấp tổng thể những lý luận căn bản về tổ chức và hoạt động thanh tra như: Khái niệm và đặc điểm hệ thống cơ quan thanh tra; chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước; tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước; khái niệm, tổ chức hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; khái niệm, tiêu chuẩn, trách nhiệm của thanh tra viên; đạo đức thanh tra; các giai đoạn trong hoạt động thanh tra; công tác sau thanh tra; giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra; mục đích, yêu cầu đánh giá kết quả thanh tra; tiêu chí đánh giá kết quả thanh tra; đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra; một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra. Tuy giáo trình không đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra phòng cháy và chữa cháy, về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy nhưng những vấn đề lý luận cơ bản mà giáo trình đề cập đến có giá trị định hướng cho tác giả trong việc nghiên cứu, hình thành, phát triển những vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra phòng cháy và chữa cháy trong Chương 2, cũng như nghiên cứu về thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Chương 3, đồng thời đưa ra giải pháp, kiến nghị liên quan đến kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong Chương 4 của luận án. - Luận án tiến sĩ Luật học, Hoàn thiện pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay, Nguyễn Thị Thương Huyền, Hà Nội, 2009 [50]. Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, thực trạng pháp luật, luận án đã đưa ra hệ thống các giải pháp để hoàn thiện 12 pháp luật thanh tra ở Việt Nam. Tuy không đề cập đến pháp luật về thanh tra phòng cháy và chữa cháy nhưng luận án có giá trị định hướng quan trọng cho tác giả khi nghiên cứu về thực trạng các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy, về nhu cầu, định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam. - Luận án tiến sĩ Luật học, Pháp luật về thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam hiện nay, Bùi Thị Thanh Thúy, Hà Nội, 2015 [104]. Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật về thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2015, luận án đã đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam dưới cả hai góc độ pháp luật và thực hiện pháp luật trong điều kiện hiện nay. Tuy không đề cập đến pháp luật về thanh tra phòng cháy và chữa cháy nhưng luận án có giá trị định hướng quan trọng cho tác giả khi nghiên cứu về các quy định của pháp luật, thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật, cũng như xây dựng giải pháp hoàn để thiện pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong thời gian tới. - Luận án tiến sĩ Luật học, Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay, Phạm Thị Anh Đào, Hà Nội, 2017 [36]. Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn về tổ chức, hoạt động thanh tra xây dựng, luận án đã đề ra 04 giải pháp đổi mới tổ chức thanh tra xây dựng, 04 giải pháp đổi mới hoạt động thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay. Tuy nội dung của luận án không nghiên cứu về thanh tra Công an nhân dân, thanh tra phòng cháy và chữa cháy nhưng các giải pháp, kiến nghị của luận án về tổ chức, hoạt động thanh tra xây dựng có giá trị tham khảo quan trọng cho nghiên cứu sinh trong việc đề ra định hướng, cũng như đề ra các giải pháp về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay tại Chương 4 của luận án. - Luận văn thạc sĩ Luật học, Tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Thị Thục, Hà Nội, 2011 [101]. Luận văn đã khảo sát về tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra chuyên ngành (bao gồm Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở). Qua đó luận văn đánh giá những thuận lợi và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của hai loại cơ quan này và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện tổ chức và hoạt động Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở. Đây là một công trình nghiên cứu tương đối mới, có tính thời sự, theo tinh thần quy định của Luật Thanh tra năm 2010. Chính vì vậy những kiến thức về mặt lý luận, đặc biệt là thực trạng 13 việc thực hiện pháp luật thanh tra chuyên ngành hiện nay có giá trị tham khảo lớn cho việc giải quyết những nội dung liên quan đến lý luận của luận án về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam. - Ngoài ra, nghiên cứu liên quan đến vấn đề pháp luật về thanh tra, thanh tra chuyên ngành có một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên khảo ở trong nước như: Những bất cập trong các quy định của pháp luật về thanh tra, Đổng Quang Hưng, Tạp chí Thanh tra số 10/2007; Một vài suy nghĩ về những điểm mới của Luật thanh tra 2010 PGS.TS Lê Thiên Hương, Bùi Thị Thanh Thúy, Tạp chí quản lý nhà nước số 183/2011; Nhận diện pháp luật về thanh tra chuyên ngành, Bùi Thị Thanh Thúy, Tạp chí Thanh tra số 7/2014; Nhìn nhận những bất cập trong quy định pháp luật về thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam hiện nay, Bùi Thị Thanh Thúy, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số tháng 11/2014… Nội dung những bài viết trên đã chỉ ra những điểm mới của Luật Thanh tra 2010, những bất cập trong các quy định của pháp luật về thanh tra, các yêu cầu đặt ra, giải pháp trong việc hoàn thiện pháp luật thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam. Những bài viết trên tuy không đề cập đến pháp luật về thanh tra phòng cháy và chữa cháy nhưng cũng có giá trị định hướng quan trọng cho tác giả khi nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của pháp luật thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay. 1.1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về thanh tra phòng cháy và chữa cháy - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Luận cứ khoa học xây dựng mô hình đào tạo chuyên ngành thanh tra phòng cháy và chữa cháy, PGS.TS Đỗ Ngọc Cẩn, Phạm Khắc Lịch, Hà Nội, 2015 [24]. Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ lý luận, thực trạng về đào tạo cán bộ thanh tra phòng cháy và chữa cháy, đề tài đã xây dựng các mô hình đào tạo cán bộ thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong thời gian tới. Tuy không đề cập nhiều đến lý luận, thực trạng tổ chức, hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy, song, đề tài là một trong những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho tác giả kế thừa, phát triển khi nghiên cứu về giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thanh tra phòng cháy và chữa cháy trong Chương 4 của luận án. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Nâng cao hiệu quả thanh tra Công an nhân dân trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, chủ nhiệm đề tài Ma Văn Kỳ, Hà Nội, 2015 [57]. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về thanh tra chuyên ngành Công an nhân trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy từ năm 2008 đến năm 2014. Từ đó, đề tài đã đưa ra 05 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra Công an nhân dân trong lĩnh vực phòng cháy và chữa 14 cháy. Tuy vẫn còn những khoảng trống lớn về thanh tra phòng cháy và chữa cháy, đề tài chưa đề cập nghiên cứu như: Pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy; nhu cầu, định hướng, các giải pháp để hoàn thiện pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam trong thời gian tới. Song, kết quả nghiên cứu của đề tài là một trong những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả nghiên cứu, kế thừa, phát triển và giải quyết toàn diện các vấn đề về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy từ Chương 1 đến Chương 4 của luận án. - Giáo trình Kiểm tra, thanh tra về phòng cháy và chữa cháy, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Th.S Nguyễn Thế Từ, Th.S Nguyễn Hữu Tấn, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2006 [121]. Giáo trình gồm 212 trang, với 05 chương, sử dụng trong đào tạo hệ đại học, hệ trung cấp ở Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Tuy nội dung những vấn đề lý luận về thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Chương 3 viết còn khá sơ sài (13 trang), chủ yếu là trích dẫn lại những quy định trong Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, Luật Thanh tra năm 2004; chưa có sự đi sâu nghiên cứu, phân tích về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy. Do đó, những nội dung này đến nay đã lạc hậu và không còn phù hợp với thực tiễn công tác thanh tra phòng cháy và chữa cháy. Song, bộ khung cấu trúc lý luận về thanh tra phòng cháy và chữa cháy mà giáo trình đã xây dựng là cơ sở, nền tảng quan trọng để tác giả tham khảo, xây dựng thành những nội dung lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Chương 2 của luận án. - Luận văn thạc sĩ Tổ chức phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Tổ chức công tác thanh tra chuyên ngành trong lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Nguyễn Hùng An, Hà Nội, 2014 [2]. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu làm rõ về lý luận, thực trạng mô hình tổ chức thanh tra chuyên ngành của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Từ đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy thanh tra chuyên ngành của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tuy mới chỉ nghiên cứu về mô hình tổ chức bộ máy thanh tra chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy trước khi có Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân và chưa đề cập nghiên cứu về các quy định của pháp luật, cũng như thực trạng hoạt động thanh tra chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam nhưng kết quả nghiên cứu của luận văn cũng là một trong những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả giải quyết các vấn đề về tổ chức, hoạt động thanh tra 15 phòng cháy và chữa cháy trong Chương 3, Chương 4 của luận án. - Ngoài ra, nghiên cứu liên quan đến vấn đề thanh tra phòng cháy và chữa cháy còn có một số bài viết đăng trên Kỷ yếu hội thảo khoa học “50 năm Thanh tra Công an nhân dân xây dựng, phát triển và trưởng thành” do Bộ Công an tổ chức tháng 8/2017 tại Hà Nội như: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra tại Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh Vĩnh Phúc, Trần Văn Bình; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành tại Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh, Lê Tấn Bửu; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân, Lê Thị Hạnh… Nội dung các bài viết đã phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Vĩnh Phúc, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cũng như ở Việt Nam nói chung. Những bài viết trên có giá trị định hướng quan trọng cho tác giả khi nghiên cứu về thực trạng thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam hiện nay tại Chương 3, cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra phòng cháy và chữa cháy ở Chương 4 của luận án. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy - Management guidelines investigate fires, Management Agency wine, beer, tobacco, guns and explosives USA, 2010. (Sách Hướng dẫn Quản lý điều tra các vụ cháy của Cơ quan quản lý rượu, bia, thuốc lá, súng và thuốc nổ Hoa Kỳ, 2010) [139]. Sách đề cập đến công tác quản lý, bảo vệ, khám nghiệm hiện trường cháy, nổ và các dấu vết cháy, nổ. Sách phân tích các dấu vết cháy hình thành thông qua các vụ cháy cụ thể và các dấu vết cháy qua thực nghiệm. So sánh từ phòng thí nghiệm và thực nghiệm với Hướng dẫn quản lý, điều tra cháy, nổ 921 - Hiệp hội phòng cháy và chữa cháy quốc gia Hoa Kỳ NFPA 921. Từ đó, đưa ra những chỉ dẫn cho các nhà điều tra trong quá trình điều tra các vụ cháy, nổ trên thực tế. Sách là một trong những tài liệu tham khảo quan trọng cho hoạt động điều tra các vụ cháy - Một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam. - Fire prevention, Fire Prevention Association and the US National Fire NFPA - 921, 2011. (Cuốn sách Phòng chống cháy nổ của Hiệp hội phòng cháy và chữa cháy quốc gia Hoa Kỳ - NFPA - 921, xuất bản năm 2011) [135]. Cuốn sách gồm 28 chương và 03 phụ lục tham khảo, đã xây dựng hệ thống hướng dẫn và các 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất