Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thành ngữ trong tiểu thuyết của lê lựu...

Tài liệu Thành ngữ trong tiểu thuyết của lê lựu

.PDF
183
317
88

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN VÕ THỊ THU YẾN Mssv: 6095757 Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn Niên khóa: 2009- 2013 Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ Cần Thơ, 05-2012 1 LỜI I CẢM N C M ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn này đến ba mẹ đã dày công, vất vả lo cho tôi có được ngày hôm nay, cảm ơn những người thân đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ tôi trong những lúc khó khăn, cảm ơn bạn bè đã cùng tôi vững bước trong suốt bốn năm dài Đại học. Tiếp đến, xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Sư Phạm của Trường Đại học Cần Thơ trong suốt bốn năm qua đã dìu dắt, dạy bảo chúng em những điều tốt đẹp, cảm ơn thầy cô đã cho chúng em những bài học kinh nghiệm và kiến thức bổ ích để có thể vững tin, tự hào khi đứng trên bụt giảng mai sau. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tư, người đã tận tình hướng dẫn, cung cấp cho tôi những tài liệu cần thiết trong suốt thời gian làm luận văn đầy khó khăn và vất vả. Vô cùng cảm ơn thầy. Do kiến thức của bản thân còn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn. 2 MỞ ĐẦU 3 1. Lí do chọn đề tài Là một người Việt Nam, không ai lại không biết, hay không thuộc một vài thành ngữ. Đó là những lời nói ngắn gọn, gần gũi, quen thuộc, nôm na và dễ hiểu nhưng những thành ngữ đó lại mang nhiều ý nghĩa hết sức sâu sắc. Chúng được xem là kho báu tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc. Nhân dân ta xem thành ngữ là bầu sữa ngọt ngào không bao giờ vơi cạn. Còn các nhà nghiên cứu lại xem thành ngữ như là túi khôn của nhân loại. Nhận xét trên hoàn toàn xác đáng bởi thành ngữ phản ánh nhận thức, trí tuệ và tài năng của con người đối với những hiện tượng thiên nhiên hay những vấn đề trong đời sống xã hội. Thành ngữ vốn tồn tại trong lời ăn tiếng nói của nhân dân và gắn bó mật thiết với lời ăn tiếng nói của họ. Nhân dân ta thường có thói quen dẫn thành ngữ vào lời nói khi giao tiếp. Bác Hồ của chúng ta nói chuyện rất thuyết phục cũng một phần do Người biết vận dụng thành ngữ. Vì thành ngữ tồn tại trong lời ăn tiếng nói của nhân dân nên số lượng thành ngữ không bao giờ dừng lại ở một con số nhất định mà số lượng của nó ngày càng nhiều thêm nhờ sự sáng tạo của quần chúng. Sự gia tăng ấy làm giàu thêm kho tàng ngôn ngữ dân tộc. Không chỉ tồn tại ở lời ăn tiếng nói hàng ngày mà thành ngữ còn xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn chương. Hầu như không nhà văn nào khi sáng tác mà không vận dụng thành ngữ. Chỉ có điều, ở mỗi tác giả vận dụng ở một mức độ khác nhau, mỗi cách diễn đạt khác nhau và cũng đạt hiệu quả ở mức khác nhau. Nhưng chắc chắn rằng, bất cứ tác giả nào biết vận dụng thành ngữ đúng lúc, đúng chỗ sẽ làm cho lời văn của mình hay hơn rất nhiều. Không chỉ vận dụng thành ngữ của nhân dân vào trong sáng tác của mình mà chính tác giả, trong quá trình sáng tác cũng tạo ra những thành ngữ mới. Khi tác phẩm của họ được phổ biến rộng rãi thì các thành ngữ ấy cũng đi vào đời sống của dân chúng và tồn tại vững chắc ở đó. Như vậy, số lượng thành ngữ còn được bồi đắp thêm từ những sáng tác văn chương, chính các nhà văn, nhà thơ cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ dân tộc. Với mong muốn tìm hiểu vốn thành ngữ của dân tộc từ đó có kiến thức nền tảng về chúng và có được sự linh hoạt uyển chuyển hơn trong cách sử dụng thành ngữ vào trong lời nói hàng ngày của chính mình. Với sự yêu thích tiểu thuyết của Lê Lựu, một 4 nhà văn lớn, có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam, người viết mạnh dạn chọn đề tài: “Thành ngữ trong tiểu thuyết của Lê Lựu” . Với đề tài này, tôi mong muốn hiểu sâu sắc hơn về giá trị của thành ngữ trong văn chương nói chung và khám phá ra những nét độc đáo, thú vị của Lê Lựu trong việc vận dụng thành ngữ vào trong sáng tác của mình, từ đó có thể thấy được phong cách của nhà văn này. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề nghiên cứu về cách sử dụng và hiệu quả nghệ thuật của việc vận dụng thành ngữ trong tác phẩm văn chương từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Trong qua trình tìm hiểu lịch sử vấn đề của đề tài, tôi đã tìm được một số công trình nghiên cứu có liên quan như sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo kiệt xuất mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn. Người đã từng đi khắp năm châu bốn biển và biết nhiều thứ tiếng trên thế giới nhưng vẫn thích dùng vốn ngôn ngữ dân tộc. Đặc biệt, khi nói và viết Người rất thích dùng thành ngữ. Chính vì thế, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu cách sử dụng thành ngữ của Người. Công trình sớm nhất là của Cù Đình Tú. Bài viết của ông có nhan đề: “Hồ Chí Minh dùng thành ngữ, tục ngữ”. Bài viết này được in trên tạp chí “Ngôn ngữ” số 2/1970. Để chứng minh cho việc sử dụng thành ngữ của Bác, Cù Đình Tú đã dẫn ra nhiều ví dụ cụ thể. Tác giả đánh giá cao việc vận dụng này. Theo ông: “Mỗi người chúng ta có thể khác nhau về tuổi tác, tầng lớp, kinh nghiệm đời, về vốn sống, văn hóa… nhưng bất cứ ai dọc Hồ chủ tịch, nghe Hồ Chủ tịch cũng như đang nghe tiếng nói của chính mình, tiếng nói tiêu biểu của dân tộc mình. Sỡ dĩ như vậy, là vì trong những bài viết, bài nói chuyện bên cạnh lớp từ thông thường, dễ hiểu của quần chúng, Người còn đệm thêm những thành ngữ cho thích hợp với người nghe, với nội dung và hoàn cảnh nói.” [25;27]. Trên Ngữ học trẻ 2002 còn có bài viết của Bùi Duy Dương với nhan đề: “Nguyễn Trãi và việc sử dụng thành ngữ gốc Hán trong Quốc âm thi tập.” Trong bài viết, tác giả cho rằng: “Việt hóa các ngữ liệu Hán học, trong đó có thành ngữ là một trong hai cách chính để ông xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc.” [6;486]. Tác giả cũng chỉ ra ba cách mà Nguyễn Trãi sử dụng thành ngữ gốc Hán trong Quốc âm thi tập là: “Sử dụng nguyên văn thành ngữ gốc Hán, sử dụng bằng tỉnh lược thành ngữ 5 gốc Hán và sử dụng qua dịch thành ngữ gốc Hán.” Cuối cùng, tác giả khẳng định: “Nguyễn Trãi, với những gì ông đã làm cho tiếng Việt xứng đáng là đại thụ, cột mốc cho sự khai sáng tiếng Việt văn học thời trung đại, xứng đáng là người đầu tiên Việt hóa sáng tạo nhất thành ngữ gốc Hán để làm cho tiếng Việt văn học ngày nay càng điển nhã, tinh tế, mĩ lệ.” [6;486]. Đỗ Hữu Châu trong quyển “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1981 đã dành một phần của chương ba để nghiên cứu về thành ngữ (tác giả còn gọi thanhg ngữ là ngữ cố định). Ở đây, Đỗ Hữu Châu đã nêu lên quan điểm của mình về thành ngữ, phân loại thành ngữ. Ông cho rằng: “Các thành ngữ (có tính thành ngữ cao hay thấp) có thể được chia thành những thành ngữ tương đương với từ sẵn có (hiển nhiên hay không hiển nhiên) với những thành ngữ không tương đương với từ. Các thành ngữ tương đương với từ chủ yếu là các thành ngữ đồng nghĩa, sắc thái hóa, có tính chất miêu tả.”[2;74]. Bên cạnh đó, ông còn căn cứ theo kết cấu cú pháp gốc của thành ngữ để phân chia thành ngữ (trừ thành ngữ gốc Hán) thành hai loại: thành ngữ có kết cấu câu và thành ngữ có kết cấu cụm từ, mỗi loại có kèm theo ví dụ cụ thể, dễ hiểu, được nhiều nàh nghiên cứu tán đồng. Đó chính là đóng góp khá quan trọng ở công trình nghiên cứu là ông đã nêu lên sự đối chiếu giữa thành ngữ và từ ghép với cụm từ tự do kèm theo ví dụ cụ thể. Nhờ điều này, ta tránh sự nhầm lẫn giữa thành ngữ và từ ghép, với cụm từ tự do. Ở đây, tác giả còn nêu lên sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ ở các mặt sau: • Hình thức ngữ pháp: Thành ngữ chỉ tương đương vơi từ, là một cụm từ còn lệ thuộc vào câu, tự nó diễn đạt được một ý trọn vẹn, có khả năng đứng độc lập. • Nội dung ý nghĩa: Nghĩa của thành ngữ là nghĩa của cụm từ cho dù có hành thức tương đương với câu, còn nghĩa của tục ngữ là phán đoán, sự đánh giá, khẳng định chân lí. • Đối tượng nghiênn cứu: Thành ngữ là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học còn tục ngữ là đối tượng nghiên cứu của văn học dân gian. Như vậy, tác giả đã đưa ra 3 đặc điểm để phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Nguyễn Thiện Giáp, trong “Từ và nhận diện từ tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996 đã nêu lên ý kiến của mình về khái nệm thành ngữ, so sánh thành ngữ và cụm từ so sánh kèm theo ví dụ cụ thể. Từ đó, tác giả nêu lên các dạng của thành ngữ 6 so sánh, phân loại thành ngữ thành hai loại: thành ngữ ẩn dụ và thành ngữ so sánh nếu dựa vào chức năng các đơn vị từ vựng. Còn nếu dựa vào mặt ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng thì thành ngữ chia thành hai loại: thành ngữ hào kết và thành ngữ hợp kết. Ngoài ra, ở đây, tác giả còn nêu các đặc điểm của thành ngữ về nội dung và hình thức. Những đặc điểm về hình thức chỉ được tác giả nói sơ lược. Đặc điểm nội dung, tác giả trình bày khá chi tiết, đặc biệt là tính dân tộc. Đó là đóng góp khá quan trọng của Nguyễn Thiện Giáp trong vấn đề nghiên cứu về thành ngữ. Nguyễn Văn Mệnh trong tạp chí ngôn ngữ số 3/1972, có bài nghiên cứu “Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ”. Ở đây, tác giả đã tập hợp được nhiều ý kiến và đưa ra ý kiến riêng nhằm giải thích sự khác nhau về hai mặt: nội dung và hình thức giữa thành ngữ và tục ngữ. Về mặt nội dung, theo ông thì “thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, cách thức” [17;13] còn “tục ngữ thì khác hẳn, nó không dừng lại ở mức độ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng như thành ngữ, mà đi đến một nhận định cụ thể, một kết luận chắc chắn, một khái niệm sâu sắc, một lời khuyên răn, một bài học về tư tưởng, đạo đức.”[17;13]. Trên thực tế, nhiều thành ngữ như: “Há miệng chờ sung, câm như hến… là một nhận định cụ thể, một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm sâu sắc. Nhìn chung, thành ngữ, tục ngữ đều là sự đúc kết kinh nghiệm, kết tinh trí tuệ của quần chúng, khái quát hóa hiện thực để rút ra bản chất, quy luật. Ở đây, ta chỉ tán thành nhận định sau của Nguyễn Văn Mệnh “Về hình thức ngữ pháp, nói chung, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn, một tục ngữ tối thiểu là một câu”[17;13]. Nhưng điều này vẫn chưa có sức thuyết phục cao vì tác giả dựa vào những căn cứ về nội dung nói trên để giải thích hiện tượng này. Đâu phải vì nêu một hình ảnh, một hiện tượng mà thành ngữ không đòi hỏi nhất thiết phải có kết cấu ngữ pháp như một câu hoàn chỉnh. Như vậy, là các tiêu chí tác giả nêu ra để phân biệt thành ngữ với tục ngữ là chưa thuyết phục, chưa thỏa đáng. Trên tạp chí “Ngôn ngữ” số 10/2004 có bài viết của Nguyễn Đức Dân với nhan đề “Vận dụng thành ngữ, tục ngữ và danh ngôn trên báo chí”. Trong bài viết, Nguyễn Đức Dân đã cho ta thấy sự khéo léo và sáng tạo của các nhà báo trong quá trình vận dụng tục ngữ, thành ngữ trên báo chí. Một thành ngữ, tục ngữ cũng có thể giữ nguyên 7 dạng và xuất hiện trên tiêu đề bài báo. Tác giả đã đưa ra nhiều ví dụ: “Bí mật quân sự của NATO: cha chung không ai khóc”[4;2]. hay “Con kiến mà kiện củ khoai”[4;2]. Tùy theo ngữ cảnh mà các nhà báo sáng tạo thành ngữ, tục ngữ, ví dụ: Viết về những ông viện kiểm sát, nhà báo hoặc tướng tá phục vụ cho Trương Văn Cam thì thành ngữ “Ăn cây táo rào cây sung” được sáng tạo thành “Ăn cây táo rào cây… Năm Cam”[4;3]. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra, không chỉ có báo chí tiếng Việt có sử dụng thành ngữ, tục ngữ mà báo chí nước ngoài cũng sử dụng, chỉ có điều nếu dịch sang tiếng Việt cần phải dịch cho thoát ý, tức là dịch chúng ra những tục ngữ, thành ngữ tiếng Việt tương đương. Tác giả cũng khẳng định: “Bài viết sẽ sinh động, hấp dẫn hơn rất nhiều nếu chúng ta khéo vận dụng thành ngữ, tục ngữ.”[4;2]. Mảng đề tài thành ngữ trong tác phẩm văn chương cũng được rất nhiều anh chị sinh viên khóa trước quan tâm đến và chọn làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua việc tìm hiểu những công trình nghiên cứu về đề tài thành ngữ, ta thấy vấn đề nghiên cứu cách sử dụng và hiệu quả nghệ thuật của việc vận dụng chúng trong tác phẩm văn chương đã thu hút được rất nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên vấn đề thành ngữ trong tiểu thuyết cảu Lê Lựu thì chưa thấy có công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Với đề tài này, người viết sẽ cố gắng phân tích để thấy được cái hay, cái độc đáo của Lê Lựu khi đưa thành ngữ vào trong tiểu thuyết của mình. Từ đó, chúng ta cũng phần nào hiểu hơn về cách sử dụng ngôn ngữ cũng như phong cách của nhà văn. 3. Mục đích nghiên cứu Trong mỗi người chúng ta, trước khi làm một công việc nào đó thì việc xác định mục đích là một khâu rất quan trọng. Nghiên cứu khoa học cũng vậy, việc xác định mục đích sẽ làm kim chỉ nam cho quá trình nghiên cứu. Khi chọn đề tài này, người viết luôn đặt ra câu hỏi: Nghiên cứu để làm gì? Để trả lời câu hỏi này, người viết đã xác định mục đích của mình: “Nhằm hiểu rõ hơn về giá trị biểu đạt của thành ngữ, cũng như hiệu quả của chúng khi được vận dụng đúng trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong sáng tác văn chương”. Mục đích quan trọng nhất của người viết đề tài này là tìm ra cái hay, cái độc đáo của Lê Lựu khi vận dụng thành ngữ trong tiểu thuyết của mình. Từ đó, người viết nhận ra phong cách riêng, độc đáo trong nghệ thuật ngôn từ của nhà văn và đóng góp của ông trong kho tàng ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt là trong ngôn ngữ văn chương. 8 Bên cạnh đó vốn kiến thức về thành ngữ sẽ vững vàng, phong phú thêm để từ đó có thể vận dụng thành ngữ vào văn nói, văn viết một cách chính xác, rõ ràng. Đồng thời, cũng góp một phần nhỏ nào vào công tác giảng dạy sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Lê Lựu là một nhà văn lớn, ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, bút kí, tiểu thuyết,… Khi viết văn, ông vận dụng nhiều yếu tố nghệ thuật ngôn từ. Tuy nhiên với đề tài này, người viết chỉ giới hạn ở nghệ thuật sử dụng thành ngữ và cũng chỉ giới hạn ở thể loại tiểu thuyết, cụ thể là ở tám tiểu thuyết: Mở rừng, Ranh giới, Thời xa vắng, Hai nhà, Thời loạn, Sóng ở đáy sông, Chuyện làng cuội, Đại tá không biết đùa. 5. Phương pháp nghiên cứu Muốn nghiên cứu một đề tài, công việc đầu tiên của người thực hiện bao giờ cũng là đọc tài liệu. Do đó, phương pháp đầu tiên là sưu tầm, chọn lọc và đọc các tài liệu liên quan đến đề tài. Bước tiếp theo, người viết phân loại tài liệu và phương pháp thống kê để thống kê các thành ngữ trong tác phẩm. Sau khi có bảng thống kê thành ngữ, tôi sử dụng phương pháp phân tích, bình luận, tổng hợp để thấy được cách sử dụng thành ngữ và cái hay độc đáo của Lê Lựu trong cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của ông. Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp so sánh để giúp người viết có cái nhìn khách quan và chính xác hơn trong việc nhìn nhận phân tích, đánh giá vấn đề mình đề cập đến. Đông thời, phương pháp này cũng làm cho luận văn có sức thuyết phục cao hơn. 9 NỘI DUNG 10 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ 1.1. Khái niệm về thành ngữ Từ rất lâu, thành ngữ được xem là lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân ta. Việc sử dụng thành ngữ sẽ làm cho câu nói trở nên gần gũi và giàu tính thuyết phục. Sự xuất hiện của thành ngữ trong câu thơ, câu văn cũng góp phần làm cho câu thơ, câu văn thêm phần súc tích ngắn gọn, dễ hiểu. Thành ngữ đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Có rất nhiều vấn đề nghiên cứu xung quanh thành ngữ, trong đó nghiên cứu về khái niệm thành ngữ là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Những công trình nghiên cứu khái niệm thành ngữ đã thu được nhiều kết quả rất khả quan, song vẫn còn chưa được thống nhất, vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau về thành ngữ. Sau đây là các quan niệm về thành ngữ của những nhà nghiên cứu: Theo Hồ Lê, trong cuốn Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại, định nghĩa: “Thành ngữ là những tổ hợp từ (gồm nhiều từ hợp lại) có tính chất vững chắc về cấu tạo và tính bống bẩy về ý nghĩa, dùng để miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách hay một trạng thái nào đó. Ví dụ: bới lông tìm vết, cao chạy xa bay, da bọc lấy xương, ếch ngồi đáy giếng…”[15;110]. Trong cuốn Hoạt động của từ tiếng Việt, tác giả Đái Xuân Ninh định nghĩa: “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã tương đối vững chắc và hoàn chỉnh. Ví dụ thành ngữ: “Mẹ tròn con vuông” không thể đổi thành “Mẹ cũng tròn, con cũng vuông” hay là “Mẹ tròn lắm, con vuông lắm”…”[18;212]. Theo Đỗ Hữu Châu: “Cho rằng một tổ hợp có ý nghĩa S do các đơn vị A, B, C mang ý nghĩa lần lượt s1, s2, s3 … tạo nên; nếu như ý nghĩa S không thể giải thích bằng các ý nghĩa s1, s2, s3, thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ” [2;80]. Nguyễn Thiện Giáp, trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt, định nghĩa: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có tính gợi cảm. Ví dụ: Chó ngáp phải ruồi, hồn xiêu phách lạc, nói thánh nói tướng, thắt lưng buộc bụng, giật gấu vá vai, lanh chanh như hành không muối, lừ đừ như ông chừ vào đền”[7;77]. Nguyễn Hữu Quỳnh, trong cuốn Tiếng Việt hiện đại, định nghĩa về thành ngữ : “Thành ngữ là cụm từ cố định có tính hoàn chỉnh về nghĩa, có sắc thái biểu cảm, có tính hình tượng và tính cụ thể. Phần lớn thành ngữ đồng nghĩa hoặc tương đương với một từ. (danh từ, động từ, tính từ).” [21;212]. 11 Trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, các tác giả Mai Ngọc Chừ- Vũ Đức Nghệu- Hoàng Trọng Phiến, định nghĩa về thành ngữ: “Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/ và gợi cảm. Ví dụ: Ba cọc ba đồng, chó cắn áo rách, nhà ngói lá mít…”[3;157]. Trong cuốn Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Hoàng Văn Hành định nghĩa: “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái- cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thường ngày. Đặc biệt là trong khẩu ngữ. Thí dụ: Lẩn như chạch.”[10;25]. Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam văn học sử yếu, định nghĩa rằng: “Thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã thành lập sẵn. Ta có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói chuyện hoặc viết văn”[9;9]. Ở đây, thành ngữ không phải là cụm từ cố định mà là câu nói do nhiều tiếng ghép lại, được dùng để diễn đạt một ý tưởng nào đó. Nguyễn Văn Mệnh, với bài viết “Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ”, bài viết được đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 3/1972. Trong bài viết ông dựa vào nội dung và hình thức để định nghĩa thành ngữ. Về mặt nội dung, ông cho rằng: “Thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, một tính cách, một thái độ”[17;13]. Còn về mặt hình thức: “Mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh.”[17;13]. Nối tiếp ý kiến của Nguyễn Văn Mệnh, Cù Đình Tú có bài “Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ và tục ngữ”, bài viết được đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 1/1973. Ông định nghĩa thành ngữ: “Thành ngữ là những đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh, nói khác đi dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động…”[26;40]. Trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Cù Đình Tú tiếp tục có những kiến giải về thành ngữ: “Thành ngữ vốn là những tổ hợp từ mang tính chất tự do, được nhiều người dùng, cùng tham gia sửa đổi dần dần, gọt giũa dần dần trong trường kì lịch sử, cuối cùng trở thành những từ tổ cố định”[27;232]. Tác giả Nguyễn Văn Tu, trong cuốn Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, định nghĩa về thành ngữ: “Những thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không do phải nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra. Những 12 thành ngữ này có tính hình tượng hoặc có thể không có. Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa theo từ nguyên học”[24;185]. Tóm lại có rất nhiều quan niệm khác nhau về thành ngữ. Nhưng nhìn chung, các tác giả đều đồng ý thành ngữ là những cụm từ cố định, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. Trên quan niệm về thành ngữ của các tác giả, có thể đúc kết lại khái niệm về thành ngữ như sau: Thành ngữ là những cụm từ cố định có tính vững chắc về hình thữ cấu trúc và hoàn chỉnh, bóng bẩy về nội dung, dùng để biểu thị một cách hình ảnh về các sự vật, hiện tượng, tính chất hay hành động trong thực tế khách quan. 1.2. Đặc điểm của thành ngữ 1.2.1. Tính biểu trưng Tiếp xúc với thành ngữ ta thường bắt gặp những sự vật, hiện tượng sinh động trong đời sống hàng ngày vốn rất đa dạng và phong phú. Đó là những sự vật, sự việc cụ thể dễ bắt gặp trong đời thường. Chẳng hạn, con ếch, cái giếng trong thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”, con vịt trong “Nước đổ đầu vịt”, hình ảnh khom quỳ trong “khom lưng quỳ gối”, “Chuột chạy cùng sào”. Những hình ảnh này hiện lên rất rõ trong thành ngữ. Nhưng cái mà thành ngữ muốn hướng đến không phải là những thứ cụ thể này mà ý nghĩa của nó có tính khái quát hơn, nghĩa được biểu hiện ở một mức độ cao hơn. Thông qua những hình ảnh, sự việc đời thường này, thành ngữ nêu lên những đặc điểm, tính chất, hành động có tính chất trừu tượng. Cũng như quan niệm của Đỗ Hữu Châu về tính biểu trưng là: “lấy những vật thực, việc thực để biểu trưng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động, tình thế… phổ biến, khái quát” [2;70]. Ví dụ như: thành ngữ “Chuột chạy cùng sào” không phải chỉ hành động con chuột chạy cùng sào, mà còn hướng đến một ý nghĩa khái quát hơn là chỉ những kẻ yếu bị dồn, ép vào bước đường cùng, không lối thoát cho dù đã xoay trở hết cách. Còn Cù Đình Tú, thì tính biểu trưng có nghĩa là: “dựa vào qui luật hài hòa âm thanh, dựa vào qui tắc ngữ pháp, dựa vào qui tắc chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ, người ta chọn lấy những tổ hợp từ ngữ miêu tả những hiện tượng sinh động và quen thuộc trong cuộc sống, dùng chúng làm dấu hiệu để gọi tên những đối tượng, lấy gọi tên này mang tính chất biểu trưng, nghĩa là qua những hình ảnh- dấu hiệu này, thành 13 ngữ gợi ra một cái gì đó ở đằng sau, biểu trưng một cái gì đó” [27;234]. Ví dụ: Thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” không chỉ đơn thuần chỉ nói đến con ếch ngồi trong đáy giếng mà hướng tới một ý nghĩa khái quát hơn là chỉ những người có cái nhìn thiển cận, hạn hẹp giống như con ếch ngồi trong đáy giếng chỉ thấy được khoảng không nhỏ hẹp trên miệng giếng chứ không thấy được cái bao la, rộng lớn của cả bầu trời bên ngoài. Hay thành ngữ “nước đổ đầu vịt”, thông qua hiện tượng có thực là: khi đổ nước lên đầu vịt thì đầu vịt vẫn khô ráo, không giữ được giọt nước nào, người ta muốn nói đến sự phí công, vô tác dụng khi dạy dỗ, khuyên bảo khi đối tượng không tiếp thu được chút gì. Do đó, thành ngữ “nước đổ đầu vịt” mang tính biểu trưng. Còn thành ngữ “khom lưng quỳ gối”, miêu tả tư thế của một người vừa khom lưng vừa quỳ gối trên đất, thông qua hình ảnh này thành ngữ muốn nói đến những kẻ nịnh hót, luồn cúi để cầu danh lợi cho bản thân. Từ sự phân tích trên, ta thấy rằng, biểu trưng là lấy vật thực, việc thực, cụ thể, riêng lẻ để nói đến cái khái quát, trừu tượng. Từ đó gợi lên ý nghĩa lớn lao. Xem xét thành ngữ, ta bắt gặp các phương thức biểu trưng là: so sánh, ẩn dụ và hoán dụ. Tính biểu trưng của thành ngữ được thực hiện bằng các phương thức so sánh rất phổ biến trong thành ngữ tiếng Việt. Ví dụ: Nóng như Trương Phi. Xấu như ma. Rung như cầy sấy. Ở các thành ngữ trên, cái so sánh và cái được so sánh được thể hiện rất rõ. Cụ thể: “nóng” so sánh với Trương Phi, “xấu” so sánh với ma, “rung” so sánh với cầy sấy. Ngoài ra, thì còn có những thành ngữ chỉ có từ so sánh “như” và cái so sánh mà thôi. Ví dụ: Như hai giọt nước. Như đinh đóng cột. Như chó với mèo. Ở thành ngữ này, cái được so sánh không xuất hiện trên câu chữ, nhưng người ta vẫn có thể hiểu được ya nghĩa của chúng. Trong thành ngữ “như hai giọt nước” có 14 nghĩa tượng trưng là sự giống nhau của hai đối tượng mà khiến cho ta không thể phân biệt được. Thành ngữ “như đinh đóng cột”, thông qua hình ảnh cây đinh đóng vào cột sẽ bám rất chắc để thể hiện một nhận định chắc chắn, quả quyết, không gì có thể dời đổi. Thành ngữ “như chó với mèo”, mượn hình ảnh hai con vật không thể nào ở chung một nơi, từ đó nói lên sự xung khắc, không thể hòa hợp giữa hai đối tượng. Bên cạnh đó, còn có những thành ngữ chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, thành ngữ loại này chiếm tỉ lệ cao trong thành ngữ tiếng Việt. Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dùng tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng. Ví dụ: Nuôi ong tay áo. Thấy trăng quên đèn. Chuột sa hũ nếp. Thành ngữ “nuôi ong tay áo” muốn nói đến một việc làm dại dột và nguy hiểm. Thực tế không ai nuôi ong trong tay áo bao giờ, vì sẽ bị ong đốt rất đau. Hình ảnh con ong là biểu trưng cho kẻ xấu, phản phúc; tay áo biểu trưng cho nơi trú ngụ. Thành ngữ có nghĩa là chỉ sự nuôi dưỡng, bao bọc, che chở cho những kẻ tiềm tàng cái xấu xa để về sau quay lại làm hại chính mình. Thành ngữ “chuột sa hũ nếp”, con chuột là con vật kiếm ăn lén lút, nhưng khi sa vào hũ nếp là một may mắn cực kì của con chuột, qua đó ta mượn hình ảnh con chuột và hũ nếp để nói lên sự may mắn một cách tình cờ đến ngẫu nhiên. Cùng với ẩn dụ, hoán dụ cũng làm cho tính biểu trưng của thành ngữ thêm phong phú, đa dạng. Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa đổi tên gọi của đối tượng này cho đối tượng khác dựa trên quan hệ liên tưởng gần nhau của các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Chân lấm tay bùn. Ruộng cả ao liền. Tím ruột bầm gan. Thành ngữ “ruộng cả ao liền” thông qua hình ảnh ruộng cả và ao liền để nói lên sự giàu có, trù phú về tài sản. 15 Thành ngữ “chân lấm tay bùn”, hình ảnh chân lấm và tay bùn thường thấy ở người nông dân lam lũ với ruộng đồng. Làm việc cực nhọc nên tay lấm và chân bùn. Từ hình ảnh cụ thể đó mà khái quát lên một ý nghĩa tượng trưng là sự lam lũ, cực nhọc của người nông dân với công việc đồng án. Tính biểu trưng của thành ngữ được biểu hiện qua các phương thức ẩn dụ, hoán dụ, so sánh làm cho sự diễn đạt có tính hàm súc và gây ấn tượng sâu sắc. Rõ ràng, khi nói: thật phí công vô ích khi dạy bảo, khuyên răn thì nghe rất bình thường, dài dòng và không gây được ấn tượng mạnh mẽ. Nhưng khi, sử dụng thành ngữ có nghĩa biểu trưng như “Nước đổ đầu vịt” hay “Đàn gãy tai trâu” thì lời nói vừa có hình ảnh sinh động, vừa ngắn gọn, súc tích, vừa gây ấn tượng mạnh mẽ vào đối tượng. Tương tự, thay vì kể lể những công việc vất vả, cực nhọc của người nông dân trên ruộng đồng, ta chỉ dùng hình ảnh khái quát “chân lấm tay bùn”, và “đầu tắt mặt tối” là người khác có thể nhận thấy sự vất vả trong công việc của người nông dân. 1.2.2. Tính dân tộc và tính cụ thể ∗ Tính dân tộc Nói đến thành ngữ, không thể không nói đến tính dân tộc của thành ngữ. Trong giao tiếp hàng ngày, người Việt hay sử dụng thành ngữ, đã là người Việt thì không ai không biết đến, nghe đến một vài thành ngữ của dân tộc. Phần đông người Việt có đời sống thiếu thốn nhưng ở họ đời sống tinh thần luôn phong phú, họ biết và nhớ rất nhiều thành ngữ, ở họ là một kho tàng thành ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. Cù Đình Tú, trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, nêu rằng: “dân tộc nào cũng có kho tàng thành ngữ của mình. Vốn thành ngữ này gồm những thành ngữ do bản thân ngôn ngữ đó tạo nên và những thành ngữ mượn tiếng nước ngoài. Những thành ngữ do bản thân dân tộc tạo nên, đã ghi lại cuộc sống của dân tộc mình bằng những hình ảnh riêng của đất nước và bằng những cách diễn đạt của riêng dân tộc mình” [27;238]. Ví dụ: Được voi đòi tiên. Dai như đỉa Lên voi xuống chó Chuột chạy cùng sào 16 Đồ vật dùng làm biểu trưng trong thành ngữ cũng rất đa dạng, quen thuộc. Ví dụ: Chổi cùn rế rách Cá nằm trên thớt Khố rách áo ôm Thiên nhiên, cây cỏ đi vào thành ngữ cũng rất bình dị, mộc mạc. Ví dụ: Ăn cây táo rào cây xoan Mía có đốt sâu đốt lành Dậu đổ bìm leo Dây cà dây muống Mảnh đất là nơi sinh ra lớn lên, là quê hương của mỗi con người chúng ta, mảnh đất cũng được đưa vào thành ngữ với những dáng vẻ khác nhau. Ví dụ: Đất khách quê người Đất lành chim đậu Đất tổ quê cha Mảnh đất cắm dùi Đất là hình ảnh gắn bó, thân thương đối với người Việt Nam. Đất là nơi cắt rốn, chôn nhau, khi lớn lên thì người ta cũng dựa vào đất mà sống và khi chết người ta lại trở về với đất. Cho nên, mảnh đất đi vào thành ngữ càng làm cho tính dân tộc biểu hiện rõ rệt. Thành ngữ còn được thể hiện ở mặt “phản ánh phong tục, tập quán, lối sống của người Việt [7;185]. Ví dụ như: Thành ngữ “phép vua thua lệ làng” phản ánh một lối sống, một tập quán của người Việt xưa. Đó là lối sống tuân theo những qui định, lề lối riêng của làng xã, lối sống vượt lên mọi luật lệ của vua chúa. Thành ngữ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” thể hiện lối sống, tư tưởng xưa: con cái phải tuân the sự định đoạt của cha mẹ trong mọi việc, kể cả việc dựng vợ gả chồng. Hay thành ngữ “con rồng cháu tiên”, “con Hồng cháu Lạc” thể hiện quan niệm về nguồn gốc, xuất thân cao quý của người Việt. Tóm lại, tính dân tộc của thành ngữ 17 được thể hiện rõ ở vật, việc làm biểu trưng và ở việc phản ánh phong tục, tập quán của người Việt. ∗ Tính cụ thể Ca dao, tục ngữ có hình thức tồn tại là truyền miệng, thì thành ngữ cũng có hình thức tồn tại như ca dao, tục ngữ, quá trình truyền miệng gắn liền với hoạt động sử dụng. Khi một thành ngữ được vận dụng vào lời nói hay viết, thành ngữ luôn có sự lựa chọn cân nhắc kĩ càng bởi thành ngữ chỉ phù hợp với một hoàn cảnh nào đó. Do đó, tính cụ thể của thành ngữ được thể hiện trước hết ở phạm vi sử dụng cụ thể của từng thành ngữ. Ví dụ: Thành ngữ “Treo dê bán chó” có ý nghĩa nói đến những kẻ gian manh, xảo trá, lọc lừa. Thành ngữ này chỉ những đối tượng bị người ta xem thường, khinh rẻ. Thành ngữ “Chó ngáp phải ruồi” có sự biểu đạt là sự may mắn bất ngờ. Nhưng đôi khi không phải những ai gặp may mắn như vậy ta đều dùng thành ngữ này. Trong tư duy của người Việt thì trâu, bò, chó, mèo, … khi dùng biểu trưng thì đều mang sắc thái âm tính. Trong thực tế, thì chúng là những con vật có ích cho đời sống con người, nhưng khi đi vào thành ngữ thì chúng biểu hiện cho những gì hèn kém, xấu xa. Ngoài ra, “mỗi ngữ cố định thường chỉ nêu lên một khía cạnh nào đó của tính chất, đặc điểm được nói đến mà thôi: tính cụ thể của nó được thể hiện ở tính bị quy định về sắc thái ngữ nghĩa” [2;72]. Chẳng hạn, đều nói đến sự may mắn nhưng mỗi thành ngữ có nhiều cách thể hiện cụ thể khác nhau tùy từng trường hợp. “Buồn ngủ gặp chiếu manh” thể hiện sự may mắn ở mức độ thấp “Chuột sa hũ nếp” sự may mắn của kẻ bị người khác xem thường. Hay khi nói về sự lúng túng, mỗi thành ngữ thể hiện có một sắc thái ngữ nghĩa khác nhau. “Lúng túng như chó ăn vụn bột” là hình ảnh con chó ăn vụn bột, khi bột đã dính trắng mõm nên sợ bị phát hiện. Từ thành ngữ này ta có thể khái quát lên sự lúng túng của một người khi làm chuyện mờ ám, chuyện xấu sợ bị phát hiện. “Lúng túng như thợ vụn mất kim” muốn nói đến người thợ chưa thạo nghề, từ đó còn nói đến những con người hậu đậu, làm việc nọ xọ việc kia. Nhìn chung, tính cụ thể của thành ngữ được thể hiện ở phạm vi sử dụng và tính bị qui định về sắc thái ngữ nghĩa. Từ tính cụ thể của thành ngữ ta cũng phần nào thấy 18 được cách nhìn tinh tế sâu sắc của nhân dân, việc sử dụng thành ngữ cho đúng cho hay không phải một việc dễ dàng mà ai cũng làm được. 1.2.3. Tính biểu thái Có thể hiểu tính biểu thái của thành ngữ là nói về thái độ, cảm xúc. Trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu nhận định về tính biểu thái là: “Kèm theo thái độ, cảm xúc, sự đánh giá, có thể nói lên hoặc lòng trọng kính hoặc sự ái ngại, hoặc sự xót thương, hoặc sự không tán thành, lòng khinh bỉ, thái độ chê bai, sự phủ nhận… của chúng ta đối với người, vật hay việc được nói tới”[2;73]. Ví dụ như: Thành ngữ “Tôn sư trọng đạo”, thể hiện lòng kính trọng của người trò đối vời người thầy, trân trọng lẽ phải. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp còn có sự nhận định về tính biểu thái như sau: “Bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng tán thành hoặc là chê bai, khinh rẽ hoặc là ái ngại, xót thương” [8;183]. Ông đã chứng minh bằng thành ngữ “chó cắn áo rách”, thành ngữ này vừa diễn đạt sự không may, vừa tỏ lòng cảm thông cho sự nghèo khó còn gặp sự không may. Còn Cù Đình Tú, nêu lên tính biểu thái: “Tùy thuộc vào sự đánh giá tốt xấu, vào tính chất thẩm mĩ của những hình thái được lấy làm dấu hiệu biểu trưng mà sắc thái biểu cảm của thành ngữ có thể là dương tính hay âm tính” [27;23]. Các thành ngữ “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” là những thành ngữ mang sắc thái biểu cảm dương tính, còn thành ngữ “đầu trâu trán khỉ”, “chó cắn áo rách”, “đàn rải tai trâu” là những thành ngữ mang sắc thái biểu cảm âm tính. Tóm lại, bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều thể hiện được những thái độ, cảm xúc chứa đựng trong các thành ngữ. Cũng có thể đó là khen hoặc chê, kính trọng hoặc xem thường. Tính biểu thái như sau: Tính biểu thái thể hiện ở chỗ thành ngữ thường kèm theo thái độ xót thương, khinh bỉ, chê bai… về người, về vật hay việc được nói tới. Ví dụ: Thành ngữ “ như mèo gặp mỡ”, tính biểu thái được thể hiện ở đây là bày tỏ thái độ phê phán về đối tượng được sự may mắn. 1.2.4. Tính hình tượng Theo Đỗ Hữu Châu, thì: “Tính hình tượng của thành ngữ là do kết quả tất yếu của tính biểu trưng, và do việc tái hiện lại những hình ảnh về các sự vật, hiện tượng” 19 [2;71]. Ông đã thấy được tác dụng của tính hình tượng đó là gây ra những ấn tượng mạnh mẽ, đột ngột tác động và sâu sắc. Ví dụ: Thành ngữ “Chuột chạy cùng sào”, dùng hình ảnh con chuột, một con vật mà bị mọi người khinh bỉ -> nên thành ngữ này là thể hiện sự khinh bỉ với những nhân vật ta thù ghét. Trong cuốn Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp viết: “Tính hình tượng là kết quả tất yếu của tính biểu trưng” [8;71]. Thật vậy, do thành ngữ được tạo thành từ lời ăn tiếng nói, qua việc thực, vật thực, cảm nhận được, quan sát được. Vì vậy, điều trước tiên bắt gặp trong thành ngữ là sự tái hiện những hình tượng, việc thực, vật thực ấy. Dùng những hình ảnh cụ thể để chỉ cái trừu tượng là sự kiện thể hiện tính hình của thành ngữ. Ví dụ: Thành ngữ “ăn đói mặc rách”, người ta dùng “đói” và “rách” để nói đến sự nghèo khổ, túng quẩn. Hoặc thành ngữ: “chổi cùn rế rách”, người ta dùng hình ảnh “chổi cùn” và “rế rách” để chỉ những thứ bỏ đi. Nói chung, dùng những sự vật, sự việc cụ thể, quen thuộc trong đời sống để diễn tả những điều khái quát, trừu tượng sẽ làm cho thành ngữ dễ tiếp nhận hơn và câu nói cũng sinh động rất nhiều. 1.2.5. Tính điệp và đối Một trong những yếu tố làm cho thành ngữ trở nên dễ thuộc, dễ nhớ và được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp là sự gãy gọn của lối diễn đạt, của hình thức. Hình thức diễn đạt của thành ngữ cụ thể ở tính điệp và đối, điều này cũng góp phần làm cho thành ngữ dễ thuộc, dễ nhớ. Tính điệp và đối được Nguyễn Thiện Giáp nêu lên bằng những ví dụ về thành ngữ chứ chưa đi sâu vào phân tích cụ thể. Tác giả nêu lên: “Hai hình ảnh điệp ý: ví dụ: áo mảnh quần manh, ăn trên ngồi trước…., Hai hình ảnh đối ý: Xanh vỏ đỏ lòng, con nhà lính tính nhà quan”…[8;182]. Theo Nguyễn Thị Thu Thủy: “Tính điệp và đối thể hiện ở mặt quan hệ ngữ âm và ý nghĩa giữa các thành tố trong thành ngữ” [23;22]. ∗ Tính điệp + Về ngữ âm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan