Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thành ngữ chứa từ gọi tên thực vật trong tiếng việt...

Tài liệu Thành ngữ chứa từ gọi tên thực vật trong tiếng việt

.PDF
68
3043
136

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV BỘ MÔN NGỮ VĂN PHẠM THÚY HUỲNH MSSV: 6095777 THÀNH NGỮ CHỨA TỪ GỌI TÊN THỰC VẬT TRONG TIẾNG VIỆT Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS. GVC. NGUYỄN THỊ THU THỦY Cần Thơ, năm 2013 1 LỜI CẢM ƠN! Trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành của mình đến những người đã giúp đỡ tôi. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Thu Thủy – Cán bộ hướng dẫn – với lòng nhiệt tình và trách nhiệm của người giáo viên đã chỉ dẫn những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Xin cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong Bộ môn Ngữ văn nói chung và các thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói riêng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong bốn năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm giúp đỡ và động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành tốt luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc hẳn khó tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được chỉ dẫn của thầy cô, bạn bè. Trân trọng kính chào! Sinh viên thực hiện Phạm Thúy Huỳnh 2 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHÍNH Chương một MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ 1.1. Khái niệm 1.1.1 Quan niệm về Thành ngữ của các nhà nghiên cứu văn học 1.1.2 Quan niệm về Thành ngữ của các nhà ngôn ngữ học 1.2. Nguồn gốc của Thành ngữ 1.2.1 Thành ngữ vay mượn từ gốc Hán 1.2.2 Thành ngữ thuần Việt 1.3 Cấu tạo của Thành ngữ 1.3.1 Thành ngữ so sánh 1.3.2. Thành ngữ ẩn dụ hóa 1.3.2.1 Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 1.3.2.2 Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng 1.4 Đặc điểm của Thành ngữ 1.4.1 Tính biểu trưng 1.4.2 Tính dân tộc 1.4.3 Tính biểu thái 1.5 Những nét tương đồng và dị biệt của Thành ngữ và Tục ngữ 1.5.1. Những nét tương đồng 1.5.1.1 Về hình thức cấu tạo 1.5.1.2 Về đặc điểm 1.5.2. Những nét dị biệt 1.5.2.1 Về mặt chức năng 3 1.5.2.2 Về mặt cấu tạo ngữ pháp 1.5.2.3 Về nội dung biểu đạt Chương hai THÀNH NGỮ CHỨA TỪ GỌI TÊN THỰC VẬT TRONG TIẾNG VIỆT 2.1 Giá trị ngữ nghĩa của từ chỉ các loại cây 2.2 Giá trị ngữ nghĩa của từ chỉ các loài hoa 2.3 Giá trị ngữ nghĩa của từ chỉ các loại củ 2.4 Giá trị ngữ nghĩa của từ chỉ các loại rau 2.5 Giá trị ngữ nghĩa của từ chỉ các loại trái (hạt, quả) Chương ba CÁC DẠNG LIÊN TƯỞNG CỦA NGƯỜI VIỆT VỀ THỰC VẬT QUA THÀNH NGỮ 3.1. Sự liên tưởng từ đặc điểm về hình dáng/màu sắc 3.1.1. Liên tưởng xuất phát từ hình dáng 3.1.1.1. Liên tưởng xuất phát từ hình dáng cây 3.1.1.2 Liên tưởng xuất phát từ hình dáng trái (quả, hạt) 3.1.2 Liên tưởng từ đặc điểm về màu sắc 3.2 Sự liên tưởng từ đặc điểm cấu tạo 3.3 Sự liên tưởng từ đặc điểm về mùi/vị 3.4 Sự liên tưởng từ đặc điểm về điều kiện môi trường sống 3.5 Sự liên tưởng từ đặc điểm sinh sản, sinh trưởng 3.6 Sự liên tưởng từ đặc điểm văn hóa 3.7 Sự liên tưởng từ đặc điểm trạng thái KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong hệ thống ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ tiếng Việt nói riêng, thành ngữ là loại đơn vị có vị trí đặc biệt trong vốn từ của ngôn ngữ dân tộc. Nó là loại đơn vị từ vựng có sức biểu hiện lớn, giá trị sử dụng cao trong đời sống cũng như trong văn chương. GS.TS Nguyễn Văn Khang đã khẳng định: “khi nói đến bản sắc dân tộc hay đặc trưng văn hoá dân tộc được thể hiện ở lớp từ vựng ngôn ngữ thì không thể không nói đến thành ngữ và tục ngữ. Bởi ở đó – cái kho quý báu của dân tộc – chứa đựng cả một chiều sâu tư duy, kinh nghiệm sống, làm việc và biết bao nhiêu điều khác nữa của con người thuộc từng dân tộc...”. [dt Phạm Minh Tiến; tr.1]. Thành ngữ là một lĩnh vực ngôn ngữ được nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi như Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Mệnh, Cù Đình Tú, Nguyễn Lực, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu,…dày công nghiên cứu. Có thể nói, họ đã khai thác khá toàn diện về mọi khía cạnh của thành ngữ. “Thành ngữ có chứa từ gọi tên thực vật” đã có công trình nghiên cứu, tuy nhiên về đặc điểm ngữ nghĩa và liên tưởng của người Việt về mối quan hệ giữa thực vật với con người qua thành ngữ thì chưa có công trình đi sâu nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này sẽ giúp người viết hiểu sâu hơn thành ngữ tiếng Việt, những liên tưởng độc đáo của người Việt. Đây là hành trang cho người viết trong công tác giảng dạy, viết lách sau này. 2. Lịch sử vấn đề Bàn về thành ngữ, có một số công trình nghiên cứu sau: Nguyễn Thiện Giáp, “Từ vựng học tiếng Việt”, NXB Giáo dục, 2003, tác giả đưa ra khái niệm và phương thức phân loại thành ngữ. Và ông còn giúp chúng ta phân biệt thành ngữ với ngữ định danh qua nội dung và cấu trúc ngữ pháp, với cụm từ tự do qua tính hoàn chỉnh về nghĩa và hình thức phi cú pháp trong quan hệ. Cù Đình Tú, “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, NXB Giáo dục, 1983. Đây là công trình nghiên cứu về khái niệm thành ngữ và dùng tiêu chí chức năng để phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Tác giả còn nghiên cứu đặc điểm tu từ từ màu sắc phong cách đến sắc thái biểu cảm của thành ngữ. Ngoài ra, tính biểu trưng của các hình ảnh trong thành ngữ được tác giả nói đến nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu tính biểu trưng của các hình ảnh thực vật. 5 Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, NXB Giáo dục, 2003, nhóm tác giả đi vào nghiên cứu định nghĩa và phân loại thành ngữ. Phân loại thành ngữ nhóm tác giả dựa vào cơ chế cấu tạo (cả về nội dung lẫn hình thức) chia thành ngữ ra hai loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ. Đỗ Hữu Châu, “Từ vựng học tiếng Việt”, NXB Đại học Sư phạm, 2006, đã nghiên cứu nhiều khía cạch của thành ngữ. Tác giả đã chỉ ra được sự khác nhau giữa thành ngữ với từ phức, cụm từ tự do, tục ngữ. Ngoài ra, tác giả còn phân loại thành ngữ để làm rõ các đặc điểm: tính dân tộc, tính biểu trưng, tính hình tượng – tính cụ thể, tính biểu thái của thành ngữ. Ở tính biểu trưng, tác giả chỉ nêu một cách rất khái quát. Nguyễn Văn Tu, “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại”, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1978, đã nghiên cứu về khái niệm và nguồn gốc của thành ngữ trong tiếng Việt. Về kết cấu ngữ pháp, tác giả đã nghiên cứu rất chi tiết. Hồ Lê, “Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại”, NXB Khoa học xã hội, 2003, đã nghiên cứu sự phân biệt từ ghép và cụm từ cố định. Theo tác giả quan niệm cụm từ cố định gồm có cả thành ngữ và ngạn ngữ, để không có sự nhằm lẫn giữa chúng tác giả đi sâu vào phân biệt chúng dựa vào tiêu chí chức năng. Đáy Xuân Ninh, “Hoạt động của từ tiếng Việt”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, đã đi sâu vào tìm hiểu khái niệm, cùng với tìm hiểu đặc điểm nội dung và hình thức, kết cấu của thành ngữ. Ngoài ra, tác giả đã tiến hành phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ Hoàng Văn Hành, “Kể chuyện thành ngữ và tục ngữ”, NXB Khoa học xã hội, 2002, đã sưu tầm, giải thích nguồn gốc và nghĩa của từ nguyên 398 thành ngữ, tục ngữ. Công trình này là tư liệu để chúng tôi nghiên cứu và tham khảo thành ngữ và tục ngữ. Hoàng Văn Hành, “Thành ngữ học tiếng Việt”, NXB Khoa học xã hội, 2004, đây là công trình nghiên cứu khá sâu sắc và toàn diện về thành ngữ. Tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu khái niệm, nguồn gốc và phân loại các kiểu cấu tạo thành ngữ. Đặc biệt tác giả đã xác định được tiêu chí nhận diện khá rạch ròi giữa thành ngữ và tục ngữ Bùi Khắc Việt, “Tính biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, tháng 1 - 1978, tác giả đã đi vào tìm hiểu khái niệm biểu trưng và phân loại thành ngữ. Ở phân loại thành ngữ, ông dựa theo tiêu chí mức độ biểu trưng hóa cao 6 hay thấp mà phân chia chúng thành hai loại: thành ngữ biểu trưng hóa hoàn toàn và thành ngữ biểu trưng hóa bộ phận. Tác giả cũng đã phân tích một số hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ. Bài viết này giúp ích rất nhiều cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, song đây là bài viết mang tính chất khái quát chưa đi sâu vào nghiên cứu tính biểu trưng của hình ảnh thực vật. Nguyễn Văn Mệnh, “Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 3, tháng 3 – 1972, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ dựa vào hai phương diện nội dung và hình thức “nội dung của thành ngữ mang tính chất hiện tượng còn nội dung của tục ngữ mang tính chất quy luật. Mỗi thành ngữ chỉ là cụm từ…mỗi tục ngữ tối thiểu là câu.” [16; tr. 12]. Lê Xuân, “Hình ảnh con chó trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 1 + 2, tháng 1 - 2006. Tác giả mượn hình ảnh con chó để biểu trưng cho những hành vi, ứng xử của con người, để rút ra những bài học đối nhân xử thế, về dự báo thời tiết hay kinh nghiệm sản xuất. Bùi Thị Thi Thơ, “Mối quan hệ giữa hình ảnh và ý nghĩa biểu trưng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt”, tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 12, tháng 12 2006, đã chứng minh hình ảnh và ý nghĩa biểu trưng trong thành ngữ có mối quan hệ với nhau. Tác giả còn khẳng định tất cả thành ngữ điều mang ý nghĩa biểu trưng và kèm theo phân tích một số hình ảnh mang tính biểu trưng. Nguyễn Thị Thu, Ths Học viện báo trí tuyên truyền – Hà Nội, “Thành ngữ tiếng việt có từ chỉ “tay”, “chân” với đặc trưng văn hóa dân tộc” được đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 3, tháng 3- 2006. Ở bài viết này, tác giả cho người đọc thấy được thành ngữ có từ chỉ tay chân có số lượng khá lớn có 139 thành ngữ chứa từ “tay” và 100 thành ngữ chứa từ “chân” trong kho tàng thành ngữ Việt Nam. Những thành ngữ có từ chỉ tứ chi người mang những đặc trưng văn hóa dân tộc, phản ánh khía cạnh cuộc sống, phản ánh tính cách con người Việt Nam đặc biệt là phản ánh cuộc sống lao động nông nghiệp rất sâu sắc. Cùng đề tài chỉ về bộ phận cơ thể con người nhưng Hà Quang Năng, Viện Ngôn ngữ học đã viết về một bình diện khác chỉ cơ thể con người “Hình ảnh biểu trưng của từ chỉ cái miệng trong thành ngữ Việt” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 12, tháng 12 – 2001. Tác giả khẳng định rằng “trong 90 thành ngữ có 7 chứa từ miệng, mồm, khẩu, không có thành ngữ nào dùng với nghĩa đen mà chỉ được dùng với nghĩa biểu trưng cho việc ăn uống, nói năng của con người.” [17; tr. 6]. 3. Mục đích yêu cầu Đề tài “thành ngữ có chứa từ gọi tên thực vật trong tiếng Việt” sẽ giúp người viết củng cố lại kiến thức về thành ngữ, nâng cao kĩ năng viết và nghiên cứu. Bên cạnh đó, thực hiện đề tài nhằm mục đích giúp hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ chứa từ gọi tên thực vật và sự liên tưởng độc đáo của người Việt. Qua thành ngữ chúng ta hiểu biết hơn về cái hay cái đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt, hiểu biết hơn về con người và nền văn hóa Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, người viết đã tham khảo các tài liệu về thành ngữ sau đây: quyển “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” của Hoàng Văn Hành – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2002, quyển “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào – Nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội, 1995, quyển “Thành ngữ tiếng Việt” của Phạm Văn Bình – Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2004 để làm tư liệu khảo sát. Trong tất cả quyển trên, chúng tôi chỉ chọn thành ngữ có liên quan đến đề tài là những thành ngữ chứa từ gọi tên thực vật như cây, cỏ, hoa, trái,…để làm tư liệu nghiên cứu đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp chính sau đây: thống kê – phân loại, phân tích – tổng hợp các thành ngữ có chứa từ chỉ thực vật cụ thể là: Thống kê tất cả các thành ngữ có chứa từ chỉ thực vât trong các nguồn tư liệu có liên quan. Do tư liệu khảo sát từ quyển “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào – Nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội, 1995, “Kể chuyện thành ngữ tục ngữ” của Hoàng Văn Hành – nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2002 có tục ngữ nên người viết tiến hành so sánh, đối chiếu. Sau đó phân loại thực vật theo từng nhóm phù hợp. Sau đó người viết phân tích một số thành ngữ được sử dụng phổ biến để thấy được những nét đặc trưng văn hóa dân tộc qua giá trị ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa từ chỉ thực vật trong tiếng Việt. 8 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ 1.1. Khái niệm 1.1.1 Quan niệm về Thành ngữ của các nhà nghiên cứu văn học. Trong quyển “Văn học Việt Nam sử yếu” của Dương Quảng Hàm đã định nghĩa thành ngữ như sau: “Thành ngữ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè.” [10; tr. 15]. Theo Vũ Ngọc Phan thì “Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một phần của câu mà nhiều người đã quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn.” [20; tr. 37]. Còn nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri trong quyển “Tục ngữ Việt Nam” quan niệm rằng “Thành ngữ là một hình thức diễn tả khái niệm. Trong hình thức này nội dung khái niệm thường được diễn đạt qua phần chất liệu cảm quan của một trong những phán đoán đã tạo nên khái niệm ấy.” [6; tr. 27, 28]. Nói tóm lại, mỗi người có một cách diễn đạt khác nhau: ông Dương Quảng Hàm là những lời nói có sẵn để diễn đạt một ý gì có màu mè, Vũ Ngọc Phan là một phần của câu sẵn có không diễn đạt dược ý chọn vẹn, còn nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri cho rằng một hình thức diễn tả khái niệm. Nhưng ở họ có một điểm chung đều cho rằng thành ngữ không phải câu hoàn chỉnh, không diễn đạt được ý trọn vẹn. 1.1.2 Quan niệm về Thành ngữ của các nhà ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu trong “Giáo trình từ vựng học tiếng Việt” đã quan niệm rằng: “Cho một tổ hợp có ý nghĩa S do các đơn vị A, B, C,…mang ý nghĩa lần lượt S1, S2, S3,…thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ.” [3; tr. 75]. Tác giả Hồ Lê trong quyển “Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại” có khái niệm như sau: “Thành ngữ là những tổ hợp từ (gồm nhiều từ hợp lại) có tính vững chắc về cấu tạo tính bóng bẩy về ý nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách hay một trạng thái nào đó.” [15; tr. 110]. Nguyễn Thiện Giáp trong quyển “Từ và nhận diện từ” có cách định nghĩa khác hơn. “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có giá trị gợi tả. Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ biểu thị khái 9 niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tượng cụ thể. Tính hình tượng của thành ngữ được xây dựng trên cơ sở của hiện tượng so sánh và ẩn dụ.” [9; tr. 181]. Theo Nguyễn Văn Tu “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” cho rằng: “Thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra. Những thành ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể không có. Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học.” [27; tr. 187]. Trong quyển “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến có khái niệm sau: “Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/và gợi cảm.” [4; tr. 157]. Một nhóm tác giả khác Bùi Tất Tươm, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm định nghĩa khác: “Thành ngữ là những ngữ cố định có cấu tạo gọt giũa, có nghĩa thường là nghĩa bóng, có tính hình tượng và tính biểu cảm.”. Nhóm tác giả còn giải thích thêm “Có những thành ngữ có cấu trúc câu đơn hay câu ghép (chó ngáp phải ruồi, ông chẳng bà chuột…) nhưng chức năng của các cấu trúc câu này vẫn chỉ là để tạo thành phần câu, như chức năng của từ, nên vẫn gọi là ngữ - thành ngữ.” [29; tr. 87]. Trong quyển “Hoạt động của từ Tiếng Việt”, Đái Xuân Ninh cho rằng: “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã mất tính độc lập ở các mức độ nào đó và kết hợp lại thành một khối tương đối vững chắc và hoàn chỉnh.” [18; tr.212]. Hoàng Văn Hành trong quyển “Thành ngữ học tiếng Việt” cho rằng: “Thành ngữ là những tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt trong khẩu ngữ.” [13; tr. 27]. Trong cuốn “Thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có đưa ra định nghĩa: “Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định, bền vững có tính nguyên khối về ngữ nghĩa không nhằm diễn đạt trọn một ý, một nhận xét như tục ngữ mà nhằm thể hiện một quan niệm, một hình thức sinh động, hàm súc.” [11; tr. 297]. Dựa trên những quan niệm và định nghĩa nêu trên chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của thành ngữ sau: 10 - Thành ngữ là một loại cụm từ cố định. - Thành ngữ có đặc điểm và chức năng giống từ: cố định, sẵn có và là đơn vị nhỏ nhất tạo thành câu. - Thành ngữ có nghĩa bóng bẩy, biểu cảm, là sự tổng hòa nghĩa của các thành tố cấu tạo nên nó. 1.2. Nguồn gốc của Thành ngữ Thành ngữ là những đơn vị có sẵn, xuất hiện từ nhiều nguồn, nhiều thời điểm khác nhau và được sử dụng rộng rãi, tự nhiên trong đời sống xã hội. Chính vì thế để tìm ra nguồn gốc hình thành hệ thống thành ngữ của tiếng Việt là chuyện không dễ dàng. Nhưng nhờ vào những trường hợp phổ biến, có quy luật về ngữ nghĩa, cấu tạo, người ta phát hiện ra được những nguồn chủ yếu sau: 1.2.1 Thành ngữ vay mượn từ gốc Hán Thành ngữ vay mượn từ gốc Hán được sử dụng dưới dạng mượn nguyên: dạng hình thức này chiếm tỉ lệ khá lớn so với toàn bộ thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt. Theo thống kê, trong tổng số 354 thành ngữ vay mượn từ tiếng Hán trong tiếng Việt có 71 thành ngữ giữ nguyên dạng chiếm khoảng 20%. Đó là xuất khẩu thành chương, tự lực cánh sinh, danh chính ngôn thuận, hữu danh vô thực,… những dạng thành ngữ này chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn học cổ, văn chính luận, cụ thể được Hồ Chí Minh sử dụng vào trong tác phẩm của mình. Thành ngữ vay mượn từ gốc Hán được sử dụng dưới dạng cải biên một phần : Có nghĩa là dịch một bộ phận ra tiếng Việt, giữ nguyên một bộ phận còn lại và cấu trúc thành ngữ gốc. Ví dụ: Thành ngữ hữu thủy hữu chung, ta chỉ dịch một yếu tố “hữu” ra tiếng Việt nghĩa là “có” còn yếu tố “thủy”, “chung” giữ nguyên tạo thành một hình thức mới “có thủy có chung”. Thành ngữ vay mượn từ gốc Hán được sử dụng dưới dạng phỏng dịch: Có nghĩa là mượn thành ngữ Hán dùng trong hình thức dịch nghĩa chung của thành ngữ ra tiếng việt. Ví dụ: “Tọa thực sơn băng”, ta chỉ dịch hai từ “thực” có nghĩa là “ăn” còn “sơn” nghĩa là “núi” ta dịch ra “miệng ăn núi lở” ta chỉ dựa vào hai yếu tố đó để tạo ra thành ngữ mới có nghĩa mới cho mình. 1.2.2 Thành ngữ thuần Việt : được xây dựng bằng hai con đường sau đây: Định danh hóa các tổ hợp từ tự do 11 Định danh hóa các tổ hợp từ tự do thành một cụm từ cố định, có tính ổn định về thành phần, chặt chẽ về cấu trúc, chỉnh thể về ngữ nghĩa. Ví dụ: “gửi trứng cho ác”, “mẹ hát con khen”, “vạch áo cho người xem lưng”, “thừa gió bẻ măng”,…là những thành ngữ xuất hiện bằng con đường này. Để từ tổ hợp từ tự do đến thành ngữ phải trải qua các điều kiện sau: - Tổ hợp từ tự do phải được sử dụng thường xuyên, lặp đi lặp lại, trong thời gian dài với nghĩa bóng, nghĩa khái quát, hình tượng của nó. - Tổ hợp từ tự do phải được sử dụng thường xuyên để biểu đạt một khái niệm đơn nhất, chỉnh thể, có tính chất định danh và thuộc những khái niệm quan trọng, nổi bật của thời kì thành ngữ hình thành. Những thành ngữ xuất hiện bằng con đường mô phỏng theo mẫu cấu trúc của các thành ngữ đã có trước. Nhờ phương thức này cho phép tạo ra thành ngữ một cách dễ dàng, nhanh chóng trong thời gian ngắn nghĩa là không cần trải qua sử dụng lâu dài như phương thức thành ngữ hóa từ tổ hợp từ tự do. Nó được hình thành dựa trên cấu trúc ABAC : ngày một ngày hai, mắt trước mắt sau,…từ các thành ngữ có cấu trúc: “như thuộc tính B”: như sét đánh, như vịt nghe trời sắm,… đã làm xuất hiện các thành ngữ như: nhanh như sóc, nhanh như cắt,… 1.3 Cấu tạo của Thành ngữ Dựa vào phương thức tạo nghĩa (dựa vào phép so sánh hay phép ẩn dụ hóa), ta có thể chia vốn thành ngữ tiếng Việt thành hai loại lớn là: Thành ngữ so sánh và Thành ngữ ẩn dụ hóa. 1.3.1 Thành ngữ so sánh Thành ngữ so sánh là một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép so sánh, với nghĩa biểu trưng. Theo Trương Đông San, thành ngữ so sánh có 4 dạng: - A như B - (A) như B - Như B - AB Với cách lí giải của mình, Hoàng Văn Hành cho rằng “trong phép so sánh, việc so sánh sự vật A với sự vật B chỉ thực hiện được khi căn cứ vào một thuộc tính nào đó được coi là tương đồng A và B; phép so sánh nổi bật là các thuộc tính dùng làm căn 12 cứ so sánh giữa các sự vật hiện tượng …chỉ có tính chất tương đối lâm thời” [tr103]. Tác giả thành ngữ học tiếng Việt đã đưa ra thành ngữ so sánh ở mấy dạng sau: - At như B - A như B - t như B - như B Dạng At như B: ở dạng này cấu trúc so sánh như B trong thành ngữ so sánh không miêu tả bản thân sự vật được so sánh mà miêu tả thuộc tính của sự vật ấy. Ví dụ: “sự thật đã rõ như ban ngày”, chức năng của cấu trúc so sánh “như ban ngày” là biểu thị thuộc tính của thuộc tính “rõ”. Nếu giả định rằng “sự thật đã rõ” là điều đã biết nhưng với người nghe muốn biết sự việc rõ như thế nào thì “như ban ngày” đã trả lời cho câu hỏi đó. Vậy trong thành ngữ này sức nặng ngữ nghĩa hay tiêu điểm ngữ nghĩa rơi vào “ban ngày” chứ không phải rơi vào từ “rõ”. Dạng A như B: thành ngữ dạng cấu trúc này trung tâm ngữ nghĩa nằm ở A, có khi trung tâm nghĩa nằm ở B và cũng có những thành ngữ trung tâm ngữ nghĩa nằm ở cả hai. - Thành ngữ so sánh có trung tâm nghĩa nằm ở A. Ví dụ: “lạnh như tiền”, thành ngữ này trung tâm ngữ nghĩa nằm ở A nghĩa là nằm ở từ “lạnh” là hạt nhân ngữ nghĩa và “như tiền” chỉ là phụ nghĩa cho “lạnh”. - Thành ngữ so sánh có trung tâm nghĩa nằm ở B. Ví dụ: “(tội) tày đình” thì “tội” là bộ phận kết hợp hạn chế bị vắng mặt và trung tâm ngữ nghĩa nằm ở B từ “tày đình” nói lên tội lớn không nên tha thứ. - Thành ngữ mà nghĩa của A bằng nghĩa của B như: “(gắt) như mắm tôm”, trung tâm ngữ nghĩa nằm ở A và B. Dạng t như B: có hai dạng: - Dạng t như B: t ở mức độ cao, với vẻ nào đó, gây cảm giác nhất định theo sự bình giá của người nói. Ví dụ : thành ngữ “rách như xơ mướp”, ta thấy cấu trúc so sánh “như xơ mướp” không chỉ biểu thị mức độ cao của thuộc tính rách mà còn biểu trưng cho một vẻ, một lối rách, khác với rách như tổ đỉa, rách bươm,…đồng thời hình ảnh “như xơ mướp” còn bộc lộ một cách nhìn, một thái độ bình giá của người nói đối với thuộc tính rách. Đó là nói lên nghĩa với vẻ xơ xác, đáng thương. 13 - Dạng t như B: t cách thế nào đó, biểu thị trạng thái, một vẻ nhất định của thuộc tính theo sự bình giá của người nói. Ví dụ: “nhảy như sáo” theo cách hiểu về mặt nghĩa đen là nhảy theo cách lên xuống và hướng tới bằng những bước dài với nhịp độ khoáng đạt. Nó không chỉ muốn miêu tả cái thể cách chú bé nhảy như thế nào mà, mà muốn gây cho người đọc người nghe một cảm giác, một ấn tượng về cái vẻ trạng thái của thuộc tính sự vật theo sự bình giá của mình. Khi dùng “như sáo” để miêu tả cách nhảy của chú bé, thì người nói lại muốn cho người nghe thấy cái vẻ hiếu động của chú bé, có ý chê trách nhưng vẫn thấy chúng dễ thương. Dạng như B: có thuộc tính (hay ở trạng thái) t nào đó [mà B biểu trưng]. Những thành ngữ có cơ cấu nghĩa này thường là những thành ngữ có vế B phức tạp về mặt cấu trúc, mà chủ yếu là kết cấu chủ - vị. Ví dụ: “như chắt chắt vào rừng xanh” thì việc nhận diện cơ cấu nghĩa khó khăn hơn dạng trên. Để dễ nhân diện ta đưa nó vào câu “trước hết cần tránh những cái lối viết rau muống, nghĩa là dài dòng, lằng nhằng, làm cho người đọc xem “như là chắt chắt vào rừng xanh”. Ta thấy “chắt chắt vào rừng xanh” không làm chức năng phụ nghĩa, hoặc miêu tả một thuộc tính xác định nào đó mà tự mình đóng vai trò của một tổ hợp vị ngữ tính trong phát ngôn. Thực vậy người xem như ở vào một tình thế choáng ngợp, rối rắm đến mức không biết đường nào mà ra, cũng như cái tình thế mà chắt chắt vào rừng xanh biểu trưng. 1.3.2 Thành ngữ ẩn dụ hóa Nếu căn cứ vào đặc điểm “có hay không có đối xứng” nghĩa là thành ngữ nào được cấu tạo theo quy tắc đối và điệp giữa các thành tố gọi là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng còn thành ngữ nào được tạo thành nhờ phương thức ghép thông thường gọi là thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng. 1.3.2.1 Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng là loại thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng Việt. Chúng chiếm tới 2/3 tổng số thành ngữ thường dùng trong thực tế. Đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của thành ngữ là có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ như “mẹ tròn con vuông”, ở đây “mẹ tròn” đối xứng với “con vuông”. “Chân ướt chân ráo”, “chân ướt” đối xứng với “chân ráo”,…Phần lớn các 14 thành ngữ đối xứng gồm bốn yếu tố chia thành hai vế đối xứng với nhau. Phép đối xứng ấy được xây dựng trên bình diện đối ý và đối lời. Đối ý là bình diện đối xứng giữa hai vế của thành ngữ với nhau về ý. Để hiểu rõ xin lấy ví dụ: “đầu voi đuôi chuột”, ta thấy thành ngữ này có sự đối xứng giữa “đầu voi” và “đuôi chuột”. Quan hệ đối xứng về ý giữa hai vế của thành ngữ này là: điều đề ra lúc đầu thì rất to tát, rất hay nhưng kết cục, khi kết thúc điểm lại thì chỉ làm được một phần, rất nhỏ, không đáng kể. Đối lời là quan hệ đối xứng về các ý và nhờ có các quan hệ đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế của thành ngữ. Ví dụ: thành ngữ “mẹ tròn con vuông” ta nhận ra được quan hệ đối ý mẹ khỏe khoắn, vẹn toàn, con lành lặn, kháu khỉnh nhờ có quan hệ đối xứng giữa các yếu tố “mẹ” với “con”, “tròn” với “vuông”. Quan hệ đối lời tức quan hệ đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế thành ngữ được xác lập theo quy tắc thuộc tính tương đương về ngữ pháp – ngữ nghĩa thể hiện ra ở những đặc trưng sau: Thứ nhất, trong quan hệ đối lời, nội dung ngữ nghĩa các yếu tố đối xứng với nhau trong hai vế phần lớn các thành ngữ phản ánh những đặc trưng thuộc cùng một phạm trù ngữ nghĩa. Tính thuộc cùng một phạm trù của các yếu tố thể hiện ở chỗ, chúng đều có đặc trưng chung là biểu thị những sự vật hiện tượng, thuộc tính, quá trình, thuộc cùng tiểu nhóm hay tiểu phạm trù,… Ví dụ: “đầu cua tai nheo”, đầu và tai đều chỉ bộ phận cơ thể sinh vật, “con ông cháu cha”, con, cha, ông, cháu đều chỉ quan hệ thân tộc họ hàng. Thứ hai, các yếu tố đối xứng với nhau phải thuộc cùng một phạm trù từ loại, tức cùng một thuộc tính ngữ pháp. Nghĩa là nếu A đối xứng với B thì ngoài việc đồng nhất về mặt phạm trù ngữ nghĩa còn phải đồng nhất về thuộc tính ngữ pháp cụ thể là cùng từ loại, A là danh từ thì B cùng là danh từ,…Ví dụ: thành ngữ “miệng nói tay làm”, ở đây “miệng” đối xứng với “tay”, “nói” đối xứng với “làm”. “Miệng” là danh từ nên đối với nó “tay” cũng phải là danh từ. “Nói” là động từ thì đối xứng với nó là “làm” cũng là động từ. 1.3.2.2 Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng Là thành ngữ được tạo thành nhờ phương thức ghép từ thông thường nghĩa là không sử dụng phép so sánh, cũng không dùng vào luật đối ứng để ghép nối các yếu tố, mà cố định hóa hay thành ngữ hóa một đoạn tác ngôn, vốn được cấu tạo trên cơ sở luật kết hợp bình thường trong tiếng Việt. 15 Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng được cấu tạo theo hai kiểu kết cấu ngữ pháp phổ biến là: kết cấu ngữ pháp có một trung tâm và kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm. Những kết cấu ngữ pháp có một trung tâm là những kết cấu danh ngữ, động ngữ và tính ngữ. Kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm chính là những kết cấu chủ - vị. Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu là danh ngữ (thành ngữ được tạo bằng một cụm danh từ): như cá mè một lứa, công dã tràng, quân sư quạt mo, hai bàn tay trắng,… đây là những thành ngữ được xây dựng bằng cụm danh từ. Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu là động ngữ (thành ngữ được tạo bằng một cụm động từ) như: ăn ở hai lòng, ăn cơm thiên hạ, bắt cá hai tay, chạy long tóc gáy,… Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu là tính ngữ (thành ngữ được tạo bằng một cụm tính từ) như mát mặt, mát tay, nghèo rớt mồng tơi, ngang cành bứa, làm dâu trăm họ,… Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu là chủ - vị. Về mặt cấu tạo, chúng là những đơn vị được tạo bằng những kết cấu chủ - vị. Ví dụ: “Chân đâm đá chân chiêu”, thành ngữ trên “chân đâm” là chủ ngữ còn “đá” là từ biểu thị cho hành động, “chân chiêu” là bổ ngữ. 1.4 Đặc điểm của Thành ngữ 1.4.1 Tính biểu trưng Biểu trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính chất tượng trưng, ước lệ một cái gì đó khác mang tính trừu tượng. Và tính biểu trưng trong thành ngữ cũng vậy lấy những vật thực, việc thực, cụ thể, riêng lẻ để nói về cái phổ biến, khái quát trừu tượng. Nhờ vào tính biểu trưng sự biểu đạt của thành ngữ vừa sâu sắc và hấp dẫn. Thí dụ:“Chuột chạy cùng sào”, đây là sự kiện có thật trong cuộc sống một con chuột bị rượt đuổi chạy trên cái sào dựng đứng không lối thoát. Người ta dựa vào hình ảnh đó để biểu trưng cho những kẻ hèn kém bị dồn vào bước đường cùng, không lối thoát, mặc dù đã xoay xở hết cách. Tính biểu trưng còn dựa vào quy tắc chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ, chọn lấy những tổ hợp từ ngữ miêu tả những hiện tượng sinh động và quen thuộc trong cuộc sống, dùng chúng làm dấu hiệu gọi tên những đối tượng. Qua những hình ảnh – dấu hiệu này, thành ngữ gợi ra một cái gì đó ở đằng sau, biểu trưng cái gì đó. 16 Ví dụ: Theo cách hoán dụ, các hình ảnh “chân lấm” và “tay bùn” được lấy làm dấu hiệu biểu trưng cho sự lam lũ và cực nhọc của công việc đồng áng. Ta có thành ngữ “chân lấm tay bùn” Thành ngữ “một nắng hai sương”, qua hai hình ảnh “một nắng” và “hai sương” của một ngày thời gian lao động, được lấy làm biểu trưng sự lao động căng thẳng về thời gian trong công việc nhà nông. Theo cách ẩn dụ, hình ảnh con ếch ngồi tận đáy giếng chẳng trông thấy gì cả, được dùng làm dấu hiệu để biểu trưng cho tầm nhìn thiển cận, tầm hiểu biết nông cạn. Ta có thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”. Thành ngữ “đứng núi này trông núi nọ”, hình ảnh một con người đứng hết núi này chạy sang núi kia để xem nơi nào cao, nơi nào tốt mà vẫn không kết luận được biểu trưng cho thói dao động nghiêng ngả. Nghĩa biểu trưng làm cho thành ngữ mang nội dung định danh, có sắc thái biểu cảm và có tính khái quát cao trong giao tiếp. Các biểu trưng được thiết lập mang hiệu quả nghệ thuật cao, nêu lên một nhận định có tính khái quát và được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ cộng đồng. 1.4.2 Tính dân tộc Thành ngữ tiếng Việt chủ yếu biểu thị những hiện tượng thuộc đời sống sinh hoạt của con người như cách sống, phương thức đối nhân xử thế, tính cách, phẩm hạnh con người Việt, được thể hiện vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo đậm nét đặc trưng văn hóa dân tộc Việt không nhằm lẫn với đặc trưng văn hóa của các nước khác. Việt Nam là một nước nông nghiệp, những hình ảnh gợi ra trong các thành ngữ cũng chính là những hình ảnh có liên quan với nền sản xuất đó, ví dụ: cày sâu cuốc bẩm, chân lấm tay bùn, dầm mưa dãi nắng, đồng chua nước mặn,… Thành ngữ tiếng Việt còn ẩn hiện những đặc điểm của lịch sử dân tộc, ví dụ: con rồng cháu tiên, con hồng cháu lạc, nợ như chúa chổm… Nó phản ánh phong tục, tập quán, lối sống của người Việt, ví dụ: có voi đòi tiên, mẹ chồng nàng dâu, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó,… Trong thành ngữ tiếng Việt còn ẩn tàng những tri thức về văn hóa hình thành vào những thời kì lịch sử nhất định, ví dụ: bới lông tìm chim, lá thắm chỉ hồng, mạt cưa mướp đắng,… 17 Tính dân tộc còn thể hiện ở việc lựa chọn hình ảnh biểu trưng. Đó có thể là hình ảnh của những đồ vật như “chén, chăn - gối, áo,…”, hay những cái cây “chanh, mướp,…”, hoặc những con vật như “trâu, mèo, ốc, cò,…”. Chính từ những hình ảnh quen thuộc mà chúng ta có cách tiếp cận tìm hiểu dễ dàng. Tất cả là những nét đặc trưng mang đậm màu sắc của quê hương, xứ sở người Việt trong xã hội nông nghiệp xưa, được quan sát một cách tài tình. 1.4.3 Tính biểu thái Bên cạnh nội dung trí tuệ, thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các sắc thái biểu cảm bình giá, cảm xúc nhất định, lòng kính trọng, sự ái ngại, sự xót thương, lòng khinh bỉ, thái độ chê bai, sự phủ định…của chúng ta đối với người hay với vật, việc được nói đến. Ví dụ: Thành ngữ “nói thánh nói tướng ám”, nó diễn đạt khái niệm một con người nói dốc, nói khoác lác thông qua đó người nói kèm theo thái độ chê bai, mỉa mai. “Thắt lưng buộc bụng” vừa diễn đạt khái niệm tiết kiệm vừa bộc lộ thái độ tán thành. “Chó cắn áo rách” vừa diễn đạt sự không may, vừa tỏ thái độ cảm thông. “Vắt cổ chày ra nước” nói lên tính keo kiệt, bủn xỉn và thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm. Thành ngữ có giá trị sử dụng rất cao. Giá trị sử dụng của thành ngữ xuất phát chính từ những đặc điểm của thành ngữ. Tính biểu trưng giúp thành ngữ diễn đạt vừa mang tính hình ảnh, vừa hàm súc, cô đọng. Tính dân tộc, tính cụ thể giúp thành ngữ diễn đạt được một cách vừa cụ thể, vừa chính xác hiện thực khách quan kèm theo thái độ, sự đánh giá tinh tế của người nói. Tính điệp và đối giúp sự diễn đạt của thành ngữ giàu nhạc tính, dễ đi vào lòng người và dễ nhớ, dễ thuộc. 1.5 Những nét tương đồng và dị biệt của Thành ngữ và Tục ngữ 1.5.1 Những nét tương đồng Trong thực tế, nhiều người đã không phân biệt được đâu là thành ngữ và tục ngữ. Nguyên nhân là bởi vì giữa thành ngữ và tục ngữ có nhiều điểm tương đồng. 1.5.1.1 Về hình thức cấu tạo - Cả hai đều có cấu trúc ngắn gọn: thành ngữ thông thường chỉ có 4 - 5 yếu tố tạo thành còn tục ngữ chủ yếu khoảng 5 – 6 yếu tố tạo thành. 18 Ví dụ: Các thành ngữ bới lông tìm vết, cá nằm trên thớt, ếch ngồi đáy giếng, nước mắt cá sấu,… Các tục ngữ kiến tha lâu đầy tổ, gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, lửa thử vàng, gian nan thử sức,… - Cả hai đều có tính dễ thuộc, dễ nhớ. Thành ngữ, tục ngữ có đặc điểm trên do nhờ vào cách ngắt nhịp, cách gieo vần làm cho chúng dễ đi vào lòng người đọc. Ví dụ : thành ngữ: Bóp cổ mổ họng, cho một lột mười,… Tục ngữ: Đầu xuôi đuôi lọt, xanh vỏ đỏ lòng,… Với cách ngắt nhịp 2/2 và cách gieo vần liền nhau “cổ” gieo vần “mổ”, “xuôi” gieo vần “đuôi” làm cho cách nói thành ngữ, tục ngữ càng thu hút người nghe bởi tính nhịp và vần. - Cả hai đều mang tính cố định, sẵn có. Ví dụ: Các thành ngữ: nhà dột cột xiêu, bán vợ đợ con, xấu đều hơn tốt lõi, có tiếng không có miếng,… Các tục ngữ: ao sâu tốt cá, cơm treo mèo nhịn đói, đồng tiền liền khúc ruột,… Vì thành ngữ, tục ngữ đã có từ bao giờ trong ngôn ngữ dân tộc, trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, khi dùng thì người nói chỉ cần tái hiện chứ không phải lâm thời tạo nên trong quá trình giao tiếp. 1.5.1.2 Về đặc điểm Cả hai đều thường mang nghĩa bóng (hay tính biểu trưng). Nghĩa của thành ngữ và tục ngữ đều phải được loại suy từ các hình ảnh, sự việc được dân tộc lấy chất liệu từ đời sống và được thông qua nghĩa đen của các thành tố. Ví dụ: thành ngữ “cháy nhà ra mặt chuột”: con chuột là động vật xuất hiện rất nhiều trong nhà luôn gây phiền toái, gặm nhấm làm hư hỏng nhiều thứ nhưng rất khó để tiêu diệt chúng. Đến khi nhà cháy họ hàng nhà chuột từ các xó xỉnh chạy ra hoảng loạn. Sự kiện cháy nhà làm cho chuột lộ mặt là một hiện thực mà người đời dễ dàng quan sát, nhận biết. Người ta dùng hình ảnh đó biểu trưng cho hiện thực khi có biến cố hay khó khăn nào đó thì tất yếu những điều xấu cái yếu kém bộc lộ rõ. Khi có khó khăn thì mới biết được ai xấu ai tốt. Tục ngữ “dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa”, “sao” thường thấy vào ban đêm, khi đêm nào có nhiều “sao” thì hôm sau sẽ “nắng”, còn đêm nào ít “sao” thì trời sẽ 19 mưa. Nhân dân quan sát hiện thực đó trong một thời gian dài và rút ra kinh nghiệm về thời tiết phục vụ cho đời sống và sản xuất. Tính dân tộc: thành ngữ hay tục ngữ đều mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Điều đó thể hiện qua những mang hình ảnh gần gũi với người nông dân như lúa, cam, quýt, hoa,… những con vật như trâu, chó, gà, mèo,… qua phong tục tập quán người Việt. Người dân mượn hình ảnh đó để nói lên cách cảm, cách nghĩ của người của mình về đời sống lao động. “Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ trở nên quen thuộc, gần gũi với người Việt Nam suốt bao đời nay. Nó trở thành một bài học giáo dục về nhân cách của ông cha ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt: luôn trân trọng và biết ơn những người đi trước đã có công tạo nên những thành quả tốt đẹp để cho thế hệ con cháu thừa hưởng. Và thế hệ đời sau phải biết ơn, đền ơn xứng đáng những gì mà người trước để lại. Thành ngữ “chân lấm tay bùn” nói lên cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả của người dân lúa nước. Qua đó thể hiện được bản chất của người Việt cần cù lao động. Vào những ngày thời vụ, người dân phải làm việc vất vả, phải một nắng hai sương, phải cuốc bẫm cày sâu, chân đạp đất đầu đội trời để cày ruộng, cấy lúa. Mong muốn một điều mưa thuận gió hòa để có mùa bội thu cho cuộc sống tốt hơn. Tính biểu cảm: cả thành ngữ, tục ngữ đều mang sắc thái biểu cảm. Nó thể hiện cảm xúc khen, chê, xót thương, ái ngại của con người. Ví dụ: tục ngữ “một câu nhịn chín câu lành” nói lên trong mọi sự mâu thuẫn, xích mích với người khác phải biết nhường nhịn thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến. Qua đó, ta thấy còn thể hiện cảm xúc khen những người có tính biết nhường nhịn lẫn nhau để duy trì sự đoàn kết và hòa khí trong cộng đồng. Thành ngữ “xa chạy cao bay”, thành ngữ dùng để chỉ sự rời bỏ càng nhanh càng tốt với những gì có thể làm hại hay liên lụy đến bản thân mình mà còn ám chỉ sự khinh bỉ một người nào đó vì lợi ích bản thân mà chạy trốn. 1.5.2 Những nét dị biệt Theo Dương Quảng Hàm, “Một câu tục ngữ tự nó phải mang một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè.” [dt Chu Xuân Diên; tr.23]. Ở đây, tác giả dựa hoàn toàn vào mặt nội dung. Còn theo Vũ Ngọc 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan