Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thanh co bien hoa...

Tài liệu Thanh co bien hoa

.PDF
43
64
69

Mô tả:

SỞ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI BÀI DỰ THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỊCH SỬ ĐỒNG NAI NĂM 2013 ĐỀ THI: “TRONG SỐ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA CẤP TỈNH Ở ĐỒNG NAI MÀ ANH CHỊ ĐÃ ĐẾN THAM QUAN, HÃY TRÌNH BÀY CẢM NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ MÀ BẠN TÂM ĐẮC NHẤT; NÊU Ý KIẾN, GÓP Ý KIẾN NGHỊ VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI TÍCH ẤY TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN TỈNH ĐỒNG NAI VĂN MINH GIÀU ĐẸP”. Họ và tên: Trần Văn Quý Ngày tháng năm sinh: 08/08/1990 Giới tính: Nam Nghề nghiệp: Sinh viên Dân tộc: Kinh Đoàn viên Lớp 4B, Trường Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh Khoa: Lịch Sử 351A, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh. Số ĐT: 0944082595 Email: [email protected] Trang 3 ĐỀ TÀI THÀNH CỔ BIÊN HÒA, DI TÍCH LỊCH SỬ CẦN ĐƯỢC BẢO TỒN Đ Mở Đầu ồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, và là cửa ngõ phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích 5866 km2, phía Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước, phía Nam giáp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Đông giáp với tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp với tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời có các tuyến quốc lộ đi qua như: 1A, 20, 51, 56 nối liền Đồng Nai với các tỉnh khác của vùng Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có tuyến đường sắt Thống Nhất, tuyến đường huyết mạch của giao thông cả nước chạy qua. Không chỉ vậy với địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, dáng đất bắt gặp ở Đồng Nai là kiểu núi thấp nhấp nhô, đỉnh cao nhất chỉ có 836m, đã tạo cho Đông Nai có dạng địa hình khá đa dạng, nên thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, với sự đa dạng các loại cây trồng. Nằm trong lưu vực của sông Đồng Nai với các nhánh chính là Đồng Nai, La Ngà, Mã Đà và sông Buông, Đồng Nai có nhiều tiềm năng về thủy điện, trong đó có thủy điện Trị An, thủy điện lớn của đất nước với công suất 400 MW, chính những điều kiện thuận lợi như thế, đã giúp cho Đồng Nai, trở thành tỉnh có một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Đồng Nai không chỉ phát triển về mặt kinh tế, mà còn phát triển các giá trị di sản văn hóa nói chung, trong đó có loại hình văn hóa di tích lịch sử, loại tài sản vô giá được xây dựng, thông qua quá trình mở làng, lập ấp, cũng như quá trình đấu tranh của nhân dân. Trên mảnh đất Đồng Nai thuộc miền Đông Nam Bộ của Việt Nam, trải qua các giai đoạn thay đổi của lịch sử và biến đổi lịch sử đã để lại những di sản quan trọng trong các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là di tích lịch sử. Những di tích của tỉnh Đồng Nai được nhà nước xếp hạng là một trong những thành quả, kết tinh truyền thống văn hóa, lịch sử, cũng như sự biến đổi của tự nhiên, cho vùng đất này trong quá trình mở đất và thành lập tỉnh. Vùng đất Biên Hòa hiện nay có 6 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Trong đó địa danh “Thành Cổ Biên Hòa” nằm ở số 129, Phan Chu Trinh, Trang 5 phường Quang Vinh, Thành Phố Biên Hòa là di tích lịch sử, kiến trúc khá độc đáo của tỉnh, được Sở Văn hóa – thể thao – du lich tỉnh Đồng Nai, xếp hạng cấp tỉnh năm 2008. Hưởng ứng cuộc tìm hiểu về văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2013 do Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức, tôi đã đến tham quan nhiều di tích ở Đồng Nai. Quá trình tham quan và nghiên cứu tư liệu về di sản, tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm tuyên truyền những giá trị quý giá của hệ thống di tích được xếp hạng của tỉnh Đồng Nai. Trong hệ thống di sản văn hóa của tỉnh Đồng Nai được xếp hạng di tích cấp tỉnh, tôi tâm đắc về di tích lịch sử “Thành Cổ Biên Hòa”, nhằm gửi gắm đến mọi người để góp phần trong công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của Đồng Nai nói chung, về di sản văn hóa lịch sử nói riêng, trong đó, đề cập chính về di sản “Thành Cổ Biên Hòa”. 1. Đôi nét về quá trình khai phá và tên gọi đất Biên Hòa - Đồng Nai.  Qúa trình khai phá đất Biên Hòa – Đồng Nai. Vùng đất Nam Bộ nói chung và vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai nói riêng vào cuối thế kỷ XVI, về cơ bản vẫn là một vùng đất hoang dã. Trong “Chân Lạp Thổ Phong Ký”, Châu Đạt Quan cho biết: “Gần hết cả vùng là bụi rậm của rừng thấp, nhưng cửa rộng của con sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cây cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú xum xuê, khắp nơi vang tiếng chim hót và tiếng thú kêu. Vào nữa đường trong sông thấy cánh đồng hoang không một gốc cây, xa nữa, tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy”1. Đến giữa thế kỷ XVIII, khi viết “Phủ biên tạp lục”, Lê Quý Đôn vẫn còn ghi lại sự hoang dã này như sau: “Phủ Gia Định, đất Đồng Nai từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Đại, cữa Tiểu toàn là rừng hàng trăm dặm”2 . Theo nhiều nguồn sử sách còn ghi lại, trên cả một vùng đất rộng lớn lúc bấy giờ chỉ có vài dân tộc ít người sinh sống như Xtiêng, Mạ, Choro, Koho, M’ * Sinh Viên trường ĐHSP Tp. HCM. 1 Dẫn theo Huỳnh Lứa. Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Nxb TP.HCM. 1987. Tr 37 2 Lê Quý Đôn toàn tập. T.1. Phủ biên tạp lục. Nxb KHXH. HN.1977. Tr. 345 Nông. Họ là những dân tộc này đã có mặt trên đất Đồng Nai – Gia Định từ khá lâu đời. Do sống bằng nghề săn bắt và nương rẫy, nên các dân tộc này thường sống trên những triền núi cao, kỹ thuật sản xuất thô sơ và trình độ xã hội còn hết sức thấp kém. Ngoài ra, cũng có một số ít người Khơ – me từ Chân Lạp di cư sang, họ sống rãi rác trong vài sóc nhỏ nằm heo hút trên những giồng đất cao. Chính vì thế, vao thời điểm này dân cư ở vùng Đồng Nai – Gia Định vẫn còn hết sức thưa thớt, vắng lặng đến độ chỉ khi nào thấy có khỏi vương tỏa qua cây lá ở đâu thì mới hay ở đó có người sinh sống. Sang thế kỷ XVII, vùng Đồng Nai – Gia Định bắt đầu trở nên sôi động với sự hiện diện của các nhóm di dân người Việt từ vùng Thuận Quảng vào. Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài gây bao tổn thất về người và của, làm cho đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nhất là dân ở những vùng xảy ra chiến trận. Do chiến tranh tàn phá cùng với thiên tai, bệnh dịch hoành hành đã buộc những người dân nghèo phải bỏ làng mạc, ruộng vườn tản đi khắp nơi để tìm một cuộc sống mới no đủ hơn. Trong hoàn cảnh ấy, những vùng đất phía Nam vốn là những vùng đất của vương quốc Chăm – Pa đang suy tàn và xa hơn nữa là vùng đất mà sau này gọi là Đồng Nai – Gia Định màu mỡ, phì nhiêu nhưng còn hoang vắng đã thu hút mạnh mẽ các lưu dân Việt đến khai phá. Tiến trình nhập cư của người Việt vào vùng đất mới Đồng Nai – Gia Định theo Trịnh Hoài Đức đã bắt đầu từ vùng Mô Xoài (hay Mỗ Xuy tức Bà Rịa ngày nay). Đây là nơi được coi là địa đầu của vùng đất mới, vì nó nằm trên trục giao thông đường bộ từ Bình Thuận vào Nam, lại nằm trên đường biển có vịnh Ô Trạm rất thuận lợi cho tàu thuyền cập bến. Đó là một vùng đất rộng lớn kéo dài từ Long Hương, Phước Lễ cho đến tận Đất Đỏ ngày nay. Về thời điểm lưu dân người Việt bắt đầu đặt chân đến Mô Xoài, theo Trịnh Hoài Đức thì họ đã vào đây từ các đời chúa Nguyễn Hoàng (1558 – 1613), chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 – 1635), chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 – 1648) chứ không phải khi đoàn quân của Nguyễn Phúc Yên vào năm 1648 thì người Việt mới có mặt ở đây. Trang 7 Từ Mô Xoài, Bà Rịa các thế hệ di dân tự do người Việt với phương tiện di chuyển chủ yếu là thuyền, ghe, xuồng theo thủ triều ngược sông Phước Long (sông Đồng Nai) và cả đi bộ dọc theo sông tiến dần vào vùng đất Đồng Nai. Các địa danh định cư của họ sớm nhất là Nhơn Trạch, Long Thành, An Hòa, Bến Gỗ, Bàn Lân, Vĩnh Cửu và thành phố Biên Hòa ngày nay cùng với các cù lao như: Cù Lao Phố, Cù Lao Rùa, Cù Lao Kinh, Cù Lao Tân Chánh, Cù Lao Tân Triều3….Trong đó những địa điểm thuận lợi như Cù Lao Phố thì số lương người Việt đến khẩn hoang lập ấp từ những thập niên đầu thế kỷ XVII trở đi, người Kinh đến khai hoang, lập ấp chính là tại Cù Lao Phố và vùng lân cận. Cù Lao Phố lúc ấy đã thành lập 3 xóm của người Việt là: Xóm Chợ Chiếu (về sau là xã Hưng Phú), xóm Rạch Lò Gốm (về sau là thôn Hòa Đông), xóm Chùa (về sau gọi là là thôn Bình Tự)4 . Như vậy, đến giữa thế kỷ XVII, trên cả một khu vực rộng lớn thuộc lưu vực sông Phước Long đã có người Việt định cư, họ đã cùng với người Khơ – me và các cư dân bản địa khai khẩn vùng đất hoang rộng lớn. Tuy nhiên, những điểm định cư và khai phá lúc này mới chỉ rải rác đó đây, gọi nôm na là “móc lõm”, chủ yếu dọc theo sông rạch nơi thuận lợi cho việc giao thông bằng thuyền xuống. Đất hoang rừng rậm vẫn còn rất nhiều, vì hầu hết người Việt đến định cư phần lớn là những người nông dân phiêu bạt thiếu tài lực, vật lực, phương tiện sản xuất, kỹ thuật… việc khai phá đất hoang trong buổi đầu hoàn toàn diễn ra tự phát, dựa vào sức mình là chính và chưa có sự giúp đỡ của chính quyền nhà nước. Quá trình khai hoang trong thời gian này thường được tiến hành tập thể gồm một vài gia đình có quan hệ họ hàng thân thuộc với nhau hay những người cùng quê hương xứ sở, bởi vì vùng đất mới đối với họ hoàn toàn xa lạ, ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm khó lường trước. Trong gần một thế kỷ, với sức lao động cần cù, kiên trì, nhẫn nại khắc phục mọi khó khan gian khổ, chung lưng đấu cật, giúp đỡ lẫn nhau giữa những 3 4 Nhiều tác giả, Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai. 1998, Tr. 69 - 70 Trần Hiếu Thuận, Cù Lao Phố. Tạp chí Xưa và nay số 36 B. Tháng 2 năm 1997 con người cùng chung số phận, nghèo khổ vươn lên xây dựng một cuộc sống mới, các lưu dân người Việt cùng các dân tộc anh em khác đã từng bước biến một vùng hoang vu, sình lầy của nhiều thế kỷ trước thành một vùng đất phì nhiêu, mầu mỡ đầy sinh khí và hứa hẹn kéo dài từ Mô Xoài cho đến tận Đồng Nai, tạo cơ sở vững chắc cho việc mở rộng công cuộc khai phá sau này. Khi đề cập đến quá trình khai phá vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai nói riêng và Nam Bộ nói chung, chúng ta không thể đề cập đến vai trò của người Hoa. Năm 1679, hai viên tướng của nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên (còn gọi là Trần Thắng Tài) trong phong trào “bài Thanh phục Minh” đã đem theo binh lính cùng gia quyến tổng cộng trên 3000 người đi trên 50 chiến thuyền đến đậu dọc bờ biển từ cửa Tư Hiền đến Đà Nẵng để xin thần phục chúa Nguyễn5. Nhưng chúa Nguyễn Phúc Hiền đã không cho họ ở lại Đà Nẵng vì cho rằng : “địa phương Giản Phố của nước Cao Miên, đất rộng béo tốt kể đến ngàn dặm, triều đình chưa rảnh kinh lý, chi bằng lợi dụng sức của họ mà giao cho khai khẩn đất đai để ở”6. Đồng thời chúa Nguyễn còn sợ nhà Thanh trả thù và cũng để tránh những xáo trộn không khỏi gây ra bởi đội quân ngoại quốc quan trọng như thế ở gần kinh đô. Do đó, chúa Nguyễn đã giải quyết cho họ được vào sinh sống ở vùng Giản Phố và phải có nhiệm vụ đóng một thứ thuế ruộng đất đang hiện hành, xem đó “cũng là một công việc mà được ba điều lợi”7. Chúa Nguyễn đã “ban đặt yến tiệc đãi họ, an ủi khen ngợi, cho các tướng lãnh y chức cũ, phong thêm quan tước mới khiến vào Đông Phố để mở mang đất ấy. Họ được các tướng lĩnh Vân Trình, Văn Chiếu hướng dẫn, binh thuyền tướng sĩ Long Môn của Dương Ngạn Địch tiến về cửa Lôi Lạp, theo cửa Đại, cửa Tiểu đến định cư ở Mỹ Tho; binh tướng sĩ Cao, Lôi, Liêm của Trần Thượng Dương Văn Huề, Về các nhóm người Hoa ở Gia Định thế kỷ XVII – XVIII, Tạp chí Nghiên cứu. số 10.2006 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí. Tập trung, sdd, tr. 9 7 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí. Tập trung, sdd, tr. 9. 5 6 Trang 9 Xuyên, Trấn An Bình tiến vào cửa biển Cần Giờ rồi lên định cư ở Bàn Lân”8, xứ Đồng Nai (Biên Hòa ngày nay)”9. Đồng thời chúa Nguyễn còn viết thư và sai người trao cho vua Chân Lạp, yêu cầu chia, cấp đất đai cho họ để khai khẩn làm ăn10.Như vậy, trên danh nghĩa họ Dương, họ Trần đã nhận qua tước và nhiệm vụ của chúa Nguyễn vào đất Đồng Nai – Gia Định chứ không phải thuần túy là những người bỏxứ sở ra đi tị nạn. Họ đã thành thần dân của chúa Nguyễn. Việc chúa Nguyễn Phúc Hiền đã cân nhắc kĩ lưỡng rồi mới quyết định cho những nhóm di dân người Hoa này vào khai phá Nam Bộ, đã không những chứng tỏ một chính sách hết sức khôn khéo của chúa Nguyễn muốn sử dụng các thế lực người Hoa để tang cường thêm nội lực, biến nhân tố ngoại sinh thành những nhân tố ngoại sinh thành nhân tố nội sinh, đồng thời qua đó để điều hòa các mối quan hệ quốc tế, mà còn cho thấy các chúa Nguyễn đã rất chú ý đến tiềm năng của vùng đất Nam Bộ nói chung và vùng Đồng Nai – Gia Định nói riêng. Tuy nhiên, vai trò lớn nhất của các nhóm di dân người Hoa này đối với vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai nói riêng và Nam Bộ nói chung không phải ở chỗ họ là những người đầu tiên có công khai phá vùng đất này, bởi khi họ đến thì đã có lưu dân người Việt có mặt trước, và họ cũng không phải là những người có công lớn trong việc làm khởi sắc nền kinh tế nông nghiệp ở đây, bởi thực chất số lượng 3000 người cũng chưa phải là nhiều đối với một vùng đất rộng lớn này, vả lại, đối với họ nông nghiệp không phải là phương thức sản xuất chủ yếu. Cho nên, mặc dù họ có tham gia vào việc khai phá đất hoang để sản xuất nông nghiệp, nhưng đó cũng chỉ là phương tiện ban đầu để sau đó chuyển sang kinh doanh, buôn bán. Vai trò quan trọng nhất của di dân người Hoa ở đây chính là ở chỗ họ đã có công khai phá, phát triển và làm khởi sắc nền kinh tế Theo tác giả Sơn Nam tên gọi Bàn Lân là tiếng “bằng lăng” nói trại ra. Bàn Lân là phía chợ Biên Hòa ngày này ( Sơn Nam – Cù Lao Phố cảng biển đầu tiên ở Nam Bộ, tạp chí Xưa và Nay số 41 B tháng 7. 1997). Theo “Cù Lao Phố lịch sử văn hóa” của Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên) thì địa danh này có lẽ đã bắt nguồn từ tên gọi một loại cây Blaang của người Mạ ( xem Cù lao Phố lịch sử văn hóa, Nxb Đồng Nai. 1998, Tr.10) 9 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí. Tập trung, sdd, Tr. 9 – 10. 10 Dẫn theo Dương Văn Huề, về các nhóm người Hoa ở Gia Định thế kỷ XVII – XVIII, Tạp chí nghiên cứu lịch sử. Số 10.2006 8 thương mại ở vùng đất mới khai phá này.Theo những nguồn tư liệu cũ đã cho thấy, khi đến Bàn Lân lập nghiệp nhóm của tổng binh Trần Thượng Xuyên đã tiến hành việc đốn chặt cây cối, phá cỏ rậm xung quanh khu vực định cư, khai thông nguồn nước, mở mang đường ngõ…Đồng thời chiêu mộ, thu hút nhiều lưu dân Trung Quốc khác đến làm ăn, sinh sống. Trong số các lưu dân Trung Quốc đến sau này, có thể có nhiều người đã nhập cư từ trước song ở phân tán nhiều nơi, nhưng phần lớn vẫn là những người mới từ lục địa Trung Hoa không thần phục nhà Thanh tới và đa số họ đều là những người buôn bán. Từ đó, họ mới thu hút thương khách đến buôn bán gồm có người Châu Âu, người Nhật, người Mã Lai…với nòng cốt ban đầu là các lái buôn Trung Quốc 11. Như vậy, với truyền thống buôn bán của mình, những di dân người Hoa đầu tiên này đã không những kéo một bộ phận lớn các thương nhân Trung Hoa từ chính quốc sang mà còn thu hút giới thương nhân của nhiều nước của nhiều nước đến Đồng Nai – Gia Định buôn bán, thúc đẩy nền thương mại ở đây phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, khi cho rằng những nhóm di dân người Hoa này chính họ là “tác giả” của các trung tâm thương mại sầm uất nhất Nam Bộ trong các thế kỷ XVII – XVIII là Cù lao Phố, Mỹ Tho đại phố và Hà Tiên. Với sự phát triển bước đầu, vùng đất Đồng Nai – Gia Định ngày càng trở thành một địa chỉ hấp dẫn đối với các lưu dân người Việt từ những khu vực phía Bắc tràn vào.Chính vì thế, dân số của khu vực này ngày càng gia tăng. Riêng ở Cù lao Phố trên cơ sở của 3 xóm cũ đã phát triển thành ba thôn: Nhất Hòa, Nhị Hòa và Tam Hòa với 12 ấp là: Tâm Mỹ, Hưng Phú, Thành Hưng, Bình Kính, Bình Tự, Tân Giám, Bình Quảng, Long Quới, Hòa Quới, Bình Hòa, Bình Xương và Tân Hưng12. Đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược thì dân số ở khu này đã lên tới 40.000 hộ tương đương với khoảng 200.000 người, Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Nhất thống chí, Lục tỉnh Nam Việt, Tập thượng, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nhà văn hóa phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa – Bộ QGGD Sài Gòn xuất bản năm 1959, Tr. 25 – 26 12 Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai. 1998, Tr. 82 11 Trang 11 đây chính là nguồn nhân lực đầu tiên làm biến đổi bộ mặt kinh tế Đồng Nai – Gia Định. Tóm lại, từ một vùng đất hoang vu, hiểm trở, khó khan ở đầu thế kỷ XVI, từ mồ hôi, xương máu của các lưu dân người Việt, người Khơ me và cư dân bản địa, sau một quá trình khai phá, vùng Đồng Nai – Gia Đinh đã trở thành một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ, đầy sinh khí và hứa hẹn. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi và cùng với sự hiện diện của các di dân Trung Hòa với truyền thống buôn bán đây không những là vùng đất giàu tiềm năng về nông nghiệp mà còn là khu vực đầy tiềm lực và thương mại. Đấy chính là một trong những nguyên nhân đã giải thích tại sao ngay từ rất sớm các chúa Nguyễn đã quan tâm đến vùng xa xôi, hẻo lánh này. Năm 1623, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã viết thư cho vua Chân Lạp yêu cầu được “mượn” hai thị trấn Prei Nokor và Kas Krobey để đặt các trạm thu thuế thương chính. Với sự kiện này, chúa Nguyễn đã bước đầu đặt được ảnh hưởng và quyền lực của mình lên vùng đất Nam Bộ ngày nay. Đến năm 1679, bằng việc giải quyết cho các nhóm di dân người Hoa vào sinh sống tại vùng đất Đồng Nai – Gia Định, các chúa Nguyễn lại càng củng cố hơn ảnh hưởng quyền lực ấy. Đến khi đã có đủ cơ sở xã hội và kinh tế vững chắc ở vùng đất mới, năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã quyết định sai thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đem quân đi kinh lược Cao Miên, lấy đất Đồng Nai lập thành phủ Phước Long, đặt trấn Biên doanh (tức Biên Hòa ngày nay), lấy đất Sài Gòn lập huyện Tân Bình, đặt Phiến trấn doanh, cả hai huyện điều thuộc phủ Gia Định13. Sự kiện này đánh dấu đất Đồng Nai – Gia Định chính thức thuộc về quyền cai quản của chính quyền phong kiến Đàng Trong và trở thành bộ phận thiêng liêng của lãnh thổ Đại Việt.  Danh xưng Đồng Nai. Cho đến tận hôm nay, người dân Đồng Nai vẫn chưa hết phân vân về tên gọi của dòng sông ấy. Cũng đã có nhiều cách suy diễn khác nhau được đưa ra. 13 Ngô Cao Lãng, Lịch triều tạp ký, T.1, Bản Dịch của Hoa Bằng, Nxb KHXH, HN. 1975, Tr. 153 Chúng tôi thấy cần phải bàn bạc để tìm ra cách lý giải thỏa đáng, có sức thuyết phục. Xin mạn phép đặt ra vấn đề đầu tiên: Tên sông Đồng Nai có trước hay tên đất có trước. Người ta lấy song để gọi tên vùng đất nó chảy qua hay lấy tên vùng đất ấy đặt tên sông? Ngay cả khi sông Đồng Nai có tên chữ là Phước Long mượn tên dòng sông hay ngược lại? Các danh xưng Thù Nại, Nông Nai rồi Lộc Dã, Lộc Động là sự chuyển dịch ngôn ngữ từ Đồng Nai ra hay ngược lại? Tác giả Bình Nguyên Lộc trước kia và Hoàng Thơ hiện nay cho rằng danh xưng Đồng Nai là sự chuyển dịch từ ngôn ngữ Mạ: Đah Đong (sông lớn, sông cái). Trên cao nguyên Lang Biang, ở độ cao xấp xỉ 2.000 so với mực nước biển, có 2 dòng sông Đah Nhim và Đah Dung (người Pháp ghi là Rivivere), 2 dòng sông nhỏ hợp lưu và bắt đầu từ điểm hợp lưu ấy người Mạ gọi là Đah Dong (cũng từ đây người Pháp ghi là fleuve: sông). Trên đường xuôi đổ xuống bình nguyên, sông còn nhận nước của hàng trăm suối mà 3 phụ lưu chính tên Đah Wê, Đah Rnga (tức sông La Ngà) và Đah Rlung (tức Sông Bé). Đến bậc thềm địa chất thứ 9, sông đổ vào bình nguyên châu thổ và xuôi ra Biển Đông. Ở đôi bờ dòng sông đi qua, từ cuối thế kỷ trước, các nhà khảo cổ Pháp và nhất là sau giải phóng khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện, khai quật và ghi tọa độ hàng trăm địa điểm có dấu vết của nền văn minh cổ lưu vực sông Đồng Nai. Tuy nhiên, bối cảnh xã hội, trình độ văn minh và sự phát triển ngôn ngữ thế nào chứng minh là người thời đại đồng đã gọi sông Đồng Nai là Đah Đong thì xin trân trọng. Dù sao, thì nhiều người nhìn nhận cấu trúc ngôn ngữ danh xưng Đồng Nai là thuần Việt. Những địa danh gắn với con vật móng guốc, ăn cỏ này không ít. Xin nêu: Đồng Nai, Nhà Nai, Hố Nai, Hang Nai, Bàu Nai… Trang 13 Còn đồng thì vô số: Đồng Tràm, Đồng Lách, Đồng Đế, Đồng Tranh, Đồng Môn…. Đâu phải suy diễn cao xa. Theo Nguyễn Đình Đầu, danh xưng Đồng Nai được phiên âm ra tiếng Pháp là Donnai với chữ I tréma và các giáo sĩ Bồ Đào Nha ghi Dounai trên chữ u có dấu grouppetto đọc là Đồng Nai, từ giữa thế kỉ 17, người Pháp cũng định nghĩa Đồng Nai = champ des cerfs, là đồng có nai. Chúng ta thử phác họa một bức tranh miêu tả đoàn người tả tơi, đói rách vì cuộc chiến cốt nhục tương tàn, vì chế độ cai trị hà khắc và cả thiên nhiên tàn phá, họ dùng thuyền nhỏ hoặc đi ven biển đến Mô Xuy (Mô Xoài) tức vùng Bà Rịa bây giờ, họ dừng lại ít lâu, rồi ngược dòng sông tiến vào sâu trong đất liền. Thuở ấy, đất đai hoang rậm nhưng màu mỡ, khí hậu nhu hòa, sản vật phong phú. Tuyệt nhiên sử sách chưa bao giờ ghi nhận sự xung đột nào giữa lưu dân Việt với thổ dân bản địa. Nghiên cứu các nền văn hóa cổ ở Đồng Nai rất cần có tư duy sông nước (tạm gọi như vậy), vì nếu lấy mốc 3 thế kỷ thì trước đó và cả sau đó phương tiện duy chuyển chủ yếu là thuyền bè vì đường bộ phải mất vài trăm năm mới gọi là hoàn chỉnh. Cách nay khoảng nữa thế kỷ, các loại phương tiện vận chuyển vẫn là xuồng, ghe, bè,thuyền buồm…Ta thử hình dung những con thuyền độc mộc nương theo thủy triều ngược dòng Đồng Nai với đôi bờ mở rộng, rừng nguyên sinh giăng kín, thỉnh thoảng một trảng cỏ mênh mông trải xanh mượt hội tụ đủ quần thể động vật hoang dã đặc trưng rừng nhiệt đới từ loài bò sát, gặm nhấm, lông mao và lông vũ, ăn cỏ và ăn thịt, to lớn như voi, min, tê giác, nhỏ như sóc, nhím, chuột….và đông nhất vẫn là họ hàng nhà nai, mểnh, mang…chúng thích sống thành bầy phơi mình trên các đồng cỏ ven sông, hồ lớn, rừng rậm. Như đã nói cái thuở “Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai”, những thế hệ lưu dân đầu tiên Nam tiến là những nông dân nghèo, thất học làm sao có được khái niệm Lộc Dã, Lộc Động. Với cái nhìn trực giác họ gọi vùng đất mới là Đồng Nai là lẽ dễ hiểu. Mai sau này khi các chúa Nguyễn tổ chức thiên di quy mô dân Ngũ Quảng vào, với sự hiện diện của các cụ đồ, quan lại, mới có xu hướng Hán hóa các địa danh xứ Đồng Nai. Người ta gọi Rạch Cát là Sa Hà, núi Nứa là Trúc Sơn, Nhà Bè là Phù Gia, Bến Nghé là Ngưu Chữ, Sông Bé là Tiểu Giang….. Sông Đồng Nai lúc ấy có tên là Phước Long Giang, là Đại Giang. Đại Giang là sông cái, sông lớn, sông mẹ đồng nghĩa với Đah Đong của ngôn ngữ Mạ… Nông Nại, Thù Nại, Chu Nại trong các văn liệu Hán từ có thể thế tất để kiểm chúng thêm, vì rõ ràng trong âm tiết ngôn ngữ Hoa dù là Quảng Đông, Triều Châu hay Phước Kiến đều không có âm phụ “Đ”, họ phát âm “Tồng chí, Tồng Nai” và ghi lại bằng Hán tự ắt sẽ có sai biệt, điều này khả dĩ tin được. Đồng Nai là vùng văn hóa, và không mãi đến giờ mới là vùng động lực phát triển của quốc gia. Kể từ khi lưu dân Ngũ Quảng đặt chân khai phá và cũng kể từ khi vùng đất hoang sơ hóa thân vào lãnh thổ Đại Việt, vùng đất hứa năng động, giàu tiềm lực và dễ thích ứng cùng với Đồng Nai bao dung, nhân hậu, chung thủy nhưng rất đỗi can trường đã vì cả nước, cùng cả nước làm nên hào khí Đồng Nai, vì cả nước cùng cả nước bước vào trang sử hào hùng của lịch sử. 2. Thành Cổ Biên Hòa và dấu ấn một thời lịch sử  Đôi nét về thành cổ Biên Hòa. Nếu bạn có dịp bạn đến với Thành Phố Biên Hòa – Đồng Nai để du lịch và khám phá, những thắng cảnh đẹp nơi đây, thì bạn đừng quên ghé thăm thành Cổ Biên Hòa. Thành cổ nằm ở đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, Thành Phố Biên Hòa. Nếu bạn không chú ý, bạn sẽ không thấy thành cổ mà chỉ thấy siêu thị, chợ, và những tòa nhà mới xây to đẹp, còn thành cổ thì nằm khiêm tốn, khuất sau cổng của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Đồng Nai. Vết tích còn lại là một vòng thành được xây dựng bằng đá ong, bên trong có ngôi nhà kiến trúc theo kiểu Pháp. Có câu nói ví thành cổ như sau: “Thành cổ ở đó, như một lão già sắp tàn hơi, nằm nghiền ngẫm sự đời qua bao thế kỷ, và nhìn đám hậu sinh đang xôn xao giữa chốn phồn hoa”. Theo thư tịch cổ, từ thế kỷ XIV- Trang 15 XV, thành do dân Lạp Man xây đắp bằng đất với tên gọi “Thành Cựu”14. Thời nhà Nguyễn, thành được xây dựng lại trên nền “Thành Cựu”, có mở rộng hơn, với tên gọi thành Biên Hòa. Theo tác giả Lương Văn Lựu viết trong Biên Hòa sử lược15, thì “Thành được xây dựng vào năm Gia Long thứ 15 (tức 1816) tại địa hạt thôn Bàn Lân (thôn Tân Lân) huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hòa cũng với tên gọi là “Thành Cựu” do dân Lạp Man xây đắp bằng đất. Chu vi thành dài 338 trượng, cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng. Hào xung quanh rộng 4 trượng, sâu 6 thước. Thành có 4 cửa và một kỳ đài (phía chánh điện). Mỗi cửa ngõ có bắc một cầu đá ngang qua hào để làm lối lưu thông ra vào”16. Thành được xây theo hình cánh cung, đến năm Minh Mạng thứ 18 (tức 1837), Thành Cựu được xây dựng lại bằng đá ong và đổi tên thành Thành Biên Hòa. Những tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đều cho biết, Thành Biên Hòa có một vị trí rất quan trọng trên nhiều mặt. Đây là ngôi thành cổ duy nhất ở Đồng Nai còn sót lại trên đất Nam bộ. Nơi đây đã ghi dấu ấn nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc khai phá đất Đàng Trong thời chúa Nguyễn, cũng như giai đoạn chống Pháp và Mỹ sau này. Phải công nhận mà nói rằng: thành Biên Hòa xưa với những dấu tích còn sót lại trong phạm vi nội ô thành phố Biên Hòa hôm nay là một điều may mắn cho vùng đất này. Bởi lẽ, trải qua 170 năm được tạo dựng (tính từ mốc nguyên khởi), bao biến cố của thời cuộc, xã hội đã làm thay đổi và mất đi nhiều di sản vật thể thì công trình cổ thành Biên Hòa vẫn còn những dấu tích khá rõ nét, hiện diện trong đời sống hiện tại. Trong diễn trình lịch sử của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai, Cổ thành Biên Hòa là một dấu chứng gắn liền với những sự kiện quan trọng. Trong lý lịch di tích thành Biên Hòa của Nhà Bảo tàng Đồng Nai thực hiện, phần nội dung đã nêu khá đầy đủ những chi tiết này. Và có lẽ, chúng ta đồng thuận những trích Chân Lạp Phong Thổ Ký, Chu Đạt Quan. Biên Hòa Sử Lược, NXB Đồng Nai, Tr 12. 16 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Tập hạ, sdd, Tr. 116 14 15 dẫn, ghi chép hầu hết từ trong tư liệu của Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn hay Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức.  Lối kiến trúc của thành cổ. Theo một số tư liệu, chúng ta biết rằng, cổ thành Biên Hòa được bắt đầu xây đắp bằng đất vào tháng 6 năm 1834 với “4 mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa. Đào hào rộng 2 trượng, sâu sáu thước”17. Quan Khâm sai Đoàn Văn Phú chịu trách nhiệm trong việc trù tính việc làm. Vua Minh Mạng đồng ý cho việc chọn lấy 1.000 dân trong hạt đứng ra xây đắp, số dân làm thành được hậu cấp cho tiền gạo. Từ sau sự kiện khởi binh “Lê Văn Khôi”, 3 năm sau, vua Minh Mạng thấy việc xây thành Biên Hòa “là công trình trọng đại”, chuẩn cho xây thành Biên Hòa và sai phái trách nhiệm cho nhiều vị tướng quân. Đợt xây dựng này được tiến hành vào tháng Giêng năm 1838 có quy mô lớn bằng đá ong với: “chu vi dài 338 trượng, cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng 5 thước, hào đào rộng 3 trượng, cửa thành có 4 cửa”. Vua Minh Mạng sai phát 4.000 binh dân làm việc và phái Vệ úy Vệ tả bảo nhị là Nguyễn Văn Gia, Thự phó Vệ úy Tiền doanh Long Võ là Phan Văn Lăng, Vệ úy Tả thủy Gia Định là Lê Văn Tự, Vệ úy Bình Thuận là Tôn Thất Mậu trông coi việc thực hiện. Ngoài ra còn có một số tư liệu khác cũng nhắc đến thành Biên Hòa với một số chi tiết khác như: có dựng 1 kỳ đài, mỗi cửa ra vào đều có bắc cầu đá ngang qua hào để làm lối ra vào, hào rộng 4 trượng, sâu 6 thước, tường thành dày trượng. Nếu lấy theo chuẩn thước đo “quan mộc xích”, thước này dài 0m424 thời Lê nhưng vẫn được dùng trong thời vua Minh Mạng thì các thông số về thành cổ Biên Hòa được quy đổi 1 trượng bằng 4m 24,1 thước bằng 0m424 thì chu vi 338m (khoảng 1.433,12m), tường cao 8 thước 5 tấc (khoảng 3,604m), dày 1 trượng (khoảng 4,24m), hào rộng 4 trượng (khoảng 16,96 m), sâu 6 thước (khoảng 2,544 m).Một số giả thuyết khác cho rằng, thành Biên Hòa được xây 17 http://vuisongmoingay.blogspot.com Trang 17 dựng trên dấu tích cũ của một thành trì của dân Lạp Man (Chân Lạp). Theo tác giả Lương Văn Lựu thì đời Gia Long vào năm 1816 thì thành Biên Hòa đã được xây. Trước tiên, thành Biên Hòa đắp bằng đất, sau này, xây bằng đá ong. Cổ thành Biên Hòa là một công trình phòng thủ quân sự của triều Nguyễn ở vùng đất Biên Hòa. Hệ thống bố phòng ở Biên Hòa lúc bấy giờ còn có các trạm, lũy, tấn, đồn thủ tại các nơi xung yếu. (Cũng cần nói thêm: tỉnh Biên Hòa lúc bấy giờ gồm phủ Phước Long và 4 huyện: Phước Chánh, Phước An, Bình An, Long Thành. Đối chiếu với địa giới hiện nay thì nó bao gồm các tỉnh hiện nay như: Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và một phần đất của các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận). Ngoài chức năng của một trung tâm các hoạt động nhiều mặt của xã hội đương thời, cổ thành Biên Hòa đóng góp rất quan trọng trong việc bố phòng, trấn an vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Thành Biên Hòa là điểm chỉ huy của các cuộc trấn áp đối với sự nổi dậy phá hoại của các tộc người miền núi không tuân phục triều Nguyễn, triều Nguyễn gọi chung là man sách. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bởi xu thế chủ hòa của một số danh tướng đương thời nên đại quân được tăng cường đến, sung quân tại chỗ của Biên Hòa đã không ngăn được bước tiến của quân thù. Cả thành Biên Hòa rơi vào tay giặc và bắt đầu cho thời đọan lịch sử đau thương dười sự thống trị ngoại xâm từ Tây phương. Trong sự kiện này, thành Biên Hòa luôn luôn được đánh giá có một vị trí chiến lược quan trọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của giai đọan lịch sử này, nhưng phải cần nhắc rằng, một địa thế quan trọng trong thời điểm lịch sử này là thành Biên Hòa đã không được sử dụng đúng với tầm của chính nó. Trong những giai đọan lịch sử về sau, thành Biên Hòa gắn với những sự kiện lịch sử đáng chú ý như trận đánh của nhóm hội kín Lâm Trung Trại vào ngày 14 tháng 2 năm 1916. Đại cuộc bất thành, một số nghĩa dõng của nhóm bị quân Pháp dùng nhiều phương cách bắt và tử hình. Tinh thần yêu nước và quật khởi xem nhẹ cái chết vì đại nghĩa dân tộc của những người lãnh đạo Lâm Trung Trại được người dân Biên Hòa ghi nhớ, tạc lòng. Những người lãnh đạo nhóm yêu nước bị Pháp tử hình được nhân dân địa phương thờ phụng tại chùa Bửu Hưng (người dân quen gọi là chùa Cô Hồn – một trong những di tích đã được tỉnh Đồng Nai xếp hạng).  Những phát hiện mới về thành Cổ Biên Hòa. Việc khảo sát khảo cổ nhằm nghiên cứu, cung cấp các dữ liệu góp phần xác định phạm vi dấu tích của Thành Biên Hòa xưa với những di sản văn hóa còn tiềm ẩn trong lòng đất, qua đó đề ra những giải pháp cụ thể về bảo vệ và phát huy giá trị của di tích này. Trong tháng 2-2012, Đoàn thăm dò khảo cổ đã mở 14 hố thám sát (10 hố trong khu vực dự án Sonpart và 4 hố trong nội Thành). Tất cả các hố thám sát phải đạt độ sâu ±2m (độ sâu địa tầng đảm bảo phát giác đầy đủ tầng văn hóa nguyên thủy nhất ở Biên Hòa nếu có; bởi theo kinh nghiệm điền dã hàng chục năm ở Đồng Nai, các trầm tích xưa nhất hiện biết ở Biên Hòa và vùng ven chỉ phát lộ ở độ sâu trung bình từ 50-160cm; ví như Bình Đa = 140-160cm, Gò Me = 50-60cm, Cái Vạn = 50-60cm, Gò Dưa = 80-90cm, Bưng Bạc = 90-100cm, Cầu Sắt = 70-75cm, Đồi Mít = 120140cm…).18 Lớp văn hóa ghi nhận được ở đây có độ dày từ 0,9m tới 1,4m, hiện vật đa số thu được là đồ gốm, sành dân dụng và một số hiện vật khác như mảnh ngói, vòng đồng… Các nền móng kiến trúc được phát lộ có liên quan trực tiếp tới di tích Thành Biên Hòa giai đoạn Pháp sử dụng như móng gạch đá ong, gạch vồ, gạch thẻ, đá, đường ống nước bằng sắt... Bước đầu nghiên cứu khảo cổ học Thành Biên Hòa đã khám phá được ba khối nguồn liệu liên quan trực tiếp đến đời sống cư dân cổ chính “trên mảnh đất này”, dàn trải trong khung niên biểu khá lớn từ thời kỳ truyền thống văn hóa Óc Eo ở Biên Hòa và Đông Nam bộ hiện hữu thịnh đạt nhất (thế kỷ VI-VII AD) cho đến các thời kỳ hậu Óc Eo, Trung và Cận đại. Đợt thăm dò khảo cổ học Thành Biên Hòa đã đạt được yêu cầu khoa học quan trọng nhất đó là thu thập toàn bộ dữ liệu khảo cổ học quan trọng liên hệ đến di tích lịch sử - văn hóa - kiến trúc quân sự này. 18 http://baotangnhanhoc.org Trang 19 Khối di tồn vật thể thứ nhất ở đây chính là các dấu vết cư trú thời Cổ sử thuộc truyền thống văn hóa Óc Eo - hậu Óc Eo với những mảnh ngói móc mang hình Phật, các mảnh hỏa lò “kiểu cà ràng” và các sưu tập gốm mịn trắng cùng các loại hình gốm dân dụng tiêu biểu của thời này mà bước đầu theo nhận đoán của chúng tôi thuộc thời phát triển của truyền thống văn hóa Óc Eo (từ thế kỷ VI-VII AD trở đi) trên đất Biên Hòa xưa. Phát hiện này đã củng cố thêm về sự hiện diện của các chứng tích vốn có ở chính Thành cổ Biên Hòa và vùng ven từ nhiều năm trước. Khối di tồn vật thể thứ hai chính là các sưu tập mảnh thuộc đồ sành các loại; chủ yếu là đồ gia dụng từ nhiều nguồn lò Việt vùng Biên Hòa và cả ở miền Nam Trung bộ (Việt Nam), có cả gốm Gò Sành và gốm Champa, có cả gốm Khmer…; cùng các sưu tập lớn hơn của nhiều đồ gốm tráng men từ đồ dân dụng đến đồ kiểu, chủ yếu gốm hoa lam các lò gốm tỉnh ở miền Nam Trung Quốc (khối lượng mảnh lớn tới vài ngàn đồ sứ cần nhiều thời gian chỉnh lý và đối sánh hơn). Những tư liệu khảo cổ học này chứng thực quá trình tụ cư sinh sống của làng xưa Tân Lân thời Trung và Cận đại hiển nhiên cũng từ trước khi định cả cương vực này thành tỉnh. Khối di tồn vật thể thứ ba được ghi nhận liên quan trực tiếp đến các đường móng nhà bằng đá ong, các sàn bê tông và căn hầm dưới lô cốt của Thành cổ Biên Hòa xuất lộ trong các hố đào ở nội thành hiện tại. Những nhận thức chân xác hơn về tuổi của các móng kiến trúc này và công năng căn hầm dưới lô cốt Thành Biên Hòa cần kiểm chứng thêm ở các chương trình tôn tạo di tích. Trước mắt, toàn bộ hiện vật ở các phân lớp địa tầng trên cùng di tích Thành Biên Hòa và vùng ven có thể liên quan đến công trình phòng thủ này (gạch kiến trúc bằng đá ong, gạch đinh nung đặc, nguyên liệu ngói lợp, gốm sành - sứ cận, hiện đại, các vật dụng sinh hoạt các thời như đồ sứ trắng cao cấp châu Âu, vỏ chai rượu Tây, các đồ quân dụng sản xuất từ Pháp và Mỹ, đầu đạn các loại…)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan