Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thâm hụt tài khoản vãng lai nguyên nhân và giải pháp...

Tài liệu Thâm hụt tài khoản vãng lai nguyên nhân và giải pháp

.PDF
7
178
63

Mô tả:

THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, và Nguyễn Đình Chúc Tháng 3 – 4 năm 2011 Địa điểm: Hà Nội Khách hàng: Bản thảo ban đầu của bài viết này nhằm chuẩn bị cho Hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn” trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế Quốc Hội, gày 10-11/3/2010, Thành phố Cần Thơ. Các bản thảo và bản trích khác nhau của bài viết đã được xuất bản trong tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, trang 3-12 (số 396, tháng 5/2011, Viện Kinh tế Việt Nam); Mục B.1 (trang 49-65) và B.3 (trang 75-94) cuốn Khi rồng muốn thức dậy, biên tập bởi Phạm Đỗ Chí, 2011, NXB Lao động & Xã hội) Nhóm tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN). Mọi ‎ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected] hoặc [email protected]. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Huyền - thực tập sinh, và chị Bùi Thu Hà trợ lý nghiên cứu đã hỗ trợ nhóm tác giả hoàn thành bài viết này Từ năm 2007, thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam ngày càng nghiêm trọng và trở thành một trong những mối lo ngại hàng đầu. Thâm hụt thương mại nghiêm trọng trong tài khoản vãng lai có thể gây ảnh hưởng xấu tới tính bền vững của cán cân thanh toán, gây áp lực lên tỷ giá, nợ nước ngoài, lạm phát, từ đó đe dọa sự ổn định vĩ mô và tăng trưởng sau khủng hoảng. Vấn đề thâm hụt thương mại (và thâm hụt tài khoản vãng lai) ở Việt Nam không phải là vấn đề mới và đã được chúng tôi đề cập trong một nghiên cứu trước (Nguyễn Thắng và đồng sự; 2008). Tuy nhiên, trong bài viết này, trước tình hình biến động mới, nhóm tác giả sẽ xem xét lại vấn đề thâm hụt thương mại trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng tập trung vào ba điểm chính: (i) so sánh mức thâm hụt tài khoản vãng lai1 của Việt Nam với một số quốc gia, từ đó đánh giá mức độ nghiêm trọng của thâm hụt thương mại và hệ lụy đối với cân đối vĩ mô; (ii) cơ cấu nhập siêu và nguyên nhân chính; và (iii) giải pháp khả thi trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đưa thâm hụt cán cân vãng lai về mức độ an toàn, đảm bảo sự ổn định cho nền kinh tế. 1 Hiểu theo nghĩa rộng, phần này đề cập đến thâm hụt vãng lai, bởi cấu thành của cán cân vãng lai bao gồm nhiều khoản mục, nhưng thành phần chính của nó là cán cân thương mại. Thực tế Việt nam cho thấy thâm hụt thương mại là cấu phần chính của thâm hụt vãng lai. Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và Giải pháp Mục lục I. Mở đầu .................................................................................................................................... 1 II. Tình hình nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam ...................................... 2 Sự bền vững tài khoản vãng lai của Việt Nam ...................................................................... 5 III. Nguyên nhân thâm hụt tài khoản vãng lai và giải pháp khắc phục...................................... 8 1. Tiếp cận trên khía cạnh thương mại quốc tế ...................................................................... 8 Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam.................................................................................... 9 Công nghiệp hỗ trợ yếu kém ................................................................................................ 13 Chính sách thương mại chưa hợp lý .................................................................................... 14 Chính sách tỷ giá .................................................................................................................. 19 2. Tiếp cận trên khía cạnh cân đối vĩ mô của nền kinh tế (mất cân đối tiết kiệm và đầu tư) .............................................................................................................................................. 20 2.1. Đầu tư tăng cao ......................................................................................................... 21 2.2. Mức tiết kiệm thấp .................................................................................................... 27 3. Các biện pháp giảm thâm hụt tài khoản vãng lai ............................................................. 32 3.1. Các biện pháp ngắn hạn ............................................................................................ 32 3.2. Các biện pháp dài hạn ............................................................................................... 33 V. Kết luận ............................................................................................................................... 34 Tài liệu tham khảo: .................................................................................................................. 34 1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chính sách (DEPOCEN) Hình 1. Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai, tính theo % của GDP ................................. 2 Hình 2. Tài khoản vãng lai của các nước khu vực châu Á (%GDP) năm 2010 ........................ 3 Hình 3: Tài khoản vãng lai các thị trường mới nổi năm 2010 (% của GDP) ............................ 4 Hình 4: Thâm hụt thương mại của Việt Nam theo tháng (tỷ USD) ........................................... 4 Hình 5: Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn của Việt Nam trong những năm qua (triệu USD) .................................................................................................................................................... 6 Hình 6: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tại thời điểm cuối năm giai đoạn 2001 – 2010........... 7 Hình 7: Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 ................................................. 8 Hình 8: Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam ........................................................ 9 Hình 9: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam sơ bộ năm 2010 ............................... 10 Hình 10: Nhập khẩu của Việt Nam từ các nước và các khu vực giai đoạn 2000 - 2010 ......... 11 Hình 11: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2010 .............................................. 12 Hình 12: Nhập siêu của Việt Nam với các nền kinh tế giai đoạn 2000 – 2010 (tỷ USD) ....... 13 Hình 13: Mức thuế áp dụng và mức thuế trần cam kết cuối cùng trong WTO đối với các mặt hàng của Việt Nam................................................................................................................... 18 Hình 14: Mất cân đối tiết kiệm và đầu tư tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010....................... 21 Hình 15: Các dòng vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2005 – 2010 (tỷ USD) .......................... 24 Hình 16: Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại. .......................................................... 28 Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và Giải pháp I. Mở đầu Trong bối cảnh sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009, năm 2010 có thể được coi là một năm tương đối thành công đối với kinh tế Việt Nam khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 6,78 %, cao hơn mức 6,5% kế hoạch chính phủ đặt ra.1 Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào con số tăng trưởng thì khó có thể đánh giá bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế; trong năm 2010 và có thể dự đoán cho năm 2011, kinh tế Việt Nam vẫn tiềm ẩn rất nhiều bất ổn vĩ mô. Cụ thể là lạm phát vào cuối năm 2010 lên tới 11,75%, có thể sẽ còn ở mức cao trong năm 2011;2 tiền đồng Việt Nam liên tục mất giá, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD trượt từ 17.941 VND/USD vào tháng 1 năm 2010 lên 20.336 VND/USD vào tháng 2 năm 2011;3 nợ công tăng lên đáng kể, từ 43,8% giá trị GDP năm 2008 lên 51,3% năm 2010;4 và đặc biệt là nhập siêu lớn kéo dài trong nhiều năm. Từ năm 2007, thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam ngày càng nghiêm trọng và trở thành một trong những mối lo ngại hàng đầu. Giá trị nhập siêu hàng năm liên tục tăng, tỷ trọng nhập siêu so với GDP tăng đến mức báo động, tới 14% vào năm 2008, có giảm nhẹ xuống còn 8,97% vào năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song đến năm 2010 lại tăng trở lại lên mức hai con số 10,6% GDP.5 Thâm hụt thương mại nghiêm trọng trong tài khoản vãng lai chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới tính bền vững của cán cân thanh toán, gây áp lực lên tỷ giá, nợ nước ngoài, lạm phát, từ đó đe dọa sự ổn định vĩ mô và tăng trưởng sau khủng hoảng. Rủi ro của một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán với hệ quả khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam hiện hữu đến mức độ nào? Đâu là nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại (thâm hụt tài khoản vãng lai)6 lớn như hiện nay? Và quan trọng hơn, đâu là những giải pháp khả thi cho tình trạng nói trên? Đây là những câu hỏi mà tác giả của bài viết muốn trả lời. Vấn đề thâm hụt thương mại (và thâm hụt tài khoản vãng lai) không phải là vấn đề mới và đã được chúng tôi đề cập trong một nghiên cứu trước (Nguyễn Thắng và đồng sự; 2008). Trong bài viết này, trước tình hình biến động mới, chúng tôi sẽ xem xét lại vấn đề thâm hụt thương mại trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng tập trung vào ba điểm chính: (i) mức độ nghiêm trọng của thâm hụt thương mại và hệ 1 Tổng cục Thống kê Theo như HSBC tháng 3 năm 2011, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2011 có thể là 9.9%, theo ANZ thì con số này là 10% 3 Theo số liệu của CECI , tỷ giá ở đây là tỷ giá trung bình tháng. 4 Theo dự đoán trong Tham vấn khoản 4, tháng 10 năm 2010. 5 IMF (2010) 6 Hiểu theo nghĩa rộng, phần này đề cập đến thâm hụt vãng lai, bởi cấu thành của cán cân vãng lai bao gồm nhiều khoản mục, nhưng thành phần chính của nó là cán cân thương mại. Thực tế Việt nam cho thấy thâm hụt thương mại là cấu phần chính của thâm hụt vãng lai. 2 1 Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và Giải pháp 3. IMF (2003, 2006, 2010), Vietnam: Article IV Consultation—Staff Report and Public Information Notice. (Series) 4. IMF (2009), Thống kê Tài chính Quốc tế, tháng 9/2009. 5. Hải Linh (2010), ―Vinashin và bài học đầu tư dàn trải‖, đăng trên http://daukhi.vietnamnet.vn, ngày 22 tháng 8 năm 2010, truy cập ngày 08/03/2011. 6. Nazma Latif-Zaman và Maria N.DaCosta (1990), The Budget Deficit and the Trade Deficit: Insights into this relationship, Eastern Economucs Journal, Volume XVI, No.4, October – December 1990. 7. Ngân hàng Quân đội (2011), Báo cáo kinh tế Việt Nam và thế giới năm 2010 triển vọng năm 2011. 8. Peter Naray, Paul Baker , Trương Đình Tuyển , Đinh Văn Ân, Lê Triệu Dũng, và Ngô Chung Khanh (2009), Báo cáo phân tích thâm hụt thương mại của Việt Nam và các điều khoản về cán cân thanh toán của WTO, thuộc dự án hỗ trợ thương mại đa biên Việt Nam – Mutrap III. 9. Tô Trung Thành (2011), Mô hình tăng trưởng Việt Nam: Đầu tư công ―lấn át‖ đầu tư tư nhân?, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: ―Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Giai đoạn 2001 – 2010 và định hướng tới năm 2020‖, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tháng 2 năm 2011. 10. Nguyễn Thắng, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Đức Nhật, Nguyễn Cao Đức (2008), Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 363 tháng 8 năm 2008, trang 3 – 19. 11. Thomas Ziesemer (2005), How to cure the trade balance? Reducing budget deficits versus devaluations in the presence of J- and W-curves for Brazil, MERIT-Infonomics Research Memorandum series, MERIT – Maastricht Economic Research Institute on Innovation and Technology. 12. Nguyễn Thu Thủy (2009), Một số hạn chế trong phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo ―Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước Châu Á‖, Trường đại học Ngoại Thương, tháng 11 năm 2009. 13. Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Đình Chúc (2011), Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp, Bài viết phục vụ Hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn” trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế Quốc Hội, ngày 10-11/3/2010, Thành phố Cần Thơ. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chính sách (DEPOCEN) 14. Bùi Trinh (2010), Measuring the effective rate of protection in Vietnam’s economy with emphasis on the manufacturing industry: an input – output approach, Depocen working paper series N0. 2010/12, Development and Policies Research Center, available at http://depocenwp.org/upload/pubs/BuiTrinh/ERP_Paper_DEPOCENWP.pdf 15. Bùi Trinh (2011), Cầu tăng kích thích nhập khẩu, Thời báo Kinh tế Sài Gòn online, truy cập ngày 15/03/2011 tại: http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/46394/Cau-tang-kichthich-nhap-khau.html 16. http://www.economywatch.com/economic-statistics/economicindicators/Current_Account_Balance_US_Dollars/ truy cập ngày 24/02/2011
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan