Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Hóa học - Dầu khi Thẩm định phương pháp chuẩn độ thể tích...

Tài liệu Thẩm định phương pháp chuẩn độ thể tích

.PDF
67
1161
122

Mô tả:

Thẩm định phương pháp chuẩn độ thể tích
THẨM ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ THỂ TÍCH Nội dung • Thẩm định phƣơng pháp • Phƣơng pháp chuẩn độ thể tích • Thẩm định phƣơng pháp chuẩn độ thể tích: - Nguyên liệu - Thành phẩm THẨM ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP Định nghĩa: Thẩm định (validation) là quá trình triển khai toàn bộ công việc của quy trình phân tích để chứng minh phƣơng pháp phân tích đủ chính xác, đủ độ tin cậy và đáp ứng mục đích sử dụng đã dự kiến. Khi nào tiến hành TĐQTPT: • Công việc thẩm định phải đƣợc tiến hành trƣớc khi sử dụng một phƣơng pháp mới vào công việc phân tích hàng ngày. • Ngoài ra việc tái thẩm định quy trình phân tích cũng cần đƣợc xem xét trong các trƣờng hợp: • Do có thay đổi trong quá trình tổng hợp hoạt chất. • Do có thay đổi trong thành phần của thuốc. • Do có thay đổi trong quy trình phân tích: Thay đổi nhà cung cấp các thuốc thử quan trọng, thay đổi về trang thiết bị: Thay thế thiết bị phân tích chính (VD: máy HPLC). Ai tiến hành thẩm định phƣơng pháp: Phòng thí nghiệm dự kiến sử dụng phƣơng pháp phân tích có trách nhiệm đảm bảo phƣơng pháp đã đƣợc thẩm định đầy đủ. Chuẩn bị thẩm định: - Thuốc thử và hoá chất sử dụng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với mục đích sử dụng. - Chất đối chiếu đƣợc sử dụng phải có nguồn gốc, có COA. - Kiểm soát điều kiện môi trƣờng thử nghiệm khi thẩm định phƣơng pháp. - Tính toàn vẹn của mẫu. - Thiết bị đƣợc hiệu chuẩn theo định kỳ. - Cán bộ phân tích đủ năng lực: Các chỉ tiêu đặc trƣng cho thẩm định quy trình phân tích: - Tính đặc hiệu (specificity) - Độ tuyến tính (linearity) - Khoảng xác định (range) - Độ đúng (accuracy) - Độ chính xác (precision) - Độ chắc chắn (Robustness) - Giới hạn phát hiện (limit of detection - LOD). - Giới hạn định lƣợng (limit of quantitation - LOQ). Tính đặc hiệu Là khả năng của phƣơng pháp có thể xác định chính xác chất cần phân tích khi có mặt các thành phần khác có thể có trong mẫu thử (các tạp chất, sản phẩm phân huỷ, chất nền ... ). Một quy trình phân tích thiếu tính đặc hiệu có thể đƣợc bổ trợ bằng cách tiến hành thêm quy trình phân tích khác. Độ tuyến tính Độ tuyến tính của một phƣơng pháp phân tích nhằm đánh giá sự phụ thuộc tuyến tính giữa kết quả đo đƣợc (trong một khoảng đo xác định) với nồng độ chất phân tích có trong mẫu thử. Độ tuyến tính đƣợc đánh giá bằng cách quan sát đồ thị đáp ứng giữa nồng độ và hàm lƣợng của chất phân tích. Khoảng xác định Khoảng xác định của một quy trình phân tích là khoảng đo giữa nồng độ cao nhất và thấp nhất của chất phân tích trong mẫu thử nhằm chứng minh quy trình phân tích đáp ứng độ chính xác, độ đúng và độ tuyến tính. Độ đúng Độ đúng là giá trị phản ánh độ sát gần của kết quả phân tích với giá trị thực của mẫu đã biết Độ chính xác Độ chính xác là mức độ chụm giữa các kết quả riêng biệt khi lặp lại quy trình phân tích nhiều lần trên cùng một mẫu thử đồng nhất. Độ chính xác bao gồm độ lặp lại, độ chính xác trung gian, độ tái lặp. LOD - LOQ - LOD: là nồng độ thấp nhất của hoạt chất cần phân tích có trong mẫu mà phƣơng pháp phân tích có thể phát hiện đƣợc. - LOQ: là lƣợng nhỏ nhất của chất phân tích trong mẫu thử để có thể định lƣợng đƣợc với độ đúng và độ chính xác thích hợp. PHƢƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ THỂ TÍCH Khái niệm • Kỹ thuật sử dụng dung dịch của một chất phản ứng (dung dịch chuẩn độ) thêm vào một dung dịch của chất phản ứng thứ hai (chất phân tích) cho tới khi xác lập đƣợc điểm tƣơng đƣơng. • Vì việc đo thể tích đóng vai trò chủ yếu nên phƣơng pháp này còn đƣợc gọi là chuẩn độ thể tích. Khái niệm (tiếp) • Điểm tƣơng đƣơng đƣợc xác định bằng các phƣơng pháp sau: - Nhận biết điểm chuyển màu của dung dịch (nếu một trong hai chất chuẩn độ hay chất phân tích có màu). - Dùng chỉ thị chuyển màu. - Xác định từ đƣờng cong chuẩn độ (dùng kỹ thuật đo điện thế, đo ampe…). Khái niệm (tiếp) • Thuận lợi: - Phƣơng pháp tuyệt đối (absolute method), không yêu cầu chất chuẩn để so sánh; - Thƣờng cho độ lặp lại cao; - Có thể tiến hành tự động; - Kinh tế Các phƣơng pháp chuẩn độ thể tích thông dụng Phân loại theo phản ứng hóa học: • Chuẩn độ acid – base • Chuẩn độ oxy hóa – khử • Chuẩn độ tạo phức • Chuẩn độ kết tủa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan