Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thái độ học tập môn lịch sử của học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội...

Tài liệu Thái độ học tập môn lịch sử của học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội

.PDF
106
213
57

Mô tả:

Ọ QUỐ TRƢ N Ọ O N Ọ V N NV N ----------------------- T Ị QUỲN T Á CỦ Ọ TẬP MÔN LỊ Ọ SN TRUN Ở SỬ Ọ P Ổ T ÔN N huyên ngành: Tâm lý học Mã số 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC hanh Nga ƣớng dẫnoa học: P S.TS. ặng Thanh Nga à N i - 2015 Ọ QUỐ TRƢ N Ọ O N Ọ V N NV N ----------------------- T Ị QUỲN T Á Ủ Ọ TẬP MÔN LỊ Ọ SN TRUN Ở SỬ Ọ P Ổ T ÔN N huyên ngành: Tâm lý học60 31 04 01 huyên ngành: Tâm lí học Mã số: 60 31 04 01 LUẬN V N T SĨ UYÊN N N T M LÝ Ọ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: P S.TS. ặng Thanh Nga Ngan TS. ặng Thanh Nga N - 2015 MỤC LỤC Trang L M O N 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 6 MỞ ẦU 8 hƣơng 1: Ơ SỞ LÍ LUẬN VỀ T Á HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tình hình nghiên cứu về thái đ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông 13 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 13 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước 18 1.2. M t số khái niệm cơ bản 20 1.2.1. Thái độ 20 1.2.2. Học tập 23 1.2.3. Thái độ học tập 24 1.2.4. Môn Lịch sử 26 1.2.5. Học sinh trung học phổ thông 28 1.2.6. Thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông 30 1.3. M t số yếu tố ảnh hƣởng đến thái đ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông 31 1.3.1. Yếu tố chủ quan 31 1.3.2. Yếu tố khách quan 33 hƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ P ƢƠN P ÁP N ÊN ỨU 2.1. Nghiên cứu lí luận 38 2.1.1. Mục đích nghiên cứu lí luận 38 2.1.2. Nội dung nghiên cứu lí luận 38 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu lí luận 38 1 2.2. Nghiên cứu thực tiễn 39 2.2.1. Giai đoạn thiết kế bảng hỏi 39 2.2.2. Giai đoạn điều tra thử 41 2.2.3. Giai đoạn điều tra chính thức 42 2.2.4. Giai đoạn xử lí kết quả 45 hƣơng 3: ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU T Á HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.1. Thực trạng thái đ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông 3.1.1. Thực trạng thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông thể hiện ở mặt nhận thức 3.1.2. Thực trạng thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông thể hiện ở mặt cảm xúc 3.1.3. Thực trạng thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông thể hiện ở mặt hành vi 3.1.4. Tổng hợp các mặt biểu hiện thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông 3.1.5. Sự khác biệt về thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông giữa các nhóm học sinh 3.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến thái đ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông 47 47 56 59 66 71 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 2 L M O N Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đặng Thanh Nga. Các trích dẫn và tài liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong độ hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn 3 L ẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Thanh Nga, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành cho bản thân tác giả trong nhưng năm tháng qua Xin gửi tới Ban giám hiệu, thầy cô giáo và các bạn học sinh trường THPT Chu Văn An, trường THPT Thăng Long và trường THPT Phú Xuyên B lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu, tài liệu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp. Cảm ơn sự quan tâm sâu sắc, khuyến khích, động viên từ gia đình và bạn bè trong suốt quá trình tác giả thực hiện luận văn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Điểm trung bình ĐTB Độ lệch chuẩn ĐLC Số thứ tự STT Trung học phổ thông THPT 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Phân bố khách thể nghiên cứu chính 43 Bảng 2.2: Quy ước điểm số cho thang đo 43 Bảng 3.1: Nhận thức của học sinh trung học phổ thông về ý nghĩa của môn Lịch sử 50 Bảng 3.2: Nhận thức của học sinh trung học phổ thông về sự cần thiết của các nội dung trong môn Lịch sử 52 Bảng 3.3: Mức độ hài lòng của học sinh trung học phổ thông khi học tập môn Lịch sử ở trường 57 Bảng 3.4: Mức độ thể hiện hành vi của học sinh trung học phổ thông trong giờ học môn Lịch sử 60 Bảng 3.5: Mức độ thể hiện hành vi chuẩn bị bài và tự học môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông 64 Bảng 3.6: Các mặt biểu hiện của thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông 66 Bảng 3.7: Mối tương quan giữa các mặt biểu hiện của thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông 67 Bảng 3.8: Tác động của mặt biểu hiện nhận thức, cảm xúc đến mặt biểu hiện hành vi 69 Bảng 3.9: Sự khác biệt về thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông giữa học sinh nam và học sinh nữ 71 Bảng 3.10: Sự khác biệt về thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông giữa các khối lớp 73 Bảng 3.11: Sự khác biệt về thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông giữa các trường trung học phổ thông Bảng 3.12: Các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thái độ học tập 6 75 môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông 76 Biểu đồ 3.1: Các mặt biểu hiện của thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông 66 7 MỞ ẦU 1. Lý do chọn đề tài “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” [19, tr.161] Là người dân Việt Nam, chắc hẳn mỗi chúng ta đều biết rõ ý nghĩa lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chúng ta tự hào khẳng định rằng đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam có truyền thống từ lâu đời, một dân tộc đã vượt qua rất nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chống lại những kẻ thù lớn mạnh nhất, viết lên những trang sử vẻ vang hào hùng tô thắm thêm lá cờ Tổ quốc, lịch sử của nước ta chứa đựng những nét đẹp của đạo đức, của đạo lí làm người. Vì vậy lịch sử đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước về đất nước con người Việt Nam. Mỗi con người cần phải biết mình thuộc dân tộc nào, tổ tiên, ông cha mình là ai, con người đã làm gì để có được như ngày nay. Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của dân tộc mình và từ đó biết mình phải làm gì cho đất nước. Chính vì thế, môn Lịch sử được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, năng lực cũng như tư duy cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh ngày nay lại không thực sự coi trọng môn học này, phần lớn học sinh mà đặc biệt là học sinh trung học phổ thông chưa dành cho môn học này thái độ đúng đắn, số đông coi đó là “môn phụ” (so với các “môn chính” như Văn, Toán, Ngoại ngữ luôn xuất hiện trong các kì thi)… Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2014 với nhiều đổi mới đã kết thúc, cho thấy một sự đáng lo ngại và đáng báo động về tình trạng mất cân bằng trầm trọng trong việc đăng kí môn thi của các em học sinh lớp 12: Nhiều phòng 8 thi không có thí sinh dự thi môn Lịch sử. Theo thống kê, cả nước có hơn 910.000 thí sinh tham gia kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng môn Lịch sử có số lượng thí sinh đăng kí dự thi thấp nhất, chỉ có 104.959 em (chiếm 11,52 %) [27]. Cá biệt còn có những hội đồng không có thí sinh nào đăng kí dự thi môn Lịch sử (tỉnh Hưng Yên, 15/36 hội đồng của toàn tỉnh). Tác giả Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam cho rằng : “Nếu tổ chức thi như cải cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực tế là loại trừ môn sử. Chúng ta hình dung như thế nào nếu học sinh lớn lên trở thành công dân mà hiểu biết về sử mờ mịt, thiếu hệ thống và thiếu căn bản? Từ đó không chỉ thiếu kiến thức mà còn liên quan đến vấn đề tính cách, ý thức công dân, dân tộc, …” [26]. Có thể nói rằng, thái độ học tập là một trong những nhân tố chủ quan quy định hiệu quả của hoạt động học tập, nó vừa là mục đích, vừa là điều kiện của hoạt động học tập. Có thái độ học tập đúng đắn là cơ sở của quá trình tiếp thu tri thức một cách hiệu quả nhất. Lí luận giáo dục hiện đại cho rằng việc hình thành thái độ học tập cho người học còn là nhiệm vụ hàng đầu, đứng trên cả việc cung cấp tri thức và rèn luyện kĩ năng [5, tr.3]. Một bộ phận không nhỏ học trò thời nay rất yếu kiến thức về lịch sử dân tộc. Nếu từ khi còn học tập ở nhà trường mà học sinh chưa được giáo dục tốt, thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc thì trong tương lai, các em có biết quý trọng những gì cha ông ta đã gây dựng, các em có hoàn thiện được nhân cách, hun đúc lòng yêu nước và trách nhiệm công dân của các em với đất nước sẽ như thế nào? Do đó, việc đi sâu tìm hiểu thực trạng thái độ cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ của các em đối với môn Lịch sử là vấn đề cần thiết, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm cải thiện tình trạng này, nâng cao ý thức của các em đối với việc học tập, tìm hiểu và trân trọng lịch sử dân tộc – cội nguồn của mỗi con người. 9 Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn vấn đề “Thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông, đồng thời tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của học sinh trung học phổ thông đối với môn học này. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn , đưa ra những kiến nghị nhằm giúp đỡ học sinh trung học phổ thông có thái độ tích cực hơn đối với việc học tập môn Lịch sử. 3. ối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. ối tƣợng nghiên cứu: Thực trạng thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông. 3.2. Khách thể nghiên cứu 3.2.1. Khách thể chính - 50 học sinh (điều tra thử). - 373 học sinh (điều tra chính thức), bao gồm 124 học sinh lớp 10, 125 học sinh lớp 11, 124 học sinh lớp 12. - 06 học sinh (phỏng vấn sâu). Tổng số: 423 học sinh 3.2.2. Khách thể phụ 10 thầy cô giáo (dạy bộ môn và làm công tác quản lí). 4. Giả thuyết nghiên cứu Học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội có thái độ học tập môn Lịch sử chưa hoàn toàn tích cực : Phần lớn các em đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của môn Lịch sử song không hào hứng khi học tập bộ môn này dẫn đến hành vi chưa tích cực, chưa tự giác đối với việc học tập bộ môn. Có sự khác 10 nhau về thái độ học tập của học sinh ở các khối lớp và giữa học sinh nam với học sinh nữ. Các yếu tố nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, động cơ học tập…có ảnh hưởng đến thái độ học tập bộ môn này ở mức độ khác nhau. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề lí luận cơ bản về thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông. - Tiến hành khảo sát thực trạng thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông, tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó. - Trên cơ sở đó đưa ra kết luận và kiến nghị nhằm giúp cho học sinh trung học phổ thông có thái độ tích cực hơn đối với môn Lịch sử. 6. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi và điều kiện thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi chỉ lựa chọn một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội để tiến hành khảo sát, bao gồm: Trường trung học phổ thông Chu Văn An, quận Tây Hồ; Trường trung học phổ thông Thăng Long, quận Hai Bà Trưng; Trường trung học phổ thông Phú Xuyên B, huyện Phú Xuyên. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân; - Phương pháp quan sát; - Phương pháp phỏng vấn sâu; - Phương pháp toán thống kê. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương: 11 - Chương 1: Cơ sở lí luận về thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông. - Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội. 12 hƣơng 1 Ơ SỞ LÍ LUẬN VỀ T Á HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tình hình nghiên cứu về thái đ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông 1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài Người đầu tiên khởi xướng những nghiên cứu về thái độ là A.Ph.Lagiurxki (1874 – 1917). Trong các tác phẩm của mình như: Chương trình nghiên cứu nhân cách trong mối quan hệ với môi trường (1912), Tâm lí học đại cương và thực nghiệm (1912), Bút kí khoa học về tính cách (1916), Phân loại nhân cách (1917), A.Ph.Lagiurxki đã đề cập đến khái niệm thái độ chủ quan ở con người với môi trường. Ông cho rằng, có hai lĩnh vực trong đời sống tâm lí thực của con người: - Cái tâm lí bên trong: là cơ sở bẩm sinh của nhân cách (khí chất, tính cách và một loạt các đặc điểm tâm sinh lí khác). - Cái tâm lí bên ngoài: là hệ thống thái độ của nhân cách với môi trường xung quanh. [8, tr.257] Theo A.Ph.Lagiurxki thì thái độ cá nhân là sự biểu hiện ra bên ngoài của cái tâm lí, phản ứng với sự tác động của môi trường xung quanh. Ông hiểu khái niệm này theo nghĩa rộng, bao gồm thái độ với giới tự nhiên, với sản phẩm lao động, với những cá nhân khác, với các nhóm xã hội và với những giá trị tinh thần. Trong đó, thái độ của nhân cách đối với lao động, với nghề nghiệp; và sở hữu, với người khác và với xã hội là điều mà A.Ph.Lagiurxki đặc biệt coi trọng. [8, tr.258] Những nghiên cứu về thái độ ở Liên Xô (cũ) được bắt đầu sớm hơn so với ở phương Tây. Nhà tâm lí học Xô viết V.N.Miaxisev (1892 – 1973) cũng bắt đầu từ các nghiên cứu của A.Ph.Lagiurxki nhưng “thổi” vào đó những quan 13 điểm của tâm lí học mác xít về bản chất của con người và xây dựng nên “học thuyết thái độ nhân cách”, cho rằng hạt nhân tâm lí nhân cách là một hệ thống trọn vẹn mang tính cá thể của các thái độ có ý thức – chọn lọc, mang tính giá trị của chủ quan đối với hiện thực khách quan. Hệ thống thái độ được hình thành theo cơ chế chuyển dịch “từ ngoài vào trong”, thông qua với những người khác trong những điều kiện xã hội mà chủ thể đang sống và sinh hoạt [8]. Trong học thuyết này, V.N.Miaxisev còn đề cập việc phân loại thái độ, ông chia thái độ thành hai loại là tích cực (dương tính) và tiêu cực (âm tính); ông cũng đưa ra các chỉ báo về thái độ cho phép đánh giá và phân tích nhân cách. Những đề xuất trong nghiên cứu thái độ của ông còn được ứng dụng triển khai trong nghiên cứu các bệnh suy nhược thần kinh – một lĩnh vực ứng dụng thực hành của khoa học tâm lí. Một học thuyết khác được coi là có ảnh hưởng lớn tới tâm lí học Liên Xô (cũ) là thuyết tâm thế. Trong thuyết này, D.N.Uznadze đã đưa ra định nghĩa, một cách hiểu mới về tâm thế, cho rằng tâm thế là “sự mô phỏng trọn vẹn của chủ thể, sự sẵn sàng tri giác các sự kiện và sự xác định hoàn thiện về hướng của hành vi” [8, tr.267]. Tâm thế là cơ sở của tính tích cực có chọn lọc, có chủ định. Xuất phát từ vai trò, vị trí của tâm thế trong hoạt động, tâm thế được xem như là một trạng thái vô thức, chỉ sau khi hội tụ đủ hai yếu tố: nhu cầu và hoàn cảnh, điều kiện thỏa mãn nhu cầu thì xu hướng biểu hiện tâm lí hành vi vủa một cá thể bất kì mới được quyết định. Cách tiếp cận, xem xét khái niệm tâm thế theo D.N.Uznadze giúp cho việc xác định nghiên cứu tâm thế xã hội – thái độ trong tâm lí học xã hội ở Liên Xô trước đây, được đặt trong bối cảnh khả quan. Sau này, học trò của D.N. Uznadze là S.A. Nadiraevili đã phát hiện những quy luật tác động qua lại của tâm thế xã hội – thái độ giữa người đi thuyết phục và người bị thuyết phục. Cũng trong nghiên cứu tâm thế xã hội, thành phần cấu trúc của tâm thế xã hội đã được P.N. Siltllirev mô tả gồm có ba thành phần là nhận thức, cảm xúc và hành động. Tuy nhiên, bằng việc nghiên cứu thực nghiệm, La Piere 14 là người đầu tiên đã phát hiện có sự không đồng bộ, thống nhất với nhau giữa các phản ứng bằng lời nói với hành vi thực trong cuộc sống của cá nhân trong tâm thế xã hội của họ. Để giải quyết mâu thuẫn giữa các thành phần của thái độ, V.A. Iadov đã đưa ra thuyết nghiên cứu hệ thống định vị điều chỉnh hành vi hoạt động xã hội của cá nhân. Thuyết này đã phát triển khái niệm tâm thế và cho rằng hành vi xã hội của mỗi cá nhân được điều khiển bởi hệ thống định vị bao gồm tâm thế, tâm thế xã hội, xu hướng cơ bản của hứng thú, cơ sở hệ thống định hướng giá trị. Theo đó, tâm thế chỉ là một dạng định vị điều chỉnh hành vi, phản ứng cá nhân trong các tình huống đơn giản khi có sự “gặp gỡ” giữa nhu cầu sinh lí và đối tượng thoả mãn nhu cầu. Hệ thống định vị cũng có cấu trúc thứ bậc, trong đó định vị bậc cao có thể chi phối định vị bậc thấp. V.A. Iadov đã lí giải một cách hợp lí về mâu thuẫn giữa hành vi và các phản ứng bằng lời trong thái độ của cá nhân: “Vai trò chủ đạo điều khiển hành vi thuộc về cách bố trí dàn binh của một mức độ khác” mà theo cách này, hành vi bị điều khiển phụ thuộc vào vị trí động cơ (đối tượng hoạt động) tương ứng trong cấu trúc thứ bậc động cơ của nhân cách [8, tr.270]. Trong những năm cuối thế kỉ XX nhà tâm lí học người Nga B.Ph.Lomov cũng đã đề cập đến khái niệm thái độ chủ quan của nhân cách [18]. Cơ sở khoa học của khái niệm này, B.Ph.Lomov xác định là các quan hệ xã hội, trong đó quan hệ kinh tế có vai trò quyết định. Còn tính chất và động thái của thái độ chủ quan được hình thành ở mỗi cá nhân phụ thuộc vào vị trí (lập trường) mà nó chiếm chỗ trong hệ thống các quan hệ xã hội và sự phát triển của nó trong hệ thống đó. Ngoài ra, B.Ph.Lomov còn khẳng định tính nhiều chiều, nhiều tầng và cơ động của thái độ chủ quan trong một hệ thống phức tạp được gọi là “không gian chủ quan đa chiều”. Tuy nhiên, không phải lúc nào không gian này cũng trùng hợp với không gian các quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia một cách khách quan nên chúng ta thường gặp nhiều hơn là sự “pha trộn” giữa chúng. 15 Cũng theo B.Ph.Lomov, thái độ chủ quan được hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp. Ông cho rằng cũng có khi xảy ra sự mâu thuẫn giữa giao tiếp và hoạt động, nhưng chính việc giải quyết mâu thuẫn này bảo đảm cho cá nhân chuyển từ thời kì, giai đoạn này sang thời kì, giai đoạn khác. Như vậy, trên cơ sở những đề xuất, quan điểm nghiên cứu nhân cách, trong đó có thái độ chủ quan của cá nhân, B.Ph.Lomov đã vạch ra cơ sở khoa học, phương pháp luận cho việc nghiên cứu thái độ. Tóm lại, khi nghiên cứu các vấn đề của thái độ các nhà tâm lí học Liên Xô trước đây đã vận dụng cách tiếp cận hoạt động và nhân cách, gắn thái độ với nhu cầu, với điều kiện hoạt động, với nhân cách, coi thái độ như là một hệ thống, từ đó đưa ra cách lí giải hợp lí và khoa học về sự hình thành thái độ, vị trí, chức năng của thái độ trong quá trình điều chỉnh hành vi và hoạt động của cá nhân. Trong tâm lí học phương Tây, vấn đề thái độ (attitude) lần đầu tiên được đặt ra bởi W.I.Thomas và F.Znaniecki vào năm 1918, từ đó nó được đặt vào một vị trí trọng tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Trong nghiên cứu của mình, nhà tâm lí học xã hội Liên Xô (cũ) P.N.Sikllirev đã chia lịch sử nghiên cứu thái độ ở phương Tây ra làm ba thời kì chính [9, tr.318]: - Thời kì thứ nhất kéo dài từ năm 1918 đến năm 1939, gắn với tên tuổi của hai tác giả người Mĩ nêu trên là W.I.Thomas và F.Znaniecki khi họ khởi đầu nghiên cứu về thái độ của những người nông dân Ba Lan di cư sang Mĩ. Các công trình nghiên cứu ở thời kì này chủ yếu tập trung vào vấn đề định nghĩa, cấu trúc, chức năng của thái độ và mối quan hệ của nó với hành vi. Sự phát hiện ra “nghịch lí La Piere” năm 1934, biểu thị sự không nhất quán giữa phản ứng bằng lời nói (thái độ) và hành vi chính là công trình nghiên cứu thực nghiệm gây chú ý nhất trong thời kì này. Có thể coi đây là thời kì phát triển mạnh mẽ các nghiên cứu về thái độ. - Thời kì thứ hai kéo dài từ năm 1939 đến cuối những năm 1950, gắn với những tên tuổi như Liker, Sank, G.Allport, Crechphend, J.Bruner, v.v... Các 16 nghiên cứu ở thời kì này chủ yếu tập trung tìm hiểu, lí giải những hoài nghi về vai trò của thái độ trong việc chi phối hành vi. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu về thái độ ở thời kì này có sự giảm sút một cách đáng kể. - Thời kì thứ ba kéo dài từ cuối những năm 1950 đến nay, có thể được coi là thời kì bùng nổ của những nghiên cứu về thái độ ở phương Tây. Các nghiên cứu ở thời kì này thường đề cập đến những quan niệm mới về định nghĩa thái độ, cấu trúc và chức năng của nó. Nhiều thuyết đã được hình thành làm cơ sở lí luận để lí giải quan hệ như thuyết “bất đồng nhận thức giữa thái độ và hành vi” (Leon Festinger), thuyết "tự thể hiện”, “tự tri giác” (Parye Beny); các phương pháp nghiên cứu sự hình thành và thay đổi thái độ như: thang đo thái độ (The Fscale – thang đo F) đo các quan điểm phát xít, thang đo quan điểm giáo điều (The Dogmatism Scale), phương pháp đo thái độ gián tiếp qua các chỉ số sinh lí như phương pháp điện cơ mặt; các kĩ thuật nghiên cứu thái độ như kĩ thuật Bogus pipeline (đường ống giả vờ) của Edward Jones và Harold Sigall, kĩ thuật lấn từng bước (foot in the door) của J.Freedman và S.Fraser. Tóm lại, các nghiên cứu thái độ ở phương Tây có xu thế chung là nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cũng như việc nghiên cứu các dạng thái độ đã định hình sẵn để có thể dự báo hành vi của cá nhân khi họ vấp phải các trở ngại, khó khăn. 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc Khi nghiên cứu tâm lí con người, bao gồm cả vấn đề thái độ, hầu hết các nhà tâm lí học Việt Nam đều xuất phát từ quan điểm tâm lí học hoạt động. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung khái quát những vấn đề lí luận về thái độ như định nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của thái độ, gắn với những tên tuổi tiêu biểu như Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Trần Hiệp… Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng “thái độ là một trong những biểu hiện của động cơ học tập, là mục đích hàng đầu của hoạt động dạy học bên cạnh việc cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo” [9, tr.29]. Còn hai tác giả Đặng Vũ 17 Hoạt và Hà Thị Đức thì cho rằng: thái độ là một trong bốn thành phần của nội dung dạy học đại học (hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hệ thống khái niệm hoạt động sáng tạo, hệ thống các chuẩn mực thái độ với hiện thực) [10]. Trong những năm gần đây, đã có một số công trình khá công phu, chú trọng nghiên cứu về thái độ trên các đối tượng khác nhau trong đó có vấn đề thái độ học tập trên đối tượng là học sinh, sinh viên và bước đầu đã có những kết quả được ứng dụng một cách hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Tác giả Nguyễn Đức Hưởng có đề tài “Thái độ học tập của sinh viên trường đại học An ninh nhân dân” (1998), nghiên cứu thái độ học tập được thể hiện thông qua thái độ đối với các yếu tố thành phần như: thái độ đối với mục đích học tập; thái độ đối với điều kiện, môi trường của hoạt động học tập; thái độ đối với tổ chức hoạt động học tập; thái độ đối với các hành động học tập, với kết quả, với quá trình học tập [12]. Tác giả cũng đã xây dựng các chỉ báo để đo lường thái độ học tập của sinh viên, tiến hành khảo sát và rút ra được nhiều kết luận, kiến nghị có giá trị thực tiễn cao đối với việc nâng cao thái độ học tập của sinh viên. Tác giả Nguyễn Thanh Giang trong đề tài “Thái độ đối với môn tâm lí học lãnh đạo, quản lí của học viên phân viện thành phố Hồ Chí Minh – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh” (2005) đã tiến hành khảo sát thực trạng và rút ra được các kết luận về một số vấn đề ví dụ như: phần lớn học viên nhận thức được sự cần thiết, ý nghĩa của môn học cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới việc học tập nhưng lại chỉ nhận thức các đơn vị tri thức cụ thể của môn học này một cách chung chung, các học viên có hứng thú với môn học này song chưa thể hiện hành vi học tập tích cực tương ứng [6]. Từ đó, tác giả đã đưa ra các kiến nghị mang tính ứng dụng thực tiễn, góp phần hữu ích đối với việc giảng dạy và học tập bộ môn này. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan