Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Thái cực quyền có lưu hình

.PDF
81
560
104

Mô tả:

MỤC LỤC Lời giới thiệu................................................................................................ 4 PHẦN THỨ NHẤT ..................................................................................... 6 I. TÍNH ƯU VIỆT VỀ HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE CỦA THÁI CỰC QUYỀN ........................................................................ 6 1. Rèn luyện hệ thần kinh : ................................................................. 6 2. Hỗ trợ hoạt động của hệ thống tuần ho àn, khí quản, huyết quản và các hệ mạch : ......................................................................................... 6 3. Tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, rèn luyện các khớp xương toàn cơ thể :................................................................................................... 6 4. Hít thở từ từ, “Khí tồn đan điền”: ................................................... 7 II. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI TẬP THÁI CỰC QUYỀN ........... 7 PHẦN THỨ HAI ......................................................................................... 9 I. NHỮNG YẾU LĨNH CƠ BẢN TRONG LUYỆN THÁI CỰC QUYỀN..................................................................................................... 9 II. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN VẬN ĐỘNG THỞ BỤNG SÂU ............. 13 III. NHỮNG YÊU CẦU CỦA THÁI CỰC QUYỀN ĐỐI VỚI T Ư THẾ CỦA CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ............................................................... 18 1. Bộ phận đầu ................................................................................. 19 a- Đầu .......................................................................................... 19 b- Đỉnh ......................................................................................... 19 c- Gáy .......................................................................................... 20 2. Chi trên ........................................................................................ 21 a- Vai ........................................................................................... 21 b- Khuỷu tay................................................................................. 22 c- Cổ tay....................................................................................... 22 d- Tay :......................................................................................... 22 e- Nắm tay :.................................................................................. 24 f- Câu .......................................................................................... 24 3. Phần trên của thân người: ............................................................. 25 a- Ngực : ...................................................................................... 25 b- Xương sống:............................................................................. 25 c- Bụng : ...................................................................................... 26 d- Eo ............................................................................................ 27 e- Mông ....................................................................................... 28 4. Chi dưới :..................................................................................... 29 a- Háng : ...................................................................................... 29 b- Vùng chậu – đùi : ..................................................................... 30 c- Đầu gối : .................................................................................. 31 d- Chân :....................................................................................... 32 5. Khớp :.......................................................................................... 33 IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT....................... 36 1. Thân pháp (phương pháp luy ện tập thân)...................................... 36 2. Bộ pháp (phương pháp luyện bước chân) ..................................... 38 3. Thủ pháp và nhãn pháp (Phương pháp luyện tay và mắt) .............. 39 4. Lực háng ...................................................................................... 41 5. Động tác hình cung kiểu xoáy ốc với sự vận động của khí lực b ên trong. ................................................................................................... 43 6. Năm quy luật đối xứng hài hòa..................................................... 45 Muốn lên trên , trước tiên phải ở dưới ...................................... 45 Muốn sang trái , trước tiên cần qua phải ................................... 46 Trong khi đẩy lên là có kéo lại.................................................. 46 Trên - dưới, phải - trái cuốn hút lẫn nhau và liên hệ với nhau ... 46 Giằng kéo trái ngược, “Khúc trung cầu trực” (trong cái cong t ìm cái thẳng) ......................................................................................... 46 7. Sự kết hợp tự nhiên giữa khai hợp – hư thực với hít thở. .............. 47 a- Khai – hợp, hư – thực................................................................... 47 1) Khai và hợp là từ trong điều khiển ngoài, từ ngoài đưa vào trong. 47 2) “Khai trung hữu hợp, hợp trung hữu khai” .................................. 47 3) “Hư trung hữu thực, thực trung hữu hư”...................................... 48 4) Khai – hợp, hư – thực thay đổi từ từ. ........................................... 48 b- Sự khai – hợp, hư – thực và hô hấp .............................................. 49 1) Sự kết hợp tự nhiên giữa khai – hợp, hư – thực và hô hấp......... 49 2) Hợp - hư , tích là lấy hơi vào; khai, thực, phát là thở ra............. 50 3) Khi đi và vung tay thì khai, thở ra và hợp, lấy hơi vào là một ... 51 4) Toàn bộ bài thái cực quyền với các thế, về phân loại thứ tự th ì hô hấp và động tác là một ..................................................................... 52 V. Các ví dụ về hô hấp trong thế quyền ................................................. 54 PHẦN THỨ BA ......................................................................................... 64 Phụ lục ....................................................................................................... 64 I. Thiết thực dạy tốt, học tốt môn “Thái cực quyền giản hóa" .............. 64 II. Những bộ hình cơ bản trong “Thái cực quyền giản hóa” .................. 65 III. Bộ pháp liên hoàn của Thái cực quyền giản hóa ............................... 74 Lời giới thiệu Thái cực quyền là một trong những môn phái võ thuật cổ truyền phong phú và nổi tiểng của Trung Quốc. Ngày nay Thái cực quyền ở Trung Quốc được phổ biến rộng rãi vì nó có tác dụng thiết thực nhằm luyện tập củng cố và tăng cường sức khỏe cho mọi người. Ở Việt Nam cũng có nhiều ng ười hâm mộ và tập luyện môn này, nhất là ở các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời. Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta trước đây đã được võ sư Cố Lưu Hinh, người am hiểu sâu sắc về Thái cực quyền , được Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giới thiệu sang Việt Nam trực tiếp h ướng dẫn người tập luyện trong những năm 1955 – 1957 tại Hà Nội. Tôi cũng may mắn được cùng một số đồng chí khác tham gia các buổi tập đó. Bình sinh Bác Hồ rất quan tâm tự tập luyện theo nhiều ph ương pháp sinh động do Người sáng tạo. Thật bình dị mà vĩ đại, từ Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, qua lao động và tham gia vận động cách mạng ở nhiều nước, những lúc bình an cũng như gian khổ nhất, trong sinh hoạt hàng ngày, Bác Hồ không bao giờ sao nhãng tập luyện giữ gìn sức khỏe Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 về Hà Nội dù bận rộn công việc đến đâu, từ mờ sáng kể cả lúc m ưa phùn gió bấc, Người vẫn ra sân tập thể dục đều đặn. Cuối tháng 3 năm 1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi “Toàn dân tập thể dục” đến nay vẫn c òn nguyên giá trị chỉ đạo, cổ vũ động viên vang vọng mãi cho các thế hệ của chúng ta. Khi kháng chiến chống Pháp, dù ở chiến khu trong rừng sâu, Người vẫn cùng mọi người tập thể dục, chơi bóng chuyền hoặc bơi ở con sông gần cơ quan; nhiều lần sau phiên họp của Chính phủ Kháng chiến, Người vui vẻ thoái mái huy động các vị bộ trưởng, thứ trưởgn ra sân cùng chơi bóng chuyền hoặc tập quyền. Năm 1955 hòa bình lập lại, được võ sư Cố Lưu Hinh hướng dẫn tập luyện, Người rất trọng nhân tài và quan tâm đến mọi người xung quanh nên chỉ thị cho chúng tôi tổ chức th ành lớp học có gần 20 anh, chị em c ùng tham gia học Thái cực quyền. Chính tại cái sân rộng rãi chếch phía sau bên phải ngôi nhà một tầng nơi Người đã từng ở và làm việc gần 10 năm sau giải phóng Thủ đô, sáng sáng Người dậy rất sớm để cùng lớp học nghiêm túc theo từng động tác của lão võ sư. Người còn cùng lớp học, không bỏ buổi nào nghe võ sư Cố Lưu Hinh giảng giải về lý thuyết võ học, võ đạo. Người thường ân cần hỏi han trân trọng và nhiều lần giữ lão võ sư ở lại cùng ăn sáng và trao đổi ý kiến rất cởi mở, thân mật. Qua tập uyện của Bác Hồ những năm 1955 – 1957 so sánh với trước đó, chúng tôi thấy Thái cực quyền là bài tập mà Người ưa thích nhất, có lẽ vì nó hấp dẫn, mang lại kết quả tích cực, rất thích hợp với mọi người, đăc biệt với người lớn tuổi. Năm 1975, võ sư Cố Lưu Hinh gửi tặng tôi về cuốn sách Thái cực quyền, do chính ông biên soạn, để kỷ niệm những ngày ở Việt Nam không bao giờ quên mà chúng tôi có dịp quan biết nhau nay có lẽ lão võ sư cũng đã gần 90 tuổi. Đây là cuốn sách rất quý của kho tàng võ thuật, đặc biệt là Thái cực quyền của Trung Quốc. Phần lý thuyết đ ược trình bày một cách khoa học có tính tổng kết sâu sắc, phần thực hành có các hình ảnh minh họa đầy đủ, tỷ mỉ các động tác của bài tập. Nay do yêu cầu của phong trào “Thể thao cho mọi người” đang phát triển, tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách quý n ày với bạn đọc xa gần tham khảo, tìm hiểu tập luyện theo Thái cực quyền. Nếu các bạn muốn có sức khỏe dồi dào, tinh thần sảng khoái xin hãy thường xuyên tập theo đúng lời khuyên và hướng dẫn của tác giả. TẠ QUANG CHIẾN Chủ tịch Ủy ban Olimpic Việt nam nguyên Tổng cục trưởng Thể dục Thể thao PHẦN THỨ NHẤT I. TÍNH ƯU VIỆT VỀ HOẠT ĐỘNG TĂNG C ƯỜNG SỨC KHỎE CỦA THÁI CỰC QUYỀN Thái cực quyền là môn “quyền thuật” đã lưu hành từ lâu đời của Trung Quốc (động tác phối hợp của thủ pháp, nh ãn pháp, thân pháp, bộ pháp), “thuật thổ nạp” (vận động hít khí sâu thả cũ thu mới), “thuật đạo dẫn” (vận động c ơ thể và khí công). Sự kếp hợp chặt chẽ của ba thứ : ý chí, hít thở, động tác (theo thuật ngữ gọi là : luyện ý, luyện khí, luyện thân) tạo ra môn thể dục v õ thuật mới để chữa bệnh, tăng cường thể chất và bảo vệ sức khỏe là kếp hợp chặc chẽ giữa nội ngoại toàn thân đã cấu thành tính thống nhất trong ngoài và tính tổng thể của phương pháp rèn luyện Thái cực quyền, nó và quan niệm tổng thể của trị liệu trong Y học Trung Quốc l à một. Kết hợp đạo dẫn và thổ nạp, trong khi tập Thái cực quyền không chỉ tiến hành các hoạt động của cơ bắp và khớp xương mà còn kết hợp giữa động tác và hít thờ, từ đó tăng cường rèn luyện của nội tạng. Những ưu việt của hoạt động rèn luyện Thái cực quyền hiện nay : 1. Rèn luyện hệ thần kinh : Hoạt động đa dạng vô cùng phức tạp của con người là dựa vào điều tiết sự ức chế và hưng phấn của thần kinh đại não. Thái cực quyền dùng phương pháp luyện tập “Tĩnh tâm dụng ý”, đầu tiên cho hoạt động vỏ đại não được nghỉ ngơi. Trung tâm thần kinh sẽ chỉ huy động tác phối hợp của các c ơ quan chức năng toàn thân và luyện tính linh hoạt của hệ thống thần kinh. Do đó, khi luyện Thái cực quyền tuy tốc độ châm nhưng lại rất nhạy cảm và thích ứng đối với sự biến đổi của thế giớ i bên ngoài. 2. Hỗ trợ hoạt động của hệ thống tuần ho àn, khí quản, huyết quản và các hệ mạch : Lý luận Trung Quốc cho rằng c ơ thể con người có mối quan hệ thống nhất giữa sức khỏe và sự lưu thông của các hệ thần kinh và khí huyết trong mỗi con người. Sau một thời gian luyện Thái cực quyền , sẽ có cảm giác bụng k êu, đó chính là phản ứng của sự lưu thông các hệ thống khí huyết và thần kinh. Trong quá trình luyện tập, các mạch máu của động mạch sẽ hoạt động điều độ, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình cung cấp khí và cũng tăng cường quá trình trao đổi của khí quản. 3. Tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, rèn luyện các khớp xương toàn cơ thể : Vận động không thể tách rời các hoạ t động có liên quan giữa cơ bắp, các khớp xương và các cơ quan liên quan. Động tác vòng tròn xoáy trôn ốc của Thái cực quyền có thể khiến toàn bộ các cơ bắp và các đường gân trong cơ thể phải tham gia hoạt động, khiến các khả năng của chúng th êm phong phú uyển chuyển mà có tính độc lập. Các cơ quan chức năng của cơ thể có thể hướng tới tới mọi hướng, hoạt động của nó mềm mại m à lại có ảnh hưởng lớn. Hệ thống xương cốt và các cơ quan khác hoạt động chịu sự chi phối của cơ bắp, song có tác dụng tự mình điều tiết, nó hỗ trợ cho sự mạnh mẽ của hệ thống xương cốt, đảm bảo tính linh hoạt của các cơ quan khác trong cơ thể. 4. Hít thở từ từ, “Khí tồn đan điền”: Trạng thái đầu tiên của Thái cực quyền phải duy tr ì là “Bụng đầy ngực rỗng”, trạng thái căng thẳng của phần ngực đ ược chuyển sang phần bụng, l àm cho phổ thoải mái, phần bụng tĩnh nh ưng lại đầy, và phải duy trì trọng tâm. Khi luyện Thái cực quyền, hít từ từ đ ưa khí đến khắp cơ thể : hít sâu, hít dài, hít đều và chậm tăng dần số lượng hít vào cơ thể. Với những ưu điểm trên, việc luyện tập Thái cực quyềnrất thích hợp với những người lao động trí óc, người bệnh và người có cơ thể yếu, người trung niên và phụ nữ. Người tập phải căn cứ vào tình trạng thể chất, tiến hành tập một cách có trình tự. Tùy điều kiện thời gian và thể lực cho phép, mỗi buổi sáng hàng ngày luyện tập một lần, mỗi lần thời gian khoảng trên dưới 20 phút. Nhiều người qua một thời gian rèn luyện đã chứng mình Thái cực quyền có tác dựng chữa bệnh đối với một số bệnh mãn tính nhất định như : suy nhược thần kinh, của huyết áp, đau tim , đau phổi, đái đường, ho lao, khớp, cảm mạo, lú lẫn … Nhưng nếu bệnh tình nặng quá phải luyện tập một cách khoa học, mức độ luyện tập phải theo sự h ướng dẫn của các nhân viên y tế thì kết quả sẽ tốt hơn. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI TẬP THÁI CỰC QUYỀN Với quan điểm tăng cường hoạt động thể dục phòng bệnh, tăng cường sức khỏe vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phong trào luyện tập Thái cực quyền đã được đông đảo mọi người tham gia. Khi học Thái cực quyền phải chú ý: phương pháp luyện tập phải chính xác, tư thế động tác đúng như hướng dẫn, như vậy mới nâng cao được hiệu quả rèn luyện. Nếu bắt đầy đã luyện tập không chuẩn, động tác đã thành định hình, sau đó khắc phục rất khó khăn. Thái cực quyền là môn phái do động tác tạo thành, các yêu cầu không nhiều, khi luyện tập cũng dễ tiếp thu, chỉ cần ng ười luyện tập phải bền bỉ và tận tâm. Để làm mọi việc phải có sức khỏe, muốn vậy n ên quyết tâm, tin tưởng tăng cường luyện tập Thái cực quyền. Nh ư thế sẽ có tác dụng tăng cường thể chất và đảm bảo sức khỏe. Khi luyện tập Thái cực quyền nên hít không khí trong lành, thông qua đó sẽ kích thích hệ thần kinh, kích thích toàn bộ các cơ quan chức năng trong cơ thể, đặc biệt là các cơ quan tiêu hóa và h ệ tuần hoàn. Người có bệnh khi tập Thái cực quyền ở ngo ài trời nên tránh nắng gắt, gió và mưa, sau khi tập các lỗ chân lông và huyết quản đang mở, nên ngồi mát một lúc để tránh sinh bênh về sau. Buổi tối sau khi tập luyện, nên nghỉ, đi dạo. Như vậy sẽ ngủ ngon. Khi đói và khi vừa ăn cơm xong đều không nên tập, sau khi ăn khoảng một giờ có thể tập luyện được. Quần áo mặc khi tập Thái cực quyền phải gọn gàng, thoải mái, thắt lưng quần chặt vừa phải. Sau khi tập xong nếu cảm thấy khô họng, chỉ n ên uống nước đung sôi vừa đủ, không được uống nhiều. Khi học Thái cực quyền đầu tiên phải chú ý “Tĩnh tâm”, “Dụng ý”, “Thể trạng”, “Thân thẳng” . Sau khi động tác đã thành thục phải chú ý : “Nhu hòa”, “Viên hoạt”, “Liên quán”, “Hiệp điều”. PHẦN THỨ HAI I. NHỮNG YẾU LĨNH CƠ BẢN TRONG LUYỆN THÁI CỰC QUYỀN Những yêu cầu đối với toàn bộ các động tác trong Thái cực quyền c òn được gọi là những yếu lĩnh trong luyện Thái cực quyền. T ùy mỗi dạng Thái cực quyền đều có những đặc tr ưng riêng, song yếu lĩnh luyện tập về cơ bản là thống nhất (cái chung nằmg trong cái ri êng). Ở đây chỉ giới thiệu một cách khái quát nội dung của nó để giúp ng ười mới học lần đầu có được một khái niệm riêng. Khi luyện Thái cực quyền, từ đầu chí cuối buổi tập, ng ười tập luyện phải giữ thăng bằng tâm khí, thư giãn thoải mái. Trước tiên phải “thả lỏng” trong khu thần kinh đại não, thả lỏng cơ bắp toàn thân, thả lỏng các khớp xương và các cơ quan nội tạng. Thân người phải thằng một cách tự nhi ên, đỉnh đầu và hận môn luôn luôn thẳng đứng, tr ên dưới thống nhất. Tránh hiện t ượng ngực ưỡn, bụng phưỡn, đầu cúi, lưng khom, mông cong, hít th ở phải tự nhiên – dần dần áp dụng phương pháp thở bụng, phải luôn luôn giữ đ ược tư thế bụng rắn ngực nở. Khi vận động cũng phải giữ đ ược trạng thái thân thẳng, các c ơ thả lỏng, bụng rắn ngực nở, khiến cho thân d ưới có thể trụ vững, thân trên linh hoạt. Luôn luôn phải tập trung tinh thần, điều khiến các động tác bằng ý thức , động tác phải nhẹ nhàng, mềm mại uyển chuyển, không vận lực một cách thô bạo, cứng nhắc, động tác phải v ùng tròn theo hình cung ho ặc hình tròn, dần dần khiến cho tất cẩ các c ơ bắp và các khớp xương đều được vận động, động tác hài hòa khiến các cơ bắp được rèn luyện dần từ lớp ngoài vào tới lớp trong, động tác phải liên hoàn, liên tục; mọi tư thế và động tác đều phải được thực hiện một cách đầy đủ, hoàn hảo, không được cái nặng cái nhẹ, không được khiếm khuyết và đứt đoạn. Phải lấy vận động quanh trục của eo l ưng làm chính, phần eo phải thẳng và được thả lỏng, không lắc lư, xương chậu – đùi phải vững để có thể ổn định được trọng tâm, khi vận động tứ ch i chỉ cần xoay nhẹ phần eo. Đầu phải thẳng, huyệt Bách hội luôn luôn phải h ướng lên; khi cử động, muốn hướng về phương nào thì thần nhãn phải được hướng đi trước, ánh mắt phải được đánh đi trước cùng với sự vận động của tay; khi dừng thế, ánh mắt nhìn ra xa theo hướng đầu ngón tay trỏ hoặc ngón giữa, thần nh ãn phải chú ý tới hai bên trên dưới, cổ phải thẳng, thả lỏng và chuyển động theo ánh mắt; miệng ngậm tự nhiên, hàm dưới hơi thu vào, đầu lưỡi hơi cuốn lên chạm nhẹ vào hàm trên, nhằm tăng cường khả năng tiết nước bọt, như vậy khi luyện tập cổ họng không cảm thấy khô, tạo thói que n thở bằng mũi, đảm bảo vệ sinh hô hấp. Vai phải thả lỏng, hai vai cân đối, không đ ược bên cao bên thấp; khuỷu tay hải được thả lỏng, khớp khuỷu tay h ơi cong tập trung ý thức vào đầu khuỷu khiến cho cánh tay khi co v ào duỗi ra được nhẹ nhàng, linh hoạt mà vẫn có lực, cẳng tay trụ vững theo thế (c òn gọi là “tọa uyển”), các ngón tay duỗi ra, khi bàn tay hoàn thành động tác đánh về phía trước, gốc bàn tay cũng đánh mạnh về phía trước theo quán tính, vận lực nhiều ở ngón giữa v à ngón áp út. Khi cánh tay vận động, cổ tay cũng phải vận động theo, tay xoay ra hướng ngoài gọi là cuộn thuận, xoay vào hướng trong gọi là cuộn ngược. Trên đây là những yêu cầu đối với chi trên. Phải “Hàm hung bạt bối”, có nghĩa là xương quai sanh tương đ ối cố định, hơi chìm xuống, cổ ngực thả lỏng, lồng ngực hơi thu vào, khiến các bộ phận bên trong cảm thấy thoải mái, thuật ngữ gọi l à “Hàm hung”; các cơ lưng c ũng phải thả lỏng, hai xương bả vai vương ra ngoài, đồng thời cố định lại, dưới tác động của cơ lưng các đốt xương sống cũng phải thẳng và thả lỏng, khớp xương giữ hai vai (đốt lớn) hơi nhô lên khiến lớp da ở bộ phận nầy có cảm giác căng ra , thuật ngữ gọi là “Bạt bối”, khiến giữa hau đốt x ương hai vai có sự tghông liền, đồng thời hau đốt x ương này lại hơi cong về phía trước, tọa thuận lợi cho việc “Hàm hung bạt bối”. Vận dụng phương pháp hít thở bung tự nhiên, sự dụng hoạt động lên xương của cơ hoành để “Khí trầm đan điền” (Dồn khí xuống bụng d ưới) khiến bụng dưới được điều dưỡng tốt, không đang lên, như vậy khi luyện tập sẽ không thở gấp vì thiếu oxi, đồng thời có thể ổn định đ ược trọng tâm. “Hàm hung bạt bối” là tạo điều kiện để “khí trầm đan điền”, các c ơ ngực và cơ lưng trong trạng thái thả lỏng dần dần thu xuống d ưới, khiến vùng quanh eo càng rắn chắc, xương chậu – đùi trụ vững, đồng thời khiến cho phần bụng vô c ùng căng chắc trong trạng thái thả lỏng. Đốt xương cùng luôn luôn phải chiếu thẳng đường chính giữa của phần bụng vả ngực, như là đỡ bụng dưới, đường chính giữa của phần bụng muốn quay sang hướng nào đốt xương cùng phải quay thẳng sang hướng đó, có tác dụng như bánh lái điều khiến hướng vận động, bảo đảm giữ cho thân thẳng ở mọi góc độ trong khi vận động, gọi l à “Xương cùng chính giữa”. Đáy hông vùng khớp chậu – đùi phải mở, cơ ở bộ phận hậu môn hơi co lại (không nên co quá), gọi là treo háng, có mối quan hệ tương hỗ với “Hư lĩnh đỉnh kình”. Việc cố định xương quai sanh trong “hàm hung” đ ối xứng trên dưới với việc “khí trầm đan điền”, việc dốt sống lớn nhoo l ên trong “bạt bối” đối xứng trên dưới với việc khớp chậu - đùi có lực. Cố định xương quai sanh là chuẩn bị lực tĩnh cho “hàm hung”, đót sống lớn nhô lên là chuẩn bị lực tĩnh cho “bạt bối”. Khi vận động, eo là bộ phận quyết định, cơ bụng vận động, cơ lưng cũng vận động theo, đưa đến sự vận động của tứ chi. Trên đây là những yêu cầu về “hàm hung bạt bối”, “khí trầm đan điền”, “eo thẳng thả lỏng”, “xương cùng chính giữa”, “lỏng hông treo háng”, “lực hợp về trước” của phần thân. Hai đùi phải phân định rõ thực hư, khớp chậu – đùi phải lỏng, khớp gối luôn hơi chùng. Khi vận động đùi, trước tiên phải thực hiện xong vịêc chuyện dịch của một bên eo, đáy hông hơi thu vào (chuy ển dịch vào trong), dồn trọng tâm vào một đùi, cơ đùi vạn lực, vai bằng với gỏt chân, lực ở vai phải đ ược đưa xuống tận gót chân, nhằm tăng tính bền vững m à lại không làm mất tính linh hoạt của khớp gối bên đùi thực, khiến chân bước vững chãi thân người hơi xổm xuống, sau đó chân kia từ từ duỗi ra, khớp gối không quá thẳng , rồi vận lực cơ đùi; dùng mũi chân vận lực để bước, giữa chừng lại hơi thẳng người lên để tăng thêm lượng vận động mà lại không cứng nhắc; bước đi phải nhẹ nhàng linh hoạt, cùng với sự chuyển dịch từ từ của trọng tâm, hai chân phải thay nhau nâng đỡ trọng tâm, để giữ thăng bằng cho to àn thân. Khi thực hiện động tác, ngón chân, bàn chân, gót chân áp thẳng xuống đất, lực của bên chân thực đè xuống, như được cắm xuống đất, khiến b ước chân vững chắc, còn bên châm hư thì thay đổi linh hoạt. Đó là những yêu cầu về phân định rõ hư thực, chùng gối lỏng khớp chậu – đùi, điều chỉnh trọng tâm của chi d ưới. Khi mỗi thế đã vào đúng vị trí, phần eo trong khi thả lỏng phải h ơi đè xuống, các đốt sống thả lỏng ch ìm xuống, khiến khớp xương chậu – đùi có lực; đốt sống lớn hơi nhô lên, khiến xương chậu – đùi như bị kéo giằng theo hai chiều lên và xuống. Khớp chậu – đùi được mở gọi là treo háng; hai gối hơi thu vào, gọi là khép háng. Ngực nở, bụng thả lỏng mà căng chắc. Ý nghĩ phải được tập trung tới ngón tay và đầu ngón chân. Cánh tay vươn ra hướng ngoài vài hơi thả chìm xuống, như thả lỏng mà không thả lỏng, phải luôn thể hiện được tư tưởng “nhu trung hữu cương” của Thái cực quyền. Như vậy dần dần có thể tăng cường được nội lực, động tác sẽ nhẹ nhàng linh hoạt, có lực mà lại không cứng nhắc. Chính v ào lúc thế trước như dừng mà không phải là dừng, thế sau đã được hình thành. Vai phải luôn luôn vuông góc với hông, khuỷu tay t ương ứng trên dưới với gối, đầu ngón tay phải t ương ứng trên dưới với đầu ngón chân, đầu ngón tay của tay trước có mối quan hệ hô ứng với đầu ngón tay của tay sau, mũi chân trước và mũi chân sau, gót chân trước và gót chân sau cũng phải có mối quan hệ hô ứng với nhau, trên dưới, phải trái, trước sau phải hô ứng với nhau và hợp lại. Muốn hợp lại được với nhau một cách tự nhi ên, thần khí phải được hợp lại. Kiểu thế phải viên mãn, nghiêm túc, không t ản mạn, không khô cứng, yếu ớt, không nghiêng ngả, khi mở thế không được tiến hành tản mạn, khi các thế được tiến hành liên tực phải thể hiện được uy lực,không được ẻo lả yếu ớt. Thân phải ngay thẳng, tinh thần phải đ ược dồn tích vào trong. Phàm những tư thế mà đầu ngón tay trước trên thì đối chóp mũ, dưới thì đối mũi chân thì thuật ngữ gọi là “Tam tiên tương đối”. Bất kỳ tư thế nào cũng đều phải vai hợp với hông, khuỷu tay hợp với gối, tay hợp với chân thuật ngữ gọi là “Ngoại tam hợp”. Ý hợp với khí, khí hợp v ới lực, thuật ngữ gọi là “Nội tam hợp”. Mỗi một động tác , tr ước tiên dùng ý thức để điều hành sự vận động bên trong, đồng thời bên ngoài cũng thoe đó mà vận động, từ ngoài vào trong , dùng ngoài điều khiển trong. Mỗi tư thế có 4 giai đoạn : khởi, thừa, ch uyển, hợp (phát thế gọi là khởi, tiếp theo gọi là thừa, biến đổi gọi là chuyển, thành thế gọi là hợp). “Thực hiện (trước trước) quán xuyến” giữa thế n ày với thế kia, vào lúc như dừng mà không phải dừng, nội lực dần dần được vận đủ, tinh thần tập trung gọi là “Trước trước quán xuyến”; các đốt thả lỏng, đ ưa ý thức vào chúng, hình thành lực toàn thân một cách tự nhiên mà linh hoạt gọi là các đốt thả lỏng; nói tụ hợp – khi một thế đã hình thành thì tứ chi phải có sự hợp lực tr ên dưới, phải trái, trước sau một cách tự nhiên. Trong đó ta phải biết được cái nào trước cái nào sau, khiến động tác được tiến hành một cách tuần tự. Trong quá tr ình thực hiện động tác không được đứt quãng, trong ngoài, trên dưới, phải trái, trước sau phải hài hòa thống nhất; phải thực hiện được “Nội ngoại hợp nhất”, “Nhất khí quán xuyến” , “Nhất khí kha thành” (trong ngoài thống nhất, một hơi một mạch không đứt đoạn). Khi tập quyền, thế này nối tiếp thế kia, liên hoàn, liên tục, càng tập càng lỏng, càng chậm, khiến cho việc hít vào thở ra được càng nhỏ, càng sâu, càng dài và càng đều, nội tạng dần dần săn chắc, lực chân dần dần bền vừng, thể lực được tăng cường, có thể qiù được thăng bằng cơ thể ở mọi góc độ, lại có thể biến hóa linh hoạt, nhanh chóng. Tư thế thân người cao, vừa hay thấp, điều này phải căn cứ vào điều kiện thể lực và mực đồ thành thục của người tập mà quyết định. Lượng vận động lớn hay nhỏ được quyết định bởi tư thế thân người. Phương pháp luyện tập cao mà nhanh thì lượng vận động nhỏ, còn thấp mà chậm thì lượng vận động lớn. Việc tăng lượng vận động phải tiến hành từ từ. Phải căn cứ vào khả năng của mỗi người để xác định lượng vậ động cho mình, đồng thời phải luôn điều chỉnh cho ph ù hợp với tiến độ luyện tập. Khi tập toàn bài, phải xác định tư thế thân người ngay từ đầu, và phải luôn luôn giữ ở một mức độ, không được thay đổi giữa chừng, làm ảnh hướng tiết tấu toàn bài. Đối với những người luyện tập để chữa bệnh phải tuân thủ nguy ên tắc nhẹ nhàng, thải mái, tự nhiên, tập với mức độ hơi ra mồ hôi. Khi bắt đầu tập với t ư thế cao, nếu thấy khớp gối đau không chịu đ ược thì nên nghỉ, sau tập tiếp. Không nên tập theo phương pháp khổ luỵên của những người muốn đạt tới trình độ kỹ thuật cao. II. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN VẬN ĐỘNG THỞ BỤNG SÂU Vận động thở bụng sâu trong Thái cực quyền l à áp dụng “Thuật thổ nạp” và “Thuật đạo dẫn”. Bởi vì phương pháp thở này và phương pháp thở “Khí công liệu pháp” trong chẩn trị lâm s àng là cùng một nguồn gốc. Có điều, Thái cực quyền là “tìm cái tĩnh trong cái động”, tư thế của Thái cực quyền rất phức tạp, khi mới luyện tập trước tiên cần phải luyện tập một cách chính xác những nét đại thể của tư thế, móc nối các động tác thành một thể liên hoàn , có thể thở tự nhiên, chỉ cần tập ý nghĩ tư tưởng vào vùng đan điền , sau khi đã luyện tập thành thục thì sẽ kết hợp thở bụng sâu. Còn “khí công liệu pháp” thì lại “tìm cái động trong cái tĩnh”, tư thế đơn giản vì vậy khi mới tập cũng có thể tiến hành “điều khí”. Đối với phương pháp hít thở, Thái cực quyền chủ trương thực hiện “Hư lĩnh đỉnh kình”, “Khí trầm đan điền”. “Hư lĩnh đỉnh kình” là huyệt Bách hội hơi hướng lên, kích thích tinh thần toàn thân. Phương pháp “khí tr ầm đan điền” là thân thẳng bụng rắn, ngực nở, điều khiển hít thở bằng ý thức, khiến có cảm giác không khí vào bụng từ từ, không được dùng lực để ép bụng dưới . Yêu cầu phải “dĩ ý hành khí” (dùng ý thức để điều hành khí), “Thân động, tâm tĩnh, khí liễm, thần thư” (Than thể vận động, tâm trí tĩnh tại, điều h ành được khí vào mà tinh thần thoải mái), động tác thực hiện một cách tự nhiên không cưỡng éo thô bạo. Động tác toàn thân trong Thái cực quyền khá phức tạp, khi mới học nói chung nên vận dụng phương pháp thở tự nhiên, không nên kết hợp ngay với vận động thở sâu, nên đợi khi đã tập luyện thành thục các động tác mới kết hợp với vận động thở sâu. Nên chia thành hai giai đoạn : giai đoạn luyện các động tác quyền thuật và giai đoạn luyện thở sâu, khi hai giai đoạn n ày đã thành thục, đem kết hợp với nhau th ì sẽ dễ dàng thực hiện được yêu cầu . Vận động thở bụng sâu có hai kiểu luyện tập, đó l à kiểu thuận và kiểu ngược. Kiểu ngược được tiến hành như sau : Tư thế chuẩn bị : đứng nghiêm, hai chân khép, mũi chân hướng về phía trước. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Chân trái bước sang ngang, khoảng cách hai chân bằng độ rộng của vai, mũi chân hướng về phía trước, khớp đầu gối hơi chùng một cách tự nhiên, sống lưng thẳng, thả lòng, trọng tâm rơi vào giữa hai chân; ngón chân, bàn chân, gót chân áp thẳng mặt đất , đáy hông vùng khớp chậu – đùi mở, ngón tay xòe tự nhiên, đầu ngón tay duỗi thẳng tự nhi ên , áp vào mặt ngoài đùi, khớp khuỷu hơi khuỳnh tự nhiên, cánh tay không ép sát thân trên, nư ới nách có thể đặt lọt một nắm tay. “Hư lĩnh đỉnh kình”, huyệt Bách hội hơi hướng lên như bị treo, đầu như đang đội một bát nước, cần giữ trạng thái thăng bằng một cách nhẹ nhàng thoải mái. Mắt nhìn ra xa và chú ý sang hai bên, tai l ắng nghe phía sau, cằm hơi thu vào, môi ngậm nhẹ, hai hàm răng khép nhẹ, lưỡi phẳgn, đầu lưỡi chạm nhẹ hàm trên, tạo thời quen thở bằng mũi, gáy thẳng, thả lỏng , hai vai thả lỏng, hai đốt xương vai đối nhau , ở giữa như có sự thông liền, xương quai sanh tương đối cố định. Ngực nở thoải mái, bụng căng chắc. (h ình 2) Đó là tư thế chuẩn bị. Khi kiểm tra tình hình thả lỏng toàn thân, nếu tự cảm thấy cân bằng tâm khí, có nghĩa là có thể bắt đầu các động tác. Trước tiên hơi đưa hai tay về phía trước hai hông, gốc bàn tay hơi đè xuống, ngón tay mở tự nhiên, đầu ngón tay tương ứng với các đầu ngón chân. Đồng thời, hai vai h ơi nhô về phía trước, da cơ lưng có cảm giác căng lên, tạo thành tư thế “hàm hung bạt bối”, các đốt xương sống thả lỏng, thẳng đứng, khiến x ương chậu có lực, bụng càng thêm căng chắc, đốt xương sống thứ nhất giữa hai vai h ơi nhô lên, tạo thành tư thế “Trung chính yên thư”, “Thư ợng hạ nhất tuyến”, “hư lĩnh đỉnh kình”, “Khí trầm đan điền”, “Hàm hung bạt bối”, “Trầm khiên thùy chẩu”, “Tháp yêu tùng khóa”, “Khuất tất viên đang”, do đó thực hiện được những yêu cầu cơ bản trong vận động Thái cực quyền (h ình 3). Khi tư thế này vừa dừng, thực hiện tiếp động tác sau : 1. Từ từ hít sâu, đồng thời hai tay từ từ đưa ra phía trước theo hướng mũi bàn chân, tay cao ngang vai, khủyu hơi khuỳnh khiến cánh tay khi vươn ra phía trước vẫn giữ được hình cung nông, đồng thời bụng dưới dần dần thu lại (hình 4). 2. Từ từ thở ra, đồng thời hai khuỷu tay thu về trước sườn, cánh tay trên không áp sát vào thân khi thu v ề tay vẫn ngang vai, vừa thu vừa xoay ra ngo ài, hai lòng bàn tay vát nhau, ngón cái và ngón tr ỏ tạo thành nửa vòng tròn, các ngón tay chĩa chếch lên. (hình 5) 3. Hình 4 Hình 5 Hình 6 Hai tay từ từ hơi xoay vào và từ từ đưa về trước hông theo đường cũ, thở phải đều, đồng thời bụng dưới dần dần nhô ra (tức “Khí trầm đan điền) (h ình 6). Sau đó ngón tay duỗi thẳng, toàn thân thả lỏng, trở về tư thế chuẩn bị (hình 2). Sau đó làm lại từ đầu. Khi thực hiện thở bụng sâu kiểu ngược, trạng thái phần ngực và bụng sẽ thay đổi như hình 7. * Các điểm chú ý : a – Trước tiên phải thả lỏng trung khu thần kinh, tập trung t ư tưởng khiến toàn thân được thả lỏng. Hình 7 b – Từ đầu tới cuối, phải dùng ý thức để điều khiển động tác, động tác phải liên tục, không đứt đoạn, tốc độ phả i đều không được vận lực thô bạo cứng nhắc. c – Hít thở phải dần dần đạt được : sâu, dài, chậm, đều, tĩnh. Hít thờ phải hài hòa với động tác. d – Mắt phải nhìn ngang, nhìn ra xa, khi tay nâng lên gi ữ chùng và hạ xuống giữa chừng, mắt phải chú ý tới động tác của tay (đầu luôn luôn “H ư lĩnh đỉnh kình”, không cúi), sau đó tiếp tục nhìn ngang ra xa, khiến thần kinh thị giác luôn luôn được rèn luyện, có lợi cho việc khôi phục v à tăng cường thị lực. đ – Nếu có cảm giác tức ngực đau đầu th ì cần kiếm tra lại trạng thái thả lỏng, và sửa lại. Nếu vẫn có những phản ứng không tốt th ì cần phải dừng buổi tập. e – Khi thời tiết quá lạnh hoặc gió to không nên luyện tập ngoài trời mà chuyển vào tập trong phòng. *Thuyết minh: 1. Thân pháp , động tác và hít thở kiểu này là những yêu cầu cơ bản của Thái cực quyền, nó xuyên suốt từ đầu tới cuối toàn bộ các động tác. 2. Động tác kiểu này đơn giản dễ tập , không phức tạp, khó tập như toàn bộ bài quyền. Nếu không có thời để học to àn bộ các động tác, hoặc thể chất quá yếu không thể luyện toàn bộ bài quyền thì có thể hàng ngày chỉ cần rèn luyện riêng kiểu này và tăng dần thời gian tập luyện mỗi lần l ên khoảng 20 phút, nếu mỗi ngày luyện được 2 lần vào buổi sáng và buổi tối thì hiệu quả càng tốt. Những người đang chữa bệnh nếu sức khỏe cho phép, mỗi ng ày có thể tập vài lần. Nếu thường xuyên luyện tập sẽ có lợi cho việc chữa bệnh bảo vệ sức khỏe, tăng cường thể chất. 3. Người bệnh hoặc du khách đang trên đường nếu không tiện đứng tập th ì có thể ngồi tập hoặc nằm tập. Nh ưng nếu nằm tập, vì liên quan tới trọng lực nên có thể chuyển sang kiểu thở bụng tự nhi ên. 4. Khi luyện toàn bộ bài Thái cực quyền , có thể luyện liên tục 3 lần kiểu này để chuẩn bị cho luyện toàn bài. 5. Những người cao huyết áp khi luyện phải chú ý lúc đ ưa tay lên động tác phải nhẹ nhàng, từ từ , lúc hạ tay xuống cần lợi dụng quán tính làm lực. Những người bị bệnh sa dạ dày, hoặc các cơ quan nội tạng yếu cần chú ý khi hít vào, bụng dưới thu vào, cơ hoành dâng lên, còn khi thở ra không cần dồn khí vào bụng dưới, cơ hoành hạ xuống. Còn phương pháp luyện thở bụng sâu kiểu thuận tiến h ành như sau : Đưa hai tay về phía trước, khi cao ngang vai thì hít vào, từ từ dùng ý thức đưa khí xuống bụng dưới, khiến bụng dưới nhô ra tự nhiên, khi thu hai tay về vị trí cũ thì thở ra, bụng dưới thu vào tự nhiên. Kiểu này ngược với động tác hít thở bụng sâu, kiểu ngược, còn những yêu cầu khác thì như nhau. Phương pháp hít thở sâu “dĩ ý điều khí” này là phương pháp hít thở rèn luyện trung khu thần kinh cao cấp v à trung khu hô hấp, có thể lấy vào nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic. Sự l ên xuống liên tục của vách ngăn sẽ thúc đẩy nội tạng vận động, tăng c ường tuần hoàn máu, có thể chữa trị các bệnh mãn tính. Bằng thực tiễn hàng trăm năm qua, các thầy thuốc đã chứng mình được tính hiệu quả của nó. Ngoài ra cần nói thêm rằng, khi hít thở bụng sâu, sự co v ào giãn ra (thời gian co vào ngắn, dãn ra lâu) của cơ quát ước ở hậu môn có thể chữa trị được bệnh trĩ, tăng cường khả năng của hệ thống b ài tiết. Nhờ vậy có thể chữa trị được bệnh di tinh. Khi đã luyện tập thành thục toàn bộ bài quyền, có thể thực hiện nguyên tắc hít thở theo thế quyền : “Lên thì hít vào, xuống thở ra”, “Hợp lại thì hít vào, mở ra thì thở ra”, Khiến cho việc thực hiện động tác v à hít thở được kết hợp với nhau một cách tự nhiên. Nếu trong quá trình kết hợp cảm thấy tức ngực đau đầu ắt là có thư thế không chuẩn xác, hoặc việc kết hợp giữa hít thở với động tác không hài hòa, cần phải điều tiết lại, nếu đã điều tiết lại vẫn cảm thấy không thoải mái, nên trở lại hít thở tự nhiên, nhất thiết không được cưỡng ép. Sau khi luyện hít thở sâu đã đạt tới một trình độ nhất định, sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng “bụng kêu”, nhất là trong toàn bài tập, khi mỗi thế đã vào đúng vị trí, hoặc từ thế này chuyển sang thế khác do sự vận động của eo v à hông dễ làm xuất hiện hiện tượng bụng kêu. Đây là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, là kết quả của việc “Dĩ ý điều khí”, “Khí trầm đan điền”. Hiện tượng bụng kêu trong luyện khí công xuất hiện sớm h ơn trong Thái cực quyền, vì trong luyện khí công, việc “Dĩ ý điều khí” đ ược thực hiện ngay từ đầu. Đã từng có người luyện Thái cực quyền để chữa bệnh, sau khi phục hồi được sức khỏe vẫn tiếp tục kiên trì luyện tập để tăng cường thể chất, nâng cao kỹ thuật. Sau đó thấy xuất hiện hiện t ượng bụng kêu, không hiểu điều đó tốt hay xấu, nghe có người nói đó là hiện tượng xấu thế là sợ không dám luyện tiếp. Đó là sự sợ hãi không cần thiết. Hiện tượng bụng kêu là do việc thực hiện “Dĩ ý điều khí”, do thả lỏng eo, c ơ hoành lên xuống, và phần eo xoay tròn khiến ruột cuộn lên và cọ sát với không khí trong bụng l àm phát ra tiếng kêu. Điều này chỉ có tác dụng đối với các c ơ quan nội tạng, không có gì lạ. Song nếu không thấy xuất hiện hiện t ượng này thì cũng không cần thiết phải tìm kiếm nó. Hơn nữa sau khi luyện tập một cách công phu th ì hiện tượng trên cũng giảm dần rồi mất hẳn. III. NHỮNG YÊU CẦU CỦA THÁI CỰC QUYỀN ĐỐI VỚI TƯ THẾ CỦA CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ Vận động gắn liền với hoạt động của c ơ, xương và khớp. Sự thay đổi và phối hợp các động tác là do hệ thần kinh trung ương thống nhất điều khiển. Thái cực quyền còn bao gồm phương pháp luyện tập lưu thông khí huyết “Dĩ tâm hành khí”, “Dĩ khí vận thân”, thông qua quá trình vận lực theo đường xoáy ốc từ cột sống vùng eo tới đầy bàn tay và đầu bàn chân, khiến chân tay mẫn cảm, động tác của các bộ phận trong v à ngoài trên toàn cơ thể phối hợp ăn khớp nhịp nhàng, tạo thành một phương pháp vận động có tình chính thể và tính thống nhất trong ngoài. Vì vậy nội dung luyện tập vô c ùng phong phú. Những yêu cầu của Thái cực quyền đối với t ư thế của các bộ phận cơ thể là được đúc kết từ trí tuệ và kinh nghiệm thực tiễn của quần chúng. Căn cứ vào kinh nghiệm luyện tập và những điều lĩnh hội được trong hơn 40 năm qua, đồng thời tham khảo có chọn lọc quan điểm của nhiều ng ười, tôi xin qui nạp lại như sau : Lúc đầu, Thái cực quyền nặng về tính vũ thuật, do vậy các y êu cầu đề vì vũ thuật, song động tác của vũ thuật tất nhi ên rất hợp với quy luật sinh lý của cơ thể người, chỉ cần nắm được lượng vận động, rồi tuần tự đ ưa vào là có thể đạt được hiểu quả tốt trong việc ph òng bệnh, chữa bệnh, tăng cường thể chất. Điều đó rất đáng để ta bỏ công học tập v à nghiên cứu để nâng cao sức khỏe cho người luyện tập. Mặc dù nói Thái cực quyền “không chú ý tới hình thức mà chú ý tới thế khí, không chú ý bên ngoài mà chú ý t ới bên trong”, song điều đó chỉ đúng với những người luyện tập công phu thành thục, các động tác đã được định hình vững chắc. Họ không còn phải tập trung chú ý vào tư thế và động tác nữa, mà chỉ cần lấy vận động bên trong làm thay đổi bên ngoài, khi đã đạt được sự thống nhất trong ngo ài, chỉ cần chuyên tâm rèn luyệ về thần khí. Đối với những người mới tập, trước tiên cần phải coi trọng về hình thức rồi mới coi trọng tới ý thức, tr ước tiên phải chú ý tới việc thực hiện t ư thế chuẩn xác, tiếp theo phải luôn giữ đ ược tư thế chuẩn xác trong một chuỗi những động tác phức tạp liên hoàn, nhất thiết không được nóng vội cầu toàn. Những người mới tập nên chú ý các tư thế phải chính xác, không nên chỉ chạy theo tiến độ, phải luyện tốt những cái c ơ bản, như vậy sẽ lợi cho việc nâng cao. Qua nhiều lần sửa chữa uốn nắn, t ư thế các bộ phận dần dần được định hinh, và sau khi đã được yêu cầu “dùng sự vận động bên trong làm thay đổi bên ngoài”, mọi hình thức bên ngoài đều do bên trong điều khiến, như vậy lúc đó là đã tạo ra được một môi trường “tự động hóa”, các tư thế sẽ tự nhiên vào khuôn khổ, người luyện không cần chú ý tới. Yêu cầu đối với tư thế các bộ phận phù hợp với đặc điểm “Nhu trung ngụ cương” (trong nhu có cương) c ủa Thái cực quyền, thích hợp với các b ước luyện tập “Tùng nhu nhập thư” (bắt đầu từ nhu), “Hóa cương vi nhu”, “Tích nhu thành cương”, “Cương ph ục quy nhu” của Thái cực quyền. Ngay từ tên gọi “Thái cực quyền” cũng thấy đ ược đó là một thể thống nhất bao gồm hai mặt đối lập âm d ương. Đối lập âm dương ở đây là sự đối lập giữa : Khai – hợp, hư – thực, hô – hấp, thuận – nghịch, cương – nhu, nhanh – chậm, cong – thẳng, hóa – đả, vv… đều từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong. Vì vậy mọi biểu hiện trên tư thế đều là sự thống nhất trong đối lập mâu thu ẫn, cái này mâu thuẫn với cái kia, song lại liên quan với nhau, ràng buộc nhau, chuyển hóa nhau. Nếu tư thế của một bộ phận nào đó không đúng sẽ ảnh hưởng tới bộ phận khác, ngược lại tư thế của một bộ phận nào đó đúng rồi cũng có thể dần dần làm cho tư thế của các bộ phận khác đúng theo. V ì thế, khi mới học, nên luyện tập có trọng đỉêm chuyên tâm uốn nắn tư thế của một bộ phận, từng bước khắc phục khuyết điểm, tránh t ình trạng vì cái này mà làm mất cái kia, không thực hiện đ ược việc nâng cao toàn diện. 1. Bộ phận đầu a- Đầu Đầu thẳng sẽ dễ dàng làm cho thân thẳng. Đầu và thân thẳng, điều này đặc biệt quan trọng đôi với người già. Đầu cúi, lưng cong, vai nhô là đặc trưng của người già yếu. Những người luyện Thái cực quyền lâu d ài, khi già có thể tránh được những khuyết tật trên. Điều này quan hệ tới việc nâng cao sức khỏe. Khi luyện quyền, đầu phải thẳng, không cúi, không ngửa, không lệch, khi vận động phải thẳng tự nhi ên, không được lắc lư. Khi ở tư thế đứng nghiêm hoặc làm động tác, phải giả tưởng rằng đầu đang đội một vật rất nhẹ, như vậy có thể tránh được tật đầu bị cúi, ngửa và nghiêng. Khi mới học quyền, điều quan trọng l à phải giữ được dung mạo bình thường, cơ mặt thả lỏng tự nhiên, không nên cố ý tạo ra một số dáng vẻ khác thường, mắt phải nhìn ngang , ánh mắt nhìn ra xa. Muốn quay về hướng nào. Thần nhãn phải đi trước, các động tác của thân, tay, chân vận động theo; khi làm động tác, ánh mắt phải chuyển động theo tay hoặc chân, khi động tác hoàn thành, ánh mắt lại chuyển về phía trước. “Mắt chuyển theo tay, ánh mắt nhìn ra xung quanh. Điều này chứng tỏ ánh mắt nên có định hướng song lại không được chỉ nhìn một hướng 1 cách máy móc , nhãn thần phải chú ý xung quanh. Vận dụng đúng phương pháp luyện này có lợi cho việc luỵện thần kinh nhãn cầu, từ đó có lợi cho việc phục hồi thị lực v à tăng cường thị lực, làm cho ánh mắt nhạy cảm linh hoạt. Miệng ngậm nhẹ, hai hàm răng khép hờ, đầu lưỡi chạm nhẹ hàm trên, như vậy trong khoang miệng sẽ tiết nhiều n ước bọt, khiến họng luôn luôn ướt, khi thở không cảm thấy khô cổ, đồng th ơi sẽ có nhiều nước bọt vào dạ dày, có lợi cho tiêu hóa. Luôn luôn hít thở bằng mũi , hít thở phải tự nhi ên, yêu cầu phải dần dần kết hợp được một cách hài hòa giữa hít thở với thực hiện động tác. Trong quá trình thực hiện động tác, nếu cảm thấy khó khăn khi hít v ào thì có thể hít bằng miệng từ từ, hít xong ngậm miệng lại ngay. Hít thở phải thực hiện li ên tục và tự nhiên. Cằm hơi thu vào, không được ngửa về trước, cũng không được thu vào quá, để tránh tình trạng khi hít thở bằng mũi không đáp ứng đ ược yêu cầy tăng cường lượng vận động, khiến hít thở không tốt, ảnh h ưởng tới tư thế “Hư lĩnh đỉnh kình” và “Bạt bối”. Tai phải chú ý lắng nghe phía sau và hai bên, tư tưởng thoải mái, toàn thân yên tĩnh, thính giác tự nhiên sẽ mẫn cảm. b- Đỉnh “Hư lĩnh đỉnh kình” tức “Đỉnh đầu huyền”, điều n ày được đặc biệt nhấn mạnh trong Thái cực quyền. Y êu cầu của “Đỉnh kình” là huyệt Bạch hội ở đỉnh đầu hơi hướng lên , có cảm giác như đỉnh đầu được treo lên bằng một sợi dây, tư thế huyệt Bách hội luôn luôn đ ược giữ thẳng đứng với huyệt Hội âm, gọi là “Thượng hạ nhất điều tuyến” (tr ên và dưới nằm trên một đường thẳng). Huyệt Bách hội ở đỉnh đầu hơi hướng lên, như vậy ngoài việc điều khiển đầu thẳng tự nhiên còn có 4 ưu điểm sau : 1. Thuận lợi cho hệ thần kinh trung ương điều tíết hoạt động cơ năng của các cơ quan và các hệ thống khác trên toàn thân, phát huy tốt tác dụng điều khiẻn thăng bằng cơ thể. 2. Do “Đỉnh đầu huyền” (đỉnh đầu có cảm giác nh ư được treo lên) nên có thể giảm nhẹ áp lực của đầu đối với thân, nhờ vậy động tác của thân sẽ linh hoạt hơn. 3. Trong Thái cực quyền, “Hư lĩnh đỉnh kình” luôn luôn đi đôi với “Khí trầm đan điền”. “Hư lĩnh đỉnh kình” có lợi cho việc nâng đỡ tinh thần, c òn “Khí trầm đan điền” có lợi cho việc ổn định trọng tâm của thân, khiến tinh thần tự nhiên được nâng lên, thần kinh nhạy cảm hơn, đưa tới tình trạng toàn thần được thả lỏng tự nhiên, tạo điều kiện hưng phấn thần kinh. Lực đỉnh không nên thái quá và cũng không nên bất cập, mà phải hư hư thực thực , như có như không, không được kích lực lên một cách cứng nhắc, cũng như trong “Khí trầm đan điền” không được dồn nén khí xuống một cách cứng nhắc, mà là “Ý chú đan điền” (đưa ý thức xuống đan điền) với mực độ như có như không (“Ý thủ đan điền” là tọa công, có nghĩa là giữ cho đan điền bất động, còn “Ý chú đan điền” là hành công, đưa ý thức xuống đan điền có nghĩa là “động”. Nắm chắc lực đỉnh và trầm khí (dồn nén khí) sẽ khiến cho động tác toàn thân nhẹ nhàng linh hoạt, vững chắc. 4. Huyệt Bách hội luôn luôn giữ ở t ư thế “Hư lĩnh đỉnh kình” sẽ có tác dụng nâng toàn thân, đồng thời vì cằm thu vào nên thuận lợi cho việc hít thở và vận động nội khí. Phía trước huyệt Bách hội là tiền đỉnh. Nếu tiền đỉnh hướng lên trên, sẽ mang tật bộ phận đầu ngẩng lên. Nếu hậu đỉnh hướng lên thượng đỉnh sẽ mắc tật để bộ phận đầu quá thu vào bên trong. Chỉ có huyệt Bách hội hướng lên hư ảo thì bộ phận phía dưới đầu mới thu vào bên trong, kết hợp với khí dán và xương sống lưng (thiếp tích bối) giống như tác dụng của Đại truy, Liêm tuyền hơi co lại trong phép khí công trị liệu. Nh ưng Thái cực quyền không dùng đến từ “co” để tránh hiểu lầm ảnh h ướng đến “thượng hạ nhất tuyến” dẫn đến hiện tượng không hài hòa. c- Gáy Cổ gáy phải thẳng, thả lỏng, không n ên gân cứng, như vậy khi quay phải trái sẽ được tự nhiên và linh hoạt. Nếu vậy lực nên gân hoặc chỉ chú ý tới thả lỏng khiến cổ mềm oặt đều l àm giảm sự linh hoạt của cổ khi quay phải trái v à ảnh hưởng tới tư thế tự nhiên của “Hư lĩnh đỉnh kình”. Vì vậy, cổ gáy phải thả lỏng, ngay thẳng, không cứng , không mềm. Cổ gáy có thẳng, lỏng được hay không ? Điều này có liên quan tới việc “Hư lĩnh đỉnh kình” có thực hiện thỏa đáng hay không. Nếu “đỉnh k ình” thái quá, cổ gáy cũng sẽ bị liên đới cứng theo, cần “đỉnh kình” bất cập , cổ gáy sẽ bị mềm theo. Huyệt Á môn ở sau gáy có mối li ên hệ chặt chẽ với Huyệt Trường Cường ở vùng xương cùng. Á môn tức đốt quay đầu tiên của xương cổ, thông qua hoạt động của đốt quay, đầu sẽ trở thành đòn bẩy thăng bằng. “Hư lĩnh đỉnh kình” là sự thăng bằng của đầu gối với cột sống. Thái cực quyền gọi sự hoạt động đàn hồi của cột sống là “Thân cung”. Thái cực quyền kiểu Vũ thì lấy phần eo làm tay cung, đốt sống lớn và xương cùng là hai đầu cung, còn kỉểu Trần thì lấy xương cùng và phẩn từ đốt sống lớn trơ lên tới tận huyệt Á môn làm hai đầu cung để tăng cường độ điều tiết và sức phá ra của nó, điều này có quan hệ tới sự tích phát lực khi đẩy tay. “H ư lĩnh đỉnh kình” có tác dụng giữ thăng bằng cột sống, còn cốt xương cổ có tác dụng điều tiết. Khi tập quyền, mắt chuyển dịch về h ướng nào, thì cổ gáy cũng chuyển theo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan