Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế gi...

Tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới

.PDF
143
197
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG TÙNG THÁCH THỨC DO CẮT GIẢM THUẾ QUAN KHI VIỆT NAM THAM GIA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG TÙNG THÁCH THỨC DO CẮT GIẢM THUẾ QUAN KHI VIỆT NAM THAM GIA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Toàn Thắng Hà Nội – 2012 2 MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng. biểu đồ Danh mục các chữ viết tắt Trang Mở đầu 1 CHƢƠNG 1: CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ QUAN CỦA WTO VÀ CAM KẾT 5 GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM 1.1. Những khái niệm cơ bản về thuế quan của WTO 5 1.1.1. Thuế quan và các phí khác 5 1.1.2. Các dạng thuế quan 6 1.1.3. Hệ thống phân loại thuế quan 7 1.1.4. Định giá hải quan 8 1.1.5. Mục đích của thuế quan 8 1.1.6 Ràng buộc thuế quan 10 1.2. Đàm phán thuế quan trong WTO 12 1.2.1. Các danh mục thuế quan 12 1.2.2. Đàm phán thuế quan truyền thống 14 1.2.3. Đàm phán thuế quan hiện đại 15 1.2.4. Đàm phán gia nhập 17 1.2.5. Đàm phán lại các ưu đãi ràng buộc, tu chỉnh và rút bỏ 19 1.2.6. Tiếp cận song phương và nhiều bên trong đàm phán thuế quan đa phương 21 1.2.7. Đàm phán thuế quan giữa các nước đang phát triển 22 3 1.2.8. Sự khác nhau giữa biện pháp thuế quan và phi thuế quan khi đàm phán thuế quan gia nhập WTO 22 1.3. Các nguyên tắc Việt nam phải tuân thủ trong đàm phán thuế quan để gia nhập WTO và các mục tiêu cụ thể của Việt Nam khi đàm phán thuế quan 24 1.3.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử 24 1.3.2. Nguyên tắc tự do hóa thương mại thông qua đàm phán 27 1.3.3. Nguyên tắc dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch 27 1.3.4. Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày cảng bình đẳng hơn 28 1.3.5. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển nhất 29 1.3.6. Các mục tiêu cụ thể khi đàm phán cắt giảm thuế quan để gia nhập WTO của Việt Nam 30 1.4. Các cam kết về cắt giảm thuế quan của Việt nam khi gia nhập WTO 31 1.4.1. Cam kết thuế quan trong lĩnh vực nông nghiệp 31 1.4.1.1. Cam kết về thuế quan đối với sản phẩm lương thực 34 1.4.1.2. Cam kết về thuế quan đối với mặt hàng cây công nghiệp 35 1.4.1.3. Cam kết về thuế quan đối với sản phẩm chăn nuôi 37 1.4.2. Cam kết thuế quan trong lĩnh vực công nghiệp 41 1.4.2.1. Cam kết về thuế quan đối với sản phẩm ngành giấy 44 1.4.2.2. Cam kết về thuế quan đối với sản phẩm điện tử 46 1.4.2.3. Cam kết về thuế quan đối với hàng dệt may 49 CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỀ CẮT GIẢM THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 53 2.1. Tình hình thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan của Việt nam trong lĩnh vực nông nghiệp 53 2.1.1. Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan đối với sản phẩm lương thực 54 4 2.1.2. Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan đối với mặt hàng cây công nghiệp 59 2.1.3. Tình hình thực hiện các cam kết về mức thuế quan đối với sản phẩm chăn nuôi 65 2.2. Tình hình thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan của Việt nam trong lĩnh vực công nghiệp 73 2.2.1. Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan đối với sản phẩm ngành giấy 74 2.2.2. Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan đối với sản phẩm điện tử 78 2.2.3. Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan đối với hàng dệt may 83 CHƢƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT CẮT GIẢM THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KIẾN NGHỊ 91 3.1. Những thành tựu đạt đƣợc và thách thức gặp phải trong thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan 91 3.1.1. Những mặt tích cực đã đạt được trong quá trình thực hiện các cam kết về cắt 91 giảm thuế quan 3.1.2. Đánh giá kết quả sau 4 năm thực hiện cam kết với WTO về thuế 93 3.1.3. Những thách thức gặp phải trong quá trình thực hiện cắt giảm thuế quan 104 3.1.4. Nguyên nhân của các mặt tồn đọng khi thực hiện cắt giảm thuế quan 107 3.2. Những kiến nghị đối với quá trình thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan của Việt nam sau khi gia nhập WTO 109 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thuế XNK theo lộ trình đã cam kết 109 3.2.2. Đổi mới các công cụ khác liên quan đến thuế XNK theo hướng giảm dần và minh bạch hóa 118 3.2.3. Cải tiến quy trình, chính sách thuế và các chính sách liên quan, bảo đảm các mục tiêu chính sách và đồng thuận trong thực hiện các cam kết với WTO về thuế 120 3.2.4. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy cán bộ trong các cơ quan liên quan đến việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế 122 5 3.2.5. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ quá trình cắt giảm thuế quan 123 3.2.6. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp 126 KẾT LUẬN 128 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 131 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1 Bảng Cam kết thuế hàng nông sản trong WTO 32 Bảng 2 Tóm tắt các cam kết thuế đối với sản phẩm lương thực theo WTO và các hiệp định thương mại khu vực 35 Bảng 3 Biểu cam kết thuế nhập khẩu về một số cây công nghiệp 36 Bảng 4 Biểu cam kết WTO về một số loại sản phẩm chăn nuôi 38 Bảng 5 Mức cam kết căt giảm thuế quan với một số sản phẩm công nghiệp 42 Bảng 6 Tổng quan về các cam kết trong WTO về thuế quan đối với bột 45 giấy và các sản phẩm giấy Bảng 7 Tình hình xuất khẩu sản phẩm điện tử Việt Nam 46 Bảng 8 Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong WTO đối với các sản phẩm 47 điện tử Bảng 9 Mức thuế nhập khẩu của một số sản phẩm điện tử 49 Bảng 10 Tình hình ngành dệt may Việt Nam và mục tiêu đến năm 2020 50 Bảng 11 Cam kết của Việt Nam trong WTO về cắt giảm thuế quan đối với hàng dệt may 51 Bảng 12 Số liệu xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2008 đến 2011 55 6 Bảng 13 Thị phần gạo của Việt Nam tại thị trường Hồng Kông 55 Bảng 14 Số liệu xuất khẩu hạt tiêu từ 2007 đến 2011 63 Bảng 15 Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của mặt hàng Hạt tiêu từ năm 64 2007 đến 2012 Bảng 16 Thống kê cắt giảm thuế nhập khẩu sữa từ năm 2007 đến 2012 66 Bảng 17 Kim ngạch nhập khẩu sữa Việt Nam theo tháng, 01/2008-5/2010 68 Bảng 18 Các thị trường xuất khẩu sữa chính của Việt Nam, 2005-2009 70 Bảng 19 Diễn biến thuế nhập khẩu giấy theo hiệp định CEPT và WTO 76 7 CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Số hiệu Trang biểu đồ Biểu đồ 1 Tỷ trọng các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam 57 Biểu đồ 2 Cơ cấu nhập khẩu của các thị trường năm 2010 60 Biểu đồ 3 Cơ cấu nhập khẩu của các thị trường năm 2011 61 Biểu đồ 4 Xuất khẩu Hồ tiêu qua các tháng của năm 2009, 2010, 2011 61 Biểu đồ 5 Cơ cấu nhập khẩu thịt năm 2008, 2009 71 Biểu đồ 6 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp trong 87 nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2006 – 2011 8 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN+ Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… AFTA Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á AFTA+ Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á với các nước đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… CEPT Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung GATT Hiệp định ưu đãi chung về thương mại và thuế quan IMF Quỹ tiền tệ quốc tế MFN Đối xử Tối huệ quốc NT Đãi ngộ quốc gia XNK Xuất nhập khẩu WTO Tổ chức thương mại thế giới 9 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Tính đến tháng 03 năm 2012 Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã có tổng cộng 154 thành viên, trong đó Việt nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này vào ngày 11/01/2007. Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc chúng ta phải thực hiện một loạt các cam kết để thỏa mãn điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó, việc thực hiện các cam kết hội nhập về thuế là một nội dung quan trọng, tất yếu làm thay đổi chính sách thuế, đồng thời có thể dẫn đến sức ép và khó khăn nhất định cho phát triển kinh tế, xã hội. Bởi vì, các biện pháp cải cách thuế theo cam kết gia nhập WTO có tác động nhiều chiều đến các mặt của quản lý kinh tế vĩ mô và đời sống kinh tế, xã hội của đất nước nói chung, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về sản xuất, phân phối, tiêu dùng và tác động đến hoạt động của từng doanh nghiệp và đời sống dân cư nói riêng. Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện các cam kết với WTO về cắt giảm thuế quan cho đến 2020, chính vì vậy giai đoạn này sẽ là khoảng thời gian các tác động của việc gia nhập WTO đến nền kinh tế Việt Nam được thể hiện mạnh mẽ nhất. Chúng ta đã có nhiều cuộc cải cách thuế từ khi xóa bỏ bao cấp, rồi tiếp theo là khi Việt Nam gia nhập ASEAN để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, gắn với các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và các thông lệ của quốc tế. Tuy nhiên, trước những yêu cầu và thách thức khi thực hiện các cam kết với WTO, Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam không thể dựa vào các kinh nghiệm cũ đã qua. Các cam kết với WTO về thuế có phạm vi ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ hơn hẳn các cam kết về hội nhập ASEAN. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải có các kế hoạch, chính sách, biện pháp thay đổi, cải cách hệ thống thuế để nhằm đáp ứng những yêu cầu của hội nhập WTO, đồng thời phải đạt được các mục tiêu đổi mới và phát triển đất nước. Năm 2012, Việt Nam có nhiều chương trình kỷ niệm 05 năm ngày Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Bên cạnh 10 những hoạt động kỷ niệm đó chúng ta không thể thiếu những công trình khoa học nghiên cứu, đánh giá quá trình đã qua, đồng thời phân tích, dự báo triển vọng và các tác động của việc tiếp tục thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan đến năm 2020, từ đó đưa ra các khuyến nghị, các giải pháp sao cho quá trình thực hiện đạt được các hiệu quả cao nhất. Những phân tích trên đây cũng chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức thương mại thế giới” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trước khi Việt nam gia nhập WTO đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu và các bài viết của các chuyên gia về kinh tế cũng như các chuyên gia liên quan đến việc gia nhập WTO của Việt nam về cơ hội và thách thức khi Việt nam gia nhập WTO cũng như các cam kết cắt giảm thuế quan khi Việt nam tham gia WTO.Đáng chú ý là “Các văn kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt nam” Nxb Chính trị quốc gia, 2006, bên canh đó là những bài viết của các chuyên gia như kinh tế như: Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại Trương Đình Tuyển, GS.TSKH Nguyễn Mại, TS. Mạc Đăng Dung, Thứ trưởng Lương Văn Tự,…. Luận văn này sẽ kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước và sẽ có những tổng kết để đưa ra được cái nhìn tổng thể về thách thức đối với vấn đề cam kết cắt giảm thuế quan của Việt nam khi gia nhập WTO. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài Dựa trên cở sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, luận văn xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau: 3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: - Các cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam nói chung cũng như cam kết cắt giảm trong một số lĩnh vực cụ thể như: lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp. - Nghiên cứu quá trình thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO đến năm 2012. 11 - Đánh giá quá trình thực hiện dựa trên nhưng thành tựu đã đạt được và những mặt còn tồn đọng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn là: Trong khuân khổ luận văn thạc sĩ luật học, tác giả tập trung vào nghiên cứu một số lĩnh vực, ngành hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các cam kết về cắt giảm thuế quan khi Việt Nam gia nhập WTO. Để từ đó thấy được những thành tựu đã đặt được, những mặt còn tồn đọng, nguyên nhân của chúng để đưa ra các giải pháp, khuyến nghị cho quá trình thực hiện tiếp theo đạt được hiệu quả cao hơn. 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: 4.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là đánh giá tác động của các cam kế cắt giảm thuế quan về hàng hóa của Việt nam khi gia nhập WTO bao gồm: Danh mục hàng hóa cam kết cắt giảm thuế quan, lộ trình thực hiện, mức thuế cắt giảm…để từ đó đưa ra các khuyến nghị cho việc tiếp tục thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt nam. 4.2. Nhiệm vụ của đề tài  Nghiên cứu, tìm hiểu các cam kết về cắt giảm thuế quan  Phân tích, đánh giá các tác động của cam kết thuế về hàng hóa đối với Việt nam sau 05 năm gia nhập WTO  Đề xuất các biện pháp thực hiện cắt giảm một cách hiệu quả nhất.  So sánh với những thách thức của Trung Quốc trong lộ trình cắt giảm thuế quan khi nước này gia nhập WTO 5. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phương pháp định tính: phân tích báo cáo, nhận xét, bình luận, cho ý kiến…  Phương pháp định lượng: thống kê kim ngạch, tính toán biểu đồ, vẽ sơ đồ…. 12  Phương pháp so sánh: so sánh tỉ lệ cắt giảm của từng năm, so sánh với việc cắt giảm thuế quan của Trung quốc 6. Ý nghĩa của luận văn Với công trình nghiên cứu này em hi vọng nó sẽ được sử dụng như là một tài liệu cần thiết để tìm hiểu và giảng dạy về những thách thức với Việt nam khi tham gia WTO nói chung cũng như nhưng thách thức do cắt giảm thuế quan nói riêng. Những gì luận văn mang lại sẽ góp phần làm cho chúng ta hiểu được cam kết về cắt giảm thuế quan khi gia nhập WTO không chỉ gây ra những bất lợi cho Việt nam mà còn mang nhiều yếu tố tích cực cho nền kinh tế, là cơ hội tốt cho chúng ta tăng cường các quan hệ giao thương, hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế với các nền kinh tế tiên tiến trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cấu gồm 03 chương như sau: Chương 1: Các quy đinh về thuế quan của WTO và các cam kêt gia nhập của Việt Nam Chương 2: Tình hình thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan của Việt Nam sau khi gia nhập WTO Chương 3: Những thách thức đối với việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và các kiến nghị 13 CHƢƠNG 1 CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ QUAN CỦA WTO VÀ CAM KẾT GIA NHẬP CỦA VIỆT NAM 1.1. Những khái niệm cơ bản về thuế quan của WTO 1.1.1 Thuế quan và các phí khác 1.1.1.1. Thuế quan Thuế quan là thuế hải quan hoặc thuế xuất nhập khẩu là tên gọi chung để chỉ hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại hàng hóa là thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Thuế này do nhà nước thu khi hàng hoá được đưa vào lưu thông trong một nước. Thông thường, thuế được thu khi hàng hoá được thông quan với mục đích tiêu dùng trong nước. Thuế xuất khẩu là một công cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để đánh vào một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia. Trái lại, ở nhiều nước phát triển người ta không sử dụng thuế xuất khẩu do họ không đặt mục tiêu tăng nguồn thu ngân sách từ thuế xuất khẩu. Vì vậy, ở những nước đó, khi nói tới thuế quan người ta đồng nhất nó với thuế nhập khẩu. 1.1.1.2. Phí nội địa Theo định nghĩa của GATT, thuế quan, tức thuế hải quan thông thường, khác với các thuế hay phí nội địa như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ, hoặc thuế giá trị gia tăng. Các thuế hay phí trong nước cũng được phép đánh vào hàng nhập khẩu, với điều kiện là trị giá của thuế hoặc phí này không được vượt quá mức thuế đánh vào hàng hoá trong nước. Yêu cầu này được gọi là "đối xử quốc gia" (Điều II:2 và Điều III của GATT). 1.1.1.3. Thuế và phí khác Điều II:1(b) của GATT yêu cầu hàng hoá có cam kết thuế suất trần sẽ được miễn mọi loại thuế và phí khác vượt ra ngoài mức thuế trần. Yêu cầu này là cần thiết vì việc thu hoặc tăng những phí như vậy có thể làm giảm giá trị của các ràng buộc thuế quan. Nhằm làm rõ hơn quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong quan hệ với "các thuế và phí khác", các thành viên đã thống nhất rằng những loại phí 14 (thuế) như vậy cần được ghi trong các danh mục ưu đãi thuế quan. Yêu cầu này được ghi tại Bản giải thích Điều II:1(b). Mức thuế hoặc phí được đưa vào trong danh mục của một nước sẽ bị ràng buộc là mức cao nhất và bất cứ thuế hoặc phí nào bị bỏ qua không đưa vào danh mục thì về sau sẽ không được đưa ra áp dụng. Các thành viên WTO được quyền chất vấn về sự tồn tại của các loại thuế và phí khác trong vòng ba năm kể từ khi WTO có hiệu lực, hoặc ba năm sau ngày gửi danh mục các cam kết tới Tổng Giám đốc WTO. 1.1.2. Các dạng thuế quan Các dạng thuế quan thường dùng là thuế theo trị giá và thuế đặc định. Các dạng khác có thể thấy là thuế đặc định thay thế và thuế gộp, đôi khi được gọi là thuế hỗn hợp. 1.1.2.1. Thuế theo trị giá Thuế theo trị giá được diễn tả theo phần trăm của trị giá hàng hoá nhập khẩu. Ví dụ thuế 10% nghĩa là thuế được thu ở mức 10% của trị giá khai báo để đóng thuế của hàng hoá. 1.1.2.2. Thuế đặc định Thuế đặc định được diễn tả bằng trị giá tiền theo đơn vị số lượng của hàng hoá. Ví dụ: 5 cents cho 1 kg; 1,10$ cho 1 lít. 1.1.2.3. Thuế đặc định thay thế Để tính thuế đặc định thay thế cần tính cả thuế theo trị giá và thuế đặc định, mức phải trả bằng giá trị nào cao hơn trong hai dạng trên. Ví dụ: 35% hoặc 3$ một đơn vị - mức thuế nào có trị giá cao hơn thì sẽ áp dụng mức thuế đó. 1.1.2.4. Thuế gộp Thuế gộp bao gồm cả thuế theo trị giá và thuế đặc định. Trong trường hợp này, trị giá thuế được tính bằng cả hai cách. Ví dụ, 15% cộng với 25$ một tấn. 1.1.2.5. Thuế tương đương tính theo trị giá (AVE) 15 Khi áp dụng thuế đặc định hoặc thuế gộp, thông thường cần phải tính AVE để có thể so sánh thuế hoặc để xác định sự phù hợp với mục tiêu của thuế theo trị giá. Có nhiều cách để tính AVE. Nếu có các số liệu đầy đủ thì một phương pháp tương đối dễ dàng là biểu thị trị giá của của thuế đã thu đối với hàng hoá trong một dòng thuế theo phần trăm trị giá tính thuế của hàng hoá đó. Ví dụ, nếu thuế của một mặt hàng là 3,50$ một đơn vị và tổng thuế đã thu đối với hàng nhập trị giá 175.000$ sẽ là 80.000$, khi đó AVE sẽ bằng: 80000$/175000$ x 100= 45,7% Các nguyên tắc của GATT thường không chỉ rõ dạng thuế nào có thể bị ràng buộc. Phần lớn các thuế bị ràng buộc trên cơ sở phần trăm trị giá nhưng đã có trường hợp các loại thuế đặc định thay thế và thuế đặc định có thể bị ràng buộc, tùy theo thực tế thu thuế của từng nước. Với xu hướng tự do hoá thương mại toàn cầu, ở nhiều nước, người ta cố tránh áp dụng các dạng thuế phức tạp. Xu hướng này đã được thể hiện trong các danh mục ưu đãi thuế quan của WTO. Thuế tính theo trị giá cho phép so sánh một cách đơn giản thuế suất giữa các nước hoặc những thay đổi của thuế bình quân của một nước trong một khoảng thời gian nhất định. Thuế đặc định thường kém minh bạch hơn thuế tính theo trị giá và tác dụng bảo hộ của chúng cũng thường khó xác định được. Nói chung, tác dụng bảo hộ của loại thuế này thường tăng lên khi giá của hàng hoá nhập khẩu giảm đi, khác với tác dụng của thuế tính theo trị giá. Thuế đặc định thay thế cũng kém rõ ràng nhưng chúng thường hữu dụng khi việc định giá hàng hoá còn đang tranh cãi, ví dụ như đối với xe có động cơ đã qua sử dụng. Trong chương trình cải cách kinh tế trong hơn 8 năm qua, New Zealand không chỉ giảm thuế quan một cách đáng kể mà gần như còn loại bỏ tất cả các thuế đặc định. Thuế đặc định thay thế vẫn còn được giữ lại đối với một số loại y phục (sau khi loại bỏ các hạn chế về số lượng) và đối với xe có động cơ đã qua sử dụng. 1.1.3. Hệ thống phân loại thuế quan 16 Các thành viên WTO sử dụng Hệ thống Hài hoà Mô tả và Mã số Hàng hoá (HS) để phân loại thuế quan, phù hợp với Công ước Quốc tế của Tổ chức Hải quan Thế giới (trước là Hội đồng Hợp tác Hải quan) tại Brussels. Hệ thống HS đưa ra danh mục thuế quan sắp xếp trên cơ sở mã 6 chữ số và đòi hỏi tất cả những nước sử dụng phải phân loại các hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu trên một cơ sở chung. Các nước được tự do đưa ra các dòng thuế bổ sung nằm ngoài mức 6 chữ số với mục đích thu thuế hoặc thống kê với điều kiện họ phải tuân thủ các nguyên tắc phân loại. Việc sử dụng hệ thống chung về phân loại thuế quan mang lại nhiều thuận lợi cho nhiều nước. Các cuộc đàm phán thuế quan được đơn giản hoá và việc so sánh thuế quan giữa các nước trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, thương mại cũng đỡ phức tạp cho nhà xuất khẩu và nhập khẩu. 1.1.4. Định giá hải quan GATT công nhận rằng những phương pháp khác nhau về định giá hàng hoá để thu thuế hải quan có thể làm ảnh hưởng tới tổng trị giá thuế phải trả và do đó ảnh hưởng tới giá trị của các ưu đãi thuế quan. Vấn đề này đã được đề cập tại Điều VII và được làm rõ tiếp sau đó trong Hiệp định WTO về việc thực hiện Điều VII. Yêu cầu chính của Hiệp định này là cần sử dụng trị giá trao đổi hàng hoá để tính trị giá thuế phải trả chứ không phải là một trị giá trung gian hoặc không có thật nào đó. Cơ sở chung nhất cho định giá hải quan là giá CIF (trị giá - bảo hiểm - cước vận tải) hoặc giá FOB (giá xếp hàng lên tàu). 1.1.5. Mục đích của thuế quan Phân biệt các tác dụng của thuế quan là cần thiết ngay cả nếu trên thực tế ta có thể không xác định được tác dụng nào là quan trọng nhất trong một trường hợp cụ thể nào đó. Các tác dụng đó là:  Nguồn thu của chính phủ;  Thúc đẩy phát triển kinh tế;  Thúc đẩy các mục tiêu xã hội; 17  Tạo cơ sở cho đàm phán thương mại. 1.1.5.1. Nguồn thu của chính phủ Thuế hải quan là thành phần quan trọng trong tổng thu thuế của chính phủ tại nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển còn thiếu hệ thống thuế thay thế có hiệu quả. Việc cắt giảm thuế quan chung xuất phát từ cải cách thuế quan hoặc từ đàm phán thuế quan có thể làm giảm cơ sở thu nhập này. Điều XXVIII bis (3) của GATT công nhận sự cần thiết của các nước đang phát triển duy trì thuế quan cho mục đích ngân khố quốc gia. Mặt khác, trong tiến trình cải cách kinh tế, một số nước đã chuyển từ thuế hải quan sang các dạng thuế khác của nguồn thu ngân sách như các loại thuế đánh vào thu nhập hoặc vào tiêu dùng (thuế doanh, thu thuế giá trị gia tăng hoặc các dạng tương tự). Có một số nguyên nhân kinh tế hợp lý cho xu hướng giảm bớt thu thuế tại cửa khẩu và xu hướng này càng được củng cố với việc cắt giảm thuế quan, kết quả của các cuộc đàm phán thương mại trong vòng hơn 50 năm qua. 1.1.5.2. Phát triển kinh tế Điều XVIII của GATT công nhận rằng các nước đang phát triển có thể nhiều khi cần duy trì các biện pháp nhập khẩu mang tính bảo hộ với mục tiêu thúc đẩy kinh tế. Thuế quan theo truyền thống là phương tiện chính trợ giúp công nghiệp, nhưng lý thuyết kinh tế hiện đại đã nhấn mạnh gánh nặng mà thuế quan đã đặt lên nền kinh tế nói chung và lĩnh vực xuất khẩu nói riêng. Do đó, nhiều nước hiện nay đã đưa ra mức thuế tương đối thấp hoặc vừa phải cho mục đích bảo hộ công nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh tế. Đối với các hàng hoá công nghiệp, thuế bình quân giữa các thành viên WTO đã giảm từ 40% năm 1948 xuống 4,7% vào năm 1994. 1.1.5.3. Các mục tiêu xã hội Một số nước đã cố gắng thúc đẩy các mục tiêu về xã hội hoặc y tế bằng thuế quan. Tuy nhiên, có một số khó khăn trong việc dựa vào thuế quan để đạt được mục tiêu xã hội bởi chúng chỉ tác động tới sản phẩm nhập khẩu và ảnh hưởng của chúng bị kém dần do phải thường xuyên cắt giảm và bị ràng buộc trong WTO. 18 Thuế tiêu thụ, đánh vào cả hàng hoá nhập khẩu hay hàng sản xuất trong nước, được coi là công cụ thích hợp hơn. Thuốc lá và rượu là các sản phẩm thường phải chịu thuế tiêu thụ, phục vụ cho cả mục đích y tế và nguồn thu ngân sách. 1.1.5.4. Cơ sở cho đàm phán thương mại Việc giảm thuế suất các mặt hàng công nghiệp tại các nước phát triển cho thấy thuế quan ít có hiệu quả bảo hộ công nghiệp và tạo nguồn thu thấp cho chính phủ. Trên thực tế, phí hành chính cho việc thu thuế suất thấp có thể lớn hơn trị giá của chính số thuế thu được. Thuế suất rất thấp có thể dược duy trì để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai hơn là để làm nguồn thu hoặc với mục đích bảo hộ. 1.1.6. Ràng buộc thuế quan 1.1.6.1. Thuế suất ràng buộc Thuế quan trong WTO bị ràng buộc theo quy định của các khoản mục tại Điều II của GATT. Tác dụng của Điều II là ở chỗ khi một thành viên đã đưa bất cứ thuế quan nào vào danh mục ưu đãi thì các thuế suất đó không được tăng lên nếu không đàm phán lại về các ưu đãi theo quy định tại Điều XXVII của GATT. 1.1.6.2. Thuế suất không ràng buộc Đối với các thành viên WTO, các thuế suất không đưa vào danh mục ưu đãi được gọi là không ràng buộc. Những thuế suất như vậy không phải tuân theo Điều II, nhưng ở đây vẫn áp dụng đối xử MFN. Mục tiêu chính của Vòng Uruguay là nhằm mở rộng phạm vi của các ràng buộc thuế quan. Theo Hiệp định về Nông nghiệp, tất cả các dòng thuế trong nông nghiệp đều bị ràng buộc. 1.1.6.3. Cam kết trần Tại Vòng Uruguay, các nước đang phát triển được phép thông qua các cam kết trần như một phương tiện để khuyến khích họ mở rộng phạm vi của các ràng buộc thuế quan. Cam kết trần là thuế quan ràng buộc nằm ở trên thuế suất đang áp dụng. Cam kết trần sẽ không được công nhận nếu dòng thuế đã bị ràng buộc tại con 19 số thấp hơn do quy định của các điều kiện gia nhập hoặc các cuộc đàm phán thương mại trước đó. Một thuế suất áp dụng có thể được tăng lên cho tới mức cam kết trần mà không cần phải đàm phán ưu đãi lại. Tuy nhiên, mong đợi chung của các thành viên WTO là thuế quan sẽ phải được giảm, không tăng, nên việc tăng đó có thể gây ảnh hưởng tới một số đối tác thương mại có liên quan. Các ví dụ về cam kết trần đã được đàm phán tại Vòng Uruguay: - Chile 25% - Venezuela 30% - Indonesia 40% - Ấn Độ 40% Đây là các mức thuế cao nhất áp dụng phần lớn cho các sản phẩm công nghiệp. Thuế suất thấp hơn được áp dụng đối với một số hàng hoá nhất định do kết quả của các ràng buộc thuế quan trước đó hoặc các cuộc đàm phán song phương. Cam kết trần khác với những loại thuế được thuế quan hoá trong Vòng Uruguay vốn chỉ áp dụng với một số sản phẩm nông nghiệp nhất định. 1.1.6.4. Thuế suất đang áp dụng Thuế đang áp dụng là thuế chính thức có hiệu lực tại một nước. Tại New Zealand thuế đang áp dụng bao gồm Thuế Thông thường và Thuế Ưu đãi. Thuế Ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá từ những nước được hưởng thuế suất thấp hơn Thuế Thông thường, ví dụ như hàng hoá từ các nước đang phát triển được hưởng lợi của Hệ thống Ưu đãi Phổ cập (GSP). Theo hiệp định thương mại tự do với Australia (ANZCERTA), tất cả các hàng hoá của Australia sang New Zealand được miễn thuế. Thuế Thông thường áp dụng đối với hàng hoá từ tất cả các nước không được hưởng Thuế Ưu đãi. Như đã nói ở trên, thuế đang áp dụng không được vượt quá mức thuế suất ràng buộc của WTO đối với hàng hoá liên quan. Tại New Zealand, nhiều thuế suất đang áp dụng thấp hơn mức thuế suất ràng buộc của WTO do có cải cách thuế 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan