Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tên và cách đặt tên của hai dân tộc nga việt ...

Tài liệu Tên và cách đặt tên của hai dân tộc nga việt

.PDF
53
6
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN  ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG – 2009 TÊN VÀ CÁCH ĐẶT TÊN CỦA HAI DÂN TỘC NGA – VIỆT Sinh viên thực hiện NGUYỄN MẠNH QUỲNH NHƯ SV, NGÀNH SONG NGỮ NGA ANH KHOA NGỮ VĂN NGA KHÓA 2005 – 2010 Người hướng dẫn khoa học Th.S PHẠM THỊ THU HÀ TP. HỒ CHÍ MINH – 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN  ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG – 2009 TÊN VÀ CÁCH ĐẶT TÊN CỦA HAI DÂN TỘC NGA – VIỆT Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MẠNH QUỲNH NHƯ SV, ngành song ngữ Nga Anh Khóa 2005 – 2010 Người hướng dẫn khoa học: TH.S PHẠM THỊ THU HÀ TP. HỒ CHÍ MINH – 2009 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Tên và họ của người Việt.....................................................................3 1.1.Họ người Việt.....................................................................................................3 1.1.1.Họ kép .............................................................................................................4 1.1.2.Họ dân gian .....................................................................................................4 1.1.3.Ý nghĩa họ người Việt.....................................................................................5 1.2.Tên đệm (hay chữ lót) ........................................................................................6 1.2.1.Hình thức và mối liên kết ................................................................................7 1.2.2.Chức năng tên đệm .........................................................................................7 1.2.3.Tên đệm thường dùng .....................................................................................8 1.3.Tên chính (hay tên gọi) ......................................................................................8 1.3.1.Đặc điểm ........................................................................................................11 1.3.2.Tục lệ đặt tên ..................................................................................................12 1.3.3.Chọn tên chính ...............................................................................................12 1.3.4.Các tên khác ...................................................................................................13 Chương 2: Tên và họ của người Nga ...................................................................14 2.1. Họ người Nga ...................................................................................................14 2.2. Tên đệm............................................................................................................15 2.3. Tên chính..........................................................................................................17 2.3.1.Quá trình hình thành và phát triển Nga tên ....................................................17 2.3.2.Cấu tạo Nga tên ..............................................................................................18 2.3.3.Hệ thống tên Nga cổ và ý nghĩa và những từ phái sinh của chúng................20 2.3.4. Ý nghĩa của 10 tên phổ biến nhất nước Nga hiện nay ..................................22 2.3.4.1.Tên dành cho nam giới................................................................................22 2.3.4.2.Tên dành cho nữ giới ..................................................................................22 Chương 3: Sự chi phối của các yếu tố địa lý và văn hóa lên cách đặt tên của hai dân tộc Nga-Viêt ..............................................................................................24 3.1.Vị trí địa lý và tư duy của người Việt Nam .................................................... ..24 3.2.Điều kiện địa lý nước Nga và tư duy dân tộc Nga ............................................25 3.3.Mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ ............................................................27 3.4. Sự giao thoa văn hoá ........................................................................................28 Chương 4: So sánh cách đặt tên của hai dân tộc Nga-Việt .................................30 4.1.Những điểm giống và khác nhau về cấu trúc họ tên, tên, tên lót và tên chính ..................................................................................................................30 4.1.1.Về cấu trúc và cách xưng hô ..........................................................................30 4.1.2.Khác nhau trong cách đặt tên .........................................................................30 4.1.2.1.Họ tên người Nga và họ người Việt ............................................................30 4.1.2.2.Đặt theo tên và họ của cha ..........................................................................31 4.1.2.3.Một số yếu tố liên quan đến tên, tên đệm, và số lượng của chúng trong cấu trúc tên họ của hai dân tộc ................................................................................32 4.2.Những điểm giống và khác nhau trong cách đặt tên của hai dân tộc Nga-Việt ..................................................................................................................33 4.2.1.Khác nhau về khía cạnh ngôn ngữ .................................................................33 4.2.2.Quan niệm về tên xấu của hai dân tộc ...........................................................34 4.2.3.Sự ảnh hưởng của bốn mùa trong năm lên việc đặt tên cho con của người Nga ...............................................................................................................35 4.2.4.Quá trình hình thành và cách đặt tên của người Nga và người Việt ..............35 4.3.Những tên nên đặt cho các bé trai và bé gái của hai dân tộc Nga-Việt ............38 4.3.1.Tên nên đặt cho con trong tư duy của người Nga và người Việt...................39 4.3.2.Tên Nga hiện đại và tên Nga cổ .....................................................................40 4.3.2.1.Tên Nga hiện đại .........................................................................................40 4.3.2.2.Tên Nga cổ ..................................................................................................41 4.3.3.Một vài trường hợp hình thành tên đặc biệt nhờ sự kếp hợp của các từ của người Nga .........................................................................................................43 KẾT LUẬN ............................................................................................................46 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Mỗi dân tộc đều có một ngôn ngữ riêng để thể hiện tiếng nói của dân tộc mình. Ngôn ngữ được tạo ra do nhu cầu của cuộc sống, xã hội và đó là quy luật tất yếu: con người cần phải giao tiếp với nhau và hiểu nhau. Công cụ thông minh hữu hiệu giúp cho việc giao tiếp của con người trở nên dễ dàng đó là ngôn ngữ. Cũng như các dân tộc khác, tiếng Nga và tiếng Việt là ngôn ngữ thể hiện tiếng nói của dân tộc Nga và dân tộc Việt Nam, nó được dùng làm phương tiện giao tiếp của hai dân tộc này. Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt trong giai đọan toàn cầu hóa như hiện nay, nhu cầu giao tiếp của con người không chỉ ở trong phạm vi dân tộc mà còn mở rộng ra phạm vi bên ngoài, ra thế giới. Đối với mỗi dân tộc, cái tên của con người là một phần của lịch sử dân tộc. Cách đặt tên người của mỗi dân tộc thể hiện phần nào văn hóa, tư tưởng, cách nhìn nhận của họ về cuộc sống. Và quan trọng hơn nữa, trong giao tiếp với nhau, cái tên cũng đem lại cho con người những ấn tượng ban đầu về nhau. Mỗi cái tên đều có ý nghĩa và lịch sử riêng của nó. Hiểu được ý nghĩa cái tên của đối tượng bạn đang giao tiếp, giúp bạn có thể nắm bắt được phần nào tính cách của họ. Dù là người Nga hay người Việt, mỗi người đều có một cái tên và kèm theo chúng là ý nghĩa và niềm hy vọng mà cha mẹ họ gửi gắm trong những cái tên ấy. Trước đây, khi nghe đến những cái tên Nga, tôi thường tự hỏi chúng có ý nghĩa gì, và nó được hình thành như thế nào, có gì giống và khác tên của người Việt. Thực sự khi tôi đọc được bảng liệt kê những cái tên Nga và ý nghĩa của những cái tên ấy, tôi cảm thấy rất thích thú. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tên và cách đặt tên của hai dân tộc Nga-Việt” giúp bản thân tôi, những sinh viên đang theo học chuyên ngành tiếng Nga cũng như tất cả mọi người có niềm đam mê với tiếng Nga có thêm kiến thức về quá trình hình thành những cái tên của người Nga và ý nghĩa của chúng, hiểu thêm nền văn hóa của hai dân tộc qua sự so sánh tên và cách đặt tên của người Nga và người Việt. 2.Tình hình nghiên cứu của đề tài Ngoài những bài báo, còn có một cuốn từ điển nhỏ viết về cách đặt tên của người Nga, bảng liệt kê những cái tên, và ý nghĩa của những cái tên ấy. Nhưng những tài liệu này rất ngắn gọn và chưa được dịch sang tiếng Việt. Đề tài này giới thiệu về quá trình hình thành cái tên của dân tộc Nga và tập trung vào việc so sánh cách đặt tên và ý nghĩa của những cái tên của hai dân tộc Nga – Việt. Đề tài cũng đã được nghiên cứu bởi những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, song nghiên cứu đề tài này tôi hy vọng phần nào làm cho đề tài phong phú hơn và giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức về một nền văn hóa ẩn chứa trong những cái tên của dân tộc Nga và của dân tộc Việt Nam ta. 2 3.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Khi thực hiện đề tài này, tôi mong muốn đúc kết có hệ thống kiến thức về quá trình hình thành và ý nghĩa của những cái tên của dân tộc Nga nhằm giúp cho những người học hay yêu thích tiếng Nga hiểu hơn về hai nền văn hóa Nga Việt trong cách đặt tên. Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần phải làm được những nhiệm vụ chính sau đây: - Nêu lên được ý nghĩa và tầm quan trọng của những cái tên - Chỉ ra được những nét văn hóa ảnh hưởng và chi phối cách đặt tên của người Nga và người Việt - So sánh sự khác nhau giữa các cách đặt tên ấy - Liệt kê những cái tên điển hình và ý nghĩa của những cái tên ấy để các bạn sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận. 4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên những cơ sở của phép biện chứng duy vật và tư duy lô-gich để tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài là: liệt kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. 5.Giới hạn của đề tài Đề tài nghiên cứu chỉ một phần nhỏ cách đặt tên và ý nghĩa của những cái tên của dân tộc Nga – Việt. 6.Đóng góp của đề tài Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến cái tên và ý nghĩa của chúng trong tiếng Nga và tiếng Việt, ở đề tài này tôi trình bày một cách tập trung hơn, theo từng chuyên mục cụ thể kết hợp với so sánh. Với đề tài này, những người yêu thích và quan tâm đến tiếng Nga không những có thêm những điều mới lạ về những cái tên tiếng Nga quen thuộc, biết thêm phần nào nét văn hóa của dân tộc vĩ đại này mà còn hiểu thêm về văn hoá của dân tộc mình. 7.Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, đề tài gồm 4 chương. Trong đó: Chương 1: Tên và họ của người Việt Chương 2: Tên và họ của người Nga Chương 3: Sự chi phối của các yếu tố địa lý và văn hóa lên tư duy của hai dân tộc Nga-Việt Chương 4: So sánh cách đặt tên của hai dân tộc Nga-Việt 3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TÊN VÀ HỌ CỦA NGƯỜI VIỆT 1.1. Họ người Việt Họ người Việt gồm các họ của người thuộc dân tộc Việt. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Dương nên chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc lẫn các nước vùng Ấn Độ hay dân tộc Chàm, cho nên họ người Việt cũng vậy. Nhưng đa số họ được đọc trại đi cho khác với nguyên gốc để hợp với cách phát âm tiếng Việt. Tuy vậy họ người Việt không nhiều như Trung Quốc hay các nước lớn khác. Các họ lớn ở Việt Nam đa số có một triều đại trong lịch sử nước này. Phần lớn các họ phổ biến ở Việt Nam gắn liền với các triều đại phong kiến Việt Nam. Họ phổ biến nhất của người Việt là họ Nguyễn, theo một thống kê năm 2005 thì họ này chiếm tới khoảng 38% dân số Việt Nam. Đây là họ của triều đại phong kiến Việt Nam cuối cùng, triều nhà Nguyễn. Các họ phổ biến khác như họ Trần, họ Lê, họ Lý cũng là họ của các hoàng tộc từng cai trị Việt Nam, đó là nhà Trần, nhà Tiền Lê - Hậu Lê và nhà Lý. Sau đây là danh sách 14 họ phổ biến của người Việt, 14 họ này chiếm khoảng 90% dân số Việt Nam[1]: Họ Nguyễn Trần Lê Phạm Hoàng/Huỳnh Phan Vũ/Võ Đặng Bùi Đỗ Hồ Ngô Dương Lý [1] Tỷ lệ 38,4% 11% 9,5% 7,1% 5,1% 4,5% 3,9% 2,1% 2% 1,4% 1,3% 1,3% 1% 0,5% Các họ khác  An, Ân, Ánh, Âu  Bá, Bạch, Bàng, Bành, Biện  Cái, Cao, Cấn, Châu, Chu, Chung, Cù  Dã, Doãn  Đàm, Đan, Đào, Đinh, Đoàn  Giang  Hà, Hình, Huỳnh  Khổng  Lạc, Lâm, Lô, Liễu, Lương, Lưu  Ma, Mã, Mạc, Mai  Nhâm, Nhậm/Nhiệm  Ông  Phí, Phó, Phùng  Tạ, Tào, Thái, Thân, Tôn, Triệu, Trịnh, Trương  Văn, Vương 1.1.1.Họ kép Họ và tên người Việt Nam, PGS.TS Lê Trung Hoa, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2005 4 Nhiều gia đình mang họ kép, như Vũ-Ðỗ Thìn, Ðặng-Trần Huân, TrầnLê Quang, v.v.. Tuy nhiên cần phân biệt hai loại họ kép: Họ + tên đệm: Các họ Ðặng-Xuân, Ðặng-Vũ và Ngô-Vi, Ngô-Thời, xuất phát từ một gia đình gốc họ Ðặng và họ Vũ, nhưng vì muốn phân biệt chi nhánh nên đã thêm tên đệm vào họ. Yếu tố này không phải là họ, nhưng giữ nhiệm vụ tên lót trung gian giữa họ và tên. Nhưng những họ đi kèm với tên đệm "Bá, Thúc" phải được coi như họ đơn, vì những tên lót này chỉ là những chữ lót chung. Họ kép hợp bởi hai họ: Ðây là những họ kép chính thức. Thường thấy có: Vũ-Ðỗ, Nguyễn-Trần, Trần-Lê, Hồ-Ðặng, Lê-Phan, Vũ-Phạm, Ðặng-Trần. Vì một lý do nào đó, một người xử dụng họ kép và truyền lại cho các thế hệ sau. Trước hết là trường hợp người con nuôi, y thêm họ gia đình cha mẹ nuôi vào họ gốc. Họ mới đi trước họ gốc. Ðó là hoàn cảnh của nhà thơ ÐặngTrần Côn, tác giả Bích-Câu Kỳ-Ngộ và Chinh Phụ Ngâm Khúc. Là con nuôi của một gia đình họ Ðặng, ông vốn tên là Trần Côn. Con cháu thường vẫn tiếp tục giữ họ kép đó. Nhưng có trường hợp có người con lấy lại họ cũ, như con cháu Vũ-Phạm Hàm, gốc họ Phạm, làm con nuôi người bạn của cha họ Vũ nên mới có họ kép là Vũ-Phạm. Về sau, có người còn giữ họ Vũ-Phạm, nhưng đa số lấy lại họ gốc là Phạm vì ông chỉ truyền họ kép Vũ-Phạm cho một trong chín người con. Một lý do khác thông thường hơn là vua chúa ngày xưa thường cho phép một số quan lại có công với triều đình hoặc đỗ đạt cao được đổi tên và có khi cho phép theo họ của vua (quốc tính), xem đó là một cách tưởng thưởng trọng hậu. Có người bỏ hẳn họ gốc để lấy họ vua như Mạc Cảnh Vinh được chúa Sãi Nguyễn-Phúc Nguyên cho phép đổi thành Nguyễn-Phúc Vinh. Nhưng thường người được đổi họ được phép giữ họ gốc ghép vào họ mới mà thành ra họ kép. Huỳnh Ðức, quan triều đại Gia-Long trở thành Nguyễn-Huỳnh Ðức. Các con ông là Nguyễn-Huỳnh Thành, Nguyễn-Huỳnh Thừa, v.v.. Tuy nhiên con gái vẫn giữ họ gốc Huỳnh vì con gái không mang quốc tính. Chỉ có thời Tống Nho mới có những phân biệt nam nữ như vậy. Hiện nay người ta thấy có nhiều họ kép loại nhưng thường gồm hai họ của vợ chồng dùng đặt cho con cái. Các họ kép mới này không thể trường tồn vì không được mọi người và tục lệ chấp nhận. Hơn nữa, những người con của họ, một khi lập gia đình lại sẽ đổi họ kép đặt cho con, họ kép của người phối ngẫu mới có thể là một họ khác. 1.1.2.Họ dân gian Trong số "trăm họ" hiện được dùng, có chừng 30 họ là gốc Việt hoàn toàn, lúc đầu vốn là họ bộ tộc. Ngược dòng lịch sử, Việt tộc xuất phát từ đồng bằng phía Nam sông Dương-tử bên Tàu. Bị người Hán xâm chiếm, tổ tiên ta đã phải thiên cư xuống phía Nam và lập quốc ở vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Việt vào khoảng thế kỷ thứ IV trước Công-nguyên. Từ năm 1069, người Việt nam tiến chiếm toàn thể nước Chiêm-Thành năm 1693 và chiếm đóng phần đồng bằng phía đông 5 Cam-Bốt tức Thủy Chân-Lạp năm 1759. Cuộc Nam tiến đã dừng lại khi người Pháp chiếm đóng và thành lập Ðông Dương thuộc địa. Phần khác, nước ta từng bị nhà Hán và các triều đại Trung quốc sau đó đô hộ cả ngàn năm, một số quân lính sang đất Giao Chỉ rồi ở lại lập gia đình sanh con đẻ cháu. Mặt khác nữa, nước ta đã từng đón nhận nhiều người Hoa đến tị nạn hoặc di trú. Ðó là lý do lịch sử của một số họ Việt gốc Hoa như Khổng, Lưu, Trương, Mai, Lâm, Lữ, Nhan, Sử, Tăng, Trịnh, Vương, v.v. hoặc gốc Miên như Thạch, Sơn, Danh, Kim, Lâm là năm họ nhà Nguyễn đã ban cho, hoặc gốc Chàm như Chế, Chiêm, v.v. hoặc họ của đồng bào thiểu số (trong nước hiện gọi là "dân tộc") như Linh, Giáp, Ma, Ðèo, Kha, Diêu, Vi, Quách, Nông, Chữ, Ngân, Ông, Trà, Lang, Lục, v.v. 1.1.3.Ý nghĩa họ người Việt Tất cả họ Việt Nam đều có một ý nghĩa ngữ nguyên. Trong số "trăm họ", có những họ xưa tới ba bốn ngàn năm, vào thời đại mà mỗi bộ tộc có một tượng vật riêng, hoặc cây cỏ hoặc cầm thú. Sau đó những tên biểu hiệu tượng vật đó được một số gia tộc dùng làm họ, thí dụ họ Âu. Một số khác biểu tượng nghề nghiệp như họ Ðào (thợ gốm), hoặc cách sinh sống của bộ tộc, như họ Trần. Một số biểu tượng nơi bắt gốc bộ tộc hoặc gia đình. Họ lúc đầu là họ bộ tộc, đó là lý do người Anh và Pháp gọi là "patronym(e)" để phân biệt với "nom de famille / family name". Lúc đầu được ghi chép bằng chữ Hán, sau thêm chữ Nôm rồi "quốc ngữ" hóa, họ người Việt theo dòng lịch sử bị nhiều ảnh hưởng, đã biến đổi hoặc hiểu sai lạc, khiến cho người thời nay khó hiểu được ý nghĩa sơ nguyên của họ. Cùng một phát âm như của ngày hôm nay, chưa chắc một chữ đã gợi lên cùng một ý nghĩa, như các họ Ðinh hiện được hiểu là "công dân", "người". Quách nghĩa là vật chắc chắn, có sức đối kháng mà cũng có nghĩa là "lớp thành ngoài". Họ Lê vốn nghĩa là "dân chúng" nói chung. Vì những lý do đã nêu, các họ được ghi chép lại, được hiểu là phải viết như một danh từ chung, nhưng không nên hiểu là có cùng một ý nghĩa như danh từ đó. Cũng như người Pháp có các họ Boucher, Boulanger ... có thể từ nguyên gốc để chỉ những nghề của tổ tiên họ. Các chữ không nhất thiết phải gợi lên hành động, trạng thái hoặc đối tượng của danh từ, nhất là từ khi có chữ quốc ngữ La-Tinh, các chữ gợi hình ít hơn và cũng dễ gây hiểu lầm hơn. Tên họ ghi chép trong các từ điển hiện nay nên được xem như không có ý nghĩa chắc chắn, vì thế ta không thể khẳng định họ viết như thế phải nghĩa là thế này hoặc họ đó tương đương với danh từ chung diển tả sự vật hoặc hành động. 1.2.Tên đệm (hay chữ lót) Tên đệm hay tên lót nằm giữa tên họ và tên chính. Trong khi họ là để phân biệt huyết thống và tên chính dùng để phân biệt người này với người khác thì một số tên đệm thường dùng để phân biệt giới tính (nam, nữ) như Thị, Diệu, Nữ dùng cho nữ giới; Bá, Mạnh, Văn dùng cho nam giới. Nhưng ngày nay một số tên đệm như Thị đã ít được dùng như trước. 6 "Chữ lót" hay "tên đệm" trong tiếng Anh thường gọi là "middle name" nhưng đúng ra phải là "padding/qualifying name". Tiếng Pháp có thể là "nom intermediaire" hay "mot intercalaire". Chữ lót đã được sử dụng từ thời lập quốc xa xưa: ngư phủ Chử Cù Vân trong huyền thoại Chử Ðồng Tử và công chúa Tiên Dung thời vua Hùng (2 tới 3 ngàn năm trước Công Nguyên), anh bà Triệu Ẩu (248) tên gọi là Triệu Quốc Ðạt. Chữ lót hoặc tên đệm thường được sử dụng nhất là "Văn" và "Thị" phân biệt phái nam với phái nữ. "Văn" nghĩa là "người có học", "nhà nho". "Thị" có nghĩa là "đàn bà". Có thuyết lịch sử cho rằng "Thị" phát sinh ra gốc họ hàng (thị tộc), có ý ám chỉ nhờ người đàn bà mà tộc họ được tồn tại và kéo dài. Theo một số nhà ngữ học, "Văn" và "Thị" có nghĩa là "con trai của...", "con gái của..." và là dấu vết ảnh hưởng văn hóa Mã Lai. Cách phân biệt nam nữ tiện lợi và dễ hiểu này không còn được người thời nay yêu chuộng lắm, vì người ta cho là thiếu cá tính. Do đó người Việt nay có khuynh hướng chọn những chữ lót khác, hay, đẹp và được chủ quan xem là thích hợp hơn với từng cá nhân. Sự thay đổi này có thể có nhiều mục đích: làm rõ nghĩa tên gọi, tạo một âm hưởng dễ nghe, hoặc tạo giây liên lạc họ hàng. Ngoài "Văn" và "Thị", những tên lót chung thường thấy dùng là: Phúc, Đình, Ngọc, Bá, Thúc, Cao, Công, Huy, Như, Tường, Anh, Đức, Sĩ, Viết, Quang,... Một loại chữ lót thứ ba dùng để chỉ thứ tự con cái cùng một gia đình và chỉ dùng cho con trai: "Mạnh" cho con cả, "Trọng" cho thứ nam và "Quý" cho con trai thứ ba trở đi. “Mạnh”, “Trọng”, “Quý” vốn gốc chỉ ba tháng của một mùa theo âm lịch. Cách dùng này đã thành thông thường dù nguyên gốc, "Mạnh" dùng cho con cả dòng thứ trong khi "Bá" mới là con cả dòng trưởng. Tuy nhiên “Bá”, “Trọng”, “Quý” còn có những nghĩa khác tùy tên gọi đi sau chứ không nhất thiết thuộc vào ý nói trên. Thí dụ Bá Tòng, Trọng Kiều (cầu nặng), Quý Châu. "Giáp" và "Nguyên" cũng thuộc loại chữ lót này, dùng để chỉ con trai đầu lòng, thí dụ : Lê Giáp Hải, Vũ Nguyên Khang. Loại chữ lót thứ tư dùng để phân biệt các ngành cùng một gia đình gốc mà ra. "Bá", "Thúc" thường được dùng trong loại này. "Bá" dùng đặt cho con nhà bác hoặc dòng trưởng, "Thúc" con nhà chú hoặc dòng thứ. Ngoài ra, cũng cùng một mục đích kể trên, một số gia đình dùng những chữ lót khác như "Vi, Thời", "Xuân, Vũ": Ngô Vi Thụ, Ngô Thời Nhậm và Ðặng Xuân Quang, Ðặng Vũ Biền. Một số gia đình khác, thường thuộc giới quan cách, sáng chế chữ lót để phân biệt thế hệ: tất cả con cái một thế hệ sẽ mang cùng một chữ lót. Chế độ đặt tên này rất bành trướng bên Trung Hoa trong giới quan lại, bắt chước người Mãn Châu tức nhà Thanh lúc bấy giờ. Một ông tổ dụng công đặt chữ lót cho nhiều đời nối tiếp giúp con cháu dù tẩu tán lập nghiệp phương xa cứ nhìn chữ lót là nhận được họ hàng và biết thuộc thế hệ thứ mấy để tiện bề xưng hô. Thường những chữ lót định trước này được ghi trong gia phả để con cháu đời sau biết mà theo, dưới hình thức những câu thơ 4, 5, hoặc 7 chữ. Những chữ này theo thứ tự trở thành tên đệm. Đến thế hệ cuối cùng phải nghĩ ra những tên đệm khác để tiếp tục sự kế thừa như các thế hệ trước. Ở Việt Nam có họ Dương Khuê (Hà Ðông) đã phỏng theo cách này. Ông đã đặt một bài hệ thi gồm 16 chữ, mỗi thế hệ cứ dựa vào đó mà đặt tên lót: 7 Dương Tự Quán, Dương Tự Ðề, Dương Thiệu Tống, Dương Thiệu Tước, Dương Hồng Tuân, Dương Hồng Phong, Dương Vân Hán, v.v. Về phần phái nữ, ngoài chữ lót thông dụng "Thị" còn thấy dùng những tên lót khác như "Nữ" và "Diệu", chữ lót sau thường dùng ở Huế: Lê Thị Diệu Trang, ... Ở thời hiện đại, tên phụ nữ thường mất hẳn chữ lót "Thị" và nhiều chữ lót khác được dùng như: Ngọc, Thanh, Mỹ, Tuyết, v.v. dù các chữ lót này không hẳn chỉ dùng cho phái nữ. Nữ có thể là Vũ Ngọc Lan, Trương Thu Thủy, Nguyễn Mỹ Dung,...trong khi Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thành Công,... rõ là nam giới. 1.2.1.Hình thức và mối liên kết Xét về hình thức, tên đệm có thể là một từ: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương, Hoàng Kim Vui; hai từ: Lê Thanh Minh Châu, Đỗ Văn Quang Minh; nhưng cũng có thể không có: Lý Bí, Hồ Xí... Xét về mặt liên kết với các thành phần khác trong tên, tên đệm có thể là thành phần độc lập, cũng có thể liên kết với tên họ hoặc với tên chính: Tên đệm đứng độc lập: là loại tên đệm không phối hợp được với tên họ hay tên chính để làm thành từ kép. Ví dụ với Nguyễn Đình Chiểu và Lê Văn Trương thì từ "Đình" hay "Văn" không thể phối hợp với tên họ hoặc tên chính để làm thành từ kép có một ý nghĩa khác. Tên đệm phối hợp với tên chính: Hầu hết tên chính người Việt Nam xuất phát từ nguồn gốc Hán-Việt. Trong văn chương các từ này được coi là hay hơn các từ Nôm nên khi đặt tên người ta cố gắng lựa tên đệm nào có thể đi chung với tên chính để có ý nghĩa rộng hơn, tốt đẹp hơn như Nguyễn Văn Quang Minh, Trần Hùng Dũng, Lê Phú Quý, Nguyễn Văn Thông Minh, Lê An Bình... Tên đệm phối hợp với tên họ: Rất ít tên người Việt có tên đệm phối hợp được với tên họ để làm thành từ kép có ý nghĩa, ngoại trừ: Hoàng Kim Vui, Võ Văn Trung, v.v. Tên đệm có hai chữ, một độc lập, một phối hợp với tên chính, ví dụ Đỗ Văn Quang Minh: tên đệm "Văn" đứng độc lập, tên đệm "Quang" đi với tên chính là "Minh" để thành "Quang Minh" (nghĩa là sáng sủa). 1.2.2.Chức năng tên đệm Tên đệm có thể có nhưng cũng có thể không có nên chức năng của nó đôi khi cũng không rõ ràng. Một số tên đệm có chức năng tương đối rõ là: Phân biệt giới tính: nữ giới thường chọn tên đệm Thị, Diệu, Nữ; nam là: Bá, Mạnh, Văn. Phân biệt chi, ngành trong một dòng họ lớn: Ngô Thì, Ngô Vai; Nguyễn Đức, Nguyễn Mậu... Phân biệt thứ bậc trong gia đình: một số người dùng từ đệm Bá để chỉ con cả dòng họ trưởng, “Mạnh” để chỉ con cả dòng họ thứ, ''Gia” chỉ con trưởng, “Trọng” chỉ con thứ hai... 8 Thẩm mỹ: một số tên đệm chỉ có chức năng thẩm mỹ và nam nữ đều có thể dùng như: Nguyễn Bạch Dương và Lê Bạch Huệ; Phan Kim Huê và Đỗ Kim Nga... 1.2.3.Tên đệm thường dùng Dùng từ Hán-Việt có ý nghĩa tốt như các từ chỉ vật quý, mùa đẹp, màu đẹp, từ chỉ phẩm hạnh, tài năng: Xuân, Thu, Cẩm, Châu, Hồng, Hoàng, Đức, Hạnh, Đình, Đại... Lấy họ mẹ làm tên đệm hoặc lấy họ cha làm tên đệm mà không phải theo chế độ mẫu hệ[2]. Lấy tên đệm của cha làm tên đệm hoặc một phần tên đệm cho con trai và có thể con gái. - Lấy tên đệm của mẹ làm tên đệm hoặc một phần tên đệm cho con gái hoặc trai. Lấy tên chính của cha làm tên đệm cho con trai, lấy tên chính của mẹ làm tên đệm cho con gái. Lấy tên đệm và tên chính của cha làm tên đệm cho con trai và gái: Trần Thành Đăng (cha), Trần Thành Đăng Chân Tín (con trai), Trần Thành Đăng Chân Mỹ (con gái)... 1.3.Tên chính (hay tên gọi) Có người nói “Nền văn minh của mỗi dân tộc là do dân tộc đó đặt tên được nhiều hay ít những gì có trên cõi đời này. Dân tộc nào trong ngôn ngữ đặt được nhiều tên thì dân tộc đó văn minh hơn”. Đó là câu nhận định thật đơn giản, nhưng ngẫm ra thật chí lý. Những nước có nền văn minh cao thì từ điển của họ có thật nhiều từ ngữ. Mà từ ngữ là gì? Có phải đó là tên do con người đặt ra để chỉ người, thú vật, chim muông, cây cỏ, hành động, trạng thái, tư duy...? Càng văn minh người ta càng có nhiều tên, tức nhiều từ ngữ. Người ta đặt tên cho những cái gì cụ thể, mà cũng đặt tên cho những cái gì vô hình, trừu tượng nữa, như trời, tiên, thần thánh, niết bàn, thiên đường, âm phủ, càn khôn, tư duy, lo lắng, nghĩ suy,... Tìm gặp một ngôi sao mới, người ta vội vã đặt cho nó một cái tên. Đến một vùng đất lạ, chuyện đầu tiên là lo đặt tên cho nơi đó. Phát hiện một cây mới, một con thú mới, thậm chí một con vi trùng mới, người ta lo đặt tên trước đã. Khám phá ra được một bộ lạc còn đời sống sơ khai, người ta thấy tiếng nói của bộ lạc đó rất ít. Đó có nghĩa là số tên do bộ lạc đó đặt ra thật ít. Cho tới bây giờ, nền văn minh của loài người tiến đến chỗ ta có cảm tưởng gần như tuyệt đỉnh, vậy mà con người đầy tham vọng vẫn tiếp tục tìm kiếm tên mới để đặt cho cái gì đó. Tức nhiên đó là cái mới tìm ra, mới phát minh ra. Tên người Việt Nam được các nhà nghiên cứu cho rằng bắt đầu có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên và càng ngày càng đa dạng hơn[3], có ý kiến khác cho rằng "sớm nhất Việt Nam có tên họ vào khoảng đầu Công Nguyên”[4]. [2] Theo phong tục Việt Nam, người đi làm con nuôi một nhà họ nào đó thì lấy họ nhà ấy, và lấy họ mình ra làm tên đệm [3] Họ và tên người Việt Nam, PGS.TS Lê Trung Hoa, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2005 [4] Nguồn gốc tên họ Việt Nam, Nguyễn Long Thao 9 Không có một nguyên tắc chung nào trong việc đặt tên, đối với tâm lý của người Việt Nam, việc đặt tên rất quan trọng vì mỗi cái tên gắn chặt với mỗi con người. Có thể căn cứ vào đặc điểm, giới tính, hoàn cảnh gia đình, dòng họ, quê hương, xã hội và cả ước vọng của chính bản thân để người đặt tên gửi gắm vào cái tên đó. Tên người Việt Nam ngoài chức năng để phân biệt người này với người khác; ngoài ra, tên còn có chức năng thẩm mỹ nên thường được chọn lựa khá kỹ về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa. Tên chính là tên gọi của từng cá nhân, để phân biệt với những cá nhân khác. Trong tên của người Việt, tên chính thường ở vị trí cuối cùng. Trong một vài trường hợp, theo thói quen người ta gọi đệm thay cho tên chính[5]. Tên gọi còn được gọi là "tên đẻ", đặt khi mới sinh và "tên bộ", tên ghi ở sổ Bộ. Tên, người Pháp gọi là "prénom" và người Anh, Mỹ gọi là "first name" (hay "personal name") vì đặt trước họ, trong khi người Việt cũng như nhiều dân tộc Á Đông khác, tên được đặt sau họ. Một lý do là truyền thống tôn kính gia tộc họ hàng trên trước cá nhân. Tên thường được chọn một cách tự do hơn. Một cách tổng quát, người nhà quê và bình dân chỉ lựa một tên (đơn, tức độc văn danh), người giàu hoặc có học hoặc tự cho sang trọng hoặc học làm sang, thì có khuynh hướng đặt tên kép (song văn thanh). Ý nghĩa tên gọi trong trường hợp sau cùng này nằm trong cả hai hoặc ba yếu tố tạo nên tên gọi. Tên gọi kép thường dễ tìm thấy trong các từ điển, thí dụ : Hào-Kiệt, Tuấn-Kiệt, Anh-Hùng, Kỷ-Cương, An-Khang, Chi-Lan, Diễm-Kiều, ÐoanTrang, Tinh-Hoa, v.v.. Cùng trường hợp với một số chữ lót như "Ngọc, Thanh, v.v.", nhiều tên gọi có thể dùng cho cả nam lẫn nữ vì nói chung toàn bộ tên họ của một người thường mới cho biết người đó là nam hay nữ : Hiền, Tuyền, Kim, Hoàng, Nhân, v.v. Trên lý thuyết, mỗi người có một tên gọi khác nhau. Khác, vì tùy theo tín ngưỡng hoặc tư tưởng người ta muốn gán cho tên gọi, hoặc tùy theo tính tình và trí tưởng tưỡng của người đặt tên. Mỗi người có thể đặt tên cho con cháu hoặc đổi tên mình theo ý muốn, cả những tên kỳ dị hay đặc thù không giống ai. Tên đơn giản thường thấy ở giới bình dân hoặc ở thôn quê như: Ổi, Mít, Tèo, Bướm, Tí, Hĩm, Cu, ... Nhà nào sinh con khó nuôi hoặc hay bị bệnh tật sài đẹn thường đặt cho con những tên xấu xí để "quỷ thần" tha như Vẹo, Ðủi, Ðen, ... Có người không dám đặt tên con quá hay sợ bị quở hay chê cười. Thời xưa, các cụ còn phải tham khảo các bậc túc nho hoặc biết chữ và tỏ ra thận trọng trong việc đặt tên cho con cháu. Tuy nhiên, theo thói tục, việc đặt tên thường được căn cứ theo truyền thống và tín ngưỡng, nhất là trên nguồn gốc và quyền lực có thể có của tên gọi. Tên gọi còn có thể diễn tả những ước ao hoặc lý tưởng đặt cho đứa trẻ mới chào đời như một thông điệp nhờ đứa trẻ tinh khiết làm người đưa tin hoặc báo tin cho đời. Từ khi hàng triệu người Việt phải bỏ nước ra đi chẳng hạn, nhiều người đặt tên cho con là Nam Quân, Phục Quốc, Hồi Hương,... cũng trong ý nghĩa đó. Nhà nhân chủng học Claude Le'vi-Strauss trong La pensée sauvage (1962) đã đề cao tầm quan trọng của ý nghĩa tiềm ẩn của tên gọi. [5] Thí dụ chị tên Thanh Nguyệt, em tên Hồng Nguyệt... 10 Ở hải ngoại, người Việt khi đổi quốc tịch có khuynh hướng đổi tên hoặc thêm tên gọi tiếng bản xứ, đã làm mất hẳn hay giảm đi yếu tố duy nhất và độc đáo của tên gọi. Dĩ nhiên có những tên gọi đẹp và đầy ý nghĩa trong tiếng Việt đã trở nên khó nghe khi phát âm theo tiếng bản xứ như Côn, Công, Dung, Dũng, Phúc, Quy, v.v. Tên gọi rất quan trọng vì nó có quan hệ đến tương lai của đứa trẻ và mọi người nói chung sẽ cùng mang tên gọi suốt đời. Một cách cụ thể, tên gọi có thể là tên sông hồ, núi non, hoa quả, cây cỏ (Tùng, Bách, Mai, Trúc, Lan, Hòe, Quế,...); màu sắc, chim chóc hoặc cầm thú (Long, Lân, Quy, Phượng, Loan, Yến,...); bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Ðông); tháng, năm (Tí, Sửu, Dần. Mão, Mẹo, Thìn, Tỵ,...); ngọc quý (Pha, Châu, Ngọc, Quỳnh,...); tên thuộc về loại kim (Cương, Chung, Liệu,...); loại đá (Thạch, Bích, Thạc, Nha, Sa, ...); phúc đức, phẩm hạnh hoặc hình dung tốt đẹp (Phúc, Lộc, Khang, Ninh, Thạnh, Vĩnh, Trường, ...). Nhiều người thông hiểu chữ Hán có khuynh hướng lấy từ kinh sách, châm ngôn, điển tích hoặc đặt tên theo bộ chữ Hán. Học giả Phạm Quỳnh, tên Quỳnh thuộc bộ Ngọc, nên đã đặt tên con theo cùng bộ Ngọc : Khuê, Dao, ... Người ta cũng lấy địa danh, chỗ ở, nguyên quán hoặc tên các nhân vật tiểu thuyết (nhưng tránh lấy tên các nhân vật lịch sử). Cũng vì lý do tôn trọng tổ tiên, mọi người đều tránh lấy tên ông bà cha mẹ đặt cho con cháu, khác với người Tây phương. Cuốn gia phả là cẩm nang để con cháu tránh đặt trùng tên gọi với ông bà tổ tiên. Về cách đặt tên trong một gia đình, có người đặt tên con cái theo vần hoặc lấy cùng một chữ cái, hoặc tất cả tên gọi các con tạo thành một ý hoặc dùng tất cả tên một loại mà đặt cho con: thí dụ tên bốn mùa, tên các phẩm hạnh (Hạnh, Nhân, Trí, Tín,..; Phước, Lộc Thọ,..); tên ngũ hành hay ngũ tinh (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ); ngũ phúc (Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh); tứ duy (Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ); tứ đức (Hiếu, Ðễ, Trung, Tín cho con trai; Công, Dung, Ngôn, Hạnh cho con gái); tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Trở ngại là khi con sanh ra nhiều hay ít hơn bộ chữ. Và cách đặt tên này chỉ dễ dàng trong xã hội xưa "tam thê bảy thiếp" và sanh con còn là "bổn phận" của phụ nữ như ghi trong luật Hồng Ðức và Gia Long cũng như đàn ông tuyệt tự còn là lỗi lớn với ông bà tổ tiên. Ðời nay, người phụ nữ bình quyền, ly dị đã thành thói thường, tình gia tộc ngày càng suy yếu thì cách đặt tên này ngày càng khó thực hiện. Một khuynh hướng đặt tên khác cũng nên ghi nhận dù không thật sự phổ biến, đo là cách đặt một tên gọi cho tất cả con trai hoặc gái, chữ lót sẽ làm phần việc phân biệt mỗi đứa con. Con gái: Hồng Ly, Mai Ly, Trúc Ly; con trai: Anh Khoa, Tuấn Khoa, v.v. Ngoài tên bộ là tên gọi chính thức trên giấy tờ hộ tịch, người ta có thể có thêm tên tục (vulgar name), tên cúng cơm, tên thân mật, tên lịch sự, do chính mình hoặc do người ngoài đặt cho mình. Trước khi có tên bộ thường đã có tên tục (domestic name) để gọi trong nhà; nhất là thời xưa chỉ khi đến tuổi đi học, cha mẹ mới làm giấy tờ hộ tịch cho con, lúc đó mới chọn tên đẹp đẽ cho con đứa trẻ lúc đó sẽ có hai tên gọi, tên tục đã có và tên gọi ở trường (name at school). Các tên tục thường nghe : Cu Tí, Cu Nhớn, Cu Tẹo, Ðĩ Lớn, Ðĩ Con, Ðĩ Út,... Trong Nam người ta còn gọi con theo thứ tự: Hai, Ba, Tư, v.v. Tên bộ có thể thay đổi. Cụ Nguyễn Khuyến vốn tên Nguyễn Thắng vì rớt thi Hội năm 1865 đã xin đổi thành Khuyến. 11 1.3.1.Đặc điểm Tên chính của người Việt thường có những đặc điểm sau: Có lựa chọn và có lý do: Người Việt Nam quan niệm tên chính là một bộ phận gắn chặt với người mang tên đó. Tục ngữ có câu: "Xem mặt đặt tên", bởi vậy khi đặt tên người ta thường chọn lựa kỹ và căn cứ đặc điểm, giới tính, hoàn cảnh gia đình, dòng họ, quê hương xã hội, ước vọng cha mẹ... mà chọn, chứ không đặt tùy tiện. Số lượng phong phú: So với họ và tên đệm, tên chính phong phú hơn về số lượng. Bất cứ tiếng nào trong kho tàng ngôn ngữ Việt cũng có thể là tên người Việt Nam, tuy nhiên vì tính lựa chọn, có những từ hầu như hiếm được dùng làm tên chính như: cùi, ung thư, tù, ngục, tai nạn... Xu hướng đa tiết hóa tên chính: Trước đây họ và tên thường 3 tiếng, ngày nay xu hướng phát triển thành 4 ngày càng nhiều và nhất là ở giới nữ. Hán-Việt giữ vai trò chủ đạo: thường được cấu tạo bằng hai từ: một để làm tên đệm, một để làm tên chính. Hai từ đó hợp lại có ý nghĩa rộng hơn, hoa mỹ hơn. Ví dụ Vĩnh Phú (giàu có muôn đời), Bạch Tuyết (trong trắng như tuyết), Hoài An (mong được an bình)... Tên chính từ gốc Nôm thường được các gia đình ở nông thôn, ít học, đặt cho con cái, tên từ gốc Nôm có vẻ mộc mạc như: Bông, Rồi, Vui, Cười, Lây, Há, Đực, Tí, Cò v.v. đã làm nhiều người băn khoăn, khó chịu về cái tên của mình, nhất là khi lên thành thị sinh sống. Khi người Pháp, người Mỹ đến Việt Nam, một số gia đình có liên hệ đã đặt tên con bằng những tên như: Trần Văn Pierre, Lê Văn Paul, Trần Thị Paulette, Nguyễn Thị Suzanne, v.v. Có những tên không rõ nghĩa cũng như nguồn gốc như Nguyễn Quang Riệu hay Trần Đình Hượu... Khó phân biệt nam nữ với tên chính: Về nguyên tắc, tên chính của nam nữ không có gì để phân biệt. Tuy nhiên căn cứ vào ý nghĩa của tên chính ấy, phối hợp tên chính với tên đệm và dựa vào thói quen có thể đoán tương đối chính xác một tên là nam hay nữ. )Tên nữ thường là tên loài hoa: Mai, Lan, Cúc, Hoa, Hương...; tên loài chim đẹp có tiếng hót hay: Yến, Anh, Oanh...; tên đá quý: Bích, Ngọc, Trân...; tên loại vải quý: Nhung, Gấm, Là, Lụa...; từ ngữ chỉ đức tính: Hạnh, Thảo, Hiền, Dung...; hay từ ngữ có âm thanh nhẹ nhàng, có ý nghĩa hoa mỹ: Vân, Thúy, Diễm, Lệ, Nguyệt, Trang, Huyền... )Tên nam thường được chọn trong các tiếng biểu lộ được sự mạnh mẽ về thể xác lẫn tinh thần. Tên nam thường là tiếng chỉ sức mạnh: Cương, Cường, Hùng, Tráng, Dũng...; tiếng chỉ trí tuệ: Thông, Minh, Trí, Tuệ, Sáng, Hoài...; tiếng chỉ đức hạnh: Nhân, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Công... hay tiếng chỉ tiền tài danh vọng: Phú, Quý, Kim, Tài, Danh... 12 Tên chính không được trùng tên với các bậc trưởng thượng: theo phong tục cổ truyền trước đây, tên chính của người Kinh không được trùng với tên thần thánh, vua chúa, những người thuộc thế hệ trước của gia đình, gia tộc[6]. 1.3.2.Tục lệ đặt tên Ở Việt Nam, thời hạn đặt tên cho con - tính từ ngày sinh - thay đổi theo từng vùng. Người Kinh, theo phong tục xưa thì không đặt tên ngay khi đứa trẻ mới chào đời mà chỉ gọi nôm na như thằng cu, cái đĩ, thằng Tèo, cái Tộp... hoặc một cái tên gì đó xấu xí trong vòng 100 ngày để ma quỷ khỏi bắt nó đi[7][8]. Ở Huế nói riêng, đúng 100 ngày sau mới làm lễ tạ ơn "mười hai bà mụ" bấy giờ mới đặt tên huý[9]. Tên huý là tên chính thức của mỗi người, thường do cha mẹ đặt. Tên chính còn được gọi là tên huý, tên thật, hay tên khai sinh. Một số địa phương khác, trong dịp tế tổ, các gia đình có con cháu mới sinh sắm sửa cơi trầu, chai rượu, hương hoa, lễ vật đến nhà thờ họ yết cáo tổ tiên và vào sổ họ cho các con trai trước lễ yết cáo, ngày đó mới có tên huý chính thức, được họ hàng công nhận. Trong khi vào sổ họ phải đối chiếu gia phả để xem có trùng tên các vị tiên tổ hoặc ông bà chú bác trong nội thân hay không. Nếu có tức là phạm huý thì phải đổi tên. Ở nông thôn, các vị có uy vọng trong làng, trong họ thường được dân chúng biếu trầu rượu và nhờ đặt tên cho con. Người đặt tên được gia đình đó nhớ ơn suốt đời[10]. Ngày nay, theo nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Việt Nam về đăng ký và quản lý hộ tịch, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con; cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha mẹ không thể đi khai sinh thì ông bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ[11]. 1.3.3.Chọn tên chính Khi chọn các từ ngữ làm tên chính, người ta thường: chọn tên có ý nghĩa tốt đẹp, chọn tên để biểu lộ cha con cùng huyết thống, chọn tên để phân biệt thế hệ, chọn tên để ghi dấu biến cố xảy ra trong gia đình...Chọn tên có liên hệ với họ tên cha, mẹ hoặc anh, chị: Nghị hay Đồng (tên cha là Hội); Điểm hay Đài (khi tên chị là Trang)... Chọn tên liên hệ đến ngành nghề, sản phẩm: Sĩ, Nông, Công, Thương; Cột, Kèo, Rui, Mè... Lấy số thứ tự: Một, Hai, Ba... hay Nhất, Nhị, Tam... Lấy tên động vật thực vật: Loan, Phụng, Sơn Ca...; Hồng, Lan, Huệ... [6] Vì phải tránh nhiều như vậy, nên vợ chồng mới cưới thường có tục bế con đầu lòng đến trước mặt ông bà xin đặt tên cho con. Tục lệ này vừa để tỏ lòng tôn kính bố mẹ, vừa tránh được những tên của họ hàng mà vợ chồng mới lấy nhau chưa biết [7] Có ý kiến cho rằng "tên xấu xí" vì sợ quỷ tha ma bắt [8] Nếu đứa trẻ đó chẳng may xấu số, gia phả sẽ ghi "hữu vị vô danh" tức có người, biết trai gái nhưng chưa có tên [9] Đời sống văn hóa gia tộc, Lê Nguyễn Lưu, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2006. Nếu đứa trẻ đặt tên húy rồi mà chết non thì gia phả ghi "hữu danh vô vị" [10] Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam - Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính?, Tân Việt, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001 [11] Thủ tục đăng ký khai sinh trong nước 13 Tên có ý nghĩa tốt đẹp: Phúc, Lộc, Thọ, Đoan, Trang, Tuyết, Trinh, Hiền, Thương, Hùng, Dũng, Bảo, Trân, Trọng, Châu... Tên để biểu lộ cha con cùng huyết thống ví dụ tên các chúa Trịnh: Kiểm, Tùng, Tráng, Tạc, Căn, Cương, Giang, Doanh, Sâm, Cán, Khải đều thuộc bộ Mộc còn tên các chúa Nguyễn: Kim, Hoàng, Nguyên, Lan, Tần, Trăn, Chu, Trú đều thuộc bộ Thủy... Theo địa danh nơi sinh: sinh con ở miền Nam đã đặt tên con là Nam, sinh ở Nha Trang đặt tên con là Trang, sinh ở Vĩnh Long đặt tên là Vĩnh hay Long... Theo thời gian sinh như Xuân, Hạ, Thu, Đông; hoặc Tý, Sửu, Dần ... hoặc; Giáp, Ất, Bính... Lấy tiếng nước ngoài như: Phạm Bá Rose, Vũ Thị Noel, Đặng Thị Milla... Nhận tên theo một bài thơ để phân biệt thế hệ: như vua Minh Mạng đã làm một bài thơ và quy định cho con cháu phải đặt tên theo bài thơ đó: Ngự Chế Mạng Danh Thi Miên, Nhân, Kỳ, Sơn, Ngọc Phụ, Nhân, Ngôn, Tài, Hòa Bối, Lực, Tài, Ngôn, Tâm Ngọc, Thạch, Hoa, Hòa, Tiểu. Theo bài thơ trên, tên các hoàng tử thuộc dòng đế, mỗi thế hệ sẽ dùng một bộ chữ. Ngày nay, tên chính phải đặt trước khi làm giấy khai sinh cho đứa trẻ và mỗi đứa trẻ sinh ra thường gọi bằng một cái "tên ở nhà" khác với tên trong giấy khai sinh. Vẫn có thể là Tèo, Tộp, Thôi, Nữa, v.v… nhưng cũng có thể là Tom, Henry, Ghita, Mary... 1.3.4.Các tên khác Ngoài tên ra, người Việt có bút hiệu, bí danh khi cần và theo truyền thống Nho giáo và Trung-Hoa, ta còn có tên tự, tên hiệu, tên tước, tên thụy và tên đạo..Tên tự là tên chữ, thường phải đi đôi với tên gọi (Danh) và theo kinh sách, thường là một câu chữ Nho có ý hay nghĩa lạ, như Tố-Như Nguyễn Du, Sĩ-Tải Trương Vĩnh Ký, Lệ-Thần Trần Trọng Kim, Ưu-Thiên Bùi Kỷ, Sở-Cuồng Lê Dư, Ứng-Hòe Nguyễn Văn Tố, Quán-Chi Ðào Trinh Nhất, v.v. Khác với tên tự, tên hiệu và bút hiệu không theo nguyên tắc đi với tên gọi mà tự do lựa chọn, tùy sở thích. Tên hiệu (symbolic name) do chính đương sự hoặc cha mẹ đặt cho, thường có ngụ ý hoài bảo, chí khí như Sào-Nam Phan Bội Châu, Ức-Trai Nguyễn Trãi, Bạch-Vân Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tiên-Ðiền Nguyễn Du, Hạo-Nhiên Nghiêm Toản, hoặc nói lên gốc gác, liên hệ như TảnÐà Nguyễn Khắc Hiếu, Lương-Ðường Phạm Quỳnh, v.v. 14 Chương 2 TÊN VÀ HỌ CỦA NGƯỜI NGA 2.1. Họ người Nga Họ (фамилия) có nguồn gốc từ tiếng La Tinh, nghĩa là gia đình, là đặc trưng, là biểu tượng, là cái nền của mỗi gia đình. Mỗi người mang “Họ” của gia đình mình từ khi mới sinh ra. Phần lớn “Họ”có nguồn gốc từ tên đệm, biệt danh (chịu sự ảnh hưởng bởi nơi sinh hoặc bị ảnh hưởng bởi một đặc trưng nào đó của tổ tiên). “Họ” đầu tiên của những người dân ở thành phố Novgorod (Великого Новгорода) được đặt theo họ của người đầu tiên mua đất ở Nga. Đến cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ thứ 19 , phần lớn dân số ở trung ương Nga không có tên. Theo quy định, “Họ” của người Nga phải là họ đơn, chỉ truyền lại cho dòng nam (nghĩa là chỉ có nam giới mới được mang họ của dòng họ tổ tiên mình). Đến giữa thế kỷ thứ 18, đặc biệt vào năm 1861, quy định này được vô hiệu hoá và ngay cả những người nông dân cũng có họ của riêng mình. Mãi đến những năm 30 của thế kỷ 20 thì quá trình hình thành họ của người Nga về cơ bản là hoàn thành. Không chỉ riêng ở Nga, ở Châu Âu hay bất kỳ một dân tộc nào, “Họ” cho thấy nguồn gốc và xuất xứ của gia tộc đó. Vào thế kỷ thứ 19 khi ở Nga còn tồn tại chế độ nô lệ. Những người nô lệ mang họ của ông chủ mình. Mãi cho đến thế kỷ thứ 19, khái niệm “Họ” xuất hiện ý nghĩa thứ hai. Ý nghĩa này được biến đến như một khái niệm chính thức và cơ bản của “Họ” trong tiếng Nga “Họ - có nghĩa là cái được di truyền lại cho con cháu trong một gia đình từ thế hệ này qua thế hệ khác là họ và tên”. “Họ” Nga có những tính chất đặc biệt sau : có ý nghĩa từ vựng, tiếp đầu tố và hậu tố. Những tiếp đầu tố và hậu tố này thể hiện giống (nam hay nữ) của người mang “họ” đó, hoặc là chỉ sở hữu, tồn tại dưới hình thức tính từ. Trong tiếng Nga và một vài ngôn ngữ Slavơ cổ, họ của nam giới bao giờ cũng khác biệt với họ của nữ giới. Theo nghiên cứu, phần lớn họ người Nga được thành lập từ tên chính, qua hình thức sở hữu của tính từ. Hầu hết họ Nga có hậu tố -ov/-ev. Sự kết hợp của hậu tố -ov hay –ev trong họ Nga phụ thuộc vào cái tên Nga được kết thúc bằng phụ âm cứng hay mềm. Theo truyền thống của dân tộc Nga, phụ nữ sau khi kết hôn sẽ mang họ của chồng. Tuy nhiên, điều này cũng không bị bắt buộc ở Nga. Phụ nữ nếu thích cũng có thể giữ lại họ thời còn con gái hoặc kết hợp hai họ (họ của chồng và họ của mình) bằng cách viết dùng dấu gạch nối. Con cái mang họ của cha, trong trường hợp người phụ nữ có con mà vẫn chưa kết hôn hoặc đứa trẻ không có cha, nó sẽ mang họ của mẹ. Tồn tại nhiều họ Nga dành cho những nhà tu hành. Những họ này ra đời, có xuất sứ trong các tu viện như: Athens (Афинский); Duhososhestvenski (Духовсошественский); Palmin (Пальмин); Cypress (Кипарисов); Rephormat (Реформатский) (nghĩa là cải cách); Pavski (Павский); Golubinski (Голубинский); Klyuchevski (Ключевский); Tikhomirov 15 (Тихомиров); Myagkov (Мягков); (Липеровский) Liperovski (có nguồn gốc từ Hy Lạp – nghĩa là buồn); (Гиляровский) Gylyarovski (có nguồn gốc từ tiếng La Tinh, nghĩa là vui vẻ, hạnh phúc). Theo điều tra cho thấy rằng, trong tiếng Nga và tiếng La Tinh, họ của những đứa bé học giỏi, thành tích xuất sắc thường có âm điệu êm ái và có ý nghĩa tích cực, dễ nghe như Brilliant (Бриллиантов - nghĩa là thông minh, giỏi giang); Dobromyslov (Добромыслов); Benemanski (Бенеманский); Speranski (Сперанский – trong tiếng Nga có từ tương tự Надеждин – tương lai sáng lạng, đầy triễn vọng); v.v. Bên cạnh đó, họ của những đứa bé học dở hơn thường âm điệu khó nghe, có ý nghĩa tiêu cực như Saul (Саулов); Pharaoh (Фараонов); Vào năm 1888, Thượng Nghị Viện Nga đã ban hành luật sau: thực tế cho thấy rằng bên cạnh nhiều người được sinh ra trong những cuộc hôn nhân hợp pháp, cũng còn tồn tại nhiều người không có họ (nghĩa là họ được gọi theo tên đệm) đã gây ra những trường hợp ngộ nhận hệ trọng, thậm chí còn gây ra nhiều trường hợp lạm dụng việc sử dụng họ. Việc được có một họ của riêng mình không chỉ là quyền và nghĩa vụ của mỗi người và họ đó phải được thực hiện theo đúng những gì bộ luật nhà nước quy định. Thời kỳ Nga cổ “họ”được hình thành từ tên của dòng họ tồ tiên kết hợp với tên đệm (Ivanov - Иванов, Pietrov - Петров); hoặc nơi cư trú của tổ tiên (Zadorozhnyi -Задорожный, Zarechnyi - Заречный); hoặc tên gọi của thành phố, quê hương nơi tổ tiên sinh ra (Moscvitin - Москвитин, Laptev - Лаптев, Prikaztrikov - Приказчиков, Bondar - Бондарь); hoặc theo tục lệ của nơi tổ tiên sinh ra (Tretyak - Третьяк, Shestack - Шестак); hoặc tên gọi của dân tộc nơi tổ tiên sinh ra (Khokhlov - Хохлов, Litvinov - Литвинов, PolyakoПоляков, Tatarinov - Татаринов, Moskalev - Москалёв). Trong họ có thân từ của tên cha, sự kết hợp đó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ của những thành viên trong một gia đình lớn. 2.2. Tên đệm Tên đệm là một phần trong danh tánh của mỗi người, được đặt ngay lúc sinh ra. Người Nga đặt tên đệm cho con theo tên của cha. Tên và họ của người Nga tồn tại trong một thể thống nhất, thực hiện chức năng xác định một người và khẳng định sự tồn tại của một con người trong cuộc đời. Tên đệm của người Nga được bắt đầu sử dụng từ rất sớm, khoảng vào năm 947. Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ 8, số người có tên đệm cũng không nhiều. Tên đệm có 3 chức năng : bổ sung vào tên, để phân biệt những người có tên giống nhau, thể hiện mối quan hệ huyết thống (cha-con). Ngoài ra, trong giao tiếp, người Nga thường gọi nhau bằng tên đệm để tỏ rõ sự tôn trọng của mình với người đối thoại. Tên đệm của nam giới. Hình thái tên đệm của nam giới có vĩ tố (–vich)-(в)ич. Vĩ tố này có bắt nguồn từ tên đệm của những vị hầu tước thời kì Nga cổ và những quan chức nhà nước có tiếng tăm. Những người có vị trí thấp kém trong xã hội không được phép lấy những tên đệm này. 16 Thế kỷ 15, các vị vua đã cho phép thần dân của mình được lấy tên đệm –vichem (-вичем). Vào năm 1610, vua Vasili Shuiski (Василий Шуйский) được sự giúp đỡ của các thương gia giàu có nhất nước Nga thời bấy giờ, đã hợp nhất được Urals và Siberia vào lãnh thổ Nga. Để cảm ơn sự giúp đỡ cho những thương gia giàu có và tài năng này, vua đã ban cho họ cùng họ hàng và con cháu đời sau của họ được quyền lấy tên đệm với vĩ tố “–vichem /-вичем”. Còn những người bần cùng, khốn khổ thì không có tên đệm. Thưở sơ khai cũng có những tên đệm được thành lập như một hình thức của tính từ sở hữu từ danh từ thích hợp. Chẳng hạn như: «Иван сын Петров» — «Иван Петров» «Фёдор сын Лукин» — «Фёдор Лукин» Tên đệm của nữ giới được hình thành dựa trên hai phương thức sau: Thứ nhất, được cấu tạo từ tên của nam giới, những tên mà có tận cùng là phụ âm, tên đệm được hình thành bằng cách chuyển thân từ của tên ở dạng ngắn của tính từ sở hữu, sau đó thêm vào sau nó vĩ tố -na(на). Ví dụ: Борис — Борисов — Борисовна Андрей — Андреев — Андреевна Thứ hai, những tên đệm được cấu tạo từ tên nam giới nhưng có kết thúc bằng nguyên âm được thành lập bằng cách chuyển thân từ của tên chính ở hình thức ngắn của tính từ sỡ hữu, sau đó thêm vào sau nó vĩ tố “-ichna”/ “-ична”. Ví dụ: Лука — Лукин — Лукинична Фома — Фомин — Фоминична Tuy nhiên, trong ngôn ngữ này cũng có những tên đệm được hình thành theo một kiểu thứ ba, không theo 2 quy tắc đã nêu trên, đó là: Зосима — Зосимин (dành chon nam giới), но Зосимовна (dành cho nữ giới) Никита — Никитин (dành chon nam giới), но Никитична (dành cho nữ giới) Савва — Саввин (dành chon nam giới), но Саввична (dành cho nữ giới) Phương thức thành lập tên đệm của người Uckraina và người Byelorussian gần như không có gì khác biệt so với tên đệm của người Nga. Cũng như ngôn ngữ Nga, các ngôn ngữ thuộc hệ thống Slavơ cổ với những nét đặc biệt về cấu trúc hình thái mà họ của đàn ông khác với họ của phụ nữ. Có những tên đệm không phải của dân tộc Nga như БурчевичBurtrievich, Берендеич-Berendeich (đây là 2 tên đệm có nguồn gốc từ tên Бурчи và tên gọi của con cháu dân Tuyếc) được gặp nhiều trong tài liệu ghi chép ngày xưa. Tên đệm có đuôi từ -vich (dành chon nam giới) -(в)ич và evna (dành cho nữ giới) –(в)на. Ngày xưa còn xuất hiện vĩ tố -ov (-ов) và –in (-ин) trong tên đệm tương tự như cấu trúc của họ của người Nga ngày nay. Tuy nhiên, tên đệm có vĩ tố -ov(-ов) / -ev(-ев) chủ yếu dùng trong công sở, trong các cơ quan nhà nước, trong giấy tờ. Còn trong giao tiếp hằng ngày, người Nga thường xưng danh tánh ( nghĩa là gọi theo tên và tên đệm) của nhau, hạn chế dùng –ович(-ovich), -евич(-evich), -овна(-ovna), -евна(evna), -ич(-ich), -инична(-inichna).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan