Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài vật lý 12 nâng cao...

Tài liệu Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài vật lý 12 nâng cao

.PDF
72
83
119

Mô tả:

Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM LUẬN VĂN TẬP THIẾT KẾ CÁCH GIÚP HỌC SINH GHI NHỚ KIẾN THỨC 10 BÀI VẬT LÝ 12 NÂNG CAO Luận văn tốt nghiệp khóa 36 Ngành: Sư phạm Vật Lí Chuyên ngành: Sư phạm Vật Lí – Công Nghệ GVHD. ThS.GVC. Đặng Thị Bắc Lý Sinh viên: Nguyễn Kim Thoa Lớp: Sư phạm Vật Lí – Công Nghệ MSSV: 1107640 Cần Thơ, 2014 GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao Lời cảm ơn Có thể nói viết bài luận là một trong những công việc cuối cùng của khóa học mà em cần phải hoàn thành. Lựa chọn mảng phương pháp dạy học để nghiên cứu với chút ít kinh nghiệm, kiến thức em đã gặp phải không ít khó khăn. Tuy nhiên, giáo viên hướng dẫn của em cũng chính là cô Đặng Thị Bắc Lý đã không ngại khó khăn và dành rất nhiều thời gian chỉ dẫn em, cho đến nay bài luận đã hoàn thành; em chân thành gửi đến cô lời cảm ơn chân thành nhất vì không những cô đã chỉ dẫn nhiệt tình về chuyên môn mà thông qua quá trình làm việc với cô em đã học hỏi được rất nhiều điều về kĩ năng sư phạm, kinh nghiệm sống, học tập và giảng dạy. Em xin một lần nữa gửi đến cô lòng biết ơn sâu sắc! Cần Thơ, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Kim Thoa GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao MỤC LỤC PHẦN A: MỞ ĐẦU ...........................................................................................................9 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. .........................................................................................9 2. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................10 3. MỤC TIÊU .............................................................................................................10 4. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ........................10 4.1. Phương pháp....................................................................................................10 4.2. Phương tiện......................................................................................................10 5. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .....................................................................11 6. CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI............................11 PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................12 CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT................................................................12 1. QUÁ TRÌNH DẠY HỌC.......................................................................................12 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THƯỜNG DÙNG ...............................12 2.1. Phương pháp diễn giảng ...............................................................................12 2.1.1. Khái niệm...................................................................................................12 2.1.2. Cấu trúc của phương pháp diễn giảng ....................................................13 2.2. Phương pháp đàm thoại gợi mở (PPĐT) ....................................................14 2.2.1. Khái niệm...................................................................................................14 2.2.1. Cách tổ chức hoạt động học bằng PPĐT.................................................14 2.3. Phương pháp dạy học nêu vấn đề (DHNVĐ)..............................................14 2.3.1. Khái niệm...................................................................................................14 2.3.1. Cấu trúc dạy học nêu vấn đề ....................................................................15 2.4. Phương pháp dạy học khám phá (DHKP) ..................................................15 2.4.1. Khái niệm...................................................................................................15 2.4.1. Tổ chức giải quyết nhiệm vụ khám phá...................................................15 GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao 2.5. Phương pháp dạy học hợp tác (dạy học theo nhóm)..................................16 2.5.1. Khái niệm về kiểu nhóm ...........................................................................16 2.5.2. Một số kiểu nội dung bài học có thể tổ chức học hợp tác .......................16 3. CÁC ĐỊNH HƯỚNG TRONG DẠY HỌC CỦA MARZANO .........................16 3.1. Định hướng 1: Tạo bầu không khí học tập tích cực...................................17 3.2. Định hướng 2: Tổ chức việc tiếp thu kiến thức và kết nối với các kiến thức đã có................................................................................................................17 3.3. Định hướng 3: Mở rộng và tinh lọc kiến thức ............................................18 3.4. Định hướng 4: Sử dụng kiến thức có ý nghĩa .............................................19 3.5. Định hướng 5: Tạo thói quen tư duy ...........................................................19 4. CƠ SỞ CỦA VIỆC GHI NHỚ KIẾN THỨC .....................................................19 4.1. Khái niệm ghi nhớ .........................................................................................19 4.2. Cơ sở của việc ghi nhớ ..................................................................................19 4.3. Tầm quan trọng của việc ghi nhớ kiến thức trong dạy học Vật lí ............22 5. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHO HS GHI NHỚ...............................22 6. XÂY DỰNG QUI TRÌNH DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH NHỚ NHANH KIẾN THỨC. ........................................................................................................................23 6.1. Xác định mục tiêu của bài học .....................................................................23 6.2. Xác định nội dung cần lưu ý cách ghi nhớ ..................................................23 6.3. Xác định hình thức ghi nhớ ...........................................................................24 6.4. Thiết kế cách ghi nhớ .....................................................................................24 6.5. Xác định hình thức tổ chức dạy học..............................................................24 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...............................................................................................24 CHƯƠNG II. THIẾT KẾ CÁCH GHI NHỚ MỘT SỐ KIẾN THỨC TRONG 10 BÀI VẬT LÍ 12 NẦNG CAO......................................................................................25 1. THIẾT KẾ CÁCH GHI NHỚ MỘT SỐ NỘI DUNG BÀI 1. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA MỘT VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH ........................25 1.1. Xác định mục tiêu của bài học .....................................................................25 GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao 1.2. Xác định nội dung cần phải lưu ý cách ghi nhớ .........................................25 1.3. Xác định hình thức ghi nhớ..........................................................................26 1.4. Thiết kế cách ghi nhớ ....................................................................................26 1.5. Xác định hình thức tổ chức dạy học ............................................................28 2. THIẾT KẾ CÁCH GHI NHỚ MỘT SỐ NỘI DUNG BÀI 2. PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG LỰC HỌC CỦA VẬT RẮN QUAY QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH. .........................................................................................................................29 2.1. Xác định mục tiêu của bài học .....................................................................29 2.2. Xác định nội dung cần phải lưu ý cách ghi nhớ .........................................29 2.3. Xác định hình thức ghi nhớ..........................................................................29 2.4. Thiết kế cách ghi nhớ ....................................................................................31 2.5. Xác định hình thức tổ chức dạy học ............................................................31 3. THIẾT KẾ CÁCH GHI NHỚ MỘT SỐ NỘI DUNG BÀI 6. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA VÀ BÀI 7. CON LẮC ĐƠN, CON LẮC VẬT LÍ .............................33 3.1. Xác định mục tiêu của bài học.......................................................................33 3.2. Xác định nội dung cần phải lưu ý cách ghi nhớ...........................................33 3.3. Xác định hình thức ghi nhớ ...........................................................................34 3.3.1. Con lắc đơn................................................................................................34 3.3.3. Con lắc vật lí ..............................................................................................35 3.4. Thiết kế cách ghi nhớ. ...................................................................................36 3.5. Xác định hình thức tổ chức dạy học ............................................................37 4. THIẾT KẾ CÁCH GHI NHỚ MỘT SỐ NỘI DUNG BÀI 10. DAO ĐỘNG TẮT DẦN, DAO ĐỘNG DUY TRÌ VÀ BÀI 11. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC VÀ HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG .............................................................................39 4.1. Xác định mục tiêu của bài học .....................................................................39 4.2. Xác định nội dung cần phải lưu ý cách ghi nhớ .........................................39 4.3. Xác định hình thức ghi nhớ..........................................................................40 4.3.1. Dao động duy trì ........................................................................................40 GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao 4.3.2. Dao động cưỡng bức .................................................................................40 4.4. Thiết kế cách ghi nhớ ....................................................................................41 4.5. Xác định hình thức tổ chức dạy học ............................................................42 5. THIẾT KẾ CÁCH GHI NHỚ MỘT SỐ NỘI DUNG BÀI 12. TỔNG HỢP DAO ĐỘNG ...............................................................................................................42 5.1. Xác định mục tiêu của bài học .....................................................................42 5.2. Xác định nội dung cần phải lưu ý cách ghi nhớ .........................................43 5.3. Xác định hình thức ghi nhớ..........................................................................44 5.4. Thiết kế cách ghi nhớ ....................................................................................46 5.5. Xác định hình thức tổ chức dạy học ............................................................47 6. THIẾT KẾ CÁCH GHI NHỚ MỘT SỐ NỘI DUNG BÀI 18. HIỆU ỨNG ĐỐP – LE ...................................................................................................................48 6.1. Xác định mục tiêu của bài học .....................................................................48 6.2. Xác định nội dung cần phải lưu ý cách ghi nhớ .........................................48 6.3. Xác định hình thức ghi nhớ..........................................................................49 6.4. Thiết kế cách ghi nhớ ....................................................................................50 6.5. Xác định hình thức tổ chức dạy học ............................................................51 7. THIẾT KẾ CÁCH GHI NHỚ MỘT SỐ NỘI DUNG BÀI 26. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU, MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CHỈ CÓ ĐIỆN TRỞ THUẦN, BÀI 27. MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CHỈ CÓ TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM VÀ BÀI 28. MẠCH CÓ R, L, C MẮC NỐI TIẾP, CỘNG HƯỞNG ĐIỆN.......................52 7.1. Xác định mục tiêu của bài học .....................................................................52 7.2. Xác định nội dung cần phải lưu ý cách ghi nhớ .........................................53 7.3. Xác định hình thức ghi nhớ..........................................................................53 7.4. Thiết kế cách ghi nhớ ....................................................................................53 7.5. Xác định hình thức tổ chức dạy học ............................................................54 8. THIẾT KẾ CÁCH GHI NHỚ MỘT SỐ NỘI DUNG BÀI 32. MÁY BIẾN ÁP 55 8.1. Xác định mục tiêu của bài học .....................................................................55 GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao 8.2. Xác định nội dung cần phải lưu ý cách ghi nhớ .........................................55 8.3. Xác định hình thức ghi nhớ..........................................................................56 8.4. Thiết kế cách ghi nhớ ....................................................................................57 8.5. Xác định hình thức tổ chức dạy học ............................................................57 9. THIẾT KẾ CÁCH GHI NHỚ MỘT SỐ NỘI DUNG BÀI 39. MÁY QUANG PHỔ, CÁC LOẠI QUANG PHỔ.............................................................................58 9.1. Xác định mục tiêu của bài học .....................................................................58 9.2. Xác định nội dung cần phải lưu ý cách ghi nhớ .........................................59 9.3. Xác định hình thức ghi nhớ..........................................................................59 9.4. Thiết kế cách ghi nhớ ....................................................................................59 9.5. Xác định hình thức tổ chức dạy học ............................................................61 10. THIẾT KẾ CÁCH GHI NHỚ MỘT SỐ NỘI DUNG BÀI 40. TIA HỒNG NGOẠI, TIA TỬ NGOẠI VÀ BÀI 41. TIA X, THUYẾT ĐIỆN TỪ ÁNH SÁNG, THANG SÓNG ĐIỆN TỪ........................................................................................61 10.1. Xác định mục tiêu của bài học .....................................................................61 10.2. Xác định nội dung cần phải lưu ý cách ghi nhớ .........................................61 10.3. Xác định hình thức ghi nhớ..........................................................................62 10.4. Thiết kế cách ghi nhớ ....................................................................................62 10.5. Xác định hình thức tổ chức dạy học ............................................................65 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...............................................................................................66 PHẦN C. KẾT LUẬN......................................................................................................69 1. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC ........................................................................................69 2. HẠN CHẾ...............................................................................................................69 3. DỰ ĐỊNH CHO TƯƠNG LAI..............................................................................69 PHẦN D. PHỤ LỤC ........................................................................................................70 1. ĐÁP ÁN PHẦN THIẾT KẾ CÁCH GHI NHỚ MỘT SỐ NỘI DUNG BÀI 2. PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG LỰC HỌC CỦA VẬT RẮN QUAY QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH. ......................................................................................................70 GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao 2. ĐÁP ÁN PHẦN THIẾT KẾ CÁCH GHI NHỚ MỘT SỐ NỘI DUNG BÀI 6. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA VÀ BÀI 7. CON LẮC ĐƠN, CON LẮC VẬT LÍ. .....70 PHẦN E. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................72 GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Ngày nay, tri thức và kĩ năng là hai yếu tố không thể thiếu để con người có thể phát triễn cùng xã hội. Chính vì thế, việc dạy và học như thế nào để mang lại hiệu quả cao luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đầu tư chu đáo. Mỗi GV luôn hướng đến mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có GV dạy Vật lí. Tuy nhiên, tôi nhận thấy học tốt Vật lí không phải là dễ dàng vì kiến thức rất rộng, hơn nữa có quá nhiều công thức mà các em phải ghi nhớ. Nhưng, Vật lí lại là một môn học thật sự cần thiết vì chẳng những nó đáp ứng những yêu cầu kiến thức phổ thông mà nó còn là một môn học có tính ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế, dạy môn học này như thế nào để HS yêu thích học hơn và học tập hiệu quả hơn là vấn đề mà mỗi người GV dạy Vật lí cần phải quan tâm. Hiện nay, xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá của ngành giáo dục đã được áp dụng rộng rãi. Theo đó, môn Vật lí được kiểm tra, thi cử dưới hình thức trắc nghiệm là phổ biến. Chính vì thế, các em phải nhớ được kiến thức trong khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, ngoài việc học thuộc lòng thì HS cần có những “mẹo” để ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả hoặc nếu quên thì phải biết cách để nhớ lại. Hơn nữa, qua quá trình tìm hiểu, tôi được biết hiện chưa có tài liệu nào rõ ràng về phương pháp ghi nhớ kiến thức Vật lí mà chủ yếu là kinh nghiệm truyền miệng của GV cho HS hoặc giữa HS với nhau. Trong dạy kèm, tôi cũng thử cho các em những cách ghi nhớ mà mình biết thì nhận thấy các em rất thích thú và việc ghi nhớ cũng hiệu quả hơn. Chính vì thế, tôi nhận thấy rằng với tư cách là một GV tương lai cần thiết phải tìm ra cách giúp HS học Vật lí tốt hơn nói chung và giúp các em có thể nhớ kiến thức Vật lí một cách hiệu quả nói riêng. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “ Tập thiết kế cách giúp HS ghi nhớ kiến thức 10 bài vật lí 12 NC” để nghiên cứu. GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao 2. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Do hạn chế về thời gian làm luận văn nên trong đề tài này, tôi chỉ hệ thống hóa lí thuyết cơ bản về quá trình dạy học, một số phương pháp dạy học thường dùng và các định hướng trong dạy học của Marzano để phục vụ cho việc xây dựng qui trình thiết kế cách ghi nhớ kiến thức cho 10 bài được chọn trong SGK Vật Lí 12 NC hiện hành. Tuy nhiên,trong mỗi bài, tôi chỉ chọn một số nội dung để thiết kế. 3. MỤC TIÊU Các mục tiêu mà đề tài luận văn hướng tới là: - Hệ thống hóa lí thuyết về quá trình dạy học, một số phương pháp dạy học thường dùng và các định hướng trong dạy học của Marzano. Đồng thời nghiên cứu về các dạng của trí thông minh. - Xây dựng qui trình thiết kế cách ghi nhớ kiến thức trong dạy học Vật lí. - Vận dụng qui trình vào thiết kế cách ghi nhớ một số nội dung trong 10 bài Vật lí 12 NC. 4. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 4.1. Phương pháp - Nghiên cứu lí thuyết: Tìm các tài liệu có liên quan đến việc dạy học giúp HS ghi nhớ kiến thức để hệ thống hóa lí thuyết, sau đó xây dựng qui trình thiết kế cách giúp HS ghi nhớ kiến thức trong dạy học Vật lí. - Vận dụng lí thuyết và qui trình đã nghiên cứu thiết kế các nội dung đã được chọn trong 10 bài trong SGK Vật lí 12NC. 4.2. Phương tiện SGK Vật lí 12 NC, SGV Vật lí 12 NC, sách lí luận dạy học Vật Lí ,cùng một số tài liệu khác (xem kĩ hơn ở phần tài liệu tham khảo) GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao 5. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Công tác hoàn thành bài luận văn được thực hiện qua các bước sau: - Xác định mục tiêu của đề tài - Sưu tầm tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu - Tổng hợp và phân tích tài liệu, tinh lọc kiến thức, sau đó hệ thống lại các cơ sở lí thuyết liên quan đến việc ghi nhớ kiến thức trong dạy học. - Xây dựng qui trình thiết kế cách ghi nhớ trong dạy học Vật lí. - Vận dụng vào thiết kế cách ghi nhớ nội dung một số bài trong chương trình Vật lí 12 NC. - Tổng hợp nội dung lại lần cuối sau khi đánh giá và so sánh kết quả với mục tiêu đã đề ra. - Viết báo cáo, báo cáo thử. - Báo cáo luận văn, ghi nhận nhận xét của hội đồng, chỉnh sửa và nộp bản chính thức cho trường. 6. CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI. Trong quá trình viết bài luận, có nhiều từ và cụm từ quen thuộc lặp đi lặp lại nhiều lần. Chính vì thế để thuận tiện hơn khi viết bài, tôi có sử dụng cách viết tắt. Dưới đây là ghi chú của các từ và cụm từ đã được viết tắt. GV: giáo viên DHNVĐ: dạy học nêu vấn đề HS: học sinh DHKP: dạy học khám phá SGK: sách giáo khoa NVKP: nhiệm vụ khám phá SGV: sách giáo viên NXB: nhà xuất bản NC: nâng cao TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh QTDH: quá trình dạy học PPDH: phương pháp dạy học PPĐT: phương pháp đàm thoại GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT 1. QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Theo Lê Phước Lộc [4], quá trình dạy học được định nghĩa như sau: Quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất các hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực sáng tạo của trò nhằm đạt được mục đích dạy học. 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THƯỜNG DÙNG Sau khi thiết kế được các cách giúp HS ghi nhớ kiến thức Vật lí, GV cũng cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để truyền đạt đến HS. Chính vì thế nên phải nghiên cứu một số phương pháp dạy học. Tuy nhiên, ở đây không nghiên cứu sâu mà chỉ tìm hiểu một cách cơ bản nhất để phục vụ cho bài luận. 2.1. Phương pháp diễn giảng 2.1.1. Khái niệm Diễn giảng là phương pháp dạy học thuộc nhóm phương pháp dùng lời, là cách tổ chức dạy học đơn giản nhất mà xưa nay vẫn thường sử dụng. Tuy nhiên, để có một bài diễn giảng tốt, cần nghiên cứu kĩ cấu trúc và con đường đi của bài diễn giảng sao cho có thể phát huy hết ưu thế của phương pháp quan trọng này. GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao 2.1.2. Cấu trúc của phương pháp diễn giảng Tài liệu mới Học sinh Thầy Cách trình bày một bày diễn giảng được tiến hành theo 4 bước sau: Bước 1: Đặt vấn đề Nội dung tài liệu mới phải được thông báo bằng những lời giới thiệu ngắn gọn, nhằm hướng học sinh vào nội dung diễn giảng. Bước 2: Phát biểu vấn đề Mục đích bài diễn giảng được nêu ra. Chúng ta phải đi tìm cái gì, phải “đi” tới đâu thì bài diễn giảng kết thúc. Bước 3: Trình bày tài liệu mới Đây là phần chính, quan trọng nhất của phương pháp diễn giảng. Ngoài nghệ thuật nói, viết của thầy thì vấn đề lập luận rõ ràng, khúc triết sẽ mang đến sự thuyết phục về nội dung bài giảng đồng thời dạy cho HS các con đường tư duy như qui nạp, diễn dịch. Bước 4: Kết thúc bài diễn giảng Cái đích của bài giảng cần phải đạt tới là ở bước này. Những kết luận đưa ra là những câu trả lời sắc bén, đầy đủ và thuyết phục cho những câu hỏi đã được đặt ra GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao 2.2. Phương pháp đàm thoại gợi mở (PPĐT) 2.2.1. Khái niệm Vậy, đàm thoại là phương pháp mà trong đó thầy đặt ra một hệ thống câu hỏi để một hoặc một số HS lần lượt trả lời dưới sự chỉ đạo của thầy, qua đó trò lĩnh hội được nội dung bài học một cách tích cực. 2.2.1. Cách tổ chức hoạt động học bằng PPĐT Thông thường, PPĐT được tổ chức dạy học theo 3 mô hình sau đây: Thầy Trò Thầy Trò 2 Mô hình 1 Trò 1 Thầy Trò 3 Trò 1 Mô hình 2 Trò 2 Trò 3 Mô hình 3 2.3. Phương pháp dạy học nêu vấn đề (DHNVĐ) 2.3.1. Khái niệm Thực ra, DHNVĐ là một kiểu phương pháp chuyên biệt, theo một cấu trúc mà trong đó mọi hoạt động của thầy đều hướng vào một mục đích là kích thích và hỗ trợ để HS tìm kiếm lời giải cho một nhiệm vụ học tập nào đó, giữ nhiệm vụ trung tâm, chỉ đạo. Cách xây dựng này đã lôi kéo HS tự giác tham gia vào giải quyết nhiệm vụ học tập của mình. GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao 2.3.1. Cấu trúc dạy học nêu vấn đề Nhìn chung, DHNVĐ được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: xây dựng tình huống có vấn đề Giai đoạn xây dựng tình huống có vấn đề là nhằm “dẫn dắt” HS đi từ chỗ sự việc, hiện tượng xảy ra có vẻ hợp lí đến chỗ không còn hợp lí nữa, hoặc đi từ những vấn đề học sinh biết nhưng biết chưa chính xác đến chỗ ngạc nhiên, cần biết chính xác,… để rồi HS “ rơi” vào trạng thái mong muốn giải quyết bằng được tình huống gặp phải. Giai đoạn 2: giải quyết vấn đề Ở giai đoạn này, bước đầu tiên là GV và HS cùng nhau trao đổi ý tưởng, từ đó HS đề xuất các giả thuyết ban đầu. Tiếp theo, là lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết và tiến hành kiểm tra. Cuối cùng là đánh giá lại các giả thuyết ban đầu. Giai đoạn 3: vận dụng Cũng giống như các phương pháp dạy học khác, kết thúc bài học bao giờ cũng là sự vận dụng kiến thức mới thu được vào thực tế cuộc sống, thực tế địa phương. 2.4. Phương pháp dạy học khám phá (DHKP) 2.4.1. Khái niệm DHKP không phải là một PPDH mới lạ mà chỉ là một cách tổ chức dạy học theo bất kì PPDH nào, song trong tiến trình giảng dạy, người giáo viên thiết kế xen kẽ các nhiệm vụ học tập mang tính tính tình huống để HS tự giải quyết trong một khoảng thời gian ngắn (khoảng 2-3 phút). Các nhiệm vụ này có thể là các nhiệm vụ khám phá, chúng phải phù hợp với nội dung và tiến trình bài học. 2.4.1. Tổ chức giải quyết nhiệm vụ khám phá Học nhóm là cách tổ chức DHKP có hiệu quả. Song do hoàn cảnh lớp học, do thời gian,… không phải lúc nào cũng có thể tổ chức nhóm được. Vì vậy có thể trao GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao NVKP cho cả lớp bằng lời, bằng hình chiếu, hình vẽ sẵn trên giấy, bằng một thí nghiệm đơn giản hoặc bằng cách sử dụng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ cho dạy học. 2.5. Phương pháp dạy học hợp tác (dạy học theo nhóm) 2.5.1. Khái niệm về kiểu nhóm Nhóm dài hạn: nhóm này được thành lập cho mục đích học tập nào đó, không phải trong lớp học, kéo dài thời gian trong ngày hoặc rải ra trong tuần Nhóm đôi: Nhóm này có 2 người Nhóm thảo luận (hoặc nhóm tạm thời): Tổ chức ngay trong lớp học để thảo luận, khám phá theo yêu cầu của GV. 2.5.2. Một số kiểu nội dung bài học có thể tổ chức học hợp tác - Thảo luận để đánh giá một qui trình làm việc - Trao đổi trước giờ học - Tìm sự tương ứng - Phân loại, so sánh - Dùng sơ đồ để tóm tắt nội dung bài học hoặc tìm ra kiến thức mới 3. CÁC ĐỊNH HƯỚNG TRONG DẠY HỌC CỦA MARZANO Ngày nay, đổi mới phương pháp dạy học là một xu thế tất yếu của thời đại. Mục đích quan trọng nhất là chất lượng tri thức và phát triển trí tuệ của HS. Một trong những lí thuyết nổi tiếng về đổi mới PPDH được sử dụng nhiều ở Bắc Mỹ và Tây Âu là lí thuyết của Marzano. Trong cuốn sách Dimensions of Learning (tạm dịch là Các định hướng trong quá trình dạy học) tác giả đã đúc kết và đưa ra 5 vấn đề làm thế nào để HS vừa nắm vững tri thức đồng thời phát triển tư duy thông qua các hoạt động dạy học. GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao Trong đề tài nghiên cứu này, tôi xin sơ lược qua từng định hướng và chỉ phân tích rõ “định hướng 2: Tổ chức việc tiếp thu kiến thức và kết nối với các kiến thức đã có” để phục vụ cho bài luận. 3.1. Định hướng 1: Tạo bầu không khí học tập tích cực Thực chất đây là bước chuẩn bị về mặt tâm lí cho HS để các em sẵn sàng cho việc đón nhận những tri thức mới. Mỗi tiết học là một quá trình làm việc căng thẳng với nhiều hoạt động và nhiều thao tác tư duy; chính vì thế việc tạo bầu không khí học tập tích cực là rất cần thiết vì nó làm cho giờ học bắt đầu một cách tự nhiên và lôi cuốn, hứa hẹn một tiết học với kết quả như ý. 3.2. Định hướng 2: Tổ chức việc tiếp thu kiến thức và kết nối với các kiến thức đã có Khi nói đến kiến thức trong dạy học phổ thông thì thông thường gồm hai loại: kiến thức thông báo và kiến thức qui trình. Tuy nhiên, trong bài luận văn này, tôi chủ yếu nghiên cứu về việc tổ chức tiếp thu kiến thức thông báo. Kiến thức thông báo: bao gồm những thông tin mà HS cần biết và hiểu. Để có được những thông tin này, HS cần liên kết với những thông tin đã biết. Loại kiến thức này bao gồm các kiến thức về sự kiện, khái niệm, sự vật, hiện tượng, qui luật, thuyết,… Việc tổ chức tiếp thu kiến thức thông báo gồm có ba pha: - Giảng nghĩa khái niệm: Pha này có thể ví như “ vỡ hoang” một khái niệm bằng thông tin, sự kiện mà HS có thể đã tiếp xúc hoặc quen biết để hướng chúng vào một chủ đề sẽ học, sẽ xuất hiện trong chúng một nhu cầu muốn biết cái gì và phải học gì. - Sắp xếp lại thông tin: Kiến thức đã được tiếp thu ở pha trước nhưng ý tứ chưa được sắp xếp gọn gàng, các tính chất, mối quan hệ, tầm quan trọng,… vẫn chưa được tường minh. Pha này sẽ làm điều đó, đồng thời giúp HS hiểu thêm lần nữa và hỗ trợ cho pha tiếp theo. GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao Thông thường có hai cách sắp xếp thông tin: + Bằng các loại biểu đồ + Bằng hệ thống câu hỏi - Lưu trữ thông tin: Kết quả cuối cùng của việc tiếp thu kiến thức thông báo là vấn đề HS có được cái gì, nhớ được cái gì để sử dụng sau này. Tuy nhiên, HS không thể nhớ tất cả những gì vừa học và như vậy cũng không cần thiết. Điều cần thiết là các em nhớ những vấn đề quan trọng bằng cách nào hoặc nếu quên thì bằng cách nào có thể nhớ lại được. Một số cách lưu trữ thông tin thường dùng: + Tóm tắt thông tin: nhắc lại, nhấn mạnh trọng tâm, kí hiệu ngắn gọn, lập biểu bảng,… + Bằng sự liên tưởng đến các hình ảnh quen thuộc + Bằng văn vần, thơ ca + Bằng cách so sánh Ba pha trình bày trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua mục đích chung là làm cho HS nắm vững và ghi nhớ tốt kiến thức thông báo. Trong bày luận văn này, tôi tập trung thiết kế cách để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức đã học. Tức là chủ yếu tập trung nghiên cứu, vận dụng pha thứ ba 3.3. Định hướng 3: Mở rộng và tinh lọc kiến thức Đây là quá trình làm cho người học biến kiến thức giáo khoa thành tri thức của mình, các em có thể phát biểu kiến thức ấy bằng ngôn ngữ của mình và sử dụng nó như công cụ của mình. GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao 3.4. Định hướng 4: Sử dụng kiến thức có ý nghĩa Ở định hướng này đòi hỏi người GV phải làm sao cho HS luôn phải suy nghĩ, bận rộn với công việc học tập của mình. Đây là quá trình sử dụng những kiến thức ấy sao cho đúng lúc, đúng chổ và có chuẩn mực. Các công việc thể hiện quá trình sử dụng kiến thức có ý nghĩa trong định hướng này là: biết quyết định công việc cho mình, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề, nghiên cứu, sáng tạo,… 3.5. Định hướng 5: Tạo thói quen tư duy Mục đích cúa việc dạy học là phát triển được thói quen tư duy của HS, làm cho HS có khả năng học tốt hơn nội dung tri thức trong SGK và thói quen tư duy sẽ hỗ trợ tốt cho các em trong tương lai để có thể phát triển cùng xã hội. 4. CƠ SỞ CỦA VIỆC GHI NHỚ KIẾN THỨC 4.1. Khái niệm ghi nhớ Rất nhiều các bài nghiên cứu cũng như từ điển đưa ra định nghĩa về “sự ghi nhớ” nhưng nhìn chung ghi nhớ là một quá trình thiết lập hệ thống thông tin trong trí nhớ. Nhớ là cố ý lưu giữ lại một điều gì đó trong não để khi cần thiết có thể phục hồi lại từ ngữ, ý nghĩa, hình ảnh hoặc âm thanh.... 4.2. Cơ sở của việc ghi nhớ Theo lý thuyết về “Trí thông minh đa dạng”[8], con người có rất nhiều cách khác nhau để học tập, để hiểu và ghi nhớ một vấn đề. Trí thông minh được thể hiện dưới nhiều dạng. Cụ thể hơn là: Thông minh ngôn ngữ: Bao gồm khả năng nói và viết, khả năng học ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ để đạt được mục tiêu. Trí thông minh này bao gồm cả khả năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả để thể hiện bản thân bằng hùng biện hoặc qua thi ca; hoặc có thể dùng ngôn ngữ để nhớ thông tin. Thông minh logic – toán học: Bao gồm khả năng phân tích các vấn đề một cách logic, thực hiện các hoạt động liên quan đến toán học tốt, xem xét các vấn đề GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa Tập thiết kế cách giúp học sinh ghi nhớ kiến thức 10 bài Vật lí 12 nâng cao rất khoa học. Những người có trí thông minh này có khả năng phát hiện, suy diễn ra các trình tự, lý do và tư duy logic tốt, cách tư duy theo dạng nguyên nhân – kết quả,. Trí thông minh này có mối liên quan chặt chẽ với những ý tưởng khoa học và toán học, khả năng sáng tạo các giả thuyết, tìm ra các mô hình số học hoặc quy tắc dựa trên các khái niệm, đồng thời ưa thích các quan điểm dựa trên lý trí trong cuộc sống nói chung. Thông minh thể chất: Khả năng sử dụng cơ thể hoặc một phần cơ thể con người để giải quyết vấn đề, bao gồm cả khả năng của trí não điều khiển các hoạt động đó. Các nhà khoa học nhận thấy rằng có sự liên hệ giữa hoạt động của trí óc và hoạt động thể chất. Những người thuộc loại tài năng này rất khéo léo và thành công trong nghề thêu may, nghề thợ mộc hay nghề tạo mẫu. Hoặc họ có thể ham thích và theo đuổi những hoạt động của cơ thể như đi bộ đường dài, khiêu vũ, chạy bộ, cắm trại, bơi lội hoặc đua thuyền. Họ là những người thực hành, nhạy cảm, thường xuyên muốn vận động cơ thể của họ và có “phản ứng bản năng” với các tình huống, sự vật Thông minh về không gian: Liên quan đến suy nghĩ bằng hình ảnh, hình tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo lại những góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan. Những người sở hữu loại trí thông minh về không gian ở mức độ cao thường có một độ nhạy cảm sắc bén với những chi tiết cụ thể trực quan và có thể hình dung được một cách sống động, vẽ ra hay phác họa những ý tưởng của họ dưới dạng hình ảnh, đồ hoạ, cũng như họ có khả năng tự định hướng bản thân trong không gian 3 chiều một cách dễ dàng Thông minh về giao tiếp xã hội: Đây là năng lực hiểu và làm việc được với những người khác. Đặc biệt là, điều này yêu cầu có khả năng cảm nhận và dễ chia sẻ với tâm trạng, tính cách, ý định và mong muốn của những người khác. Một cá nhân có trí thông minh về giao tiếp có thể rất giàu lòng trắc ẩn và đầy tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, hoặc là người có sức lôi với mọi người và tập thể, họ còn có khả năng thấu hiểu những người khác và từ đó nhìn ra viễn cảnh của thế giới bên ngoài bằng chính cặp mắt của những con người đó. GVHD: Đặng Thị Bắc Lý SVTH: Nguyễn Kim Thoa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng