Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tạp chí sông hương và cửa việt trong giai đoạn đầu của văn học đổi mới (khảo sát...

Tài liệu Tạp chí sông hương và cửa việt trong giai đoạn đầu của văn học đổi mới (khảo sát giai đoạn 1986 – 1996)

.PDF
185
99
51

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi TRƯỜNG ®¹i häc khoa häc x héi vµ nh©n v¨n − − − − − −  − − − − − − NGUYỄN THỊ KIM HẰNG TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG VÀ CỬA VIỆT TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA VĂN HỌC ĐỔI MỚI (KHẢO SÁT GIAI ĐOẠN 1986 – 1996) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2014 ®¹i häc quèc gia hµ néi TRƯỜNG ®¹i häc khoa häc x héi vµ nh©n v¨n − − − − − −  − − − − − − NGUYỄN THỊ KIM HẰNG TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG VÀ CỬA VIỆT TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA VĂN HỌC ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thạch HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Xuân Thạch. Tôi cũng xin cam đoan đề tài này không trùng với bất cứ đề tài luận văn nào đã được công bố ở Việt Nam. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài. Người cam đoan Nguyễn Thị Kim Hằng LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Phạm Xuân Thạch là người đã gợi mở đề tài, trực tiếp hướng dẫn, và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Hội đồng đã có những góp ý quý báu cho tôi trong quá trình chỉnh sửa luận văn. Tôi cũng chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên, tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tác giả Nguyễn Thị Kim Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 3 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 5 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 8 4. Mục đích nghiên cứu đề tài....................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 9 6. Bố cục luận văn......................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẦU ĐỔI MỚI VÀ HAI TỜ TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG, CỬA VIỆT . 11 1.1 Khái lược về Đổi mới Văn học ..................................................... 11 1.1.1 Tiền đề Đổi mới văn học Việt Nam........................................ 11 1.1.2 Đổi mới văn học giai đoạn 1986 - 1996 ................................ 18 1.1.3 Vai trò của báo chí đối với văn học trong giai đoạn đầu của Đổi mới văn học.............................................................................. 21 1.2 Khái quát về tạp chí Sông Hương và Cửa Việt ........................... 23 1.2.1 Tạp chí Sông Hương .............................................................. 23 1.2.2 Tạp chí Cửa Việt .................................................................... 29  Tiểu kết chương 1 ................................................................................ 35 CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐỔI MỚI Ở BÌNH DIỆN LÍ LUẬN, PHÊ BÌNH 36 2.1 Sự xuất hiện tư tưởng mới trong văn học ................................... 36 2.1.1 Mối quan hệ giữa văn học và chính trị.................................. 36 2.1.2 Mối quan hệ giữa văn nghệ và hiện thực............................... 41 2.2 Tâm thế của lớp nhà văn đối với công cuộc Đổi mới văn học... 44 2.2.1 Bàn về Đổi mới văn học......................................................... 45 2.2.2 Bàn về các hiện tượng văn học .............................................. 51 2.2.3 Phê bình văn học.................................................................... 53 1 2.3 Hình thành đội ngũ tác giả ........................................................... 55 2.3.1 Hình thành đội ngũ tác giả thường trực cộng tác ................. 55 2.3.2 Chuẩn bị đóng góp cho việc nâng đỡ nghệ sĩ tương lai ........ 56 2.3.3 Góp phần tái khẳng định những giá trị độc đáo ................... 60  Tiểu kết chương 2 ................................................................................ 62 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỔI MỚI Ở BÌNH DIỆN SÁNG TÁC............ 64 3.1 Mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực......................................... 64 3.1.1 Đề cập đến tiêu cực xã hội..................................................... 64 3.1.2 Đề cập đến những đau thương, mất mát trong quá khứ và hiện tại............................................................................................. 68 3.1.3 Đề cập đến hiện thực huyền ảo, thế giới tâm linh ................. 73 3.2 Cảm hứng mới trong văn học....................................................... 75 3.2.1 Cảm hứng tự phê phán........................................................... 75 3.2.2 Cảm hứng thế sự và cảm hứng đời tư.................................... 78 3.3 Sự xuất hiện khuynh hướng mới về nghệ thuật ......................... 86 3.3.1 Sự xuất hiện khuynh hướng mới về nghệ thuật trong thơ ca . 86 3.3.2 Sự xuất hiện khuynh hướng mới về nghệ thuật trong văn xuôi... 91  Tiểu kết chương 3 ................................................................................ 97 KẾT LUẬN ................................................................................................ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 101 PHỤ LỤC 1 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vào năm 1986, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra, Việt Nam đã thực hiện công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước. Đường lối Đổi mới và tư tưởng chỉ đạo của Đảng “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói đúng sự thật” đã tạo nên một bầu không khí dân chủ thực sự trong đời sống văn nghệ. Tinh thần Đổi mới văn học, Đổi mới lí luận trở thành câu chuyện của cộng đồng - cộng đồng văn chương và cộng đồng xã hội. Mặc dù chưa có một cuộc thảo luận rộng rãi cũng như chưa có sự tổng kết về vấn đề này, nhưng nhìn chung các nhà văn và các nhà lí luận đều có xu hướng coi thời gian từ 1986 đến 1996 là một giai đoạn đánh dấu sự Đổi mới trong văn học Việt Nam hiện đại, là một giai đoạn quan trọng, chứa đựng những thay đổi lớn của văn học Việt Nam hậu chiến và mở ra giai đoạn đương đại của văn học Việt Nam. Bất cứ sự thay đổi và phát triển nào cũng đều được chuẩn bị từ trước đó và giai đoạn văn học này cũng vậy, nó có những mầm mống, những thử nghiệm và những bài học từ nhiều năm trước, trong suốt quá trình vận động của văn học cách mạng Việt Nam. Cho đến nay, công cuộc Đổi mới đã thực hiện được gần ba mươi năm, thiết nghĩ chúng ta đã có một độ lùi cần thiết để có thể tổng kết về những thành tựu bước đầu của Đổi mới. Sau năm 1975, văn học Việt Nam đã phát triển trong một bối cảnh văn hóa – xã hội mới với những thay đổi trên nhiều phương diện, và cũng chính lúc này, báo chí lại thể hiện rõ vai trò tiên phong đi đầu của mình. Hòa chung không khí đổi mới của cả nước trên tất cả các lĩnh vực, văn học – nghệ thuật cũng tích cực làm mới mình. Các nghệ sĩ mạnh dạn đổi mới quan niệm văn học, dám nhìn thẳng nói thật về chính đời sống hiện thực đang diễn ra. Đâu là diễn đàn để bày tỏ những suy nghĩ đó? Lúc này, hơn ai 3 hết, báo chí với chức năng thông tin nhanh và cập nhật nhất đã phát huy thế mạnh của mình. Có thể nói, công cuộc Đổi mới văn học do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo bắt đầu từ những tác phẩm in trên báo trung ương như Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội… Bên cạnh báo của trung ương, vào thập niên tám mươi, chín mươi của thế kỉ trước, các báo địa phương cũng tích cực hòa vào công cuộc Đổi mới như báo Văn nghệ (thành phố Hồ Chí Minh), báo Người Hà Nội (Hà Nội). Trong thời gian đó, Cửa Việt và Sông Hương là hai trong số những tạp chí của địa phương tiên phong trong Đổi mới văn học có vai trò đáng kể trong giai đoạn đời sống văn nghệ dân tộc sôi động nhất của văn học Đổi mới. Cửa Việt là tên tạp chí của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị xuất bản sau khi tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên. Số đầu tiên được xuất bản tháng 2/1990. Tạp chí nhanh chóng quy tụ được những cây bút tên tuổi có tư tưởng Đổi mới. Sông Hương là tên tạp chí của Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên – Huế, một ấn phẩm có uy tín trong giới sáng tác, phê bình, nghiên cứu văn học nghệ thuật – văn hóa. Số đầu tiên được xuất bản tháng 6/1983. Có thể nói, Sông Hương và Cửa Việt là hai tạp chí nổi bật nhất của miền Trung Việt Nam vào thời điểm bấy giờ, có vai trò quan trọng đối với văn học Đổi mới, không chỉ trong thời điểm chính sách Đổi mới chính thức được thực hiện từ Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 mà còn trong giai đoạn về sau. Hai tạp chí này là tạp chí của địa phương, có đóng góp vào sự phát triển văn hóa văn nghệ của tỉnh nhà, và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn nghệ trên cả nước. Những tác phẩm sáng tác, lí luận phê bình đăng tải trên hai tạp chí này đa phần mang đến làn gió lạ của không khí Đổi mới văn học thực sự dân chủ, cởi mở. Trong quá trình nhập tỉnh đã tạo nên một đội ngũ sáng tác văn chương gắn với một vùng đất gồm cả ba vùng địa 4 lí Bình – Trị Thiên, rồi quá trình tách tỉnh đã làm thay đổi đời sống văn nghệ của một đội ngũ sáng tác đông đảo nhưng vẫn gắn với vùng đất trung tâm là Thừa Thiên Huế. Tạp chí Sông Hương trước đây thuộc Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên. Khi chia tỉnh, một phần ba Sông Hương ở lại Huế, lấy tên cũ là Sông Hương, một phần ba Sông Hương về Quảng Trị, lấy tên mới là Cửa Việt, một phần ba Sông Hương còn lại về Quảng Bình, lấy tên mới là Quảng Bình. Như thế, có thể thấy, hai tạp chí Sông Hương và Cửa Việt có mối quan hệ thân thiết bởi tính chất địa lí cũng như đội ngũ biên tập và cộng tác viên của hai tạp chí đều là những tên tuổi có uy tín lớn trên văn đàn cả nước nói chung và các tỉnh miền Trung Trung Bộ nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Văn học Đổi mới được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất, nhưng vẫn còn là những nhận định khái quát chung, sơ lược. Lê Ngọc Trà với bài viết Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 1/2007) đã điểm lại những đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, tập trung lại những sự kiện chính trong văn học sau 1975 với công cuộc Đổi mới của Đảng, Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về văn học nghệ thuật, nêu lên sự xuất hiện của tác giả, tác phẩm mới với những bước phát triển về đề tài, thi pháp mới, và đưa ra những thách thức mà văn học Việt Nam phải đối mặt trong thời đại mở cửa. Trần Đình Sử với Ba mươi năm lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học – thành tựu và suy ngẫm đã điểm lại thành tựu của lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học là phê phán các giáo điều lí luận xơ cứng, và làm cho chúng mất thiêng; giới thiệu, phiên dịch những lí luận văn học trước nay bị xem là vùng cấm; vận dụng sáng tạo những lí thuyết mới trong nghiên cứu và phê bình văn học. Trong công trình mới nhất gần đây, xuất bản vào năm 2013: Phác thảo văn học 5 Việt Nam hiện đại (thế kỉ XX), nhà nghiên cứu Phong Lê đã thâu tóm những tri thức chính yếu nhất của văn học hiện đại Việt Nam trong cả thế kỉ XX ở phần tổng luận, các thể loại thơ, văn xuôi, lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học. Ngoài ra, bàn về văn học Đổi mới, đã có nhiều công trình của các tác giả, tập trung vào một phạm vi nhất định trong văn xuôi, thơ, văn học dân gian, văn học thiếu nhi: Nguyễn Thị Bình, Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 – những Đổi mới cơ bản; Nguyễn Thị Kim Tiến, Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới; Nguyễn Bích Thu, Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới; Mai Hương, Đổi mới tư duy văn học và sự đóng góp của một số cây bút văn xuôi; Lê Lưu Oanh, Thơ trữ tình 1975 – 1990; Phạm Bích Hà, Phác thảo diện mạo và đặc điểm văn học dân gian sau 1975; Lã Thị Bắc Lý, Văn học thiếu nhi Việt Nam thời kì Đổi mới; Phạm Quốc Ca, Mấy nhận xét về thể thơ trong thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 2000; Nguyễn Đăng Điệp, Thơ Việt Nam sau 1975 – diện mạo và khuynh hướng phát triển; Lưu Khánh Thơ, Thơ văn xuôi trong sự vận động của thể loại thơ sau 1975… Bàn về mối quan hệ giữa văn học và báo chí, Phong Lê trên tạp chí Nghiên cứu Văn học số 8, năm 2006, có bài viết: Văn học trong đời sống báo chí – xuất bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX. Nguyễn Đình Chú – Trịnh Vĩnh Long: Báo chí và văn chương qua một trường hợp: Nam Phong tạp chí (Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 2/2005). Tác giả Nguyễn Thị Trâm có công trình Văn học và báo chí, Từ một góc nhìn (Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, năm 2003) là tập hợp các bài viết về mối quan hệ giữa báo chí và văn học trong văn học Việt Nam hiện đại đầu thế kỉ XX qua một số trường hợp như Tao Đàn tạp chí, đóng góp của tác giả Hoàng Ngọc Phách, Trọng Lang… Đặc biệt, Trần Thị Trâm có bài viết Báo chí và cuộc hành trình Đổi mới văn học cuối thế kỉ XX đã nêu lên vai trò 6 của báo chí đối với công cuộc Đổi mới văn học: báo chí là nguồn động lực quan trọng làm nhiệm vụ tạo đà, mở đường cho công cuộc Đổi mới văn học; báo chí làm nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng tài năng, góp phần định hướng cho sự phát triển của văn học trong thời kì Đổi mới; báo chí đã đăng tải kịp thời một khối lượng tác phẩm văn chương rất lớn; báo chí tiếp tục góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Nhờ những vai trò đó, báo chí đã giúp công cuộc Đổi mới văn học diễn ra nhanh chóng hơn, tốc độ hơn và đúng định hướng hơn. Những nghiên cứu về hai tạp chí Cửa Việt và Sông Hương chưa có nhiều và chưa mang tính hệ thống. Các bài viết bước đầu chỉ mang tính cảm quan, trình bày suy nghĩ mà chưa có tư liệu dẫn chứng đầy đủ. Võ Văn Luyến, Mấy ý nghĩ bên lề 200 số Tạp chí Cửa Việt, 2011: “Trong 200 số, tạp chí Cửa Việt không mệt mỏi đổi mới nội dung và hình thức. Nói theo cách văn nghệ, các anh chị ấy đã cố gắng làm sao cho “y phục xứng kỳ đức” và trên đại thể, không thể không công nhận những đóng góp mở đường. Văn bút các tác giả ngày càng được tung tẩy hào phóng, thoải mái hơn, gây được chú ý của người đọc nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng cần nhiều hơn những tác phẩm mang hơi hướng phản biện xã hội (thơ, kí, truyện), phản biện nghệ thuật (nghiên cứu, phê bình). Còn nữa, ngoài lực lượng sáng tác tại chỗ, nên giới thiệu những tác giả (trong/ngoài nước) mang phong cách, bút pháp mới nhằm cập nhật và khơi gợi nhiều chiều trong Đổi mới văn học. Cần quan tâm nhiều hơn những cây bút năng sản tỉnh nhà nhiều triển vọng và trưởng thành, kích thích động cơ đốt trong ở họ mạnh mẽ hơn, tạo luồng sinh khí mới cho văn chương một vùng đất”. Kỉ niệm 30 năm Tạp chí Sông Hương, nhiều nhà thơ, nhà văn từng gắn bó với tạp chí này, đã có những bài viết ghi lại kỉ niệm, cảm nhận về tạp chí, chứ chưa có một nghiên cứu chi tiết, cụ thể nào như: “Tôi biết ơn Sông Hương đã tạo 7 cho tôi một động lực quý để đi tiếp con đường mà mình đã chọn. Dòng chảy Sông Hương ba mươi năm được làm nên bởi những người chèo chống tâm huyết, họ chính là những người khơi thông dòng chảy để có một Sông Hương thao thiết trong lòng bạn đọc (Đoàn Mạnh Phương trong Sông Hương ba mươi năm, những dòng tâm cảm), Tô Nhuận Vỹ trong Tạp chí Sông Hương và Bản lĩnh văn hóa… Tóm lại, cho đến thời điểm này, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về tạp chí Sông Hương và tạp chí Cửa Việt trong giai đoạn đầu của Đổi mới văn học. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Để luận văn rút ra hướng giải quyết thấu đáo hợp lí đòi hỏi người viết phải xác định đúng đối tượng nghiên cứu. Đây là việc làm thiết yếu, cần thiết trước khi bắt tay vào triển khai đề tài. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và nhận thấy bộ phận sáng tác và lí luận phê bình là hai mảng thể hiện rõ nhất đóng góp của TCSH và TCCV trong giai đoạn đầu của văn học Đổi mới. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trong 10 năm, TCSH có tổng cộng 78 số, TCCV có 33 số. Như thế, trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tiến hành, khảo sát, nghiên cứu 111 số tạp chí. 4. Mục đích nghiên cứu đề tài Nhìn nhận và đánh giá vai trò của Cửa Việt và Sông Hương trong giai đoạn đầu của văn học Đổi mới. Tìm hiểu đóng góp của Cửa Việt và Sông Hương trong đời sống văn hóa, văn học Việt Nam thập niên chín mươi của thế kỉ XX trên những mặt văn hóa – xã hội, hoạt động báo chí; đóng góp cho công cuộc Đổi mới văn 8 học và phát triển các thể loại truyện ngắn, thơ, bút kí, lí luận, phê bình văn học. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những nội dung này, chúng tôi chủ yếu áp dụng phương pháp tiếp cận văn học sử, bên cạnh đó là phương pháp tiếp cận văn hóa học, phương pháp tiếp cận thi pháp học. Bằng việc đưa ra những mô tả tổng quát về hai tạp chí (sự ra đời, mục đích hoạt động, hình thức tạp chí, ban biên tập, đội ngũ cộng tác viên), khái quát những vấn đề đặt ra từ hai tạp chí từ phương diện đổi mới lí luận, phê bình đến đổi mới thực tiễn sáng tác, luận văn sẽ tái dựng lại tạp chí Sông Hương và tạp chí Cửa Việt trong giai đoạn đầu của Đổi mới văn học từ năm 1986 đến 1996. Quy ước về cách viết tắt Tên tạp chí viết hoa chữ cái đầu, in nghiêng. TCCV: Tạp chí Cửa Việt TCSH: Tạp chí Sông Hương Quy ước về cách ghi chú thích và trích dẫn [ ] Thứ tự tài liệu được trích dẫn. 6. Bố cục luận văn Phần mở đầu: Trình bày lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy ước trình bày, bố cục luận văn. Chương một: Tổng quan văn học Việt Nam giai đoạn đầu Đổi mới và hai tờ tạp chí Sông Hương, Cửa Việt Chương này có nhiệm vụ trình bày một số vấn đề sau: - Khái lược về giai đoạn đầu của Đổi mới văn học Việt Nam - Mối quan hệ của báo chí và văn học trong giai đoạn đầu của Đổi mới văn học 9 - Giới thiệu khái quát về TCSH và TCCV Chương hai: Những đổi mới ở bình diện lí luận, phê bình Chương này chủ yếu tiến hành nghiên cứu các bài viết về lí luận, phê bình văn học, các cuộc tranh luận văn chương, diễn đàn trao đổi văn học nghệ thuật trên hai tạp chí. Chương ba: Những đổi mới ở bình diện sáng tác Thông qua việc phân tích về các tác giả, tác phẩm thơ và văn xuôi đăng tải trên TCSH và TCCV, người viết sẽ đưa đến cái nhìn đánh giá khái quát về đóng góp cụ thể của hai tạp chí trên mảng sáng tác đối với văn học Việt Nam giai đoạn đầu Đổi mới. Kết luận: Tóm lược kết quả nghiên cứu đã làm được khi nghiên cứu TCSH và TCCV trong giai đoạn đầu của Đổi mới văn học. Phụ lục: - Bảng danh mục các tác phẩm thơ, truyện ngắn, tùy bút/ bút kí, lí luận phê bình trên TCSH - Bảng danh mục các tác phẩm thơ, truyện ngắn, tùy bút/ bút kí, lí luận phê bình trên TCCV 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẦU ĐỔI MỚI VÀ HAI TỜ TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG, CỬA VIỆT Trong chương một này, trước khi trình bày về tạp chí Sông Hương và tạp chí Cửa Việt trong giai đoạn đầu của Đổi mới, người viết sẽ tái hiện lại bức tranh chung về Đổi mới văn học ở Việt Nam, các tờ báo có đóng góp quan trọng vào công cuộc Đổi mới văn học. Tiếp theo, luận văn sẽ đưa ra những nét khái lược về giai đoạn đầu của Đổi mới văn học Việt Nam (1986 – 1996), mối quan hệ của báo chí và văn học trong giai đoạn đầu của Đổi mới văn học, giới thiệu khái quát về TCSH và TCCV trên các vấn đề sự ra đời, mục đích hoạt động, hình thức tạp chí, ban biên tập và đội ngũ cộng tác viên. Thông qua đó, chương một sẽ đưa ra cái nhìn tổng thể về TCSH và TCCV trong giai đoạn đầu của Đổi mới văn học (1986 – 1996). 1.1 Khái lược về Đổi mới Văn học 1.1.1 Tiền đề Đổi mới văn học Việt Nam Như chúng ta đã biết, Đổi mới văn học là dòng chảy trung tâm của văn học Việt Nam sau 1975. Trước khi công cuộc Đổi mới được phát động chính thức với Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, văn học đã có những dấu hiệu đổi mới. Một loạt các sự kiện trong đời sống văn chương đã dần dần thể hiện những quan điểm mới, nhìn nhận các vấn đề nội tại trong đời sống văn học Việt Nam một cách khách quan, trung thực. Công cuộc Đổi mới ở ta trước hết bắt nguồn từ những đòi hỏi sống còn của bản thân đời sống văn chương, nghệ thuật. Sự sáng suốt trong lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tập trung biểu hiện ở khả năng nhạy bén phát hiện ra những vấn đề của đời sống, phản ánh kịp thời trong các nghị quyết, chỉ thị về văn hóa văn nghệ, để chỉ đạo có hiệu quả thực tiễn sáng tạo đặc thù của nghệ thuật. Trong bước khởi đầu của công 11 cuộc Đổi mới, sự thay đổi quan niệm văn chương, nghệ thuật cho phù hợp với thời cuộc, nhất là đối với quan niệm của giới lãnh đạo và văn nghệ sĩ, mang ý nghĩa quyết định, từ đó mới đưa đến sự thay đổi rõ rệt trong sáng tác và phê bình vào giai đoạn sau. Lí luận nghệ thuật nước ta đã phần nào tỏ rõ vai trò tiên phong của mình, đặc biệt vào những thời khắc biến chuyển của đời sống và của văn chương, nghệ thuật. Cuối năm 1978, tổ chức ở Hội Nhà văn có một sự chuyển biến quan trọng. Đảng đoàn Hội Nhà văn được thành lập, đứng đầu là nhà văn Nguyên Ngọc. Các thành viên khác của Đảng đoàn, ngoài Nguyễn Đình Thi và Chế Lan Viên, hầu hết là các nhà văn ở các chiến trường về hoặc từ quân đội chuyển sang. Công việc đầu tiên của Đảng đoàn là tổ chức một chuyến đi nghiên cứu khá dài về các vấn đề lí luận và kinh nghiệm lãnh đạo văn chương nghệ thuật ở Liên Xô. Sau khi trở về nước, Đảng đoàn triệu tập một cuộc họp các đảng viên Hội Nhà văn Việt Nam (thường gọi tắt là Hội nghị đảng viên) bàn về sáng tác văn chương. Hội nghị được tiến hành vào các ngày 11, 12, 13/6/1979 tại Hội trường Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Đây là cuộc hội nghị có tính chất nội bộ nhằm bước đầu trao đổi về một số vấn đề liên quan đến tình hình và định hướng sáng tác, trước khi đưa ra trao đổi rộng rãi trong toàn thể hội viên. Để gợi ý cho hội nghị thảo luận, Đảng đoàn đã thảo ra bản đề cương Đề dẫn do nhà văn Nguyên Ngọc chấp bút và trình bày trước Hội nghị các vấn đề nhìn lại văn học một thời đã qua và phương hướng nhiệm vụ của văn học trong tình hình mới. Trong Nhớ lại… (NXB Văn hóa Thông tin, 2002) nhà thơ Đào Xuân Quý nhận xét: “Chưa bao giờ có một Hội nghị của Hội Nhà văn mà được dư luận cả trong và ngoài Hội chú ý như vậy. Phải chăng đó là điều mà tất cả những người hoạt động văn học, và những người quan tâm đến văn học đều suy nghĩ, đều chờ đợi”. Tuy nhiên, hội nghị này mới chỉ bước 12 đầu đặt vấn đề về Đổi mới, thể hiện sự vội vàng, chưa phù hợp với hoàn cảnh, do tôn trọng tính khách quan của lịch sử nên chúng tôi vẫn ghi lại sự kiện này. Trên báo Văn nghệ số 23, ngày 9/6/1979, trong bài viết Về một đặc điểm của văn học và nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến gần như là người mở đầu cho việc khai phá về phương diện lí luận theo hướng tìm tòi, tự đổi mới văn học. Ở bài viết này, ông thể hiện sự đồng tình với ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong bài Viết về chiến tranh: “Hình như trong ý niệm sâu xa của người Việt Nam chúng ta, hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện thực mọi người đang hi vọng, đang mơ ước” (Văn nghệ Quân đội, số 11/1978). Ông cho rằng: “Đứng ở bình diện cái phải tồn tại, người nghệ sĩ dễ bị cuốn hút theo xu hướng miêu tả cuộc sống cho “phải đạo”, còn đứng ở bình diện cái đang tồn tại, mối quan tâm hàng đầu là miêu tả sao cho “chân thật”. Hoàng Ngọc Hiến còn chỉ rõ “Xác định xu hướng cao cả như là một đặc tính phổ quát của nền văn học nghệ thuật ở ta hiện nay… Thực ra trong đời sống văn học, nghệ thuật của ta hiện nay, cái cao cả còn biểu hiện một cách phổ quát ở nhiều mặt khác… là sự lấn át của cấp lí tính đối với cấp cảm tính trong sự nhận thức của chủ thể mĩ học, sự lấn át của nội dung đối với hình thức trong cấu trúc của hình tượng và tác phẩm nghệ thuật, sự lấn át của lí trí đối với cảm xúc trong hình ảnh con người mới, cũng như sự lấn át của bản chất đối với hiện tượng trong hình ảnh cuộc sống mới được phản ánh vào tác phẩm”. Một loạt hiện tượng tiểu thuyết ra đời cho thấy ý thức đổi mới trong văn học đã xuất hiện. Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải – 1983) là cuộc đối thoại của nhiều luồng tư tưởng, nhiều quan niệm giá trị, ở đó chân lí cách mạng bị đặt dưới sự phán xét của những người “phía bên kia”. Thời gian 13 của người (Nguyễn Khải – 1985) là phép “tương chiếu” những lựa chọn khác nhau nhưng họ lại gặp nhau ở chỗ đều có tính cách mạnh mẽ, đều tôn thờ một cách sống: sống say mê, “sống hết mình” cho một niềm tin tốt đẹp nên đều có khả năng để lại “dấu vết” trong thời gian miên viễn. Mưa mùa hạ (Ma Văn Kháng – 1982), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng – 1985), Đứng trước biển (Nguyễn Mạnh Tuấn – 1982), Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn – 1985) khẳng định nhân cách của những người “đi trước thời đại”, biết “phản biện” lại chân lí cũ, chỉ ra cái lỗi thời của cơ chế kinh tế bao cấp và cái bất cập, bất ổn trong những tiêu chí đánh giá con người nặng về ý thức hệ… Đặc biệt, hiện tượng tiểu thuyết Đứng trước biển của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn ra đời trong bối cảnh kinh tế ở khắp các địa phương và trong tất cả các ngành đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về cách làm ăn theo những Chỉ thị, Nghị quyết mới của Trung ương. Kết cấu nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết xoay quanh sự trả lại vị trí thích hợp của một cán bộ quản lí gắn với sự thay đổi của một xí nghiệp đánh cá với những suy nghĩ về thời cuộc: “Biển cũng như sự nghiệp cách mạng này có lúc êm ả, nhưng nhiều lúc ầm ào sóng động. Phải thấy rằng tĩnh chỉ là tương đối nhất thời của mặt biển, của cuộc sống”. Từ nhan đề tác phẩm, khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm đã bộc lộ khá rõ: Đứng trước biển, đứng trước cuộc sống, người cách mạng chân chính nghĩ gì và làm như thế nào? Có thể nói, trong một loạt tác phẩm kể trên, bên cạnh cảm hứng ngợi ca đã xuất hiện cảm hứng phê phán, nhận thức lại; góc độ quan sát, đánh giá con người dịch chuyển dần về phía đạo đức sinh hoạt. Trong định hướng thế sự, đời tư, nhiều chủ đề mới được nhấn mạnh: giáo dục gia đình, bản lĩnh cá nhân, cái ngẫu nhiên may rủi trong đời sống, khả năng thích ứng với thời thế… là những yếu tố có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hình thành giá trị của con người. 14 Vào năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra, Việt Nam đã thực hiện công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước. Đường lối Đổi mới và tư tưởng chỉ đạo của Đảng “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” đã tạo nên một bầu không khí dân chủ thực sự trong đời sống văn nghệ. Đại hội Đảng lần thứ VI là đại hội Đổi mới toàn diện đất nước, trên tất cả các lĩnh vực và như thế, đại hội này cũng đã đáp ứng được nhiều đòi hỏi, bức xúc của văn chương, nghệ thuật. Đại hội đã chỉ ra phương hướng nhất quán là: “Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật; xây dựng một nền văn hóa, văn nghệ xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc”. Vai trò của văn chương nghệ thuật cũng được xác định: “Không hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc Đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người”. Công cuộc Đổi mới ở nước ta trước hết bắt nguồn từ những đòi hỏi sống còn của bản thân đời sống văn chương, nghệ thuật. Sự sáng suốt trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tập trung biểu hiện ở khả năng nhạy bén phát hiện ra những vấn đề của đời sống, phản ánh kịp thời trong các Nghị quyết, Chỉ thị về văn hóa, văn nghệ để chỉ đạo có hiệu quả thực tiễn sáng tạo đặc thù của nghệ thuật. Trong bước khởi đầu của công cuộc Đổi mới, sự thay đổi quan niệm văn chương, nghệ thuật cho phù hợp với thời cuộc, nhất là đối với quan niệm của giới lãnh đạo và văn nghệ sĩ mang ý nghĩa quyết định. Từ đó mới đưa đến những đổi thay rõ rệt trong sáng tác và phê bình giai đoạn sau. Lí luận nghệ thuật nước ta đã phần nào tỏ rõ vai trò tiên phong của mình, đặc biệt vào những thời khắc biến chuyển của đời sống và của văn chương, nghệ thuật. 15 Đặc biệt, dưới ánh sáng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lí văn học, nghệ thuật và văn hoá, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hoá phát triển được khởi thảo và thông qua. Để chuẩn bị cho Nghị quyết quan trọng này, trong tháng 6 và tháng 7 năm 1987, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Ban Văn hoá – Văn nghệ Trung ương đã tổ chức mười cuộc hội thảo khoa học về các vấn đề văn hóa, văn học và nghệ thuật như Hội thảo về Vũ Trọng Phụng diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 6 tháng 12 năm 1987, cuộc Hội thảo về văn chương Tự lực văn đoàn tổ chức ngày 27 tháng 5 năm 1987 tại Hà Nội… Ngày 28/11/1987, Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa VI chính thức được ban hành. Nghị quyết thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm và nhược điểm của văn hóa, văn nghệ trong thời gian qua. Nghị quyết nêu rõ: “Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, cần nhận rõ chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ nói chung còn thấp, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị còn ít, tiềm năng sáng tạo chưa được huy động đầy đủ, bệnh phô trương hình thức, công thức, sơ lược còn nặng” [8]. Với yêu cầu văn nghệ nước ta càng phải đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm, Nghị quyết đòi hỏi văn nghệ phải trở thành “tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của sự thật, của lương tri, của tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa…, phát huy chức năng hiểu biết, khám phá, dự báo, sáng tạo, nắm bắt nhạy bén hiện thực đang diễn biến”. Đặc biệt, từ phương châm phải quán triệt sâu sắc quan điểm cơ bản của Đảng là coi trọng con người, Nghị quyết chỉ rõ: “Tự do sáng tác là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ, để phát triển tài năng… Cần tạo một không khí hồ hởi trong sáng tác, khơi gợi nhiều cảm hứng sáng tạo cao 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan