Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tạo dòng tế bào lai sản xuất kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên a (nhóm máu a...

Tài liệu Tạo dòng tế bào lai sản xuất kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên a (nhóm máu a) trên màng tế bào

.PDF
71
24
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ---------- Nguyễn Thị Hằng TẠO DÒNG TẾ BÀO LAI SẢN XUẤT KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG KHÁNG KHÁNG NGUYÊN A (NHÓM MÁU A) TRÊN MÀNG TẾ BÀO HỒNG CẦU NGƢỜI Chuyên ngành sinh học thực nghiệm Mã số: 60420114 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Thị Trung HÀ NỘI, 12/2015 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả đƣợc công bố trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác và chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Hằng Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Trung chủ nhiệm đề tài KC04.13/11-15 đã hết lòng giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tiếp theo, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô của trường Đại học Thái Nguyên, Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật và các thầy, cô của Viện Công nghệ sinh học đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian tham gia khóa học. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Lê Văn Phan, ThS. Vũ Thị Thu Hằng, BSTY. Thân Đức Dương và các cán bộ phòng kiểm nghiệm – Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn đã tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến GS. TS. Trương Nam Hải và các cán bộ phòng Kỹ thuật di truyền, những người thân trong gia đình cùng bạn bè đã luôn hỗ trợ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Hằng Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH............................................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. ix MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 NỘI DUNG.......................................................................................................................... 3 Chƣơng 1. Tổng quan .......................................................................................................... 3 1.1. Tổng quan về miễn dịch ............................................................................................... 3 1.1.1. Hệ miễn dịch .............................................................................................................. 3 1.1.2. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh .................................................................................... 4 1.1.3. Hệ thống miễn dịch thích ứng ................................................................................... 5 1.1.3.1. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào............................................................... 7 1.1.3.2. Đáp ứng miễn dịch dịch thể.................................................................................... 8 1.1.4. Kháng nguyên ............................................................................................................ 9 1.1.5. Kháng thể ................................................................................................................. 10 1.2. Khái quát về hệ thống nhóm máu ngƣời .................................................................... 12 1.2.1. Phân loại hệ thống nhóm máu ở ngƣời .................................................................... 12 1.2.2. Hệ thống nhóm máu ABO ....................................................................................... 13 1.2.3. Vai trò của máu trong y học .................................................................................... 14 1.2.4. Truyền máu và nguyên tắc truyền máu ................................................................... 14 1.2.5. Phƣơng pháp xác định nhóm máu hệ ABO ............................................................. 15 1.3. Kháng thể đơn dòng.................................................................................................... 16 1.3.1. Công nghệ sản xuất kháng thể đơn dòng ................................................................. 16 1.3.2. Sản xuất kháng thể đơn dòng bằng công nghệ tế bào lai ........................................ 19 1.3.3. Vai trò của kháng thể đơn dòng............................................................................... 20 1.3.4. Tình hình sản xuất kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng nguyên nhóm máu hệ ABO ................................................................................................................................... 21 1.4. Động lực học sinh trƣởng và sản xuất của tế bào động vật ........................................ 21 Chƣơng 2. Vật liệu và phƣơng pháp.................................................................................. 25 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv 2.1. Vật liệu ....................................................................................................................... 25 2.1.1. Động vật .................................................................................................................. 25 2.1.2. Hồng cầu mẫu .......................................................................................................... 25 2.1.3. Dòng tế bào myeloma .............................................................................................. 25 2.1.3. Hóa chất ................................................................................................................... 25 2.1.4. Máy móc thiết bị ...................................................................................................... 26 2.2. Phƣơng pháp ............................................................................................................... 26 2.2.1. Gây miễn dịch .......................................................................................................... 26 2.2.2. Chuẩn bị tế bào nền ................................................................................................. 27 2.2.3. Nuôi cấy tế bào myeloma ........................................................................................ 28 2.2.4. Dung hợp và tạo dòng tế bào lai .............................................................................. 29 2.2.5. Tách dòng tế bào lai................................................................................................. 31 2.2.6. Phản ứng ngƣng kết hồng cầu trên đĩa 96 giếng ..................................................... 32 2.2.7. Phản ứng ngƣng kết hồng cầu trên phiến kính ........................................................ 33 2.2.8. Phƣơng pháp đếm tế bào ......................................................................................... 33 2.2.9. Xây dựng đƣờng cong sinh trƣởng để nghiên cứu sự sinh trƣởng và sản xuất kháng thể của các dòng tế bào lai ...................................................................................... 33 2.2.10. Xác định loại globulin miễn dịch .......................................................................... 34 2.2.11. Loại bỏ phenol bằng ammonium sulfate ............................................................... 35 2.2.12. Tạo sinh phẩm xác định nhóm máu A ................................................................... 36 2.2.13. Xác định độ đặc hiệu ............................................................................................. 36 2.2.14. Xác định hiệu giá ................................................................................................... 36 2.2.15. Xác định cƣờng độ và ái tính................................................................................. 36 Chƣơng 3. Kết quả ............................................................................................................. 38 3.1. Đánh giá hiệu quả gây miễn dịch của hồng cầu mẫu A+ ............................................ 38 3.2. Dung hợp tạo tế bào lai sản xuất kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên A ......... 39 3.3. Sàng lọc hỗn hợp tế bào lai sản xuất kháng thể kháng kháng nguyên A ................... 41 3.4. Tạo dòng tế bào lai đơn sản xuất kháng thể đơn dòng kháng lại kháng nguyên A .... 43 3.5. Xác định phân lớp kháng thể do dòng tế bào A6G11C9 sản xuất ............................. 44 3.6. Sự sinh trƣởng và sản xuất kháng thể của dòng tế bào lai A6G11C9 tiết kháng thể kháng kháng nguyên A ...................................................................................................... 45 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v 3.7. Hiệu giá kháng thể trong dịch nuôi cấy tế bào lai A6G11C9..................................... 49 3.8. Độ nhạy và độ đặc hiệu của kháng thể do dòng tế bào lai A6G11C9 sản xuất ......... 50 3.9. Loại bỏ phenol đỏ ra khỏi dịch nuôi cấy tế bào lai A6G11C9 bằng phƣơng pháp tủa ammonium sulfate ....................................................................................................... 52 3.10. Tạo sinh phẩm xác định nhóm máu A ...................................................................... 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 58 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Thành phần của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và đáp ứng miễn dịch đặc hiệu ............................................................................................................................................. 3 Hình 1.2. Quá trình thực bào .............................................................................................. 4 Hình 1.3. Cách tế bào NK và protein bổ thể tạo lỗ trên màng để tiêu diệt tế bào lây nhiễm tác nhân gây bệnh ..................................................................................................... 5 Hình 1.4. Tế bào T bám vào kháng nguyên lạ liên kết với protein MHC ........................... 6 Hình 1.5. Kháng nguyên đƣợc hiện diện cùng protein MHC ............................................. 7 Hình 1.6. Hàng rào miễn dịch tế bào T .............................................................................. 8 Hình 1.7. Hàng rào miễn dịch tế bào B ............................................................................... 9 Hình 1.8. Cấu trúc của phân tử kháng thể ......................................................................... 11 Hình 1.9. Kháng nguyên nhóm máu của ngƣời ................................................................. 13 Hình 1.10. Sơ đồ truyền máu ............................................................................................. 15 Hình 1.11. Các phƣơng pháp sản xuất kháng thể đơn dòng .............................................. 19 Hình 1.12. Công nghệ tế bào lai ........................................................................................ 20 Hình 1.13. Phản ứng ngƣng kết giữa kháng nguyên - kháng thể ...................................... 21 Hình 1.14. Đƣờng cong sinh trƣởng của tế bào ................................................................ 24 Hình 2.1. Tế bào đại thực bào khi nuôi cấy tĩnh……………………………………........28 Hình 2.2. Sơ đồ pha loãng tới hạn ..................................................................................... 31 Hình 2.3. Phản ứng ngƣng kết hồng cầu trên đĩa đáy chữ V............................................. 32 Hình 2.4. Cách đọc kết của của phản ứng ngƣng kết hồng cầu trên đĩa 96 đáy chữ V ..... 32 Hình 2.5. Buồng đếm tế bào .............................................................................................. 33 Hình 2.6. Cơ chế và cách đọc kết quả của phản ứng ELISA xác định phân lớp kháng thể ...................................................................................................................................... 35 Hình 3.1. Phản ứng ngƣng kết giữa huyết thanh của chuột đƣợc gây miễn dịch với hồng cầu mẫu A+, B+, O+ 38 Hình 3.2. Lách và hạch vùng kheo thu đƣợc từ chuột đƣợc gây miễn dịch với hồng cầu mẫu A+ ........................................................................................................................ 39 Hình 3.3. Tế bào sau dung hợp .......................................................................................... 40 Hình 3.4. Tế bào lai hình thành sau 6 ngày dung hợp ....................................................... 40 Hình 3.5. Tế bào lai sau 2 ngày dung hợp ở các giếng khác nhau .................................... 41 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii Hình 3.6. Sự phát triển của tế bào lai ................................................................................ 42 Hình 3.7. Sàng lọc giếng chứa hỗn hợp tế bào lai sản xuất kháng thể kháng kháng nguyên A............................................................................................................................ 43 Hình 3.8. Sàng lọc dòng tế bào lai đơn sản xuất kháng thể kháng kháng nguyên A ........ 44 Hình 3.9. Chọn dòng tế bào lai sản xuất kháng thể kháng kháng nguyên A tốt nhất ....... 44 Hình 3.10. Phản ứng ELISA xác định isotye kháng thể .................................................... 45 Hình 3.11. Đƣờng cong sinh trƣởng của dòng tế bào lai A6G11C9 trong môi trƣờng DMEM + 10% FBS ........................................................................................................... 47 Hình 3.12. Đƣờng cong sinh trƣởng của dòng tế bào lai A6G11C9 khi nuôi cấy trong môi trƣờng có nồng độ huyết thanh thấp DMEM + 1%FBS ............................................ 48 Hình 3.13. Đồ thị biểu thị sự hình thành kháng thể của dòng tế bào A6G11C9 khi nuôi cấy trong môi trƣờng DMEM + 10% FBS ........................................................................ 49 Hình 3.14. Đồ thị biểu thị sự hình thành kháng thể của dòng tế bào A6G11C9 khi nuôi cấy trong môi trƣờng DMEM + 1% FBS .......................................................................... 49 Hình 3.15. Xác định hiệu giá kháng thể bằng phƣơng pháp ngƣng kết hồng cầu ............ 50 Hình 3.16. Phản ứng ngƣng kết hồng cầu trên đĩa 96 giếng đáy chữ V xác định độ đặc hiệu của kháng thể ............................................................................................................. 51 Hình 3.17. Phản ứng ngƣng kết hồng cầu trên phiến kính xác định ái tính kháng thể và cƣờng độ của phản ứng ngƣng kết..................................................................................... 52 Hình 3.18. Dịch nuôi cấy trƣớc và sau khi tủa ammonium sulphate ................................ 53 Hình 3.19. Độ đặc hiệu của kháng thể trƣớc và sau khi tủa .............................................. 54 Hình 3.20. Hiệu giá kháng thể trƣớc và sau khi tủa ammonium sulfate ........................... 54 Hình 3.21. Sinh phẩm A và phản ứng ngƣng kết hồng cầu của sinh phẩm với panel hồng cầu hệ ABO .............................................................................................................. 56 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Hƣỡng dẫn đọc kết quả của phƣơng pháp huyết thanh mẫu ............................ 16 Bảng 1. 2. Hƣỡng dẫn đọc kết quả của phƣơng pháp hồng cầu mẫu ................................ 16 Bảng 2. 1. Môi trƣờng sử dụng……………………………………………………….......25 Bảng 2. 2. Một số dung dịch.............................................................................................. 26 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết đầy đủ Từ viết tắt MHC Major histocompatibility complex APC Antigen presenting cell ISBT International society of blood transfusion EDTA Ethylenediaminetetraacetic acid EBV Epstein – Barr virus scFv Single chain fragment variable VH Variable domains of the heavy VL Variable domains of the light RT-PCR Reverse transcription polymerase chain reaction ELISA Enzyme-linked immunosorbent assay hmAb Human monoclonal antibody HGPRT Hypoxanthine-guanine phosphoribosyltransferase PEG Polyethylene glycol HAT Hypoxanthyl aminoteptrin thymidine DMEM Dulbecco's Modified Eagle's Medium FBS Fetal bovine serum FCA Freund’s complete adjuvant FIA Freund’s incomplete adjuvant HT Hypoxanthine thymine DMSO Dimethylsulfoxide Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU Máu đƣợc xem là một loại thuốc đặc biệt đƣợc sử dụng trong điều trị nội khoa, cấp cứu ngoại khoa, sản khoa và triển khai nhiều kỹ thuật y học cao cấp nhƣ ghép tạng, mổ tim, lọc máu ngoài thận... Tuy nhiên, có rất nhiều tai biến nguy hiểm xảy ra khi sử dụng máu trong điều trị bệnh do có sự ngƣng kết giữa kháng nguyên trên màng hồng cầu ngƣời cho với kháng thể trong huyết thanh của ngƣời nhận. Năm 2014, Hiệp hội truyền máu quốc tế đã thống kê có 35 hệ nhóm máu với hơn 300 kháng nguyên nhóm máu khác nhau. Hầu hết các kháng nguyên trên màng hồng cầu có tính sinh miễn dịch yếu đƣợc dùng để nghiên cứu di truyền và quan hệ huyết thống, chỉ có hai nhóm kháng nguyên đặc biệt quan trọng gây ra phản ứng ngƣng kết khi truyền máu dẫn đến tai biến đó là kháng nguyên A, B của hệ nhóm máu ABO và kháng nguyên D của hệ nhóm máu Rh. Để truyền máu thành công phải có sự tƣơng thích giữa máu ngƣời cho và ngƣời nhận. Do đó, trƣớc khi truyền máu cần phải tiến hành xác định nhóm máu. Nhóm máu đƣợc xác định bằng phƣơng pháp ngƣng kết sử dụng hồng cầu mẫu hoặc huyết thanh mẫu. Huyết thanh mẫu chính là các kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng nguyên nhóm máu, có 3 loại huyết thanh mẫu anti-A, anti-B, anti-AB đƣợc sử dụng trong xác định nhóm máu hệ ABO và huyết thanh mẫu anti-D để xác định nhóm máu hệ Rh. Nhiều phƣơng pháp đƣợc phát triển để sản xuất kháng thể đơn dòng nhƣ công nghệ lai tế bào, công nghệ bất tử tế bào B, công nghệ phage display, công nghệ kháng thể tái tổ hợp. Phƣơng pháp lai tế bào đã đƣợc đƣợc ứng dụng thành công để tạo dòng tế bào lai sản xuất kháng thể kháng lại kháng nguyên nhóm máu hệ ABO. Hiện nay, thuốc thử xác định nhóm máu có bản chất là các kháng thể đơn dòng đã đƣợc sản xuất thành công nhƣ Blood Grouping (Prestige Diagnostics U.K.), Monoclonal blood grouping reagent (Maxwin international), Anti – A Monoclonal reagent (Atlas Medical), Transclone® (Biorad)…. Ngày nay, nhu cầu sử dụng máu trong điều trị bệnh ngày càng lớn do vậy nhu cầu sử dụng huyết thanh mẫu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chƣa sản xuất đƣợc kháng thể đơn dòng xác định nhóm máu mà chủ yếu sử dụng hồng cầu mẫu thu thập từ các tình nguyện viên hoặc kháng thể đơn dòng nhập ngoại. Việc sử dụng thuốc thử xác định nhóm máu là hồng cầu mẫu tốn ít chi phí nhƣng lại mất rất nhiều Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 máu thu đƣợc từ tình nguyện viên. Còn việc sử dụng huyết thanh mẫu nhập ngoại lại có giá thành cao nhƣ vậy chi phí để mua huyết thanh mẫu dùng trong xác định nhóm máu cho số lƣợng máu thu gom hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng sẽ làm tăng gánh nặng kinh tế đối với bệnh nhân. Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài“Tạo dòng tế bào lai sản xuất kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên A (nhóm máu A) trên màng tế bào hồng cầu người” với mục tiêu tạo ra dòng tế bào lai đơn sản xuất kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên A sử dụng nhƣ thuốc thử xác định nhóm máu A ở ngƣời. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 NỘI DUNG Chƣơng 1. Tổng quan 1.1. Tổng quan về miễn dịch 1.1.1. Hệ miễn dịch Hệ thống miễn dịch là một tập hợp của các tế bào, các mô và các phân tử có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại một lƣợng lớn các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng), sự sinh trƣởng của các tế bào ung thƣ và các độc tố của môi trƣờng [35]. Lớp phòng thủ thứ nhất giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh là hàng rào vật lý (da và màng nhày). Lớp phòng thủ này bao gồm các enzyme và dịch nhày có thể tấn công trực tiếp tác nhân gây bệnh hoặc ức chế tác nhân gây bệnh để ngăn chặn sự xâm nhập của chúng. Tuy nhiên, bề mặt keratine của da hoặc khoang cơ thể chứa dịch nhày là môi trƣờng lý tƣởng cho hầu hết sinh vật do đó tác nhân gây bệnh có thể vƣợt qua hàng rào vật lý này. Khi tác nhân gây bệnh vƣợt qua lớp phòng thủ thứ nhất đi vào cơ thể, nó sẽ chạm trán với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hình 1.1. Thành phần của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và đáp ứng miễn dịch đặc hiệu [36] Hệ thống này đƣợc chia thành hai loại: 1) hệ thống miễn dịch bẩm sinh đáp ứng nhanh và không đặc hiệu, 2) hệ thống miễn dịch thích ứng đáp ứng chậm và đặc hiệu với từng tác nhân gây bệnh. Mỗi loại khác nhau về cách nó đáp ứng với tác nhân gây Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 bệnh (nhanh hay chậm), các tế bào thẩm quyền miễn dịch và sự đặc hiệu của nó cho từng loại tác nhân gây bệnh tuy nhiên cả hai loại đáp ứng miễn dịch đều có vai trò quan trọng nhƣ nhau trong hệ miễn dịch [27, 33]. 1.1.2. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh Hệ thống miễn dịch bẩm sinh bao gồm các hàng rào (vật lý, hóa học, sinh học), thành phần tế bào (các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào tua) và thành phần hóa học (protein bổ thể, các cytokine và protein cấp). Đặc điểm nổi bật của hệ thống miễn dịch bẩm sinh là thiếu trí nhớ miễn dịch do vậy các đáp ứng miễn dịch bẩm sinh duy trì không thay đổi mặc dù tiếp xúc với kháng nguyên nhiều lần. Tế bào thực bào gồm đại thực bào (macrophage) và tế bào bạch cầu trung tính (neutrophil). Tế bào đại thực bào có các thụ thể carbohydrate cho phép nó phân biệt các tế bào của cơ thể và các tế bào lạ. Các tế bào thực bào nuốt tác nhân gây bệnh vào trong phagosome. Sau đó, phagosome dung hợp với lysosome chứa các enzyme và các chất hóa học để phân giải tác nhân gây bệnh bằng cách giải phóng lƣợng lớn gốc oxy tự do. Tế bào đại thực bào không chỉ tiêu diệt tác nhân gây bệnh mà nó còn tiêu diệt các tế bào già, tế bào chết hoặc các tế bào bị tổn thƣơng của cơ thể. Hình 1.2. Quá trình thực bào [40] Tế bào tua (Dendritic Cell – DC) là thành phần tế bào chính của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh. Tế bào này có mặt trong nhiều mô khác nhau, ở da nó đƣợc gọi là tế bào Langerhans. Nó là tế bào trình diện kháng nguyên (Antigen presenting cell – APC) có chức năng chính là xử lý kháng nguyên và trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào T của hệ thống miễn dịch. Tế bào giết tự nhiên (natural killer cell - NK cell) không tấn công trực tiếp tác nhân gây bệnh mà chúng giết chết tế bào của cơ thể đã bị lây nhiễm tác nhân gây bệnh. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 Tế bào giết tự nhiên giết tế bào bằng cách hình thành lỗ hổng trên màng tế bào. Perforin đƣợc giải phóng bởi tế bào giết tự nhiên và chèn vào màng tế bào của tế bào bị lây nhiễm để tạo thành lỗ trên màng. Lỗ này cho phép nƣớc đi vào làm tế bào căng lên sau đó vỡ ra. Tế bào giết tự nhiên cũng tấn công các tế bào ung thƣ trƣớc khi chúng có thể thay đổi để phát triển thành khối u. Bổ thể gồm 20 loại protein khác nhau tuần hoàn tự do trong máu. Khi chúng tiếp xúc với vi khuẩn hoặc thành tế bào nấm, những protein này ngƣng kết lại tạo thành phức hợp tấn công màng và chèn vào màng tế bào của tế bào lạ sau đó hình thành lỗ tƣơng tự nhƣ tế bào NK. Một vài protein khác nhƣ interferon α, β,  đóng vai trò nhƣ những phân tử tín hiệu bảo vệ các tế bào bình thƣờng khi tiếp xúc với các tế bào đã bị lây nhiễm. Hình 1.3. Cách tế bào NK và protein bổ thể tạo lỗ trên màng để tiêu diệt tế bào lây nhiễm tác nhân gây bệnh [26] Sự kết hợp của các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên và hệ thống bổ thể một cách hiệu quả giúp loại bỏ hầu hết vi khuẩn và nấm. Tuy nhiên, các tác nhân gây bệnh cụ thể có thể tiến hóa để ẩn nấp bên trong tế bào chủ khi các tế bào thực bào và bổ thể không thể bắt lấy chúng [26]. 1.1.3. Hệ thống miễn dịch thích ứng Bề mặt của hầu hết tế bào động vật có xƣơng sống chứa glycoprotein đƣợc sản xuất bởi phức hợp tƣơng hợp mô chính (Major histocompatibility complex – MHC). Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 Những glycoprotein này đƣợc gọi là protein MHC và ở ngƣời nó là protein HLA (human leukocyte antigen). Gen mã hóa protein MHC có độ đa hình cao do đó hiếm khi hai cá thể có cùng một MHC. Chính vì vậy, MHC đƣợc sử dụng nhƣ một marker để phân biệt các tế bào của cơ thể và các tế bào lạ. Có 2 lớp protein MHC. MHC lớp I có mặt trên mọi tế bào có nhân của cơ thể. Tuy nhiên, MHC lớp II chỉ đƣợc tìm thấy trên tế bào đại thực bào, tế bào B và tế bào T CD4+. Ba loại tế bào này làm việc với nhau trong một dạng của đáp ứng miễn dịch và maker protein MHC – II của chúng cho phép chúng nhận diện các tế bào khác. Tế bào T độc (phá hủy tế bào lây nhiễm) có đồng thụ thể CD8+ chỉ tƣơng tác với kháng nguyên hiện diện cùng với protein MHC – I của tế bào bị lây nhiễm. Tế bào T trợ giúp có thụ thể CD4+ chỉ có thể tƣơng tác với kháng nguyên hiện diện cùng với protein MHC – II của các tế bào lympho khác. Hình 1.4. Tế bào T bám vào kháng nguyên lạ liên kết với protein MHC [26] Khi các phân tử lạ xâm nhập vào cơ thể, nó có thể lây nhiễm vào các tế bào của cơ thể hoặc bị bắt bởi các tế bào APC. Trong tế bào, kháng nguyên của phân tử lạ đƣợc xử lý và chuyển đến màng tế bào. Ở màng tế bào, kháng nguyên đã xử lý đƣợc kết hợp với protein MHC – I và điều này cho phép tế bào T độc (T CD8+) nhận diện sự có mặt của kháng nguyên khi chúng hiện diện cùng với protein MHC – I. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 Hình 1.5. Kháng nguyên đƣợc hiện diện cùng protein MHC [26] (A. Tế bào của cơ thể có protein MHC trên bề mặt để xác định chúng là các tế bào tự thân. Hệ thống miễn dịch không tấn công các tế bào này; B. Tế bào lạ hoặc vi sinh vật có kháng nguyên trên bề mặt. Tế bào B có khả năng bám trực tiếp vào kháng nguyên tự do trong cơ thể và khởi đầu sự tấn công phân tử lạ xâm lấn; C. Tế bào T chỉ có thể bám vào kháng nguyên sau khi kháng nguyên được xử lý và kết hợp với protein MHC trên bề mặt của tế bào trình diện kháng nguyên APC) Các tế bào đại thực bào kiểm tra bề mặt của tất cả các tế bào mà nó đi qua. Khi đại thực bào tiếp xúc với phân tử lạ trong cơ thể, nó phân giải một phần phân tử lạ đồng thời kháng nguyên của phân tử lạ sẽ đƣợc kết hợp với protein MHC – II của tế bào đại thực bào. Sự tổ hợp của protein MHC – II và kháng nguyên lạ là cần thiết cho sự tƣơng tác với thụ thể trên bề mặt của tế bào T trợ giúp (T CD4+). Ở cùng thời điểm, khi đại thực bào tiếp xúc với kháng nguyên thì nó sẽ giải phóng interleukin – 1. Tế bào T trợ giúp đáp ứng với interleukin – 1 để kích hoạt đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đƣợc thực hiện bởi tế bào T và đáp ứng miễn dịch dịch thể đƣợc thực hiện bởi tế bào B [26]. 1.1.3.1. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đƣợc thực hiện bởi tế bào T có vai trò bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự lây nhiễm virus, giết chết các tế bào bất thƣờng hoặc tế bào của cơ thể bị nhiễm virus. Khi đại thực bào xử lý kháng nguyên lạ, chúng sẽ tiết ra interleukin – 1 để kích hoạt sự phân chia và tăng sinh tế bào T trợ giúp. Tế bào T trợ giúp đƣợc hoạt hóa bởi phức hợp kháng nguyên và protein MHC – II có mặt trên đại thực bào, nó sẽ tiết các cytokine đƣợc gọi là yếu tố kích hoạt dòng đại thực bào (Macrophage Colony-Stimulating Factor – MSCF) và interferon –  để điều khiển hoạt động của tế bào đại thực bào. Bên cạnh đó, tế bào T trợ giúp tiết interleukin – 2 để Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 kích hoạt sự tăng sinh của tế bào T độc đặc hiệu với kháng nguyên. Tế bào T độc có thể phân hủy tế bào nhiễm chỉ khi những tế bào này biểu hiện kháng nguyên lạ kết hợp với protein MHC – I [26]. Hình 1.6. Hàng rào miễn dịch tế bào T [26] 1.1.3.2. Đáp ứng miễn dịch dịch thể Tế bào B nhận diện kháng nguyên bằng kháng thể liên kết màng (thụ thể kháng thể). Những thụ thể kháng thể này có khả năng nhận diện nhiều cấu trúc hóa học khác nhau (protein, lipid, polysaccharide và các chất hóa học nhỏ,…). Mỗi tế bào B có một thụ thể riêng và chỉ có khả năng nhận diện đặc hiệu một kháng nguyên. Do vậy, một kháng nguyên đơn sẽ hoạt hóa một tế bào B đơn và quá trình này đƣợc gọi là sự chọn lọc dòng tế bào B vì kháng nguyên đã chọn lọc tế bào B với sự đặc hiệu chính xác để hoạt hóa chúng [36]. Khi tế bào B tiếp xúc với phân tử lạ, phần kháng nguyên sẽ đi vào tế bào B bởi quá trình endocytosis và đƣợc tổ hợp với protein MHC-II. Tế bào T trợ giúp nhận diện kháng nguyên đặc hiệu hiện diện cùng protein MHC-II có trên bề mặt tế bào B và giải phóng ra interleukin – 2. Phân tử tín hiệu này kích thích sự phân chia của tế bào B. Bên cạnh đó, các kháng nguyên tự do không đi vào tế bào B sẽ kết hợp với thụ thể kháng thể trên bề mặt của tế bào B. Sự tiếp xúc kháng nguyên này kích thích sự sinh sản của tế bào B hoạt hóa. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 Các tế bào B hoạt hóa sau đó sẽ đƣợc biệt hóa thành các tế bào B nhớ và các tế bào plasma sản xuất kháng thể. Kháng thể đƣợc giải phóng vào huyết tƣơng, bạch huyết, dịch ngoại bào để trung hòa kháng nguyên và đánh dấu cho sự tiêu diệt phân tử lạ của tế bào đại thực bào hoặc hoạt hóa bổ thể của hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Khi đáp ứng miễn dịch dịch thể giảm xuống, một số tế bào plasma bị chết theo con đƣờng appotosis và một số tế bào di chuyển đến tủy xƣơng và tiết kháng thể trong vài năm. Sự hoạt hóa ban đầu của của các tế bào lympho nguyên bản cũng kích hoạt sự biệt hóa của các tế bào nhớ có đời sống dài, có thể tồn tại nhiều năm sau lây nhiễm. Các tế bào nhớ đáp ứng nhanh và hiệu quả hơn các tế bào lympho B nguyên bản [26]. Hình 1.7. Hàng rào miễn dịch tế bào B [26] 1.1.4. Kháng nguyên Kháng nguyên là bất kỳ cơ chất nào có khả năng cảm ứng sự hình thành kháng thể và phản ứng đặc hiệu với kháng thể đƣợc tạo ra. Chúng phản ứng với cả thụ thể của tế bào T và kháng thể. Hai đặc tính quan trọng của kháng nguyên là: 1) tính đặc hiệu (có khả năng kết hợp đặc hiệu với các sản phẩm của đáp ứng miễn dịch (kháng thể và thụ thể của tế bào T); 2) tính sinh miễn dịch (có khả năng kích thích cơ thể sinh đáp ứng miễn dịch đặc hiệu). Mỗi phân tử kháng nguyên này có một hoặc một số quyết định kháng nguyên đƣợc gọi là epitope và mỗi epitope có thể liên kết với một kháng thể đặc hiệu do đó một kháng nguyên có thể liên kết với nhiều kháng thể tại các vị trí liên kết khác nhau. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 Các kháng nguyên có khối lƣợng phân tử thấp đƣợc gọi là hapten không có khả năng gây đáp ứng miễn dịch nhƣng có thể phản ứng với kháng thể sẵn có. Những phân tử này cần đƣợc ghép với phân tử mang để cảm ứng sự hình thành kháng thể. Phân tử mang có thể là một protein của vật chủ. Cấu trúc bậc bốn của phân tử kháng nguyên đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính kháng nguyên. Các phân tử nhƣ lipid và ADN thƣờng là các kháng nguyên yếu. Hầu hết kháng nguyên là kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức hoặc kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức. Kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức cần có sự hỗ trợ của tế bào T mới kích thích đƣợc tế bào B biệt hóa thành tế bào plasma sản xuất kháng thể, ví dụ nhƣ protein và tế bào máu ngoại lai. Kháng nguyên không phụ tuyến ức không yêu cầu sự tham gia của tế bào T để sản xuất kháng thể. Thay vào đó, chúng trực tiếp kích hoạt tế bào B đặc hiệu bằng cách liên kết với thụ thể kháng thể trên bề mặt tế bào B. Những phân tử này sản xuất kháng thể IgM và IgG2 và không kích hoạt tế bào nhớ sau thời gian dài. Hầu hết polysaccharide của vi khuẩn (tìm thấy ở thành tế bào vi khuẩn) đƣợc xếp vào nhóm kháng nguyên này. Polysaccharide nhất định nhƣ LPS (lipopolysaccharide) không chỉ cảm ứng sự hoạt động của tế bào B đặc hiệu mà còn có thể tác động kích hoạt nhiều tế bào B [15]. 1.1.5. Kháng thể Kháng thể là các phân tử glycoprotein đƣợc sản xuất bởi tế bào B của hệ thống miễn dịch. Mỗi phân tử kháng thể bao gồm 2 chuỗi polypeptide ngắn giống nhau đƣợc gọi là chuỗi nhẹ và 2 chuỗi polypeptide dài giống nhau đƣợc gọi là chuỗi nặng. Bốn chuỗi này đƣợc liên kết với nhau bằng cầu nối disulfide hình thành phân tử dạng chữ Y. Mỗi chuỗi nhẹ gồm một vùng hằng định (light chain constant region, CL) và một vùng biến đổi (light chain variable region, VL). Vùng chức năng đầu N của chuỗi nhẹ (VL) có trình tự axit amin biến đổi là vị trí liên kết với kháng nguyên. Tuy nhiên, để liên kết đƣợc với kháng nguyên thì vùng biến đổi của chuỗi nhẹ cần kết hợp với vùng biến đổi của chuỗi nặng Vùng chức năng đầu C của chuỗi nhẹ (CL) có trình tự axit amin không thay đổi có thể là kappa (κ) hoặc lamda (λ) và khoảng 60% chuỗi nhẹ ở ngƣời là kappa. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan