Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tạo động lực làm việc cho người lao động tại xí nghiệp may lao bảo thuộc công ty...

Tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại xí nghiệp may lao bảo thuộc công ty cổ phần may và thương mại quảng trị

.PDF
131
253
50

Mô tả:

Khoá luận tốt nghiệp LờiCảm Ơn Khoá luận tốt nghiệp được hoàn thành, bên cạnh những nỗlực của bản thân, em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Quản trịkinh doanh, thầy giáo chủnhiệm Tống Viết Bảo Hoàng- lớp K42 QTKDTM - Trường Đại Học Kinh Tế Huếđã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉlà nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu đểem bước vào đời một cách vững chắc và tựtin. Đặc biệt, em xin tỏlòng biết ơn sâu ắ sc đến Thầy TS. HOÀNG QUANG THÀNH, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốtnghiệp này. Em chân thành cảm ơn Ban giám ố đc, các phòng ban chức năng, các cô, chú, anh chịtại Xí nghiệp May Lao Bảo đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi đểem thực tập tại Xí nghiệp, đã cung cấp những kinh nghiệm quý báu và các tài liệu cần thiếtđểhoành thành tốtkhoá luận. Em xin chân thành cảm ơn gia ìđnh, thầy cô và bạn bè đã động viên giúp đỡ em trong thờigian vừa qua. Huế,tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn ThịDiệu Minh SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại i Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3 1.5. Kết cấu của đề tài .....................................................................................................7 Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................8 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................8 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ......................................................................................................8 1.1.1. Một khái niệm .......................................................................................................8 1.1.1.1. Khái niệm về nhu cầu .........................................................................................8 1.1.1.2. Khái niệm về lợi ích ...........................................................................................8 1.1.1.3. Khái niệm về động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho người lao động 8 1.1.2. Một số lý thuyết về động viên nhân viên ............................................................10 1.1.2.1. Lý thuyết về động viên của Douglas McGregor ..............................................10 1.1.2.2. Thuyết nhu cầu của A.Maslow.........................................................................11 1.1.2.3. Thuyết hai nhân tố của Herzbeng.....................................................................12 1.1.2.4. Thuyết về sự công bằng của Adams.................................................................13 1.1.2.5. Thuyết mong đợi của Victor H.Vroom ............................................................14 1.1.2.6. Thuyết về nhu cầu thành đạt, liên kết, quyền lực của David Mc Clelland.......15 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động và mô hình nghiên cứu .....................................................................................................................15 1.1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động ...................15 1.1.3.1.1 Lương thưởng và phúc lợi ..............................................................................15 1.1.3.1.2 Điều kiện làm việc ..........................................................................................16 SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại ii Khoá luận tốt nghiệp 1.1.3.1.3 Mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên ......................................................16 1.1.3.1.4 Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp...................................................17 1.1.3.1.5 Sự thích thú trong công việc...........................................................................17 1.1.3.1.6 Bố trí, sử dụng lao động .................................................................................17 1.1.3.1.7 Sự công nhận đóng góp cá nhân.....................................................................18 1.1.3.1.8 Trách nhiệm của cá nhân đối với tổ chức.......................................................18 1.1.4. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................18 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...........................................................................................19 1.2.1. Đặc điểm của ngành May Việt Nam ...................................................................19 1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực trong ngành May Việt Nam ......................................20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY LAO BẢO...........................................22 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ THƯƠNG MẠI QUẢNG TRỊ VÀ XÍ NGHIỆP MAY LẢO BẢO ........................................................................22 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty và Xí nghiệp May Lao Bảo.........22 2.1.2. Cơ cấu tổ chức.....................................................................................................24 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý Xí nghiệp May Lao Bảo.........................................26 2.1.3. Đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp may Lao Bảo .............28 2.1.3.1. Đặc điểm lực lượng lao động của Xí nghiệp May Lao Bảo.............................28 2.1.3.2. Tình hình vốn kinh doanh của Xí nghiệp May Lao Bảo ..................................31 2.1.3.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật: ....................................................................33 2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY LAO BẢO...........................................37 2.2.1. Đặc điểm nghiên cứu...........................................................................................37 2.2.1.1. Đặc điểm mô tả mẫu.........................................................................................37 2.2.1.2. Kiểm định phân phối chuẩn của số liệu phân tích............................................40 2.2.2. Đánh giá chung của người lao động về ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc tại xí nghiệp may Lao Bảo..............................................................................43 SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại iii Khoá luận tốt nghiệp 2.2.2.1. Đánh giá của người lao động về điều kiện làm việc tại Xí nghiệp May Lao Bảo .............................................................................................................................43 2.2.2.2. Đánh giá của người lao động về mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên tại Xí nghiệp May Lao Bảo .....................................................................................................47 2.2.2.3. Đánh giá của người lao động về yếu tố lương thưởng và phúc........................52 2.2.2.4. Đánh giá của người lao động về bố trí, sử dụng lao động tại Xí nghiệp..........57 2.2.2.5. Đánh giá của người lao động về cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp tại Xí nghiệp .......................................................................................................................59 2.2.2.6. Đánh giá của người lao động về yếu tố thích thú trong công việc tại Xí nghiệp . .............................................................................................................................63 2.2.2.7. Đánh giá của người lao động hành chính về sự công nhận đóng góp cá nhân tại Xí nghiệp .......................................................................................................................67 2.2.2.8. Đánh giá của người lao động về yếu tố trách nhiệm của cá nhân đối với tổ chức .............................................................................................................................70 2.2.3. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Xí nghiệp May Lao Bảo ..................................................................................72 2.2.3.1. Những mặt đã đạt được ....................................................................................75 2.2.3.2. Những mặt còn tồn tại ......................................................................................75 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY LAO BẢO.....77 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP MAY LAO BẢO TRONG THỜI GIAN TỚI. ..........................................................................................................77 3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP.........................................................................................................................78 3.2.1. Giải pháp cải thiện điều kiện làm việc ................................................................78 3.2.2. Giải pháp lành mạnh hoá mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên ..................79 3.2.3. Nhóm giải pháp về lương thưởng và phúc lợi...................................................80 3.2.4. Giải pháp về bố trí và sử dụng lao động hợp lý ..................................................82 3.2.5. Giải pháp thêm sự hứng thú trong công việc ......................................................83 3.2.6. Giải pháp về cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp ...................................83 3.2.7. Giải pháp về sự công nhận đóng góp cá nhân.....................................................84 SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại iv Khoá luận tốt nghiệp 3.2.8. Giải pháp về tăng cường trách nhiệm cá nhân đối với tổ chức...........................84 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................86 3.1. Kết luận...................................................................................................................86 3.2. Kiến nghị: ...............................................................................................................87 3.2.1. Kiến nghị đối với nhà nước.................................................................................87 3.2.2. Kiến nghị đối với Xí nghiệp May .......................................................................87 3.2.3. Kiến nghị đối với nghành may Việt Nam ...........................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại v Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới) VN : Việt Nam BH : Bán hàng CP : Cổ phần XNM : Xí nghiệp may DN : Doanh nghiệp QĐ : Quyết định GĐ : Giám đốc UBND : Uỷ ban nhân dân KH : Kế hoạch TCHC : Tổ chức hành chính P.KD : Phòng kinh doanh KD : Kinh doanh TNDN : Thu nhập doanh nghiệp XNK : Xuất nhập khẩu NH : Ngắn hạn DH : Dài hạn DT : Doanh thu HĐKD : Hoạt động kinh doanh ĐVT : Đơn vị tính GTTB : Giá trị trung bình GTKĐ : Giá trị kiểm định SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại vi Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động của Xí nghiệp .............................................................29 Bảng 2.2: Quy mô vốn kinh doanh của xí nghiệp May Lao Bảo qua 3 năm 2009 – 2011............................................................................................................32 Bảng 2.3: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại..................................................33 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm từ 2009 – 2011 .36 Bảng 2.5: Tổng hợp đặc điểm mẫu nghiên cứu..........................................................37 Bảng 2.6: Kết quả kiểm định tính phân phối chuẩn của số liệu phân tích .................40 Bảng 2.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha ........41 Bảng 2.8: Kết quả kiểm định giá trị trung bình ý kiến đánh giá của người lao động về điều kiện làm việc ......................................................................................45 Bảng 2.9: Kết quả kiểm định ANOVA về yếu tố điều kiện làm việc giữa các nhóm công nhân viên khác nhau phân theo trình độ văn hoá..............................46 Bảng 2.10: Kết quả kiểm định giá trị trung bình ý kiến đánh giá của người lao động về mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên ..................................................49 Bảng 2.11: Kết quả kiểm định ANOVA về yếu tố mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên giữa người lao động khác nhau phân theo độ tuổi, trình độ văn hoá..............................................................................................................50 Bảng 2.12 : Kết quả kiểm định giá trị trung bình kết quả đánh giá của người lao động về lương thưởng và phúc lợi ......................................................................54 Bảng 2.13: Kết quả kiểm định ANOVA về yếu tố lương thưởng và phúc lợi giữa các nhóm người lao động khác nhau phân theo thu nhập ................................55 Bảng 2.14: Kết quả kiểm định giá trị trung bình kết quả đánh giá của người lao động về bố trí và sử dụng lao động.....................................................................58 Bảng 2.15: Kết quả kiểm định giá trị trung bình về ý kiến đánh giá của người lao động về thăng tiến và phát triển nghề nghiệp .....................................................60 Bảng 2.16: Kết quả kiểm định ANOVA về yếu tố thăng tiến và phát triển nghề nghiệp giữa các nhóm người lao động khác nhau phân theo giới tính, trình độ văn hoá, số năm làm việc..................................................................................61 SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại vii Khoá luận tốt nghiệp Bảng 2.17: Kết quả kiểm định giá trị trung bình về ý kiến đánh giá của người lao động về yếu tố thích thú trong công việc............................................................65 Bảng 2.18: Kết quả kiểm định ANOVA về yếu tố Thích thú trong công việc giữa các nhóm người lao động khác nhau phân theo thu nhập và giới tính.............66 Bảng 2.19: Kết quả kiểm định giá trị trung bình ý kiến đánh giá của người lao động về yếu tố Công nhận đóng góp cá nhân..........................................................69 Bảng 2.20: Kết quả kiểm định ANOVA về yếu tố Công nhận đóng góp cá nhân giữa các nhóm đối tượng khác nhau phân theo thu nhập và giới tính ...............69 Bảng 2.21: Kết quả kiểm định giá trị trung bình ý kiến đánh giá của người lao động về Trách nhiệm của cá nhân đối với tổ chức ..................................................72 Bảng 2.22: Mức độ đánh giá của người lao động về động lực làm việc tại.................72 Xí nghiệp....................................................................................................72 Bảng 2.23: Mức đánh giá của người lao động về yếu tố tạo động lực quan................73 trọng nhất ...................................................................................................73 SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại viii Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quá trình của động cơ ....................................................................................9 Sơ đồ 1.2: Các cấp bậc nhu cầu của A.Maslow ............................................................11 Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ giữa hai học thuyết Maslow và Herzberg ...............................13 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ thuyết mong đợi của Victor H.Vroom...............................................14 Sơ đồ 1.5: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc cho người lao động.......................................................................................18 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý chung của Công Ty Cổ Phần May và Thương Mại Quảng Trị .....................................................................................................24 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý Xí nghiệp May Lao Bảo.........................................26 SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại ix Khoá luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Mục đích của đề tài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động, đồng thời đánh giá thực trạng về động lực làm việc của công nhân và nhân viên hành chính tại Xí nghiệp May. Dựa trên cơ sở lí luận và các nghiên cứu trước đây về động lực làm việc, đề tài đã đưa ra mô hình lý thuyết để đo lường động lực làm việc của đội ngũ người lao động. Mô hình được phân tích gồm 8 nhóm yếu tố tác động đến động lực làm việc gồm: Điều kiện làm việc; Mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên; Lương thưởng và phúc lợi; Bố trí và sử dụng lao động; Sự hứng thú trong công việc; Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; sự công nhận đóng góp cá nhân; trách nhiệm cá nhân đối với tổ chức. Thực hiện nghiên cứu định lượng đối với người lao động với tổng số mẫu là 153 (Trong đó, công nhân lấy 120 mẫu và nhân viên hành chính là 30 mẫu). Để kiểm độ tin cậy của thang đo đề tài đã sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha, kiểm định Phân phổi chuẩn để đảm bảo phân phối khi sử dụng các kiểm định sau này. Đề tài này đã sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả( Frequency), kiểm định tham số trung bình mẫu (One Sample T-test). Sử dụng kiểm định (Independent Sample T-test) đối với những biến có hai mẫu độc lập, được sử dụng đối với biến giới tính ở dữ liệu công nhân và nhân viên hành chính. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA đối với những biến có nhiều hơn hai mẫu. Đối với những biến mà khi phân tích ANOVA không có ý nghĩa (tức phương sai của các nhóm không bằng nhau) khi đó ta sử dụng kết quả kiểm định ANOVA để thay thế cho ANOVA. Đồng thời để nắm được sự khác nhau như thế nào giữa các biến khi phân theo các nhóm khác nhau ta sử dụng phân tích sâu ANOVA Post hoc test. Kết quả thống kê mô tả và kiểm định cho thấy công nhân và nhân viên có sự đánh giá khác nhau về các chính sách tạo động lực làm việc tại Xí nghiệp May Lao Bảo. Cụ thể đa số đội ngũ công nhân làm việc tại xưởng đánh giá ở mức điểm trung bình 3.3 nhân viên đánh giá ở mức điểm trung bình cáo hơn 3,7. Đồng thời, theo kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về mức độ cảm nhận đối với chính sách tạo động lực làm SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại x Khoá luận tốt nghiệp việc đối với công nhân khi phân theo trình độ văn hoá, thu nhập và số năm làm việc, còn ở nhóm nhân viên hành chính phân theo thu nhập và số năm làm việc. Qua kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các nhà quản trị tại Xí nghiệp thấy được thực trạng động lực làm việc của người lao động. Thông qua đó, các nhà quản trị trong Xí nghiệp sẽ có biện pháp theo dõi, quản lý và điều chính lại các chính sách tạo động lực nhằm tăng cường động lực làm việc cho người lao động, nhằm nâng cao long trung thành đối với Xí nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại xi Khoá luận tốt nghiệp Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Nhân lực là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Một nguồn nhân lực chất lượng, nắm bắt được các cơ hội của thị trường sẽ là nền tảng tốt nhất để doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Nhân lực là đầu vào quan trọng nhất, quyết định quá trình kết hợp các nguồn lực khác một cách có hiệu quả để tạo ra sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trong doanh nghiệp có nhiều thành phần lao động bao gồm lao động trí óc và lao động chân tay, vì vậy vấn đề quản lí và tạo động lực cho người lao động thường gặp nhiều khó khăn và phức tạp, tuy nhiên nếu có thể tạo ra được một chính sách hợp lí thì sẽ có được một sự phối hợp nhịp nhàng giữa những người lao động, nhờ vậy năng suất lao động sẽ được nâng cao. Hiện nay, ở Việt Nam, vấn đề tạo động lực cho người lao động chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Các chính sách về vấn đề này còn chung chung, chưa thực sự tác động tích cực đến thái độ làm việc và khai thác được tối đa tiềm năng của người lao động, nhất là tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường chỉ áp dụng các chính sách chung theo quy định của nhà nước và các chủ doanh nghiệp luôn chạy theo lợi nhuận trước mắt, chưa quan tâm đến các vấn đề của người lao động, nhất là lao động mang tính thời vụ. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài thường làm rất tốt công tác này và xem đây là yếu tố quan trọng mặc dù lao động trong các doanh nghiệp nước ngoài bao gồm nhiều quốc tịch, nhiều nền văn hóa khác nhau. Con người không chỉ khác nhau về khả năng hành động mà còn khác nhau về ý chí hành động hoặc sự thúc đẩy, vì mỗi con người là một cá thể khác nhau về tâm lý, tính cách… Do vậy, động cơ thúc đẩy họ làm việc cũng khác nhau. Vấn đề đặt ra với nhà quản trị là xác định chính xác các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên để từ đó có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích tính tự giác và nhận thức trong lao động của tất cả mọi người trong việc hoàn thành các nhiệm vụ. Có rất nhiều lí thuyết về tạo động lực được các nhà kinh tế và các chuyên gia về quản trị nhân sự đưa ra như thuyết động viên của Douglas McGregor, thuyết nhu cầu SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại 1 Khoá luận tốt nghiệp của Maslow… hiện nay tại Việt Nam cũng có rất nhiều các nghiên cứu về vấn đề này nhưng việc áp dụng vào các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì các doanh nghiệp khác nhau thì cơ cấu lao động và tính chất lao động khác nhau. Trong ngành May thì thành phần lao động rất phức tạp và mang tính thời vụ rất cao, nhất là các đơn vị nhận may gia công, bên cạnh đó thì thị trường của ngành đang ngày có xu hướng thu hẹp, chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp từ Trung Quốc, do đó cần có một chính sách tạo động lực thật tốt và cụ thể cho từng doanh ngiệp nhằm tăng sức cạnh tranh. Đối với Xí nghiệp May Lao Bảo thì chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về tạo động lực cho người lao động của Xí nghiệp, do đó tôi chọn đề tài nghiên cứu “TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY LAO BẢO THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ THƯƠNG MẠI QUẢNG TRỊ” nhằm tìm ra các chính sách tạo động lực cụ thể cho công nhân viên của Xí nghiệp, qua đó tăng năng suất lao động và góp phần phát triển Xí nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu – Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về động lực làm việc của người lao động. – Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Xí nghiệp May – Công Ty Cổ Phần May và Thương Mại Quảng Trị. – Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giúp Xí nghiệp tăng cường động lực làm việc của người lao động trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu: động lực làm việc của người lao động ( bao gồm công nhân làm việc tại xưởng và nhân viên văn phòng ) tại Xí nghiệp may Lao Bảo – Công Ty Cổ Phần May và Thương Mại Quảng Trị, sau đây được gọi tắt là Xí nghiệp May Lao Bảo – Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung đi sâu vào các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến các yếu tố tạo động lực làm việc cho người lao động tại Xí nghiệp May Lao Bảo. SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại 2 Khoá luận tốt nghiệp + Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xí nghiệp May Lao Bảo. + Phạm vi thời gian Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập số liệu thô từ phía Xí nghiệp giai đoạn 2009- 2011. Nguồn số liệu sơ cấp: thu thập qua việc tiến hành phỏng vấn các đối tượng là người lao động tại Xí nghiệp bằng bảng hỏi trong khoảng thời gian từ 10/02/2012 đến 10/04/2012. Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2012-2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp chung Phương pháp nghiên cứu tổng quát của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng để khái quát đối tượng nghiên cứu và nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội… trong mối liên hệ chặt chẽ, biện chứng trong sự vận động và biến đổi không ngừng của nó. 1.4.2. Phương pháp thu thập thông tin – Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu từ các tài liệu, các báo cáo hàng năm của Xí nghiệp và các tài liệu được công bó qua sách báo, khóa luận từ các trường Đại học, và các nguồn tài liệu được đăng tải trên các website. – Thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin về động lực làm việc của người lao động tại Xí nghiệp gồm các công nhân làm việc tại xưởng và nhân viên làm việc tại văn phòng. Sử dụng thang điểm Likert từ 1(rất đồng ý) đến 5(rất không đồng ý). Đối tượng để điều tra gửi bảng hỏi là nhân viên làm việc tại phòng ban và công nhân trực tiếp làm việc ở xí nghiệp. Phương pháp chọn mẫu:  Về kích thước mẫu, nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu cỡ mẫu nghiên cứu được xác định bằng việc sử dụng thông qua công thức: Z2  2 n = -------e2 SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại 3 Khoá luận tốt nghiệp 2: phương sai : độ lệch chuẩn n: kích cỡ mẫu e: sai số mẫu cho phép Z: độ lệch chuẩn Với đặc tính của một nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, độ tin cậy được lựa chọn là 95%, thông qua tra bảng : Z=1,96, với độ tin cậy này thì sai số mẫu cho phép là 0,05. Sau khi tiến hành điều tra thử với 30 bảng hỏi, tiến hành xử lý SPSS để tính độ lệch chuẩn. Giá trị 2 thu được là 0.315 Cỡ mẫu của nghiên cứu sẽ là: Z2 2 (1.96)2*(0.315)2 n = -------- = ------------------------ = 152,473 = 153 (mẫu) e2 (0.05)2  Phương pháp thu thập dữ liệu: Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Giai đoạn 1 Dạng Sơ bộ Phương Kỹ thuật pháp Định tính Phỏng vấn trực tiếp (kỹ thuật ánh xạ) Mẫu 5 đáp viên Bút vấn 2 Chính thức Định lượng (Khảo sát bảng câu hỏi) 153 mẫu Xử lý dữ liệu Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, với đặc điểm của đề tài trong lĩnh vực nhân sự của công ty nên việc tiếp cận tổng thể là tương đối dễ dàng. Do vậy, phương pháp chọn mẫu được thực hiện là phương pháp ngẫu nhiên phân tầng tỷ lệ. Nội dung và kết quả được thể hiện thông qua ba bước: SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại 4 Khoá luận tốt nghiệp Bước 1: Xác định địa bàn điều tra và tổng thể nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại cơ sở Xí Nghiệp May Lao Bảo - địa chỉ: 79 Lê Duẩn, Phường 1, Thị Xã Quảng Trị,Tỉnh Quảng Trị. Thông qua tiếp cận, thông tin về số lượng nhân viên tại xí nghiệp được thể hiện qua bảng: Số lượng lao động Tỷ lệ ( người ) (% ) Công nhân 202 80,8 Nhân viên hành chính 48 19,6 Bộ phận (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Xí Nghiệp May Lao Bảo) Bước 2: Xác định đối tượng điều tra Với việc lựa chọn phương pháp điều tra ngẫu nhiên phân tầng tỷ lệ, trên cơ sở danh sách nhân viên đã có, ở bước này sẽ xác định số lượng mẫu đối với từng nhóm khách thể nghiên cứu khác nhau. Số lượng nhân viên hành chính tại Xí nghiệp là 48 - chiếm 19,2% tổng thể nghiên cứu. Vậy số lượng mẫu là nhân viên hành chính tại Xí Nghiệp sẽ là 19,2%* 153 = 30 (người) Số lượng công nhân tại Xí Nghiệp là 202 - chiếm 80,8% tổng thể nghiên cứu. Vậy số lượng mẫu là công nhân tại Xí Nghiệp 80,8% * 153 = 124 (người) Sẽ có 124 mẫu điều tra công nhân và 30 mẫu điều tra nhân viên hành chính. Tên đích danh của công nhân, nhân viên được điều tra được xác định trên cơ sở danh sách xếp theo alphabe. Bước nhảy k trên danh sách sẽ là: K = N/n Với n: số mẫu công nhân/nhân viên dự kiến (n = 153 người) N:tổng thể công nhân/nhân viên (N = 250 người) Vậy K = 250/153 = 1.633 Vậy cứ 1.633 người sẽ chọn 1 người để điều tra, trong trường hợp có lý do cụ thể mẫu được chọn không thể tiến hành điều tra được, thì sẽ chọn người kế tiếp trong danh sách để tiến hành điều tra. Tổng hợp kết quả khảo sát đối với công nhân có 4 phiếu không hợp lệ và nhân SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại 5 Khoá luận tốt nghiệp viên là 0 phiếu không hợp lệ. Còn lại số mẫu công nhân là 120 và nhân viên là 30. Bước 3: Tiến hành điều tra Sau khi xác định được đối tượng nghiên cứu, điều tra viên sẽ tiếp cận và thu thập thông tin từ đối tượng này. 1.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Trên cơ sở thu thập số liệu thu thập được, sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình phương, phương pháp so sánh để phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất của công ty qua các năm. Để đảm bảo cho kết quả phân tích được chính xác, đối với các phiếu phỏng vấn người lao động sẽ được xử lý qua hai cơ sở dữ liệu khác nhau và được xữ lý độc lập. Các phương pháp thống kê được sử dụng gồm: – Thống kê tần suất ( Frequencies) – Kiểm định tham số trung bình mẫu (One – Sample T- test): Sử dụng thang điểm Likert : từ 1-5 đánh giá rất đồng ý đến rất không đồng ý. Giả thuyết cần kiểm định : H0: µ=Giá trị kiểm định (Test value) (chấp nhận nếu 0,1> (Sig.) >= 0,05) H1: µ≠ Giá trị kiểm định (Test value) (chấp nhận nếu (Sig.) < 0,05). – Kiểm định tham số trug bình mẫu ( Independent Sample t-test ) đối với những biến độc lập có hai mẫu – Kiểm định phương sai một chiều ( Oneway ANOVA ) đối với những biến độc lập có nhiều hơn hai mẫu – (*) Kiểm định Kruskal wallis thay cho kiểm định ANOVA trong trường hợp phương sai không đồng nhất. Giả thuyết cần kiểm định : H0 : không có sự khác biệt về các cách thức đánh giá giữa các nhóm công nhân viên (Sig.>0,05) H1: có sự khác biệt về cách thức đánh giá giữa các nhóm công nhân viên(Sig.<0,05) SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại 6 Khoá luận tốt nghiệp 1.5. Kết cấu của đề tài PHẦN I: Đặt vấn đề PHẦN II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Nội dung của phần này được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Xí Nghiệp May Lao Bảo Chương 3: Một số giải pháp nhằm tang cường động lực làm việc cho người lao động tại Xí Nghiệp May Lao Bảo PHẦN III: Kết luận và kiến nghị SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại 7 Khoá luận tốt nghiệp Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1.1. Một khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về nhu cầu Từ điển Bách khoa Toàn thư triết học của Liên Xô định nghĩa: “Nhu cầu là sự cần hay sự thiếu hụt một cái gì đó thiết yếu để duy trì hoạt động sống của cơ chế một cá nhân con người, một nhóm xã hội hay xã hội nói chung, là động cơ bên trong của tính tích cực” Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Như vậy, đặc trưng cơ bản của nhu cầu là trạng thái thiếu hụt của cơ thể cần phải được bù đắp để tồn tại và phát triển bình thường. 1.1.1.2. Khái niệm về lợi ích Lợi ích là mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người trong những điều kiện nhất định. Lợi ích càng lớn thể hiện mức độ thỏa mãn nhu cầu càng cao, động lực càng được tạo ra. Kết luận: Nhu cầu –> Lợi ích –> Động lực 1.1.1.3. Khái niệm về động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho người lao động Động lực làm việc là một động lực có ý thức hay vô thức khơi dậy và hướng hành động vào việc đạt được mục tiêu mong đợi. Đây là sức mạnh tác động lên một người hoặc sức mạnh nảy sinh ngay trong con người, thúc đẩy người đó hành động hướng tới một mục tiêu nhất định. Một nhân viên có động lực làm việc cao là một người năng động, chịu đầu tư sức lực và tinh thần để hoàn thành công việc của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra. SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại 8 Khoá luận tốt nghiệp Tạo động lực làm việc là vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị của mỗi doanh nghiệp. Các nhà quản trị muốn xây dựng doanh nghiệp vững mạnh thì phải dùng mọi biện pháp để kích thích người lao động hăng say làm việc, phát huy tính sáng tạo của họ trong quá trình làm việc. Đây là vấn đề tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. Tạo động lực cho người lao động là tất cả các biện pháp của nhà quản trị hướng vào người lao động nhằm tạo ra động cơ nhằm thúc đẩy tính tích cực, tự giác, sang tạo của họ trong quá trình làm việc. Vấn đề quan trọng của động lực là mục tiêu nhưng làm thế nào để tạo ra những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, tạo cho người lao động hăng say và nỗ lực hết mình trong công việc thì người lao động phải biết được mục đích hướng tới của người lao động sẽ là gì. Việc dự đoán và kiểm soát hành động của người lao động hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua việc nhận biết động cơ và nhu cầu của họ. Nhà quản trị muốn nhân viên của mình nỗ lực hết sức vì doanh nghiệp thì họ phải sử dụng tất cả các biện pháp khuyến khích đối với người lao động đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Khuyến khích bằng vật chất lẫn tinh thần, tạo ra một bầu không khí thi đua trong nhân viên có nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các nhà quản trị đã từng nói “Sự thành bại của công ty thường phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý nhân viên trong doanh nghiệp như thế nào” Quá trình của động cơ: 1. Nhu cầu chưa được thõa mãn Tìm cách thỏa mãn nhu cầu Thưởng / phạt 2. Hành động hướng tới mục tiêu 3. Thỏa mãn nhu cầu Kết quả (Nguồn: Bài giảng quản trị bán hàng ) Sơ đồ 1.1 : Quá trình của động cơ SVTH: Nguyễn Thị Diệu Minh –Lớp K42 QTKD Thương Mại 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan