Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học sao đỏ (tt0...

Tài liệu Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học sao đỏ (tt0

.PDF
16
202
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ PHƯỢNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ PHƯỢNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN Hà Nội – 2016 TÓM TẮT Luận văn được chia làm 4 chương: Chương 1 giới thiệu khái quát về tình hình nghiên cứu nước ngoài, tình hình nghiên cứu trong nước và tình hình nghiên cứu tại Trường Đại học Sao Đỏ. Trong phần cơ sở lý luận, tác giả xuất phát từ những khái niệm cơ bản bao gồm tạo động lực, tạo động lực làm việc, giảng viên, trường đại học và rút ra khái niệm chung về “Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại học Sao Đỏ”. Sau đó, tác giả đi vào phân tích các yếu tố tạo nên động lực làm việc cho giảng viên, từ đó xác định nội dung tạo động lực làm việc cho giảng viên. Chương 2 tập trung giới thiệu mô hình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp. Chương 3 phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Đại học Sao Đỏ bao gồm các nội dung sau: Tạo động lực làm việc cho giảng viên thông qua tiền lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi, công việc, môi trường vật chất, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo và phát triển, văn hóa nhà trường, phong cách lãnh đạo và mối quan hệ với đồng nghiệp. Chương 4 hoàn thiện một số giải pháp đối với tạo động lực cho giảng viên tại Trường Đại học Sao Đỏ dựa trên những phân tích thực trạng ở chương 3 và những mục tiêu phát triển của Trường đến năm 2020. MỤC LỤC Danh mục các bảng...................................................................................................i Danh mục các hình vẽ.......................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 49 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ............................................................................................52 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC .............................. 52 1.1.1.Tình hình nghiên cứu nước ngoài. ................................................................. 52 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 54 1.1.3.Tình hình nghiên cứu tại Trường Đại học Sao Đỏ ...... Error! Bookmark not defined. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC...................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Sự cần thiết phải tạo động lực làm việc cho giảng viên. ... Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Một số mô hình lý thuyết về tạo động lực làm việc có ứng dụng cho đề tài............................................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Một số khái niệm cơ bản về tạo động lực ..... Error! Bookmark not defined. 1.2.4. Đặc điểm lao động là giảng viên .................. Error! Bookmark not defined. 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tạo nên động lực làm việc cho giảng viên ........ Error! Bookmark not defined. 1.2.6. Nội dung tạo động lực làm việc cho giảng viên các trường đại học .... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... Error! Bookmark not defined. 2.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... Error! Bookmark not defined. 2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................... Error! Bookmark not defined. 2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ ............. Error! Bookmark not defined. 3.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ ....... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Giới thiệu chung................................................ Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ................... Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức .......................... Error! Bookmark not defined. 3.1.4. Ngành nghề và quy mô đào tạo .................... Error! Bookmark not defined. 3.2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ. ............................... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Tạo động lực làm việc thông qua tiền lương, thưởng, phụ cấp ............ Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Tạo động lực làm việc thông qua hệ thống phúc lợi... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Tạo động lực làm việc thông qua công việc . Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Tạo động lực làm việc thông qua tạo xây dựng môi trường vật chất, điều kiện làm việc thuận lợi. ........................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.5. Tạo động lực làm việc thông qua tạo cơ hội đào tạo và phát triển ....... Error! Bookmark not defined. 3.2.6. Tạo động lực làm việc thông qua phát triển văn hoá nhà trường, tạo bồi không khí làm việc .................................................. Error! Bookmark not defined. 3.2.7. Tạo động lực làm việc thông qua mối quan hệ với lãnh đạo ................ Error! Bookmark not defined. 3.2.8. Tạo động lực làm việc thông qua mối quan hệ với đồng nghiệp.......... Error! Bookmark not defined. 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎError! Bookmark not defined. 3.3. 1. Ưu điểm............. .......................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN .................................................. Error! Bookmark not defined. 4.1. TẦM NHÌN – SỨ MẠNG – CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ ĐẾN NĂM 2020 ............................................................................. Error! Bookmark not defined. 4.1.1. Tầm nhìn – sứ mạng – chính sách chất lượng ............ Error! Bookmark not defined. 4.1.2. Định hướng phát triển ................................... Error! Bookmark not defined. 4.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ĐỐI VỚI TẠO ĐỘNG LỰC CHO GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG. .................................................. Error! Bookmark not defined. 4.2.1. Tạo động lực làm việc là biện pháp lâu dài và quan trọng nhất để duy trì và phát triển nguồn nhân lực ....................................... Error! Bookmark not defined. 4.2.2. Tạo động lực làm việc là kết quả từ sự tác động một cách có hệ thống, đồng bộ các nội dung và các giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu và duy trì sự công bằng trong đối xử……. .................................................... Error! Bookmark not defined. 4.2.3. Tạo động lực là trách nhiệm thông suốt từ những người lãnh đạo đến bản thân người giảng viên nên cần phải huy động và cần sự hợp tác của người giảng viên vì mục tiêu phát triển của Nhà trường ............ Error! Bookmark not defined. 4.2.4. Tạo động lực làm việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Trường Đại học Sao Đỏ, nâng cao uy tín của Nhà trường. . Error! Bookmark not defined. 4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LƯC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ. ............ Error! Bookmark not defined. 4.3.1. Hoàn thiện chương trình tạo động lực qua chế độ lương, thưởng ....... Error! Bookmark not defined. 4.3.2. Hoàn thiện chương trình tạo động lực qua chế độ phúc lợi ................. Error! Bookmark not defined. 4.3.3. Hoàn thiện chương trình tạo động lực qua môi trường vật chất, điều kiện làm việc..................... .............................................. Error! Bookmark not defined. 4.3.4. Hoàn thiện chương trình tạo động lực qua cơ hội đào tạo và phát triển ........ Error! Bookmark not defined. 4.3.5. Hoàn thiện chương trình tạo động lực qua phát triển văn hóa nhà trường .... Error! Bookmark not defined. 4.3.6. Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc thông qua công việc trong nhà trường..................... ................................................. Error! Bookmark not defined. 4.3.7. Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc thông qua mối quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp ..................................................... Error! Bookmark not defined. 4.3.8. Các giải pháp khác ........................................ Error! Bookmark not defined. 4.1. KIẾN NGHỊ ........................................................ Error! Bookmark not defined. 4.1.1. Kiến nghị với Nhà nước ................................ Error! Bookmark not defined. 4.4.2. Kiến nghị với Bộ Công Thương ................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ................................................................ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 56 PHỤ LỤC ................................................................... Error! Bookmark not defined. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người trong tương lai. Trường đại học là một cơ sở giáo dục đại học nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia, là nơi đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất và trình độ cao. Tại các trường đại học, giảng viên là người đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Nhà trường. Một trường đại học có thể đạt được vị trí uy tín lớn khi có những giảng viên làm việc tích cực, sáng tạo và tâm huyết với nghề. Điều đó phụ thuộc vào cách thức và phương pháp mà những nhà quản lý sử dụng để tạo động lực làm việc cho giảng viên. Trường Đại Học Sao Đỏ là một đơn vị trực thuộc bộ Công thương với số lượng cán bộ viên chức 425 người phân bổ trên 10 khoa với 12 phòng chức năng (trong đó có 358 giảng viên). Nhiệm vụ chính là đào tạo một số ngành, nghề thuộc khối ngành kinh tế, kỹ thuật. Chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào đội ngũ giảng viên, cho nên tình hình hoạt động của Nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, chuyên môn nghiệp cũng như sự hăng say trong lao động của họ. Do đó, để có được một đội ngũ giảng viên nhiệt huyết, năng lực, gắn bó lâu dài và cùng nhau xây dựng Nhà trường là một điều hết sức quan trọng, nhất là đội ngũ giảng viên có trình độ. Đặc biệt với tình hình hiện nay, khi mà một số trường đại học nói chung, trường đại học Sao Đỏ nói riêng đang gặp phải khó khăn về vấn đề tuyển sinh. Nhận thức được điều này, Ban Giám hiệu Trường Đại Học Sao Đỏ đã chú trọng đến việc tạo động lực làm việc cho giảng viên. Song bên cạnh những mặt đạt được, công tác tạo động lực cho giảng viên tại Trường Đại học Sao Đỏ còn tồn tại những hạn chế cần được nhận diện đầy đủ là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng công tác này. Qua quá trình tìm hiểu và làm việc tại Trường Đại học Sao Đỏ, tôi nhận thấy trong công tác tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Đại học Sao Đỏ còn những hạn chế như sau: 49 - Chính sách đãi ngộ chưa phù hợp để giảng viên tâm huyết với nghề và yên tâm công tác lâu dài. - Thời gian làm việc và định mức giờ giảng mỗi năm của giảng viên hay thay đổi dẫn đến ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên. - Tiêu chí thi đua khen thưởng còn chưa rõ ràng nên gây ra hiện tượng cào bằng giữa các giảng viên, chưa xây dựng quy trình xét thưởng công bằng. - Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức. - Chế độ khuyến khích giảng viên đi học nâng cao kiến thức chưa được quan tâm nhiều. Do đó, công tác tạo động lực làm việc cho giảng viên chưa đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ thực trạng trên cùng với những kiến thức đã được học trong chương trình Cao học quản trị kinh doanh do trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, tác giả lựa chọ đề tài: “ Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại học Sao Đỏ” làm đề tài luận văn cao học của mình. Để tài đã đặt ra 2 câu hỏi nghiên cứu là: + Công tác tạo đông lực cho giảng viên Trường Đại học Sao Đỏ hiện nay như thế nào? + Giải pháp nào để nâng cao động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại học Sao Đỏ? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là đề xuất các giải pháp hoàn thiện tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Đại học Sao Đỏ.  Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định khung lý thuyết về tạo động lực làm việc cho giảng viên trong các trường Đại học. - Đánh giá hiện trạng công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trường Đại học Sao Đỏ trong giai đoạn vừa qua. - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trường Đại học Sao Đỏ. 50 - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại Sao Đỏ. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường đại học nói chung và Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian và thời gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Sao Đỏ thông qua các dữ liệu được thu thập từ năm 2010 đến năm 2016. + Về nội dụng: Đề tài nghiên cứu một số nội dung chủ yếu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng tạo nên động lực làm việc cho giảng viên. 1. Những đóng góp mới của luận văn nghiên cứu Đóng góp nổi bật của luận văn là nghiên cứu vấn đề tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Sao Đỏ - nơi chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác tạo động lực làm việc cho giảng viên của Trường. Trong khi đó: - Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về động lực làm việc cho giảng viên trong các trường đại học từ đó làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá, phân tích về tạo động lực cho giảng viên Trường Đại học Sao Đỏ. - Về thực tiễn: Vận dụng lý luận vào xem xét, đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại học Sao Đỏ, từ đó chỉ ra những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế của công tác tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại học Sao Đỏ. 2. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục, bảng biểu, danh sách từ viết tắt, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 4 chương: - Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận về tạo động lực làm việc cho giảng viên trong trường Đại học. - Chương 2. Phương pháp nghiên cứu - Chương 3. Thực trạng tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường Đại học Sao Đỏ. - Chương 4. Giải pháp hoàn thiện về tạo động lực làm việc cho giảng viên trường Đại Học Sao Đỏ. 51 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Trong một tổ chức, nguồn nhân lực được coi là nguồn lực quan trọng nhất, bởi vì con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào, không phải ở bất cứ nơi đâu con người cũng hăng hái, tận tụy làm việc như ta mong muốn. Tạo động lực sẽ giúp người lao động làm việc hăng say hơn, làm tăng năng suất lao động và chất lượng công việc, tạo ra sự hứng thú với công việc từ đó các nhiệm vụ chung của đơn vị sẽ được giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả, năng suất lao động sẽ cao hơn. Chính vì lẽ đó, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới từ lâu đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tạo động lực lao động cho người lao động. Có nhiều quan điểm khác nhau về tạo động lực được đưa ra trong nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học. Tại Việt Nam, xuất hiện nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này được công bố trên các ấn phẩm sách, báo, luận án, luận văn. Tuy vậy, những công trình tiêu biểu nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho giảng viên tại các trường đại học chưa nhiều. Tại Trường Đại học Sao Đỏ, đề tài này chưa có tác giả nào nghiên cứu. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài. Đề tài nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho người lao động đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Các công trình này đã xây dựng được hệ thống các khái niệm liên quan đến hoạt động tạo động lực cho người lao động và các yếu tố tác động đến nó, có thể kể đến một số học thuyết nổi tiếng như: Học thuyết nhu cầu của A. Maslow; Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg; Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964); Thuyết tạo động lực thúc đẩy theo nhu cầu của David Mc Clelland (1960)... 52 Qua quá trình tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, tra cứu tại các nguồn thông tin khác nhau, tác giả đã thu thập được một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về công tác tạo động lực lao động của nước ngoài như sau: - Robert Heller, Động viên nhân viên. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Kim Phượng, 2007, Hồ Chí Minh; Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Với mục đích hướng dẫn người đọc ứng dụng các lý thuyết động viên và duy trì một môi trường tích cực ở nơi làm việc. Cuốn sách đã mô tả các nhu cầu khác nhau của nhân viên đến việc đưa ra các chế độ khuyến khích, hay cách thức sử dụng cùng lúc nhiều kỹ năng đào tạo để tăng sự thỏa mãn công việc của nhân viên. - Anne Bruce, Khích lệ từng nhân viên như thế nào. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trần Thị Anh Oanh, 2008, Hồ Chí Minh; Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Nêu ra những vấn đề động cơ thúc đẩy đội ngũ nhân viên và tổ chức cùng với những ví dụ minh họa cụ thể. - Ken Blanchard, Ph.D. Sheldon Bowles, Bí quyết phát huy nhiệt huyết nhân viên. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Việt Hà, Thu An, 20008, Hà Nội. Nhà xuất bản trẻ. Là một câu chuyện được tác giả ghi lại để phổ biến cho người đọc các tình huống mà tác giả đã gặp và đã xử lý để làm tăng doanh thu, thay đổi môi trường và cung cách làm việc. Nắng suất, lợi nhuận, ý tưởng sáng tạo, chất lượng dịch vụ khách hàng…tất cả đều được xây dựng trên cơ sở lòng nhiệt tình, sự đam mê và tinh thần dũng cảm dám thay đổi của nhân viên, những người đang cùng nhau làm việc và phấn đấu cho mục tiêu chung. - Luận văn thạc sỹ “Taking on the Chinese Challenge: Motivating Chinese employees at Swedish companies in China, Isabelle Zhang, Stockholm School of Economics, Master Thesis Within International Business, 2009”. [23;tr26] Luận văn đã làm sáng tỏ các vấn đề động lực nhân viên và những thách thức lãnh đạo có liên quan do số lượng các công ty Thụy Điển tại Trung Quốc ngày càng tăng. Dữ liệu thực nghiệm được chủ yếu được thu thập từ các cuộc phỏng vấn định tính với các nhà quản lý và nhân viên không quản lý ở các năm công ty Thụy Điển ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy công việc thú vị và có sự thăng tiến là những yếu 53 tố động lực quan trọng nhất cho người lao động Trung Quốc tại công ty Thụy Điển ở Trung Quốc. Cuối cùng, các nhà quản lý Thụy Điển cần phải cân nhắc đến động lực làm việc của nhân viên ở Trung Quốc trước khi cho họ vào làm việc. - Bài viết “Teacher Motivation and Professional Development, Schieb L.J.Karabenick, S.A, 2011” đã cung cấp thông tin về động lực giáo viên công tác trong lĩnh vực toán học và khoa học nói chung, [24;tr7]. Có rất nhiều các yếu tố làm ảnh hưởng đến tạo động lực cho giáo viên như phần thưởng thích đáng, quyền tự chủ của giáo viên, hỗ trợ hành chính và chính sách giáo dục, trong đó yếu tố quan trọng nhất là quyền tự chủ của giáo viên. Tuy nhiên, bài viết còn chưa nêu ra được các biện pháp để cải cách chương trình giảng dạy và tạo động lực cho giáo viên. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề tạo động lực cho người lao động được công bố trên các sách, báo, tạp chí, luận văn tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, tuy nhiên những công trình tiêu biểu nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho giảng viên các trong trường đại học, cao đẳng thì chưa nhiều. Trong khuôn khổ bài luận văn này, tác giả xin trình bày một số công trình điển hình sau: - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân và Ths. Nguyễn Văn Điền, 2004, giáo trình quản trị nhân lực, Hà Nội; Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả đã cung cấp kiến thức cơ bản và có hệ thống về quản trị nhân lực trong tổ chức, từ khi người lao động bước vào làm việc đến khi ra khỏi quá trình lao động , những kiến thức vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn của Việt Nam. - PGS.TS Bùi Anh Tuấn, 2003, Hành vi tổ chức, Hà Nội; Nhà xuất bản Thống kê. Tác giả đã phân tích những hành vi tổ chức và quan tâm đến vấn đề văn hóa trong tổ chức, coi đó là những yếu tố ảnh hưởng tới việc động viên người lao động. Bài báo “Một số yếu tố khách quan tác động đến động cơ giảng dạy của giảng viên đại học” của Nguyễn Văn Lượt, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) [11; tr.33-43], ngày 10/2/2012 đã phản ánh kết quả khảo sát 386 giảng viên của 4 trường Đại học trên địa bàn Hà Nội về một số yếu tố 54 khách quan tác động đến động cơ giảng dạy của họ. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Các yếu tố khách quan được nghiên cứu bao gồm: môi trường làm việc; cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy; chính sách lương, thưởng, đãi ngộ đối với giảng viên và tập thể sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giảng viên đánh giá tích cực các yếu tố khách quan trên có ảnh hưởng đến động cơ giảng dạy của họ. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm giảng viên nam và giảng viên nữ khi đánh giá về yếu tố “Môi trường làm việc” và “Tập thể sinh viên”; có sự khác biệt trong đánh giá về yếu tố “Môi trường làm việc” giữa nhóm giảng viên có tuổi đời dưới 35 và trên 35 tuổi. Trong số các yếu tố khách quan được khảo sát, 2 yếu tố “Môi trường làm việc” và “ Tập thể sinh viên” ảnh hưởng đến các dạng động cơ giảng dạy của giảng viên đại học mạnh mẽ và rõ nét hơn so với các yếu tố “Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy” và “Chính sách lương, thưởng đãi ngộ đối với giảng viên”. So sánh sự tác động của các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan đến động cơ giảng dạy của giảng viên đại học có thể thấy các yếu tố chủ quan có tác động đến động cơ giảng dạy của giảng viên đại học mạnh mẽ hơn so với các yếu tố chủ quan. Bài báo “Mô hình tạo động lực trong các trường đại học công lập” của Ths. Cảnh Chí Dũng, Tạp chí Cộng sản ngày 15/8/2012 đã nêu cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực trong các trường đại học công lập và chỉ ra những nội dung mô hình tạo động lực cho các trường đại học công lập nước ta. Chủ thể, khách thể và đối tượng của quá trình tạo động lực đã được phân tích rõ ràng trong mô hình này. Quá trình này do chủ thể tìm, sử dụng những giải pháp phù hợp với nhu cầu của đối tượng dựa trên cơ sở nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu phát triển định trước.[8; tr.10] Ngoài ra, bài viết trên còn nhấn mạnh vai trò cốt lõi của chủ thể - hiệu trưởng trong quá trình tạo động lực. Thông qua mô hình này chỉ ra được mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố tác động tới động lực của người lao động, quá trình tạo động lực và việc khai thác các yếu tố là một khâu quan không thể thiếu tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho quá trình tạo động lực với giảng viên của nhà trường. 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, 2011, Thông tư liên tịch số 68 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội. 2. BGDĐT-BNV, 2014, Thông tư liên tịch số 36 về quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội. 3. Bộ Nội vụ, 2005, Thông tư số 04 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội. 4. Business Edge, 2007. Tạo động lực làm việc – phải chăng chỉ có thể bằng tiền?. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ. 5. Trần Xuân Cầu và cộng sự, 1998. Giáo trình Kinh tế lao động. Hà Nội: NXB Giáo dục. 6. Chính phủ, 2004, Nghị định số 204 về chế độ tiền lương đối với cán bộ,công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội. 7. Chính phủ, 2013, Nghị định 141 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội. 8. Cảnh Chí Dũng, 2012. Mô hình tạo động lực trong các trường đại học công lập. Tạp chí Cộng sản, số 15, trang 23-25. 9. Mai Thanh Lan, 2014. Ảnh hưởng của chế độ đãi ngộ và phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của đội ngũ nhà giáo – nghiên cứu tại tỉnh Bình Định. Tạp chí Khoa học Thương Mại, số 10, trang 15-19. 10. Phạm Vũ Luận, 2005. Chuỗi phản ứng động cơ thúc đẩy cá nhân. Hà Nội : NXB Trẻ. 11. Nguyễn Văn Lượt, 2012. Một số yếu tố khách quan tác động đến động cơ giảng dạy của giảng viên đại học, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn. 56 12. Lê Đình Lý, 2005. Chính sách tạo động lực cho cán bộ, công chức cấp xã nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 13. Nguyễn Thị Mây, 2013. Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho cán bộ, giảng viên Trường Đại học Hải Dương. Luận văn thạc sĩ. Trường ĐH Kinh tế ĐHQGHN 14. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2007. Giáo trình Quản trị nhân lực, Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2002, Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội. 16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010, Luật Viên chức. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội. 17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012, Luật Giáo dục Đại học. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội. 18. Lê Phong, 2013. Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên Trường Cao đẳng Đức Trí – Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN. 19. Bùi Anh Tuấn, 2003. Giáo trình Hành vi tổ chức. Hà Nội: NXB Thống kê. 20. Thủ tướng Chính phủ, 2005, Quyết định số 244 về chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo. 21. Vũ Thị Uyên, 2007. Tạo động lực cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020. Luận án tiến sỹ. Trường ĐH Kinh tế. 22. Trần Thị Hồng Vân, 2012. Giải pháp tạo động lực thúc đẩy làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng Phương Đông – Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Trường ĐH Kinh tế. Tiếng Anh 23. Isabelle Zhang, 2009. Taking on the Chinese Challenge: Motivating Chinese employees at Swedish companies in China, Stockholm School of Economics. Master Thesis Within International Business 24. Schieb L.J.Karabenick, 2011. Teacher Development, S.A. 57 Motivation and Professional
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan