Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng trưởng và thương mại trường hợp nước lớn, nước nhỏ...

Tài liệu Tăng trưởng và thương mại trường hợp nước lớn, nước nhỏ

.DOCX
12
21
140

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ BÀI THẢO LUẬN ĐỀ TÀI : Tăng trưởng và thương mại trường hợp nước lớn – nước nhỏ Giảng viên: Ths Phan Thị Thu Giang Nhóm thực hiện: Lớp học phần: Hà Nội - 2020 NỘI DUNG PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1. Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ) hoặc tổng sản lượng quốc dân ( GNP ) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính trên bình quân đầu người trong một thời gian nhất định 2. Tăng trưởng thuận chiều: Tăng trưởng thuận chiều là tăng trưởng khiến cấp độ tăng sản lượng hàng hóa có lợi thế so sánh của quốc gia đó tăng nhanh hơn so với cấp độ tăng sản lượng hàng hóa mà quốc gia không có lợi thế so sánh 3. Tăng trưởng ngược chiều: Tăng trưởng ngược chiều là tăng trưởng khiến cấp độ tăng sản lượng hàng hóa không có lợi thế so sánh trong quốc gia đó tăng nhanh hơn so với cấp độ tăng sản lượng hàng hóa mà quốc gia có lợi thế so sánh 4. Nước lớn: Nước lớn là khái niệm chỉ các quốc gia mà cung ứng sản xuất các loại hàng hóa của nước đó đủ lớn để có thể ảnh hưởng đến giá của hàng hóa đó trên thị trường thế giới 5. Nước nhỏ: Nước nhỏ là khái niệm chỉ các quốc gia mà cung ứng sản xuất các loại hàng hóa của nước đó không làm ảnh hưởng đến mức giá các loại hàng hóa đó trên thị trường thế giới PHẦN 2: PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG HỢP NƯỚC LỚN – NƯỚC NHỎ 1. Tăng trưởng, tương quan thương mại và phúc lợi của quốc gia nhỏ: 1.1 giả thiết: Xét quốc gia 1 là nước nhỏ, dư thừa lao động, đang sản xuất 2 loại hàng hóa X và Y. Quốc gia 1 có lợi thế so sánh trong hàng hóa X, không có lợi thế so sánh trong hàng hóa Y. Hàng hóa X chứa nhiều lao động, hàng hóa Y chứ nhiều vốn 1.2 Tăng trưởng thuận chiều với nước nhỏ  Trước tăng trưởng: - Đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia 1 mở rộng về phía trục Ox hơn do quốc gia 1 có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hóa X - Quốc gia 1 sản xuất tốt nhất tại điểm B. mức giá tại B thì bằng mức giá trên thế giới PB =Pw . Quốc gia 1 trao đổi xuất khẩu một lượng X nhập khẩu 1 lượng Y và đạt điểm tiêu dùng tại điểm E.  Sau tăng trưởng: - Quốc gia 1 đang tăng trưởng thuận chiều nên cấp độ tăng sản lượng hàng hóa X sẽ tăng nhanh hơn cấp độ tăng sản lượng hàng hóa Y. do vậy đường giới hạn khả năng sản xuất mới của quốc gia 1 sẽ được đẩy ra phía bên ngoài và mở rộng nhiều hơn về phía trục Ox - Quốc gia 1 là nước nhỏ nên khi tăng trưởng thuận chiều sẽ không làm ảnh hưởng đến mức giá thế giới ( Pw không đổi ), mức giá PX của quốc gia 1 không đổi, do vậy quốc PY gia 1 sẽ sản xuất tốt nhất tại điểm B’ ( điểm B’ thuộc đường giới hạn khả năng sản xuất mới và nằm dưới điểm B) . Tại B’ ta có: PB ' =P w = PB ( 2 đường PB và PB ' song song với nhau ) - Tại B’ quốc gia 1 trao đổi 1 xuất khẩu một lượng X nhập khẩu lấy 1 lượng Y và đạt điểm tiêu dùng mới tại điểm E’ nằm trên đường bàng quang xã hội mới cao hơn đường bàng quang xã hội trước tăng trưởng. => quốc gia 1 có phúc lợi tăng sau tăng trưởng thuận chiều  Kết luận: - Quốc gia 1 có mức cung ứng sản lượng hàng hóa X tăng lên dẫn đến lượng xuất khẩu hàng hóa X của quốc gia 1 cũng tăng lên.  Lượng hàng hóa tham gia vào thương mại của quốc gia 1 sau tăng trưởng tăng lên - Tương quan thương mại PX của quốc gia 1 không đổi ( được mô tả dựa trên đường PY chấp nhận thương mại của quốc gia 1 sau tăng trưởng ) Y O X Đường chấp nhận thương mại của quốc gia 1 sau tăng trưởng dịch chuyển ra bên ngoài thể hiện lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên, Pw không đổi  Tăng trưởng thuận chiều làm tổng lợi ích của quốc gia 1 tăng lên 1.3 Tăng trưởng ngược chiều với nước nhỏ:  Trước tăng trưởng: - Đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia 1 mở rộng về phía trục Ox hơn do quốc gia 1 có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hóa X - Quốc gia 1 sản xuất tốt nhất tại điểm B. mức giá tại B thì bằng mức giá trên thế giới PB =Pw . Quốc gia 1 trao đổi xuất khẩu một lượng X nhập khẩu 1 lượng Y và đạt điểm tiêu dùng tại điểm E.  Sau tăng trưởng: - Quốc gia 1 đang tăng trưởng ngược chiều nên cấp độ tăng sản lượng hàng hóa Y của quốc gia 1 sẽ nhanh hơn cấp độ tăng sản lượng của hàng hóa X. do vậy đường giới hạn khả năng sản xuất mới của quốc gia 1 sẽ đẩy ra phía bên ngoài và mở rộng hơn về phía trục Oy - Quốc gia 1 là nước nhỏ nên khi tăng trưởng ngược chiều sẽ không làm ảnh hưởng đến mức giá thế giới ( Pw không đổi ), mức giá PX của quốc gia 1 không đổi, do vậy quốc PY gia 1 sẽ sản xuất tốt nhất tại điểm B’ ( điểm B’ thuộc đường giới hạn khả năng sản xuất mới và nằm trên điểm B) . Tại B’ ta có: PB ' =P w = PB ( 2 đường PB và PB ' song song với nhau ) - Tại B’ quốc gia 1 trao đổi 1 xuất khẩu một lượng X nhập khẩu lấy 1 lượng Y và đạt điểm tiêu dùng mới tại điểm E’ nằm trên đường bàng quang xã hội mới cao hơn đường bàng quang xã hội trước tăng trưởng. => quốc gia 1 có phúc lợi tăng sau tăng trưởng ngược chiều Y O X  Kết luận: - Quốc gia 1 có mức cung ứng sản lượng hàng hóa Y tăng lên dẫn đến lượng nhập khẩu của quốc gia 1 giảm. sản lượng hàng hóa X tăng ít dẫn tới lượng hàng hóa X xuất khẩu của quốc gia 1 cũng giảm theo  Lượng hàng hóa tham gia vào thương mại của quốc gia 1 giảm xuống - Tương quan thương mại PX của quốc gia 1 không đổi PY O Đường chấp nhận thương mại của quốc gia 1 dịch vào trong. Tương quan thương mại không đổi - Sau tăng trưởng ngược chiều, phúc lợi của quốc gia 1 tăng. 2.Tăng trưởng, tương quan thương mại và phúc lợi của quốc gia lớn: 2.1 giả thiết: Xét quốc gia 1 là nước lớn, dư thừa lao động, đang sản xuất 2 loại hàng hóa X và Y. Quốc gia 1 có lợi thế so sánh trong hàng hóa X, không có lợi thế so sánh trong hàng hóa Y. Hàng hóa X chứa nhiều lao động, hàng hóa Y chứ nhiều vốn 2.2 tăng trưởng thuận chiều với nước lớn:  Trước tăng trưởng: - Đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia 1 mở rộng về phía trục Ox hơn do quốc gia 1 có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hóa X - Quốc gia 1 sản xuất tốt nhất tại điểm B. mức giá tại B thì bằng mức giá trên thế giới PB =Pw . Quốc gia 1 trao đổi xuất khẩu một lượng X nhập khẩu 1 lượng Y và đạt điểm tiêu dùng tại điểm E.  Sau tăng trưởng: - quốc gia 1 sẽ có cấp độ tăng sản lượng của hàng hóa X nhanh hơn cấp độ tăng sản lượng của hàng hóa Y. do vậy đường giới hạn khả năng sản xuất mới của quốc gia 1 sẽ đẩy ra phía bên ngoài và mở rộng hơn về phía trục Ox - Quốc gia 1 là nước lớn nên sau tăng trưởng sản lượng hàng hóa X tăng lên dẫn đến lượng xuất khẩu hàng hóa X của quốc gia 1 tăng lên theo đẩy mức giá hàng hóa X giảm xuống .Tương quan thương mại của quốc gia 1 giảm, mức giá thế giới Pw cũng giảm.Quốc gia 1 sẽ sản xuất tốt nhất tại điểm B’ ( điểm B’ thuộc đường giới hạn khả năng sản xuất mới ). Tại B’ ta có: PB ' <¿ PB ( đường PB ' thoải hơn đường PB ) - Tại B’ quốc gia 1 trao đổi 1 xuất khẩu một lượng X nhập khẩu lấy 1 lượng Y và đạt điểm tiêu dùng mới tại điểm E’ nằm trên đường bàng quang xã hội mới cao hơn đường bàng quang xã hội trước tăng trưởng. => quốc gia 1 có phúc lợi tăng sau tăng trưởng thuận chiều O  Kết luận: - Quốc gia tăng trưởng thuận chiều sản lượng hàng hóa X tăng dẫn tới lượng hàng hóa X xuất khẩu tăng khiến lượng hàng hóa tham gia vào thương mại của quốc gia 1 tăng lên - Tương quan thương mại giảm xuống Y O X Đường chấp nhận thương mại của quốc gia 1 được đẩy ra bên ngoài ( OE’ thoải hơn OE) thể hiện lượng hàng hóa tham gia vào thương mại sau tăng trưởng tăng lên, tương quan thương mại giảm Tuy nhiên quốc gia 1 vẫn thu được lợi ích sau tăng trưởng thuận chiều  trường hợp đặc biệt – giảm phúc lợi thương mại:  Để quốc gia 1 bị giảm phúc lợi sau tăng trưởng ( E’ nằm trên đường bàng quan xã hội thấp hơn E) cần đồng thời 2 điều kiện: - Trước tăng trưởng, mức giá PX của quốc gia 1 rất cao ( PB rất dốc ). Nghĩa là mức giá PY hàng hoá X ( hàng hóa xuất khẩu ) rất cao, mức giá Y ( hàng hóa nhập khẩu rất thấp) - Sau tăng trưởng, tương quan thương mại PX của quốc gia 1 rất thấp ( PB ' rất thoải ). PY Nghĩa là sau tăng trưởng sản lượng hàng hóa X xuất khẩu tăng lên rất cao, đẩy mức giá hàng hóa X xuống rất thấp hay quốc gia 1 tăng trưởng thuận chiều rất mạnh và mức giá hàng hóa Y tăng rất mạnh do sản lượng hàng hóa X tăng làm cho sản lượng hàng hóa Y sản xuất được trong quốc gia 1 giảm mạnh, nhu cầu về hàng hóa Y trong quốc gia 1 tăng lên cao đẩy mức giá hàng hóa Y tăng Y O X  Một số loại hàng hóa dễ có nguy cơ khiến quốc gia 1 có nguy cơ thiệt hại sau tăng trưởng thuận chiều: - Các loại hàng hóa không lưu trữ được, mang tính mùa vụ - Hàng hóa có vòng đời ngắn: quần áo, đồ gia dụng,.. - Hàng hóa thiết yếu 2.3 tăng trưởng ngược chiều với nước lớn:  Trước tăng trưởng: - Đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia 1 mở rộng về phía trục Ox hơn do quốc gia 1 có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hóa X - Quốc gia 1 sản xuất tốt nhất tại điểm B. mức giá tại B thì bằng mức giá trên thế giới PB =Pw . Quốc gia 1 trao đổi xuất khẩu một lượng X nhập khẩu 1 lượng Y và đạt điểm tiêu dùng tại điểm E.  Sau tăng trưởng: - Quốc gia 1 đang tăng trưởng ngược chiều nên cấp độ tăng sản lượng hàng hóa Y của quốc gia 1 sẽ nhanh hơn cấp độ tăng sản lượng của hàng hóa X. do vậy đường giới hạn khả năng sản xuất mới của quốc gia 1 sẽ đẩy ra phía bên ngoài và mở rộng hơn về phía trục Oy - Sau tăng trưởng, sản lượng hàng hóa Y trong quốc gia 1 tăng lên dẫn tới nhu cầu nhập khẩu Y giảm. Do quốc gia 1 là nước lớn nên khi nhu cầu nhập khẩu Y tại quốc gia 1 giảm dẫn tới mức giá Y trên thế giới giảm khiến cho tương quan thương mại PX tại quốc gia 1 và trên thế giới tăng lên ( Pw tăng ). Quốc gia 1 sẽ sản xuất tốt PY nhất tại điểm B’ ( điểm B’ thuộc đường giới hạn khả năng sản xuất mới ). Tại B’ ta có: PB ' >¿ PB ( đường PB ' dốc hơn đường PB ), B’ luôn cao hơn B - Tại B’ quốc gia 1 trao đổi 1 xuất khẩu một lượng X nhập khẩu lấy 1 lượng Y và đạt điểm tiêu dùng mới tại điểm E’ nằm trên đường bàng quang xã hội mới cao hơn đường bàng quang xã hội trước tăng trưởng. => quốc gia 1 có phúc lợi tăng sau tăng trưởng ngược chiều O  Kết luận: - Sau tăng trưởng lượng hàng hóa tham gia vào thương mại của quốc gia 1 giảm xuống - Tương quan thương mại tăng lên Y O X Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch vào trong ( OE’ dốc hơn OE) Quốc gia 1 có phúc lợi tăng sau tăng trưởng ngược chiều PHẦN 3: KẾT LUẬN Các nước nhỏ ưa thích tăng trưởng thuận chiều hơn và có xu hướng triển khai các chính sách thúc đẩy tăng cường sản xuất hàng hóa dành cho xuất khẩu Các nước lớn ưa thích tăng trưởng ngược chiều hơn do nó luôn mang lại lợi ích cao hơn. Đồng thời các nước lớn cần cẩn thận trong tăng trưởng thuận chiều và triển khai xây dựng các chính sách thúc đẩy tăng sản lượng hàng hóa thay thế cho nhập khẩu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng